Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:28:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giao liên Quảng Đà  (Đọc 12286 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pt.hung
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #20 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2015, 12:27:01 am »

Xắt sắn, sấy khô cũng được kha khá rồi, anh Chiến lại bàn: “Mình gùi về bớt số sắn khô rồi lấy gạo lên ăn chứ hết gạo rồi.” Những ngày hết gạo tôi lấy sắn tươi, mài ra bột đem lắng nước để ráo rồi viên thành miếng tròn ép dẹp lại bỏ vào nước sôi, nếu cái bánh nào chín là nó nổi lên mặt nước, vớt ra ăn trừ cơm, lấy lá cà diềm làm nhưn (cây cà diềm của dân tộc giống cây hẹ). Sau đó ít ngày chúng tôi mang sắn khô, khoai khô về cho cơ quan.
Trên đường về đến bến Giằng tôi đặt gùi nghỉ xả hơi và tranh thủ chạy vào đồn công an Bến Giằng, nằm sát bên đường để hỏi thăm anh Tại. Nhưng lần này cũng giống lần trước, không có anh ở nhà.
Khi đi về các anh nghĩ sẽ lên lại đây làm tiếp nên không ai mang theo áo quần, đồ dùng cá nhân. Còn tôi thì khác, tôi mang sắn khô, mang theo đồ dùng cá nhân và dụng cụ thuốc men về nữa. Về đến cơ quan, anh Thanh đưa cho tôi gói đường trắng (loại 1kg) và một bức thư do anh Hay gửi cho tôi. Tôi nhìn lướt qua thấy ngoài bì ghi tên người nhận là: “Nguyễn Thị Kim Hương” - tôi mắc cười. Tôi nói với anh Thanh:
- Em đâu có gửi mua đường, em chỉ gửi mua đèn pin mà anh Hay không mua thì thôi, chứ em mua đường làm gì.
- Biết đâu, nó gửi thì anh nhận dùm.
Anh Thanh phân trần như rứa. Tôi không lấy gói đường. Anh Thanh nói:
- Mi không lấy, anh lấy anh ăn hết rồi nói mi ăn đó nghe chưa.
- Dạ, anh ăn đi. Anh nói sao cũng được, nhưng em không lấy.
      Hồi đó ai cho gì tôi cũng đều không nhận, nhận quà tôi sợ mắc nợ lắm, nợ tiền nợ cả tình thì phiền phức. Cầm thư mở ra, thấy chữ viết rất khó đọc, viết nói gì mà nghe lằng nhằng khó hiểu, tôi không thích nhưng tôi không nói gì. Tối anh Thanh báo cáo tình hình của cơ quan, anh bảo: “Ý kiến của Ban là Trạm đón tiếp phải chuyển về phía trước, tình hình nay khác rồi.” Chúng tôi lại phải gùi gạo, sắn về chỗ mới của cơ quan ở Sơn Phúc - Quế Sơn. Anh Chiến than thở: “Đồ cá nhân để lại trên đó hết rồi làm sao lên lấy! Anh hỏi tôi: “Em có để đồ trên đó không?” Tôi nói:“Em đem về hết luôn rồi, người đâu của đó.” “Con này nhỏ mà khôn gớm hỉ.”
Tôi thấy tội nghiệp cho anh L. (cán bộ của Văn phòng Tỉnh ủy) bị ở lại trên làng đó, không biết sau này anh còn hay đã mất. Sáng hôm sau chúng tôi đi từ trạm đón tiếp xuống ngã ba Thắng Lợi, xuyên rừng đi về Sơn Phúc, đi đến chỗ trại công trường của thanh niên xung phong Nguyễn Văn Trỗi thì trời đã tối, chúng tôi vào xin đơn vị nghỉ lại qua đêm. Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm nhờ bếp của họ nấu cơm ăn và gói theo ăn trưa. Ở đây vui thật, mới 5g sáng sương đêm còn đọng trên lá rừng mà ngoài mặt đường đã có đội thanh niên, người cuốc đất, người xúc, người khiêng vừa làm vừa hát râm ran, tiếng hát nghe thánh thót của các bạn gái mới lớn, mười tám, đôi mươi, các bạn đồng thanh cất lên bài hát “Cô gái mở đường”.
                “Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh
                 Tiếng hát ai vang động cây rừng
                 Phải chăng em cô gái mở đường…..
                 Ôi những cô con gái đang ngày đêm mở đường.”
Nghe rất hay, chúng tôi ra chào nhau và lên đường. Đi đã khá xa tôi vẫn còn nghe vọng lại tiếng hát của các bạn vang cả núi rừng của buổi ban mai. Đúng là “không thấy mặt người mà chỉ nghe tiếng hát” của các bạn gái ấy, thơ ngây và rất đỗi vô tư, trong sáng đến lạ thường. Từ đó tới bây giờ thời gian đã trôi qua hơn 42 năm rồi, mà mỗi khi nghe bài hát đó, tôi vẫn còn nhớ đoạn đường quen thuộc mà chúng tôi đã từng đi qua đây, trên dải rừng Trường Sơn hùng vĩ.
Lại đi từ Thạnh Mỹ xuống Sơn Phúc, nếu đi đường xuyên rừng phải mất ba ngày và qua cánh đồng của Tí Sé - Dùi Chiên, cánh đồng hoang lâu năm này có đỉa nhiều lắm, con nào con nấy to như lưỡi giằng cắt lúa gọi là đỉa trâu. Mỗi lần có ai đi qua chúng nghe hơi người, là bơi đến rất nhanh, thấy phát sợ. Mỗi lần gặp như rứa dù có mang nặng mấy đi nữa tôi cũng phải ráng mà chạy, chạy như ma đuổi, chứ nếu không, lỡ nó bu bám vào chân chắc tôi xỉu quá!
Đi ba ngày đường mới tới được Sơn Phúc, buổi chiều ngày thứ hai chúng tôi đến Tí Sé - Dùi Chiên và ở lại qua đêm. Chúng tôi nghỉ lại và đi vào nhà dân mua lươn ra làm thức ăn cho cơm tối, ở đây chỉ có lươn đồng. Con lươn to và vàng lắm, nhà nào cũng có cả thùng thiết lươn. Chúng tôi bỏ lươn vào xoong bắt lên bếp nấu. Củi lượm ngoài bờ sông Tí Sé không được khô, nên khói lên nhiều, chúng tôi đang lui hui thổi, lửa mới nóng xoong, lươn bung nắp vung bò ra quanh bếp, tôi sợ quá bỏ chạy. Nếu không có mấy anh nam giới lại giúp một tay, bắt mấy con lươn thì tôi chẳng biết phải làm thế nào. Các ảnh kinh nghiệm thật, sẵn lươn đang bò trên cát, các anh bắt chúng một cách dễ dàng rồi nắm vuốt nhẹ lên mình nó, vừa làm sạch nhớt vừa làm cho chúng giãn xương ra, nó không bò được nữa.
Một ngày trôi qua rất nhanh, sáng mai lại dậy sớm nấu cơm ăn sáng và gói theo ăn trưa. Trưa đó chúng tôi lên đến đỉnh rừng cây dầu rái nghỉ lại một lát ăn cơm, rồi tiếp tục đi cho kịp. Đi trong rừng ai đi nhanh, đến ngã ba phải nhớ bẻ một nhánh cây bỏ chắn ngang phía lối không đi, cho người đi sau khỏi bị lạc. Tôi đi xa mới về, lại đi tiếp ba ngày nữa mà cũng mang nặng như người ta, rã hai cái chân, đi không nổi, nên rớt lại sau. Khi qua suối gần đồi tranh để về đến Sơn Phúc, nhớ lại người ta nói: “Ở đây thường bị bọn ngụy ở ngoài đồn Duy Xuyên vào phục kích, anh em mình bị chết, bị thương nhiều lắm.” Tôi lo quá nên cố đi cho thiệt nhanh cùng với đoàn để khỏi gặp nguy hiểm. Lần mò mãi rồi cũng về đến cơ quan khoảng 5g chiều. Trước cổng vào cơ quan có cái giếng khơi, tôi dựa gùi vào thành giếng lột dây gùi ra để nghỉ. Trên mái nhà đang lợp, anh Hay ngồi trên đó nhìn xuống thấy tôi, anh liền nhảy phốc xuống gọi tên tôi một cách thân thiết. Tôi mệt quá, làm thinh không nói gì, bên trong nhà anh Vấn nói với ra: “Nó làm thinh rứa chứ trong bụng nó thương thằng Hay lắm.” Nghe nói rứa tôi không nói ra nhưng thực tình tôi không thích tí nào, hồi ấy tôi luôn nghĩ mình mồ côi, mồ cút nên không bao giờ dám nghĩ về tình cảm riêng tư. Do đó, nghe ai cặp đôi tôi với người nào là tôi không vui và luôn tránh mặt. Chị Phin lớn rồi, có kinh nghiệm hơn, chị bảo: “Mấy ông nớ ổng nói kệ ổng, em không thích em cũng cứ vui vẻ coi như không biết, chứ em có tính như thế, họ bảo mình là tự cao đó.” Từ khi đó, anh Hay cũng ngại tôi và không dám nói gì nữa.
Hồi cơ quan đang còn làm căn cứ trên Thạnh Mỹ, mấy anh chị thích ăn đường, sữa hoặc lương khô 701 hay 702 của bộ đội miền Bắc. Ai muốn có những thứ ấy, thì phải gửi mua khăn vôn, bóp (ví) nháy ở đồng bằng lên đem đổi cho mấy anh bộ đội. Mấy anh miền Bắc thích những thứ đó lắm. Khăn vôn thì mỏng mảnh như tơ lụa đủ các màu, ví (bóp) nháy thì cái nào ở ngoài bìa cũng có hình cô gái đẹp, mình để nghiêng bên này thì cô cười, mình để nghiêng sang phía khác thì cô làm duyên, nói chung là hình các cô em đẹp lắm. Các anh bộ đội miền Bắc thích đem về tặng người yêu. Nhờ rứa mình mới có các thứ đường, sữa để mà ăn.
Tháng 8/1973 anh em cơ quan về lại Thạnh Mỹ, rồi sau đó quay về Sơn Phúc, Quế Sơn. Mùa mưa không đi Xuyên Sơn được vì sợ nước suối lớn bất ngờ (lũ ống) nên chúng tôi đi đường ô tô (lúc nầy có đường ô tô rồi). Đi đường ô tô thì xa lắm, tới cả tuần lang thang trên rừng Trường Sơn vất vả lắm. Từ Thạnh Mỹ lên bến Giằng, xuống làng Hồi mới tới Tân An (Hiệp Đức) rồi qua đèo Đá Mái về Sơn Long, Sơn Thạch, Sơn Trung mới lên ngược đèo Le về lại Sơn Phúc. Đi lâu ngày vất vả mà cũng vui, trong đoàn ai có chuyện tiếu lâm đều xách ra kể hết, rồi cùng cười để khỏi thấy con đường dài dằng dặc. Lần khác chúng tôi đi qua khỏi bến Giằng được một đoạn cũng quá trưa, có xe bộ đội đi qua, mấy anh nam giới bảo:
- Bọn anh núp vào bụi, mấy đứa bây đón xe bộ đội để đi nhờ, xe dừng lại bọn anh ở phía sau tranh thủ vọt lên được không?
- Được chứ.
Một lúc, nghe xe chạy ầm ầm phía sau, bọn tôi bảo:
- Các anh nam tránh vào bụi bên lề đường đi nghe!
Bọn con gái chúng tôi đứng lại vẫy vẫy đón xe, rồi xe bộ đội dừng lại:
- Anh cho bọn em đi quá giang với!
- Các cô em đi về đâu?
- Bọn em đi về Hiệp Đức.
- Được rồi, xe anh đi Công Tum, không đi đường đó, nhưng anh sẽ cho các cô em đến ngã ba làng Hồi các cô xuống nhé.
Logged
pt.hung
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #21 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2015, 12:27:24 am »

Mừng quá, bọn con gái trèo lên xe, các anh con trai trong bụi cũng tranh thủ vọt lẹ lên chứ để xe chạy là hỏng bét. Đi nhờ được một quãng đường dài, chiều đến ngã 3 làng Hồi xe dừng lại cho chúng tôi xuống. Xe bộ đội đi vào hướng tỉnh Công Tum, còn bọn tôi xuống ngã Tân An - Hiệp Đức. Xuống xe chúng tôi nói với nhau rồi cười. “Tội nghiệp các anh bộ đội miền Bắc bị mấy anh miền Nam lừa.” Chứ không lừa như rứa thì đời nào các anh lái xe dừng lại cho các ông trai tráng đi quá giang. Hai tháng sau, tôi và con Tiến hai chị em đi công tác lẻ, không dám đi đường rừng mà đi đường ô tô, hai chị em cũng nhỏ bé như nhau. Chúng tôi đi từ Thành Mỹ xuống làng Hồi để về Sơn Phúc, trên đường đi cứ nhìn ra phía sau, ngó chừng thử có xe bộ đội không để hai đứa xin đi nhờ. Hai chị em là con gái mà đi bộ đường xa, cứ lẽo đẽo đi trên đường rừng vắng vẻ nữa nên sợ lắm. Tôi ngó chừng miết rồi cũng được một chiếc xe bộ đội đi lẻ, bọn tôi đón lại xin nhờ quá giang. Đến trưa dừng lại bên suối, lấy gạo nấu cơm ăn. Bọn tôi đưa gạo, anh bộ đội không lấy và  nói: “Bọn anh ăn theo chế độ bộ đội, bên nầy sông bến Giằng thì ăn theo chế độ giải phóng, còn bên kia sông bến Giằng là ăn theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa, nên tiêu chuẩn cao lắm, các em đừng ngại.” Ăn xong, còn thừa cơm anh bộ đội úp nồi đổ xuống đất, đem cái nồi xuống suối rửa sạch cất lên xe, thấy vậy tôi tiếc quá, nhiều lúc mình chẳng biết tìm đâu ra lon gạo để nấu cơm ăn. Đi một đoạn phải băng qua một con suối, đầu chiếc xe chúi thẳng xuống suối rồi lại bò lên dốc cao, mất đà, xe leo lên không nổi, xe phải trượt dốc ngược xuống suối, ngồi trên xe tôi nghĩ dại, “chơi mà có bề gì thì nguy”. Vậy mà anh lái xe vẫn lạc quan, vui vẻ hát hò luôn miệng.
“Trường Sơn ơi!
 Trên đường ta qua, không một dấu chân người.
Có chú nai vàng, nghiêng đôi tai ngơ ngác.
Rừng lưng đèo, mà nghe suối hát.
Ngắt một đóa hoa rừng, cài lên mũ ta đi…”
Hai chị em chúng tôi lắng nghe một cách say sưa, quên cả gian lao, nguy hiểm. Xe đến ngã ba làng Hồi lúc nào rồi mà tôi không hay biết. Xe dừng lại, hai chị em cảm ơn anh bộ đội rồi xuống xe. Bấy giờ là 5g chiều, tôi nhìn xuống lốp xe thấy bốn chiếc lốp đều quấn quanh mấy vòng bằng dây gai thép, có lẽ để cho có độ ma sát xe khỏi trượt. Tôi bái phục mấy anh lái xe Trường Sơn, mấy anh bộ đội miền Bắc lái xe giỏi thật. Bây giờ thỉnh thoảng xem phim thời sự thấy xe chạy trên đường Trường Sơn năm xưa là tôi nhớ lại những ngày mình cũng từng qua, thấy nhớ lắm Trường Sơn! Càng thương các anh bộ đội lái xe Trường Sơn ngày ấy. Họ rất xứng đáng là những anh hùng. Tới ngã ba làng Hồi, hai chị em ở ngoài đường đã nghe mùi quế thơm ngát. Tôi và Tiến đi vào cơ quan xin nghỉ qua đêm, vào đây hỏi ra mới biết ở đây là kho quế của Công ty Thương nghiệp khu V. Các chị ở thương nghiệp khu V hỏi:
- Bọn em về đâu?
- Bọn em về Sơn Phúc.
Các chị dẫn hai đứa tôi xuống bếp để rửa mặt, chân tay rồi cho cơm bọn tôi ăn, vừa ăn vừa nói chuyện. Các chị hỏi:
- Hai em có đi ngang trại sản xuất của các anh Hội An ở Sơn Trung không?
- Dạ có chứ, trại sản xuất đó ở sát bên đường dưới chân dốc đèo Le.
- Ừ, để mai bọn chị gửi cho các anh ít vỏ quế Trà My làm quà đồng hương.
Sáng ra ăn uống xong, chúng tôi lên đường, về đến Sơn Trung thì trời đã xế chiều, vào trại sản xuất của các anh Hội An, đưa quà, các anh mừng và cảm ơn líu lo. Hai chúng tôi tiếp tục đi và qua đèo Le về cơ quan ở Sơn Phúc đúng trời vừa tối.
Trạm đón tiếp về đây lập ra một đội sản xuất để trồng khoai, lúa, rau muống cấp cho Trạm và Ban tổ chức, do anh Thanh làm tổ trưởng, ngoài ra còn có chị Hạnh (Phước), chị Bích, chị Hồ, chị Năm, chị Cúc, anh Xuân, anh Hay, anh Long, anh Thanh (Điện Hòa), anh Bảo, anh Côi. Hai anh này quê Hội An ở tù và được trao trả mới về ở lại đây công tác.
Hằng ngày anh Bảo và anh Côi (Tuấn) gánh nước phân tươi trộn với nước suối tưới rau muống. Ngày nào các anh không tưới rau thì ra trồng khoai lang hoặc làm việc khác. Mấy anh con trai đắp luống khoai lang từng vồng cao lắm, lùn như tôi nhảy qua không được đâu. Rau khoai tốt rất nhanh, luống này bò băng qua luống kia, ngọn khoai non mơn mởn trông rất ngon, hấp dẫn lắm.
Khoai lớn lên, chúng tôi cứ ngắt ngọn luộc ăn, dưới gốc thì moi đất lấy củ vào ghế cơm. Khoai cõng cơm chứ không phải cơm ghế khoai. Ăn khoai lâu ngày ớn quá! Mỗi lần dọn cơm ra, 6 người một thau cơm, một thau canh rau toàn quốc, một ít mắm cái. Ăn chén đầu tiên thì bới đàng hoàng, chén thứ hai, người nào bới trước thì cơm được nhiều hơn một tí, người bới sau thấy khoai lang đầy thau nên hất qua hất lại cho cơm rớt ra rồi lấy cơm, còn để khoai lại. Trộn riết một hồi, thau khoai cũng hết luôn.
Khi nghe trên Ban quyết định xuống đi lấy gạo về nhập kho, bọn tôi mừng lắm. Mỗi lần đi như vậy cũng phải cả tháng mới xong đợt. Lấy gạo từ Sơn Bình - Hiệp Đức về cơ quan ở Hòn Tàu, phải đi mấy ngày đường. Mùa nắng, cứ sáng 4h dậy đi lên tới Sơn Bình là chiều. Khi đi lên thì nhanh vì đi không, khi lấy gạo quay trở lại thì mới đi một đoạn trời đã tối, phải kiếm chỗ nấu cơm ăn rồi treo võng ngủ để sáng mai 4g sáng dậy đi. Gùi nặng, trời nắng, nóng nên đi đến 10h trưa phải nghỉ ăn cơm. Buổi chiều, khoảng 2g đỡ nắng chúng tôi lại đi tiếp đến tối nghỉ nấu cơm ăn và sau đó tiếp tục đi đến 9-10g đêm kiếm chỗ nghỉ lại, ngủ. Cứ như vậy, đi gùi được ăn cơm không, khỏi ghế khoai. Mấy ngày đầu thấy thích, nhưng ăn miết mấy ngày lại thấy thèm khoai. Có khoai, cơm ngọt dễ ăn. Thời gian đầu đi còn có lương khô đem theo ăn, sau hết lương khô nên khi ăn cơm phải bỏ vào nước sôi để nguội một ít muối, bột ngọt rồi chan với cơm ăn thay canh dễ nuốt. Hồi đó, bọn tôi đi gùi từ Tân An Hiệp Đức về đến Sơn Long là khuya, khát nước khô cổ không chịu nổi, uống nước suối nhiều sợ đau bụng nên trông tới nhà dân, để kiếm nước chín uống. Đến khuya tới nhà dân để cái gùi gạo đó rồi chạy vào bếp kiếm miếng nước, nhưng tìm hoài không thấy, họ úp om cất đâu mất. Ban đầu tôi tức điên lên được, nhưng sau nghĩ lại, tôi càng thương cảm cho họ. Ai cũng vào xin nước như vậy thì nước đâu cho phỉ.
Cả tháng chúng tôi đi gùi, mặc dầu rất gian nan, vất vả nhưng đoàn chúng tôi lúc nào cũng nghe chị Phin vui vẻ hát ca, tưởng chừng như có Đài phát thanh Hà Nội luôn theo bước chân chúng tôi trên đường Trường Sơn. Giọng ca rất ngọt ngào của cô gái Hà Tây quê lụa, đúng là tiếng hát át tiếng bom mà! Bài hát “Tiếng đàn ta lư”, một khi chị cất giọng lên là thánh thót ngân xa, các anh bộ đội người Bắc ai cũng nghe tin và ngưỡng mộ chị - một cô gái quê hương miền Bắc luôn lạc quan yêu đời, vui vẻ với mọi người. Những anh bộ đội, mặc dầu không phải cùng quê lụa nhưng vẫn đến làm quen và nhận đồng hương. Chuyến nào đi gùi về, chị cũng rớt lại sau cùng, vì trên đường đi chị thường gặp các anh đồng hương thăm hỏi. Trạm đón tiếp chúng tôi lúc nào cũng nghe tiếng hát của chị, bất cứ làm việc gì và ở đâu. Chị lạc quan và vô tư lạ, ai cũng mến thương, khen chị: đẹp nết, đẹp người.
Sau ngày giải phóng một thời gian, chị cùng chồng chuyển công tác về Hà Nội. Mấy năm nay, mỗi năm đến ngày giải phóng kỷ niệm 29/3 là chị em chúng tôi gặp mặt nhau và tâm sự ôn lại kỷ niệm xưa. Kỷ niệm thời ấy không dễ ai quên. Bao nhiêu năm qua, chúng tôi vẫn luôn nhớ và liên lạc thăm hỏi về nhau.
Các chị ở tiểu đoàn bà Thao về đây công tác sau khi giải thể, phần nhiều các chị đã 25, 26 tuổi. Các chị đã biết yêu, chủ nhật nghỉ làm việc, các chị lại đi vào đơn vị bộ đội chủ lực, người ngoài bắc ở gần trong núi Sơn Phúc chơi cả ngày. Mỗi chị quen một anh, nhưng cuối cùng đâu có mấy ai cưới nhau được. Bộ đội mà, nay đây mai đó, biết đâu mà hẹn mà chờ. Rứa đó, chứ mỗi lần các chị đi chơi trong đó về là các anh cơ quan cứ trêu chọc, các anh không thích các chị yêu bộ đội miền Bắc. Chỉ có chị Mười làm cán bộ quản lý của Ban, sau khi giải phóng về Đà Nẵng gặp lại anh bộ đội năm xưa. Hai người cưới nhau và đã có hai con, bây giờ đang làm ăn sinh sống ở tỉnh Bắc Cạn.
Anh Vấn, trước đây học ở miền Bắc về, mà sao anh cũng không thích mấy chị yêu bộ đội miền Bắc. Rồi cứ hăm dọa tôi và Tiến, các ổng không cấm được mấy chị lớn rồi cứ cấm và dọa hai đứa nhỏ này, “Hai đứa bây không được yêu mấy thằng con trai Bắc, nó phỉnh yêu rồi nó bỏ đấy.” Lúc đó tôi và Tiến hai đứa chưa có quan niệm yêu là gì. Chưa biết gì về chuyện người lớn nhưng mà vẫn cứ bị hăm dọa, dặn dò mãi. Tôi nhớ có một lần, anh em cơ quan đi lao động hết, ở nhà chỉ có chị Năm chị nuôi và tôi đang bị sốt. Có anh bộ đội người Bắc ghé vào trại sản xuất thăm chơi, tôi nghe anh bộ đội và chị Năm nói chuyện với nhau dưới bếp. Anh hỏi chị Năm:
- Ai không đi làm mà nằm ở nhà đấy em?
- Hương nó bị sốt nên ở nhà đó anh.
- Sao anh không nghe cái tên Hương lần nào nhỉ?
- Dạ, con bé nho nhỏ, chắc anh chưa biết nó.
Logged
pt.hung
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #22 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2015, 12:27:51 am »

Tôi nằm trên nhà trên nghe hai người nói qua nói lại với nhau, rồi tôi nghe tiếng chân người bộ đội đi vòng quanh trại, tôi sợ quá nằm im trong võng phủ kín cái bọc bằng dù, không dám cụ cựa.
Sau tết 1973, Ban tổ chức kết hợp với Mặt trận 4 đưa một đoàn con em dưới đồng bằng lên học trường Thiếu sinh quân ở Thạnh Mỹ. Mỗi đơn vị có bốn đồng chí tham gia đưa đón cả trăm em ở xuôi lên. Chủ yếu là Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc, còn Điện Bàn ít lắm. Vì đường đi bị địch phục kích miết không đưa các em nhỏ đi được. Có em nhỏ nhất 8 tuổi, lớn nhất 11, 12 tuổi. Dẫn bọn này đi, quản lý thiệt là khổ, kèm cặp, nhắc nhở từng tí, còn phải gùi dùm ba lô cho nó nữa. Không khéo nó chạy lạc mất.
Sáng hôm đó, chúng tôi dẫn hơn 100 em, đi từ Sơn Phúc lên Thạnh Mỹ. Buổi sáng đi đến khoảng 10h trưa là kiếm chỗ dừng lại, nấu cơm cho chúng nó ăn. Trước khi nghỉ nấu cơm trưa, bọn tôi dặn chúng nó, “Mỗi em trên đường đi, thấy củi khô là lấy cầm theo để tí nữa nấu cơm.” Rứa là đến nơi mỗi đứa thả một ít củi khô, chị nuôi vào nhóm lửa nấu một tí có cơm cho chúng ăn liền, ăn xong 15’ sau lên đường. Hôm đó dẫn đến trạm quân bưu bộ đội đóng ở Sơn Bình, chúng tôi liên hệ với quân bưu cho ở lại đây qua đêm để sáng mai đi tiếp. Đến đường sắp rẽ vào trạm quân bưu thì có một chiếc xe jeep của bộ đội chạy qua. Khi xe bò xuống suối họ chạy chầm chậm, mấy thằng con trai thấy xe chạy chậm nó thích quá leo lên xe đi thẳng. Khi vào trạm quân bưu, đoàn điểm danh thì thiếu mất 5 em. Trưởng đoàn báo ngay với trạm quân bưu nhờ trạm liên lạc giùm, vì một số em nói có thấy mấy đứa lên xe bộ đội. Sau đó, họ đã liên lạc được và đưa các em trở về trạm. Các em đi cả ngày, cả đêm mệt quá nên thấy xe là nhảy lên đi chứ nào biết đâu người lớn đang lo cho nó. Trạm quân bưu thuộc Mặt trận 4, tối đó các anh liên hệ xin xe để sáng mai chở các em lên Giằng. Ai cũng sợ các em đi bộ đường xa chịu không nổi.
Sáng hôm sau có mấy xe GMC đến đón đoàn chúng tôi đi. Đi đến bến Giằng xe không xuống Thạnh Mỹ mà qua đường 14 lên Chà Vành. Lúc đó trưa rồi, thả các em xuống xe, thả đâu các em nằm im ở đó, hai bên lề đường cái chúng nằm như sắp cá chuồn. Chờ cho các em tỉnh dậy, cho các em ăn trưa xong, bọn tôi dẫn sắp nhỏ đi bộ xuống Thạnh Mỹ giao cho trường Thiếu sinh quân của Mặt trận 4. Trong số đó, sau này có một số em ra Bắc học và về lại miền Nam công tác thành đạt.
Tháng 6/1973 tất cả anh em của trạm đón tiếp và tổ sản xuất tập trung về Ban để họp. Họp xong ăn trưa rồi về lại Sơn Phúc. Con đường về từ núi Hòn Tàu xuống xã Sơn Phúc đã rộng rãi hơn. Cây cối hai bên đường cũng được chặt quang đãng hơn vì không còn sợ máy bay nữa. Đến tối bọn tôi ăn cơm mới thấy thiếu anh Nguyễn Văn Thành,  không lẽ anh đi chậm hơn nhiều người rứa? Anh em ăn cơm rồi chờ đến khuya cũng không thấy anh về, đến sáng mai cũng không thấy anh, nên báo cho công an tỉnh biết nhờ họ tìm giùm. Cuối cùng cũng tìm không ra, không biết anh Thành đã mất tích ở đoạn đường nào. Sau đó, nghe công an nhận định là sợ biệt kích bắt cóc hoặc là hổ vồ. Đến nay là 42 năm rồi cũng không ai biết cụ thể anh Thành mất tích do nguyên nhân gì? Không lâu sau, có tin là bọn biệt kích xuất hiện ở trong núi, dưới dốc đèo Le. Từ đó mỗi lần đi công tác ngang qua đèo Le là phải đi đông chứ ít người không dám đi.
Đến ngày 01/01/1974 tôi sung sướng và vô cùng vinh dự được công nhận là đảng viên chính thức. Sau đó tôi được bầu làm phân đoàn trưởng của phân đoàn trạm đón tiếp tổ chức.
Tháng 7/1974 tôi và chị Phước được điều về công tác tại cơ quan Dân vận Mặt trận tỉnh Quảng Đà, chúng tôi được phân công đi xây dựng cơ quan tuyến trước, bên tuyên huấn cũng xuống đây xây dựng cơ quan. Nhiệm vụ của tôi và chị Phước là đi cắt tranh, phơi khô, đánh thành tấm để lợp nhà. Anh Tâm, anh Dũng thì có nhiệm vụ đốn cây làm sườn nhà, ban đất làm nền. Thời gian làm việc ở đây không lâu nhưng thức ăn rất khó mua, khi đi chúng tôi mang theo một ít, gạo, muối, mắm, vị tinh là chính. Ở đây sáng đi làm trưa về nấu cơm ăn với canh bằng cách: lấy muối bỏ vào nước sôi để nguội rồi đổ vào cơm thay canh cho dễ ăn. Mấy ngày sau thèm rau quá, tôi thấy có mấy anh đi dưới đồng bằng lên có mang theo rau lang trên ba lô, tôi đến xin. Các anh cho không nhiều chỉ có 5 ngọn, lúc đầu tôi ngắt ngọn và lá non còn bỏ lại mấy lá già rồi đem nấu canh với mấy con ốc suối mới bắt được. Ăn ngon quá! Đến mai đi làm về không có gì làm canh ăn cơm, tôi lại chạy ra lấy lại mấy cọng rau mà hôm qua mình đã vứt bỏ, đem vào rửa nấu thêm được bữa canh rau để ăn với cơm.
Phơi tranh mấy ngày tôi và chị Phước thấy tranh đã khô, hai chị em nhóm lại giũ sạch những lá râu ria rồi đem vào đánh thành tấm lợp. Hom tranh là do mấy anh con trai tự đi kiếm tre về chẻ ra cho chúng tôi. Trong quá trình hai chị em đánh tranh, mấy anh bên tuyên huấn sang chơi rồi hỏi thăm: “Mấy em làm sao mà biết đánh tranh thành tấm lợp đẹp rứa, dạy cho các anh với nhé. Hay là hai em đánh tranh dùm bọn anh luôn, đổi lại bên cơ quan em làm gì các anh sang giúp.” Thế là hai chị em tôi lại phải đánh tranh giùm cho các anh cơ quan Tuyên huấn luôn.
Vừa xong việc xây dựng cơ sở cho cơ quan, chúng tôi về lại Hòn Tàu. Tôi về đến cơ quan thì nhận được quyết định về công tác ở quận Nhất. Trước đó quận Tư đóng ở Điện Sơn xin tôi, nhưng tổ chức tỉnh không cho, vì tôi không biết bơi mà sông Yên ở Điện Tiến sâu và chảy xiết lắm. Do đó, khi quận Nhất xin tôi thì tổ chức tỉnh quyết định cho về, dầu sao tôi đã từng công tác ở địa bàn này rồi.
Vào cuối tháng 8/1974, sáng đó tôi ra trạm giao liên liên hệ với họ để theo đường dây về đồng bằng nhận công tác  mới. Ngày hôm sau tôi đi về, trên đường đi từ Hòn Tàu về Duy Xuyên rồi qua Gò Nổi, từ chiều hôm trước rồi đi cả đêm gần sáng hôm sau mới tới cơ quan. Về đến nơi tôi thấy cảnh tượng hoang tàn, lau lách bị ngã lăn lóc, nhà cửa nát tan là do có một trận càn quét vừa qua, bọn nó dội bom, bắn đại bác tơi bời. Trời thì mưa ướt át, đường đi thì rúc qua những hàng lau lách nghiêng ngã chen nhau thiệt là khổ. Tôi về cơ quan Quận Nhất làm nhiệm vụ y tá. Cơ quan có anh Minh (cơ yếu), anh Thắng (máy PRC25), anh Tâm (tài chính), anh Thi (hành chính), anh Tuấn (bảo vệ), anh Kiều Đa (quân sự phụ trách biệt động), Nhung (giao liên), anh Nghĩa và anh Trung phụ trách chung. Tôi về công tác ở đây gần được một tháng thì tôi phải lên lại trên núi để nhận thuốc về phục vụ anh em. Tôi đi lên núi lần nầy quen rồi, có cơ quan cũ làm chỗ dựa. Ngày hôm sau tôi đến Hòn Tàu ghé vô Ban tổ chức (cơ quan cũ) nghỉ lại. Sáng mai đi lên Sơn Phúc ghé về trạm đón tiếp thăm chơi, chờ có ai đi lên Hiệp Đức thì  đi theo. Chờ ở đây một ngày mà không thấy có ai đi lên hướng đó, tôi lo sợ ở lại lâu ngày không được. Tôi đòi đi nhưng mấy anh ở trạm nói:
- Đường đi lên Hiệp Đức qua hai cái đèo, dạo này hay có biệt kích lắm, em đi một mình mà con gái nữa rất nguy hiểm, ráng chờ ít hôm nữa xem!
Tôi nghe lời mấy anh chờ thêm một ngày nữa cũng không có ai đi, cuối cùng tôi quyết định ngày hôm sau lên đường. “Biết đâu đi ra đường lại có người đi cùng thì sao”, tôi nghĩ vậy rồi quyết định đi. Sáng dậy ăn cơm xong, chị Hoán chị nuôi gói cho tôi một nắm cơm vắt để ăn trưa. Tôi chào tạm biệt mọi người ra đi, đi mà cứ lo biết có gì không đây! Từ Sơn Phúc phải qua đèo Le để lên Hiệp Đức, khi qua đèo Le tôi đi thật nhanh. Đến trưa thì đến đèo Đá Trắng, nhưng không dám nghỉ chân để ăn cơm mà cứ lủi thủi đi miết. Khi leo lên gần đỉnh đèo thì tôi gặp một đoàn bộ đội đi ngược chiều với tôi, tôi nghĩ trong bụng: “Không biết bộ đội này là bộ đội thiệt hay bộ đội giả đây?”, tôi nghĩ vậy nên cứ làm thinh đi thật nhanh. Khi qua khỏi đoàn họ rồi, tôi vẫn chưa hết run. Lên tới đỉnh đèo tôi lại gặp một đoàn người khác cũng ngược chiều nhau, bất ngờ tôi nghe trong đoàn có người gọi tên tôi. Tôi mừng quá, tôi nhìn lên thấy anh Tám người cùng cơ quan Mặt trận tỉnh mà có một thời tôi công tác ở đó. Anh Tám hỏi:
- Em đi đâu mà đi có một mình? Tôi kể chuyện chuyến đi cho anh nghe. Anh la tôi:
- Con gái đi xa lại đường rừng mà sao em liều thế. Em không đợi có ai đi rồi mình theo chứ, dạo này có biệt kích nó cải trang bộ đội, nguy hiểm lắm đó em! - Anh nói tiếp - Thôi, em tranh thủ đi nhanh chứ đường còn xa lắm.
Anh em chia tay nhau, lúc đó tôi đỡ sợ hơn một chút. Thế là tôi tiếp tục đi, khi đến kho thuốc là đã 6g chiều. Một ngày đi dốc, đường xa bây giờ mới thấy đói và mệt. Tôi trình giấy ra để chị thủ kho cấp thuốc, tôi tranh thủ rửa tay, rửa mặt rồi lấy cơm ra ăn. Gói cơm từ hồi sáng, đến bây giờ mới dám mở ra ăn. Ăn xong, nhận thuốc đủ rồi, mấy chị ở đây mới hỏi:
- Em đi với ai? Tôi nói:
- Em đi một mình.
Logged
pt.hung
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #23 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2015, 12:28:14 am »

Mấy chị đó nhìn tôi lo lắng, rồi hỏi:
- Em tính đi về bằng cách nào đây?
- Em không biết nữa!
Đang nói chuyện thì có hai người ở ngoài cửa bước vào kho cũng nhận thuốc. Chị thủ kho thuốc hỏi hai người vừa bước vào và họ trả lời:
- Bọn em đi lên đây bằng đường thủy.
- Rứa thì được rồi, cho tôi gửi cô em này về dưới đó với hỉ.
Hai người hỏi tôi về đâu. Tôi trả lời rồi xin các anh đi nhờ về Sơn Phúc. Thành ra chị thủ kho biết hai người này cũng về ngã Sơn Phúc - Hòn Tàu. Chị mới gởi tôi cho họ, nhận thuốc xong họ ra thuyền đi về không quên gọi tôi đi theo luôn. Đi thuyền ban đêm thật thú vị. Hôm nay thấy bầu trời sáng mờ mờ, hay đi dưới nước rồi thấy thế không biết, đi dọc sông, nhìn hai bên bờ sông đẹp lắm. Tôi thấy mừng và khỏe ra vì không phải đi bộ, leo dốc cả ngày như  hôm nay. Thuyền xuôi dòng từ từ qua Tí Sé - Dùi Chiêng, rồi đi ngang qua núi Hòn Kẽm - Đá Dừng, tôi hỏi anh lái thuyền:
- Ở đây là đâu mà ngọn núi này đẹp quá hở anh?
Núi hai bờ ôm nhau, mình đi giữa sông giống như đang qua con đường hầm vậy. Anh ấy trả lời:
- Hòn Kẽm - Đá Dừng đó em.
À, tôi nghe tên Hòn Kẽm Đá Dừng hồi năm 1968, chú Lương Trí Nghĩa thường hay hát bài gì tôi không biết. Nhưng trong đó có câu “Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng, Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi”. Rứa mà nay tôi mới biết và lại được đi ngang qua nơi non nước hữu tình này. Đêm trên sông thật vẳng lặng, chỉ có tiếng chèo khua nhẹ. Thế nhưng khi đi qua khỏi núi Hòn Kẽm rồi, thỉnh thoảng tôi nghe có tiếng nổ ình oàng rồi bỗng nhiên bầu trời chớp lên một luồng ánh sáng đỏ rực. Tôi không hiểu từ đâu lại có tiếng nổ ấy. Tôi nói bâng quơ: “Không biết tiếng nổ nớ ở đâu mà nghe ầm ầm như  đại bác nổ rứa hè.” Một anh trên thuyền nói: “Đó là tiếng nổ trong kho đạn của đồn Nông Sơn mà bộ đội ta mới vừa đánh tiêu diệt đó!” Thuyền chúng tôi đi cũng khá xa mà vẫn còn nghe tiếng đạn pháo nổ kèm theo ánh chớp sáng lòa của bầu trời Trung Phước – Quế Sơn.
Sáng sớm hôm sau thuyền cập bến đò Trung Phước, bước lên thuyền trời vừa sáng, còn lờ mờ hơi sương. Tôi lên đường, nhìn quanh không thấy một bóng người qua lại, cũng không có một tiếng động nào hoặc tiếng ve kêu. Một cảnh tượng hoang tàn đổ nát, lạnh lùng. Tôi thấy sợ ghê cái cảnh vắng vẻ, đìu hiu ấy. Một mình với chiếc ba lô mang đầy thuốc, tôi lững thững đi về hướng Sơn Phúc. Trung Phước cách Sơn Phúc cũng khá xa, trên đường từ Trung Phước về đến Sơn Phúc tôi không gặp được ai. Cứ thế tôi đi đến trưa là đến Trạm đón tiếp của Ban Tổ chức. Về đây, nghỉ ngơi và tôi kể chuyện cho mấy chị, mấy anh cơ quan nghe, mấy người nói:
- Em liều thật, nhưng mà cũng gặp may đấy!
Thế rồi tôi quyết định nghỉ lại đây một ngày để xả hơi. Sáng hôm sau, tôi lên đường đi xuống Hòn Tàu để cho kịp theo đường dây giao liên trở về đồng bằng.
Quận ủy quận Nhất bây giờ có anh Trung Quận ủy viên về phụ trách chung và nhiều anh khác nữa. Thời gian này, ở Gò Nổi cơ quan sản xuất đậu xanh nhiều lắm, do đậu xanh nhiều mà gạo thì ít, cho nên khi nấu cơm thì nấu đậu ghế gạo ăn thay cơm. Thức ăn thì mắm cái là chủ yếu, còn cải thiện thêm canh bằng cách: chiều vắng địch bên kia sông (thôn 10) Điện Phước, thì mình ra bãi cát của sông Thu Bồn bắt hến vào nấu canh với rau mồng tơi, có lúc với ổ khỉ (ổ khỉ giống trái khổ qua) mà trái nó nhỏ xíu, bây giờ ổ khỉ đó họ gọi là “ổ qua rừng” dùng làm thuốc nam tốt lắm. Thứ gì chứ “ổ khỉ” và rau “mồng tơi” ở ngoài bãi bói của Gò Nổi, với hến bên bờ sông Thu Bồn thì không thiếu, đó là những mà thiên nhiên đã ban tặng cho mình. Tôi còn nhớ một lần mà đến bây giờ tôi vẫn còn sợ. Chiều hôm nớ, cơ quan đi ra vùng ven mua gạo của dân, cả cơ quan đi hết chỉ mình tôi ở nhà. Anh Tuấn bảo:
- Chiều nay anh em cơ quan đi lấy gạo, Hương qua sông đưa thuyền về nghe!
- Em đâu có biết chèo thuyền mà bảo em đi đem thuyền về?
Tôi nói như thế. Anh Tuấn nói:
- Dễ ợt, có chi mà không biết. Đi rồi sẽ biết, chứ đâu còn ai nữa!
Thế là mới 3g chiều anh em đã chuẩn bị qua sông, tôi đi theo để đưa thuyền về. Khi đi qua sông tôi để ý thấy người ngồi sau cầm cây dầm bạt tay lái qua lại như thế nào để tí nữa tôi làm theo. Đến bờ sông bên kia, mọi người lên khỏi thuyền, tôi ngồi cuối thuyền cầm tay lái cho thuyền quay đầu trở lại, nhưng con thuyền không chịu đi theo hướng của tôi mà nó cứ quay xà quầng mãi, tôi bỏ dầm thế nào nó cũng vậy, mệt đến toát mồ hôi mà con thuyền vẫn không ra khỏi bến. Nước sông Thu Bồn lại chảy siết, mặt trời thì ngày càng xuống thấp, tôi nghĩ dại: “Lỡ mình bơi về không được mà thuyền trôi xuống Vĩnh Điện thì làm sao đây!” Lúc này chẳng có ai ở đây để mình nhờ một tí. Nghĩ miên man rồi tôi liều mình cố chèo kẻo trời tối mất. Lần này tôi không bơi thuyền ra giữa dòng mà bơi men theo bờ, ngược sông Thu Bồn. Chỗ nào nước sâu tôi lấy dầm chèo, chỗ nào nước cạn tôi lấy dầm chống. Thuyền làm bằng tôn nên dù to và dài nhưng nhẹ. Tôi làm như vậy, thấy thuyền đi thẳng lên được, tôi rất mừng. Cứ như thế tôi cho nó đi lên một quãng khá xa, rồi mới từ từ bơi ra và thả thuyền xuôi dần về Gò Nổi. Cứ thế, cuối cùng đến tối thuyền và tôi cũng về được đến nhà. Hú hồn!!! Vô nhà rồi mà hai chân, hai tay của tôi còn run, trống ngực còn đánh thình thịch. Cả đêm đó tôi không ngủ được vì nghĩ lại lúc chiều mà sợ!
Thời điểm này ở các ngã đường đi vào Duy Xuyên hay xuống vùng C Điện Bàn cũng đều nguy hiểm. Đêm nào cũng nghe tiếng mìn nổ, tiếng pháo trên đồn Hòn Bằng của Duy Sơn bắn xuống. Mùa mưa năm 1973 trạm giao liên tỉnh đóng ở Điện Quang không còn người nào để đi công tác. Chỉ có hai đêm mà đã mất đi năm người, một dãy mồ dài mới toanh là của mấy anh giao liên tỉnh đó. Nói chung đêm nào trên đường ra, vào Duy Xuyên để lên, xuống núi cũng có người hy sinh hoặc bị thương. Con đường độc đạo mà, cho nên địch biết được nó gài mìn, nếu nghe tiếng mìn nổ là nó tiếp tục bắn pháo, có lúc nó phục kích nữa. Mặc dầu mỗi khi có đoàn công tác sắp qua đây, giao liên và trinh sát đều phải rà mìn, bám đường cẩn thận. Ai đi trong đoàn cũng phải tuân theo sự hướng dẫn của họ. Ai chủ quan, sơ sẩy một chút là phải trả giá liền. Phía trên núi đi xuống Duy Xuyên bọn nó cũng gài mìn y như vậy. Có lần, anh Kiều Đa đi họp trên núi về gần đến Duy Xuyên thì vấp mìn bị thương, anh em trong đoàn phải đưa anh trở lại bệnh viện Y80 ở Hòn Tàu (trên núi) để điều trị.
Năm 1974, ở thôn Xuân Đài xã Điện Quang - Gò Nổi, một số gia đình có thân nhân đi tham gia cách mạng, họ về lại quê hương làm ăn để mong được gặp và tiếp tế cho chồng, con họ. Thỉnh thoảng vắng địch, bọn tôi đi vào đó để mua rau về ăn. Không biết họ bỏ phân gì mà cây cải nó to, chỉ hai cây thôi là tôi ôm đủ một vòng tay. Đậu tây, đậu đũa, rau khoai lang cũng thế, tốt tươi mơn mởn.
Hồi ở Gò Nổi, cơ quan Quận ở gần Trạm phẫu của huyện Điện Bàn. Vào những ngày đầu tháng 1/1975, tình hình nghe căng thẳng lắm. Tối hôm nọ tôi sang Trạm phẫu chơi, nghe chị Tri, Trạm trưởng nói:
- Bọn bây nghe tin chi chưa?
- Chưa, có chi rứa chị?
Chị nói: “Chị mới nhận được tin báo là sáng mai địch càn qua 6 xã, vùng Gò Nổi, chị đã chuyển  thương binh đi tránh hết rồi.” Tôi chạy về báo lại, nhưng cơ quan bây giờ không có ai ở nhà, chỉ có tôi, Nhung, chị Hoa, Thắng (nhỏ) và anh Nguyễn Trọng Thi. Anh Thi bảo tôi qua hỏi lại chị Tri cho chắc. Chị Trị nói: “Tau đưa thương binh đi hết rồi chỉ còn con Nương không biết làm sao đây, ở cơ quan bây có công sự mô bảo đảm không? Nghe đâu đợt này bọn nó đi càn có xe tăng đó.” Rồi chị Tri lại nói tiếp: “Hay là mình đi lên trốn trên bãi bói gần đầu cầu Kỳ Lam, chứ nghe có xe tăng mà công sự ở đất cát tau không yên tâm.” Chị Nương y tá của trạm, người to quá cỡ nên mỗi lần địch càn, phải cho chị chạy ra khỏi vùng nguy hiểm chứ không rúc công sự được. Khi bí quá, chị mới rúc công sự nhưng vất vả lắm, khi rúc lên chị mang theo cái khuôn (nắp) của công sự lên luôn.
Logged
pt.hung
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #24 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2015, 12:28:48 am »

Thế rồi tôi về nói với anh Thi lo việc chống càn gấp. Năm anh em, cả đêm ấy dọn tất cả đồ đạc của cơ quan xuống giấu hết dưới công sự trong nhà. Giấu một chiếc thuyền và đôi thùng gánh nước, bằng cách nhận chìm sâu hai thứ đó ngoài sông Thu Bồn. Nhung lo nấu cơm nhanh để mang theo ăn sáng. Còn tôi, chị Hoa, Thắng và anh Thi lo dọn dẹp đồ đạc trong cơ quan, đem cất gọn gàng. Cơm sôi lên vừa cạn nước, Nhung lấy ni lông đậy kín miệng nồi lại xách đi, ở cơ quan có nuôi một con chó con, khi bọn tôi tất bật dọn nhanh đi cho kịp kẻo trời sắp sáng, nhưng không quên đem con chó nhỏ đi theo. Đúng 3g sáng, chúng tôi gấp rút dọn nhanh ra chiếc thuyền còn lại chèo đi ngược lên phía cầu Kỳ Lam. Đi khoảng một đoạn không xa lắm, chưa lên đến cầu thì một tràng pháo cỡ lớn dập đúng ngay xóm nhà cơ quan đang đóng. Sau đó mấy tràng nữa bắn tới tấp, nổ dữ dội hơn, pháo bầy mà! Bọn tôi nhìn nhau hú hồn! Nhờ chị Tri thông báo kịp thời chứ nếu không, bọn tôi bị mắc kẹt trong trận càn đó rồi. Lên thuyền, anh Thi ngồi tay lái, tôi chèo mũi, chèo đi nhanh kẻo trời sáng sợ bọn ngụy đóng trên đầu cầu Kỳ Lam sẽ phát hiện. Thuyền đi rất khẽ, không cho mái chèo chạm vào be thuyền và cũng không cho tiếng nước sông xao động. Đi qua khỏi đầu cầu Kỳ Lam ở phía bắc, anh Thi cho thuyền đâm thẳng vào một cái cồn bói ở phía trên đầu cầu một chút. Đến đây tôi đã thấy đông đủ tất cả anh chị em các cơ quan huyện, quận, xã…Xem ra ai cũng được thông báo trốn ở đây là tạm thời an toàn nhất.
Anh Thi từ từ, nhẹ nhàng nhận chìm chiếc thuyền xuống nước, bọn tôi xách đồ đi vào sâu trong đám cây bói ngồi. Ở chỗ này là một cái cồn nhỏ, do bồi đắp lâu năm nó trở thành một mô đất theo leo ở ngoài sông, phía thôn Bì Nhai của xã Điện Thái (nay thuộc Điện Thọ). Bói ở đây xanh tốt, cao vút, máy bay địch không để ý. Lên đây, còn có nhiều người nữa nên bọn tôi yên tâm ngồi đây và ăn sáng. Đến trưa, tôi nấu cơm, nhưng sợ khói ùn lên, địch phát hiện là chết cả chùm. Khi bẻ củi bói khô, tôi cũng phải thật nhẹ nhàng, lấy tay ngắt cây củi giống như ngắt rau để khỏi phát ra tiếng động. Khi nấu cơm, một người cầm nhúm củi giơ lên gần sát đít nồi, không cho củi dính dưới đất sẽ dễ có khói. Một người khác cầm cái quạt, quạt qua quạt lại để khói không bay lên được ngọn cây, tránh địch phát hiện. Suốt một ngày ở đây, lúc nào cũng nghe tiếng pháo các nơi bắn đến các xã vùng Gò Nổi, làn đạn đi ngang trên đầu nghe véo véo như xé cả bầu trời nghe mà phát sợ. Đến tối, khoảng 9g, theo dõi tình hình thấy yên tĩnh, mọi người nhẹ nhàng kéo thuyền lên khỏi mặt nước, và từng thuyền một chèo sang phía Điện Hồng - Gò Nổi. Từ sông Thu Bồn vào nhà dân phải đi qua bãi đất hoa màu rộng thênh thang. Vừa đi vừa bám địch, sợ nó còn nằm lại đây. Đến khuya vào được nhà dân và hỏi thăm thì họ báo là địch đã đi xuống hết rồi. Tối ngủ nhờ ở đây một đêm, ngày mai sẽ tính. Sáng sớm dậy, nấu cơm ăn xong, chúng tôi không dám ở lại đây mà phải qua bãi bói phía nam của xã Điện Hồng (cũ) để trốn. Nằm đây một ngày ngoài trời, dưới làn đạn pháo không ngớt đi qua như xé gió. Đến chiều, khoảng 4g chúng tôi mới dám vào lại nhà dân để hỏi thăm xem địch đã rút hết hẳn chưa?
Khi biết địch đã không còn trên đất Gò Nổi nữa, chúng tôi mới đi về cơ quan. Đi chưa đến cơ quan đã thấy cảnh tượng tàn phá tan tành. Do đại bác và xe tăng hàng mấy chục chiếc càn qua, cả vùng bói ở đây nát tương, nằm rạp xuống đất làm trống hoang cả khu vực cơ quan đang đóng. Về đến cơ quan, vô nhà, thấy bọn nó lôi hết đồ dùng cất dưới công sự lên vung vãi khắp nơi. Bọn địch thả lựu đạn xuống hầm trốn đại bác của cơ quan, sụp tan hoang. Ra gần bờ sông, phát hiện có công sự, chúng lôi nắp hầm lên vứt ra một bên. Chúng lôi cả thuyền và đôi thùng gánh nước lên đâm lủng nát bét. Thấy vậy, tôi nghĩ trong bụng nếu không nhờ chị Tri Trạm phẫu Điện Bàn báo tin thì bọn tôi đã bị chúng băm nát hết rồi, chứ còn đâu để thấy được ngày giải phóng 29/3/1975!
Đảng và nhà nước ta nhận định tình hình địch rất sáng suốt, ta có khả năng về giải phóng Đà Nẵng sớm hơn. Sau trận càn đó cơ quan Quận được chuyển về tuyến trước (Phái Nhì - Điện Hòa) và chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công vào giải phóng thành phố. Những ngày này cứ nghe tin chiến thắng của quân và dân ta từ khắp nơi tới tấp đưa về, mọi người đều vô cùng phấn khởi. Ai cũng mong một ngày gần nhất quân ta sẽ tiến về giải phóng Đà Thành, cho thỏa niềm vui. Tối hôm ngày 26-27/3/1975, tôi ở Phái Nhì, ban đêm vắng lặng không nghe một tiếng pháo của quân địch như những ngày trước, chỉ nghe như tiếng xe tăng của quân ta ầm ì từ xa lẫn tiếng súng đâu đó vọng lại. Với khí thế hừng hực của quân giải phóng, chắc nay mai mình cũng được về tiếp quản thành phố. Nghĩ đến đó là lòng tôi náo nức nôn nao khó tả.
Ngày 29/3/1975 được sự phân công của lãnh đạo quận, tôi phải ra thành phố trước, để cùng với một số cơ sở bên trong thành phố làm nội ứng. Chú Trần Hưng Thừa Bí thư quận Nhất và các đồng chí cán bộ khác đã vào thành phố trước ngày 28/3/1975 để lãnh đạo phong trào nổi dậy rồi.
Sáng 29/3/1975, tôi vào Đà Nẵng theo sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan. Tôi đi đường Hòa Tiến ra cầu Đỏ. Trên đường đi tôi thấy bọn lính nhốn nháo ngoài ngã ba Hòa Cầm đang chạy ngược vào vùng giải phóng. Trên mình bọn nó chỉ còn cái quần cộc, và hai tay không. Gương mặt hớt hơ hớt hải, nhìn trước ngó sau, cảnh tượng thiệt là thê thỏm. Còn hai bên đường thì nhao nhao người ta kẻ ra người vào, rất là lộn xộn. Tôi đi bộ ra đến ngã ba Huế, thấy người đâu mà đông như kiến vỡ tổ, không tài nào đi được. Dân Huế, Quảng Trị chạy vào, dân Đà Nẵng lại chạy nhốn nháo. Tôi đi tới chỗ ngã 3 đường Duy Tân (nay là Nguyễn Tri Phương) thì không đi được nữa. Người ùn ùn chen chúc nhau, xe lớn xe nhỏ cũng lấn nhau mà đi. Nhiều xe cắm cờ Phật giáo, cờ giải phóng  phất phới bay. Tình hình giải phóng thành phố quá nhanh không tưởng được. Trong lúc tôi đi chưa được, tôi đứng nhìn quanh thì đã thấy mấy anh trong cơ quan quận (anh Thắng, anh Thi, Biết, anh Tuấn,…) cũng đi xe ra kịp đến đây rồi. Tôi mừng quá, vào nhập đoàn cùng đi. Xe không chạy được, chúng tôi xuống đi bộ. Nhưng mấy xe con treo cờ Phật giáo cứ rà đến mời chúng tôi lên xe cho họ chở. Từ chối xe này thì xe khác ghé lại mời. Cuối cùng chúng tôi cũng lên xe cho họ chở. Được chở quân giải phóng đi trên đường phố, họ vui lắm. Xe chở chúng tôi đến nhà một người dân nằm trên đường Ông Ích Khiêm (gần chùa Tĩnh Hội), họ mời vào ăn cơm tối. Họ đã dọn sẵn lên mâm lên bát hết rồi, không biết họ chuẩn bị từ bao giờ. Vì chúng tôi đông (gần 10 người) nên không ngồi bàn mà ngồi dưới đất để ăn. Khi ăn chúng tôi ai cũng thực hiện ăn “đũa hai đầu” như hồi ở cơ quan. Thấy vậy, họ nói với nhau: “Mấy ông cách mạng ăn, uống có vệ sinh quá hỉ.” Và họ cũng tranh thủ lúc chúng tôi đang ăn để hỏi đủ chuyện về quân giải phóng.
Trong đoàn ai cũng trả lời đến khàn cổ họng, nói không ra tiếng mà họ cũng không tha. Tôi nói không ra tiếng nữa, tôi lấy trong xách ra tập ảnh Bác Hồ đưa họ xem, họ mừng lắm.Tôi biếu họ luôn tập ảnh ấy. Sau đó chúng tôi hối thúc nhau đi tìm nhà cơ sở để gặp lãnh đạo Quận. Đến phường Nam Dương, khoảng 8g tối, bất ngờ nghe một loạt súng nổ từ hướng Quân đoàn I. Hỏi dân ở đây, mới biết trên Quân đoàn I vẫn còn lính ở trong. Súng nổ gần quá nghe cũng sợ, nhưng lúc này thấy khí thế của nhân dân trong thành phố đang bừng bừng, phấn khởi nên bọn tôi cũng yên tâm. Lúc này anh Thắng trên lưng chiếc máy PRC25, anh Thắng gọi hỏi thăm lãnh đạo, địa điểm tập kết để chúng tôi tập trung đến. Sau đó, anh em chúng tôi dẫn nhau đi trên đường Hoàng Diệu của phường Nam Dương rồi băng qua đường Chu Văn An để đến đường Phan Châu Trinh.Tại đây có nhà máy in là cơ sở của ta đang hoạt động. Chúng tôi đến đây, mấy vị lãnh đạo của Quận đã có mặt đầy đủ rồi. Các anh bảo vệ của quận vừa đến đây là bắt tay vào công việc ngay. Tối đó, chủ nhà máy in bảo chúng tôi lên lầu nghỉ ngơi. Cầu thang (bằng bê tông) tối om, tôi bước lên nhè nhẹ từng bước một, vì tôi chưa biết cầu thang có đảm bảo không nên sợ mình đi mạnh nó sụp thì làm sao. Lên sân thượng, tôi đứng nhìn xuống đường Phan Châu Trinh, thấy mấy anh bảo vệ của Quận ra thổi còi gọi xe con soát giấy. Ai không có giấy xe, thì mấy ảnh hướng dẫn đưa xe lên lề đường để đó rồi về. Cứ như thế mà hai bên lề đường hai hàng xe con đậu dài dằng dặc. Đến khuya các anh vào ngủ. Sáng hôm sau ngày 30/3/1975 các anh dậy sớm ra đường, nhìn quanh lên, xuống thấy chẳng còn chiếc xe nào hết. Chúng đã bốc hơi đâu cả rồi. Anh Nguyễn Trọng Thi bực mình chửi thề: “Mẹ cha hắn! Bọn nó lấy sạch không còn lấy một chiếc xe.”
Tình hình tiến triển nhanh quá, không ai tưởng được. Trên Quân đoàn I lúc đó không còn động tĩnh gì nữa. Đường phố lúc nào cũng đông vui người qua lại. Cờ giải phóng tung bay khắp nơi, nhân dân phấn khởi, mặt người nào cũng tươi như hoa.
Logged
pt.hung
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #25 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2015, 12:29:54 am »

Tới giữa buổi 30/3/1975 cơ quan được lệnh chuyển về tiếp quản cơ quan quận Nhất cũ của địch đóng ở đường Bạch Đằng. Xuống đây thấy cảnh tượng hoang tàn, giấy tờ tài liệu của bọn chúng vung vãi đầy nhà. Chúng tôi ban đầu có hai ba chị em thôi nên dọn đống rác này thấy ớn quá, chúng tôi hốt hết tấp vào một đống chỗ góc nhà. Các anh nam giới thì gấp rút kẻ chạy đi lo gạo, mắm, xăng dầu, lo chuẩn bị bàn ghế cho cán bộ tiếp nhận bọn địch tàn quân ngụy quân, ngụy quyền đến trình diện.
Ngày đầu nấu cơm không có củi, chúng tôi lấy giấy tài liệu của chúng bỏ lại để đem đun thay củi nấu cơm. Tài liệu gì mà nhiều quá trời. Chiều ngày 30/3/1975 các ông cơ sở chở đến mấy tạ gạo, và 5 thùng phuy xăng với mấy bó củi to. Sáng ngày 01/4/1975 có chị Mai, chị Mười, chị Xuân người Quảng Nam đi học may ở Đà Nẵng được cán bộ ta tuyên truyền giác ngộ cách mạng, mấy chị tham gia hoạt động cơ sở trong thành phố. Nay các chị đến giúp cơ quan nấu ăn và làm ít việc lặt vặt khác. Chị Mười đi xe máy được nên chở tôi đi mua xoong, nồi về chuẩn bị nấu cơm tiếp đoàn cán bộ ở khu V về làm việc củng cố tổ chức các phường. Nghe cơ quan thông báo là có đoàn công tác rất đông ở khu V và tỉnh về, chị em xúm lại lo dọn dẹp, nấu cơm để trưa họ về kịp có cơm ăn. Trưa người ta về đông như kiến, ăn như tằm ăn lên, rồi kiếm chỗ nghỉ. Chị em tôi lại lo dọn dẹp, chuẩn bị buổi cơm chiều. Cứ như thế qua 4-5 ngày gì đó tôi không nhớ rõ, công việc thì nhiều mà người phục vụ ít quá, lại chưa kinh nghiệm, dụng cụ lại thiếu thốn, nên chị em thật vất vả, không có chút thời gian nghỉ ngơi. Một hôm anh Tuấn đưa bảng chấm cơm cho tôi dặn tôi dán lên tường rồi hằng ngày theo dõi chấm cơm cho từng người.Thấy một dãy họ tên dài dằng dặc, tôi nói: “Làm sao mà chấm cơm được.” Anh Tuấn bảo:
- Ai ở phường về ăn trưa, ăn tối thì mi chéo vô đó chứ có chi đâu mà không được.
Tôi nghĩ, thôi cứ dán đại lên đó rồi tính. Một tuần sau trở lại kiểm tra, anh Tuấn hỏi:
- Ủa! Bảng chấm cơm sao trắng nguyên, không chấm vào đây à? Gạo đem về bao nhiêu cũng hết mà không có tên người ăn cơm là sao?
- Em có biết ai đâu mà chấm, hễ thấy họ về thì mình lo dọn cơm cho họ ăn, ăn xong họ tranh thủ đi nghỉ nên thấy mặt thì không biết tên, thấy tên thì không biết mặt, biết chấm cho ai!
Cuối cùng không chấm được một người nào, bảng chấm cơm còn mới nguyên như trước. Trong khi gạo chở về tạ nọ tạ kia đều hết sạch. Rứa là đủ biết số lượng người về công tác đông đến cỡ nào! Rốt cuộc khi đã ổn định tổ chức dưới các phường rồi, tôi cũng không biết ai đã từng về đây ăn cơm. Một tháng trôi qua tôi không rảnh tí nào để về thăm nhà ông bác mà tôi từng ở sau khi ra tù. Dưới bếp thì bận rộn tối ngày không ngơi tay, nhưng trên văn phòng thì cũng tấp nập bọn tàn quân đến xếp hàng để đăng ký trình diện. Hàng ba hàng bảy ngồi ở trước cổng ra vào không còn đường đi, ai cũng ưng mình đăng ký trước nên ngồi chen chúc nhau chờ. Thấy tôi đi chợ ngang qua họ, có người nói với theo: “Chị ơi, chị còn nhớ tôi không? Tôi quen với chị đấy.” Tôi nghĩ: Họ nói bừa vậy thôi, chứ tôi làm gì mà quen với họ.
Chuyện của những ngày tiếp quản thành phố thì nhiều lắm, không sao quên được. Một hôm chiều gần tối, mọi việc trong ngày xong xuôi. Cơ quan ăn cơm xong, anh Thi và Điểm rủ nhau lấy xe máy đi tập thử cho biết để khi cần lấy chạy cho nhanh. Lúc đó, cơ quan tịch thu nhiều xe máy không có giấy tờ để đầy kho. Hai người lấy ra chiếc xe Honda 67 nói chị Mười đổ xăng vào, lúc này ở cơ quan xăng nhiều lắm, có đến 5 thùng phuy xăng, nên chạy vô tư. Hai người ngồi lên xe, anh Thi tự tin cầm tay lái, Điểm ngồi sau. Anh Thi đạp cho xe nổ máy, vẹn tay ga rịn...rịn.., rồi gài số, rồ ga, bỗng nghe vút…rầm. Mọi người trong nhà vội chạy ra nhìn quanh, rồi nhìn lên đống phế liệu, có mấy chiếc xe Jeep cũ của địch đã bỏ từ lâu ở phía sau cơ quan, thấy chiếc xe Honda 67 đang nổ máy ầm ầm, hai bánh xe quay như hai chiếc chong chóng, còn dưới đất hai ông “cách mạng” đang vừa xuýt xoa vừa lò mò ngồi dậy kêu đau quá! Mọi người lo lắng:
- Vì răng rứa, có hờ chi không?
Hai ông tướng vừa đứng lên phủi phủi áo quần, vừa kể. Nghe ra, ai cũng ôm bụng cười, có người cười đến nỗi muốn “tè”. Còn chuyện nữa nghe ra cứ tưởng nói đùa nhưng là thật 100%. Chiều hôm nọ, anh H. Phó Bí thư quận Nhất, họp Quận ủy xong, anh ra đứng trước thềm cơ quan ngắm cảnh sông Hàn, anh thấy chiếc Honda Dam của ai dựng trước sân, anh hỏi xe của ai cho anh mượn đi thử. Một anh cơ sở đang đứng gần đó trả lời:
- Dạ, xe của tôi đó, anh cứ đi.
Anh cơ sở dắt xe ra và hướng dẫn cho anh Huấn cách sử dụng. Anh Huấn ngồi lên xe cho xe chạy từ từ quanh trong sân cơ quan một vòng, thấy yên tâm thế là anh chầm chậm cho xe chạy ra đường Bạch Đằng. Chạy được một đoạn, bất ngờ xe tắt máy, anh xuống xe, chẳng biết lý do tại sao. Đang đứng loay hoay bỗng thấy một toán thanh niên khoảng 4-5 đứa đi chơi vừa đến. Anh gọi lại nhờ chúng coi và xử lý giúp. Thằng thanh niên trong đám đông đó lại ngồi lên xe và đạp mấy cái xe vẫn không nổ, nó nói:
- Con ngồi lên xe, ở phía sau chú đẩy thử nó có nổ không.
Anh Huấn “Ừ!” và làm theo lời hắn bảo. Được đẩy, xe chạy đi một đoạn rồi nổ, anh H. rất mừng. Cậu thanh niên nọ lên ga chạy thêm mấy mét nữa rồi vẫy vẫy tay chào tạm biệt anh, anh thấy thế tưởng nó chạy thử rồi quay lại đưa cho mình. Dè đâu, nó chạy óng tuốt một mạch. Anh nhìn theo nó miệng cứ “Ê..ê..” rồi ú ú ớ ớ. Một hồi lâu, tức mình, anh vội chạy về cơ quan gọi mấy người bảo vệ tập trung lại bảo:
- Mấy đứa chia nhau ra gác mấy ngã ba, ngã tư xem cái thằng thanh niên hồi nãy nó lừa tau, cướp mất xe của tau, nó ở đâu rồi. Gặp nó, bắt nó về đây cho tau!
Các ông bảo vệ cơ quan làm y lệnh của sếp, nhưng chờ đến khuya, mỏi mắt mà không thấy “cái thằng thanh niên nớ” mặt mũi nó ra làm sao!
Sau này, lúc rảnh rỗi anh chị em cơ quan gặp và ngồi lại với nhau, kể chuyện hồi mới về tiếp quản thành phố, mà ôm bụng cười. Toàn những chuyện “nai tơ từ chiến khu ra thành phố”. Một tháng sau ngày giải phóng Đà Nẵng tôi mới có điều kiện về nhà ông bác để thăm, ông bác họ mà hồi tôi ở tù ông đã đến thăm nuôi gửi cho tôi một ổ bánh mì chả và cái bánh chưng cùng một bộ đồ vải tám. Tôi nhớ mãi ơn bác, ba năm tôi ở tù không có ai thăm chỉ có bác, duy nhất một lần. Về nhà gặp lại hai bác cùng các anh chị, tôi vui mừng, lại có thêm một cháu nội gái con của anh Toản (con trai thứ 2 của bác). Chơi được một lúc tôi xin phép bác về lại cơ quan làm việc. Sau ngày giải phóng được hai tháng tôi tranh thủ về thăm quê, cô Hai tôi mừng lắm, cô nói tôi là “hột gạo trên sàn” khi tôi được trở về, rồi cô cho tôi một chiếc khâu (vàng 10) một chỉ và đưa lại dây chuyền của tôi mà lâu nay bà giữ dùm.
Văn phòng Quận ủy Quận Nhất lúc này lại tiếp nhận nhà của tướng Hoàng Xuân Lãm (nay là Lãnh sự quán Liên Xô) nằm trên đường Độc Lập (Trần Phú ngày nay) để làm việc và có chỗ cho nhân viên ở.
Trong thời gian chúng tôi đang bận rộn với công việc tiếp quản, lãnh đạo lo ổn định tổ chức ở cơ sở phường, lo cho việc đăng ký trình diện của bọn ngụy quân, ngụy quyền ngày càng đông thì đồng thời tôi cũng nghe và biết được thành phố Đà Nẵng đã tiếp viện cho quân đội ta ở phía nam cả đoàn xe vận tải hàng hóa và người để quân ta yên tâm đánh thắng, thời điểm này cả nước đang nô nức đón tin vui chiến thắng lớn dồn dập của quân ta trên khắp các mặt trận ở phía nam và tin chắc chắn quân ta sẽ tiến về giải phóng Sài Gòn một ngày không xa. 
Đúng vậy, đến ngày 30/4/1975 Sài Gòn được giải phóng, chỉ sau giải phóng Đà Nẵng 31 ngày thôi. Từ đây đất nước ta được hòa bình thống nhất, nhân dân ta được hưởng trọn độc lập tự do. Niềm vui lớn đến với chúng ta không còn cảnh màn trời chiếu đất, không còn phải lo ngày ngày phải chạy càn và trốn bom đạn nữa. Tất cả đã chấm dứt. Bây giờ phải vào một trận chiến đấu mới khó khăn hơn. Đánh giặc đã khó nhưng giữ nước còn khó hơn.

KẾT THÚC.
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #26 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2015, 09:06:26 pm »

Mới đọc hết chương 1 mà đau thương chồng chất, mất mát quá lớn trong những năm ác liệt nhất của chiến tranh!
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Năm, 2015, 07:50:03 am gửi bởi phuockhanh » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #27 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2015, 07:47:40 am »

Đã đọc hết chuyện kể ngày xưa của pt.hung, cuốn hút và Pk biết thêm những ngày kháng chiến ở những vùng giáp ranh hoạt động ra sao! Xin chào và chúc sức khỏe!
Logged
songvedem
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #28 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2015, 04:44:49 pm »

Cảm ơn cô Hương về bài viết. Chiến tranh that khốc liệt. Lính Hàn quốc tàn ác và dã man bậc nhất trong KC chống Mỹ.
Logged

Bỏ lại sau lưng nước mắt nhạt nhòa dĩ vãng
Bỏ lại sau lưng nỗi đau làm tim ta tan nát
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #29 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2015, 08:03:49 pm »

Xin tiếp lời :Songvedem.
Năm 1973, sau hiệp định Pa-ry, một chị tên Huận vợ lính VNCH chưa biết chồng ở đâu sau MÙA HÈ ĐỎ LỬA đang ở Đắc Tô, Tân Cảnh tỉnh Kon Tum, Khi PK về công tác dân vận, chị kể 1968 lính Nam Hàn dồn dân ở Bình Định tàn ác lắm, dân bị dồn về ấp  CHIẾN LƯỢC chết bệnh, chết vì súng đạn, chết vì đói nhiều lắm... Thêm lời kể của NỮ GIAO LIÊN làm PK xúc động vô cùng!
Logged
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM