Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:25:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời quân ngũ. (Phần II)  (Đọc 60114 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #40 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2015, 02:38:57 pm »

Lâu quá rồi mới thấy Vetran lên tiếng  Huh Huh. Vẫn biết Ở Thanh hoá có sân bay dân dụng rồi nên cơ hội ra xứ nghệ thật khó khăn . Hai vợ chồng ra bắc cùng một lần là cơ hội hiếm , vậy mà không đi chơi thăm bạn bầu được cũng thất tiếc . Bởi trước đó đọc trên MVH thấy có KH đi Thái bình.
ĐC và phan vuong vẫn liên lạc với nhau hằng ngày. Thầy vượng vẫn mải mê với phấn bút hằng ngày .Nên trên MVH , dạo này cũng lặn " mất tăm" Grin.
Tháng tư này. Theo KH duccuong sẽ đi Thái bình họp mặt lính C20F320 qua các thời kỳ. Tất nhiên không quên đến chào bác Tranphu341.
Chúc bác đón một mùa xuân mới ,vui vẻ .hạnh phúc.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
vaphothotu
Thành viên
*
Bài viết: 496


Một thời. Ai có nhớ?


« Trả lời #41 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2015, 05:40:50 pm »

Chào Đức Cường, chào cả nhà.
Đức Cường nói oan cho PV quá.Nhà PV xa biển nên có biết bơi biết lặn gì đâu.Cũng vì miếng cơm sinh nhai nên phải cố Đức Cường ạ. Khi nào hạ cánh an toàn như bạn thì mới thoái mái được. Lâu lâu mới vào Vmh thấy anh em bạn bè đồng đội vẫn nhớ tới mình, vẫn nhắc tới mình thì cảm thấy mình có lỗi.PV cũng đang viết một chùm bài về XUÂN XA XỨ. Chắc sẽ "trình làng" vào dịp xuân Ất Mùi.
    Chào bác VệTrần và cô bé Anh Thơ.
Chính phủ cho hai bác một sân bay nơi quê nhà thì cũng coi như tước đi của Đức Cường và PV cái vinh dự ra sân bay đón khách.Tiếc.PV cứ mơ một lần cùng ĐứcCường ra sân bay Vinh để đón hai bác đấy.
Thông báo với bác VêTrần - Anh Thơ, bác Đức Cường và mọi người: Con gái của Vaphothotu sắp lên xe hoa. Hôn lễ đã được họ nhà trai ấn định vào ngày 2 tháng 3 (âm lịch), tức là ngày 20 tháng 4 năm 2015. Chú rể cũng là lính đảo xa. Hiện nay đang đồn trú tại đảo Phú Quốc.Chắc là sau đám cưới Vaphothotu sẽ có chuyến kinh lí phía Nam. Điểm dừng chân đầu tiên trên chặng bay sẽ là Sài Gòn hoa lệ.Quê hương thứ hai của bác VêTrần - Anh Thơ, bác Chiến sĩ vô danh...Hy vọng sẽ được nghe câu hát đò đưa giữa đô thành.
  Năm cũ chưa qua nhưng năm mới cũng sắp đến xin chúc mọi người chuẩn bị đón một cái tết vui vẻ, đầm ấm.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Hai, 2015, 06:02:28 pm gửi bởi vaphothotu » Logged

Mời các đồng chí xem thông tin chi tiết trên Blog http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/         
 và blog Quê cha đất tổ http://blogtiengviet.net/Phan2
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #42 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2015, 05:48:28 pm »

Gia đình em rất vui đón anh Thầy và cả anh Duccuong ghé thăm tệ xá, và cũng báo anh Thầy là con rể em cũng công tác ở  Vinpearl Land Phú Quốc, có lẽ các cháu sẽ có dịp gặp nhau. Chúc toàn gia mạnh giỏi đón xuân Ất Mùi ấm cúng hạnh phúc.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #43 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2015, 08:59:21 pm »

Chào các bác:

  Trước hết Đức cường xin chúc mừng Phan công tiên sinh đã tuyển được rể theo ý muốn của con gái  Grin.
Đức Cường xin thông báo để " bà con " được rõ hơn . Con gái Phan Vượng là kỹ sư nông ngiệp . Công tác tại sở nông ngiệp NA. Con rể là chàng SQ hải quân trẻ. Tốt ngiệp học viện Hải quân đã 4 năm. Người cùng xã.
Cũng xin nói thêm . Chàng rể phải nịnh bố vợ tương lai mãi , tiên sinh mới duyệt đấy Angry Angry.
 
Chào Anh Tho :

 Mỗi lần nhớ về vợ chồng các bạn là nhớ đến buổi gặp mặt tại cư xá của hai bạn. Phải nói rằng ,các bạn có một hội hàng xóm toàn CCB thật vui. ĐC còn nhiều cơ hội vào đó ( còn 3 đứa cháu ruột chưa cưới ) sẽ đến thăm gia đình hai bạn. Chúc gia đình các bạn đón một mùa xuân mới vui vẻ , hạnh phúc .
 
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2015, 09:29:17 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #44 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2015, 10:10:43 am »

                                         Kỷ niệm không quên

                                                                                            

                                                                ( Gi theo lời kể của Đ/C Vinh . Hội lính 11/1977 xã Nghi thiết

                                                                                              Hiện là bí thư đảng uỷ xã Nghi thiết.)


 

Nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3. hai vợ chồng tôi rủ nhau về xã nghi thiết chơi thăm đồng đội cũ . Ngày xuân nhưng khí trời mát dịu . Qua ba ra nghi quang , chỉ lắng tai, ta đã nghe tiếng sóng rì rào của biển . Nghi thiết là một xã nghèo ven biển . 70% dân ở đây làm nghề biển . Bởi xã nghèo nên số thuyền ra khơi còn ít mà chủ yếu đánh bắt ở lộng gần bờ .

 Theo kế hoạch chúng tôi sẽ đến xí ngiệp tàu thuyền Lấn lưu vừa thăm sức khoẻ , vừa xem làm ăn thế nào . Còn sớm , nên tôi rẽ vào nhà đồng đội khác chơi và “ bị giữ ” tại đây. Ừ thì nhà đồng đội, vào chơi nhà nào chẳng được. Bởi chỉ mấy quả pôn là anh em, bạn bè đến đủ theo yêu cầu . Đây là nhà đồng đội tên là Vinh. Vợ tên là Giàu . Nên mọi người hay gọi là Vinh Giàu . Vinh hiện nay đang làm bí thư đảng uỷ xã. Công việc tuy bận rộn nhưng với tình đồng đội thì Vinh vẫn hết sức quan tâm ưu ái . Giai đoạn chờ đợi công tác “ bảo đảm hậu cần ” , chúng tôi hàn huyên nhắc lại kỷ niệm ngày nhập ngũ , rồi những ngày chiến đấu trên chiến trường K . Sau khi lên biên giới, tôi được về trinh sát sư đoàn . Còn Vinh được về E52. Chỉ cấp tốc huấn luyện quân y tại chỗ thời gian một tháng. Vinh đã ngiễm nhiên trở thành y tá quân đội . Vinh bảo “ chủ yếu học băng  bó sơ cứu thương binh và biết tiêm đơn giản như cầm máu, trợ tim …Chứ với thời gian một tháng, làm sao biết khám hay điều trị bệnh nhân ! ". Vinh là thương binh 2/4. Là bạn, nhưng thú thật , tôi không biết Vinh bị thương vào thời điểm nào, ở đâu. Vì lính đợt chúng tôi hy sinh 270 đứa. Số trở về thì thương binh là đa phần . Nên thương binh cũng chẳng có gì là gê gớm cả . Xem chừng chờ cơm hơi lâu. Tôi bắt chuyện , hỏi vinh bị thương ở đâu ? trong trường hợp nào. Và sau đây là lời lể của Vinh.

 

Ăn tết chỉ mới được 5 ngày. Đơn vị tiểu đoàn 5 đánh vào vùng núi đất, trên mặt trận đường 3 .  Nơi đóng quân mới có nguồn thực phẩm phong phú tuyệt vời. Đó là một trại gà mà người dân chưa kịp sơ tán. Nếu mình không ăn thì lính Phốt cũng sẽ “ khênh ” hết nên lính ta cứ bắt bồi dưỡng vô tư. Lúc này ranh giới địch ta rất rõ . Địch ở làng bên, còn ta ở bên này. Hai làng chỉ cách nhau cách đồng nhỏ . Bởi vậy khi đi lại trong làng cũng phải đi men theo các lùm cây che khuất nguỵ trang. Chập tối, chúng tôi được phổ biết mọi người chỉ được “ ngủ ngắn” . Đúng 1 giờ sáng là hành quân tiếp cận để trời mờ sáng là nổ súng . Chỉ có hai trung đội được lệnh luồn sâu đánh úp địch đóng ở làng bên. Còn một trung đội ở lại chốt giữ . Là y tá , dĩ nhiên tôi phải đi cùng với đội hình chiến đấu.

 Tôi ở cùng bộ phận nuôi quân của đại đội. Tối đó chúng tôi bắt mấy con gà nên bữa ăn thật thịnh soạn. Tôi còn giữ được hai chai riệu RUM cổ lùn khi đi qua Nông phênh kiếm được , khui bữa nay để lấy may còn gì bằng . Vả lại, hôm nay mới ngày mồng 5 tết .Nên chúng tôi quyết định “ bí mật uống riệu ” . Cán bộ không ai hay .Tổ nuôi quân sáng mai không phải dậy đi nên ai cũng uống no say. Còn tôi cũng uống chừng mực để một sáng còn theo đội hình lên đường.

Tôi làm một giấc, tỉnh dậy thì đội hình đã lên đường . Lúc đó khoảng hai giờ sáng . Vậy là đội hình đã đi được một giờ rồi. cả đại đội chỉ có một mình tôi là quân y làm sao bây giờ ? Hoảng quá, tôi lên hầm của BCH đại đội chỉ còn một đồng chí đại đội phó mới lên, tên là Hùng . Đồng chí quát như té tát vào mặt tôi . Sau đó qui tội “ thoái thác nhiệm vụ “ . Tôi ra sức thanh minh khi đại đội báo động tập hợp tôi ngủ xa, hơn nữa say quá nên không biết ! . Nhưng xem ra đồng chí đại đội phó vẫn chưa tin. Đồng chí báo cáo sự việc về tiểu đoàn qua điện thoại và tiểu đoàn lệnh tôi phải lên đường và sẽ có trinh sát trung đoàn bổ sung đi cùng . Tôi khẩn trương đeo dây lưng túi thuốc quân y và một bó nẹp do tôi vót chuẩn bị lúc chiều rồi ngồi chờ đợi . Lát sau có hai chiến sỹ trinh sát đến chúng tôi làm quen và lên đường . Tôi đi sau cùng . Cái lo nhất của chúng tôi là sợ quân ta bắn nhầm . Tất nhiên việc này trung đoàn đã báo cho đại đội qua máy thông tin 2W. Chúng tôi duổi kịp đội hình cũng đúng vào vị trí tập kết triển khai đội hình chiến đấu. Gặp tôi, đại đội phó quyền đại đội trưởng tên là Được mọi ngày rất vui vẻ nhưng anh vẫn lầm lỳ không nói gì . Dù trong đêm tối nhưng tôi biết anh dận lắm . Trời đông đã ửng sáng cũng là lúc hoả lực lên tiếng . Hai khẩu cối 60 và một khẩu cối 82 tiểu đoàn tăng cường lên tiếng .  Hoả lực vừa dứt đã nge tiếng AK râm ran. Quân ta đã áp sát làng trước lúc phát hoả . Lúc này, địch như hoàn hồn, mới nghe tiêng súng địch bắn trả dữ dội . Đại đội phó Được lệnh cho tôi vận động lên hướng chủ yếu của trung đội một để sẵn sàng cấp cứu thương binh . Tôi xin nói thêm . Đại đội trưởng của tôi tên là Chấp . Anh có việc phải về sư đoàn tập huấn gì đó nên trận dánh này do đại đội phó Được chỉ huy .( một đại đội phó phụ trách chốt cũ vừa làm lực lượng dự bị ) . Tôi lên thì có việc ngay. Một đồng chí xạ thủ trung liên bị thương ở đùi , máu ra khá nhiều nhưng vẫn phải cầm súng bắn bởi vì đây là hoả lực chủ yếu của trung đội. Nếu không chi viện thì khó lòng tiến lên được . Địch bắn nhiều về phía chúng tôi . Có lẽ do bị thương mà vẫn bắn , trong khi không di chuyển được , nên bị lộ .  Anh nằm ngửa để tôi băng ga rô. Hai hàm răng ngiến lại, tôi hiểu anh rất đau nhưng gắng chịu . Băng xong anh quay lại nhìn về phía địch . Tôi nói rằng anh chỉ bị phần mềm , yên tâm. Nói rồi tôi chộp khẩu súng nhằm về hướng địch xiết cò.  Được một chốc anh nhắc “ tiết kiệm đạn ” trận đánh còn dài . Cùng lúc đó một đồng chí chạy lại nói :

-         Có người bị thương nặng!

Tôi lao lên , theo hướng tay chỉ. Mặc đạn cày xới , khói lựu đạn mù mịt . Kia rồi , một chiên sỹ đã bất tỉnh máu chảy đầm đìa . Tôi nhanh chóng kiểm tra băng bó . Hình như bị lựu đạn. Có nhiều vết thương nên máu nhiều . Tôi cõng đồng chí về phía chỉ huy đại đội , để vận tải còn kịp đưa về tuyên sau cứu chữa . Ở đó đã có thêm một đồng chí ai đó đã băng nửa mặt, máu còn chảy nhiều. Tôi tiêm thuốc cầm máu cho hai đồng chí rồi quay trở lại xem đồng chí xạ thủ trung liên thế nào . Nhìn người đồng đội chân băng trắng , vai vẫn đặt vào báng súng mà lòng tôi cảm phục vô cùng . Tôi chỉ còn nhớ người lính đó quê ở Hà nam ninh . Trận đánh kéo dài gần hai giờ . Địch đã bị bật ra khỏi phía bắc của làng . Nhưng chúng chưa chịu rút mà cố thủ ngay rừng cây lúp xúp trong tầm bắn. Vì vậy mọi hoạt động của ta đi lại vẫn phải thực hiện bằng động tác bò , trườn .

Tôi lại được lệnh lên hướng trung đội 2 cấp cứu và đưa thương binh về . Lúc này tiếng hoả lực đã giảm hẳn nhưng tiếng súng điểm xạ ngắn và phát một vẫn còn. Nhiều người nhắc tôi hãy cẩn thận khi lên tuyến trước khá trống trải . Vì hình như địch sử dụng súng bắn tỉa . Đồng chí trung đội trưởng nói hai đồng chí thương binh ở trên đều bị đạn thẳng . Với những người lính chiến đấu , khi đã bị dính đạn thẳng thì vết thương thường rất nặng . Lên đến nơi , Tôi băng bó xong được một đồng chí mới chuyển sang đồng chi thứ hai thì tôi bỗng thấy choáng váng và cánh tay vai phải nặng trĩu . Nhìn xuống, cánh tay sát vai máu ướt đẫm , tôi hiểu mình đã bị thương . Máu ra nhiều , rất đau nhưng tôi vẫn đủ trí tuệ hướng dẫn anh em băng ga rô cho mình. Tôi cũng không ngờ , bộ nẹp cuối cùng do mình làm ra lại sử dụng cho mình . Nhìn vết thương troạng cả hai đầu, tôi biết, mình bị " dính " đạn thẳng . Chỉ một lúc sau tôi thiếp đi…

Khi tỉnh dậy, trời đã về chiều. Anh em đã khênh thương binh ra đội phẫu trung đoàn . Ngày hôm sau, tôi cùng nhiều thương binh nặng khác đã được đưa về đội điều trị 24 sư đoàn ở ngã tư đường 3 . Nơi đây , chỉ cách mấy ngày ( ngày 04/1 âm lịch năm 1979 ) Địch đánh và bao vây sư đoàn bộ sư đoàn 320 . Thương binh cũng phải cầm súng chiến đấu .

Một tuần sau chúng tôi lại chuyển viện. Lần này xe chở chúng tôi về sân bay phu chen tông . Từ đó máy bay trực thăng chở thẳng về bệnh viện 175 nằm trong sân bay Tân sơn Nhất. Khoảng một tuần sau, tôi đã có thể tự đi lại được. Ở quân y viện này, thói quen cứ mỗi lần có thương binh mới ở chiến trường về , anh em thương binh đều ra xem mặt có ai cùng đơn vị . Trong một lần, thấy thương binh chuyển về. Trên xe có một thương binh nặng đang bất tỉnh . Tôi nhìn kỹ , thì đó là đồng chí đại đội phó chỉ huy trận đánh của chúng tôi .

Cả hai điều trị ở viện 175 khoảng 3 tháng thì chuyển về đoàn 37 an dưỡng tại Nha trang . Chúng tôi có dịp để hỏi và luận bàn về trận đánh hôm đó . Thì ra anh bị thương sau tôi chỉ 2 giờ . Cũng bằng một viên đạn thẳng của súng bắn tỉa . Viên đạn xuyên đùi , máu ra nhiều . May vận tải đến kịp . Anh ra sân bay muộn vì đường 3 bị địch phục chưa bảo đảm an toàn .Còn chuyện hành quân chiến đấu quên quân y cũng là lỗi của Đại đội . Buổi đêm, thời gian gấp mà bộ phận chỉ có một người nên...quên . Nhưng vào chiến đấu thì không thể thiếu . Cũng chính vì vậy mà tôi cùng hai trinh sát phải đi ngay trong đêm để kịp đội hình trước giờ nổ súng .

Tại đoàn an dưỡng , chúng tôi được giám định thương tật . Anh Được bị thương nặng hơn . Nên giám định được loại 2/4.

Ra bắc , tôi có về đơn vị cũ lấy một số giấy tờ. Đơn vị lúc này đóng quân ở Đại từ , Bắc thái . Lính chiến đấu trong đại đội không còn là bao . Số thì đã hy sinh, người thì bị thương. Một số anh em nhập ngũ trước năm 1975 thì vừa ra quân . Năm 1981 chúng tôi được giải ngũ .

Từ đó , chúng tôi xa cách không nghĩ rằng có ngày gặp lại . Đúng là " quả đất tròn ". Chúng tôi đã gặp nhau sau nhiều năm tìm hỏi . Một sự ngẫu nhiên con tôi ra trường công tác ở gần quê anh ấy. Tôi đã " lệnh " cho con trai " bằng bất cứ giá nào cũng tìm cho ra "Bác Được " thủ trưởng của bố ngày xưa . Trời đã không phụ lòng người lính. Chúng tôi đã gặp nhau tại quê hương anh ấy. Hai chúng tôi ôm chầm lấy nhau sau 36 năm xa cách . Hai mái đầu điểm bạc hàn huyên ôn lại kỷ niệm năm xưa ,ai còn, ai mất. Nước mắt người lính già lại đổ trên mi mỗi khi nhắc đến những đồng đội hy sinh...

                                      *       *

                                          *

Chai riệu đã cạn . Nhìn đồng hồ Đã chuyển sang chiều . Hôm nay là ngày của chị em mà chúng tôi lại nói , kể về mình nhiều quá . Nhưng chị em lại muốn nghe . Có lẽ họ đã cảm nhận được mình đã gặp may. Nhờ anh ấy may mắn trở về mà mình mời có hạnh phúc hôm nay.

 
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Ba, 2015, 10:30:34 am gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #45 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2015, 11:26:26 am »

xuanv338 (Chích) xin chào ông chủ"Đời Quân Ngũ" chào các bác. Vậy là phu nhân của duccuong và cả duaccuong đã có một ngày mằng 8 tháng 3 thật ý nghĩa. Cảm ơn Làng biển Nghi Thiết, cảm ơn anh Cựu lính quê xứ Nghệ. Một 8/3 tới làng biển thăm đồng đội duccuong đã tua lại một khúc tráng ca hồi ức đọc gai hết cả người. Cảm ơn duccuong.
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #46 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2015, 04:55:31 pm »

xuanv338 (Chích) xin chào ông chủ"Đời Quân Ngũ" chào các bác. Vậy là phu nhân của duccuong và cả duaccuong đã có một ngày mằng 8 tháng 3 thật ý nghĩa. Cảm ơn Làng biển Nghi Thiết, cảm ơn anh Cựu lính quê xứ Nghệ. Một 8/3 tới làng biển thăm đồng đội duccuong đã tua lại một khúc tráng ca hồi ức đọc gai hết cả người. Cảm ơn duccuong.

Cảm ơn chị " Chích Bông " đã gé thăm nhà " đời quân nghũ " .
Xã Nghi thiết huyện Nghi lộc là quê hương của người anh hùng Hà minh Trí . Người đã cầm súng bắn ngô đình Diệm tại hội chợ Tây nguyên .Hay nói cách khác , là nhân vật của tập phim " Phát súng trên cao nguyên ". Sau khi ra tù . Ông tìm đường trở về với cách mạng và phụ trách mạng lướt tình báo an ninh T4. ông làm ở ngành nội chính tỉnh tây ninh. Năm 1990 . Ông làm trưởng ban tôn giáo tỉnh trước lúc nghỉ hưu.
Người vợ thằng bạn mà ĐC đến thăm là cháu ruột của người anh hùng .
Còn một chuyện mà mọi người dân huyện Nghi lộc ai cũng biết , đó là trong kháng chiến chống Mỹ . Năm 1965 Bọn biệt kích Nguỵ đã đổ bộ ban đêm vào xóm hải thịnh của xã nghi thiết . Bắt ông chủ nhiệm HTX vào Nam.

Thân ái.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #47 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2015, 05:23:43 pm »

               Chào bác chủ Đức Cường! Chào các bác!

               Tranphu341 rất vui và rất cảm ơn bác chủ đã có một câu chuyện một tình huống chiến đấu của đồng đội trong Hội 77 Nghi Lộc thật hay, thật hấp dẫn. Tranphu341 cũng rất thích nghe, thích đọc những câu chuyện chiến đấu và những năm tháng của đời lính chiến như vậy. Nhất là lại do tay viết một nhà Văn còn hơn cả VĂN ĐỘI QUÂN NGHỆ ngày xưa ấy chứ. Bác gắng đi gặp gỡ đồng đội và ghi chép thật nhiều bác chủ nhé. Vì trong cuộc chiến dù là 1 trận đánh nhưng ở các mũi các hướng khác nhau, tình huống và diễn biến của từng người cũng khác nhau bác chủ sẽ khai thác được nhiều chuyện nội trong Hội 77 của bác đấy.

                Tranphu341 cũng rất cảm ơn bác đã cho biết về 2 thông tin quý giá về xã Nghi Thiết. Đúng là nếu bác không nói thì không mấy ai biết được những việc này. Kính bác.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2015, 04:09:23 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
dungthanhcong
Thành viên
*
Bài viết: 33


« Trả lời #48 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2015, 10:58:09 am »

                                        Kỷ niệm không quên

                                                                                            

                                                                ( Gi theo lời kể của Đ/C Vinh . Hội lính 11/1977 xã Nghi thiết

                                                                                              Hiện là bí thư đảng uỷ xã Nghi thiết.)


 

Nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3. hai vợ chồng tôi rủ nhau về xã nghi thiết chơi thăm đồng đội cũ . Ngày xuân nhưng khí trời mát dịu . Qua ba ra nghi quang , chỉ lắng tai, ta đã nghe tiếng sóng rì rào của biển . Nghi thiết là một xã nghèo ven biển . 70% dân ở đây làm nghề biển . Bởi xã nghèo nên số thuyền ra khơi còn ít mà chủ yếu đánh bắt ở lộng gần bờ .

 Theo kế hoạch chúng tôi sẽ đến xí ngiệp tàu thuyền Lấn lưu vừa thăm sức khoẻ , vừa xem làm ăn thế nào . Còn sớm , nên tôi rẽ vào nhà đồng đội khác chơi và “ bị giữ ” tại đây. Ừ thì nhà đồng đội, vào chơi nhà nào chẳng được. Bởi chỉ mấy quả pôn là anh em, bạn bè đến đủ theo yêu cầu . Đây là nhà đồng đội tên là Vinh. Vợ tên là Giàu . Nên mọi người hay gọi là Vinh Giàu . Vinh hiện nay đang làm bí thư đảng uỷ xã. Công việc tuy bận rộn nhưng với tình đồng đội thì Vinh vẫn hết sức quan tâm ưu ái . Giai đoạn chờ đợi công tác “ bảo đảm hậu cần ” , chúng tôi hàn huyên nhắc lại kỷ niệm ngày nhập ngũ , rồi những ngày chiến đấu trên chiến trường K . Sau khi lên biên giới, tôi được về trinh sát sư đoàn . Còn Vinh được về E52. Chỉ cấp tốc huấn luyện quân y tại chỗ thời gian một tháng. Vinh đã ngiễm nhiên trở thành y tá quân đội . Vinh bảo “ chủ yếu học băng  bó sơ cứu thương binh và biết tiêm đơn giản như cầm máu, trợ tim …Chứ với thời gian một tháng, làm sao biết khám hay điều trị bệnh nhân ! ". Vinh là thương binh 2/4. Là bạn, nhưng thú thật , tôi không biết Vinh bị thương vào thời điểm nào, ở đâu. Vì lính đợt chúng tôi hy sinh 270 đứa. Số trở về thì thương binh là đa phần . Nên thương binh cũng chẳng có gì là gê gớm cả . Xem chừng chờ cơm hơi lâu. Tôi bắt chuyện , hỏi vinh bị thương ở đâu ? trong trường hợp nào. Và sau đây là lời lể của Vinh.

 

Ăn tết chỉ mới được 5 ngày. Đơn vị tiểu đoàn 5 đánh vào vùng núi đất, trên mặt trận đường 3 .  Nơi đóng quân mới có nguồn thực phẩm phong phú tuyệt vời. Đó là một trại gà mà người dân chưa kịp sơ tán. Nếu mình không ăn thì lính Phốt cũng sẽ “ khênh ” hết nên lính ta cứ bắt bồi dưỡng vô tư. Lúc này ranh giới địch ta rất rõ . Địch ở làng bên, còn ta ở bên này. Hai làng chỉ cách nhau cách đồng nhỏ . Bởi vậy khi đi lại trong làng cũng phải đi men theo các lùm cây che khuất nguỵ trang. Chập tối, chúng tôi được phổ biết mọi người chỉ được “ ngủ ngắn” . Đúng 1 giờ sáng là hành quân tiếp cận để trời mờ sáng là nổ súng . Chỉ có hai trung đội được lệnh luồn sâu đánh úp địch đóng ở làng bên. Còn một trung đội ở lại chốt giữ . Là y tá , dĩ nhiên tôi phải đi cùng với đội hình chiến đấu.

 Tôi ở cùng bộ phận nuôi quân của đại đội. Tối đó chúng tôi bắt mấy con gà nên bữa ăn thật thịnh soạn. Tôi còn giữ được hai chai riệu RUM cổ lùn khi đi qua Nông phênh kiếm được , khui bữa nay để lấy may còn gì bằng . Vả lại, hôm nay mới ngày mồng 5 tết .Nên chúng tôi quyết định “ bí mật uống riệu ” . Cán bộ không ai hay .Tổ nuôi quân sáng mai không phải dậy đi nên ai cũng uống no say. Còn tôi cũng uống chừng mực để một sáng còn theo đội hình lên đường.

Tôi làm một giấc, tỉnh dậy thì đội hình đã lên đường . Lúc đó khoảng hai giờ sáng . Vậy là đội hình đã đi được một giờ rồi. cả đại đội chỉ có một mình tôi là quân y làm sao bây giờ ? Hoảng quá, tôi lên hầm của BCH đại đội chỉ còn một đồng chí đại đội phó mới lên, tên là Hùng . Đồng chí quát như té tát vào mặt tôi . Sau đó qui tội “ thoái thác nhiệm vụ “ . Tôi ra sức thanh minh khi đại đội báo động tập hợp tôi ngủ xa, hơn nữa say quá nên không biết ! . Nhưng xem ra đồng chí đại đội phó vẫn chưa tin. Đồng chí báo cáo sự việc về tiểu đoàn qua điện thoại và tiểu đoàn lệnh tôi phải lên đường và sẽ có trinh sát trung đoàn bổ sung đi cùng . Tôi khẩn trương đeo dây lưng túi thuốc quân y và một bó nẹp do tôi vót chuẩn bị lúc chiều rồi ngồi chờ đợi . Lát sau có hai chiến sỹ trinh sát đến chúng tôi làm quen và lên đường . Tôi đi sau cùng . Cái lo nhất của chúng tôi là sợ quân ta bắn nhầm . Tất nhiên việc này trung đoàn đã báo cho đại đội qua máy thông tin 2W. Chúng tôi duổi kịp đội hình cũng đúng vào vị trí tập kết triển khai đội hình chiến đấu. Gặp tôi, đại đội phó quyền đại đội trưởng tên là Được mọi ngày rất vui vẻ nhưng anh vẫn lầm lỳ không nói gì . Dù trong đêm tối nhưng tôi biết anh dận lắm . Trời đông đã ửng sáng cũng là lúc hoả lực lên tiếng . Hai khẩu cối 60 và một khẩu cối 82 tiểu đoàn tăng cường lên tiếng .  Hoả lực vừa dứt đã nge tiếng AK râm ran. Quân ta đã áp sát làng trước lúc phát hoả . Lúc này, địch như hoàn hồn, mới nghe tiêng súng địch bắn trả dữ dội . Đại đội phó Được lệnh cho tôi vận động lên hướng chủ yếu của trung đội một để sẵn sàng cấp cứu thương binh . Tôi xin nói thêm . Đại đội trưởng của tôi tên là Chấp . Anh có việc phải về sư đoàn tập huấn gì đó nên trận dánh này do đại đội phó Được chỉ huy .( một đại đội phó phụ trách chốt cũ vừa làm lực lượng dự bị ) . Tôi lên thì có việc ngay. Một đồng chí xạ thủ trung liên bị thương ở đùi , máu ra khá nhiều nhưng vẫn phải cầm súng bắn bởi vì đây là hoả lực chủ yếu của trung đội. Nếu không chi viện thì khó lòng tiến lên được . Địch bắn nhiều về phía chúng tôi . Có lẽ do bị thương mà vẫn bắn , trong khi không di chuyển được , nên bị lộ .  Anh nằm ngửa để tôi băng ga rô. Hai hàm răng ngiến lại, tôi hiểu anh rất đau nhưng gắng chịu . Băng xong anh quay lại nhìn về phía địch . Tôi nói rằng anh chỉ bị phần mềm , yên tâm. Nói rồi tôi chộp khẩu súng nhằm về hướng địch xiết cò.  Được một chốc anh nhắc “ tiết kiệm đạn ” trận đánh còn dài . Cùng lúc đó một đồng chí chạy lại nói :

-         Có người bị thương nặng!

Tôi lao lên , theo hướng tay chỉ. Mặc đạn cày xới , khói lựu đạn mù mịt . Kia rồi , một chiên sỹ đã bất tỉnh máu chảy đầm đìa . Tôi nhanh chóng kiểm tra băng bó . Hình như bị lựu đạn. Có nhiều vết thương nên máu nhiều . Tôi cõng đồng chí về phía chỉ huy đại đội , để vận tải còn kịp đưa về tuyên sau cứu chữa . Ở đó đã có thêm một đồng chí ai đó đã băng nửa mặt, máu còn chảy nhiều. Tôi tiêm thuốc cầm máu cho hai đồng chí rồi quay trở lại xem đồng chí xạ thủ trung liên thế nào . Nhìn người đồng đội chân băng trắng , vai vẫn đặt vào báng súng mà lòng tôi cảm phục vô cùng . Tôi chỉ còn nhớ người lính đó quê ở Hà nam ninh . Trận đánh kéo dài gần hai giờ . Địch đã bị bật ra khỏi phía bắc của làng . Nhưng chúng chưa chịu rút mà cố thủ ngay rừng cây lúp xúp trong tầm bắn. Vì vậy mọi hoạt động của ta đi lại vẫn phải thực hiện bằng động tác bò , trườn .

Tôi lại được lệnh lên hướng trung đội 2 cấp cứu và đưa thương binh về . Lúc này tiếng hoả lực đã giảm hẳn nhưng tiếng súng điểm xạ ngắn và phát một vẫn còn. Nhiều người nhắc tôi hãy cẩn thận khi lên tuyến trước khá trống trải . Vì hình như địch sử dụng súng bắn tỉa . Đồng chí trung đội trưởng nói hai đồng chí thương binh ở trên đều bị đạn thẳng . Với những người lính chiến đấu , khi đã bị dính đạn thẳng thì vết thương thường rất nặng . Lên đến nơi , Tôi băng bó xong được một đồng chí mới chuyển sang đồng chi thứ hai thì tôi bỗng thấy choáng váng và cánh tay vai phải nặng trĩu . Nhìn xuống, cánh tay sát vai máu ướt đẫm , tôi hiểu mình đã bị thương . Máu ra nhiều , rất đau nhưng tôi vẫn đủ trí tuệ hướng dẫn anh em băng ga rô cho mình. Tôi cũng không ngờ , bộ nẹp cuối cùng do mình làm ra lại sử dụng cho mình . Nhìn vết thương troạng cả hai đầu, tôi biết, mình bị " dính " đạn thẳng . Chỉ một lúc sau tôi thiếp đi…

Khi tỉnh dậy, trời đã về chiều. Anh em đã khênh thương binh ra đội phẫu trung đoàn . Ngày hôm sau, tôi cùng nhiều thương binh nặng khác đã được đưa về đội điều trị 24 sư đoàn ở ngã tư đường 3 . Nơi đây , chỉ cách mấy ngày ( ngày 04/1 âm lịch năm 1979 ) Địch đánh và bao vây sư đoàn bộ sư đoàn 320 . Thương binh cũng phải cầm súng chiến đấu .

Một tuần sau chúng tôi lại chuyển viện. Lần này xe chở chúng tôi về sân bay phu chen tông . Từ đó máy bay trực thăng chở thẳng về bệnh viện 175 nằm trong sân bay Tân sơn Nhất. Khoảng một tuần sau, tôi đã có thể tự đi lại được. Ở quân y viện này, thói quen cứ mỗi lần có thương binh mới ở chiến trường về , anh em thương binh đều ra xem mặt có ai cùng đơn vị . Trong một lần, thấy thương binh chuyển về. Trên xe có một thương binh nặng đang bất tỉnh . Tôi nhìn kỹ , thì đó là đồng chí đại đội phó chỉ huy trận đánh của chúng tôi .

Cả hai điều trị ở viện 175 khoảng 3 tháng thì chuyển về đoàn 37 an dưỡng tại Nha trang . Chúng tôi có dịp để hỏi và luận bàn về trận đánh hôm đó . Thì ra anh bị thương sau tôi chỉ 2 giờ . Cũng bằng một viên đạn thẳng của súng bắn tỉa . Viên đạn xuyên đùi , máu ra nhiều . May vận tải đến kịp . Anh ra sân bay muộn vì đường 3 bị địch phục chưa bảo đảm an toàn .Còn chuyện hành quân chiến đấu quên quân y cũng là lỗi của Đại đội . Buổi đêm, thời gian gấp mà bộ phận chỉ có một người nên...quên . Nhưng vào chiến đấu thì không thể thiếu . Cũng chính vì vậy mà tôi cùng hai trinh sát phải đi ngay trong đêm để kịp đội hình trước giờ nổ súng .

Tại đoàn an dưỡng , chúng tôi được giám định thương tật . Anh Được bị thương nặng hơn . Nên giám định được loại 2/4.

Ra bắc , tôi có về đơn vị cũ lấy một số giấy tờ. Đơn vị lúc này đóng quân ở Đại từ , Bắc thái . Lính chiến đấu trong đại đội không còn là bao . Số thì đã hy sinh, người thì bị thương. Một số anh em nhập ngũ trước năm 1975 thì vừa ra quân . Năm 1981 chúng tôi được giải ngũ .

Từ đó , chúng tôi xa cách không nghĩ rằng có ngày gặp lại . Đúng là " quả đất tròn ". Chúng tôi đã gặp nhau sau nhiều năm tìm hỏi . Một sự ngẫu nhiên con tôi ra trường công tác ở gần quê anh ấy. Tôi đã " lệnh " cho con trai " bằng bất cứ giá nào cũng tìm cho ra "Bác Được " thủ trưởng của bố ngày xưa . Trời đã không phụ lòng người lính. Chúng tôi đã gặp nhau tại quê hương anh ấy. Hai chúng tôi ôm chầm lấy nhau sau 36 năm xa cách . Hai mái đầu điểm bạc hàn huyên ôn lại kỷ niệm năm xưa ,ai còn, ai mất. Nước mắt người lính già lại đổ trên mi mỗi khi nhắc đến những đồng đội hy sinh...

                                      *       *

                                          *

Chai riệu đã cạn . Nhìn đồng hồ Đã chuyển sang chiều . Hôm nay là ngày của chị em mà chúng tôi lại nói , kể về mình nhiều quá . Nhưng chị em lại muốn nghe . Có lẽ họ đã cảm nhận được mình đã gặp may. Nhờ anh ấy may mắn trở về mà mình mời có hạnh phúc hôm nay.

 

Xin chào chủ nhà Đức Cường, đọc bài viết trên làm tôi nhớ thời hoa lửa bên K, người kể có kỷ niệm sâu sắc khó quên, người viết cũng hay, súc tích làm cho người đọc thêm nhiều cảm xúc. Xin cung cấp thêm thông tin và địa chỉ của anh Được và anh Chấp.
- Anh Được hiện nay đang sinh sông ở thôn Lý Nhân, xã Dục Tú, Huyện Đông Anh - Hà Nội.
- Còn anh Chấp thì sống ở xã Đông Hội, Huyện Đông Anh - Hà Nội.

Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #49 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2015, 09:51:27 pm »

Cảm ơn anh Dung thanh cong . Những CCb F 320 làm sao quên được những ngày làm chí nguỵen quân trên đất K.
Anh Vinh cũng đã  ra nhà anh Được chơi rồi bác Dũng ah. Chúng tôi , những người lính nhập nghũ 11/1977 huyện nghi lộc vẫn thường xuyên gặp nhau mà ! .
 Mong một ngày gặp anh trên đất Nghi lộc Nghệ an. Anh liên lạc trên trang này bằng tin nhắn nhé .
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM