Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:44:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trước ngưỡng cửa bình minh  (Đọc 48198 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #40 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2015, 12:31:31 am »

VIII
Thịnh thất thểu bước dọc theo con đường lớn rải nhựa đi thẳng về phía trung tâm căn cứ. Quần áo anh ngầu bụi và máu. mặt mày anh sạm khói, đen si. Từng dòng mồ hôi chảy dài, vẽ trên mặt anh những đường ngoằn nghoèo kỳ dị. Đôi mắt anh ngơ ngác, mệt mỏi như vừa qua một cơn sốt ác tính. Khẩu súng trên vai anh nặng trĩu. Anh bước đi từng bước nặng nhọc và dau đớn.
Ôi ! Nhục nhã ! Nhục nhã quá. Thà chết đi còn hơn — Thịnh bỏng nhếch mép cười gằn — Mày mà lại dám chết? Không, mày là một thằng hèn nhát. Chính mày đã buộc phải thú nhận trước đồng đội như vậy. Thì ra, từ trước tới nay người ta vẫn lầm lẫn. Cả mày nữa chính mày cũng lầm lẫn. Chính mày cũng chưa bao giờ hiểu đúng mày là một thằng người như thế nào ?
Nàm lại ở cửa đột phá khi đồng đội xung phong* mày những tưởng mày có thể yên ổn nằm đó như một cái xác chết, để chuồn về phía sau và gắng sống nhục nhã nốt những ngày còn ở quân ngũ cho đến khi chiến tranh kết thúc, rồi trở về với mái nhà yên ấm. với những người thân yêu đang nóng lòng chờ mày trờ về. Ở đó sẽ chẳng có ai biết gì đến hành động nhục nhã này của mày. Phải thế không? Nhưng dù sao thì vẫn cỏn một người luôn nhớ điều đó, người ấy là mày. Dù trốn đi dâu thì mày cũng không thể thoát khỏi sự phán xét của người ấy.  Đấy là con người đã từng được đồng đội tin yêu. Con người ấy sẽ suốt đời nguyền rủa mày. Sẽ bắt mày cúi mặt mỗi khi nói đến những đồng đội đã hy sinh nói đến những chiến công hiền hách của dân tộc này.
Nhưng rốt cuộc mày cũng không thể nằm ì ở đó được. Đại đội vượt qua địch lại tràn ra bịt lại cửa đột phá. Và cái chỗ mày nằm. oái oăm thay lại trở thành điểm nóng. Đạn Đại liên gào thét trên đầu mày như tiếng reo mừng của những tên quĩ sứ khi đã bắt được mày phải cúi dâu. Rồi Đại đội hai tiếp lục tràn lên. Cuộc chiến đấu một lần nữa lại diễn ra quyết liệt trước mắt mày. Đồng đội lại thay nhau gục ngã. Người ta dựng mày dậy, ngờ rằng mày chết toi rồi .Khỉ biết mày cỏn sống'. người ía ngạc nhiên không hièu sao một trung đội trưởng  “dũng cảm” của đại đội thọc sâu mà còn nằm ở đây. Mày buộc phải nói dối rằng mày bị sức ép ngất đi, bây giờ mới tinh lại. Đúng thế không? Người ta tin. Sao lại không tin một người có thể sánh ngang với đại đội trưởng Giáp về lòng dũng cảm? Thế rồi mày định bụng sẽ bò về phẫu của tiểu đoàn. Nhưng rồi thàng Giang một trung đội trưởng của đại đội hai bạn thân của mày gục ngã ngay trước mặt mày. Trước khi tắt thở, nó nhờ mày nếu có thể thì hãy thay nó chỉ huy trung đội. Hình như cai chết của nó đã khiến mày tỉnh hẳn. Mày đã bắt đầu hiểu được thế nào là sự nhục nhã của một tên đào ngũ. Mày xin được tiếp tục chiến đấu với đại đội hai. Người ta vui vẻ nhận mày vào đội ngũ và giao cho mày thay Giang tiếp tục chỉ huy trung đội. Rồi trận đánh tiếp tục diễn ra. Cửa đột phá lại thông. Đại đội hai cùng với xe tăng vượt qua cửa đột phá. Sau đó thì mọi việc tốt đẹp cả. Mày đánh cũng không đến nồi tồi để mong chuộc lại lỗi lầm, đề mong rửa nhục cho cái thằng Thịnh, cái thằng đã từng phài thú nhận với đồng đội rằng minh sợ chết. Và bây giờ thì nó đang dẫn xác về gặp  lại đông đội đề nhận sự phán xét. Mày sẽ ăn nói ra sao với đại đội trưởng Gĩáp  và cả anh chàng Việt - Lính mới mà mày cứ ngỡ là tạng ấy thì trói gà không chặt chứ đánh đấm gì ? Lần này thì anh ta sẽ nhổ vào mặt mày cho mà xem.
Thịnh vừa bước bập bỗng như người say vừa tự xỉ vả mình. Tiếng súng đã ngừng hẳn. Các đơn vị hổì hả lo giải quyết hậu quả trận đánh. Thương binh đang được cáng về trạm phẫu, máu nhỏ thành một vệt dàỉ dọc theo con đường chuyển thương. Trước mặt Thịnh đã là khu sở chỉ huy của địch. Ngẩng lên, Thịnh nhận ra ngay lá cờ phấp phới bay trên ngôi nhà lớn ở khu sở chí huy địch. Đó chính là lá cờ Đại đội đã trao cho anh và anh đã trao lại cho Dĩnh. Đồng đội anh đã hoàn thành nhiệm vụ. Còn anh ?...
`Thịnh vội dừng lại, đôi chân trĩu nặng như không thể nhấc lên để bước tiếp về phía ấy. Anh choáng váng ngồi bệt xuống vệ đường hai tay ôm lấy đầu Những dòng nước mắt cay đắng lại trào ra.
Từ trong khu sở chỉ huy địch, các chiến sĩ tải thương lần lượt khiêng ra hai cáng. Khi họ đi ngang qua Thịnh vội ngầng lên hỏi:
—   Ai đấy ?
—   Đại đội trưởng đại đội ba.
—   Anh Giáp! — Thịnh thét lên một tiếng rồi chồm phắt dậy chạy đến bên chíếc cáng thứ nhất. Mở tấm đắp trên người ra, Thịnh bỗng rùng mình khi thấy Giáp nằm lạnh cứng trên cáng. Đôi mắt anh đã khép lại, nhưng gương mặt anh vẫn bình thản như đang trong giấc ngủ say, đó là sự bình thản để đi vào cõi vĩnh hằng của môt con người đã làm xong bổn phận với cuộc đời.
—   Thôi, để bọn tôi đưa anh ấy về nơi tập trung các liệt sĩ của trung đoàn.
—   Khoan đã.
Thịnh níu chíếc cáng lại rồi cúi xuống nhìn trân  trân vào gương mặt Đại đội trưởng, môi anh mấp máy như định nói điều gì. Nước mắt anh lại trào ra. Không, Giáp không còn nghe được những lời thú tội của anh nữa. Giáp không thể biết được rằng cuối cùng đồng đội cũng đã dựng dậy được cái thằng mà anh đã mắng vào mặt là đồ hèn- Giáp đã ra đi mang theo cả những điều day dứt vì trong đội ngũ của mình cỏn có những kẻ hèn nhát đã rời bỏ đồng đội vào lúc gian nguy nhất. Anh Giáp ơi! Vĩnh biệt. Tôi có tội với anh, với tất cả. Nhưng tôi đã biết từ nay mình phải sống ra sao. Anh cứ yên lòng.
—   Cỏn ai kia? - Thịnh ngàng lên nhìn chíếc cáng thứ hai cũng được phủ bâng một tấm nhung xanh
—   Thằng Dĩnh đấy —Một cậu vận tải trả lời.
Thịnh choáng người. Những muốn thét lên một tiếng mà không sao thốt ra được. Anh gắng bước tới. tay run ỉên khi lật tấm đắp trên người Dĩnh.
—   Cậu ấy leo lên tận mái nhà kia bắn B.40 đây - Anh chiến sĩ vận tải vừa nói vừa chỉ lên mái nhà- Thằng liều đến thế là cùng! Thôi, anh để bọn tôi đưa cậu ấy đi. Đừng buồn nữa, anh bạn ạ. Anh cũng là bạn của Dĩnh phải không? Tôi cũng vậy, tôi chơi với nó hơn một năm nay rồi. Chậc ! Đến tận đây rồi mà cỏn mất nó, đau quá. Mà nước mắt anh nhỏ vào mặt nó kia kìa, như thế không hay đâu.
Như một cái máy, Thịnh vội đưa tay lên lau những giọt nước mắt vừa nhỏ xuống mặt Dĩnh rồi thận trọng đắp tấm nhung lên người anh. Hai chiến sĩ vận tải vội khiêng Dĩnh đi. Thịnh đứng lặng bên đường nhìn theo hai chíếc cáng lòng đau như xé. Nhưng cuối cùng những giọt nước mắt trên má anh cũng khô đi. Anh biết không còn con đường nào khác hơn là nhìn thẳng vào sự thật vào chính mình và tin ở đồng đội. Như được tiếp thêm sức lực, hay vì những giọt nước mắt vừa qua đã gạn lọc đi những ý nghĩ u ám trong tâm hồn, Thịnh bỗng thấy lòng mình dịu đi được đôi chút. Trong anh, mọi điều lại trở lên minh bạch rõ ràng. « Tất cả vẫn cỏn chưa muộn nếu ta vẫn cỏn giữ được cái cốt lõi nhất của nhân cách đó là sự trung thực. Điều xảy ra. ở cửa đột phá thật đáng tiếc, đáng hồ thẹn nhưng cũng có thể hiểu được. Đồng đội ta sẽ hiểu và tha thứ cho ta. Miễn là sau đó ta biết phải tiếp tục sống như thế nào. Tát cả vẫn còn chưa muộn ».
Ý nghĩ ấy vang lên trong tâm trí anh kiến anh có đủ nghi lực đề một lần nữa ngước nhìn lên lá cờ thấm máu đồng độì đang tung bay trên sở chỉ huy căn cứ địch. Và không đắn đo, do dự gì nữa, anh vội bước những bước quả quyết về phía đồng đội mình. Ở đó chắc chắn mọi người vẫn đang chờ anh.
Logged
phamvanminh
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #41 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2015, 04:55:45 pm »

Tổ quốc này biết lấy gì để đền đáp cho các anh Giáp,Dĩnh,Mộc,...và biết bao các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh,sắp đến ngày kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Sài gòn,thế mà các anh ấy đã ngã xuống trước ngưỡng cửa bình minh của dân tộc,đau xót quá.Là lớp đàn em tiếp bước sự nhiệp bảo vệ thành quả của các anh,chúng tôi thật tự hào về các anh
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #42 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2015, 12:27:35 am »

IX
Ngày 30-4-1975.
Buổi sớm.
Có lệnh chuẩn bị tiến vào Sài Gòn. Việt vội vàng cuốn võng nhét vào ba lô của mình, Ba lô của anh bây giở chật căng vì đồ đạc quần áo, giấy tở sổ sách và các di vật của tất cả các liệt sĩ trong tiểu đội. Mới biết gia tài của người Lính thật giản dị đơn sơ. Bây giở tiểu đội chỉ còn một mình Việt- anh vừa là chiến sĩ vừa là tiểu đội trưởng (!). Tuy vậy Năm vẫn không rởi anh phút nào mặc dù anh ấy bây giở phụ  trách trung đội thay Thịnh. Tiểu đoàn chưa kịp có ý kiến gì về thưởng hợp của Thịnh. Đơn vị còn bao nhiêu việc phải làm để xốc lại đội hình sẵn sàng đón  nhận nhiệm vụ mới.
Sài Gòn đang ở trước mặt. Một trung đoàn trong đội hình của sư đoàn bộ binh Chiến Thắng đã được lệnh cùng sư đoàn bạn tiến vào Sài Gòn từ đêm qua. Sáng nay tiếng súng của họ vẫn nổ rền ở hướng Tân Sơn Nhất. Bộ tư lệnh quân đoàn vẫn chưa có mệnh lệnh về những hành động tiếp theo cho sư đoàn. ở sở chỉ huy của sư đoàn, người ta đang hồi hộp chờ đợi một mệnh lệnh thật ngắn gọn: “Tiến vào Sài Gòn!” Nhưng mệnh lệnh ấy chưa tới.
Bộ đội được lệnh bàn giao căn cứ địch cho ủy ban quân quản của quận rồi kéo tất cả ra khu rừng cao su phía đông căn cứ chờ lệnh hành quân. Các đơn vị pháo binh, xe tăng và một vài phân đội phối thuộc cũng kéo cả về đây. Thành ra khu rừng cao su đen nghịt những bộ. Không còn pháo địch bắn. Không nghe một tiếng động cơ máy bay. Bộ đội tha hồ cười nói ồn ào, đi lại lộn xộn, đài mở to oang oang, các bếp lửa cháy đùng đùng, khói lên nghi ngút mà không ai hò hét quát nạt gì nữa. Các pháo thủ của một khẩu đội pháo 130 ly nòng dài túm tụm bên bếp lửa, quần áo đã giặt giũ tinh tươm dăng mắc khắp giàn ngụy trang dăng cả lên nòng pháo. Nóng bức là thế mà cánh línn pháo dường như cố tình đốt cho to đông lửa, củi khô chất vào tới tấp nổ lép bép, lửa cháy rừng rực, cánh Lính pháo vừa ăn uống xì xụp vừa nói cười ồn ã. Nói cho đã, đốt cho đã. Pháo địch hết rồi. Máy bay cũng hết rồi. Cứ việc đốt cho to. cho khói um lên để bõ những ngày một thằng nhen lửa. ba thằng đứng quạt khói, che che chúm chúm đến là khổ thân khổ đời. Hết những ngày gian khồ ấy rồi. Chúng mình sắp vào Sài Gòn rồi!
Một giờ. Hai giờ trôi qua. Vẫn không có lệnh gì cả. Cán bộ các phân đội liên tục nhìn đồng hồ. Ai nấy đều sốt ruột ra mặt. Kiểu này có lẽ Bộ tư lệnh chiến dịch quên béng anh em rồi. Cóc cần đến cánh này nữa phải không? Hay Sài Gòn đã được giải phóng rồi? Thì cũng phải thông báo cho nhau biết chứ. Bắt anh em ngồi ì ở đây mà đợi đến bao giờ nhi?
Việt và Năm trải tấm ni lông ra giữa hai lô cao su ngả lưng một chút cho đỡ mỏi. Từ sớm tới giờ chưa có cái gì nhét vào bụng nhưng không ai thấy đói. Năm bỗng hút thuốc lá nhiều hơn mọi ngày và thỉnh thoảng lại thở dài, buông ra một câu lấp lửng.
—   Đáng lẽ chúng mình không nên để thằng Dĩnh lên mái nhà. Có thể tìm cách khác. Hoặc giá chờ xe tăng lên. Chiến thắng có thể đến chậm một chút nhưng không mất cậu ấy.
—   Anh đừng nghĩ quẩn - Việt vội gạt đi - Nếu Dĩnh  không hành động như vậy để nhanh chóng dập tắt hai hỏa điềm lợi hại ấy thì biết đâu chẳng vì sự chậm  trễ ấy mà lại thêm vài đồng chí nữa hy sinh và đơn  vị có thể vì thế mà không hoàn thành nhiệm vụ dứt điểm căn cứ địch đúng giờ hiệp đồng.
—   Cũng có thể... Đành rằng là như thế đấy--Năm vẫn băn khoăn tư lự —Nhưng... có lẽ chúng ta mải đánh quá, Dĩnh bắn xong là tất cả ào lên không ai chú ý đến cậu ấy nữa. có thể, Dĩnh chỉ bị thương, vật vã một lúc mới chết. Thế mà tụi mình thì...
—   Anh không xem lại vết thương của Dĩnh à?- Việt vội cãi lại — Nó bắn cậu ấy nát bấy cả ngực. Với vết thương ấy Dĩnh đã hy sinh ngay sau khi bắn xong phát B.40 thứ hai.
—   ừ... Đúng thế. Nhưng... nếu có.ai ở đó thì vẫn hơn. “ Một người leo lên đó đã là quá nguy hiềm rồi, thêm một người nữa lên thì làm gì. Thôi... - Việt khẽ vỗ nhẹ vào vai Năm như muốn an ủi anh...-Tại sao anh cử nhắc mãi đến chuyện ấy nhỉ? im lặng một hồi lâu rồi lần này thì chính Việt lại nêu ra vấn đề khác :
—   Anh Thịnh anh ấy buồn quá, anh Năm nhỉ?
—   Phải nói anh ấy đang đau khổ mới đúng. Chúng mình không nên lạnh nhạt với anh ấy, Việt ạ. Vốn dĩ anh ấy đâu có phải là một kẻ sợ chết. Bấy nay bọn mình vẫn tự hào về anh ấy đấy thôi. Có lẽ... mà không hiểu sao nhĩ? Nói thế thì nói mình vẫn chẳng làm sao cắt nghĩa được sự việc quái qủi ấy. Sợ chết, bỏ đội hình... Nhưng rồi lại thay thằng Giang chỉ huy trung đội và đánh rất tốt. Đại đội hai đang đề nghị tặng huân chương cho anh ấy kia mà. Thế là nghĩa làm sao ?
—   Con người... kể cũng lạ !
—   Lạ. Nhưng rồi có lẽ... cuối cùng chúng ta cũng có thể hiểu được anh ấy. miễn là chúng ta thực sự íhương yêu nhau, phải không?
—   Đúng thế đấy.
Họ lại im lặng nằm bên nhau mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Một lát sau. ,Việt bỗng nhỏm dậy nhìn thằng vào mặt Nắm khẽ hỏi:
—   Anh thấy tôi đánh đấm thế nào?
—   Được ! Có thể nói là khá — Năm bỗng hào hứng nói tiếp — Tôi không ngờ ra trận lần đầu mà anh vững vàng được đến thế.
Mặt Việt thoắt nóng bừng lên trước lời khen của Năm. Đối với anh, lời khen ấy thật đáng quý. Những người từng trải dày đạn trong chiến đấu như Năm không quen khen ai quá lời bao giở. Lời khen ấy biểu lộ sự tin cậy hoàn toàn sự thừa nhận tư cách chiến sĩ của Việt. Từ chiều qua tới nay anh đã cảm thấy mọi người trong đại đội nhìn anh khác hơn họ tin cậy gần gũi* cởi mở chan hòa với anh hơn. Họ đã chấp nhận anh, đã coi anh như một người lính từng trải. Ho say sưa bàn bạc tranh luận với anh về những tình huống của trận đánh và quên rằng anh thực ra chưa đủ kinh nghiệm để có thể hiểu, có thể đánh giá từng sự kiện tình huống đã diễn ra trong trận chiến đấu quyết liệt vừa qua. Đối với anh đó là một điều hạnh phúc. Tiếc rằng không cỏn Dĩnh để xem thử cậu ấy sẽ rút ra điều gì về sự trưởng thành ấy của anh.
Riêng anh. anh biết mình không dễ dàng gì vượt qua được sự sợ hãi ghê gớm của những phút đầu giáp trận. Cái chết như một bóng đen nặng nề luồn lởn vởn trên đầu anh. Nó có thể ập xuống bất cứ lúc nào. Anh đã nghĩ đến Nguyệt, đến đứa con trai thân yêu của mình đến bao dự định lớn lao cho cuộc đời mà anh chưa làm được. Có lúc anh tưởng như mình không thể ngóc đầu lên được. Cái gì đã dựng anh dậy? Cái gì đã giúp anh thắng được những cơn run sợ bản năng để theo kịp đồng đội? Có lẽ những gươnghy sinh của đồng đội đã thức tỉnh anh nhiều hơn cả. Máu của họ đã dọn đường cho anh đi. buộc anh không được phép chỉ nghĩ tới riêng mình nếu Không muốn trở thành một kẻ hèn nhát. Lòng tự trọng của người trí thức cũng giúp anh một phần. Nó buộc anh không được phép cúi đầu. Anh muốn sống, nhưng phải sống ra sao để rồi cỏn trở về bước lên bục giảng, tiếp tục ca ngợi những chiến công hiền hách của cha ông mà không hể hổ thẹn, để có thể nói với học trò của mình rằng: Các em ạ. người ta ai cũng muốn sống, trước cái chết, lòng ham sống càng mãnh liệt hơn. Thầy ngẩng đầu lên được, chiến thắng được sự run sợ là vì luôn nghĩ tới các em, nghĩ tới sự phán xét của những thế hệ kế tục và muốn khi trở về gặp lại các em thầy không phải hổ thẹn không ngượng mồm mỗi khi nhắc tới những tháng ngày sôi sục này. Ngoài ra cỏn có những lý do lớn lao khác về lý tưởng của người cộng sản chẳng hạn, nhưng nghĩ cho cùng, những người cộng sản chiến đấu và hy sinh ngày hôm nay cũng chính là vì hướng tới các em. tới tương lai của tổ quốc.
Việt đắm chìm trong những suy tư triền miên như vậy khá lâu. Khi sực tỉnh, nhìn sang thì thấy Năm đã tựa lưng vào ba lô ngủ thiếp đi tự bao giở. Trên gương mặt anh vẫn cỏn đọng lại những nét ưu tư những băn khoăn về sự hy sỉnh của những người đồng đội mà anh vẫn tự cho rằng mình có phần phải chịu trách nhiệm. Từ chiều qua tới nay, Việt đã cố gắng an ủi, phân tích để anh thấỷ rằng đó là những điều không thể tránh khỏi những sự hy sinh cần thiết. Nhưng cũng chính vì những băn khoăn, dằn vặt ấy mà Việt càng thêm yêu quý anh, thấy tầm vóc của anh lớn hơn cái tầm vóc mà anh hiện có. Đó là tầm vóc của những người anh hùng tầm vóc của một con người chân chính.   
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #43 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2015, 01:13:25 am »

***
Buổi trưa
Việt đang thiêm thiếp ngủ bỗng choàng tỉnh bởi  tiếng súng bỗng nổ ran lên cùng với tiếng reo hò dậy đất. Năm cũng bật dậy và theo bản năng của người lính anh vồ ngay lấy súng, lật úp người lại trở vể tư thế sẵn sàng nổ súng.      
—   Cái gì thế ? Địch hả ?   
Tánh, xạ thủ B.41 đang nhảy choi choi bên cạnh, liền quay lại hét váng lên
-   Đầu hàng rồi ! Chúng nó đầu hàng rồi !
—   Cái gì ? — Năm vừa giụi mắt, vừa ngơ ngác  hỏi lại.
—    Sài Gòn! Đài của nó vừa   tuyên   bố   đầu   hàng Quân Giải phóng và kêu gọi binh lính   của   chúng hạ vũ khí !
—   Hoan hô !
Hiểu ra vấn đề, Năm và Việt cùng bật dậỵ hét váng lên như tất cả mọi người. Cạnh đó, trôn chíếc xe bọc thép M.1I3 chiến lợi phẩm của tiểu đoàn xe tăng, mấy cậu lính trẻ cũng vừa nhảy thình thình trên thành xe vừa hét váng cả lên. Đột ngột, một cậu nhảy vào thùng xe xoay nòng khầu 12 ly 7 chỉa thẳng lên trời, nghiến răng kéo một loạt dài. Tán lá cao su bị đạn xẻ nát vụn ra, bay lá tả như một đàn bướm xanh. Anh tiểu đoàn trưởng xe tăng đứng cạnh đó vung tay quát một câu ngăn lại nhưng rõ ràng không có ý giận trước hành động quá trớn ấy của người chiến sĩ dưới quyền mình. Vui quá ! Sung sướng quá ! Nếu có hơi quá trớn một chút cũng không sao ! Chúng nó đầu hàng rồi. Mà đầu hàng không điểu kiện đấy nhớ. Thế thì hãy cho chúng tôi bắn thêm vài loạt nữa. mừng cho dân ta, nước ta, mừng cho sự chấm dứt của những ngày lội suối, trèo non, ngủ hầm cơm vắt. Cái gì phải đến sẽ đến. Biết vậy mà sao vẫn bất ngờ, vẫn ngỡ ngàng như trong chiêm bao.
Hò hét một hồi, Việt bỗng quay lại ôm chầm lấy Năm.
—   Anh Năm ! Thế là xong xuôi cả rồi, phải không ?
Xong xuôi cả rồi. Xong thật rồi Việt ạ ! thương -chúng nó quá — Giọng Năm bỗng trầm hẳn xuống “ Ước gì chúng nó còn cả đến ngày hôm nay ?
Tiếng reo hò vẫn nổi lên từng đợt, từng đợt lan khắp khu rừng cao su. Chen giữa những đợt sóng hò reo ấy là những loạt súng bắn chỉ thiên rất giòn giã. Cả đất trời dường như cũng sáng bừng lên để chứng kiến sự chuyển mình của lịch sử.
Ở cuối khu rừng cao su, nơi người ta đang bàn giao tù binh cho chính quyền địa phương lúc ấy cũng đang diễn ra những cảnh tượng thật cảm động. Những người lính của đội quân vừa thua trận, trước cái giây phút lạ kỳ kia, người nào người nấy mặt buồn xo, dẫu cúi gắm xuống mỗi khi nghe người ta gọi đến tên mình thì bây giờ cũng như phát điên phát cuồng, họ ôm lấy nhau reo hò. la hét đến khản cả giọng. Những người chiến sĩ Giải phóng đứng gác họ đành bất lực, không sao lập lại được trật tự. Vả lại> chính họ cũng dang vui, đang muốn được nhảy lên và reo hò nhưng vì đang làm nhiệm vụ nên họ đành phải nén lòng mình lại. Lúc đầu có lẽ họ hơi ngạc nhiên trước sự vui mừng hơi thái quá của đám tù binh. Theo sự suy diễn thông thường đáng lẽ họ phải buồn khi vị tổng thống của họ buộc phải tuyên bố đầu hàng đối phương. Nhưng họ lại vui! Cuộc chiến tranh mắc dịch này thế là đã chấm dứt. Cái chính quyền không phải là của họ đã sụp đổ, thì cứ để cho nó sụp đồ tan tành. Họ vui vì đã nhìn thấy ngày trở về đoàn tụ vởi gia đình mà không còn nơm nớp lo sợ xe quân cảnh có thể ập tới bất cứ lúc nào bắt họ trở lại quân trường rồi đày họ ra trận. Ở góc độ ấy. họ không phải là người bại trận, vì họ cũng là người Việt Nam.
Nửa giở sau, đoàn tù binh ấy được giải qua trước mặt Việt và Năm. Họ vừa đi vừa nói cười rang rảng, vài người còn vui vẻ vẫy chào các chiến sĩ Giải phóng. Việt cũng mỉm cưởi giở tay lên vẫy họ. Anh chợt nhớ dến những lởi u uất của ông Tư Đờn về sự tan nát của đất nước sự chia lìa của dân tộc, của từng gia đình, dòng họ. Có thật sự chia rẽ ấy sâu sắc đến thế không? Có thật những người Việt Nam đã từng đứng ở hai bên trận tuyến khó có thể nhìn mặt nhau khi ngọn lửa chiến tranh đã tắt trên quê hương xứ sở mình không? Nụ cười, ánh mắt của những-người lính kia đã trả lởi một phần câu hỏi ấy. Hãy tin ở dòng máu Việt Nam đang chảy trong trái tim tất cả nhữngngười Việt Nam bác Tư Đờn ạ !
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #44 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2015, 01:13:55 am »

****
Buổi chiều.
Sư đoàn Chiến Thẳng nhận được lệnh dừng lại tại Củ Ghi giúp đỡ chính quyền nhân dân ổn định lại trật tự truy quét nốt những tên ngụy quân ngụy quyền ngoan cố không chịu ra trình diện. Đại bộ phận sư đoàn rút quận về đứng chận tại căn cứ Đồng Đù, sau đó sẽ. chia thành từng bộ phận tổ chức các đội công tác xuống ngay các xã ấp để làm nhiệm vụ. Riêng Đại đội ba được lệnh hành quân ra đứng chân tại khu vực quân ủy cùng với các lực lượng vũ trang địa phương bảo vệ chính quyền nhân dân quận Củ Chí vừa vào tiếp quản.
Nhận lệnh xong đại đội lập tức hành quân ngay.
Khu vực quân lỵ đông nghịt người, xe. Khắp nơi đỏ rực mầu cờ. Nhân dân đổ ra đường đông nghịt gương mặt nào cũng rạng rỡ niềm vui. Các chiến sĩ du kích nai nịt gọn gàng súng khoác trên vai, băng đỏ trên cánh tay hối hả chạy tới chạy lui. Từng hàng dài binh lính địch gồm đủ các sắc Lính, các binh chủng, các đơn vị chủ lực. địa phương người mặc thường phục, người ở trần, người vẫn mang quân phục tác chiến; súng bó thành từng bó vác lên vai đi về trung tâm quân ly trình diện chính quyền nhân dân. Khuôn mặt họ đều hớn hở nở nang, những kẻ buồn đau về cuộc thất trận này thì không có ở đây, chúng đang chúi vào một xó nào đó mà than khóc mà xì xầm bàn mưu tính kế. Mặc xác chúng ! Cánh ta chỉ biết rằng thế là hết những ngày máu lửa. Hết cảnh quân trường. Hết những cuộc vây ráp bắt bớ dộng trời động đất. Hết những đêm ngồi trong những ụ bao cát luôn giật mình thon thốt vì sợ du kích thụt B. 40... Hết tất cả rồi! Vứt mẹ nó súng đi, tới ghi tên trình diện rồi về nhà làm ăn, trở thành một chú Ba, một cậu Tư, một thằng Út nào đó trong mỗi gia đình yên ấm!
Đi kèm bên những người lính đến trình diện là thân nhân của họ. Nhiều người mang theo cả đồ dạc để trình diện xong là đưa vợ con về quê luôn. Vì thế, ở những nơi trình diện đều đông nghịt những người. Súng đạn chất đầy từng đống. Lon ngù, giấy tờ các loại của binh Lính sĩ quan lèn chặt những chíếc thùng phuy đằng sau các bàn trình diện. Các nhân viên chính quyền cách mạng hối hả làm việc suốt cả buổi chiều nhưng vẫn chưa ghi tên hết những người lính đến trình diện. Trời tối. điện trong khu vực quân lỵ sáng bừng lên. Đường phố lại đông nghịt những người.
Trung đội của Năm bố trí ở khu vực trung tâm quận lỵ, chốt giữ khu vực trụ sở ngụy quyền và đồn cảnh sát bảo vệ cho cuộc trình diện của binh lính sĩ quan địch. Bố trí đội hình dự kiến các phương án để sẵn sàng đối phó với mọi tinh huống xảy ra xong, Năm nháy Việt ra một góc và nói nhỏ:
-   Đi với mình một chút.
-   Hiểu ý anh, Việt gật đầu cười rồi VỘI vã khoác súng đi theo trung đội trưởng.
-   Họ đi tìm Tám Sương.
Gặp bất cứ đồng chí du kích nào. Năm và Việt cũng túm lại, hỏi:
—   Có thấy Tám Sương đâu không?
—   Tám Sương nào?
—   Tám Sương Phú Mỹ,
—   Bữa qua tôi có gặp cổ, nhưng từ sáng tới giờ thì không.
Hai anh Giải phóng tưng hửng nhìn nhau rồi lại tiếp tục đi tiếp tục hỏi. Chẳng ai thấy Tám Sương đâu cả. Có lúc người ta kêu đến trước mặt họ một Tám Sương mập thù lù như một chíếc thùng phuy Trời sắp tối, Việt thấy trung đội trưởng của mình bồn chồn, phấp phỏng ra mặt.
—   Yên trí. Thế nào rồi chúng ta cũng tìm thấy Cô ấy ! Việt an ủi Năm rồi túm lấy một anh du kích đang len vào cổng trụ sở.
—   Đồng chí... tôi hỏi thăm một chút.   
—   Người du kích quay lại. Năm bỗng bật reo to :
—   Chú Năm!
—   ủa, Hai Năm ! - Ông xã đội trưởng Phú Mỹ bước tới siết chặt tay Năm - Mạnh giỏi hà ?
-    Vâng, tôi mạnh.
—   Anh em xê ba mình đâu cả rồi?
—   Đại đội đóng trong trường trung học. Riêng, trung đội tôi bảo vệ khu vực này.
—   Vậy ha ! Để tới hồi nào rỗi tôi qua, tụi mình kiếm chút gì nhậu chơi mừng chiến thắng. Thế còn Hai Giáp, Tư Khang vẫn mạnh cả chứ ?
—   Dạ... -Năm ngập ngừng —Anh Giáp... hy  sinh rồi.
-Trởi đất! chú Năm xã đội giật thót —Thiệt hay đùa đó bay?
—   Dạ... thật chứ ạ !
. — Chậc! Tụi bay đánh đấm sao tới nỗi mất tướng vậy ? Quyết liệt quá hả ?
—   Quyết liệt lắm, chú Năm ạ.
—   Nó đánh tới mút mùa với mình chớ bộ ngon lành đâu. Tụi này cũng mất luôn mấy đứa đó.
—   Những ai ? - Năm bỗng hốt hoảng hỏi luôn. Bắt trúng mạch Năm, chú Năm cười vang:
—   Riêng con nhỏ đó thì vẫn nguyên xi nghen! Nó đi tháp tùng ông phó bí thơ thành ủy vô Sài Gòn rồi. Nay mai là về tới thôi mà! Coi bộ sót ruột hả?
-  Dạ... không sao...
-  Nè, đừng cố qua mắt tau đó nghen! Rỗi rãi rồi liệu mà qua Phú Mỹ trình diện. Rồi tau mách đường, chỉ lối cho nghe hông ?
—   Dạ.... — Năm cười, đáp lúng búng - Còn để xem sao đã !
—   Sao với trăng cái chi nữa hẹ? Làm tới đi. Hòa bình rồi. Nay mai thống nhất một cú nữa là gọn hà? Nam Bắc đâu cũng vậy cả. Rồi bay về Phú Mỹ lo giúp tụi tau cái vụ hợp tác xã. Thôi nghen! Tau đang bận quá mà. Bản doanh của tụi bay chỗ nào chỉ coi. Tối tau qua chơi. Rồi khi nào Tám Sương về tau chỉ điểm cho.
Năm vội chỉ cho chú Năm ngôi nhà trung đội đang ở tạm. Ông xã đội Phú Mỹ, chào hai người rồi vội vã đi ngay. Khi chỉ còn hai người với nhau, Việt ghé vào tai Năm bắt chước giọng Nam Bộ:
—   Coi bộ bể bai rồi nghen anh Hai. Liệu mà báo cáo với tổ chức đi kẻo rày rà to đó!
Năm mỉm cưởi, nhưng lại khẽ thở dài:
—   Giá như còn anh Giáp thì vui quá nhỉ!
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #45 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2015, 02:15:17 am »

PHẦN KẾT
Vào một ngày đầy nắng, giưa tháng năm, sao ba ngày cả nước tổ chức lễ mừng chiến thắng, tổ phóng vỉên quay phim đã từng đi với sư đoàn trong suốt chiến dịch lại trở về căn cứ Đồng Dù. Họ còn một số công việc phải làm đề hoàn thành việc ghi lại bằng hình ảnh trận đánh nôi tiếng này. Khi trận đánh diễn ra, các cấp chỉ huy vì thận trọng đã không cho phép họ được lên cửa mở và theo bộ đội xung phong. Họ phải bù đắp lại sự thiếu hụt ấy bằng cách trở về xin phép dựng lại một vài hình ảnh cho bộ phim được trọn vẹn.
Sau khi làm việc với đại đội một tổ chức dựng lại cảnh mở cửa khá thành công họ xin phép trong đoàn và tiểu đoàn xuống Đại đội thọc sâu. Chính trị viên Khang đã nhận được thông báo âsy và đã chuẩn bị tiếp khách rất chu đáo và thận trọng. Bây giờ phòng khách của đại đội có đủ mọi thứ để có thể chiều lòng các vị khách từ Hà Nội vào. Những chíếc giường có đệm mút trải ga trắng muốt. Bộ xa lông lịch sự và kiểu cách. Chiếc tủ lạnh một trăm năm mươi lít lúc nào cũng sẵn đá lạnh và trái cây mua rất rẻ ngoài chợ Củ Chi về tích sẵn. Bộ đồ pha trà bằng sứ Giang Tây choáng lộn... Tóm lại, tất cả đều rất sang trọng, rất trưởng giả. Chí có con người ở đây là vẫn giữ  nguyên phong cách Lính chiến. Chăn màn. quần áo của họ vẫn được xếp gọn gàng trong ba lô. Những cái ga men đen nhẻm đã từng luộc sắn,đun thịt thú rừng, nấu cơm nấu nước, dọc đưởng tuy đã được hát cậu liên lạc cua Đại đội đánh sạch bóng, nhưng vẫn ở tư thế sẵn sàng trong túi cóc ba lô để nểu cần sẽ trở lại làm nhiệm vụ “ca cóng”  đã quá quen thuộc của nó. Những khẩu súng đã lau dầubóng loáng nhưng các băng đạn vẫn đầy ắp. Những chiếc ruột tượng đúc đầy gạo vẫn nầm vát ngang trẽn dốt giưởng của mỗi người... Dó là gạo sẵn sàng chiến đấu Bộ đội vẫn có thể hành quân đi làm nhiệm vụ bất kì lúc nào.
Chính tri viên Khang đêm qua đã thức đến tận mười một giờ đêm để chuẩn bị những điều sẽ báo cáo với các phóng viên. Anh nắm lại thành tích diệt địch của từng trung đôi, tiểu đội nắm lại danh sách đề nghị khen thưởng huân chương vả danh hiệu dũng sĩ. Rồi phải nhẩm lại cả những điều sẽ noi sẽ kể với các phóng viên. Gay lắm! Gay lắm! Người ta sẽ quay tất cả lên phim rồi cả nước sẽ xem, chứ đâu có phải chuyện giỡn ! Phải nhắc các trung đội cho anh em dọn vệ sinh, lau vũ khí và sáng mai phải ăn mặc thật gạn gàng sạch sẽ để sẵn sàng quay phim. Nhắc các cán bộ trung đội gặp riêng các đồng chí có thành tích « bồi dưỡng” cho họ cách nói năng, để đến lúc « người ta » hỏi đến khỏi thất thố. Gay lắm ! Gay lắm ! Có thành tích cũng khổ mà không có thành tích cũng khổ. Từ hôm ngừng bắn đến giở. bao nhiêu đợt nhà văn, nhà báo tới phỏng vấn, rồi ghi ghi chép chép, không hiểu có anh nào lỡ mồm lỡ miệng nói điều nọ xọ ra điều kia không? Danh dự của đại đội là trọng. Phải cẩn thận, cần thận.
Sáng nay anh dậy rất sớm và lại chạy đáo lên một lượt. Khi thấy doanh trại đều được quét dọn tươm tất phòng ngủ của các trung đội đều gọn gàng anh mơi yên tâm chạy về thì khách đă xịch vào đến nhà. Cuốỉ cùng, hóa ra chính anh lại là người luộm thuộm nhất, quần áo chưa kịp thay, râu ria chưa kịp cạo... Thật chẳng ra làm sao!
Khách vẫn là những phóng viên đã đến quay phim buồi lễ xuất quân của tiểu đoàn. Họ nhận ra Khang ngay và lập tức bắt tay vào việc. Anh tổ trưởng là một người có dáng vóc thon thả, da trắng, mặt hơi gãy một chút nói năng rất hoạt bát. Anh ta tự giới thiệu tên mình là Nguyễn Minh Tường biên kịch kiêm đạo diễn, rồi lần lượt giới thiệu tên các phông viên đi cùng.
—   Hôm qua bọn tôi đẫ làm việc với đại đội mở cửa - Anh ta kể - Đến chết cưởi! Đánh nhau thì các ông hăng thế mà đến khi đứng trước ông kính thì ông nào ông nấy cứ lóng nga lóng ngóng. Tôi đẫ nhắc anh chàng Đại đội trưởng “Các anh cứ tự nhiên và làm y như thật». Thì anh ta lại ngớ ra hỏi lại mình « Như thật nghĩa là thế nào ? ». Tôi bật cưởi: “Như thật là thế nào thì các anh phải rõ hơn tôi chứ. Nghĩa là như lúc các anh xông lên đánh mìn mở cửa ấy. Thế là anh ta dàn quân ra. hò hét oang oang, bên tả, bên hữu y như là diễn tập ấy. Cuối cùng tôi phải quyết định cứ cho đánh bộc phá lên và nổ vài  băng Đại liên. Đạn và thuốc nổ thì thiếu quái gì trong cái căn cứ này. Nghe tiếng súng ngửi thấy mùi thuốc đạn» thế là các cha hăng lên. Tất cả lao vào cửa đột phá cứ y như đánh thật. Ầm ĩ một hồi rồi anh ta quay lặi hỏi tôi:  Như thế có được không?. Tôi gật đầu : “ Được ! Tốt rồi” « Thế thì ta bắt đâu nhé !» Anh ta tường rằng lần vừa rồi mới  làm thử » cho chúng tôi xem. Tôi phá lên cưởi và vỗ vai anh:
“Xong cả rồi, anh bạn ạ”. Lúc ấy anh ta mới ngở người ra nhăn nhó: “Thế mà anh chẳng bảo một tiếng để tôi sửa lại cái mặt. Mồ hổi mồ kê nhễ nhại thế này... » Tôi cười bảo “Nếu để các ông chải chuốt thì phim của tôi còn ra cái quái gì nữa !» Thế đáy anh ạ. Hôm nay chúng ta phải rút kinh nghiệm làm thế nào cho thật nhanh để đỡ mất thì giờ và đỡ mệt bộ đội.
Nghe xong, chính trị viên Khang toát mồ hôi. “Thì ra lại còn phải thế nữa. Nghĩa là phải diễn kịch chứ còn quái gì nữa. Mình cứ tường Đại đội sẽ tập họp lại như hôm xuất quân quay vù một cái, rồi thì gọi từng người có thành tích ra, vừa hỏi đáp vừa quay phim như kiều người ta phóng vấn các đại biều Quốc hội vậy. Ai ngờ ! Thế nảy thì gay quá. Gay thật! Hóa ra mình chưa chuẩn bị được gì cả.
Thấy anh chính tri viên ngẩn mặt ra. Tường biết là lại gặp phải một ông cù lần  nữa về diện ảnh. Thôi được, mình phải tự xoay xở lấy thôi. Nghĩ vậy, anh rút một điếu thuốc lá hút chậm rãi rồi bắt đầu gợi chuyện:
—   Đại đội ta làm nhiệm vụ thọc sâu lần này kể cũng vất vả nhi ?
—   Vất vả. Vất vả lắm anh ạ- Chính trị viên Khang vội bắt chuyện-" Chả là đáng lý thì đại đội tôi làm nhiệm vụ mở cửa kia. Sở trường của bọn tôi mà. Nhưng trận này cấp trên xét thấy... xét thế nào đó mà lại tính giao cho Đại đội tôi thọc sâu ở hướng chủ yếu. Xoay phương án nên vất vả, anh ạ. Chà... Giá như còn đồng chí Đại đội trưởng, đồng chí ấy sẽ biết cách kể cho anh thấy rõ mọi sự vất vả gian nan của bọn tôi. Phải kể từ cái đận đi trinh sát kể đi kia. Mà được rồi lúc nữa tôi sẽ gọi anh Năm lên. Đồng chí này cũng được chứng kiến từ đầu đến cuối.
—   Thôi được— Tường tiếp tục gợi chuyện-Tòi sẽ gặp anh em sau. Sáng nay anh em mình nói chuyện cho vui thôi mà. Bọn tôi tiếng thế cũng rỗi rãi. Rồỉ đến chíều bọn ta sẽ bắt tay vào làm việc.
Ồ thế thì hay quá, hay quá ! Mình sẽ có. thởi gian để gỡ bí. Chính trị viên Khang reo thầm trong bụng rồi vội vã rót trà mời khách:
—   Các anh uống nước đi rồi ta nói chuyện. Mà bọn tôi thì có chuyện quái gì mà nói.
—   Chậc! Anh cứ kể cho chúng tôi nghe về trận đánh vừa rồi. Nhớ gì kể nấy ấy mà. Bọn tôi là lính phía sau, háo chuyện ấy lắm.
Thế là Khang kề. Anh nói mỗi lúc một say. sưa, hùng hồn. có lúc hăng qúa anh còn chồm cả dậy làm động tác nữa. Toàn bộ diễn biến chiến đấu của mũi thọc sâu như hiện ra trước mât Tường. Anh sung sướng cảm động đến không nói được. Cứ theo lởi kề của anh chính trị viên này, anh sẽ có một cái sườn chắc chắn cho kịch bản, chỉ phải xếp sắp lại đôi chút nữa thôi. Nhưng tiếc quá ! Một bộ phim phóng sự làm sao có thể nói hết từng ấy điều. Phải chi mình có  điều kiện đề làm một bộ phim truyện? Không, phải làm. Sẽ làm. Miễn sao mình cứ giữ mãi được trong lòng ấn tượng này, những xúc động sâu xa này. Xúc động chân thực là điểm khởi đầu của mọi tuyệt tác. Mình đang có cái điểm khởi đầu ấy. Nhưng làm sao, làm sao mà nuôi nó sống mãi, xanh tươi mãi trong lòng? Đó mới là điều khó. Cuộc sống với bao nhiêu điều ngổn ngang, phức tạp có thể sẽ làm cho nó mòn mỏi đi, thui chột đi và tới một lúc nào đó chí còn là một nắm tro tàn nguội lạnh trong tâm hôn. Không ! Không thể như thế. Mình sẽ kể lại câu chuyện này. Kể thật trung thực. Bởi vì sự trung thực chính là con đường ngắn nhất để đến với tấm lòng người đọc, người xem. Phải làm sao để mọi thế hệ đều hiền rằng chúng ta yêu quí hòa bình đến mức nào nên đã dùng  toàn bộ ý chí nghị lực của cả một dân tộc, dùng đến cả suối máu để kiên quyết dập tắt ngọn lửa chiến tranh. Phải nhắc lại với mọi người bài học về kẻ thù mà cái chết của người Đại đội trưởng dũng cảm của đại đội này đã đưa lại. Rằng, hãy cảnh giác ngay cả khi kẻ thù đã tàn hơi kiệt sức. Hãy cảnh giác ngay cả khi kẻ thù không còn nơi để đặt nhà tù, máy chém trên đất nước này. Bởi vì chúng ghét chúng ta, chúng thù ghét hòa bình đến thâm căn cố đế.
Những ý nghĩ tuôn chảy trong đầu óc Tường như một dòng suối, như những tia chớp. Anh không dám ghi chép. Anh chí sợ sẽ làm cho anh chính trị viên đang say sưa kể chuyện kia mất tự nhiên. Khi mất tự nhiên, anh ta sẽ lập tức khô cứng lại, sẽ tuôn ra một lô những khái niệm, những câu sách vở không đầu không cuối và con người thực của anh ta cũng sẽ biến mất, vẻ đẹp kỳ vĩ của câu chuyện anh ta kể cũng sẽ biến mất. Ôi! Cải vẻ tự nhiên xanh tươi của mọi con người thật đáng qúi, đáng yêu mà sao mong manh đến vậy.
Trong khi kể chuyện, anh chính trị viên nhiều lần nhắc tới một đồng chí tân binh tên la Việt. Một cái tên thì có gì đáng chú ý đâu. Nhưng khi anh ta nhắc đến nhiều lần thì không phải là không có vấn đề. Tường bắt đầu chú ý đến người chiến sĩ mới ấy. Cái hay là ở chỗ lại chính là anh tân binh này, chứ không phải một anh chiến sĩ dày dạn nào đã hoàn thành cái phần cuối cùng của một nhiệm vụ quang vinh: cắm cờ lên sở chỉ huy căn cứ địch, ở đây chứa đựng một cái gì đó không bình thưởng. Phải gặp anh ta. Phải làm sao gặp được tất cả những con người đã làm nên chiến công này. Muốn vậy phải có nhiều thời gian. Ước gì có thởi gian mà hằng tối nằm kề đùi kề vế với họ, uống chung một chẻn trà với họ, buồn vui với họ thì ta sẽ biết thêm được bao nhiêu điều hay, đủ để viết cả hàng chục pho sách, hay làm những bộ phim hay nhất về cuộc chiến tranh này.
Hơn một tiếng đồng hồ trôi qua lúc nào chẳng rõ. Chính trị viên Khang đã kể xong trận đánh của Đại đội anh. Khi ngừng lởi, anh trở lại cương vị chủ nhà và cảm thấy hơi ngượng ngùng vì sự ba hoa của mình. Lúc đó anh cũng mới chợt nhớ ra ràng mình đã kề hết, nói hết tất cả những điều đêm qua đã nghiền ngẫm. Thế là hết! Chẳng còn gì đề dành đến chíều làm việc với họ nữa.
Dường như hiều tâm trạng anh, Tường mỉm cưởi chìa tay qua bàn siết chặt bàn tay thô nháp của anh:
—   Cám ơn anh! Thế là tôi đã rút ngắn được bao nhiêu thởi gian rồi. Anh đã giúp tôi nắm được toàn bộ diễn biến của trận đánh. Bây giở chúng ta chí còn việc đi gặp các nhân vật và chuẩn bị chiều nay ra dựng lại vài cảnh để chúng tôi quay nữã thôi.
-   Ấy chết!-"Chính trị viên Khang hơi hoảng hốt — Có gì các anh phải hỏi thêm anh Toản, anh Năm, anh Viễn và các anh trên tiểu đoàn nữa chứ! Làm việc tập thể nó dễ dàng hơn, một mình tôi e rằng... không được khách quan lắm.
—   Không nhất thiết việc gì cũng phải tập thể bàn bạc đâu, anh ạ - Tường khẽ mỉm cưởi đề anh chính trị viên an tâm — Đã đến lúc chúng ta mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về những công việc của mình phải không anh? Bọn tôi cũng phải tự chịu trách nhiệm về những gì mình sẽ viết. Do đó chúng tôi phải tìm mọi cách để cho việc phản ánh lịch sử thật chân thực.
Thấy đã đến lúc phải « chuyển làn” vì nếu cứ ngồi bên bàn trà mà luận bàn về « trách nhiệm » mãi thì vẻ tự nhiên cởi mở ban đầu của anh chính trị viên này sẽ biến mất, Tường vội đứng dậy đề nghị:
-   Có lẽ chúng ta nên xuống gặp anh em một chút.
......
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #46 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2015, 02:15:37 am »

........
Chính trị viên Khang vội vã đứng dậy quay vào nhà rỉ tai cậu liên lạc, cậu ta lập tức phóng đi ngay.
Xong xuôi, anh mới bước ra, hỏi anh tồ trưởng tổ  quay phim   
—   Chúng ta bắt đầu từ đâu, anh nhi?   
—   Tường nghĩ một lát rồi trà lởi:   
—   Có lẽ chúng ta bắt đầu từ lá   cờ. Từ đồng chí  Việt tân binh, được không?
Khang gật đầu chăp thuận ngay. Anh mừng thầm    vì đã kịp thởi cho liên lạc chạy qua báo cho trung đội một của Năm chuẩn bị đón khảch Vả lại, tay Việt cũng biết cách ăn nói cho ra trò, có thể yên tâm được.
Họ xuống dãy nhà của trung đội một.
Từ hôm qua, khi được biết ngày mai sẽ có đoàn quay phim xuông, Việt đoán rằng phen này có thể sẽ được gặp Tường. Tuy vậy, anh cũng không ngở rằng cái thằng Tường tán gái như khướu ấy bây giờ bỗng trở thành một nhân vật quan trọng để đến nỗi suốt từ chíều qua tới giở, lúc nào đại đội cũng nháo lên về những chuyện dọn vệ sinh, sâp xếp nơi ăn ở và đến bây giở thì cậu liên lạc đại đội hồng hộc chạy xuống, đứng ngay đơ trước mặt Năm, nói không ra hơi:
*   —   Họ...   họ...   sắp   xuống   đấy!
—   Thì cứ để họ xuống — Năm gắt- Việc gì mà cử cuống cả lên thế ?
—   Anh Khang dặn...
—   Biết rồi! Cậu cứ về đi !
Cậu liên lạc tưng hửng một lát rồi lại vội vã chạy bể đến các trung đội khác. Cậu ta vừa đi khỏi thì « phái đoàn » đến. Tưởng chạm chán vởi Việt ngay ở cửa ra vào.
—   Ơ! — Anh ta há hốc miệng, đửng ngay như trồng trước cửa khiến Việt phì cười:
—   Có gì mà phải tròn mắt ra thế kia !
—   Thế... hóa ra là cậu à ?
—   Chứ sao ?
—   Thế... có đúng cậu là... Việt không?
—   Mình chẳng là Việt thì cỏn là thằng chết toi nào nữa!
Việt trả lời vả toan giơ tay đấm vào lưng bạn một cái, nhưng thấy chính trị viên liếc xéo qua nên lại thôi. Anh bước tới siết chặt lấy tay Tường:
—   Mình trông thấy ông từ hôm làm lễ xuất quân. Nhưng ông quan trọng quá mình không làm sao mà lại gần được.
—   Thế ra là hai anh ... ?
—   Bạn học của tôi đấy — Tường hể hả trả lởi chính trị viên Khang — Chúng tôi cùng học với nhau ở trường Đại học Tổng hợp. Học xong, anh ấy đi gõ đầu trẻ, cỏn tôi trở thành anh cán bộ khảo cổ. rồi chuyển sang làm cái nghề này. Lúc nãy nghe anh kể hoài về một cái cậu Việt tân binh nào đó. Nhưng dù có đầu óc tường tượng vĩ đại như ông Tôn-xtôi, tôi cũng không thể ngờ người đó lại chính là anh đâu- anh Việt ạ.
Cuộc đón tiếp được chuẩn bị đã diễn ra thật trịnh trọng, nghiêm túc, bỗng chuyển sang không khí vui vẻ, thân mật kiểu gia đình. Chính trị viên Khang cũng bỏ chíếc áo khoác « khổ chủ” từ lúc nào chẳng rõ. Anh trở lại vẻ tự nhiên,, mộc mạc rất đáng yêu của mình. Chuyện trò một lúc lâu, chính tri viên Khang ngỏ lời mời hai đồng chí cùng tổ với Tường về nhà khách của Đại đội nghỉ ngơi để Tường được tự nhiên trò chuyện với bạn. Tường thống nhất với Khang chương trình làm việc buồi chiều, rồi anh khoác tay Việt bước ra khỏi khu trú quân của đại đội tản bộ dọc theo con đường chạy thẳng vào khu trung tâm căn cứ.
—   Cậu bỏ cái nghề lụ khụ ấy từ bao giở ? — Việt hỏi và bỗng mỉm cưởi nhớ lại những kỷ niệm khi còn học ở trường đại học.
—   Từ dạo B.52 nó choảng thẳng vào Hà Nội. mình bỗng thấy cái nghề của mình thật rị mọ - Tường tâm sự — Trong khi cơn lốc của chiến tranh đang thổi ào ào trên đầu thì mình lại đi đào bới hết hang này hốc nọ để tự hỏi: ngày xưa họ sống ra sao ? ăn bằng gì ? Bắt thú rừng như thế nào? Và tại sao lại từ tôn sùng phụ nữ trong thị tộc mẫu hệ sang tôn sùng đàn ông trong thị tộc phụ quyền? Thế là mình bỏ nghề xin đi học một lớp phóng viên báo chí ngắn hạn. Học xong lớp ấy mình xin vào quân đội nhận bừa rằng có thể viết được cả kịch bản phim. Họ bắt mình viết thử một cái. Nhưng mình viết thật viết hẳn một kịch bản về dân quân tự vệ các làng hoa Hà Nội. Kịch bản của mình đạt. Nhưng không được quay riêng, mà sau đó được  dùng làm tư liệu  cho một kịch bản phóng sự viết chung về dân quân tự vệ Thủ đô đánh trả B.52 Mỹ, mình cũng có được ghé một cái tên lên màn ảnh. Nhưng thế cũng tốt rồỉ. Người ta nhận mình. Mình trở thành nhà biên kịch điện ảnh quân đội và đôi khi kiêm cả đạo diễn phim tài liệu, phóng sự nhì nhằng. Rồi mình theo quân đoàn của cậu đi chiến dịch Tây Nguyên. Rồi tiếp tục bám đuổi các cậu vào đây. Rồi xuống công tác ở đại đội ba và được nghe cái ông chính trị viên của cậu say sưa kể về một cái cậù tân binh nào đó tên là Việt đã cắm được lá cờ lên sở chỉ huy địch. Mình thấy có cái gì ngồ ngộ trong chuyện này nên mò xuống đây tìm cái cậu tân binh tốt số ấy. Cuối cùng thì té ra là cậu, một thằng bạn hết sức vớ vẩn hồi ở Đại Học. có vậy thôi.. Và bây giờ thì xin được chiêm ngưỡng người anh hùng.
*   Đúng là giọng kịch bản phóng sự! Nhưng thôi mình hỏi thật nhé. Vớ được một cái «gương” như mình, cậu khoái lắm hả?
"" Khoái ! — Tường bỗng bật cười ha hả. Nhưng nếu cậu ngã gục dưới cột cờ thì khoái hơn nhiều. Phim của mình sẽ có một pha thật mùi!
—   Ăn với nói! — Việt đấm vào lưng bạn rồi cũng lên giọng đùa giỡn - Nhưng muốn gì thì gì, bây giở cậu cũng bắt buộc phải bốc thơm tớ, ca ngợi tớ như một anh hùng, một nhân vật lịch sử rồi chứ còn gì nữa.
—   Cậu thì là cái thá gì mà đã lên mặt — Tường tiếp lời Việt, cũng vẫn bằng cái giọng bông lơn hơi ác khẩu ấy “ Chẳng qua lịch sử nó chỉ tình cờ đặt lá cờ lên tay cậu và cậu chí còn phải làm mỗi một việc là phất nó lên. Thế thôi! Hãy khiêm tốn, con giời ạ !
—   Cậu nói đúng đấy, Tường ạ — Việt bỗng trở lại giọng nghiêm trang - Đó chỉ là một sự tình cờ lịch sử, Vì vậy, dĩ nhiên mình sẽ ủng hộ cậu trong cái .việc cậu định « quay mình cắm cờ. Có điều nhiệm vụ. của cậu là làm sao cho mọi người, nhất là những thế hệ mai sau xen phim của cậu sẽ thấy được rằng để lá cờ ấy đến tay mình đã phải có bao nhiêu đồng đội của chúng mình ngã xuống dọc con đường đi tới chiến thắng. Rất tiếc rằng chúng ta không thể dựng dậy tất cả những người đã hy sinh dọc con đường máu lửa ấy trở về đây để cùng đứng dưới cở, chụp chung một bức ảnh lưu lại cho hậu thế. Nếu cậu là một trong những người tự cho rằng mình có sứ mạng ghi nhận lịch sử thì đừng có quên điều đó.
—   Đúng ! Phải nhớ. Phải làm được như vậy — Tường bỗng trở nên tư lự — Có điều không chí một người mà hàng ngàn, hàng vạn người, nói cách khác là cả thế hệ chúig ta phải làm để cho những thế hệ mai sau hiều đúng thực chất của lịch sử.
Vừa đi vừa say sưa tâm sự, họ đã tới trước khu sở chỉ huy của căn cứ địch từ lúc nào chẳng rõ. Bây giờ trụ sở sư đoàn bộ binh Chiến Thắng về đóng ở đây.
Một lá cờ lớn phấp phới tung bay trên đỉnh cây cột cờ lớn trước sân. Lá cờ mà Việt đã kéo lên trên nóc nhà chí huy căn cứ địch đã được sư đoàn cất đi để lưu giữ-  Lá cờ ấy Tường cũng đã được nhìn thấy và anh còn gìữ nguyên vẹn những ấn tượng, những rung động sâu xa khi run run nâng nó trên tay, nhìn thấy những vệt máu loang đã khô cứng và những vết đạn xuyên lỗ chỗ trên nền cờ còn sậm đen khói đạn. Ấn tượng ấy, cảm xúc ấy lúc này như được nhân lên gấp bội khỉ anh biết ràng chính người bạn thân của mình đã cùng đồng đội đưa lá cờ ấy băng qua lửa khói để tới đích. Xúc cảm ấy khiến anh tin ở mình hơn. Có thể anh chưa có được một tác phầm thiên tài, nhưng những điều anh sẽ viết, những thước phim anh sẽ quay chắc chắn phải là những điều chân thực.
—   Kia là nóc nhà mái vòm, nơi cậu Dĩnh đứng bắn B.40. Còn trước cửa ngôi nhà lớn kia là nơi đại đội trưởng Giáp đã hy sinh — Việt vừa nói vừa chí từng vị trí một — Nhưng thôi, chúng mình không nên vào đấy. Để lúc nào cậu bắt đầu quay mình sẽ chí thật chính xác. Tiếc rằng không còn cậu Dĩnh. Cận làm thế nào đề diễn tả lại được hành động anh hùng ấy ?
—   Đấy — Tường bỗng vỗ mạnh vào vai Việt “Ông cũng hiều cái khó của mình rồi. Phim phóng sự, tàỉ liệu, thì không thể thay nhân vật có thực bẳng một diễn viên điện ảnh được. Mình sẽ cố tìm cách nào đó- để thể hiện. Nhưng... Tường bỗng ngập ngừng ” Có lẽ mình sẽ dựng một bộ phim truyện. Phải một bộ phim truyện, một tác phầm nghệ thuật thực sự thì mới có đất để nói hết mọi điều mình muốn nói vể hiện thực anh hùng này.
—   Mình ủng hộ dự định đó của cậu đáy.
—   Nhưng... lực bất tòng tâm — Tường bỗng lắc đầu — Sau này nếu là không có cái bộ phim ấy thì cậu cũng đừng chửi mình là thằng khoác lác nhé.
*   Dạo này cậu cũng biết nói năng thận trọng gớm nhỉ ?
-   “Nếu như tất cả đáng hoài nghi, thì ít ra còn một cái không thể hoài nghi, đó là cái tôi hoài nghi”. Đề- các(1) đã nói như vậy. Vì vậỵ hãy  cho phép mình hoài nghi chính cả những dự định ghê gớm đó của mình.
Tường nói rồi bật cưởi ha hả, tự lấy làm thú vị về câu triết lý uyên thâm mình vừa dẫn. Việt mỉm cưởi chỉ lên lá cờ lớn đang tung bay phần phật trong gió nắng.
-    Nhưng có một cái không thể hoài nghi. Đó là cuối cùng chúng ta đã chiến thắng.

Viết xong tại Sơn Tây
ngày 20-3-1982.
1.   Descartes : nhà triết học và bác học nổi tiếng người Pháp (1596- 1650)
[/right]
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #47 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2015, 02:16:16 am »

TRƯỚC NGƯỠNG CỪA BÌNH MINH
Chịu  trách nhiệm bản thảo :   Vũ THỊ   HỒNG
Trình bày : Vũ Lai   Sửa   bản   in:   MINH   ANH
Bìa :   NGUYỀN   NGHIÊM
Nhà xuất bản Q.Đ.N.D: 23 Lý Nam Đế, Hà Nội — Dây nói 53766
Bắt đầu in 2-1986. In xong 5- I 986. nộp lưu chiểu 5- 1986. Khổ sách : 13X 19
 Số XB :27/XB. Số trang : 236. Số lượng : 20.000 c
 Sắp chữ, in và đóng sách tại Nhà máy in B.T.T.M. Sổ in 33
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #48 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2015, 02:27:22 am »

 Smiley Smiley Smiley
Vâng, Thưa tất cả các bác, để chào mừng 40 năm Giải phóng Miền Nam bắt đầu từ chiến dịch Tây Nguyên 10/3 - nhà cháu đã  hoàn thành việc số hóa giới thiệu tác phẩm "Trước ngưỡng cửa bình minh" của nhà văn Khuất Quang Thụy.

 Trong bản số hóa này còn nhiều sai sót về lỗi chính tả và đợt tết vừa rồi khá lâu mới post bài mới vì bận bịu rất mong các bác bỏ quá cho. Và nếu bác nào đã đọc tác phẩm này rồi mà thấy có lỗi gì sai khi số hóa thì xin các bác báo lại để nhà cháu sửa chữa.
 
Đặc biệt,  mong là các bác trước đây có nằm trong sư đoàn Đồng Bằng mà ở đầu tác phẩm nhà văn đã nói đây là tác phẩm dành cho các bác, rất mong nhận được cảm nghĩ của các bác sau khi đọc xong tác phẩm này.

Sau tác phẩm này, vài hôm nữa sẽ nhà cháu sẽ post tiếp tác phẩm "Thềm Nắng" là một số truyện ngắn nữa của nhà văn Khuất Quang Thụy, rất mong các bác đón đọc ủng hộ.

Thân gửi
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM