Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:31:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ. (Phần II)  (Đọc 60131 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #120 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2018, 08:01:20 pm »


             Hay qua bác ạ tiếp đi bác nhé đọc bài của bác em cứ đồ hộp
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #121 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2018, 02:07:00 pm »

Cảm ơn nha . Vẫn thấy bạn ở bên fb đấy.Các thành viên bên VMH bỏ nhà chạy hết chẳng mấy người trở lại cũng buồn .
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #122 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2018, 02:24:08 pm »

Trước lúc giới thiệu đoạn này tôi xin nói thêm . Ngày 20/4 /2018 vừa qua , đại đội 20 của tôi tổ chức gặp mặt lần thứ 5 tại xóm Đồng Kỵ Huyện Từ Sơn do anh Quách Sơn ( níc trên face book là Quach son ) trưởng ban tổ chức . Do gặp mặt đông đủ nên tôi đã sưu tầm thêm tư liệu của người trong cuộc và bài viết mới được bổ sung .

Mời các bạn đọc tiếp ...

...Họ dẫn chúng tôi vào căn cứ kháng chiến . Con đường mòn ngoằn ngoèn đi về phía Đầm be . Một số tốp lính của lực lượng phản chiến ẩn nấp bên vệ đường cũng đã đứng dậy nhìn chúng tôi . Trên cây Thốt nốt cao có hai người đang khoác súng trèo xuống . Có lẽ đây là đài quan sát của họ . Bên đường vào căn cứ có khá nhiều ngôi nhà nhỏ có dân . Chúng tôi được giới thiệu đây là nhà tạm của lực lượng nổi dậy . Họ đang cùng chồng và lực lượng kháng chiến di chuyển dần ra vùng tự do để mong được ViệtNam giúp đỡ. Họ nhìn chúng tôi với con mắt lạ lẫm , nhất là em nhỏ.
Vào căn cứ , chúng tôi lên máy làm việc báo cáo tình hình và nhận chỉ thị . Người chiến sỹ thông tin đã chuyển điện khẩn tối mật về sở chỉ huy . Tiếng tích tè được phát từ ma níp qua bàn tay chiến sỹ báo vụ lan truyền trong không trung như loan tin chiến thắng . Chúng tôi biết từ khi thực hiện nhiệm , cả bộ tư lệnh quân đoàn , sư đoàn đều không thể ngủ an giấc bởi đây là nhiệm vụ đặc biệt liên quan đến vận mệnh của một quốc gia . Hơn nữa , tính mạng của cả một đoàn quân khó lấy gì để bảo đảm khi vượt qua tuyến phòng thủ dày đặc của Khơ Me Đỏ vào sống trong lòng địch . Hơn nữa , lực lượng ly khai cách đây không lâu còn là đối phương của mình , ai biết được trong số họ sẽ có “ người hai mặt” sẵn sàng quay mặt trở cờ …
Tư lệnh Bính đề nghị phía bạn cho gặp người lãnh đạo cao nhất. Họ trả lời xin chờ đợi. Viên sỹ quan trẻ nói tiếng Việt sành sỏi mà chúng tôi gặp ban đầu kể rằng anh ta được học tập ở trường sỹ quan Đặc công ở Xuân mai Việt nam . Được biết thủ đô Hà nội khi còn học tập . Trong đội hình thâm nhập lần này không có ai biết tiếng Căm Phu Chia nên thực sự bất lợi trong giao tiếp nắm tình hình  . Nếu không có viên sỹ quan trẻ kia thì thật khó khăn khi bàn công việc . Những người ra tiếp đón họ đều vận đồng phục  màu xanh sẫm , đeo súng ngắn K59 vỏ hộp còn mới nguyên . Tôi thầm nghĩ liệu có phải vũ khí Trung Quốc mới viện trợ chăng ?!...
Chờ một lúc thì thấy một người to cao cởi trần , bụng quấn Xà Rông tay cầm dao cắm bước vào. Các sỹ quan này đều đứng dậy khúm núm chào. Một người vội chạy đi lấy nước. hai tay mời rất lễ phép.Tôi hiểu rằng đây là “ Lục Thum ” của họ. Ông nói được tiếng Việt nhưng còn bập bõm. Ông tự giới thiệu mình là dân biểu quốc hội thời Pôn Pốt nhưng ông không tán thành quan điểm chống người Việt Nam của chính phủ cũng như đường lối xây dựng xã hội của Đảng cầm quyền . Ông cho biết dân  vùng này khoảng hai vạn. Họ rất muốn ra vùng giải phóng. Yêu cầu giúp đỡ lớn nhất hiện nay không phải là vũ khí đạn dược mà là thực phẩm và thuốc men , quân và dân vùng này đang bị đói , đau ốm không có thuốc chữa bệnh . Mọi người dân theo kháng chiến đều mong được sang sinh sống ở Việt nam.
 Chúng tôi nói rằng phải chờ xin ý kiến của cấp trên. Mọi người trong chúng tôi ai cũng thầm nghĩ  không thể đưa một lực lựợng lớn như vậy ra vùng giải phóng. Từng này người kể cả lực lượng bạn ai dám bảo đảm an toàn cho họ khi đi qua vùng Khơ me đỏ kiểm soát mà không bị phát hiện . Câu trả lời đã được hóa giải sau khi nhận được bức điện của tư lệnh :  Chỉ được đưa người lãnh đạo cao nhất về Việt Nam để kịp thành lập chính phủ lâm thời . Cho một số lính phản chiến theo ra My Mút để tải hàng viện trợ vào lại căn cứ . Lý do sắp tới lực lượng cứu nước Căm Phu chia sẽ được thành lập . Quân đội Việt Nam sẽ giúp đỡ bạn giải phóng đất nước nên không phải đưa dân ra nữa .
Chúng tôi trả lời như vậy nhưng vị đại diện ly khai kỳ kèo xin chỉ đưa gia đình vợ con của mấy “ ông lớn ” về Việt nam thôi . Chúng tôi lại phải viết điện xin ý kiến . Bộ tư lệnh cho phép chúng tôi tự quyết định về số lượng với điều kiện bảo đảm tuyệt đối an toàn trên đường ra. Tư lệnh Hà Xuân bính mời hội ý chỉ huy để tham mưu ý kiến . Tôi phát biểu chỉ nên cho cả gia đình và lính phản chiến ra số lượng 35 người , bằng lực lượng của ta và được mọi người nhất trí. Trưởng ban trinh sát đề xuất chúng ta nên trở về ngay sáng ngày mai . Việc nắm bắt tình hình thì đã có vị cán bộ đi theo về cung cấp sau, ở lâu không có lợi .
Tối đó chúng tôi nằm “ lọt thỏm ” trong căn cứ của lực lượng kháng chiến. Chúng tôi ngủ riêng trong một khu vực theo đội hình chiến đấu. Tổ chức kíp gác hai người , cán bộ cũng phải gác để anh em có sức ngày mai cắt đường trở về.
Đêm mênh mông gió ngàn man mác . Dưới cánh võng đung đưa , nhìn chòm sao Bắc đẩu như ánh mắt người thương đang nhấp nháy muốn hỏi vì sao anh chưa ngủ . Tôi bỗng nhớ đến Lan . Giờ này chắc cô ấy còn thức để học. Chúng tôi vô tình gặp nhau trong lần thực tập nghiệp vụ ở trường Đại học tổng hợp Hà Nội . Vậy là xa nhau gần 3 năm rồi , dẫu giàu sức tưởng tượng đến mấy , cô ấy cũng không thể hình dung mình đang trong hoàn cảnh thế này. Tôi thiếp đi lúc nào không biết.
Tiếng chim hót chào một ngày mới bắt đầu . Tôi nhìn đồng hồ mới năm giờ sáng...
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #123 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 07:27:03 am »


  Em vẫn vào liên tục nhưng chỉ đọc thôi vì topics hà giang ký ức không còn ai vào chủ trang thì bị tai nạn
  từ năm ngoái bấy giờ mới bình phục
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #124 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 09:07:28 am »


           Chào bác chủ Đức Cường chào các bạn!!!

           Hay quá hay quá chuyện kể với tư liệu thật hay thật quý về cuộc chiến biên giới Tây Nam về nhiệm vụ Quốc Tế giúp bạn và Cách mạng CPC GIAI ĐOẠN CÒN TRONG TRỨNG NƯỚC. Nay đã 40 năm rôi câu chuyện lịch sử đầy tư liệu quý về những nghĩ cử cao đẹp của bộ đội VN cụ thể là Đức Cường cùng đơn vị đã không quản gian khổ hy sinh những khó khăn vào sâu vùng địch để bắt liên lạc với lực lượng nổi dậy. Đọc đén đoạn này tôi cảm động trào nước mắt.

            Thật tuyệt thật tuyệt!!! Chúc các bạn cùng bác chủ ngày càng nhiều sức khỏe nhiều niềm vui và khai thác thêm nhiều tư liệu quý tiếp nối câu chuyện đang hấp dẫn này!!!
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #125 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2018, 05:26:23 pm »

 Cảm ơn bác Tranphu341 đã theo dõi động viên .
Mời các đồng đội đọc tiếp...


...Mọi người lục tục dậy gấp tăng võng vào gùi . Chúng tôi nấu cơm ăn đàng hoàng . Chả là tối qua mời mấy người lính ly khai ăn lương khô , họ khen ngon, thế là chúng tôi đổi lương khô cho họ để lấy mấy bơ gạo . Tuy vùng kháng chiến nhưng rau xanh vẫn trồng rất nhiều , hẳn đây là chủ trương “ thục túc binh cường ” của bạn để nuôi quân trường kỳ kháng chiến.  Chúng tôi ăn sáng thay bữa trưa để hành quân . Lâu ngày được bữa rau ăn “ ngập chân răng” thật ngon miệng ..
Viên sỹ quan nói tiếng việt đến thông báo số lượng người và gia đình sẽ theo đoàn về My mút  . Có bảy gia đình , còn lại là lính ra để tải hậu cần thuốc men vào. Chúng tôi lo nhất là khối dân. Sẽ có con nhỏ bồng bế đi theo , khi vào vùng địch kiểm soát lỡ các cháu khóc thì khó lường hậu quả .
Phương án đi đường đã được hai bên bàn kỹ . Người chỉ huy ly khai nói rằng nên hành quân bằng đường mòn mà chỉ người địa phương mới biết. Đường đi sẽ được rút ngắn và khả năng an toàn cao bởi bạn đã tổ chức trinh sát nhiều lần.  Chúng tôi nhất trí và chia thành hai bộ phận . Trinh sát đi trước cùng lính phản chiến để họ dẫn đường. Bộ binh và chỉ huy đi cùng khối dân nhằm bảo vệ đồng thời quản lý cán bộ của họ nếu như ai đó muốn thay đổi ý định.
Toán  luồn sâu được lệnh phải bảo vệ tính mạng và đưa bằng được thủ lĩnh kháng chiến ra ngoài trong bất luận trường hợp nào. Hẳn đây là nhân vật quan trọng của chính phủ trước đây để rồi sẽ là thành viên của mặt trận cứu nước Căm phu Chia ngày mai.
Đoàn người hướng về phía mặt trời mọc lầm lũi bước . Những người lính chí nguyện thầm hiểu hướng đông là tổ quốc mình. Nơi ấy có bao người mẹ đang mong chờ đứa con xa . Với những người dân Căm Phu Chia , họ đang đi tìm tự do . Họ mong được sự giúp đỡ của nhân dân Việt nam để thoát khỏi nạn diệt chủng . Trẻ nhỏ được các chị địu sau lưng . Còn lại tất cả đều đi bộ mang vác lương thực và tư trang. Các sỹ quan lính phản chiến phải đi trong tốp đầu đội hình . Đây là quyết định của chúng tôi để dễ kiểm soát quân số lỡ khi có gia đình ai đó thay đổi ý định , họ không thể liên lạctrợ giúp vợ con lúc khó khăn .Vâng, các chị hãy chịu khó , chỉ ngày mai thôi các chị sẽ được về nơi có cuộc sống thanh bình mà mọi người dân Căm phu chia đều mong đợi .
Chúng tôi đi trên những lối mòn nhỏ. Hẳn con đường này lính phản chiến đã đi nhiều lần . Trời nắng nóng , đường khó đi . Thi thoảng có tiếng khóc trẻ nhỏ thét lên . Mỗi lúc như vậy , tim chúng tôi thót lại nhìn họ ái ngại nhưng không thể trách cứ . Người mẹ lúc này lại địu con bằng Xà rông trước ngực để vừa đi vừa cho con bú .
Trời chuyển sang chiều, chúng tôi cho đoàn nghỉ lao dưỡng sức và để lên máy liên lạc . Chúng tôi bắt được tín hiệu ngay vì đài ở nhà canh liên tục . Một chốc sau nhân viên cơ yếu chạy hổi hả đưa bức điện vừa dịch cho Phó tư lệnh Hà xuân Bính .Nhìn mặt phấn chấn tôi đoán sẽ có điều gì thuận lợi  . Đúng như vậy . Tư lệnh thông báo sư đoàn đã hỗ trợ tối đa,  cho bộ binh trung đoàn 48 bí mật dâng lên tận gần bản Phum Lu tại tọa độ XY để đón đoàn. Tôi đưa ống nhòm trèo lên cây quan sát . Xa xa đã là rừng cao su My mút…
Đoàn người lại lên đường .Từ khi vượt qua rừng le ,  đoàn không đi theo lối mòn nữa mà phải cắt đường bằng góc phương vị. Từ rừng cây lúp xúp rồi chuyển dần vào rừng Khộp . Rừng ở đây gần như nguyên sinh . Phong Lan mọc bám trên những cành cây cổ thụ sà những chuỗi hoa xuống  chỉ cần cái với tay là đã hái được . Sao loài hoa rừng đa sắc này lại trùng với tên bạn gái của mình ? . Một ý nghĩ  thoáng rồi nhường chỗ cho hiện tại bởi đoạn đường còn dài , gian nan còn phía trước .
 Trưởng ban Sa cho liên lạc chạy lên báo rằng : “ Khối dân cuối đội hình có một phụ nữ đi chậm do mệt mỏi , nên tạo điều kiện giúp đỡ để baỏ đảm tốc độ ”.
Tôi thầm nghĩ có lẽ đi cả ngày họ đuối sức .Tôi gặp viên  sỹ quan người  K để làm phiên dịch rồi cùng đứng lại cuối đội hình tìm hiểu. Một phụ nữ nhỏ nhắn đang địu đứa con nhỏ , hai tay  xách gói đồ đang cố gắng bước một cách mệt nhọc , chiếc khăn Ka ma che kín khuân mặt chỉ để lộ hai con mắt .
 Tôi hỏi :
      - Chồng chị có đi trong đoàn không ?
Ngước mắt nhìn tôi chị trả lời :
-   chồng tôi ở lại chỉ huy kháng chiến .
Tôi hỏi tiếp :
-   Chị người vùng này ?
-   Không ạ. Tôi người tỉnh Ph lây veng. Anh ấy đã về đưa mẹ con vào vùng kháng chiến  Đầm be . Chồng tôi là đại đội trưởng của sư đoàn 450 Khơ me đỏ.
Tôi hiểu đây là một sự hy sinh tình riêng vì tương lai của cả một dân tộc . Đất nước họ đang quằn quại trong đau thương của chế độ diệt chủng .Họ phải gửi vợ con sang Việt Nam để an tâm chiến đấu quyết lật đổ chế độ độc tài . Là lính chiến có ai hẹn được ngày về. Tôi thầm phục ý chí , niềm tin và sự hy sinh của viên sỹ quan chưa biết mặt này.
Tôi nói :
-   Chị đưa thằng bé đây . Tôi giúp!.
-   Cảm ơn anh. Nhỡ cháu khóc thì bộ đội khó giỗ. Mang giúp đồ đạc là em cảm ơn lắm rồi ạ.
Viên sỹ quan nói :
-   Cũng hợp lý đó anh. Nhỡ cháu khóc thì khó dỗ .
Tôi cầm hết gói đồ ném chồng lên gùi rồi bước đi. Viên sỹ quan đứng lại nói gì đó với người phụ nữ rồi trở về đội hình .
...( còn nữa )














« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2018, 05:37:54 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #126 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2018, 09:34:22 pm »

Mời các đ/c đọc tiếp theo và hết . Xin cảm ơn


...Tiếng súng ì ùng nghe đã rất gần cũng có nghĩa là sắp đến tuyến phòng thủ của địch. Mặt trời đã lặn , bóng hoàng hôn ập xuống .Với đội hình đông như thế vượt qua lúc này rất dễ bị phát hiện. Vì vậy chúng tôi tính toán vượt tuyến vào buổi hoàng hôn . Dù rằng phụ nữ và các cháu rất mệt nhưng không thể nghỉ bởi đây là chiến trường .Trời tối dần ,tôi  phân công tổ anh Quý đi sau đề phòng đêm tối dân đi chậm sẽ bị lạc. Người nọ bám sát người kia. Nhiều chiến sỹ của ta đã tự giác mang đồ đạc giúp họ để bảo đảm tốc độ hành quân .
Khoảng 10 giờ tối đội hình đã đến tọa độ hiệp đồng. Chúng tôi không thể tiếp tục hành quân vì sợ bộ đội ta bắn nhầm . Tôi đề xuất với trưởng ban xin cho pháo bắn hai viên vào tọa độ yêu cầu nhằm mục đích kiểm tra vị trí đứng chính xác do buổi tối khó xác định vị trí  đứng qua phương pháp giao hội . Ông đồng ý. Chỉ 30 phút chờ đợi hai viên đạn pháo 105 đã bắn vào tọa độ yêu cầu . Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm . Phải gi nhận con đường tắt về My Mút dễ đi và an toàn nên chúng tôi đã rút ngắn được thời gian .
Mọi người mắc võng tìm kiếm ngơi nghỉ.Ở đây là rừng lau sậy giáp ranh với đồn điền cao su My Mút. Lúc này chúng tôi mới cho lực lượng ly khai về với khối dân vì trong đó có gia đình của họ.
Có lẽ sau một ngày bị tách khỏi vợ con nên khi gặp lại họ nói chuyện nhiều quá. Tiếng rì rầm trong đêm khuya vọng xa . Chúng tôi đề nghị họ tiếp tục giữ bí mật bởi đây vẫn là vùng da báo địch ta lẫn lộn. Một anh em c20 nổi giận bởi nhắc nhở họ nhiều lần mà không tuân thủ.
Chúng tôi không thể nhai lương khô được vì nước trong bi đông đã cạn. Mỗi người chỉ có một bi đông nước cho cả ngày hành quân nên không thể xin nhau. Vậy là đói , là khát hành hạ . Chiều nay nắp bi đông nước cuối cùng cất dành tôi đã cho thằng bé khi mẹ nó nói rằng cháu khóc vì khát nước. Hẳn giờ nó đang an giấc trong vòng tay người mẹ . Tôi kiểm tra gác xong rồi chìm vào giấc ngủ.
 Ngày mới lại bắt đầu. Chặng đường hành quân vẫn còn dài nhưng chúng tôi rất phấn khởi vì đã về gần khu vực ta quản lý. Niềm vui vỡ òa khi anh em bộ binh trung đoàn 48 đã chủ động đến bắt liên lạc. Họ nói rằng đêm qua đã phát hiện ra chúng tôi nhưng không tiện liên lạc vì sự an toàn cho cả hai bên . Thì ra nơi chúng tôi nghỉ chỉ cách chốt của anh em ra đón khoảng vài trăm mét. Tiếng nói chuyện của những người Căm phu Chia đêm qua không lọt qua đôi tai của những người lính cảnh giới và họ đã báo cho chỉ huy biết .
Lúc này tôi mới dám xin nước uống. Anh em bộ binh cho cả vịt nước. Nước ngấm từng giọt vào mạch máu cơ thể đến ngọt ngào. Tôi không quên chia nước cho khối dân vì biết họ cũng khát như mình. Mọi người bấy giờ mới ngấu ngiến nhai lương khô . Đêm qua bụng đói nhưng do khát nên miệng không thể nuốt nổi.
Cả đoàn tiếp tục hành trình. Giờ thì chúng tôi đã an tâm không còn lo địch nữa. Với một tiểu đoàn bộ binh bảo vệ đường thì quá an tâm . Một số chiến sỹ chốt hai bên đường đứng hẳn dậy nhìn chúng tôi với con mắt lạ lẫm xen lẫn cảm phục. Có lẽ họ thấy chúng tôi đi trong vùng địch ra lại có cả dân nữa . Hẳn đâylà lần đầu họ thấy người dân Căm Phu chia . Khoảng hai giờ sau thì đoàn về đến sở chỉ huy trung đoàn 48. Ở đây xe vận tải đã chờ sẵn để chở dân về sư đoàn. Dĩ nhiên chúng tôi cùng lên xe để về đơn vị. Xe chạy qua những cánh rừng cao su rồi đến thị trấn My Mút. Thị trấn sát biên giới này hoang tàn đổ nát không có lấy một người dân. Từ thời chống Mỹ , đâylà túi bom đạn giao tranh  .  Xe chạy sâu vào rừng Tếnh , nhà bạt sư đoàn bộ thấp thoáng . Mọi người thấy chúng tôi làm nhiệm vụ trở về đều chạy ra nhìn . Hẳn các cơ quan , ban ngành của sư bộ tất cả đều nóng lòng lo lắng chờ đợi chúng tôi .
 Xe dừng lại thì đã thấy cán bộ sư đoàn cùng nhiều người lạ mặc áo dân sự chờ sẵn. Mọi người ùa vào rối rít tay bắt mặt mừng . Tư lệnh Khuất duy Tiến vui mừng bắt tay từng người một. Mọi người có mặt đều hân hoan như đón đoàn quân chiến thắng trở về. Tôi thấy nhóm người lạ mặc áo dân sự nói chuyện bằng tiếng Khơ me rất thân mật với vị lãnh đạo kháng chiến . Chắc họ đã quen nhau từ trước. Hẳn đây là nhân vật quan trọng nên chúng ta mới sẵn sàng đổi xương máu để đưa ông về kịp thành lập mặt trận kháng chiến.
Chúng tôi bin rịn chia tay những người lính phản chiến K để về đơn vị . Chỉ hai ngày đêm ở và cùng họ hành quân nhưng tình nghĩa đã mặt nồng  bởi chung nghĩa lớn . Người sỹ quan trẻ giỏi tiếng Việt đến bắt tay chúng tôi rất chặt . Anh nói hẹn gặp lại ở Nông Phênh vào ngày chiến thắng. Tôi vui vẻ nói với anh ta chưa chia tay đâu . Chiều nay sư đoàn sẽ mở tiệc liên hoan chào đón các bạn và chúng tôi cũng có mặt.
Người thiếu phụ trẻ đi về phía chúng tôi tay vẫn dắt đứa nhỏ . Chắc chị thấy người lính K đang nói chuyện với chúng tôi nên mạnh dạn đến gần. Lúc này tôi mới nhìn rõ bởi chị đã tháo khăn Ca ma trùm mặt lúc đi đường . Một phụ nữ thật duyên dáng xinh đẹp . Sống gian khổ trong vùng kháng chiến mà nước da trắng hồng . Chị bẽn lẽn nói bằng tiếng Căm phu Chia cảm ơn bộ đội Việt nam đã giúp đỡ mẹ con chị lúc gian nan. Người lính K làm phiên dịch lần nữa. Tôi nói rằng đó là nhiệm vụ của người lính tình nguyện sang giúp nhân dân K thoát nạn diệt chủng của chế độ Pôn Phốt. Nghe xong chị bật khóc. Đôi mắt đen tròn đẫm hai hàng lệ . Dẫu cố tình quay mặt dấu nước mắt nhưng chị không thể dấu được tiếng nức trong cõi lòng . Có lẽ chị đang nghĩ về bao người thân đang sống trong cảnh lầm than chế độ Phôn Phốt . 
Buổi chiều đó thật vui. Đời binh nghiệp của tôi không thể quên bữa cơm đoàn kết trong rừng biên giới nước bạn này . Đây là chuyến móc nối đầu tiên để làm tiền đề cho nhiều chuyến vào sau . Trước lúc từ biệt , chúng tôi đến bắt tay tạm biệt từng người lính phản chiến và hẹn gặp tại Ph Nông Phênh ngày chiến thắng. Người sỹ quan giỏi tiếng Việt cứ nói liên tục : “ sa ma ki con tóp Việt nam . Đoàn kết với bộ đội Việt nam !”…

                                                         *      *

       Trong thời gian bốn tháng sau chúng tôi có nhiều toán trinh sát vào lại Đam be để liên lạc với bạn .Chuyến cuối cùng ngày 21/12 /1978 chuẩn bị cho chiến dich giải phóng K mà mục tiêu đầu tiên là Dam be . Trong lần đi trinh sát ấy đồng chí Nẳn hy sinh . Đồng chí trung đội trưởng Trần Nguyên Thắng người mà tôi tin tưởng lựa chọn cho chuyến đi đầu tiên kể trên bị thương rất nặng . Anh được máy bay chở về bệnh viện 175 cấp cứu . Từ đó đến nay tròn 40 năm , mãi hôm nay mới gặp lại người đồng chí thân yêu của mình .

TRân trọng cảm ơn các bạn theo dõi.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #127 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2019, 04:04:02 pm »

Cảm ơn mọi người đã đọc. Lâu quá chưa vào ngôi nhà của mình
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #128 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2019, 05:53:26 pm »

Đức Cường đi khai miền đất hứa nên ít về. Ở nhà mọi người vẫn tới đọc đông đúc. Vì đây mới là điểm xuất phát của mình vươn ra thế giới mênh mông. Là ngôi nhà ấm áp, nơi khởi nghiệp của nghề phụ của mình.
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #129 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2020, 09:39:33 pm »

 các đồng đội thân mến.
Câu chuyện " nhiệm vụ đặc biệt" tôi kể trên thật may mắn vưa rồi được ban biên tập sách truyền thống Đại đoàn đồng bằng tuyển chọn để in vào dịp kỷ niệm 70 năm thành lập sư đoàn 320.
Cẩm ơn mọi người đặc biệt các thành viên trang MVH đã theo dõi động viên cổ vũ.
Nếu có cơ hội thì phần hai tiếp tục có những bài viết mới do đồng đội bổ sung mà Đức Cường chưa được biết để viết.
Xin chân thành cảm ơn.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM