Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:16:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG _Ký ức và tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 22  (Đọc 195165 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #280 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2015, 03:49:50 pm »


                              Chào các bác
     Em tiếp tục câu chuyện đi lấy hàng tâm lý của đài loan cho tầu bằng kinh khí cầu
     ...bên trong toàn tranh ảnh bánh kẹo và thịt hộp và mỡ hộp ,chúng tôi nhét đầy ba lô và cố vơ một ít tranh ảnh về để xem là cái gì tôi tranh thủ cậy mở hộp sốp ra xem có cái gì tronh đó khi mở ra
     thấy chỉ có một đôi pin tiểu và một bóng đèn tôi tháo về để nghịch .về tới đơn vị mọi người hỏi cái gì và lấy ở đâu tôi bảo kinh khí cầu nó thả bên kia ai lấy sang mà lấy ,lúc đó anh bình đại phó
     xuống bảo bánh kẹo đừng có ăn vội đem chó ăn thử xem đã trong lúc chờ cho chó ăn vả đợi kết quả tôi giở đám tranh ảnh ra xem thì toàn là chữ tầu có cả cái ảnh năm 79 bọn tầu bị cô dân quân
     nùng dong đi hàng đoàn cả ảnh bộ đội ta bắt tù binh trung quốc ,có cái ảnh in hai mặt một mặt là công nhân đài loan đi làm bằng ô tô xe bít còn mặt kia là công nhân tầu đi làm là đi bộ xem hàng
     chữ bên dưới có bên đề là tai vvan một bên là chi na có cái ảnh một măt là nông dân đài loan làm ruộng bằng máy cày một măt là nông dân trung quốc làm ruộng bằng cuốc tay có cái ảnh thì nói về
     quân sự của đài loan được mỹ trang bị cho các loại vũ khí hiện đại các dàn hỏa tiễn 40 nòng các loại tên lửa tầm xa  mặt kia của ảnh lại chụp quân đội trung quốc dùng súng trường ckc thiết giáp
 thì toàn xe bát nhất sản xuất từ những năm 50 ..... thấy vậy tôi bảo anh bình cái này là của đài loan bắn sang cho tầu bị quá gió sang mình thôi không có độc đâu .lúc này mấy cậu đi sang sau lấy về
     được có một ít tôi hỏi sao lấy ít thế mấy cậu ấy bảo mấy ông c6 sang trước làm 6 ba lô đi đằng ấy chỉ còn sót lại có một ít nhưng được cái là các cậu ấy lấy hết đám ny lông của quả kinh khí cầu
     về cắt chia cho các a và đại đội căng ra làm trần nhà còn bánh  kẹo , thịt hộp chia đều cho cả đơn vị
Logged
tv1509
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 58


« Trả lời #281 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2015, 07:08:58 pm »

 chào các bác!
 hôm nay, c14 cối 120 ly e 122 của chúng tôi gặp mặt đầu xuân lần thứ 10- 2006/ 2015.năm nay chúng tôi gặp nhau tại nhà bác hiền tại tp thái nguyên.
 mặc dù đường xá xa xôi nhưng anh em về dự cũng tương đối đông được 30 đ/c. mỗi một năm gặp nhau chúc nhau thêm một tuổi tóc lại bạc thêm  mấy phần nhìn ai cũng thấy những nếp nhăn của thời gian hằn trên khuôn mặt khắc khổ của một thời trai trẻ cầm súng gìn giữ biên cương tổ quốc .
 phấn khởi nhất là khi anh em nhận kỷ niệm chương ai cũng hồ hởi đeo ngay lên ngực để sau đó làm một kiểu ảnh làm kỷ niệm.
 em chào các bác em phải đi đón bác khánh huyền ở việt trì về em chơi!
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #282 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2015, 08:26:14 pm »

  Nghe bác Phó Cối nói chuyện truyền đơn,tôi lại nhớ đến chuyện mình vô tình được dẫn đường một khẩu đội cối 82 lên sườn 1545 để bắn truyền đơn.

  Hôì đó là năm 80,vào một ngày tôi và vài anh em đang phát dọn hành lang để lên kế hoạch tạo bãi vật cản trong khoảng từ 1509 chạy dọc đường biên sang đỉnh 1545.Lúc tôi  cùng trung đội trưởng đi trên con đường mòn quay lại để đón anh em,thì gặp mấy bác đang vượt dốc.Trong số họ,người thì vác nòng pháo,người thì vác bộ chân,người đeo hộp kính ngắm.Lúc gặp chúng tôi có một bác trung tuổi,dáng chỉ huy dừng lại hỏi chúng tôi đường lên phía đỉnh 1545.Chúng tôi chỉ đường,bác đó hỏi thêm là vùng này có bãi mìn của mình hay Trung quốc gài không ? Anh Tiến B trưởng lưu ý là:Bãi mìn thì không có,giờ mới đang lên kế hoạch gài,nhưng cũng cần thật chú ý vì:có thể bọn thám chúng gài mìn bẫy ta hoặc bị chúng phục kích vì đây đã nằm sát biên ,vùng này lại vắng vẻ ta chưa bố trí phòng ngự.Nghe vậy các bác này tỏ vẻ lo lắng,vì các đơn vị hỏa lực hầu hết ở phía sau,nên cũng ít va chạm phía trước nhất là nghe khoản mìn muỗi,phục kích là rất lo sợ.Sau lời đề đạt của vị chỉ huy,anh Tiến cử tôi đi dẫn đường cho họ

  Lên hết đoạn dốc,con đường lại rẽ vòng tránh một khối đá to khi lên đến bình độ khá phẳng lại quang đãng.Đứng đây nhìn sang bên đất Trung quốc là một thung lũng,dưới thung lũng là những rừng cây xanh mướt.Nhìn qua ống nhòm của anh em mang theo,chúng tôi dự đoán đó là rừng cây cao su của nông trường.Vượt qua thung lũng,phía bên kia là dải đồi núi mà quân Trung quốc hàng ngày vẫn đang nổ mìn phá đá làm đường,để chuẩn bị chiến tranh

  Sau khi xem xét,vị chỉ huy quyết định giá pháo để bắn 2 quả truyền đơn sang đất Trung quốc.Tôi cũng thường xuyên nhìn thấy cối 82mm giá trong hố pháo,nhưng lần này thì ngạc nhiên vì thấy không có đế cối-một chi tiết đỡ nòng pháo,khi bắn khỏi cắm sâu xuống đất-.Khi được hỏi,người chỉ huy nói rằng vì bắn có 2 quả nên áp dụng cách bắn ứng dụng.Giá súng xong,một chiến sỹ kiểm tra tầm hướng.Quả đạn được lấy ra trong ba lô một chiến sỹ mang theo,quả đạn còn bảo quản trong một cái hộp.Khi lấy ra,tôi nhìn thấy nó dài hơn quả đạn thường thấy.Tất cả các pháo thủ cũng nói lần đầu thấy nó,trừ vị chỉ huy.Tuy nhiên quả đạn chưa được bắn đi,do theo dõi gió đang đổi hướng tây-nam.Như vậy,ta hình dung khi quả đạn nổ bung giữa trời gió sẽ đẩy những tờ truyền đơn về bên đất ta.Như vậy mục đích bắn sẽ không đạt được,trong lúc chờ lặng gió vị chỉ huy nhắc 2 chiến sỹ cảnh giới tập trung quan sát

  Lát sau,các ngọn cây im phắc,gió đã ngừng thổi.Vị chỉ huy hô các bộ phận vào vị trí.Quả đạn được thả vào nòng khẩu cối,sau tiếng nổ đầu nòng tôi nghe véo...kèm theo vệt khói nhỏ đầu nòng,tích tắc sau nó nổ trên trời cao giữa thung lũng.Mọi người đồng loạt reo lên,khi thấy cả trăm ngàn tờ truyền đơn nở bung giữa trời cao, tỏa ra từ từ rơi xuống thung lũng.

  Sau khi bắn xong quả thứ nhất,các pháo thủ xê dịch khẩu pháo để tránh chỗ lún của nòng pháo.Qua quan sát,chỉ huy cho bắn ngay quả thứ 2.Bắn xong,không chờ xem xét chỉ huy cho tháo dỡ,thu hồi pháo và rút quân ngay lập tức.Khi xuống đến nơi anh em công binh đang làm việc,khẩu đội nghỉ chân.Lúc này,người chỉ huy giải thích rằng:Việc bắn truyền đơn nếu không rút ngay sẽ dễ bị phản pháo,vì chỉ huy đối phương thường không ưa nội dung truyền đơn mà ta tuyên truyền.Đấy là kỉ niệm mà tôi đã từng chứng kiến một vụ ta bắn truyền đơn sang TQ
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #283 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2015, 09:56:13 am »

   Hôm nay các bác Hà giang lại im im, buồn thế nhỉ ?



   Không biết thủ trưởng em có bị hắt hơi , xì mũi không !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #284 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2015, 04:37:35 pm »

  27 năm về trước,quân Trung quốc giết những người lính Việt để chiếm đảo của Việt nam.Vài năm trước đó,từ 1979 chúng đã làm những việc tàn bạo này trên biên giới đất liền.Người Việt nam làm sao có thể quên được,mãi mãi muôn đời chúng ta không được phép lãng quên.

Những người  lính Gạc Ma bây giờ

TT - Sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) sáng 14-3-1988, những người lính còn sống trở về. 27 năm trôi qua cuộc sống của nhiều cựu binh Gạc Ma vẫn quá chật vật.


Cuộc mưu sinh hằng ngày của vợ chồng anh Mai Xuân Hải - Ảnh: Quốc Nam
Sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) sáng 14-3-1988, những người lính còn sống trở về với cuộc sống đời thường và tiếp tục lao vào một cuộc chiến mới trong lặng lẽ với áo cơm. 27 năm đã trôi qua nhưng cuộc sống của nhiều cựu binh Gạc Ma vẫn quá chật vật.

Quảng Bình và Hà Tĩnh là những nơi có nhiều người lính tham gia trận chiến Gạc Ma và đây cũng là nơi có nhiều người hi sinh trong trận đánh ngày ấy.


“Cuộc chiến” áo cơm


Chúng tôi về thôn Tân Hội, xã Liên Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) khi chỉ còn chưa đến một tuần nữa là đúng ngày kỷ niệm trận chiến Gạc Ma. Ngôi làng chỉ có mấy chục hộ dân nhưng có đến hai người lính từng tham gia bảo vệ đảo Gạc Ma.

Nhà anh Nguyễn Bá Ngọc nằm trên lưng chừng đồi, được “đánh dấu” bằng tấm bạt căng trùm lên mái để chống dột. Anh Ngọc là cựu binh Gạc Ma có hoàn cảnh vất vả nhất trong số những người trở về tại Quảng Bình. Anh đang ngồi cắt chuối cho heo ăn ở góc sân.

Thấy khách lạ, anh chống tay khó nhọc ngồi dậy. “Từ sau ngày trở về từ Gạc Ma, tui bị thần kinh tọa. Không làm được việc nặng nên mấy chục năm nay chỉ có ngồi nhà nuôi heo, nuôi gà giúp vợ...” - anh Ngọc nói.

Đang dở câu chuyện thì chị Bùi Thị Kiềm, vợ anh, vừa đi vác bạch đàn thuê từ rừng về. Đó là công việc chính của chị từ nhiều năm nay. Mỗi ngày như thế chị được trả công 100.000 đồng. Đó là nguồn thu nhập chính của cả gia đình trong ngày. Năm 1988, anh Ngọc giải ngũ sau trận Gạc Ma, một năm sau thì cưới vợ.

Năm 1995, anh phát bệnh viêm phổi nặng, sau đó là bệnh thần kinh tọa. Anh nằm viện suốt tám tháng liền. Không còn tiền, anh buộc phải về nhà cho đỡ tốn kém. Ba năm liên tục sau đó, mỗi tuần vợ anh phải đi bộ theo đường tàu hỏa vào Hoàn Lão lấy thuốc về cho chồng uống. Nơi lấy thuốc cách nhà đến 20 cây số.

Chị Kiềm sáng sớm đùm nắm cơm đi, tối mịt mới về tới nhà. Uống hết thuốc anh có đỡ hơn nhưng không làm được việc nặng, đành “nhường” lại vị trí trụ cột cho chị Kiềm. Ngôi nhà anh đang ở bốn bức tường vôi đã tróc từng mảng. Tết rồi con gái anh phải mua giấy về dán lại cho khỏi “ngại” khi bạn bè đến chơi.

Mấy năm trước, con gái đầu của anh là Nguyễn Thị Dương học xong lớp 12, thi đậu vào cao đẳng mầm non nhưng không thể đi học vì nhà quá khó khăn. Dương quyết định vào Bình Dương làm công nhân để phụ giúp bố mẹ nuôi hai em ăn học.

Năm ngoái, con trai thứ hai của anh là Nguyễn Đức Lương thi đậu cao đẳng thể dục thể thao nhưng cũng phải ở nhà vì tiền học nhiều quá.

Hiện Lương đang đi nghĩa vụ quân sự tại TP.HCM. “Con gái út tui năm ni đang học lớp 12. Cháu rất muốn học luật nhưng vợ chồng tui đang phân vân xem có đủ khả năng nuôi cháu ăn học không” - chị Kiềm nói.

Chỉ cách nhà anh Ngọc vài trăm mét là ngôi nhà của anh Mai Xuân Hải, cũng là một cựu binh Gạc Ma trở về. Cũng như anh Ngọc, mấy chục năm sau trận chiến Gạc Ma, anh Hải bị thương không làm được nhiều việc.

Có ba đứa con, phải lao động cật lực liên tục nên anh bị lao lực. Mọi việc đổ dồn lên vai vợ là chị Đinh Thị Diện. Chị Diện chỉ có thể vào rừng vác bạch đàn thuê để kiếm sống qua ngày.

“Sau ngày cưới, hai vợ chồng tui vẫn ở trong gian chái tạm bợ sát chân núi. Gian chái chỉ có thể che nắng chứ mưa là phải chạy đi trốn kẻo ướt. Năm 2013, một nhà báo đã kêu gọi cộng đồng mạng góp tiền giúp anh Hải sửa lại mái nhà. Mái nhà sửa xong thì không còn trong danh sách hộ nghèo nên càng khó khăn hơn” - chị Diện tâm sự.

Anh Mai Xuân Hải lật vạt áo bạc màu đã rách một đường dài bên vai lên. Trên cánh tay anh hiện ra một hàng số xăm đã nhạt màu: 14-3-88. Những con số này do chính anh dùng kim xăm lên tay mình khi bị bắt sang Trung Quốc năm 1988.

Ngày này bao nhiêu anh em đồng đội tôi đã ngã xuống. Tôi khắc để nhớ ngày giỗ chung của đồng đội mình.

Anh Lê Hữu Thảo ở Hương Khê (Hà Tĩnh) là người lính Gạc Ma từng tự tay chôn cất trung úy Trần Văn Phương trên đảo Sinh Tồn sau trận chiến. Cuộc đời anh sau ngày giải ngũ cũng long đong lận đận không kém.

Trở về với hai bàn tay trắng, anh lang thang nay đây mai đó từ Bắc vào Nam làm thuê kiếm sống qua ngày. Khi thì đi làm công nhân xây dựng cầu đường ở miền Tây, hết việc anh lại lên Tây nguyên hái cà phê, cạo mủ cao su thuê. Rồi ra mỏ than Quảng Ninh làm công nhân bốc vác.

49 tuổi anh lại tay trắng trở về quê sống bằng nghề phụ hồ. Năm trước anh được hội nghĩa tình Hoàng Sa tặng 400 triệu đồng làm nhà. Anh dùng số tiền này để mua một miếng đất ở rìa thành phố Hà Tĩnh, số tiền còn lại anh dùng làm lộ phí đi khắp nước tìm lại tất cả đồng đội cũ ở Gạc Ma còn sống.

“Suốt gần một năm đi tìm, tui cũng gặp được mấy chục đồng đội từng sống chết với nhau trong trận Gạc Ma. Hóa ra nhiều anh em còn khổ hơn cả tui...” - anh Thảo chua xót.

Tìm nhau

Anh Ngọc và anh Hải cùng nhập ngũ từ năm 1985 khi mới tuổi đôi mươi. Vào hải quân, cả hai anh về cùng đơn vị công binh E83 đóng tại Cam Ranh.

Nhắc tới ngày kỷ niệm trận chiến Gạc Ma sắp cận kề, anh Ngọc gật gù nói “rứa à”, rồi anh bất chợt lặng đi.

Đúng dịp này 27 năm trước, anh Ngọc và anh Hải cùng được điều động lên tàu HQ604 lên đường ra cắm cờ chủ quyền trên đảo Gạc Ma.

Nhà hai anh em gần sông Gianh, từ nhỏ ngày nào cũng tắm sông nên đều bơi rất giỏi. Và chính vì điều này mà hai anh em là một trong số ít lính công binh trên tàu HQ604 được cử xuống đảo Gạc Ma cắm cờ ngày đó.

“Mấy anh em vừa vào bãi đá Gạc Ma cắm cờ thì tàu Trung Quốc đến. Chúng lao vào giật cờ trên tay trung úy Trần Văn Phương. Rồi chúng nổ súng” - anh Ngọc nhớ lại. Thấy trung úy Phương bị trúng đạn, anh lao ra đỡ và cố gắng lặn sâu xuống tránh những loạt đạn tiếp theo.

Đến khi ngoi lên thì quân Trung Quốc đã rút ra xa. Anh Ngọc cùng một số ít đồng đội còn sống sót bơi ra xung quanh đảo tìm đồng đội bị thương, nhưng không thấy Hải đâu.

Mấy năm sau ngày giải ngũ, anh Ngọc mới biết anh Hải bị Trung Quốc bắt. Cùng bị bắt với anh Hải có tám đồng đội khác. Trong đó có ba người cùng quê Quảng Bình là anh Hải, anh Nguyễn Văn Thống (ở xã Nhân Trạch) và Lê Văn Đông (xã Tây Trạch). Sau trận chiến một thời gian, những người lính Gạc Ma đã tìm nhau. Và họ chọn mùng 6 tết hằng năm để họp mặt.

Anh Hải nói ai cũng muốn tìm xem đồng đội của mình ai còn ai mất. Nhưng cuộc sống quá khó khăn nên có lúc không ai còn tâm trí để nhớ nữa. Thậm chí đôi khi ngay trong ngày kỷ niệm trận Gạc Ma, có những anh em đang còng lưng gùi đá kiếm sống.

Cho đến một ngày cách đây sáu năm, anh Ngọc, anh Hải và hai người bạn ở cùng xã cùng đi làm nhiệm vụ ở đảo Cô Lin hồi đó gặp nhau. Bất chợt anh Ngọc hỏi: “Rứa có ai biết đất này còn mấy người trở về sau trận Gạc Ma năm đó không?”. Cả bốn người ngơ ngác nhìn nhau. Vậy là họ chia nhau đi tìm kiếm.

Ban đầu đến các xã lân cận như Hạ Trạch, Sơn Trạch. Sau hỏi về đến Tây Trạch, Đồng Trạch... Hỏi được người, các anh lại tìm cách xin số điện thoại liên lạc. Ai không có số điện thoại thì mấy anh em tự đạp xe đi tìm. Hóa ra Quảng Bình có đến mấy chục anh em cùng tham gia đi chuyến đó. 14 người đã hi sinh.

Còn sống cũng đến hơn 30 người, kể cả những anh em đi trên các tàu HQ505, HQ605 ở các đảo Cô Lin, Len Đao. Và cả nhóm đặt ra một ngày hội ngộ Gạc Ma để anh em đồng đội gặp nhau ôn lại chuyện cũ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

“Ngày hội ngộ đầu tiên, thấy thằng Thống (Nguyễn Văn Thống) bị mất một mắt, anh em sụt sùi. Đến lần khác cả nhóm kéo về thắp hương cho anh Trần Văn Phương thì đứa mô cũng òa khóc” - anh Hải tâm sự.

Báo tử

Chiều, trời mây đen vần vũ. Bất giác anh Hải bật cơn ho sù sụ sau làn khói thuốc đặc quánh. Cơ thể anh mang đầy vết thương Gạc Ma ngày cũ. Khi trở về, trong người anh còn mang ba mảnh đạn. Anh không đi mổ lấy ra vì sợ tốn tiền, và coi đó như là “kỷ vật”.

Cơn đau từ những vết đạn thi thoảng làm anh mất ngủ. Anh trở nên nghiện thuốc lá cũng vì thế. Anh vẫn gật gù nói chừng ấy cũng chẳng là gì so với những người đã ngã xuống trên đảo Gạc Ma.

Anh mở chiếc rương cũ nơi góc nhà lấy ra một tờ giấy vàng ố với dòng chữ “Giấy báo tử”, cùng dấu đỏ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Trị Thiên cũ. Trong giấy ghi rõ anh Mai Xuân Hải đã hi sinh trong trận bảo vệ Gạc Ma năm 1988.

Không chỉ riêng anh mà gia đình các cựu binh bị Trung Quốc bắt trong trận Gạc Ma ngày ấy đều nhận tờ giấy này. Ông Mai Văn Hợi, bố anh Hải, nhớ lại ngày nhận giấy báo tử này cũng là ngày em gái anh cưới chồng.

Cả nhà sững người, vội cất hết pháo mừng vu quy. Cô dâu đứng bên chồng trong lễ cưới mà nấc thành tiếng. Cả nhà ông Hợi đã lập bàn thờ cho con. Cho đến một ngày cuối năm 1991.

“Từ ngoài đường một chú bộ đội mang balô đi bộ vô nhà. Chính là thằng Hải. Cả nhà hoảng hốt rồi ùa vào ôm hắn khóc cười lẫn lộn. Cả xóm đang ăn cơm tối cũng bỏ hết chạy đến xem” - ông Hợi kể.


Tượng đài trong lòng dân

Khi biết tin khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma sẽ khởi công tại Khánh Hòa dịp này, anh Hải và anh Ngọc đều nói đó chính là mong mỏi đã lâu của họ. “Những anh em đã hi sinh tại Gạc Ma sẽ thấy ấm lòng” - anh Mai Xuân Hải nói.

Còn anh Lê Hữu Thảo thì nói rằng anh may mắn đã đi thăm lại được rất nhiều người lính Gạc Ma còn sống cũng như thăm gia đình những người lính hi sinh. Nhiều người trong số đó hiện sống rất khốn khó. Con cái lớn lên đi học nhưng không thể xin được việc làm phải đi làm thuê làm mướn qua ngày.

Nếu có thể hãy lo cho con cái của họ có một công việc mưu sinh để thay cha nuôi gia đình. “Một tượng đài xây lên để tưởng niệm những người đã ngã xuống là rất tốt. Nhưng tượng đài lớn nhất đối với những người lính Gạc Ma như chúng tôi chính là tượng đài trong lòng dân” - anh Thảo nói.

                                                                                 Quốc Nam
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #285 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2015, 10:02:55 pm »

Em chào các bác
Cũng lâu rồi em không vào trang nhà, mong các bác thứ lỗi, trước hết em xin chúc các bác và gia đình mạnh khỏe. Em cũng bận nhiều việc triển khai xin thêm người ko được...
Còn về Hà Giang trên này mấy hôm nay không khí ấm áp, rất đông các cháu học sinh và bộ đội đang tập luyện diễn các màn sử thi để chuẩn bị chào mừng kỷ niệm 50 năm con đường hạnh phúc vào ngày 20/3, nói con đường hạnh phúc chắc nhiều bác chưa được nghe thấy đó là đường quốc lộ 4c đi từ thành phố Hà Giang lên huyện Mèo Vạc, con đường làm từ những năm 60 về trước.
Hiện nay một số ít điểm cao ở Thanh Thủy cũng được rà phá .... em quan tâm đến điểm cao 400 hiện nay là 406 đá, anh em báo đi được lên đỉnh và xung quanh rồi, điểm cao này trước đây trung quốc chiếm giữ, chắc có nhiều vết tích sang tuần khả năng em đi khảo sát xem sao. Nhưng ở trang nào đó em nhớ đọc trung đoàn 149 đánh hy sinh 39 cán bộ chiến sỹ, hiên nay chưa lấy được hài cốt không biết có đúng không, và điểm cao này có mấy hang, cửa về hướng nào có bác nào biết mách em biết nhé... em chào các bác

Chào toàn thể các bác
Chào bác nguyentac62 .dù là được ở Hà Giang hơn 6 năm rồi ,nhưng chưa được đặt chân lên con đường hạnh phúc, giờ mới được ngắm nó qua khung ảnh tuyệt vời này thôi bác ạ

                    
Với địa thế hiểm trở và cảnh quan hoang sơ hùng vĩ, đèo Mã Pí Lèng xứng đáng là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc Việt Nam (cùng với đèo Pha Đin, đèo Ô Quy Hồ, đèo Khau Phạ).
                  

Đường đèo uốn khúc quanh co, dưới chân là vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là đường đi Săm Pun, nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông sang Trung Quốc.

                  
                    Dốc Pải Lủng uốn lượn với nhiều cua tay áo trước khi lên đỉnh đèo Mã Pí Lèng

-''Xin phép và rất cám ơn tác giả Hachi8 đã cho anh em chúng tôi được xem những bức ảnh này ''
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2015, 11:19:37 pm gửi bởi Mạnh1427 » Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #286 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2015, 10:37:10 pm »

  Tháng Ba
  Rực một trời hoa gạo
  Soi bóng
  Sông Miện, sông Lô
  Tháng Ba
  Rực một thời thương nhớ
  Trong tâm tư
  Những người lính năm xưa
  Màu hoa đỏ, tựa như màu máu
  Của đồng đội khi ngã trên tay
  Màu đỏ như ánh đèn hỏa châu
  Rực sáng trời đêm biên cương không ngủ
  Màu đỏ trong nỗi niềm lã chã
  Tháng Ba
  Ký ức về một miền hoa gạo cháy.







  
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2015, 10:51:07 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
trinhvanhuong1964
Thành viên
*
Bài viết: 225


« Trả lời #287 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2015, 11:11:16 pm »

 em chào các bác ccb.chào bác  lao shan 1234  cám ơn bác đã đăng tin trận chiến mạc ma  ngày 14/3/1988 cho anh  em đọc giá ngày ấy việt nam  cho quân gia đánh lại dù có hi sinh một số anh em như trên vị xuyên, toàn quân và dân việt nam vẫn sung  sướng hơn,khi lấy lại được đảo mạc ma, còn hơn bây giờ toàn  dân và quân  rất  điên  tiết  biển đảo của ta mà tàu cuớp,chắng,trợn nhân chứng vật chứng đó, rất hổ,thẹn với các nước láng riềng  vẫn coi nó là anh em, thật sấu hổ quá ,..nói  đến những ngưới,sống  sau những  trận chiến chở về ai cũng khổ cũng nghèo ,xã hội cũng,chẳng,quan tâm đến ,thời chai trẻ,họ,cống hiến hết sức mính,cho chận tuyến khi về họ yếu đuối làm dao làm kinh,tế được theo  tôi để ý trong số anh em  đi lính cùng đợt một số đảo ngũ ,và một số bám trụ mấy năm,ở chiến trường  về chẳng hơn được chế độ gì,họ vẫn là người dân bình thường,mọi chế độ của người dân vẫn đầy đủ ,thậm chí số đảo ngũ và số nhà dầu họ vẫn dầu hơn số hoàn,thành nghĩa vụ
.thưa  các bác,em kể một đồng đội ở xã em,có hoàn cảnh rất khó khăn  ở,chiến,trường chết chượt sau  về nhà  không có việc làm phải đi bán dong máy,tuốt lúa đến địa bàm bán,của người,khác bị ho đánh dập,lá nách và đã,tử vong.
.bác này là nguyễn,công đạt  atrửơng anh nuôi , hàng ngày phải gánh  ba gánh cơm   nấu sau quả đồi cỏ,tranh cách,trận địa côí160 ly  cua  chúng em,chỗ,cua tay áo bào nà,cáy  bác này bị pháo bắn chết trượt lộn cả gánh cơnm và ngưới lăn suống ven đồi ngớt pháo bọn em mang võng ta để khiêng thì thấy đất c ỏo p hủ đầy người nhưng,chỉ (còn)
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #288 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2015, 08:11:31 am »

 
Hôm nào tôi với bà gọi thằng cháu pháo, thằng cháu lao 4, thằng cháu thai60... lên bắt bọn nó đi xét nghiệm ADN thôi, chứ cái vùng mình nhiều đứa trẻ vẫn chưa biết mặt bố bà ạ Grin
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #289 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2015, 10:06:54 am »

Chào các CCB Hg, ngày mai f313 tổ chức kỉ niệm ngày thành lập tại nhà khách quân chủng HQ  thành phố HP, kính mời các bác trang nhà về dự lễ, thông báo này thay giấy mời.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM