Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:46:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân  (Đọc 56082 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2016, 11:51:58 am »

        Kết quả cụ thể chúng tôi đưa ra ở cuối phần viết này như một bản tường trình, tuy hơi dài, nhưng cần thiết, là những bổ sung, đính chính về những thiếu khuyết trong danh sách 34 chiến sĩ Đội VNTTGPQ đã được khắc vào bia đặt tại khu rừng Trần Hưng Đạo. Chúng tôi vô cùng biết ơn các địa phương, các tổ chức, đơn vị, cá nhân, bằng công sức, tình cảm và cả vật chất, đã xây dựng nên danh sách và khắc vào bia tên tuổi, quê quán, thành phần dân tộc, chức vụ... của 34 cán bộ, chiến sĩ đầu tiên của Đội VNTTGPQ. Với sự trân trọng và tôn trọng lịch sử, với tất cả khả năng có thể có cho đến thời điểm này chúng tôi xin bổ sung, đính chính về một số điểm còn thiếu khuyết trong danh sách đã được khắc vào bia như sau:

DANH SÁCH 34 CHIẾN SĨ ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN DỰ BUỔI LỄ THÀNH LẬP ĐƯỢC KHẮC TRONG BIA
TTHọ TênBí DanhDân tộcQuê quánGhi chú
123456
1Trần Văn KỳHoàng SâmKinhLệ Sơn, Tuyên Hóa, Q.BìnhĐội trưởng
2Dương Mạc ThạchXích ThắngTàyMinh Tâm, Nguyên Bình, Cao BằngChính trị viên
3Ngô Quốc BìnhHoàng Văn TháiKinhAn Khang, Tiền Hải, Thái BìnhTình báo KH-TC
4Lâm Cẩm NhưLâm KínhKinhĐông Khê, Thạch An, Cao BằngC.tác chính trị
5Lộc Văn LùngVăn TiênTàyMai Pha, Cao Lộc, Lạng SơnQuản lý
6Hoàng ThịnhQuyềnTàyTràng Xá, Võ Nhai, Bắc Thái
7Nguyễn Văn CàngThu SơnTàyHồng Việt, Hòa An, Cao Bằng
8Đàm Quốc ChủngQuốc ChủngTàyBình Long, Hòa An, Cao Bằng
9Hoàng Văn NinhThái SơnNùngThượng Ân, Ngân Sơn, Cao Bằng
10Hà Hưng LongTàyNam Tuấn, Hòa An, Cao Bằng
11Đức Cường (Cơ)TàyĐề Thám, Hòa An, Cao Bằng
12Bế Văn SắtHồng Quân (Mậu)TàyBình Long, Hòa An, Cao Bằng
13Đinh Trung LươngTrung LươngTàyLê Lợi, Thạch An, Cao Bằng
14Tô Vũ DâuThịnh NguyênTàyVinh Quang, Hòa An, Cao Bằng
15Đức LuânKinhQuảng Bình
16Bế Kim Anh (Bằng)Kim AnhTàyHồng Việt, Hòa An, Cao Bằng
17Mông Phúc ThơNùngTràng Xá, Võ Nhai, Bắc Thái
18Nông Văn KiểmLiênTàyTam Kim, Nguyên Bình, Cao Bằng
19Ma Văn PhiêuBắc Họp (Đương)TàyMinh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng
20Chu Văn ĐếNamTàyMinh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng
21Bế Văn VạnVạnTàyVân Tùng, Ngân Sơn, Cao Bằng
22Nông Văn BêThânNùngHoàng Tung, Hòa An, Cao Bằng
23Hồng CôMôngLũng Giẻ, Nguyên Bình, Cao Bằng
24Nguyễn Văn PhánKế HoạchTàyHồng Việt, Hòa An, Cao Bằng
25Đặng Dần QuýQuýDaoTam Kim, Nguyên Bình, Cao Bằng
26Tô Văn CắmTô Tiến LựcTàyTam Kim, Nguyên Bình, Cao Bằng
27Hoàng Văn LườngKính PhátNùngĐức Vân, Ngân Sơn, Cao Bằng
28Hoàng Văn NhủngXuân TrườngTàySóc Hà, Hà Quảng, Cao Bằng
29Trương ĐắcĐồngTàyMinh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng
30Dương Đại LongNùngPác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng
31La ThanhNùngPác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng
32Ngọc TrìnhNùngBình Long, Hòa An, Cao Bằng
33Nông Văn ÍchNùngHà Quảng, Cao Bằng
34Thế HậuNùngTrường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2016, 10:08:30 pm »

DANH SÁCH 34 CHIẾN SỸ DỰ BUỔI LỄ THÀNH LẬP
ĐỘI VNTTGPQ NGÀY 22-12-1944
       
(Bản bổ sung, đính chính, xếp theo thứ tự A, B, C)

TTHọ TênBí DanhDân tộcQuê quánGhi chú
1Trần Văn KỳHoàng Sâm, Trần Sơn HùngKinhLệ Sơn, Tuyên Hóa, Q.BìnhĐội trưởng
2Dương Mạc Thạch (Cam)Xích ThắngTàyMinh Tâm, Nguyên Bình, Cao BằngChính trị viên
3Ngô Quốc BìnhHoàng Văn TháiKinhAn Khang, Tiền Hải, Thái BìnhTình báo KH-TC
4Hoàng Thế HậuNùngĐào Ngạn, Hà Quảng, Cao Bằng
5Bế (Bằng)Kim AnhTàyHồng Việt, Hòa An, Cao Bằng
6Nông Văn Bát, Đàm Quốc Chủng, Đàm TịchTàyBình Long, Hòa An, Cao Bằng
7Bế Văn BồnBế Văn Sắt, Hồng Quân (Mậu)TàyBình Long, Hòa An, Cao Bằng
8Tô Văn CắmTiến Lực, Đình LựcTàyTam Kim, Nguyên Bình, Cao Bằng
9Nguyễn Văn CàngThu SơnTàyHồng Việt, Hòa An, Cao Bằng
10Nguyễn Văn CơĐức Cường KinhĐề Thám, Hòa An, Cao Bằng
11Trương Văn Cù Trương Đắc (Đồng)TàyMinh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng
12Hoàng Văm CủnQuyền, ThịnhTàyTràng Xá, Võ Nhai, Bắc Thái
13Võ Văn DảnhLuậnKinhĐức Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình
14Tô Vũ DâuThịnh NguyênTàyVinh Quang, Hòa An, Cao Bằng
15Dương Văn DấuĐại LongNùngTrường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng
16Chu Văn ĐếNamTàyMinh Tâm, Nguyên Bình, Cao BằngLiệt sỹ
17Nông Văn KiếmLiênTàyTam Kim, Nguyên Bình, Cao BằngLiệt sỹ
18Đinh Văn KínhĐinh Trung LươngTàyLê Lợi, Thạch An, Cao Bằng
19Hà Hưng LongTàyNam Tuấn, Hòa An, Cao Bằng
20Lộc Văn LùngVăn TiênTàyMai Pha, Cao Lộc, Lạng SơnQuản lý
21Hoàng Văn LườngKính PhátNùngĐức Vân, Ngân Sơn, Cao Bằng
22Hầu A LýHồng CôMôngMinh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng
23Long Văn MầnNgọc TrinhNùngBình Long, Hòa An, Cao BằngLiệt sỹ
24Lâm Cẩm NhưLâm KínhKinhĐông Khê, Thạch An, Cao BằngC.tác chính trị
25Hoàng Văn NhủngXuân TrườngTàySóc Hà, Hà Quảng, Cao BằngLiệt sỹ
26Hoàng Văn NinhThái SơnNùngThượng Ân, Ngân Sơn, Cao Bằng
27Giáp Ngọc PángThân, Nông, Văn BêNùngHà Quảng, Cao BằngLiệt sỹ
28Nguyễn Văn PhánKế HoạchTàyHồng Việt, Hòa An, Cao Bằng
29Ma Văn PhiêuMạc Văn Phiêu, Bắc Họp, ĐườngTàyMinh Tâm, Nguyên Bình, Cao BằngLiệt sỹ
30Đặng Tuần QuýDaoTam Kim, Nguyên Bình, Cao Bằng
31Lương Quý SâmLương Văn ÍchNùngNà Sác, Hà Quảng, Cao Bằng
32Hoàng Văn SùngLa ThanhNùngTrường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng
33Bế Ích NhânBế Ích VạnTàyVân Tùng, Ngân Sơn, Bắc Kạn
34Mông Văn VẩyMông Phúc ThơNùngTràng Xá, Võ Nhai, Bắc TháiLiệt sỹ
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 12:45:41 am »

        
PHỤ LỤC
       
CHỈ THỊ THÀNH LẬP ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYÊN GIẢI PHÓNG QUÂN CỦA HỒ CHÍ MINH1

        “Tên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn hành động có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉ thị mới của Đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao- Bắc-Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực.

        Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ 2  vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên.

        Đối với các đội vũ trang địa phương: đưa cán bộ địa phương về huấn luvện, tung các cán bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến.

        Về chiến thuật: vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay Đông mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung.

        Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân là đội quân, đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”.

-------------
1. Hồ Chí Minh-Toàn tập, tập 3 (1930-1945), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.507
2. Có sách ghi là “các đội”, chúng tôi dẫn theo bản in mới nhất trong Hồ Chí Minh-Toàn tập, xuất bản năm 2000
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2016, 09:46:23 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 09:45:19 am »

      
        
DIỄN TỪ CỦA ĐỒNG CHÍ VĂN
ĐỌC TẠI LỄ THÀNH LẬP ĐỘI
VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN1

        Các đồng chí!

        Ngày hôm nay, 22 tháng 12 năm 1944, theo mệnh lệnh của Đoàn thể, chúng ta tập trung ở chốn rừng xanh núi đỏ này, giữa tổng Trần Hưng Đạo và tổng Hoàng Hoa Thám trong liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng, để khai hội thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân.

        Các đồng chí hẳn biết: lúc chúng ta đang nhóm họp ở đây, chính là lúc cuộc giao tranh giữa hai mặt trận phát xít và dân chủ sắp hạ lớp màn cuối cùng bên trời Âu: Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt đến tận nơi rồi. Còn ở Á Đông thì cuộc giao tranh ấy cũng bước vào thời kỳ quyết liệt với cuộc tấn công của Nhật vào Hoa Nam, với cuộc đô bộ của Mỹ lên Phi-luật-tân. Rồi đâv nước Việt Nam chúng ta rất có thể bị lôi cuốn trực tiếp vào vòng binh lửa, và chủ nghĩa phát xít Nhật thế nào cũng bị dẫn vào chỗ diệt vong.

        Các đồng chí hẳn biết: lúc chúng ta đang nhóm họp ở đây, chính là lúc từ Tây sang Đông, làn sóng cách mệnh tân dân chủ, cuộc vận động dân tộc giải phóng đang dâng lên sôi nổi, lôi cuốn hàng trăm triệu nhân dân các nước bị áp bức. Từ Nam-tư-lạp-phu đến Trung Quốc, biết bao nhiêu dân tộc đang phấn đấu oanh liệt để tranh thủ lấy độc lập, tự do, hạnh phúc.

        Trong lúc đó, ở nước ta, trước cảnh bị đàn áp bóc lột đến tận cùng, sự mâu thuẫn giữa Pháp - Nhật ngày càng sâu thêm, cuộc cách mệnh dân tộc giải phóng Việt Nam đi đôi với trào lưu thế giới và sắp bước vào giai đoạn trực tiếp võ trang tranh đấu. Kìa, dân chúng ta chẳng phải đâu đâu cũng sôi nổi, đợi chờ ngày tranh đấu quyết liệt hay sao? Ở Thái Nguyên, ngọn cờ vũ trang tranh đấu chẳng phải đã được nêu cao rồi hay sao?

        Để ứng phó cho kịp thời cơ và bảo đảm sự thành công cho cuộc cách mệnh giải phóng, Việt Nam độc lập đồng minh đã nêu lên một công tác mới: vũ trang tuyên truyền; và trong liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng, phó thác công việc đó cho chúng ta, cho đội tuyên truyền Việt Nam Giải phóng quân mà ngày hôm nay chúng ta khai hội để thành lập, trong một quang cảnh giản đơn, đạm bạc mà long trọng.

        Các đồng chí,

        Nhiêm vụ mà Đoàn thể ủy thác cho chúng ta là một nhiệm vụ quan trọng, nặng nề. Chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, nhiệm vụ ấy có tính chất là một nhiệm vụ giao thời. Vận dụng vũ trang để tuyên truyền, để kêu gọi toàn dân đứng dậy, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này. Chúng ta cần nhận thức điều đó cho rõ ràng, để thực hành cho đúng, và nỗ lực đến cùng trong lúc thực hành. Đoàn thể ủy thác cho ta nhiệm vụ này, tức là đặt nhiều tin tưởng, hy vọng vào chúng ta. Chúng ta sẽ thực hành đúng chỉ thị để khỏi phụ lòng của Đoàn thể.

        Thế là từ giờ phút này trở đi, chúng ta cùng nhau tiến lên trên con đường vũ trang tranh đấu. Chúng ta nêu cao tinh thần anh dũng hy sinh, gian nan không ngại, khổ sở không từ, dù đầu rơi máu chảy cũng không lùi bước. Chúng ta quyết tiến tới để làm tròn nhiệm vụ. Bao nhiêu oán hờn của dân tộc, bao nhiêu sự tàn khốc thê thảm đang chờ đợi một cuộc thanh toán. Chúng ta nguvện đem xương và máu mà làm việc đó. Chúng ta sẽ vạch rõ cho toàn dân rằng con đường sống duy nhất là con đường đoàn kết để vũ trang đứng dậy. Quân giải phóng sẽ tỏ rằng mình là một đội quân của dân, của nước, đi tiên phong trên con đường giải phóng dân tộc.

        Quân giải phóng sẽ là một đội quân rất trọng kỷ luật, tuyệt đối phục tùng thượng cấp, sẽ là một đội quân giàu tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ. Chúng ta sẽ quả cảm và sẽ thận trọng, thắng không kiêu, bại không nản. Kinh nghiệm của chúng ta còn non nhưng có làm mới có kinh nghiệm, và làm thì tất nhiên sẽ có kinh nghiệm. Chúng ta tin tưởng ở thắng lợi.

        Phải, chúng ta nhất định thắng lợi. Dân Nam-tư-lạp-phu đã đem xương máu mà giành lại non sông đất nước. Dân Pháp, dân Trung Quốc cũng đang đem xương máu đổi lấy giải phóng tự do. Không lẽ gì mà những công cuộc dân Nam Tư, dân Pháp, dân Trung Quốc làm được mà dân ta lại không làm được. Là con cháu của Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám, chúng ta sẽ giải phóng đất nước ta, sẽ xứng đáng với tổ tiên ta. Và hẳn không phải là sự ngẫu nhiên mà ngày hôm nay. Đội tuyên truyền chúng ta lại thành lập ngay ở giữa tổng Trần Hưng Đạo và tổng Hoàng Hoa Thám.

        Các đồng chí nhớ: tham gia Đội quân giải phóng đầu tiên là một vinh dự cho chúng ta, chúng ta sẽ tỏ rằng chúng ta xứng đáng với vinh dự đó. Đã bao lâu các đồng chí chờ đợi giờ vũ trang tranh đấu. Giờ ấy đã đến rồi. Theo chỉ thị của Đoàn thể, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, tôi xin tuyên bố Đội tuyên truyền Việt - Nam Giải phóng quân thành lập và hạ lệnh cho các đồng chí tiến lên trên con đường vũ trang tranh đấu.

        Từ giờ phút này, các đồng chí sẽ noi theo ngọn cờ mà tiến trên con đường máu. Chúng ta tiến, tiến mãi cho đến ngày giải phóng của toàn dân.

        Để nêu cao tinh thần khắc khổ, hy sinh, để tỏ lòng ghi nhớ những tấm gương oanh liệt của các anh hùng dân tộc đời trước và kiên quyết noi theo, tôi xin đề nghị tối hôm nay, Đội chúng ta cùng nhau ăn một bữa cơm chay, không rau, không muối và suốt đêm nay, chia nhau từng tiểu đội mà túc trực dưới cờ và niệm những lời thể danh dự, bên cạnh những đống lửa du kích mà chúng ta sẽ đốt lên trong khu rừng này. Đêm nay là đêm du kích đầu tiên của Đội Tuyên truyền chúng ta.

        Cuối cùng, tôi xin thay mặt Đoàn thể và toàn Đội mà cảm tạ lòng sốt sắng ủng hộ của dân chúng trong Liên tỉnh, đặc biệt là các anh, các chị đã không quản ngại nguy hiểm mà đến đây uý lạo bộ đội và tham gia lễ thành lập Đội của chúng tôi Chúng tôi sẽ giết giặc, cứu nước để đền bù thịnh tình của dân chúng.

        Tôi xin hô to:

        Kiên quyết tiến lên trên con đường chiến đấu!

        Tinh thần Quân giải phóng Việt - Nam muôn năm!

        Việt - Nam độc lập đồng minh muôn năm!

        Việt - Nam độc lập muôn năm!

-------------
1. Dẫn theo Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5 năm 1994.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2016, 09:53:16 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 06:46:10 pm »

               
MƯỜI LỜI THỂ DANH DỰ CỦA ĐỘI VIÊN
ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN1

        
        Chúng tôi, đội viên Đội giải phóng quân Việt Nam xin lấy danh dự một người chiến sỹ cứu quốc mà thề dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh:

        1. Xin thề: Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để chống xâm lược và bọn Việt gian phản quôc, để giải phóng cho toàn dân Việt Nam, làm cho nước Việt Nam trở thành một nước độc lập, dân chủ, tự do, ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới.

        2. Xin thề: Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên, khi nhận được một nhiệm vụ gi sẽ tận tâm, tận lực thi hành cho nhanh chóng và chính xác.

        3. Xin thề: Bao giờ cũng kiên quyết phấn đấu, dù gian lao khổ sở cũng không phàn nàn, vào sống ra chết cũng không sờn chí, khi ra trận mạc quyết chí xung phong, dù đầu rơi máu chảy cũng không lùi bước.

        4. Xin thề: Lúc nào cũng khẩn trương, hoạt bát, hết sức học tập, chiến đấu để tự rèn luyện thành một quân nhân cách mạng, xứng đáng là một người chiến sỹ tiền phong giết giặc, cứu nước.

        5. Xin thề: Tuyệt đối giữ bí mật cho công việc của Đội như nội dung tổ chức, kế hoạch hành động cùng những người chỉ huy trong đội và giữ bí mật cho tất cả các đoàn thể cứu quốc.

        6. Xin thể: Nếu trong lúc chiến đấu bị quân địch bắt được, thì dù bị cực hình tàn khốc thế nào cũng quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cứu quốc, không bao giờ phản bội xưng khai.

        7. Xin thề: Hết sức ái hộ bạn chiến đấu trong Đội cũng như ái hộ bản thân, hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận.

        8. Xin thề: Bao giờ củng chủ trương giữ gìn vũ khí của Đội, quyết không để vũ khí hư hỏng hoặc rơi vào tay quân thù.

        9. Xin thề: Khi tiếp xúc với dân chúng sẽ làm đúng ba điều nên: kính trọng dân, cứu giúp dân, bảo vệ dân và ba điều răn: không dọa nạt dân, không lấy của dân, không quấy nhiễu dân để gây lòng tin cậy của dân chúng; thực biện quân dân nhất trí, cứu nước diệt gian.

        10. Xin thề: Bao giờ cũng nêu cao tinh thần tự phê bình và sửa chữa giữ tư cách cá nhân mô phạm, không làm điều gì hại đến thanh danh đội quân Giải phóng và hại đến quốc thể Việt Nam.

-------------
1. Võ Nguyên Giáp - Nhưng chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1994. tr. 135-136.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2016, 07:44:07 am »

        
ĐỘI TUYÊN TRUYỀN CỦA VIỆT NAM GIẢI PHÓNG QUÂN XUẤT HIÊN1
 
        Ngó lại năm cũ

        Năm 1944 là một năm rất quan trọng trong cuộc thế giới chiến tranh chống phát xít và giải phóng cho các dân tộc. Trong năm 1944 Hồng-Quân và quân Anh-Mỹ đã đại thắng quân Đức và giải phóng cho 12 nước bị Đức xâm lấn.

        Năm 1944, trong cuộc chiến tranh chống Nhật ở châu Á, quân Mỹ đại thắng ở Thái-bình-dương và gần đây quân Đồng-Minh tiến triển nhiều ở Miến Điện.

        Trông tới năm mới

        Nhờ sự đại thắng của quân Đồng-Minh và phong trào dân tộc giải phóng toàn thế giới, năm 1945 sẽ là năm chứng kiến sự tiêu diệt của nước Đức phát xít và sự đại bại của quân Nhật ở chiến trường châu Á.

        Năm 1945 cũng sẽ là năm thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc giải phóng chúng ta. nếu chúng ta nỗ lực chiến đấu.

        Đội tuyên truyền của Việt Nam giải phóng quân

        Năm 1945 sẽ đem lại cơ hội tốt cho quân Giải phóng Việt Nam tiến lên đánh đế quốc phát xít Nhật và phát xít Tây. Muốn nắm lấy cơ hội ấy, chúng ta phải tuyên truyền cổ động một mặt cho đồng bào Việt Nam ta hăng hái chuẩn bị, một mặt cho các nước Đồng - Minh chú ý đến chúng ta mà giúp sức cho chúng ta.

        Đội Tuyên truyền của V.N.G.P.Q chính đương dùng vũ trang hành động để làm công việc tuyên truyền cổ động ấy.

        Dưới đây nhà báo xin đăng hai bản thông cáo do Đội Tuyên truyền của V.N.G.P.Q vừa gửi đến.

        Thông cáo số 1

        Ngày 11 tháng 11 Ta là ngày 25-12 Tây, một bộ đội lạ, ở đâu đến không rõ, bộ đội gì không rõ, kéo đến đồn Phay-Khắt, tống Kim-Mã, châu Nguyên-Bình. Sau đó, người cai Tây và tất cả 17 người lính dõng mang toàn bộ khí giới trong đồn và tuyên bố với dân làng là cùng c.m đi đánh Nhật, rồi cùng bộ đội lạ kéo đi đâu mất.

        Cũng ngày ấy tên Việt-gian hoạt động nhất ở tổng Kim-Mã là xã Bồi biến đâu mất.

        Thông cáo số 2

        Sáng ngày 12 tháng 11 Ta là ngày 26 Tây, lúc 7 giờ 14 phút đội Tuyên truyền của Việt Nam Giải-Phóng-Quân kéo đến đồn Nà Ngần, xã Cẩm-Lý, gần Ben-Air. Họ kéo cờ đỏ sao năm cánh lên, xưng rõ là quân cách mạng đến lấy súng đạn của Tây phát xít, tuyên bố quân cách mạng Việt Nam không bắn binh lính Việt Nam. Kêu gọi anh em binh lính Việt Nam giơ tay lên đầu hàng.

        Người đội và 3 người chống cự bị súng trưởng và súng máy c.m bắn chết ngay tại trận, một người nữa bị thương.

        Đội Tuyên truyền G.P.Q thu thập toàn bộ súng đạn trong đồn, rồi tập hợp anh em binh lính tất cả 15 người khố xanh (trừ 2 người chạy thoát). Khai hội nghị liên hoan giữa binh lính và c.m.

        Đồng thời, Đội phái người phát truyền đơn và dán biểu ngữ khắp đồn.

        Một số đ.c nữ vũ-trang cũng tham gia giúp dọn dẹp chiến trường và tuyên truyền cổ động nhân dân cùng binh lính.

        Đến 8 giờ Đội Tuyên truyền rút khỏi đồn, vừa đi vừa hát bài ca Giải-phóng-quân

---------------
1. Bài đăng trên báo "Việt Nam độc lập" - Cơ quan tuyên truyền Việt Nam Cao - Bắc - Lạng, sô 201. ngày 5-1-1945
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2016, 06:51:58 pm »

        
TÀI LIỆU THAM KHẢO

        1. Ngọc An - Vài nét về Quân giải phóng Việt Nam, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 3-1989.

        2. Lê Quảng Ba - Bác Hồ và đội du kích Pắc Bó, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1997.

        3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thạch An - Lịch sử Đảng bộ huyện Thạch An (1930-1945), Ban Chấp hành Đảng bộ xuất bản, 1999.

        4. Ban liên lạc Việt Nam Giải phóng quân - Việt Nam Giải phóng quân - Nhớ lại bước khởi đầu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995.

        5. Ban từ điển Bách khoa quân sự, Bộ Quốc phòng - Từ điển Bách khoa quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

        6. Bản khảo sát các di tích: Khu rừng Trần Hưng Đạo, đồn Phai Khắt, đồn Nà Ngần, đồn Đồng Mu. Tư liệu lưu tại Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Cao Bằng.

        7. Bản tóm tắt thành tích của xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, bản viết tay của các đồng chí Doanh Hằng, Nông Văn Quang, Nông Văn Lạc, Tư liệu lưu tại xã Tam Kim.

        8. Bộ CHQS tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001.

        9. Bộ CHQS tỉnh Bắc Thái - Bắc Thái - Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Bộ CHQS tỉnh Bắc Thái xuất bản, 1990.

        10. Bộ CHQS tỉnh Cao Bằng - Cao Bằng - Lịch sử đấu tranh vũ trang cách mạng (1930-1954). Bộ CHQS tỉnh Cao Bằng xuất bản, 1990.

        11. Bộ CHQS tỉnh Cao Bằng - 50 năm Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng. Bộ CHQS tỉnh Cao Bằng xuất bản. 1997.

        12. Bộ Tư lệnh Quân khu 1 - Việt Bắc - 30 năm chiến tranh cách mạng, tập 1 (1945-1975). Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990.

        13. Chuyện những trận đánh hay, những người đánh giỏi, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998.

        14. Đảng bộ Hoà An - Lịch sử Đảng bộ huyện Hoà An, tập 1 (1930-1945), Hoà An, 1995.

        15. Đảng bộ huyện Nguyên Bình - Lịch sử Đảng bộ huyện Nguyên Bình, tập 1 (1930-1945), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Nguyên Bình xuất bản, 1994.

        16. Đầu nguồn (tập hồi ký). Nxb Văn học, Hà Nội, 1975.

        17. Võ Nguyên Giáp - Đội quân giải phóng 1944-1947, Bản đánh máy lưu tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

        18. Võ Nguyên Giáp – Suối nguồn Pắc Bó, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1989.

        19. Võ Nguyên Giáp - Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1994.

        20. Song Hào - Tân Trào (ký sự). Nxb Văn hóa - Thông tin và Trung tâm UNESCO Tân Trào, Hà Nội, 1995.

        21.Đặng Hòa - Nà Sác hay Pắc Bó. Đặc san Sự kiện và nhân chứng, số 1-1994. tr. 8.

        22. Vũ Hoàng - Gặp lại người trinh sát đánh đồn Phai Khắt, Đặc san Sự kiện và nhân chứng, số 1-1994. tr. 9.

        23. Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 3 (1930-1945). Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2000.

        24. Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 5 (1947-1949). Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2000.

        25. Huyện ủy Chợ Đồn - Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Đồn, tập 1 (1930-1954) (sơ thảo), Huyện ủy Chợ Đồn xuất bản. 1993.

        26. Huyện ủy Hòa An - Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bình Long, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hòa An xuất bản, 1990.

        27. Huyện ủy Nguyên Bình - Lịch sử Đảng bộ xã Minh Tâm 1935-1975, Huyện ủy Nguyên Bình xuất bản. 2000.

        28. Huyện ủy Võ Nhai - Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai (1930-1954), Huyện ủy Võ Nhai xuất bản. 1993.

        29.Mai Trung Lâm - Tiến quân vào Chợ Rã, Tạp chí Lịch sử quân sự, các số 11-1989; 12-1989; 1-1990.

        30. Nông Văn Lạc - Ánh sáng đây rồi (hồi ký), Nxb Văn học, Hà Nội, 1995.

        31. Đàm Thị Loan - Từ Việt Bắc đến Tây Ninh (hồi ký), Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1998.

        32. Tô Tiến Lực - Xuân Ất Dậu tại rừng Trần Hưng Đạo (Việt Anh ghi). Đặc san Sự kiện và nhân chứng, số xuân Qúy Mùi 2003.

        33. Bá Ngọc - Hồ Chí Minh - Những tên gọi đi cùng năm tháng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003.

        34. Phan Sỹ Phúc - Tim hiểu con đường Nam tiến những năm 1942-1944, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 6-1999.

        35. Nông Văn Quang - Con đường Nam tiến (hồi ký). Nxb Văn hóa dân tộc. Hà Nội. 1995.

        36. Hoàng Văn Thái - Hai chiến công đầu của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân: Trận Phai Khắt và trận Nà Ngần, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4-1988 (tr. 36-45).

        37. Hoàng Văn Thái - Ngày thống nhất quân đội (Nguyễn Tư Đương ghi), Tạp chí Lịch sử quân sự, các số 6- 2002; 1 và 2-2003.

        38. Trọng Thanh - 500 trăm đồng, 3.000... nửa triệu đồng, Đặc san Sự kiện và nhân chứng, số 2-1994. tr. 29.

        39. Lê Quý Thi - Người liệt sĩ đầu tiên của quân đội ta, Đặc san Sự kiện và nhân chứng, số tháng 7-2002.

        40. Lâm Ngọc Thụ - về một chiến công ít người biết đến, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 6-2002.

        41. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng, Bộ Tư lệnh Quân khu 1 và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam - Miền đất khai sinh và quá trình phát triển (kỷ yếu hội thảo), Nxb Quân đội nhân dân. Hà Nội, 1999.

        42. Tổng cục Chính trị - Lịch sử báo Quân đội nhân dân (1950-2000). Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000.

        43. Tổng cục Chính trị - Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-2000), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002.

        44. Văn kiện Đảng, tập 2 (1930), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

        45. Viện Bảo tàng cách mạng Việt Nam - Báo Việt Nam độc lập 1941-1945, xuất bản năm 2001.

        46. Viện Lịch sử quân sụ Việt Nam - Đại tướng Hoàng Văn Thái, Nxb Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2000.

        47. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Chi đội 3 Giải phóng quân Nam tiến 1945-1946, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1995.

        48. Viện Lịch quân sự Việt Nam - Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2000.

        49. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và Ban Nghiên cứu Lịch sủ Quân đội trực thuộc Tổng cục Chính trị - Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hè Nội, 1994.

        50. PGS, TS. Phạm Xanh - Hồ Chí Minh - Dân tộc và thời đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

        51. Phạm Xanh - Cao Bằng trong tầm nhìn chiến lược Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5-1998.

HẾT
Chào thân ái và quyết thắng
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM