Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:29:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những phiên chợ tình của lính E88 F308 Thanh Oai  (Đọc 12197 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2015, 03:37:29 pm »

VỀ VỚI CHỢ TÌNH.   NGÀY 4/1/2015
Mùa xuân còn đang lấp ló chưa dám về, bởi cái rét từ miền Đông Bắc còn đang quyến luyến. Những người vùng cao còn đang háo hấc chờ đi Phiên chợ Bắc Hà, chợ Khâu Vai, phiên chợ ở Sa Pa. Phiên chợ tình đầu xuân mang dáng dấp con Dê.
Còn các cựu lính E88 F308 Thanh Oai thì năm nào cũng vậy. Ngày 4 tháng 1 đến hẹn lại về phiên chợ tình của lính. Phiên chợ tình của lính Thanh Oai thường họp sớm hơn trước mùa xuân.
Những phiên chợ tình ở vùng cao là một phiên chợ dành cho những mối tình xưa lỗi hẹn với nhau, những mối tình bắt đầu nhen nhóm lứa đôi từ các bản làng trên rẻo cao về tụ hội, gặp gỡ lại nhau chung vui những điệu múa khèn,và những câu truyện tình ôn lại, những câu chuyện tình mới bắt đầu. Thật là một văn hóa tình rất riêng của người vùng cao.
Còn phiên chợ tình của lính Thanh Oai là những cựu lính xa, gần về hội tụ bên nhau, trao nhau những tình cảm nồng ấm chứa chan tình đồng đội. Cung đường Xa xôi nhưng đã bốn năm rồi từ ngày tìm lại được các anh, hai cô lính nuôi quân quê Lúa cũng đúng hẹn lại về cùng các anh vui với phiên chợ tình đất Lụa. Phiên chợ tình mang đầy chất lính.
Năm nay phiên chợ tình như đông vui hơn thì phải. Có cả các tướng lĩnh qua các thời kỳ và cán bộ địa phương, cán bộ trẻ còn đang đương nhiệm của ngôi nhà E88. Họ cùng nhau thắp những tuần hương tri ân cho những người đồng đội, họ nói lời cảm nhận, cùng nhau ôn lại những năm tháng hào hùng trong 81 ngày đêm vững vàng trong thành cổ Quảng Trị, lại cùng nhau bùi ngùi nhớ về những đồng đội vẫn còn nằm lại nơi chiến trận, hôm nay vẫn chưa về. họ được cùng nhau hát ca, những bài ca đi cùng năm tháng, lính của các thế hệ cùng nhau hát vang bài ca "Sư đoàn quân Tiên Phong".
Thật là vui và xúc động đến rơi nước mắt.
Có lẽ khó tả nổi những niềm vui trong xúc động của những cựu lính của mấy thế hệ gặp lại nhau. Xuan Tran xin được nhờ qua những tấm hình để nói thay niềm xúc động không thể tả.


Hình ảnh các CCB E88 F308 Thanh Oai cùng các thủ trưởng qua các thời kỳ ra thắp  hương tri ân cho đồng đội đang nằm tại nghĩa trang của xã Đồng Mai.





























 Ảnh trên: Nết và CB hai cô gái nuôi quân. Mùa hè năm 1972. Nết 18 tuổi, CB 17 tuổi. Xứ Thanh.



 Ảnh trên. Hình ảnh CB và Nết. sau 44 năm mới thấy thời gian là thủ phạm hủy diệt tuổi xuân.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Giêng, 2015, 05:17:42 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #1 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2015, 05:20:47 pm »

   Những hình ảnh ghi lại trong lễ mít tinh và giao lưu đồng đội 4/1/2015. Tại Làng Đồng Hoàng, xã Đồng Mai, Thanh Oai, Hà Nội.





















« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2015, 02:51:40 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #2 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2015, 07:29:20 pm »




 Trung tá Tuấn Cường sinh năm 1972, một chàng lính trẻ trung, thanh nhã, họat ngôn. Chủ nhiệm chính trị E88 f308 đương nhiệm, phát biểu cảm nhận của những người lính thế hệ đi sau đối với các chú, các bác, các cô thế hệ đi trước. Thời gian phát biểu ngắn gọn chừng chưa đến 10 phút thôi nhưng đã hai lần anh phải ngừng lại nghẹn ngào, đầu hơi cúi xuống nuốt dòng nước mắt để khỏi bật lên tiếng khóc rồi mới tiếp tục nói lời chúc, câu chào và lời hứa đại diện cho cả  thế hệ hôm nay trước lớp cha anh. Những gì lớp trẻ hôm nay sẽ làm tất cả vì sự trường tồn và bình yên của Tổ Quốc. vì những thành quả  mà cha anh đã ngã xuống hy sinh bằng máu xương để giành lại. Các CCB chiến binh ngồi dưới lắng nghe mắt ai cũng đỏ hoe khi thấy lớp con cháu mình cũng đang đầy hào khí của cha anh và họ đang rất trân trọng những Cựu bình già đã từng hy sinh, chiến đấu.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Giêng, 2015, 07:43:24 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2015, 02:10:55 pm »

 Trong buổi lễ gặp mặt đồng đội của CCB E88 F308 Thanh Oai. bốn CCB đã vình dự được nguyên thiếu tướng Lê Xuân Thu lên trao kỷ niệm chương của sư đoàn quân Tiên phong.



 Ảnh trên: Nguyên thiếu tướng Lê Xuân Thu và các CCB được trao kỷ niệm chương của sư đoàn quân Tiên Phong.



 Chị Phiến phu nhân của anh Đàm Hữu Thiết. Nhà tài trợ chính cho chuyến trở lại chiến trường xưa tháng 4/2013 cho các CCB E88 F308 Thanh Oai.  Chị Phiến rất mặn mà với những người đồng đội của chồng. Lúc nào chị cũng rất vui trong xúc động. Người ngồi bên chị là Hồng Nết. Chiến sỹ nuôi quân của các anh lính Thanh Oai 43 năm về trước.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2015, 02:46:23 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2015, 02:15:46 pm »

Trong buổi lễ mít tinh gặp mặt. Người thủ lĩnh chỉ huy quân E 88 chiến đấu bảo vệ Thành Cổ. Đang ngồi bên Chủ nhiệm chính trị E88 đương nhiệm. Trung tá Tuấn Cường. Những gì ông nói trong buổi gặp mặt hôm nay là những kỷ niệm ôn lại của thế hệ cha anh và là những lời quý báu truyền kinh nghiệm lại cho thế hệ hôm nay. Trong buổi gặp mặt hôm nay . Trung tá Tuấn Cường đã nhiều lần rơi lệ.



  Ảnh trên: Nguyên Đại tá. Phạm Duy Tân và Trung tá Tuấn Cường.



 Ảnh trên: Nguyên thiếu tướng Lê Xuân Thu và CCB nuôi quân

quê Lúa.

Ảnh trên: Người ngồi bên phải là anh Trần Bính, thôn Đồng Hoàng, xã Đồng Mai. Người đứng cầm máy ảnh phía sau là anh Nguyễn Văn Hồng. Chiến sỹ B4. Người đã cùng CB trong những ngày hành quân vất vả nấu ăn. Anh rất hiền và chịu khó. Trong suốt buổi anh chạy lăng xăng với chiếc máy ảnh trên tay ghi lại những hình ảnh đẹp của ngày gặp mặt.
 
 Sau lễ mít tinh kỷ niệm 43 năm ngày nhập ngũ của các CCB E88 F308 Thanh Oai. Là bữa tiệc vui mặn mà của các anh lính Thành cổ. Vừa chúc nhau những chén tràn ly, vừa ôn lại những kỷ niệm xưa mà rưng rưng lệ.



Ảnh trên: Nguyên thiếu tướng Lê Xuan Thu, anh Đàm Hữu Thiết cùng phu nhân cạn ly với các CCB Thành cổ.



 Ảnh trên" Người đứng giữa phía trong trong bộ com lê đen. Là Trung tá Tuấn Cường chủ nhiệm chính trị e88 F308 đượng nhiệm. vui trong xúc động được chạm với các thế hệ cha anh của Trung đoàn những chén rượu tràn ly, nồng ấm trong ngày vui gặp mặt.



Ảnh trên: Anh Nguyễn Xuân Cẩn xúc động  cùng đồng đội. Là năm đầu tiên anh được nghỉ chế độ sau 43 năm cỗng hiến.



 Ảnh trên: Anh Nguyễn Doãn Thọ là người có công nối cầu cho các anh em CCB E88 Thanh Oai với BLL E88. Để rồi đã có chuyến đi về lại chiến trường xưa năm 2013 đầy tình đầy nghĩa.



 ẢNh  trên: Bác nguyên đại tá Phạm Duy Tân là chỉ huy của trung đoàn thời kỳ chiến đấu bảo vệ thành cổ. Nguyên Sư trưởng sư 308 thời kỳ sau Hòa Bình. Tuổi đã cao nhưng ông vẫn mặn mà với những chiến sỹ đã từng sống chết có nhau những năm tháng gian nan chiến đấu, hy sinh, gian khổ. Trong bữa ăn . Ông dành thời gian ôn lại chuyện xưa với những chiến sỹ của mình. Thật xúc động.



Ảnh trên: Trung Tá Tuấn Cường cùng các CCB chạm ly.



Cô Chích Bông nuôi quân ngày xưa hôm nay rất vui trong nghề tác nghiệp vườn tập tẹ. Nhưng vẫn tranh thủ nhờ các anh nháy giúp mấy kiểu có mình trong tiệc vui cùng với các anh.

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2015, 05:52:32 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2015, 03:36:34 pm »

 Một tấm hình ghi lạị đầy xúc động. Đây là Mẹ Việt Man Anh Hùng của xã Đồng Mai. Nơi năm 2014 các CCB E88 Thanh Oai tổ chức gặp mặt.



Ảnh trên. Mẹ Việt Nam anh hùng rất vui và bồi hồi  xúc động hôm nay được cùng các con giao lưu trong ngày kỷ niệm 43 năm ngày nhập ngũ. Mẹ Trong suốt buổi giao lưu mẹ bùi ngùi khi nghĩ về người chồng thân yêu nhất của mẹ đã hy sinh và đứa con yêu nhất cũng mẹ dứt ruột để ra. Anh ấy cũng cùng lên đường cùng với các anh còn sống sót về đây. Nhưng con trai của mẹ đã mãi mãi không về. Hôm nay các CCB E88 tổ chức gặp mặt ngay trên quê hương Đồng Mai. 83 tuổi rồi, mẹ vẫn khỏe mạnh và tới cùng các con chung vui ngày gặp mặt và cùng chạm với các con ly rượu tràn đầy tỉnh yêu thương hòa nào trong đó.  Chúng con xin kính chúc mẹ mạnh khỏe, trường thọ.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2015, 06:01:51 pm »

 Và đây là một số những tấm hình lưu niệm của buổi giao lưu gặp mặt.

Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2015, 03:50:49 pm »

 Nhưng hình ảnh chụp kỷ niệm của lính các thế hệ cùng ban liên lạc kỷ niệm ngày gặp mặt 43 năm tại Đồng Hoàng, Đồng Mai, Thanh Oai 4/1/2015 của các CCB E88 F308.




Ảnh trên: Từ Trái sang phải. Anh Long trong ban LL CCB E88Thanh Oai, Đại tá Trần Trọng Kỳ. Nguyên là thủ lĩnh của trung đoàn E 88 thời kỳ chiến đấu ở Quảng Trị, Chị Phiến phu nhân của anh CCB Đàm Hữu Thiết, người luôn mặn mà với những người lính là đồng đội của Phu quân. Anh chị đã là nhà tài trợ chính về kính phí cho chuyến đi 5 ngày đêm về lại chiến trường xưa tháng 4/2013 cho 40 CCB E88 Thanh Oai. Xin mời các bác nhã ý vào đọc trong "Những ngày tháng 4 CCB e88 Thanh Oai về lại chiến trường xưa. Cách phiên chợ tình 2015 chỉ mấy dòng, CB là người luôn được chị Phiến quý và ưu ái nhất trong chuyến trở lại chiến trường xưa 4/2013. Tiếp bên cạnh CB là thiếu tướng Lê Xuân Thu nguyên là phó trưởng tự lệnh quân khu II, là trưởng đoàn về lại chiến trường xưa 4/2013 đầy tâm huyết, anh là một linh hồn, là một thủ lĩnh ngoại giao nghệ thuật mang về bao thuận lợi cho cả chuyến đi đầy tình đấy nghĩa không thể quên ấy của những CCB Thanh Oai, Anh Đàm Hữu Thiết, anh Đức Trung,  Là hai người bạn thân thiết cùng một chiến hào, Đức Trung rất yêu tiếng đàn Mandolyn cổ của mình, nhưng có lẽ anh cũng không thể quên tiếng kèn Acmonica của anh Đàm Hữu Thiết, Tiếng kèn du dương trong bài ca xung trận còn vọng mãi dưới hầm sâu nơi chiến hào thành cổ trong những ngày chiến đấu đầy cam go 81 ngày đêm của mùa hè đỏ lửa.



Ảnh Trên: Từ Trái sang phải. Anh Lê Văn Long, chị Nguyễn Thị Phiến, Anh Nguyễn Văn Phúc.  Hai anh cùng trong ban liên lạc rất tâm huyết, Các anh đều là những linh hồn cho mọi hoạt động của hội CCB E88 Thanh Oai. và người đứng cuối cùng bên tay phải là Nguyễn Thị Hồng Nết chiến sỹ Tiếp Phẩm. Còn hai nhân vậy phụ không biết chuyện gì mà làm anh Xuan Cần mặn mà với thủ trưởng mình đến vậy.




 Ảnh trên: Cô nuôi quân thế hệ đánh Mỹ và Trung tá Tuấn Cường chủ nhiệm chính trị đương nhiệm trung đoàn 88. Một chàng trai mặn mà với lớp thế hệ cha anh và cũng khá Mít ướt.



Ảnh trên . Người ngồi bên tay phải là CCB Đàm Hữu Thiết. Là một linh hồn không thể thiếu cho những cuộc trở lại chiến trường xưa, những công trình tưởng niệm của trung đoàn Tu Vũ, những chuyến đi tri ân của các CCB e88.

   Người ngồi bên tay trái. Anh Nguyễn Văn Hồng. Một nhân vât được nhắc tên trong hồi ức " Mảnh ghép đời người" của CB đăng trên trang FB. Những ngày chiến tranh không chiến của miền Bắc. Đơn vị hành quân cơ động. Bếp ăn dã chiến, nấu theo trung đội. Mỗi lính nuôi quân phụ trách nấu ăn cho một trung đội và được hỗ trợ thêm một lính Nam. CB bé bỏng và được phân về nấu ăn ở B4. B4 là một trung đội mà CB chỉ nhớ mặt, không biết tên ai cả và người được Trung đội hỗ trợ CB chính là anh Nguyễn Văn Hồng. Cb vẫn nhớ cái dáng người gày cao dong, ít nói, chịu khó, khéo tay nữa. Hai anh thường ít nói chuyện với nhau. Chỉ một hôm ngồi hai anh em rau  cùng. Chả lẽ cứ chẳng ai nói với ai mãi thế này, tôi đành liều làm quen và hỏi tên anh và tên làng quê anh nữa. Anh nói nhỏ, mình là Hồng ở Thanh Cao. Nghe Thanh Cao mà mình sao hình dung được Thanh Cao. Rồi từ ngày chia tay, không bao giờ gặp lại.  Lần đầu tiên gặp lại các anh xúc động động lắm, những giọt nước mắt mừng vui sau 39 năm gặp ba cô nuôi quân về quê Lúa. Chỉ vẫn một người vẫn ngồi lặng dựa lưng vào thành ghế nhà anh Long. Tôi chợt nhìn thấy khuôn mặt ấy và đã nhớ ra anh. Chưa kịp hỏi  thì anh đã hỏi CB. "Anh đố em, biết anh là ai không? Quên sao được. CB trả lời rất nhanh. Anh tên là Hồng, quê ở Thanh Cao. Anh Hồng đứng lên bắt tay tôi và kèm theo một lời khen, em giỏi nhớ lắm. 39 năm qua hình ảnh của em vẫn còn trong trái tim anh. Ồ...tất cùng cười...Thì ra cái anh chàng ngồi cả ngày chả nói tới hai câu ngày xưa mà tận 39 năm sau lại có một câu nói hùng hồn đến vậy, vui và hài hước lắm. Thật lòng tôi cũng thế,  chưa bao giờ quên hình ảnh anh lính gày cao, cái tay đảo xoong cơm rất dẻo, giúp đỡ cô Chích rất nhiều. Anh Hồng cũng là một nhân vật năng động, nhiệt tình trong ban liên lạc CCB E88 Thanh Oai, những cuộc viếng thăm tri ân anh luôn là người có mặt. Anh vẫn đang tham gia công tác tại địa phương. Những CCB Thanh Oai mỗi người mỗi vẻ, họ vẫn vui và luôn sống gần nhau đầy tình lính.



Ảnh trên: Người ngồi bên phải CB đội mũ tai bèo là anh Nguyễn Doãn Thọ. Một anh liên lạc đầy nhiệt huyết của CCB E88 Hà Nội. Trong các hoạt động tri ân của ban liên lạc CCB E88 F308 anh đều xông xáo đi đầu. Công trình xây đài tượng niêm của trung đoàn Tu Vũ ở Tân Cương. Anh là một trong những thành viên có mặt từ đầu cho tới khi công trình khánh thành. Và cũng qua tham gia diẽn đàn M&H, tôi và anh biết nhau và tôi đã giớ thiệu với anh về những anh lính Thanh Oai. Những anh lính Thành cổ đã tìm lại được nhau. Anh cũng là người có công lớn bắc cầu cho chuyến về lại chiến trường xưa 4/2013 của các anh lính Thanh Oai.
Người ngồi bên Trái CB . Anh Trần Bính. Người mà CB được biết tên và thân thiện hơn từ trong những ngày hè 1972.




Ảnh trên: Người ngồi bên tay trái. Đại tá Trần Trọng Kỳ, là thủ lĩnh dũng cảm, thông mình, chỉ huy nghệ thuật cho từng trận chiến đầy cam go, ác liệt  bảo vệ thành cổ  của trung đoàn 88 trong những ngày hè đỏ lửa. là một phó đoàn tận tụy của chuyến về lại chiến trường xưa 4/2013. Anh là người quê xứ Nghệ những lại là chàng rể quý của quê Lúa Thái Bình.
Người ngồi bên tay phải. Thiếu tướng Nguyên Phó trưởng tư lệnh quan II, ủy viên ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương. Anh là c viên, là chién sỹ của trung đoàn 88 thời kỳ chiến đấu ở Quảng Trị.  Trưởng đoàn về lại chiến trường xưa 4/2013. Người có những câu chuyện hài hước cười ra nước mắt, làm cho các cựu lính không còn thấy mệt, không còn thấy say xe.



« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2015, 06:42:56 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2015, 04:23:09 pm »

  Một chương trình văn nghệ thật tuyệt vời của các CCB và cán bộ của trung đoàn 88 f308 đương nhiệm trước giờ dã bạn.



 Tấm hình trên: Được ghi lại. Đây là tiết mục đầu tiên của cuộc giao lưu văn nghệ trước giờ dã bạn của các cựu lính Thanh Oai. Đức Trọng anh lính Thành cổ, chàng trai của đất Thanh Oai, một người con kính Chúa, yêu nước. Bài hát của 43 năm về trước, trong đêm giao thừa tại làng đồi Vân Trụ hôm nay lại được anh tua lại. Dẫu giọng hát hôm nay không còn được tròn. Nhưng tinh thần yêu nước, yêu ca trong anh vẫn tròn nguyên. " Ngọn đèn đứng gác"



 Còn tấm hình trên: Hai cựu lính Thành cổ. Người thổi sáo là anh Đàm Hữu Thiết, người ngồi bên anh ôm cây đàn Mandolyn quen thuộc là Đức Trung. Hai người bạn chiến đấu, cùng hầm trong những ngày cam go nhất của 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị.

   Hai người có một kỷ niệm để đời.
  Đó là những ngày chiến đấu cam go nhất  trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Anh Đàm hữu Thiết là người lính đã được làm quen với những trận chiến đầy khốc liệt nơi mà được coi như một cái cối xay thịt lúc bấy giờ. Đức Trung Anh lính trẻ Thanh Oai chân ướt chân ráo được bổ vào cùng đơn vị của anh Đàm Hữu Thiết và còn may mắn hơn Trung còn được cùng tổ tam tam với anh cựu thảnh cổ đã được làm quen với trận mạc nơi đây.
Rồi có  trận chiến không cân sức giữa ta và địch. Lính cổ đã phải rút về Hầm đẻ bảo toàn lực lượng. Pháo địch nã về phía những căn hầm trú ẩn của quân giải phóng. Đức Trung còn chân ướt chân ráo, anh chưa được tận hưởng những pháo dữ dội như thế bao giờ. Trong giờ phút đầy cam go ấy! Đức Trung đã bật khóc ôm chặt lấy anh Đàm Hữu Thiết mà vừa khóc , vừa nói rằng.
- Anh ơi! Em sợ lắm. Pháo nó câu thế này thì em chết mất thôi.
- Anh lính Thành cổ đã từng được dạn dày hơn Trung qua từng trận đánh đã đông viên an ủi Đức Trung.
- Thôi nín đi! Anh em mình đã vào được hầm thế này thì không bao giờ chết được.
Một tình cảm anh lính cũ hòa vào tình lính mới, chẻ chở, động viên nhau trong giờ hút sống chết cận kề. Đàm Hữu Thiết, người đồng đội của Đức Trung,  anh ấy đã trở thành trở thành người anh, người cha, người mẹ, là lũy thép dày bảo vệ cho Đức Trung khi bài kèn Acmonica vang lên từ dưới hầm sâu, vọng ra khắp chiến hào. Tiếng kèn của anh lính thành cổ Đàm Hữu Thiết du dương mà mạnh mẽ, xây cho Đức Trung một bản lĩnh ngoan cường của người lính Thành cổ, không biết sợ gian khổ và cũng không biết sợ hy sinh. Đức Trung đã trở thành một anh lính cùng các anh, cùng đồng đội chiến đấu dũng cảm cho tới những ngày cuối cùng của 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.




 Ảnh trên : Đức Trọng cùng dàn nhạc của CCB E 88 Thanh Oai đang thả hồn với về câu Quan Họ, mặn mà, sâu lắng. Người mặc sơ mi kẻ cầm mic cho đồng đội thổi sáo là anh Nguyễn Xuân Cần. Anh nguyên là trưởng ban kiểm tra thành Ủy Hà Nội. anh vừa được nghỉ chế độ tháng 11/2014. Anh rất vui vào  năm anh được hạ cánh an toàn sau 43 năm cống hiến. Hôm nay anh lại được vui đón đồng đội về cùng giao lưu gặp mặt trong ngôi nhà mới khang trang tại quê hương Đồng Hoàng của anh, đón khách cùng anh ngày vui trọn vẹn có cả người vợ yêu thương, đảm đang và những đứa con hiếu thảo.
 



 Ảnh trên: Anh Đức Hoạt với cây sáo trúc đồng quê đã đi theo anh suốt đường hành quân vào trận, sáo Trúc đã vút lên từ mỗi chiến hào đánh giặc  năm xưa và hôm nay khi sống sót trở về anh mang trên mình những vết thương đau.  Nhưng tiếng sáo trúc thì vẫn theo anh về cùng đồng đội.



Ảnh trên: Vẫn như thường lệ. Mỗi lần gặp mặt giao lưu. Anh Xuân Báu và Đức Trung không bao giờ quên hát bài hát "Sư đoàn quân Tiên Phong". Và hôm nay cũng vậy Đức Trung vẫn hát bài ca truyền thống như mọi lần. Nhưng hôm nay bài hát không còn chỉ là các cựu lính già hát nữa. Thế hệ trẻ hôm nay đã cùng đứng lên cùng cha anh hát vang mãi bài ca Tiên Phong đã có tự thở nào. Trung tá Tuấn Cường chủ nhiệm chính trị E88 F308 đương nhiệm. Người đã vừa bắt nhịp vừa cùng hát, anh hát với tất tình cảm và bầu nhiệt huyết của mình, vừa hát anh như muốn hét cho thật to để  không phải bật lên tiếng khóc. Người trên sân lúc này cũng cùng hào hứng đứng lên tất cả.

[/URL].

   Và bây giờ là lúc cao trào của bài hát đã đến rồi. Không chỉ cón Tuấn Cường, không chỉ là Đức Trung và cũng không có thêm một Xuân Cần nữa. đã có nhiều người trong sân đã cùng đồng thanh đứng lên hát vang bài ca  truyền thống. Một góc quê Đồng Hoàng đang như muốn vỡ òa tất cả. Câu kết thúc của bài hát truyền thống sư đoàn. Tuấn Cường đã giơ tay hô Ti...ế....n.......Tất cả đồng thanh hô Ti...ế...n.... Bài hát kết thúc trong tiếng vỗ tay ran vang. Tuấn Cường anh đã lại lần thứ ba rơi lệ và cũng đã nhiều người rơi lệ theo anh.



« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2015, 06:31:38 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2015, 04:44:15 pm »

    Những hình ảnh ban liên lạc và đại diện lãnh đạo trung đoàn đương nhiệm ngồi hàn huyên và bàn kế hoạch hoạt động cho năm 2015 của CCB E88
F308.



Anh trên: Giàn Bầu nhà anh Cần đã là nơi cho cuộc họp báo của các thủ lĩnh qua các thời kỳ ngồi bàn luận cho những hoạt động năm sau. Thật đầm ấm.

  Tấm hình bên dưới:  Và giàn Bầu cũng là nơi chia tay dã bạn vô cùng xúc động. Anh Nguyễn Văn Quân. Trường ban liên lạc của e88 Thanh Oai vẻ mặt trầm tư. ANh đang nghĩ gì trong giờ phút chia tay?  Hình ảnh chị Phiến nắm lấy tay những người đồng đội của chồng. Chị đã không cầm nổi xúc động.  Thiếu tá Xuân Trường. Người trợ lý chính trị đương nhiệm còn rất trẻ. Hôm đó tôi và Nết đã được đi hai anh em Tuấn Cường và Xuân Trường về Gần tới Thái Bình. TRên đường ra xe mà như chợt nhớ. Xuân Trường kéo tay tôi quay trở lai." Con với cô quay lại chụp mấy kiểu ảnh làm kỷ niệm đã cô" Vậy là may mắn tôi đã có những tấm hình nhớ mãi. Cảm ơn Xuân Trường.







  Giờ dã bạn.  Chợ phiên nào họp dù đông đến mấy, rồi cũng đến lúc phải tan. Hoa kia dù có đẹp đến kiêu sa thì Hoa cũng tới lúc phải tàn. Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc phải chia tay. Dẫu có lưu luyến nhớ nhau thì cũng phải tới giờ tạm biệt. Lại phải đợi đến 365 ngày nữa. Đợi ngày này năm sau ta đến hẹn lại lên. Biết lại thêm một mùa đông tới, tren má mỗi người lại thêm một đường nhăn. Con đường dẫn ta về phía bên kia bờ dốc cũng đang nhích lại gần. Biết là thế mà sao ai cũng cứ hẹn và mong rằng, ngày tháng ơi hãy sẽ trôi nhanh để phiên chợ tình năm sau mau đến. Chào các thủ trưởng, chào tất cả các anh những người đồng đội. Chào tất cả những người có mặt hôm nay. Mong mọi người hãy sống thật vui, giữ cho mọi bề được an lành nắm sau ta gặp lại......Tam...biệt....các anh...những chàng trai quê Lụa.

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2015, 05:50:23 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM