Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:00:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân  (Đọc 56080 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #70 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2015, 07:45:29 pm »

Ngồi trên xe trở về Trường Hà, chúng tôi day dứt bởi ý nghĩ thời gian cứ lạnh lùng trôi đi, cuốn theo nó cả ký ức ít ỏi về những người thân yêu, ruột thịt, mà nếu chúng ta không kịp nhận ra và tìm cách níu giữ, những con người đó dễ sẽ trở nên vô danh đối với thế hệ hôm nay và mai sau. Những thông tin quá ít ỏi về người liệt sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khiến chúng tôi tự hỏi sẽ viết sao đây về đội viên Xuân Trường bởi chỉ riêng về trích ngang sơ lược nhất cũng còn thiếu nhiều lắm.


Lần thứ ba trở lại tìm con trai đội viên Dương Đại Long trong một ngày, chúng tôi đã gặp may. Chắc đã được người nhà kể lại nên anh Cường cứ nấn ná ở nhà chờ. Song thật tiếc là những giấy tờ liên quan đến ông Long lại để ở nhà bà chị gái, cách đó gần 20 km theo đường đi về thị xã Cao Bằng. Không còn cách nào khác và để được việc, chúng tôi đề nghị anh Cường lên xe đưa đến nhà chị gái. Chia tay Chủ tịch xã Lý A Soòng, chúng tôi cám ơn anhm nhưng anh Soòng lại nói: tôi giúp các anh tức là tự làm cho chúng tôi, cho xã Trường Hà. Các anh viết vào sử sách những con người quê tôi là chúng tôi tự hào lắm rồi. Thế là, một lần nữa, tuy chỉ cách hang Pác Bó, nơi Bác Hồ đã sống và làm việc, chưa đầy 3 km (tính từ trụ sở UBND xã), chúng tôi lại đành bỏ lỡ một chuyến đi thăm khu di tích nổi tiếng này. Trời đã xế chiều, xe mới đến được nhà con gái ông Long. Được tin, chị nhờ người trông quán hàng ở chợ, chạy về cùng cậu em trai lục tìm được bản lý lịch tự khai của ông bố cách đây đã gần 20 năm. Chị đưa luôn cho chúng tôi tất cả giấy tờ liên quan, vì ở quanh đó không có máy phôtôcopy; còn ảnh của ông Long, chúng tôi đã chụp lại từ khi ở nhà anh Cường trên xã Trường Hà lúc ban chiều.


Như vậy, tại huyện Hà Quảng còn hai trường hợp là đội viên Nông Văn Ích và Thế Hậu. Đối với trường hợp đội viên Nông Văn Ích, cho đến lúc đó, chúng tôi không hề có được chút thông tin nào, đành phải gác lại tìm sau. Còn trường hợp đội viên Thế Hậu, sau khi nghe chúng tôi kể và hỏi đường đến xã Đào Ngạn, anh Cường sốt sắng nhận lời dẫn đến tận nơi, vì anh nói hồi nhỏ đã đi học và đá bóng ở trong xã này. Quả là may mắn vì nếu không có người dẫn đường thì không biết đến lúc nào chúng tôi mới có thể tìm đến nơi, vì xã Đào Ngạn ở cách đưòng Cao Bằng - Pác Bó khá xa, toàn là đường đất và nhiều lối rẽ. Ngồi trên xe, chúng tôi thầm mong sẽ có kết quả ở Đào Ngạn. Xe đến trụ sở UBND xã lúc trời đã nhá nhem tối. Mọi ngưòi ở Ủy ban đang khoá cửa, dắt xe đạp ra về. Lại may mắn khi các anh Đàm Lập, Đàm Danh (Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND xã Đào Ngạn) khẳng định đội viên Thế Hậu ở đây. Như vậy, trong bia khắc đội viên Thế Hậu quê ở xã Trường Hà là không chính xác. Các anh cho biết ở quê hiện còn có người em gái của ông Thế Hậu, nhà ở cách trụ sở UBND xã hơn 2 km, phải đi bộ mới tới được. Do trời đã tối, nên chúng tôi quvết định quay ra sau khi được biết ông Thế Hậu hiện còn người con trai đang sống ở khu vực kilômét số 3, đường Cao Bằng - Bắc Kạn, thuộc phường Sông Hiến, thị xã Cao Bằng. Người con trai ông Thế Hậu trước có đi bộ đội, sau về phục viên, từng công tác ở phường, chắc là nắm được nhiều thông tin về người cha của mình hơn người cô đã già yếu.


Xe về đến Huyện đội Hoà An đã hơn 7 giờ tối. Lúc này nhóm Long - Tùng vẫn chưa thấy về. Đồng chí trực ban Ban CHQS huyện cho biết các anh Long - Tùng đã nhờ xe của Huyện uỷ đi tới xã Dân Chủ lúc 17 giờ 30 phút để tìm nhân chứng. Trong danh sách, số đội viên quê ở huyện Hoà An đông nhất. Tuy nhiên có một số người như đội viên Hà Hưng Long (không phải là Hương Long như khắc trên bia), Bế Bằng, Nguyễn Văn Phán, Tô Vũ Dâu, chúng tôi đều đã đến gặp từ lần trước. Như vậy, chỉ còn 6/10 địa chỉ mà nhóm các anh Long, Tùng phải tìm đến trên địa bàn Hoà An.


Như đã viết ở phần trên, hai đồng chí ở Ban CHQS huyện Hoà An đã dùng xe máy chở chúng tôi đến địa chỉ đầu tiên là quê đội viên Đàm Quốc Chủng, ở xã Bình Long. Tìm đến nơi thì được biết gia đình ông Quốc Chủng không còn ở đây, mà hiện đang sống ở dưới Hà Nội, trong ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên. Tại quê hiện chí còn người em trai, năm nay khoảng 65 tuổi, bị mù cả hai mắt. Rời quê ông Quốc Chủng, chúng tôi tìm đến bản Séng, cùng xã Bình Long, quê của đội viên Ngọc Trình. Do ông Ngọc Trình hy sinh đã lâu, vào khoảng tháng 7-1949 ở bên Trung Quốc, nên hỏi ai cũng chỉ nhận được cái lắc đầu không biết. Cuối cùng, chúng tôi cũng gặp may khi hỏi đúng một lão thành cách mạng (ở Hoà An, chúng tôi nói vui với nhau như một sự tổng kết: hễ ra ngõ là gặp lão thành cách mạng và điều này đã được kiểm chứng, xin viết ở đoạn sau). Sau khi nghe trình bày, cụ lão thành cách mạng cho biết ở bản Séng này chỉ có một người tên là Long Văn Mần, tham gia cách mạng trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. không biết có phải là Ngọc Trình (bí danh hoạt động) hay không. Chúng tôi theo chỉ dẫn tìm đến thì đó chính là nhà của đội viên Ngọc Trình. Bà Long Thị Nhoi - em gái út của Ngọc Trình, cho biết anh trai mình sinh nám 1918, bỏ nhà đi ở từ năm 15 tuổi, sau đó tham gia hoạt động cách mạng, rồi vào Đội VNTTGPQ, sau đó hy sinh, chưa trở lại nhà lần nào. Gia đình có biết mộ của Ngọc Trình hiện còn ở bên Trung Quốc, muốn xin đưa về quê nhưng chưa có điều kiện. Nghe bà Nhoi kể, chúng tôi chợt có suy nghĩ, sẽ đề đạt ước nguyện của gia đình Ngọc Trình với các cơ quan có trách nhiệm trong và ngoài quân đội đê tìm cách giải quyết. Bà Nhoi cũng chỉ biết chừng ấy thông tin về người anh trai của mình. Chúng tôi từng đọc, viết sử về sự kiện quân đội ta sang giúp Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc chiến đấu chống quân đội của Tưởng Giới Thạch, theo đề nghị của phía Trung Quốc, để mở rộng căn cứ địa ở biên khu Điền Quê, Việt Quế, thường gọi là chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn. Trong cuộc phối hợp chiến đấu này, một số đồng chí bộ đội ta đã hy sinh, phần mộ còn ở bên đất Trung Quốc, trong đó có Ngọc Trình.


Tiếp đó, chúng tôi rời xã Bình Long, đi đến xã Hoàng Tung - quê hương của đội viên Nông Văn Bê. Lại là đồng chí Chủ tịch UBND của xã dẫn chúng tôi đến nhà bia liệt sỹ của xã. Trên bia khắc tên khai sinh (hay bí danh?) của đội viên Nông Vàn Bê là Giáp Ngọc Páng. Các đồng chí ở xã chỉ cho biết vẻn vẹn: Nông Văn Bê quê ở huyện Hà Quảng, đến đây làm thuê cho một gia đình ở bản Dài, sau đó tham gia cách mạng, vào Đội VNTTGPQ, hy sinh vào khoảng tháng 3-1945 tại một địa điểm ở phía bắc thị trấn Chợ Rã của huyện Ba Bể. Trên bia không có năm sinh, năm mất của ông, chỉ có hàng chữ liệt sỹ. Tuy nhiên, sau này nghe một số cán bộ lão thành cách mạng kể lại, chúng tôi cũng được biết thêm chi tiết về sự hy sinh của Nông Văn Bê.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #71 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2015, 07:46:03 pm »

Trong quá trình đi “tìm” các đội viên Đội VNTTGPQ ở huyện Hoà An, có một chuyện làm chúng tôi nhớ mãi. Đó là khi đến nhà đội viên Tô Vũ Dâu ở xã Vĩnh Quang, sau khi nghe ông kể về quá trình tham gia hoạt động từ những ngày đầu cho đến khi nghỉ hưu, chúng tôi đem trường hợp đội viên Hồng Cô ra hỏi với hy vọng mong manh là may chăng cụ Dâu có thể biết. Ngẫm nghĩ một lúc, cụ Dâu cho biết Hồng Cô có thể ở thôn Bò Bủn, xã Hoàng Tung. Mừng như bắt được của, chúng tôi phóng xe máy quay lại Hoàng Tung, hỏi đường về Bò Bủn. Sau khi đi bộ khá xa (vì đường nhỏ, không đi xe máy được), mọi người tìm được đến nhà ông Đặng Văn Soạn. Đây là người được các đồng chí cán bộ xã giới thiệu và khắng định cũng là “34 chiến sỹ”. Hỏi cặn kẽ mới biết là ông Soạn cũng có mặt tại khu rừng Trần Hưng Đạo lúc Đội thành lập, nhưng không phải là người đứng trong hàng quân làm lễ tuyên thệ. Ông là lão thành cách mạng, lúc đó do sức khoẻ yếu nên không tham gia các hoạt động của Đội, sau đó về hoạt động tại địa phương. Lúc trở ra, tuy thấm mệt những ai nấy đều không cảm thấy uổng công đi tìm. Mọi người nói vui với nhau: coi như ông Soạn là đội viên thứ 35.


Từ Hoàng Tung, chúng tôi lại quay về xã Hồng Việt, tìm tới nhà con trai út đội viên Kế Hoạch để bổ sung thêm tư liệu và xin chụp lại ảnh chân dung. Tiếc là không gặp được, hàng xóm nói anh này hiện đang bị tâm thần nặng, bỏ nhà đi đâu không rõ. Tuy nhiên, chúng tồi cũng biết thêm chi tiết là ông Kế Hoạch còn một người con trai cả nữa, hiện ở Đồi Mát, ngoại ô thị xã Cao Bằng, tên là Nguyễn Đình Huyên.


Lúc này, trời đã xế chiều, trong kế hoạch còn có một trường hợp nữa là đội viên Bế Văn Sắt (tức Hồng Quân, Mậu). Qua tìm hiểu, được biết ông Sắt quê ở xã Bình Long nhưng gia đình đã chuyển về xã Dân Chủ từ lâu. Từ thị trấn Nước Hai của huyện Hoà An đến xã Dân Chủ khoảng 18 km. Các đồng chí ở Ban CHQS huyện đã rất nhiệt tình, cùng đi suốt cả ngày, nên nhờ vả nữa cũng không tiện. Vì thế, chúng tôi quyết định trở về Ban CHQS huyện, sau đó thuê xe máy chở đi Dân Chủ, dù trời tối cũng đi, nếu không sẽ lại nhỡ kế hoạch của ngày hôm sau. về tới Nước Hai, đồng chí Long nảy ra sáng kiến vào Huyện ủy Hoà An (ở ngay bên cạnh trụ sở Ban CHQS huyện) để nhờ xe đi về Dân Chủ. Thật may, sau khi nghe chúng tôi trình bày, đồng chí Hoàng Trung Phong - Bí thư Huyện ủy, con trai đồng chí Siêu Hải, vốn là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Thủ Đô thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, đã cho mượn luôn ô tô của đồng chí để đi cho kịp. Anh Phong còn đưa cho chiếc đèn pin và nhắc đi nhắc lại là dù về muộn thế nào cũng chờ về cùng ăn cơm. Chúng tôi tới xã Dân Chủ, lúc đó đã hơn 18 giờ 30 phút, trời rất tối. Hai đồng chí Nông Ngọc Sơn - Phó Bí thư Đảng ủy và Lục Văn Xàu - Phó Chủ tịch UBND xã, đã đưa đoàn đến nhà đội viên Bế Văn Sắt ở xóm Mỏ Sắt. Tới nơi, được biết ông Sắt đã lấy đến đời vợ thứ hai nhưng vẫn không có con, nên ở với cháu nuôi. Người cháu nuôi cho biết: ông Sắt về làm rể ở xã Dân Chủ, sống tại đây cho đến khi mất, hiện cũng chưa có chế độ chính sách gì. Đoàn cũng đã chụp lại được ảnh chân dung của ông.


Trở lại thị trấn đã gần 20 giờ, nhóm đi Hà Quảng cũng đã về trước đó. Cả đoàn được Bí thư Huyện ủy và đồng chí Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện mời cơm. Tuy đói, mệt nhưng ai nấy rất phấn khởi và xúc động vì nghĩa cử này, tuy mới gặp lần đầu. Trong bữa cơm, anh Phong tâm sự: Hoà An là huyện lớn nhất của Cao Bằng, là nơi có truyền thống yêu nước, cách mạng, được coi là “cái nôi của cái nôi cách mạng” Cao Bằng, cả huyện hiện có hơn tám trăm cụ được công nhận là lão thành cách mạng. Huyện tuy còn nghèo nhưng rất cố gắng chăm lo chính sách đối với gia đình và người có công với cách mạng, kháng chiến. Mặc dầu vậy, ở vùng đất “ra ngõ gặp lão thành cách mạng” này, do khả năng tài chính, vật chất còn hạn hẹp, huyện chưa thể giải quyết ngay một lúc, chưa kể nhiều trường hợp xứng đáng được hưởng sự đãi ngộ, nhưng hiện thiếu cơ sở giấy tờ chứng nhận, nên cũng chưa làm được. Anh Phong cho biết: chỉ tính riêng số tiền Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công cải thiện điều kiện nhà ở theo Quyết định số 20, trên địa bàn huyện Hoà An, phải lên tới trên 40 tỉ đồng, một con số rất lớn, nên phải chia ra nhiều đợt. Chúng tôi thông cảm và chia sẻ tâm sự của đồng chí Bí thư Huyện ủy, vốn trưóc đây cũng từng là bộ đội và ông cụ thân sinh cũng là lão thành cách mạng.


Lúc xe của đoàn về đến thị xã Cao Bằng đã gần 22 giờ đêm. Như vậy, trong ngày thứ ba, đoàn đã tìm đến xác minh được hầu hết các đội viên quê ở Hoà An và Hà Quảng. Riêng trường hợp đội viên Nguyễn Văn Càng (tức Thu Sơn), dân tộc Tày, quê xã Hồng Việt, chúng tôi đã liên hệ và đưa ra các yêu cầu cung cấp tư liệu cho người con gái của ông là chị Nguyền Thị Ngọc, hiện là Phó chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra Tính ủy, hẹn gặp chị vào ngày thứ tư của chuyến công tác. Ngày thứ ba là ngày đã gặt hái được khá nhiều kết quả.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #72 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2015, 07:46:45 pm »

Sang ngày làm việc thứ tư, địa bàn hoạt động gần hơn, tập trung ở quanh thị xã Cao Bằng. Đoàn lại chia làm hai hướng. Đồng chí Long thuê xe máy chở đi tìm nhà con trai đội viên Kế Hoạch ở khu Đồi Mát. Số còn lại lên ô tô hỏi đường đến nhà đội viên Đức Cường (tức Cơ), ở xã Đề Thám, huyện Hoà An, nhưng địa bàn lại ở giáp giới với thị xã Cao Bằng về phía Tây Nam và hỏi tìm nhà con trai đội viên Thế Hậu ở khu vực kilômét số 3, đường Cao Bằng - Bắc Kạn.


Tại UBND xã Đề Thám, sau khi nghe trình bày, chị Đàm Thị Luyện - cán bộ ủy ban, dẫn chúng tôi đến nhà Chủ tịch xã Đoàn Văn Em. Hỏi ra mới biết, anh Chủ tịch xã có bố đẻ tên là Đoàn Văn Vèng, tham gia cách mạng từ năm 1941, cùng là đội viên Đội VNTTGPQ nhưng không nằm trong danh sách 34 người đứng tuyên thệ. Anh sốt sắng chỉ đường cho chúng tôi đến nhà đội viên Đức Cường. Tại đây, ông Nguyễn Văn Kiên, 93 tuổi, là anh trai của đội viên Đức Cường, đã kể cho đoàn nghe về quá trình tham gia hoạt động cách mạng của em trai mình, rồi gia nhập Đội VNTTGPQ, sau đó xung phong vào đoàn quân Nam tiến của Chi đội trưởng Thu Sơn. Ông Kiên cho biết, sau khi Nam tiến, Đức Cường ở lại lấy vợ quê Đức Phổ, Quảng Ngãi. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả gia đình chuyển xuống Ninh Hoà, Khánh Hoà. Khi biết ông Đức Cường là đội viên Đội VNTTGPQ, lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà rất quan tâm, dành cho 100 m2 đất, đồng thời xây cho ngôi nhà tình nghĩa. Không may, ông đã “ra đi” vào tháng 8-1997. do bị tai biến mạch máu não, chưa kịp chuyển vào ở trong ngôi nhà mới mà ông đã được giao chìa khoá, không kịp ra thăm Hà Nội cũng như trở lại quê hương Cao Bằng. Được tin ông mất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người phụ trách chỉ huy Đội, đã gửi thư chia buồn và gửi cho gia đình đội viên Đức Cương 500.000 đồng. Chúng tôi xin chụp lại bức ảnh chân dung đội viên Đức Cường, sau đó tạm biệt ông Kiên, tìm tới nhà con trai đội viên Thế Hậu. Như đã viết ở phần trên, khi chúng tới hỏi được đến tận nhà, thì chỉ gặp con dâu ông Thế Hậu. Chị cho biết chồng chị đã về quê ở Đào Ngạn 10 ngày nay chưa thấy ra. Đang thất vọng thì nghe thấy có tiếng trẻ reo ngoài ngõ “A! Ông về! A! Ông về”. Thật bất ngờ, người ông ngoại của cháu bé chính là anh Cương - con trai đội viên Thế Hậu. Vừa hấp tấp bước vào nhà, nhìn thấy chúng tôi, anh nói trong hơi thở: “Tối hôm qua anh Chủ tịch xã vào nhà cô tôi báo có các anh bộ đội ở Hà Nội lên tìm hiểu về ông cụ, nên sáng sớm nay tôi vội vàng bắt xe về ngay, biết thế nào các anh cũng đến”. Cả chúng tôi và gia đình anh Cương, vợ là Đàm Thị Tuyết, đều mừng về cuộc hội ngộ bất ngờ này. Sau khi đã nắm được các thông tin cần thiết, xin chụp lại ảnh chân dung đội viên Hoàng Thế Hậu, chúng tôi vội trở lại trụ sở Tỉnh ủy vì đồng chí Bí thư Dương Mạc Thăng hẹn gặp đoàn vào lúc 10 giờ, sau đó mời cơm. Lúc đó đã hơn 10 giờ, mà vẫn còn hai trường hợp phải tìm hiểu nữa là đội viên Nguyễn Văn Càng (Thu Sơn) và Chu Văn Đế (tức Nam). Chúng tôi đành lỗi hẹn và nhủ thầm là sẽ xin lỗi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy vào bữa cơm trưa, vì chị Ngọc - con gái đội viên Thu Sơn, đã chờ gặp đoàn từ sáng. Chị đưa cho chúng tôi những thông tin theo yêu cầu, kèm theo bức ảnh truyền thần, đồng thời kể thêm chi tiết về cuộc đời hoạt động của người cha nổi tiếng và có cá tính của mình.


Tiếp đó, do đã hẹn từ trước, chúng tôi gặp anh Chu Nâu để hỏi thêm tin tức về đội viên Chu Văn Đế (tức Nam). Anh Chu Nâu cũng không biết gì nhiều, chỉ cho chúng tôi hay ông Chu Văn Đế sinh năm 1922, sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, tham gia Chi đội Nam tiến của đồng chí Thu Sơn. Ông hy sinh ngày 30-8-1948 trong trận đánh sân bay Vanh Tiên, thuộc khu vực Mường Hoong, huyện Đắk Lây, tỉnh Kon Tum. Ông Chu Văn Đế cũng không có di ảnh để lại.


Khi xong việc ở chỗ anh Chu Nâu thì đồng hồ đã chỉ 11 giờ 30 phút. Chị Ngoàn - Trưởng phòng Hành chính của Văn phòng Tỉnh ủy đi tìm chúng tôi, nói: Bí thư có ý chờ các anh từ lúc 10 giờ. Biết chúng tôi rất bận, lại cố cho xong việc để buổi chiều đi Lạng Sơn nên đồng chí Dương Mạc Thăng cười thông cảm: “Thế là tốt rồi, vừa ăn cơm ta vừa nói chuyện vậy”. Chúng tôi sơ bộ báo cáo đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kết quả ba ngày làm việc cật lực trên địa bàn Cao Bằng. Nghe xong, anh Thăng rất vui, dặn khi nào hoàn tất công việc, nhớ gửi cho tỉnh một bản kiến nghị, nếu có vấn đề gì thuộc phạm vi trách nhiệm tỉnh có thể giải quyết, thì tỉnh sẽ làm. Anh nhắc chị Ngoàn ghi lại địa chỉ người con trai cả của đội viên Kế Hoạch ở khu Đồi Mát để anh tới thăm vì biết gia đình này hiện đang rất khó khăn và người con trai út đang bị bệnh tâm thần nặng cũng đang ở đây.


Sau bữa cơm, chúng tôi cám ơn đồng chí Bí thư dành thời gian tiếp và đã chỉ thị cho các bộ phận liên quan tạo điều kiện thuận lợi nhất để chúng tôi hoàn thành phần việc trên địa bàn Cao Bằng; sau đó, đoàn lên xe đi ngay Lạng Sơn. Con đường số 4 nối Cao Bằng với Lạng Sơn tuy đã được sửa chữa liên tục, nhưng xem ra còn tồi hơn trước. Trong lần đi trước (tháng 5-2000), vì vào đúng dịp chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 50 chiến thắng Biên Giới thu-đông năm 1950, con đường này được đầu tư sửa chữa, nâng cấp để đón đại biểu và khách tham quan các địa danh, đặc biệt là khu vực Đông Khê. Lần đó, chúng tôi cũng dừng lại ở thị trấn Đông Khê, leo lên ngọn đồi, nơi chỉ còn lại cái nền đồn Đông Khê của quân Pháp, đứng chụp ảnh trước tấm bia Chiến thắng Đông Khê và thàm nghĩa trang liệt sĩ trận đánh Đông Khê. Trong lần đi này, do đã nhờ trung tá Hoàng Minh Thèn, công tác ở Ban Lịch sử - tổng kết Bộ CHQS Cao Bằng liên hệ trước voi Ban CHQS huyện Thạch An, nhờ giúp đỡ xác minh trường hợp đội viên Đinh Trung Lương, dân tộc Tày, quê ở xã Lê Lợi, huyện Thạch An, nên khi chúng tôi đến trụ sở Ban CHQS huyện, đã thấy đầy đủ các đồng chí trong Ban CHQS huyện đón chờ sẵn. Sau khi đưa ảnh, tư liệu liên quan đến đội viên Đinh Trung Lương, các đồng chí cho biết ông Lương mới mất cárh đây 1 năm, thọ 90 tuổi, hiện còn người con trai nhưng bị tâm thần, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Trường hợp này xã và huyện đã có chính sách trợ giúp giải quyết một phần khó khăn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #73 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2015, 07:47:38 pm »

Do đường xấu, nên mãi đên 17 giờ 30 phút chiều, đoàn mới về tới thị xã Lạng Sdn. Lúc đó, trời mưa như trút nước nên mọi người đành phải tìm chỗ nghỉ để sáng hôm sau đi tìm nhà đội viên Lộc Văn Lùng. Đây là đội viên duy nhất quê ở Lạng Sơn và là người làm nhiệm vụ quản lý của Đội, được coi là nhân viên tài chính đầu tiên của Quân đội ta. Quê ông Lùng ở ngoại ô thị xã Lạng Sơn. Chúng tôi hỏi thăm đến UBND xã Mai Pha thì được nhân viên Ủy ban xã chỉ đường tới nhà ông Lùng, cách trụ sở UBND xã chừng vài trăm mét.


Bà Lộc Thị Thu, 67 tuổi, con gái đội viên Lộc Văn Lùng, cho biết ông cụ thân sinh mất từ năm 1969, trước khi nghỉ hưu (năm 1965), là đại úy, công tác ở Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng. Bà Thu cũng không cung cấp thêm được chi tiết nào về quá trình hoạt động cách mạng của người cha, ngoài việc đưa cho chúng tôi chụp lại bức ảnh chân dung còn khá rõ nét, được phóng to để thờ. Gia đình bà Thu cũng cho biết ông Lùng chưa có chế độ chính sách gì. Chúng tôi đã hướng dẫn tỉ mỉ cho người cháu ngoại của ông Lùng những nơi cần gặp để đề nghị giải quyết chế độ chính sách cho ông.


Rời xã Mai Pha, xe chúng tôi xuôi theo quốc lộ 1A. Về thị xã Bắc Giang, nơi có nhà người con trai cả của đội viên Hoàng Văn Ninh (tức Thái Sơn). Sau gần một giờ tìm hỏi, chúng tôi cũng đến được nhà anh Hoàng Thái Bình, hiện công tác tại Chi cục quản lý thị trường thị xã Bắc Giang. Anh Bình cho biết cha anh là người kín đáo, ít khi kể chuyện về những năm tháng hoạt động trước đây. Chúng tôi hỏi xin trích ngang cua ông Ninh mà anh kê khai trong lý lịch đang viên của mình, anh Bình cười lắc đầu không có. Anh chỉ biết là ông có đi Nam tiến một thời gian, sau đó sang Lào hoạt động rồi trở về miền Bắc công tác ở các đơn vị thuộc Quân khu Tây Bắc. Khi nghỉ hưu mang quân hàm đại tá. Về sống cùng vợ và con trai tại thị xã Bắc Giang cho đến khi mất (1996) do tai biến mạch máu não. Anh đưa cho chúng tôi xem ảnh ông Ninh chụp chung với đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản, sau này là Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, khi ông hoạt động ở Lào thời gian những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Anh Bình còn lấy ra một cuốn Tạp chí Lịch sử quân sự cũ, các trang đã ngả màu vàng, in từ cuối những năm 80 của thế ký trước, trong đó có viết về kết quả bước đầu tìm hiểu về Đội VNTTGPQ của một số cán bộ của Tạp chí và Viện LSQS Việt Nam, có bút tích của ông đánh dấu những chỗ, theo ông, là chưa chính xác.


Kết thúc công việc ở Bắc Giang, đã hơn 3 giờ chiều, chúng tôi cắt đường trở lại Thái Nguyên. Có hai lý do của chuyến trở lại Thái Nguyên. Thứ nhất, do được biết đội viên Bế Văn Vạn (đã mất), cùng quê ở Ngân Sơn, Bắc Kạn như ông Ninh, hiện có con trai là Bế Ích Lằm, làm bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên. Thứ hai, sáng ngày hôm sau, 15-9, chúng tôi có giấy mời đi Võ Nhai dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội Cứu quốc quân 2 (15-9-1941), đồng thời tìm hiểu luôn về hai đội viên quê ở Tràng Xá, huyện Võ Nhai. Xe về tới Thái Nguyên thì đã hết giờ làm việc buổi chiều. Hỏi tìm đến nhà anh Lằm, anh cho biết ông cụ thân sinh cũng tham gia đoàn quân Nam tiến, sau đó trở ra Bắc. Về công tác trên địa bàn Bắc Kạn cho đến khi nghỉ hưu năm 1971, mất năm 1983 tại Phủ Thông. Hiện gia đình cũng đã làm thủ tục giấy tờ để bố anh được hưởng chính sách của Chính phủ.


Như vậy, sau 5 ngày làm việc liên tục từ sáng sớm đến tối mịt (từ 10 đến 14-9-2001), không có điều kiện nghe đài, xem truyền hình, đọc báo (sự kiện động trời là vụ khủng bố 11-9-2001 ở Mỹ, mãi đến khuya đêm 12-9 chúng tôi mới biết qua bản tin thời sự cuối cùng trong ngày của VTV1), đoàn đã tìm hiểu, xác minh, ở các mức độ khác nhau, được phần lớn số đội viên trong danh sách 34 người của Đội VNTTGPQ.


Sáng sớm ngày thứ sáu (15-9), chúng tôi về thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai. Bên cạnh việc tham dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Cứu quốc quân 2, chúng tôi chia nhau đi tìm gặp thân nhân của hai đội viên Hoàng Thịnh (tức Quyền) và Mông Phúc Thơ, quê ở xã Tràng Xá, cách huyện lỵ hơn 20 km, nhưng hôm nay cũng có mặt ở đây để dự lễ kỷ niệm thành lập Cứu quốc quân. Chúng tôi đã tìm gặp được chị Hoàng Thị Loan (công tác tại Phòng Y tế huyện Võ Nhai), con đội viên Hoàng Thịnh và gia đinh của đội viên Mông Phúc Thơ để hỏi thêm các chi tiết liên quan đến hai đội viên này.


Trở về Hà Nội, chúng tôi được biết có thân nhân gia đình của 4 đội viên hiện đang sinh sống tại Thủ đô. Đó là gia đình cố Đại tướng Hoàng Văn Thái (tức đội viên Ngô Quốc Bình), quê ở xã An Khang, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Hiện vợ của đồng chí Đại tướng Hoàng Văn Thái, tên là Đàm Thị Loan, trung tá, cũng là đội viên Đội VNTTGPQ. Bà Loan cũng có mặt tại khu rừng Trần Hưng Đạo lúc Đội thành lập, với nhiệm vụ cấp dưỡng, chuẩn bị bữa cơm nhạt đầu tiên cho toàn Đội, hiện bà đang trú tại nhà số 14, phố Lý Nam Đế, Hà Nội. Chúng tôi đã đến gặp bà Loan, nghe bà kể về quá trình hoạt động của Đội VNTTGPQ nói chung và về người chồng của mình, lúc đó giữ cương vị phụ trách tình báo, kế hoạch tác chiến trong Đội.


Đoàn cũng đã tìm được gia đình đội viên Đàm Quốc Chủng (tức Đàm Tịch), nhà số 71B, tổ 55 ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên. Bà Nguyễn Thị Quý, 77 tuổi, vợ ông Chủng, cho biết ông còn có tên gọi từ nhỏ là Nông Văn Tịch (tự Bát). Ông xuống hoạt động ở Hà Nội từ sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và xây dựng gia đình ở đây. Ông về hưu năm 1985 với quân hàm đại tá và mất năm 1990 do bệnh phổi. Ông bà có 5 người con, hiện gia đình cũng đã làm giấy tờ để được hưởng chính sách ưu đãi người có công của Chính phủ.


Người đội viên thứ ba ở Hà Nội là ông Lâm Cẩm Như (tức Lâm Kính), quê ở thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, Cao Bằng. Chúng tôi đã vào Học viện Chính trị - Quân sự, nơi ông đang công tác trước khi mất năm 1979, với cương vị Phó Giám đốc Học viện, gặp các đồng chí ở Phòng Cán bộ để tìm hiểu. May mắn là ông có người con rể, tên Việt, cấp hàm thượng tá, cũng đang công tác tại Học viện. Anh Việt đã cho địa chỉ nhà bà vợ đội viên Lâm Kính tại phòng 101, nhà E8, khu tập thể Thanh Xuân Bắc. Hôm sau, chúng tôi đến nhà, gặp cả bà Lương Thị Cẩm Hoa, vợ chồng anh Việt cùng 2 người con của đại tá Lâm Kính sống ở đó. Vì thời gian đã lâu, bà Hoa cũng không nhớ nhiều những chuyện liên quan đến quá trình hoạt động của người chồng, bà chỉ đưa ra mấy tập anbum ảnh đã cũ, trong đó có nhiều tấm ảnh ông Lâm Kính chụp chung với đồng đội khi đi học ở Liên Xô và thời kỳ công tác tại Học viện Chính trị - Quân sự. Vì thế, chúng tôi căn cứ vào lý lịch trích ngang của ông, mà Phòng Cán bộ của Học viện còn lưu giữ, để có thể viết chi tiết hơn về ông trong cuốn sách.


Còn đội viên thứ tư, đồng chí Trần Văn Kỳ (tức Hoàng Sâm), Đội trưởng đầu tiên của Đội VNTTGPQ, do đã nắm được khá nhiều thông tin về ông, nên chúng tôi tạm thời gác lại việc tìm đến gia đình ông, để một dịp khác thuận tiện.


Như vậy, sau chuyến đi thứ hai, cả đoàn đã đi đến tận quê hương hoặc gặp trực tiếp thân nhân của phần lớn số đội viên trong Đội VNTTGPQ. Chỉ còn 4 trường hợp là các đội viên Hồng Cô, Hoàng Sâm, Luận (quê ở Quảng Bình), Nông Văn Ích (quê ở Hà Quảng) là chưa tìm được hoặc chưa có điều kiện đến được gia đình thân nhân các đội viên này. Cho tới thời điểm tháng 9-2001, hiện còn 4/34 đội viên còn sống. Đó là các cụ Tô Vũ Dâu, Bế Kim Anh sống ở Cao Bằng, Hà Hưng Long sống ở Tuyên Quang và Tô Văn Cắm sống ở Lâm Đồng.


Trước chuyến đi thứ hai, vào tháng 6-2001, nhân chuyên công tác vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thu thập tài liệu về căn cứ địa U Minh, đồng chí Long đã tranh thủ bắt xe lên Đà Lạt, tìm về thị trấn Đạ Tẻh, Lâm Đồng - nơi đội viên Tô Văn Cắm, vốn quê ở xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, đã chuyển vào đây từ năm 1992 sống cùng con gái, đang làm giáo viên cấp 2. Anh Long đã tìm gặp, trò chuyện và chụp ảnh với ông Cắm. Ông còn khoẻ, minh mẫn, đời sống kinh tế không đến nỗi khó khăn. Tuy nhiên, ông cũng không nhớ được nhiều sự kiện liên quan đến hoạt động của toàn Đội cũng như của từng đội viên. Dù sao chăng nữa, ông cũng rất mừng cho biết tuy đã vào đây gần 10 năm, nhưng vẫn được chính quyền địa phương quan tâm, được mời đi nói chuyện nhiều lần và đặc biệt là được cán bộ từ tận ngoài Hà Nội vào tìm gặp để lấy tư liệu lịch sử về Đội VNTTGPQ.


Kết quả của hai chuyến đi công tác nêu trên đầ được đăng tải trên Tạp chí Lịch sử quân sự cuối nàm 2000 và 2001. Nắm biết được thông tin về công việc này, Đài truyền hình Việt Nam đã cử phóng viên tới Viện gặp các thành viên trong đoàn, đề nghị được đi cùng đoàn một chuyến để làm phóng sự về công việc này phục vụ cho kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam cuối năm 2001. Nhận thấy đây cũng là một dịp để phổ biến, tuyên truyền lịch sử, giới thiệu với khán giả truyền hình trong nước và quốc tế một phần công việc kết quả nghiên cứu lịch sử quân sự của cán bộ Viện LSQS Việt Nam, sau khi xin ý kiến lãnh đạo, chúng tôi đồng ý với đề xuất của Đài truyền hình Việt Nam, tổ chức chuyến đi tìm hiểu những đội viên mà hai lần đi trước chưa có kết quả.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #74 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2015, 06:50:08 pm »

CHUYẾN ĐI THỨ BA VÀ CÁC CUỘC TÌM HIỂU KHÁC


Đầu tháng 12-2001, đoàn chúng tôi lại lên đường. Cùng đi là xe của Đài truyền hình Việt Nam, gồm các phóng viên và quay phim, kỹ thuật của Ban Văn hoá - Xã hội thuộc VTV1. Hướng đi lần này vẫn là các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng. Mục tiêu là tìm địa chỉ gia đình của hai đội viên Hồng Cô và Nông Văn Ích.


Cơ sở và mục tiêu để tiến hành chuyến đi lần này không phải chỉ để giúp Đài Truyền hình mà do chúng tôi nắm được thông tin về địa chỉ của đội viên Nông Văn Ích. Như đã kế ở trên, ông Doanh Hằng biết chúng tôi đang bỏ công sức tìm địa chỉ của đội viên Nông Vàn Ích, đã gửi thư cho biết: chừng hơn một năm trước, có người cháu của ông Ích tìm đến nhà nhờ ông xác nhận ông Ích tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, để về địa phương làm thủ tục giấy tờ công nhận là lão thành cách mạng. Cháu ông Ích ở xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể. Được tin từ ông Doanh Hằng, chúng tôi quyết định tìm đến nơi. Chiều ngày 1-12-2001, đoàn chúng tôi (gồm cả phóng viên truyền hình) đã lên tới Thái Nguyên. Chúng tôi vào Tỉnh ủy Thái Nguyên liên hệ công tác và chỗ nghỉ. Đồng chí Hà trong đoàn có quen biết đồng chí Hứa Đức Nhị - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh từ trước (khi đồng chí Nhị còn là Bí thư Huyện ủy huyện Định Hoá hồi cuối những năm 80, đồng chí Hà và một số cán bộ Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Pháp thuộc Viện LSQS Việt Nam, đã nhiều lần lên Định Hoá để nghiên cứu, khảo sát về An toàn khu (ATK) Trung ương, đã được đồng chí Nhị tiếp, làm việc). Đồng chí Minh - Phó Văn phòng Tỉnh ủy, đón tiếp chúng tôi và báo cho đồng chí Phó bí thư. Biết tin, đồng chí Nhị tới ngay (xin mở ngoặc là chúng tôi đã được gặp đồng chí Nhị hơn hai tháng trước, khi đồng chí Phó Bí thư đến dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Đội Cứu quốc quân 2 ở Võ Nhai).


Đồng chí hỏi thăm sức khoẻ, tình hình công việc, dặn Văn phòng bố trí chỗ ăn nghỉ chu đáo... Chúng tôi cám ơn thịnh tình của đồng chí Phó Bí thư (nay là Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên) và xin đi làm việc ngay với ông Doanh Hằng để xác định lại thông tin về địa chỉ của đội viên Nông Văn Ích. Tiếp đó. chúng tôi lại đưa ra danh sách 34 cán bộ, chiến sĩ của Đội VNTTGPQ, đề nghị ông, theo sự quen biết, trí nhớ của mình, kể về từng trường hợp trong danh sách. Chúng tôi vừa ghi chép, ghi âm, trong khi cán bộ, nhân viên Truyền hình thì ghi hình. Cuộc gặp với ông Doanh Hằng tạm dừng vì đã đến giờ đồng chí Nhị mời cơm cả đoàn. Cũng như những lần gặp trước đây, với thái độ chu đáo, chân tình và thoải mái, đồng chí Nhị hứa sẽ chỉ thị cho các cơ quan liên quan ở tỉnh phối hợp, tạo điều kiện giúp đỡ. Đồng chí nói sẽ thu xếp thời gian trực tiếp dẫn đoàn về thăm lại An toàn khu (ATK) Định Hoá, đồng thời gợi ý thảo luận để xây dựng tiêu chí như thế nào là một xã ATK... Chúng tôi cám ơn thịnh tình của đồng chí Phó Bí thư và nhận lời về Định Hoá, nơi còn biết bao nhiêu địa danh, sự kiện, con người lịch sử cần khai thác, tìm hiểu.


Tối đó, chúng tôi lại tranh thủ ra nhà ông Doanh Hằng làm việc tới gần 23 giờ khuya mới trở về nhà khách Tỉnh ủy.

Sáng sớm hôm sau, đồng chí Nhị và các anh ở Văn phòng Tỉnh ủy đã có mặt tiễn đoàn, tặng quà và chúc chúng tôi lên đường may mắn. Sự chu đáo của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy khiến chúng tôi rất cảm động, rõ thêm trách nhiệm và thấy được khích lệ đối với công việc mình đang làm.
Đoàn xe rời Thái Nguyên đi Ba Bể. Đường vào tuy trải nhựa, khá phẳng phiu nhưng quá nhiểu đèo dốc ngoằn ngoèo khiến ai nấy một phen bị chóng mặt như được đưa lên máy quay ly tâm. Khi đoàn đến trụ sở UBND huyện Ba Bể thì đã hơn 11 giờ trưa. Sau khi nghe đoàn trình bày yêu cầu công việc, đồng chí Chánh văn phòng UBND huyện cho biết chưa nghe tên ai là Nông Văn Ích, lão thành cách mạng, sống ở xã Hà Hiệu cả. Nói vậy, nhưng đồng chí cũng quay máy điện thoại xuống UBNĐ xã Hà Hiệu để hỏi. Tuy nhiên, vào thời điểm đó không có ai có mặt ở Ủy ban xã. Đồng chí Chánh văn phòng hẹn: "Độ 13 giờ 30 phút chiều các anh quay lại đây, tôi sẽ nhờ các anh ở Phòng LĐ-TB-XH thử tìm xem sao. Bên Ban CHQS huyện chắc cũng không có tài liệu gì đâu".


Thời gian trôi qua thật nhanh. Trở lại UBND huyện nhưng cũng không thu được kết quả gì, cả đoàn lên xe đi về Hà Hiệu. Cũng may là xã này nằm ngay trên con đường đi từ thị trấn Chợ Rã ra quốc lộ số 3, thuộc địa phận huyện Ngân Sơn, thuận tiện cho kế hoạch lên thị xã Cao Bằng của đoàn vào chiều tối cùng ngày. Đường đi đến Hà Hiệu khá xấu, chủ yếu là đường rải đá, bụi mù mịt. Tại UBND xã Hà Hiệu, chúng tôi gặp được đầy đủ các đồng chí trong Đảng ủy, Ủy ban xã gồm chị Lý Thị Giang - Chủ tịch HĐND, Mã Đình Lạ - Bí thư Đảng uỷ, Phan Thanh Bình - Chủ tịch UBND. Tuy nhiên, các đồng chí cũng khẳng định không có ai là Nông Văn Ích từ Cao Bằng chuyển xuống xã. Chỉ có một lão thành cách mạng tên là Nông Văn Thiết, chuyển từ huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng xuống hồi năm 1979. khi có chiến tranh ở biên giới. Lãnh đạo xã nhiệt tình cử anh Lưu Minh Thông - cán bộ tư pháp, dẫn chúng tôi đến nhà con trai một lão thành cách mạng khác tên là Nông Văn Tám (bí danh Đức Bảo), đã mất từ năm 1983, để hỏi thêm may ra có tin tức gì giúp được cho đoàn. Đến nhà người con trai thứ không gặp, anh Thông lại dẫn chúng tôi đến nhà người con trai cả của ông Bảo tên là Nông Ngọc Thấm. Anh này đã mất, chỉ còn vợ tên là Hoàng Thị Nê, người gốc Cao Bằng. Hỏi kỹ ra mới rõ chị Nê và gia đình ông Bảo không có liên quan đến trường hợp đội viên Nông Văn Ích. Có thể ông Doanh Hằng đã nhớ nhầm trường hợp này, vì theo chị Nê, người con trai thứ của ông Bảo vừa qua cũng có ra Thái Nguyên xin xác nhận cho người cha của mình và có thể đã gặp ông Doanh Hằng, vì thế ông Doanh Hằng mới cung cấp địa chỉ xã Hà Hiệu cho chúng tôi. Chị Nê nói cho chúng tôi một chi tiết đáng chú ý: chị có bà bác tên là Hoàng Thị Lâm, lấy chồng tên là Nông Lệ Thiên, nghe nói cũng tham gia quân của bác Giáp. Ông Thiên đã mất, còn bà Lâm hiện sống ở Bản Chung, xã Vị Quang, huyện Thông Nông, Cao Bằng.


Thế là một ngày làm việc trôi qua mà không thu được kết quả gì trên địa bàn huyện Ba Bể, chúng tôi theo quốc lộ 3 lên tới thị xã Cao Bằng đã hơn 18 giờ tới và được Văn phòng Tỉnh ủy bố trí nghỉ tại nhà khách Bằng Giang. Do có đoàn Truyền hình đi cùng nên ngoài việc đi tìm các đội viên còn lại, theo đề nghị của đoàn Truyền hình, ngay tối hôm đó, chúng tôi liên hệ xin gặp ghi hình, phỏng vấn đồng chí Bí thư tỉnh ủy; sáng hôm sau sẽ đi vào khu di tích rừng Trần Hưng Đạo; hôm sau nữa sẽ đi gặp, ghi hình các đội viên còn sống là Bế Kim Anh và Tô Vũ Dâu, đồng thời đi Thông Nông để hỏi tìm về trường hợp hai đội viên Nông Văn Ích và Hồng Cô... Mãi tới khuya, chúng tôi mới gặp được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy qua điện thoại (do đồng chí bận dự chiêu đãi các đoàn đại biểu Quốc hội lên thăm Cao Bằng) và hẹn được cuộc phỏng vấn, ghi hình vào tối hôm sau.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #75 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2015, 06:51:45 pm »

Sáng sớm chủ nhật, cả đoàn lên xe nhằm hướng Nguyên Bình. Trời không mưa, nhưng đường vẫn xấu, nhiều đoạn đã thấy công nhân ra làm sớm để tránh nắng buổi trưa. Thỉnh thoảng xe lại phải dừng lại chờ cho máy xúc, máy ủi dọn đất đá trên mặt đường mới đi tiếp được. Đối với một số đồng chí như Hà, Long thì đây là lần thứ tư vào Nguyên Bình, còn đối với anh chị em Truyền hình thì đây là lần đầu tiên. Chị Nguyễn Nguyệt Anh - phóng viên, nhận xét: "Bọn em đi cũng khá nhiều nơi nhưng chưa thấy con đường nào vất vả như thế này, thế mà các anh lại còn bảo đã tốt hơn trước nhiều, thì không biết trước đây xấu đến thế nào". Vì là ngày nghĩ, nên chúng tôi quyết định không rẽ qua UBND huyện nữa mà đi thắng vào khu rừng Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, trước khi vào khu rừng, cả đoàn đã rẽ vào UBND xã Tam Kim. Một lần nữa, chúng tôi lại gặp cuộc họp của xã. Các anh lãnh đạo xã lần này lại mời ở lại ăn cơm và bắt chúng tôi phải nhận lời. Hôm đó, đúng phiên chợ của xã, người dân các dân tộc đi chợ khá đông. Chúng tôi gặp cả xe của chị Nông Thị Nghĩa - Chủ tịch UBND huyện về quê nhân ngày chủ nhật. Chị rối rít mời đoàn lúc quay ra thị trấn, rẽ vào nhà chị cho biết nhà. Bãi cỏ bìa rừng Trần Hưng Đạo khá rộng và phẳng nhưng chẳng thấy bóng dáng một ai. Chúng tôi đỗ xe ở đó và đi bộ vào khu di tích. Trên đường, gặp một vài phụ nữ người dân tộc đi ra, vai khoác những cái như cái giỏ to, đan bằng mây tre. Hỏi ra mới biết là họ đang thồ cát, gạch thuê từ ngoài bìa rừng vào khu di tích để xây, sửa chữa chuẩn bị cho ngày 22-12. Khu rừng Trần Hưng Đạo khá rộng, đẹp, cây cao thẳng và thoáng mát. Đường vào được gia cố thường xuyên nên rất tiện đi lại. Vào ngôi nhà có dựng tấm bia bốn mặt, các đồng chí Tùng, Tráng và anh chị em Truyền hình tỏ rõ sự ngạc nhiên vì sự đẹp đẽ và yên tĩnh của khu di tích nằm cách xa thị xã Cao Bằng cũng như các trục đường giao thông. Như trên đã đề cập, đây là nơi Đội VNTTGPQ đã làm lễ thành lập. Suốt một thời gian dài sau đó, theo kể lại, nơi này chỉ có một tấm biển bằng xi măng đánh dấu nơi đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời. Mãi đến năm 1994, mới được đầu tư xây dựng đẹp đẽ như ngày nay. Ngoài Nhà bia là di tích chính, tại đây còn có khu nhà của tổ trông coi di tích thuộc sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Cao Bằng. Ngoài ra, còn có tấm bia đá lớn dựng trên đỉnh núi Siam Cao, cũng được xây mái và xung quanh, ghi lại dấu tích đài quan sát của đồng chí Văn (tức Võ Nguyên Giáp). Từ đây, sau khi thành lập Đội, đồng chí Văn đã quan sát đồn Phai Khắt để chuẩn bị cho trận đánh đầu tiên của Đội ngày 25-12-1944.


Không bỏ phí thời gian, anh chị em Truyền hình vào việc ngay. Anh Phạm Thăng Long - quay phim, loay hoay chuyển máy đến các góc của Nhà bia để ghi hình tổng thể và ghi từng mặt của tấm bia. Chị Nguyệt Ánh nhẩm lại các câu hỏi để phỏng vấn đồng chí Hà về quá trình xây dựng khu di tích và quá trình đi tìm 34 cán bộ, chiến sĩ của Đội VNTTGPQ. Rồi gặp gỡ với tổ trông coi di tích để nắm thêm thông tin về quy hoạch, về khách tham quan. Sau đó, cả đoàn quyết định trèo lên đỉnh Siam Cao. Tuy đã làm thành đường, có bậc thang, có chỗ có cả tay vịn, nhưng vượt được hơn 500 bậc để lên tận đỉnh cũng không phải là chuyện dễ dàng nếu không có quyết tâm và sự háo hức tìm tòi, mến yêu lịch sử. Tuy rất mệt nhưng ai nấy đều thích thú bởi đã không bỏ sót một chỗ nào cần đến, vi biết rằng để trở lại lần nữa là cả một vấn đề.


Trở lại trụ sở UBND xã Tam Kim, chúng tôi thấy các anh đã chuẩn bị xong bữa ăn. Cả chủ và khách ngồi quây quần quanh hai mâm cơm, vừa nhâm nhi với rượu trắng tự nấu vừa vui vẻ nói về khu di tích rừng Trần Hưng Đạo và các đội viên quê ở Tam Kim. Về lai lịch đồn Phai Khắt. Xin nói thêm là, trên đường quay ra UBND xã, cả đoàn chúng tôi đã rẽ vào Nhà truyền thống - lưu niệm của xã. Đó chính là đồn Phai Khắt năm xưa. Đây là nhà của cụ Nông Văn Lạc - người đã giúp đồng chí Văn tổ chức thành lập Đội VNTTGPQ. Ngôi nhà to nhất xóm Phai Khắt và cũng có thể to nhất xã Tam Kim hồi đó đã bị thực dân Pháp và chính quyền tay sai chiếm dụng làm đồn. Chị Dung – người được cắt cử trông coi ngôi nhà truyền thống này, nhiệt tình giới thiệu từng hiện vật còn lưu giữ và tạo điều kiện để đoàn chụp ảnh, ghi hình các bức ảnh, sơ đồ cùng hiện vật. Chị cho biết rất vui và tự hào khi có khách đến xem. Khi chúng tôi hỏi về chế độ chính sách hoặc tiền lương thế nào, chị chỉ cười và nói được các anh đến thăm thế này là quý rồi, khi nào viết xong sách, nhớ gửi cho một cuốn để trưng bày.


Các anh ở xã cho biết tình hình kinh tế tuy đã khá hơn trước nhưng vẫn còn rất khó khăn, bà con các dân tộc đều tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, chính quyển, tự hào với truyền thống cách mạng của quê hương. Bữa ăn kéo dài đến 14 giờ vẫn chưa thể kết thúc nếu chúng tôi không đưa lý do còn phải gặp, làm việc với chị Nghĩa. Quả thật, chị Nghĩa hẹn gặp chúng tôi vào lúc 15 giờ ở ngoài thị trấn.


Trong cuộc trò chuyện tại nhà chị Nghĩa, chúng tôi có nêu lại trường hợp đội viên Hồng Cô, quê ở Lũng Dẻ, xã Minh Tâm chưa có tin tức gì. Chợt như nhớ ra điều gi, chị Nghĩa cho biết nghe nói cách đây ít lâu có người nhà ông Hồng Cô đến huyện xin xác minh. Vừa nói, chị vừa cầm điện thoại gọi cho một cán bộ người Mông làm ở Ban Dân vận Huyện ủy Nguyên Bình để hỏi thêm. Một lúc sau, anh cán bộ người Mông đến. Sau khi nghe đầu đuôi câu chuyện, anh sốt sắng lấy xe máy chở đồng chí Long đi tìm gặp đồng chí Dương Dinh (A), là công an của thị trấn. Đến trụ sở công an, được biết anh Dinh (A) đã về nhà riêng cách đó hơn chục cây số vì hôm đó là chủ nhật. Tuy nhiên, một đồng chí công an cho biết cách đây ít lâu có một người cháu của ông Hồng Cô từ huyện Mường Lát (Thanh Hoá) tìm đến, đề nghị làm giấy tờ, chính sách cho ông Hồng Cô. Anh Dinh (A) là người nhận giấy tờ và làm việc với người cháu. Như vậy là manh mối về đội viên Hồng Cô đã hé mở. Mọi người trong đoàn chúng tôi đều vui mừng khôn xiết như vừa tìm được người thân.


Do thời gian đã muộn, đường về còn xa nên chúng tôi không thể đi tìm anh Dinh (A) được ngay vì đã có hẹn đi cùng với đoàn Truyền hình đến nhà riêng đồng chí Bí thư Tỉnh ủy. Xin được địa chỉ, số điện thoại của anh Dinh (A), về Hà Nội, chúng tôi đã nhiều lần liên lạc với anh Dinh (A) và được biết hồ sơ của ông Hồng Cô đã chuyển sang Ban CHQS huyện Nguyên Bình. Chúng tôi đã liên lạc với Ban CHQS và được đồng chí thượng tá Hoàng Văn Trường - Chỉ huy trưởng, gứi thư trả lời kèm theo là tóm tắt những vấn đề liên quan đến tiểu sử và gia đình ông Hồng Cô. Cho đến thời điểm đó, thông tin về đội viên Hồng Cô mà chúng tôi nắm được như sau: tên khai sinh của ông là Hầu A Lý, sinh năm 1912 tại xã Bắc Hợp, huyện Nguyên Bình. Do là người dán tộc Mông, thường hay du canh, du cư nên gia đình Hồng Cô đã rất nhiều lần chuyên địa điểm sinh sống, vì thế việc “mất dấu vết” là điểu dễ hiểu. Bức thư cho biết hiện vợ ông Hồng Cô đang sống ở xã Bình Long, huyện Hoà An. Ông có hai người con trai, một hiện đang sống tại huyện Bảo Lạc, Cao Bằng, người kia đang sống ở huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). Tất cả chỉ có thế, phần quan trọng là quá trình tham gia hoạt động cùng như ngày tháng năm ông mất, chúng tôi chưa nắm được. Tuy nhiên, chúng tôi coi đây là một kết quả rất lớn, rất đáng kể vì đã góp phần bù vào khoảng trống hiểu biết về danh sách 34 cán bộ, chiến sĩ Đội VNTTGPQ. Cho đến lúc này, chỉ còn đội viên Nông Văn Ích là chưa có một chút thông tin nào.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #76 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2015, 06:54:08 pm »

Trở về thị xã Cao Bằng, cả đoàn tìm đến nhà riêng đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Dương Mạc Thăng. Lúc chúng tôi đến, đồng chí Thăng vẫn chưa về. Trong lúc chờ đợi, cả đoàn xúm vào hỏi chuyện và ghi hình mẹ đẻ đồng chí Thăng - bà Nông Thị Yêm, lúc đó đã 87 tuổi, về quá trình hoạt động của bà và những câu chuyện về người chồng - Chính trị viên Dương Mạc Thạch (Xích Thắng). Tuy nhiên, do bị nặng tai và bà nói rất khó nghe nên câu chuyện cứ bị ngắt quãng, thông tin thu được không nhiều. Lúc đồng chí Thăng về tới nhà thì đã khá muộn, anh hẹn với đoàn sẽ tiếp vào 20 giờ tôi hôm sau tại phòng làm việc ở trụ sở Tỉnh ủy.


Ngày hôm sau, cả đoàn đi về hướng hai huyện Hoà An và Hà Quảng để tìm thêm “tung tích” của đội viên Hồng Cô và Nông Văn Ích, đồng thời, gặp lại đội viên Tô Vũ Dâu ở xã Vĩnh Quang, huyện Hoà An để các anh chị Truyền hình phỏng vấn, ghi hình. Đã có những khung cánh khá đẹp khi cả đoàn đi trên 2 ô tô qua một ngầm đá của sông Bằng Giang gần thị trấn Nước Hai, để vào xã Hồng Việt: khi cả đoàn đi qua sông trên một chiếc cầu treo, rồi cảnh trập trùng núi và vực của ngày hôm trước, khi đi vào Nguyên Bình, cảnh trong khu rừng Trần Hưng Đạo... tất cả đã được tay quay phim chuyên nghiệp Phạm Thăng Long ghi lại.


Ở nhà đội viên Tô Vũ Dâu, chúng tôi mất hơn một giờ chỉ để ghi lại khuôn hình, trong vòng khoảng 5 phút, câu chuyện cụ Dâu kể về trận đánh đồn Nà Ngần sáng ngày 26-12-1944 và việc cụ bắn chết tên đội Đường, đồng thời làm bị thương ngón tay của đội viên Nông Văn Bê. Lúc đó cụ cũng đã yếu, nói sự kiện lúc nhớ lúc quên nên quá trình quay phim rất vất vả. Cũng không thể ngờ được là chỉ một tuần sau đó, khi về Hà Nội, chúng tôi đọc báo mới biết là cụ Tô Vũ Dâu đã mất. Đây quả là một tốn thất lớn không thể bù đắp không chỉ cho gia đình cụ Dâu mà còn là tổn thất lớn đối với Đảng, quân đội, chính quyển địa phương và với cả chúng tôi, những người đang bỏ công sức thực hiện cuốn sách lịch sử về Đội VNTTGPQ. Như thế, cho đến lúc đó (12-2001), chỉ còn 3/34 chiến sĩ của Đội còn sống. Từ nhà cụ Dâu, đoàn chia làm hai: các đồng chí Tùng, Long đi theo xe của anh Tráng đến huyện Thông Nông để tìm đội viên Nông Văn ích, còn đồng chí Hà theo xe của Truyền hình đi đến nhà của bà Hoa (vợ đội viên La Thanh) để phỏng vấn, ghi hình. Ở hướng Thông Nông, một huyện miền núi, giáp giới Trung Quốc, địa hình cao, nhiều núi đá tai mèo, chúng tôi đã đến trụ sở UBND huyện, gặp được chị Nông Thị Ca - Chủ tịch UBND huyện. Sau khi nghe đoàn trình bày, chị Ca quả quyết là trên địa bàn huyện, chưa nghe thấy tên hai ông Ích và Hồng Cô. mặc dù cũng có khá nhiều lão thành cách mạng là người Mông, người Nùng hiện sống ở đây. Như thế, địa chỉ mà chúng tôi có được ở Ba Bể, Bắc Kạn là không đúng. Tuy không được việc nhưng chúng tôi củng tự an ủi rằng đã không bỏ sót bất cứ thông tin nào, dù là mong manh, để có thể tìm ra “tung tích” các bậc tiền nhân.


Trên hướng Hà Quảng, ngoài việc hỏi chuyện, ghi hình nhân chứng là bà Hoàng Thị Hoa, chúng tôi xin chụp lại được ảnh chân dung đội viên La Thanh (lần trước đã chụp nhưng do máy ảnh trục trặc kỹ thuật nên không kết quả). Bà Hoa còn nhiệt tình dẫn đoàn đến nền nhà cũ của gia đình ở xóm Pác Bó - nơi có tấm bia ghi lại sự kiện đón tiếp các đại biểu toàn quốc về dự Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941), để đoàn ghi hình.


Tranh thủ thời gian, chúng tôi đến nhà đội viên Bế Bằng ở khu tập thể Nước Giáp để phỏng vấn và quay phim. Tiếp đó, cả đoàn đến nhà đội viên Đức Cường và đội viên Thế Hậu để xin chụp lại ảnh chân dung. Lại một ngày nữa trôi qua thật nhanh. Khi cả đoàn về tới nhà khách Bằng Giang thì trời đã nhá nhem tối. Ở ngay tiền sảnh nhà khách, khi chúng tôi gặp và đang nói chuyện với mấv cháu Huyền, Ngân, Chuyên ờ bộ phận lễ tân thì một người phụ nữ nước ngoài đi ngang qua. Bà niềm nở chào và nói rằng đã mấy lần thấy chúng tôi ở tại đây nhưng không biết là chúng tôi đang làm gì, chỉ nghĩ chắc là công việc hệ trọng nên mới thấy “bộ đội ở khách sạn của Tỉnh ủy”. Chúng tôi cười, trả lời rằng công việc chúng tôi đang làm rất hệ trọng và thiêng liêng, đó là đi tìm lại nguồn gốc của đội quân tiền thán của Quân đội nhân dân Việt Nam, một đội quân anh hùng, đã được sinh ra trên mảnh đất Cao Bằng tươi đẹp, giàu truyền thống và mến khách này. Nghe chúng tôi nói xong, bà Ma-ri-a Goóc-đan, người Ai-len. Đồng Giám đốc Dự án về nông nghiệp và phát triển nông thòn Cao Bằng, Bắc Kạn, của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), đã ở nhà khách này trong suốt 3 năm, nói: “Các bạn đang làm một công việc tuyệt vời và đẹp đẽ vì lịch sử của Việt Nam rất anh hùng, nhân dân Cao Bằng rất tốt”. Sau đó, chúng tôi đã cùng chụp chung một bức ảnh kỷ niệm với bà Goóc-đan.


Đúng 20 giờ, cả đoàn có mặt tại phòng làm việc của Bí thư tỉnh ủy. Đồng chí Thăng trả lời phỏng vấn truyền hình trên hai cương vị: Bí thư tỉnh ủy và thân nhân gia đình của đồng chí Chính trị viên Đội VNTTGPQ. Cuộc trả lời phỏng vấn diễn ra gọn ghẽ, đạt kết quả tốt.


Như vậy, trong chuyến đi này, cả đoàn đã làm được khá nhiều việc, trong đó quan trọng nhất là tìm ra được “dấu chân” của đội viên Hồng Cô, mặc dù thông tin còn ít ỏi, và giúp cho VTV1 xây dựng phóng sự về công tác sưu tầm, nghiên cứu lịch sử quân sự của Viện LSQS Việt Nam nói chung, về công việc của đoàn nói riêng, góp phần phổ biến, tuyên truyền lịch sử.


Sáng hôm sau, cả đoàn rời Cao Bằng về Hà Nội. Khi chiếc xe U-oát cọc cạch của chúng tôi về đến thị trấn Đu, huyện Phú Lương, Thái Nguyên, thì chiếc xe của Truyền hình Việt Nam đã về tới gần Hà Nội. Tại thị trấn Đu, mấy anh em tranh thủ rẽ vào trụ sở HĐND và UBND huyện Phú Lương để tìm gặp các anh Trương Nam Kháng, Trương Nam Chiến, là con trai đội viên Trương Đắc, đế hỏi thêm tin tức. Thật tiếc là không gặp được vì cả hai anh đang đi công tác xuống xã. Chúng tôi gửi lại địa chỉ, số điện thoại và nhờ hai anh cung cấp thông tin về người cha của mình.


Như vậy, kết thúc chuyến công tác thứ ba, đoàn đã có trong tay thông tin về 32/34 trường hợp. Tuy mức độ thông tin có người ít, người nhiều song đây là kết quả rất đáng khích lệ. Chỉ còn trường hợp đội viên Nông Văn Ích vẫn “bặt vô âm tín” và trường hợp đội viên Luận, quê ở Quảng Bình. Đối với đội viên Luận, chúng tôi đã liên hệ với Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình, được các đồng chí cung cấp cho địa chỉ cụ thể để có thể tìm đến tận nơi.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #77 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2015, 06:55:11 pm »

Vào đúng dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội năm đó (2001), chúng tôi có chuyến công tác vào thành phố Huế, tổ chức cuộc gặp các cộng tác viên của Tạp chí Lịch sử quân sự khu vực Huế - Đà Nẵng. Xong việc, được Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên – Huế tạo điều kiện giúp một chuyến xe, cả đoàn tranh thủ đi ra Quảng Bình. Đồng chí Huyến - trung tá, công tác tại Bộ CHQS tỉnh, đã dẫn chúng tôi về thôn Đồng Lâm, xã Đức Hoá, huvện Tuyên Hoá, miền Tây Quảng Bình, tìm đến nhà đội viên Luận. Trên đường từ thị xã Đồng Hới lên cửa khau Cha Lo, đồng chí Huyến đã chỉ cho biết quê hương của Đội trưởng Hoàng Sâm, ở bên kia sông, cũng thuộc huyện miền núi Tuyên Hoá. Như vậv, chỉ riêng huyện Tuyên Hoá xa xôi này đã đóng góp 2 người con tham gia vào Đội VNTTGPQ. Đó là chưa kể đến đất Quảng Bình còn là quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người trực tiếp được Bác Hồ giao nhiệm vụ thành lập Đội và là người đã lãnh đạo, chỉ huy Đội trong những ngày đầu sau khi thành lập.


Thật may, khi đến nơi chúng tôi gặp được đầy đủ cả vợ và con trai, con dâu, cháu của đội viên Luận. Hỏi ra mới biết anh Huyến đã điện xuông Ban CHQS huyện Tuyên Hoá báo trước, nên đồng chí thiếu tá Trần Đức Sơn - trợ lý cán bộ chính sách của Ban CHQS huyện đã đến báo cho gia đình. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết ông Luận có tên khai sinh là Võ Văn Dảnh, sinh năm 1905, mất năm 1991. Ông là một trong những người nhiều tuổi nhất của Đội VNTTGPQ khi thành lập. Theo hồ sơ của xã đề nghị Nhà nước tặng Huân chương bậc cao cho ông, thì ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1923, đã từng ở Lào, Thái Lan, từng tham gia cuộc Vạn Lý trường chinh của Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc trước khi về nước tham gia Đội VNTTGPQ. Ông chính là người bị đồng chí Võ Nguyên Giáp phê bình sau trận đánh đồn Phai Khắt vì không kiềm chế được nên đã bắn chết tên đồn trưởng người Pháp tên là Si-mô-nô, mà đáng lẽ ra phải bắt sống. Gia đình cho biết đã nhận được số tiền 50 triệu đồng hỗ trợ cho cán bộ lão thành cách mạng cải thiện điều kiện nhà ở. Theo chúng tôi được biết, đây là trường hợp đầu tiên mà một đội viên (đã mất) của Đội VNTTGPQ được nhận tiền hỗ trợ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.


Sau khi hỏi thêm về cuộc sống của ông từ lúc trở về địa phương cho đến khi mất, chụp ảnh chung với gia đình, chúng tôi trở về Đồng Hới, rồi về Huế ngay trong ngày hôm đó. Mặc dù vượt khoảng 500 km trong một thời gian ngắn, trời mưa, đường trơn. Xấu khủng khiếp, phải bỏ tiền túi ra mua thêm xăng để đi, tuy rất mệt mỏi nhũng ai nấy đều phấn khởi vì đã tìm thêm một trường hợp khá đặc biệt trong danh sách. Nó đặc biệt là ở chỗ thông tin ban đầu trong danh sách chỉ vỏn vẹn tên ông là Luận, quê Quảng Bình, thêm nữa, nhà đội viên Luận lại xa cả Hà Nội và xa cả địa bàn các tỉnh Việt Bắc - nơi tập trung đa số các đội viên trong Đội, nên không dễ dàng đến được.


Tiếp ngay sau sự kiện tìm được đội viên Luận, chúng tôi lại may mắn có được thông tin chính xác về đội viên Nông Văn Ích. Một sự tình cờ khá ly kỳ liên quan đến việc này, xin kể cụ thể như sau: Khi từ nhà đội viên Luận trở ra thị xã Đồng Hói ăn trưa, chúng tôi nhận được điện của chị Nguyệt Ánh - phóng viên VTV1, đi theo đoàn ở Cao Bằng, báo tin bộ phim phóng sự về công việc đi tìm danh sách 34 chiến sĩ Đội VNTTGPQ sẽ phát vào ngàv 24-12-2001. Trước đó, trong khi làm phóng sự, trả lời phỏng vân truyền hình, chúng tôi có nhấn mạnh trường hợp đội viên Nông Văn Ích, với hy vọng khán giả xem truyền hình có thể cung cấp thêm thông tin về trường hợp này. Thời gian buổi phát hình phóng sự này là vào 7 giờ 45 phút sáng 24-12. Ngay sau khi kết thúc phóng sự chừng 10 phút, chúng tôi đã nhận được một cuộc điện thoại của khán giả có tên là Lý Trung Thu. Chị Thu công tác ở Phòng Tổng kiểm soát của Công ty vàng bạc đá quý Việt Nam, cho biết sáng hôm đó do ốm mệt nên chị ở nhà không đi làm. Tình cờ xem chương trình truyền hình này được biết chúng tôi đang đi tìm ông Ích nên gọi điện đến báo tin. Chị kể hồi còn nhỏ, gia đình chị còn ở thị xã Yên Bái, trong khu tập thể có gia đình ông Ích, nhùng là Lương Văn Ích chứ không phải họ Nông. Lúc đó ông Ích đeo quân hàm đại uý màu xanh của Công an vũ trang. Ông người cao, gầy, hơi đen. Chị đã từng được ông cho xem ảnh ông chụp với một số người, theo ông nói, là “quân của bác Giáp” trong Đội VNTTGPQ. Chị Thu cho biết ông Ích đã mất, hiện nay vợ ông đang ở với ngưòi con trai thứ hai tại thị xã Yên Bái. Chúng tôi nhận được thông tin này mừng không để đâu cho hết. Ngày hôm sau, chị Thu lại gọi điện cho biết, chị đã ba lần gọi điện lên Yên Bái để hỏi thêm, đồng thời cung cấp cho một số địa chỉ để chúng tôi liên hệ. Chưa hết, khoảng 2 tuần sau khi VTV1 phát phóng sự, chúng tôi lại nhận được thư của một cựu chiến binh tên là Lê Tiến Vượng, ở tổ 3, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Ông Vượng cho biết tình cờ xem truyền hình, biết chúng tôi đang đi tìm ông Ích, nên viết thư ngay báo tin, khi nào đoàn lên Yên Bái, ông sẽ tình nguyện dẫn đường đến nhà ông Ích vì trước đây ông có thời kỳ đã cùng công tác với ông Ích. Thế là đã rõ. Ông Ích đã được bạn bè, hàng xóm phát hiện, giúp “đưa đến” cho chúng tôi. Qua sự việc này, càng thấm thìa một điều: sự may mắn luôn song hành nếu chúng ta có cái tâm, lòng nhiệt tình và sự say mê, lại được nhân dân giúp đỡ.


Sau khi có được thông tin vê trường hợp đội viên Ích, chúng tôi đã lên ngay Yên Bái, tìm đến nhà ông Vượng. Không quản giờ giấc, ông Vượng đã dẫn chúng tôi đến nhà ông Ích. Quả đúng như vậy, vợ và con trai ông Ích khẳng định ông Ích họ Lương, còn họ Nông khắc trên bia, mà gia đình cũng chưa có dịp đến thăm, là sau này mới đặt để tiện hoạt động. Con trai ông Ích đưa ra các giấy tờ, Huân chương, Huy chương và cả cuốn sổ tay của ông ghi lại những sự việc thời gian trước đây ông đã trải qua, các bức ảnh chụp chung với các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đàm Quang Trung, Vũ Lập, Hà Thiết Hùng... Ông Ích tên khai sinh là Lương Quý Sâm, quê ở xã Xà Sác, Hà Quảng, Cao Bằng, sinh năm 1916, tham gia cách mạng từ năm 1935. Tên là Ích là do Bác Hồ đặt cho (có ý nghĩa là ích nước lợi nhà). Vợ ông - bà Hoàng Thị Lịch, cho biết gia đình cũng đã được nhận số tiền hỗ trợ 50 triệu của Thủ tướng Chính phủ và đã dùng để sửa sang, xây lại nhà.


Sau khi tạm biệt gia đình ông Ích và đưa ông Vượng về nhà, chúng tôi quay trở lại Tuvên Quang, vượt đèo Khế sang Thái Nguyên. Sáng hôm sau, chúng tôi tìm đến nhà cụ Nông Văn Quang, lão thành cách mạng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Khu tự trị Việt Bắc, là người gắn bó với Đội VNTTGPQ từ những ngày đầu thành lập Đội, hỏi thêm về hai trận đánh Phai Khắt, Nà Ngần và quá trình hoạt động của Đội sau đó, khi chia thành các hướng Nam tiến xuống Bắc Kạn, Thái Nguyên như thế nào... Mặc dù đã ngoài 80 tuổi, sức yếu, nhưng còn minh mẫn, cụ Quang đã cung cấp khá nhiều chi tiết, đặc biệt là lý do tại sao lại chọn Tam Kim, nơi có khu rừng Trần Hưng Đạo, làm nơi thành lập Đội, về đội viên Trương Đắc, cùng quê ở xã Minh Tâm với cụ.


Tiếp đó, chúng tôi trở lại huyện Phú Lương, gặp được hai anh em con đội viên Trương Đắc và cả bà vợ hai của ông để nắm thêm quá trình hoạt động của ông.

Trên cơ sở tư liệu thu thập được qua các chuyến đi, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng Viện, cả nhóm xây dựng đề cương và phân công mỗi người phụ trách viết một phần trong cuốn sách về lịch sử Đội VNTTGPQ. Các đồng chí Long, Tùng viết phần trích ngang tiểu sử của từng đội viên và những mẩu chuyện đặc sắc về quá trình hoạt động của một số đội viên trong Đội. Tuy nhiên, trong quá trình sắp xếp, chọn lọc tư liệu, cả nhóm nhận thấy vẫn còn một số đội viên mà thông tin về họ rất ít, thậm chí không có. Ví dụ như các đội viên Hồng Cô, Nông Văn Bê, Xuân Trường, Lộc Văn Lùng, Chu Văn Đế, Hoàng Văn Lường, Ngọc Trình. Chúng tôi đã đem sự phân vân này báo cáo với lãnh đạo Viện, đề nghị đi một chuyến nữa để xác minh thêm, đặc biệt là hai trường hợp Hồng Cô và Ngọc Trình.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #78 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2015, 06:56:42 pm »

Đầu tháng 12-2002, đoàn lại lên đường, nhằm thị xã Cao Bằng. Trước khi đi, qua tư liệu của Ban liên lạc của VNGPQ do bác Kim Sơn cung cấp, và qua thư của đồng chí Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Nguyên Bình, chúng tôi thấy có hai địa điểm cần phải đến để tìm gia đình đội viên Hồng Cô. Hai địa điểm này đều nằm ở huyện Hoà An: một ở xóm Lũng Chung, xã Hồng Việt và địa chỉ kia là xóm Lũng Phầy, xã Bình Long.


Khác với các lần trước, lần này đoàn nghỉ tại Bộ CHQS tỉnh Cao Bằng vì các đồng chí bên Tỉnh uỷ, UBND, cụ thể là nhà khách Bằng Giang, lần nào cũng đón tiếp chúng tôi rất nhiệt tình, chu đáo khiến ai nấy đều cảm thấy áy náy vì mình chưa làm được gì nhiều cho địa phương. Lý do thứ hai là trong chuvến công tác trước, khi đoàn sang thăm, chào Bộ CHQS tỉnh, đồng chí đại tá Lô Ích Giang - Chỉ huy trưởng, có lời mời chúng tôi về ăn nghỉ lại Bộ CHQS tỉnh. Thứ ba là chúng tôi muốn nhờ đồng chí trung tá Hoàng Minh Thèn dẫn đường cho đỡ mất thời gian hỏi thăm.


Khi cả đoàn đến nơi, trời đã xế chiều. Các anh trong Bộ CHQS tỉnh đã bố trí chỗ ăn nghỉ chu đáo. Chúng tôi sơ bộ báo cáo các đồng chí Giang, Hoàng Thượng - đại tá. Chỉ huy phó chính trị, Giang Văn Sâm - đại tá. Chỉ huy phó Tham mưu trưởng, về công việc của đoàn. Các đồng chí ở Bộ CHQS tỉnh hoan nghênh và hứa tạo điều kiện giúp cho đoàn hoàn thành công việc.


Sáng sớm hôm sau, chúng tôi và anh Thèn đi về Hoà An, Đồng chí Hà nêu ý kiến chọn địa chỉ Lũng Phầy đến trước, nếu không có kết quả thì sẽ tìm đến Lũng Chung. Đến hơn 9 giờ sáng, vượt qua một quãng đường tuy không dài, nhưng khó đi vì phải vượt ngầm trên sông Bằng Giang, chúng tôi đi mãi vào chân núi. Hỏi thăm, dân địa phương cho biết Lũng Phầy cách đây chừng 3 km, phải vượt ngọn núi trước mặt, sau đó đi chừng hơn 1 km nữa sẽ đến. Ngước mắt nhìn lên đỉnh núi cao mây phủ, mọi người nhìn nhau lắc đầu, nhưng đều quyẽt tâm leo núi vượt đèo. Chỉ có điều băn khoăn không ai nói ra là liệu khi tới được địa chỉ này có thu được kết quả gì không?


Trong đoàn đi lần này có thêm hai thanh niên công tác tại Tạp chí Lịch sử quân sự. Cả đoàn bắt đầu leo. Trời mùa đông khá rét. Núi đá tai mèo dựng đứng như hút hết sức lực của chúng tôi. Ai nấy chưa kịp mừng khi leo lên đến đỉnh núi thì lại thấy xuất hiện một đính núi khác phía xa. Đến nước này thì chỉ có cố mà tiến lên chứ không còn cách nào khác. Đã có ý kiến đáng lẽ nên đi đến Lũng Chung trước. Thật ra, cả hai địa chỉ này đối với chúng tôi cũng chỉ là chọn lựa ngẫu nhiên, đi cái này trước cái kia sau thôi, chứ địa danh đã có tên đầu là Lũng thì cứ phải ở trên cao và chắc chắn là phải bỏ công sức ra mà leo. Thật may, đi được chừng nửa quãng - đường, chúng tôi gặp mấy cô gái người địa phương đi lấy củi. Hỏi thăm cặn kẽ, các cô cho biết đúng là trong Lũng Phầy có một bà già, vợ của lão thành cách mạng, có người con trai hiện sống ở Bảo Lạc, bà này hiện đã mất. Các chi tiết đó giúp cả đoàn tăng thêm sức lực, rảo bước tới. Sau một tiếng rưỡi đồng hồ vừa đi vừa nghỉ, chúng tôi đến được Lũng Phầy. Đây là lần đầu tiên mọi người trong đoàn đến một bản có toàn người Mông sinh sống, nên ai nấy cảm thấy háo hức pha chút tò mò. Ngôi nhà đầu bản chúng tôi vào hỏi thăm là nhà của chị Lý Thị Thu (sau này chụp ảnh, hỏi chuyện mới biết năm nay mới 30 tuổi nhưng chị đã "kịp" có 4 đứa con, đứa lớn nhất học lớp 6). Thấy có bộ đội đến, mấy phụ nữ trong nhà đang ngồi ăn sắn luộc quanh bếp lửa liền vội vàng cất đi. Sau khi chúng tôi tự giới thiệu và nói rõ mục đích chuyến đi, không khí thăm dò e dè đã tan biến. Chúng tôi xin được cùng ăn sắn (không phải để làm dân vận mà thực ra ai nấy đều đói, mệt và bắt đầu thấy rét). Trong câu chuyện mới biết mấy chị đây là giáo viên cấp 1 thuộc Phân trường tiểu học Lũng Phầy, cả bản chỉ có 28 hộ, với 172 nhân khẩu, nằm heo hút trên núi cao, nhưng vẫn duy trì được 4 lớp tiểu học cho con em trong bản. Đây là điều khiên chúng tôi ngạc nhiên. Ngạc nhiên nữa là các chị đều là giáo viên có nhà ở dưới chân núi, hàng ngày gửi xe đạp ở dưới rồi lên đây dạy học, đến trưa hoặc chiều mới "hạ sơn". Tuy rất vất vả nhưng không thấy ai kêu ca. Mà các chị coi đó là công việc rất tự nhiên. Người có thâm niên dạy học nhiều nhất cùng đã ngót 30 nàm và được biết có tốổg thu nhập khá cao, trên một triệu đồng một tháng, không hề có dạy thêm, học thêm. Do ở đây chỉ có các lớp cấp 1, nên các cháu từ lớp 6 trở lên phải ngày ngày xuống núi đi học, mỗi cháu được nhà nước hỗ trợ 60.000 đồng một tháng nên số đi học rất đông. Cuộc sống của bà con người Mông ở đây còn rất vất vả do sông tách biệt, ít đất canh tác; lương thực, thức ăn chủ yếu là tự cung tự cấp bằng ngô, trừ muối i-ôt phải xuống núi mua. Một ông già người Mông vác cả buồng chuối xuống chợ bán được 5.000 đồng, thuê xe ôm đi ra thị trấn Nước Hai hết 3.000 đồng (lượt đi, còn về đi bộ), mua một gói muôi i-ốt hết 2.000 đồng.


Trở lại công việc, lại rất may là trong số các cô giáo có chị Hoàng Vừ Mỵ, 50 tuổi; mẹ chị Mỵ là em dâu của ông Hồng Cô (địa phương gọi là Hồng Cu). Chị Mỵ khẳng định là ông Hồng Cô và cả bà vợ Hồng Cô cũng ở đây một thời gian. Chị Mỵ không biết gì nhiều về ông bác Hồng Cô vì ông mất từ năm 1952, cùng năm sinh của chị. Chị đã cho chúng tôi địa chỉ mẹ đẻ là bà Lưu Thị Vang, hiện đang sống ở dưới xã Hồng Việt và địa chỉ của một người từng là thuộc cấp của ông Hồng Cô để hỏi thêm. Mặc dù các chị một hai giữ chúng tôi ở lại để thết một bữa "mèn mén" (món bột ngô nấu) mà chưa ai trong đoàn từng ăn, mặc dù đã quá trưa, bụng đói, song do thời gian câu thúc, chúng tôi đành lỗi hẹn dịp khác.


Chị Phạm Thị Liêm - giáo viên, tình nguyện dẫn chúng tôi xuống núi, đến thẳng nhà bà Lưu Thị Vang. Tiếc là do thời gian đã quá lâu, bà Vang lại không nói được nhiều tiếng Kinh, nên cùng không hỏi được gì thêm về ông Hồng Cô. Một lần nữa, lại phải khất lời mời về ăn cơm trưa tại nhà chị Liêm để đi ra Nước Hai cho kịp. Sau đó, cả đoàn tìm vào bệnh viện huyện hỏi chuyện ông Vừ Lia Nô, 83 tuổi, đang nằm điều trị bệnh gai cột sông. Biết chúng tôi rất vất vả về trường hợp Hồng Cô, ông Nô tỏ ra áy náy nhưng cũng thú thực là không biết gì nhiều vì thời gian ở dưới quyền, cùng sống với ông Hồng Cô không nhiều. Có điều, ông Nô nhắc đi nhắc lại rằng ông Hồng Cô không phải là người đào ngũ, mà là về thăm nhà rồi mắc bệnh và mất sau đó. Thái độ bức xúc của ông Nô - một lão thành cách mạng người Mông, khiến chúng tôi tin là ông có lý.


Như vậy, kết quả đáng kể nhất trong chuyến đi tìm hiểu về đội viên Hồng Cô là chúng tôi đã tìm được đến tận nơi mà ông đã từng sống, đã gặp được họ hàng, bạn chiến đấu của ông. Còn về quá trình tham gia hoạt động cách mạng của ông cho đến khi mất ra sao, vẫn còn là một khoảng trống.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #79 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2015, 06:57:56 pm »

Trở lại thị xã Cao Bằng, chúng tôi tranh thủ đến sở LĐ-TB-XH xác minh thêm một vài trường hợp về chế độ chính sách dành cho các đội viên. Sáng sớm hôm sau. cả đoàn lại theo đường số 4 về Lạng Sờn, tìm đến địa chỉ của đội viên Ngọc Trình. Trước lần đi này, chúng tôi có nhận được bức thư dài 5 trang viết tay của bác Bê Hồng - người từng gặp và biết khá rõ về đội viên Ngọc Trình, sau này là Giám đốc Sở y tế tỉnh Lạng Sơn, đã nghĩ hưu. Bác Bê Hồng cung cấp địa chỉ con trai của ông Ngọc Trình, hiện đang công tác tại Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Văn Lãng. Khi chúng tôi đến nơ,. những người có trách nhiệm của Trường cho biết do sức khoẻ yếu nên anh Long Văn Đăm - con trai Ngọc Trình, đã xin nghỉ việc, hiện còn vợ anh Đăm đang làm cấp dưỡng tại trường. Chị vợ anh Đăm dẫn chúng tôi về nhà riêng. Hỏi chuyện mới biết gia đình hiện không được hưởng chế độ chính sách gì. Mộ của ông Ngọc Trình vẫn ở Trung Quốc, gia đình đã sang thăm, thắp hương, nhưng chưa có điều kiện chuyển về quê. Anh Đăm là con trai duy nhất, khi ông Ngọc Trình hy sinh, anh vẫn còn ở trong bụng mẹ, nên không biết gì về quá trình hoạt động của bố đẻ mình. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Anh Đăm đau yếu luôn, người bé nhỏ như cái nắm tay, nặng chừng độ hơn 30 cân, do thường xuyên uống rượu. Chúng tôi đã hướng dẫn tỉ mỉ "đường đi nước bước" để cô cháu gái căn cứ vào đó đi hỏi chế độ chính sách cho ông nội.


Sau đó, vợ anh Đăm dẫn chúng tôi tới nhà bác Bế Hồng để hỏi thêm về quá trình hoạt động và hoàn cảnh hy sinh của đội viên Ngọc Trình. Bác Bê Hồng, do có mối thân quen, đã kể khá nhiều chuyện về gia đình và bản thân Ngọc Trình. Bác cho biết Ngọc Trình người nhỏ, chắc, tính tình vui vẻ, da ngăm đen, làm công tác dân vận rất tốt. Bác đề nghị chúng tôi tìm cách giúp cho gia đình con trai Ngọc Trình sớm được hưởng chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước.


Hai tuần sau chuyên công tác, cháu gái đội viên Ngọc Trình đã xuống Hà Nội, tìm đến cơ quan chúng tôi nhờ giúp đỡ. Chúng tôi đã thảo và đánh máy đơn xin xác nhận lão thành cách mạng cho ông Ngọc Trình, sau đó dẫn cháu sang nhà riêng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Do biết và rất nhớ rõ trường hợp Ngọc Trình, đội viên duy nhất của Đội VNTTGPQ hy sinh bên đất Trung Quốc, nên Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký giấy xác nhận ngay cho đội viên Ngọc Trình. Giúp được việc cho gia đình đội viên Ngọc Trình, chúng tôi mừng như đã làm xong một công việc của chính gia đình mình. Một lần nữa, hoạt động nghiên cứu lịch sử quân sự đã gắn trực tiếp, cụ thể với đời sông của cộng đồng, đã góp phần bồi đắp, tô đậm thêm truyền thống uống nước nhớ nguồn của Đảng, Nhà nước và Quân đội và nhân dân ta.


Liên quan đến trường hợp đội viên Ngọc Trình, trong lần lên Thái Nguyên công tác mới đây, chúng tôi đã đến gặp bác Hoàng Long Xuyên - đại tá, nguyên Chi đội trưởng Chi đội 11 (tương đương cấp trung đoàn) từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, sau đổi thành Trung đoàn 28 Lạng Sơn, mà đại đội địa phương Văn Lãng của Ngọc Trình là một bộ phận trong đơn vị này. Ông đồng thời cũng là cấp trên của Ngọc Trình khi sang chiến đấu giúp bạn. Hai năm 1993-1994, ông có lên Lạng Sơn, gặp đồng chí Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Văn Lãng lúc đó, đồng chí này là cháu ruột của đồng chí Hoàng Văn Thụ, đề nghị giải quyết, chê độ chính sách cho Ngọc Trình. Đồng chí Phó Bí thư nhận thiếu sót và hứa sẽ sớm giải quyết. Nhưng không hiểu vì lý do gì, cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Chúng tôi còn được cô cháu gái của ông Ngọc Trình kể cho biết là các cơ quan chức năng của huyện rất lúng túng trong việc hướng dẫn cách làm hồ sơ giấy tờ liên quan, thậm chí cho đến đầu năm 2003 nhưng Phòng LĐ-TB-XH huyện còn nói chưa có Quyết định số 20 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 3-2-2000 về hỗ trợ tiền cho các lão thành cách mạng cải thiện điều kiện nhà ở.


Chúng tôi đã phải phô tô quyết định trên từ Công báo làm nhiều bản, đưa cho cháu gái ông Ngọc Trình đem về để trình cho huyện biết.

Qua sự việc này, và nhiều trường hợp khác mà chúng tôi đã gặp, có thể thấy nhiều cán bộ lão thành cách mạng còn thiệt thòi, chưa được hưởng chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước vả Quân đội, nhất là đối với người đã mất, gia đình họ ở vùng xa xôi hẻo lánh, người dân tộc, không có điều kiện nắm được các thông tin về vấn đề đó. Nếu có biết, có tìm đến các cơ quan chức năng để hỏi, thì có khi lại "được hỏi lại" là có các giấy tờ gì chứng minh thân nhân là lão thành cách mạng, với sự thiếu nhiệt tình hướng dẫn gia đình thân nhân làm các thủ tục cần thiết. Gia đình ông Ngọc Trình cho biết nghe nói có chính sách như thế nhưng chờ mãi chẳng thấy ai đem tiền đến cho, mà không biết hỏi ai. Trường hợp đội viên Lộc Văn Lùng ở xã Mai Pha, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn, cũng tương tự. Gia đình ông cũng đã đi hỏi, nhưng khi bị hỏi lại là các giấy tờ chứng minh ông là lão thành cách mạng đâu, thì gia đình đành chịu vì không biết cách làm thủ tục như thế nào. Chúng tôi cũng đã hướng dẫn gia đình ông Lùng các bước đi cần thiết để làm vấn đề này. Đây là điều đáng tiếc mà chúng tôi thường gặp qua các chuyến đi công tác.


Như vậy, đến đầu năm 2003, sau gần 3 năm bắt tay vào công việc này, chúng tôi đã thu thập được khá nhiều tư liệu liên quan đến quá trình lịch sử của Đội VNTTGPQ và về những đội viên của Đội. Mặc dù đã và đang tập trung biên soạn cuốn sách lịch sử về Đội, chúng tôi vẫn áy náy về một sô trường hợp, mà qua nhiều chuyến đi, vẫn chưa thể thu thập được, đặc biệt là trường hợp đội viên Hồng Cô. Riêng về vấn đề này, ngoài việc viết thư cho con trai ông Hồng Cô, yêu cầu cung cấp thông tin, chúng tôi đã có thêm một chuyến đi nữa lên huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) để tìm nhà người con trai Hồng Cô. Tuy nhiên, đoàn chưa thể đến tận nơi gia đình con trai út của ông Hồng Cô, là anh Hầu Văn Tú, đang sinh sông tại xà Nhất Tiến, cách huyện lỵ Bắc Sơn hơn 40 km. Chúng tôi đành phải viết thư yêu cầu anh Tú, nhờ các đồng chí ở Ban CHQS huyện Bắc Sơn chuyển giúp, cung cấp cho những thông tin về người cha của mình. Trở về Hà Nội, chúng tôi đã nhận được thư của anh Tú. Anh Tú cho biết đã tìm xuống Hà Nội, đến nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp xin được xác nhận cho cha mình, nhưng khi mang về Bắc Sơn để làm thủ tục giấy tờ, thì các cơ quan chức năng của huyện trả lời không thể làm được, lý do là ông Hồng Cô sinh ra và mất ở Cao Bằng thì phải đem giấy tờ về quê ông ở Cao Bằng để làm. Anh Tú đã lên Cao Bằng, xin đội viên Bế Bằng xác nhận thêm và đi hỏi cách làm thủ tục, song vẫn chưa có kết quả. Còn về quá trình hoạt động của ông Hồng Cô, anh Tú cho biết anh không nắm được gì vì khi bố mất, anh mới lên 3 tuổi. Đến nước này, chúng tôi đành phải tạm khép lại trường hợp đội viên Hồng Cô bởi đã cố gắng hết mức có thể.


Cũng trong chuyến công tác đó, chúng tôi còn tìm đến nhà đồng chí đại tá Bế Sơn Cương ở thành phố Thái Nguyên. Đồng chí Bế Sơn Cương tuy không nằm trong danh sách 34 chiến sĩ ban đầu của Đội, nhưng là đội viên kỳ cựu của Đội VNTTGPQ. Vợ của ông Cương - bà Nguyễn Thị Minh Hán, vốn là cán bộ quân y nghỉ hưu, còn khoẻ mạnh, minh mẫn, trí nhớ rất tốt, đã cung cấp cho chúng tôi thêm những chi tiết về hoạt động của Đội, và về một đội viên như Hoàng Văn Ninh (Thái Sơn). Bà hứa sẽ tìm, sắp xếp lại giấy tờ, ghi chép của ông Cương và cung cấp cho chúng tôi với mong muốn "các anh ở cơ quan viết sử quân đội viết đúng sự thật lịch sử".


Trên đây là những ghi chép trong quá trình "đi theo dấu chân 34 chiến sĩ Đội VNTTGPQ" có mặt trong hàng ngũ tuyên thệ tại lễ thành lập Đội ngày 22-12-1944 để tìm hiểu quá trình hình thành, hoạt động của Đội cũng như số phận của từng đội viên. Chúng tôi đã sơ bộ báo cáo kết quả với thủ trưởng Viện LSQS Việt Nam, thủ trưởng Bộ Quốc phòng, thủ trưởng Tổng cục Chính trị, với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành thời gian tiếp, cho ý kiến chỉ đạo và viết lời giới thiệu cho cuốn sách.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM