Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:21:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân  (Đọc 56083 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2014, 06:03:23 pm »

Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
Năm xuất bản: 2003
Số hoá: ptlinh, vnmilitaryhistory


Những người thực hiện:
- Thiếu tướng, PGS, TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG (Chủ biên)
- Đại tá, TS NGUYỄN MẠNH HÀ (Đồng chủ biên)
- Thượng tá, Th.s TRẦN NGỌC LONG
- Thượng tá, Th.s CHU VĂN TÙNG
- Trung úy, cử nhân PHAN SỸ PHÚC



LỜI CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Xuất phát từ kinh nghiệm đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc và lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Bác Hồ và Đảng ta đã xác định: "Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng". Chánh cương và Sách lược vắn tắt năm 1930 - cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta do Bác Hồ khởi thảo - đã đề ra lập "Quân đội công nông”, về sau, nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5-1941), do Bác Hồ từ nước ngoài về nước chủ trì, đã đề ra lập "Việt Nam nhân dân cách mạng quân".


Thực hiện chủ trương ấy, đi đôi với tuyên truyền, vận động phát triển lực lượng chính trị sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, Đảng ta đã rất coi trọng từng bước xây dựng lực lượng vũ trang. Từ rất sớm, các đội Tự vệ đỏ trong Xô - viết Nghệ - Tĩnh, đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, du kích Ba Tơ, các đội Cứu quốc quân... đã ra đời. Khi cách mạng đã phát triển thành cao trào, cần tích cực chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, Bác Hồ đã nhận định đúng tình hình, sáng suốt đề ra chủ trương lập "đội quân chủ lực" - "Đội Việt Nam Giải phóng quân”. Lúc bấy giờ thời kỳ cách mạng hoà bình phát triển đã qua, nhưng thời kỳ toàn dân vũ trang khởi nghĩa chưa tới nên hoạt động của Đội lúc đầu chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, vì vậy Bác thêm hai chữ "tuyên truyền" vào tên của Đội, thành "Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân". Thi hành chỉ thị của Bác, ngày 22-12-1944, Đội được thành lập. Chỉ thị thành lập Đội đã xác định rõ: Đây là "Đội quân chủ lực" có nhiệm vụ giúp đỡ, phối hợp hoạt động với lực lượng vũ trang các địa phương. Đây là "Đội quân đầu tiên", "khởi điểm của Giải phóng quân". Đội viên của Đội được chọn từ những thành viên ưu tú trong hàng ngũ các lực lượng vũ trang địa phương: các đội du kích Cao - Bắc - Lạng, đội quân Nam tiến, một số là đội viên Cứu quốc quân.


Ngay sau ngày thành lập, kế thừa truyền thống đấu tranh của dân tộc, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đã liên tiếp đánh thắng trận Phai Khắt và trận Nà Ngần, nhanh chóng phát triển thành đại đội. Chấp hành Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Trung ương Đảng (tháng 4-1945), Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đã thống nhất với Cứu Quốc quân và lực lượng vũ trang các chiến khu, các địa phương trong cả nước thành Việt Nam Giải phóng quân. Các chi đội Giải phóng quân đã tham gia Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Một bộ phận tinh nhuệ về Hà Nội bảo vệ chính quyền non trẻ của nước Việt Nam dẫn chủ Cộng hoà. Nhiều đơn vị hành quân Nam tiến chi viện cho các chiến trường Trung Bộ, Tây Nguyên, tham gia cuộc kháng chiến của đồng bào Nam Bộ. Đội quân chủ lực đã đi suốt từ Bắc chí Nam như Bác Hồ đã dự đoán.


Việt Nam Giải phóng quân về sau được đổi tên thành Vệ Quốc đoàn, Vệ Quốc quân, Quân đội Quốc gia Việt Nam rồi Quân đội nhân dan Việt Nam cho đến ngày nay. Như vậy, từ Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, "đội quân đàn anh”, "đội quân thứ nhất của Giải phóng quân" ấy đã phát triển thành Quân đội nhân dân Việt Nam hùng hậu.


Dưới ngọn cờ của Đảng và của Bác Hồ kính yêu, Quân đội ta đã trưởng thành vượt bậc và lập nên những chiến công kỳ diệu trong cuộc kháng chiến vĩ đại 30 năm của dân tộc chống đế quốc xâm lược và làm tròn nhiệm vụ quốc tế, tiếp đó đã có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng là “Bộ đội cụ Hồ", là Quân đội nhân dân Anh hùng của dân tộc Việt Nam Anh hùng.


Do quá trình ra đời và phát triển của Quân đội ta như vậy nên Bác Hồ và Thường vụ Trung ương Đảng đã lấy ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân - ngày 22-12-1944, là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.. Từ đó, thường đến ngày thành lập Quân đội, Bác Hồ đều có thư động viên, giáo dục truyền thống cho Quân đội và nhân dân ta. Ngày nay, ngày 22-12, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đồng thời là Ngày Hội quốc phòng toàn dân.


Tôi hoan nghênh Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã tổ chức sưu tầm tư liệu rất công phu, gặp nhiều nhân chứng lịch sử để viết nên cuốn "Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân". Đây là một cố gắng lớn, nhưng tôi nghĩ mới là một bước, cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu tìm tòi hơn nữa, để cuốn sách phản ánh được lịch sử một cách đầy đủ hơn.


Tôi mong cuốn sách "Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân" sẽ góp phần giáo dục truyền thông cho các thế hệ cán bộ chiến sỹ, cho toàn quân và toàn dân ta trong cả nước và mong có nhiều ý kiến tham gia, bổ sung thêm nhiều tư liệu góp phần nâng cao chất lượng cho cuốn sách trong lần xuất bản sau.

                                                                                                                  Hà Nội, tháng 8 năm 2003
 

                                                                                                                 Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #1 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2014, 06:05:54 pm »

LỜI NÓI ĐẦU


Tiến tới kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, được sự chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức biên soạn cuốn sách khái quát về quá trình hình thành và hoạt động của ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN giải phóng quân. Cuốn sách chia làm ba phần. Phần I trình bày khái quát sự ra đời, quá trình hoạt động của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân cho tới ngày thống nhất với Cứu quốc quân và các đội vũ trang địa phương thành Việt Nam Giải phóng quân. Phần II trình bày sơ lược tiểu sử và quá trình hoạt động của 34 cán bộ, chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. Đây là phần viết thể hiện kết quả các đợt công tác khảo sát, sưu tầm, gặp gỡ từng đội viên còn sống cũng như gia đình, thân nhân các đội viên đã mất, trên địa bàn khắp cả nước. Phần III là những ghi chép của nhóm cán bộ - đồng thời là tác giả cuốn sách, về các đợt đi tìm hiểu "theo dấu chân Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân". Ngoài ra, phần phụ lục có một số ảnh, bản đồ, sơ đồ liên quan đến hoạt động của Đội.


Việc sưu tầm, biên soạn cuốn sách về Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân là rất cần thiết, mặc dù có không ít khó khăn. Do thời gian lịch sử đã lùi xa hơn nửa thế kỷ, các nhân chứng trực tiếp liên quan hiện còn rất ít, việc nhớ lại con người, các sự kiện lúc đó chắc chắn là không đầy đủ và thiếu chính xác. Bởi thế, chúng tôi xác định phạm vi nội dung cuốn sách ở mức bổ sung thêm những hiểu biết về sự thành lập và hoạt động của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân buổi ban đầu và tập trung tìm hiểu những đội viên đầu tiên (34 người) của Đội. Những vấn đề, sự kiện, con người, tổ chức sau này của Đội... chúng tôi sẽ tiếp tục sưu tầm, bổ sung trong các lần xuất bản sau.


Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn đọc, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và nhóm tác giả chân thành cám ơn sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Bình, Lâm Đồng và của các cơ quan hữu quan. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và đóng góp ý kiên của các đổng chí: Trung tướng Phùng Khắc Đăng - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Dương Mạc Thăng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tinh ủy Cao Bằng; Doanh Hằng - nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Thái; đại tá Nguyễn Huy Văn (tức Kim Sơn), Ban Liên lạc Việt Nam Giải phóng quân và nhiều đồng chí khác.


Do điều kiện thời gian, tư liệu và ảnh chân dung chắc rằng cuốn sách còn nhiều khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đông đảo bạn đọc.

                                                                                                                            Hà Nội, tháng 8 năm 2003
                                                                                                                      VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2015, 08:21:42 pm »

Phần I
SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN


Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Với “Chính cương vắn tắt", “Sách lược vắn tắt” trong Hội nghị hợp nhất (2-1930) và sau đó là Luận cương chính trị của Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, tháng 10-1930. Đảng ta đã đề ra một đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Đó là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”1 (Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, 1930, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1998, tr. 2), về phương pháp cách mạng, Đảng ta chủ trương “phát động quần chúng đấu tranh giai cấp, lãnh đạo quần chúng đấu tranh từ kinh tế, đấu tranh chính trị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay công- nông, dựng nên nền chuyên chính dân chủ nhân dân và xây dựng xã hội mới"2  (Dẫn theo Ban nghiên cứu lịch sử quân đội thuộc Tổng cục Chính trị và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1994. tr.18).

Vừa mới ra đời, Đảng không có sẵn một đơn vị vũ trang nào làm vốn quân sự cho mình, mà phải bắt tay từ đầu xây dựng cơ sở chính trị, tổ chức lực lượng vũ trang từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh. Trong các văn kiện đầu tiên của Đảng, những quan điểm quân sự cơ bản đầu tiên đã hình thành:

1. Vũ trang cách mạng là một phương thức cơ bản để giành chính quyền;

2. Nhiệm vụ chính trị quyết định nhiệm vụ quân sự:

3. Đấu tranh cách mạng nói chung và đấu tranh vũ trang nói riêng là sứ mạng của quần chúng:

4. Lực lượng vũ trang phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng.


Đảng ta cũng đã chủ trương đặt vấn đề tổ chức quân đội công - nông, trước hết là các đội tự vệ công - nông, đội du kích, làm nòng cốt cho toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc. Đội tự vệ công - nông là cách gọi chung của các đội tự vệ công nhân và tự vệ nông dân, được xây dựng trên cơ sở chủ yếu là các thành viên của các công hội, nông hội, do Đảng tổ chức và lãnh đạo, có nhiệm vụ thị uy kẻ thù, bảo vệ các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân, vừa nhằm tạo vốn quân sự để chuẩn chính quyền.


Là người đã tìm ra và truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản vào Việt Nam, từng bôn ba khắp các nước, nghiên cứu các hình thức tổ chức quân đội và lực lượng vũ trang của nhiều nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh từ rất sớm, đã nhận thức được sự cần thiết phải tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng của dân tộc. Người đã tìm hiểu và đưa ra các quan điểm về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, về phương pháp tổ chức và hoạt động của các đội du kích.


Vừa mới ra đời, Đảng ta đã phát động một phong trào đấu tranh mạnh mẽ, rộng khắp cả nước, phát triển thành cao trào cách mạng trong những năm 1930-1931. Đỉnh cao nhất của phong trào đấu tranh cách mạng thời kỳ này là cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Các cuộc đấu tranh không đơn thuần là các cuộc đấu tranh kinh tế, chính trị như trước nữa, mà quần chúng đã dùng bạo lực cách mạng phá huyện đường, nhà lao, vây đồn lính, trừng trị cường hào, địa chủ... Bộ máy chính quyền địch tan rã ở nhiều vùng nông thôn trong hai tỉnh.


Để lãnh đạo phong trào đối phó với sự đàn áp điên cuồng của đế quốc Pháp, Trung ương Đảng đã kịp thời phát động phong trào cả nước đấu tranh phối hợp với Nghệ An. Hà Tĩnh chống khủng bố trắng, vừa chỉ thị cho hai tỉnh thành lập các đội tự vệ để bảo vệ quần chúng đấu tranh. Các đội này được trang bị gậy gộc, giáo mác, liềm, hái… Phong trào đấu tranh của quần chúng càng phát triển mạnh mẽ, các đoàn thể quần chúng ngày càng đông, các đội tự vệ càng phát triển. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ phong trào quần chúng, bảo vệ chính quyền Xô-viết, các đội tự vệ còn làm công tác vận động quần chúng. Những đội Tự vệ đỏ ấy là những mầm mống đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #3 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2015, 08:23:11 pm »

Tháng 3-1935. Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao. Ngoài các nghị quyết về đường lối cách mạng, về các mặt công tác chuẩn bị điều kiện cho phong trào bước sang một thời kỳ mới, Đại hội còn có riêng một nghị quyết về đội tự vệ nhằm tổng kết những kinh nghiệm tổ chức lãnh đạo và tổ chức các đội tự vệ. Nghị quyết đã nêu lên mục đích của đội tự vệ, các biện pháp xây dựng về chính trị, về thành phần, về tính chất, nguyên tắc kỷ luật và dân chủ nội bộ, quan hệ của đội tự vệ với quần chúng nhân dân... Đây chính là những nguyên tắc xây dựng lực lượng tự vệ về chính trị, cũng là những quan điểm cơ bản của Đảng ta trong việc xây dựng lực lượng vũ trang.


Tới cuối năm 1939 - đầu năm 1940, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động lớn. Khởi nghĩa Bắc Sơn đã nổ ra. Cuộc khởi nghĩa nàv đã nổ tiếng súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ đấu tranh vũ trang mới của dân tộc Việt Nam. Từ cuộc khởi nghĩa này đã ra đời "đứa con đầu lòng của lực lượng vũ trang cách mạng" là Đội du kích Bắc Sơn.


Ở Nam Kỳ, cuối năm 1939, dù bị thực dân Pháp khủng bố gắt gao, một số cơ sở cách mạng bị vỡ, nhưng Đảng bộ Nam Kỳ vẫn được củng cố và phát triển mạnh. Từ tháng 6 đến tháng 10-1940, số đảng viên ở Nam Kỳ đã tăng 60 phần trăm. Tháng 3-1940, Ban Thường vụ Xứ ủy do đồng chí Võ Văn Tần làm Bí thư đã vạch "Đề cương chuẩn bị bạo động" để hướng tất cả các cuộc đấu tranh lẻ tẻ vào phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc và tay sai, chuẩn bị điều kiện để tiến tới khởi nghĩa vũ trang làm cách mạng giải phóng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy, các đội tự vệ và du kích được tổ chức và phát triển nhanh chóng, chọn những thành phần hăng hái, ưu tú trong các tổ chức quần chúng. Đến tháng 7-1940, nhiều xí nghiệp lớn ở Sài Gòn và nhiều đường phố đã có các tổ chức tự vệ, tiểu đội du kích. Ở nông thôn, phần lớn các xã đã có từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội du kích, theo biên chê 3 người thành 1 tổ, 3 tổ thành 1 tiểu đội, 3 tiểu đội thành 1 trung đội. Các chiến sỹ du kích đã tiến hành học tập quân sự với các nội dung như chiến thuật du kích, cách sử dụng giáo mác, về chính trị là các khẩu hiệu trong chương trình cách mạng của Đảng. Công việc sắm sửa và chuẩn bị vũ khí cũng được ráo riết tiến hành. Nhân dân quyên góp nguyên liệu đồng, nhôm để du kích sản xuất đạn, lưu đạn... Trong tháng 7-1940, Hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ mở rộng có đồng chí Phan Đăng Lưu - đại diện Trung ương Đảng tham dự đã thông qua đề cương chuẩn bị khởi nghĩa, giải quyết một số vấn đề về tổ chức, thời cơ khởi nghĩa... Tiếp đó, sau một thời gian chuẩn bị, vào tháng 11-1940, Xứ ủy Nam Kỳ đã lãnh đạo nhân dân đứng dậy khởi nghĩa. Khởi nghĩa Nam Kỳ đã kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng nửa vũ trang của quần chúng để tiến công quân địch. Cùng với quần chúng cách mạng, quân du kích Nam Kỳ đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, nêu gương chiến đấu quên mình và sáng tạo ra nhiều cách đánh phong phú... Quân khởi nghĩa Nam Kỳ là một trong những lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của nhân dân ta.


Như vậy, trước khi Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân ra đời, đã có các đội du kích, những hạt giống quân sự của Đảng, hoạt động ở một số nơi, đóng vai trò nòng cốt trong đấu tranh cách mạng tại địa phương. Đó là các đội Tự vệ đỏ trong cao trào cách mạng 1930-1931, Đội du kích Bắc Sơn rồi các đội Cứu quốc quân, Quân du kích Nam Kỳ, Đội du kích Pác Bó ở Cao Bằng... Tuy nhiên, đây là các đội du kích của từng địa phương, ảnh hưởng chưa thật lớn. Phải đến Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, với chỉ thị thành lập của lãnh tụ Hồ Chí Minh, cách mạng nước ta, Đảng ta mới có một "đội quân chủ lực đầu tiên" - "đội quân đàn anh", mà các đội viên đều được chọn từ những người ưu tú trong các đội vũ trang địa phương, với nhiệm vụ giúp đỡ, dìu dắt các đội du kích địa phương. Với chỉ thị thành lập Đội của lãnh tụ Hồ Chí Minh, lần đầu tiên. Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đã có một cương lĩnh chính trị, quân sự định hướng cho mọi mặt công tác, cũng như phương thức tổ chức, hoạt động, chiến thuật chiến đấu... của mình. Thật vinh dự cho Cao Bằng được chọn làm nơi khai sinh ra đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.


Cao Bằng là một tỉnh địa đầu phía Bắc Tổ quốc. Ở đây, núi rừng trùng điệp xen kẽ với những cánh đồng, thung lũng vừa và nhỏ. Toàn tỉnh nằm trên cao nguyên có độ cao trung bình trên 1.000 mét, đặc điểm địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông, tạo thành một dải đất án ngữ tự nhiên với những cụm điểm cao rất có ý nghĩa cho công cuộc phòng thủ đất nước. Phía Bắc và Đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Nam giáp Lạng Sơn và Bắc Kạn. phía Tây giáp Hà Giang, Tuyên Quang. Toàn tỉnh có 15 huyện và 1 thị xã thì 9 huyện nằm sát biên giới Việt - Trung là Thạch An, Phục Hoà, Hạ Lang, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Thông Nông, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Đây cũng là tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc dài nhất trong các tỉnh biên giới phía Bắc.


Địa hình của tỉnh chia làm 3 vùng rõ rệt: phía Tây là vùng núi đất xen núi đá, phía Đông là núi đá cao có nhiều hang động, là căn cứ của các lực lượng vũ trang trong các cuộc kháng chiến. Vùng phía Tây Nam phần lớn là núi đất, có nhiều rừng cây to rậm rạp. Cao Bằng có hệ thống sông suối có độ dốc lớn, lắm thác lắm ghềnh. Tuy nhiều đèo dốc, địa hình hiếm trở nhưng Cao Bằng có mạng lưới giao thông nội tỉnh nối liền các huyện, vừa có các con đường ra cửa khẩu Tà Lùng (Quảng Hoà), Sóc Giàng (Hà Quảng)... Quốc lộ 3 và 4 là hai con đường chính nối Cao Bằng với các tỉnh miền xuôi.


Cao Bằng cũng là tỉnh có nhiều nguồn lâm thổ sản phong phú như sa nhân, mộc nhĩ, nấm hương... Rừng có nhiều gỗ quý như: lim, sên, táu... và nhiều hương liệu quý... Lòng đất Cao Bằng có nhiều mỏ khoáng sản có giá trị như: thiếc, sắt. nhôm...


Về xã hội, Cao Bằng là một tỉnh có nhiều dân tộc anh em sinh sống. Cả tỉnh có 10 dân tộc, trong đó có hai dân tộc đông nhất là Tày (gần 43 phần trăm) và Nùng 34 phần trăm, còn lại là các dân tộc khác như Kinh, Dao, Mông, Sán Chỉ, Hoa...


Trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, nhân dân các dân tộc Cao Bằng vừa phải đấu tranh vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để sinh sống, vừa phải luôn cảnh giác chiến đấu chống lại các thế lực ngoại xâm và phong kiến tav sai, để giải phóng, bảo vệ quê hương làng bản, bảo vệ giống nòi. Do đó, cũng như bao nơi khác trên đất nước Việt Nam, người dân Cao Bằng luôn mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp như anh dũng, kiên cường, bất khuất, trung thực, thủy chung son sắt. Từ ngày có Đảng lãnh đạo, những phẩm chất tốt đẹp đó được phát huy cao độ trong phong trào đấu tranh cách mạng giành độc lập tự do cho nước nhà.


Trên cơ sở sự phát triển của phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Cao Bằng, sự truyền bá của tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng của nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc, mà chủ yếu là qua những hạt giống đỏ - những thanh niên Cao Bằng giác ngộ cách mạng về hoạt động, ngày 1-4-1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên đã được thành lập ở Nặm Lìn, xã Hoàng Tung, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Chi bộ đầu tiên của tỉnh làm việc như một Ban tỉnh ủy lâm thời, do đồng chí Hoàng Văn Nọn làm Bí thư. Từ đây, giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc Cao Bằng bước vào một thời kỳ lịch sử mới - thời kỳ đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Xam.


Từ chi bộ ban đầu, đến cuối năm 1930, một số chi bộ khác đã ra đời ở mỏ thiếc Tĩnh Túc, châu Hoà An. Ban tỉnh ủy Cao Bằng được thành lập để tăng cường sức lành đạo cho phong trào cách mạng của tỉnh. Lần lượt các chi bộ đảng được thành lập ở châu Hà Quảng (5-6-1931), chi bộ Đảng châu Quảng Uyên (2-1932), chi bộ Đảng xã Vân Trình (huyện Thạch An, năm 1933), chi bộ Đảng xã Minh Tâm, châu Nguyên Bình (1935)...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #4 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2015, 08:25:32 pm »

Nhằm chuẩn bị cho việc đấu tranh giành chính quyền. Đảng bộ Cao Bằng cũng chú trọng phát triển lực lượng vũ trang. Một mặt, Tỉnh ủy chọn 40 cán bộ cử đi học tập quân sự ở Trung Quốc. Mặt khác, thành lập binh công xưởng để chế tạo vũ khí, trang bị cho các đội viên tuyên truyền. Cuối năm 1939, tại châu Hà Quảng, đội vũ trang tuyên truyền đầu tiên được thành lập. Lúc đầu, có 3 đồng chí hoạt động tại địa bàn Lục Khu hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của quần chúng.


Lúc này, tình hình trong nước và quốc tế có những biến chuyển nhanh chóng. Trên thế giới, Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Ở trong nước, thực dân Pháp quay lại tiến công vào Đảng Cộng sản và đàn áp các cuộc đấu tranh của quần chúng đòi dân sinh, dân chủ. Trước sự khủng bố điên cuồng của địch, tháng 11-1939, Trung ương Đảng triệu tập hội nghị tại Bà Điểm (Gia Định), do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Hội nghị quyết định chỉ đạo chiến lược cách mạng tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc. thành lập Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương nhằm động viên quần chúng thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Ở Cao Bằng, cuối năm 1939 - đầu năm 1940, thực dân Pháp ra sức khủng bố phong trào ở Hà Quảng, Hoà An, vây bắt Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, mưu toan tiêu diệt cơ quan đầu não của tỉnh. Để đối phó với địch. Tỉnh ủy chủ trương rút vào hoạt động bí mật, chỉ để lại những đồng chí chưa bị lộ để bám sát quần chúng, giữ vững phong trào.


Tháng 9-1940, chiến trường Đông Dương có những thay đổi lớn. Ngày 22-9-1940 phát xít Nhật đánh vào Lạng Sơn, đổ bộ vào Hải Phòng. Thực dân Pháp buộc phải ký hiệp định chấp nhận cho Nhật chiếm một số địa bàn ở Đông Dương. Nhân dân ta, một cổ hai tròng, đã vùng lên khởi nghĩa ở nhiều nơi, ở Lạng Sơn có khởi nghĩa Bắc Sơn, ngày 27-9-1940.


Trước tình hình đó, từ ngày 6 đến ngày 9-11-1940, tại Đình Bảng (Bắc Ninh), Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị lần thứ 7, do đồng chí Trường Chinh chủ trì. Hội nghị khẳng định tiếp tục chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn và phát triển thành Đội du kích Bắc Sơn, xây dựng căn cứ vùng Bắc Sơn - Võ Nhai. Hội nghị cũng nêu rõ nhiệm vụ “Đảng phải chuẩn bị để giành lấy sứ mệnh thiêng liêng lãnh đạo các dân tộc Đông Dương vũ trang bạo động giành lấy quyển tự do độc lập”.


Tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến mau chóng. Lãnh tụ Hồ Chí Minh quyết định về nước để chuẩn bị cho công cuộc giải phóng dân tộc. Suốt quá trình từ ngày 20- 6-1940 đến tháng 1-1941 là giai đoạn chuẩn bị trực tiếp cho sự trở về Tổ quốc của Người. Tháng 6-1940, với sự kiện nước Pháp bị phát xít Đức xâm lược, Người đã nhận định: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”1 (Vũ Anh - Những ngày gần Bác, trong sách Đầu nguồn (tập hồi ký), Nxb Văn Học, H, 1975, tr.234). Rồi Người điện cho Lâm Bá Kiệt (tức Phạm Văn Đồng), Dương Hoài Nam (tức Võ Nguyên Giáp) và Cao Hồng Lĩnh, đang trên đường đi học ở Diên An (Trung Quốc), quay lại chuẩn bị để về nước.


Việc chọn điểm về - chỗ đứng chân trong nước, là một việc quan trọng quyết định sự thành bại và sự phát triển của cách mạng về sau. Không phải ngẫu nhiên mà Cao Bằng lại được Hồ Chí Minh chọn làm điểm trở vể để lãnh đạo cách mạng. Thực ra, ý tưỏng ban đầu là chọn đột phá khẩu ở một tỉnh hay một huyện quan trọng để tuyên truyền cách mạng rồi sau đó xây dựng và mở rộng căn cứ địa cách mạng ra cả nước. Đầu tiên, Người có ý định chọn hướng Côn Minh - Lào Cai. Người đã phái Bùi Đức Minh và Hoàng Văn Lộc về Hà Khẩu để điều tra nắm tình hình trong nước và đặt cơ sở liên lạc. Nhưng cầu Hồ Kiều - chiếc cầu lớn trên trên sông Nậm Thi, trên đó có tuyến đưòng sắt Việt – Điền nối hai nước, bị phá sập vào ngày 16-9-1940. Như vậy, cửa khẩu lớn giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa đã bị đóng sập. Do đó, cùng với những lý do khác về cơ sở quần chúng..., ý tưởng về nước theo hướng Lào Cai không thành. Người tin cho Bùi Đức Minh và Hoàng Văn Lộc trở lại Côn Minh tìm hướng mới. Đó chính là hướng Cao Bằng.


Trong suy nghĩ của Người, Cao Bằng quy tụ được nhiều yếu tố cần thiết về địa và nhân thuận lợi cho việc xây dựng chỗ đứng chân, căn cứ địa cách mạng để từ đó phát triển phong trào ra cả nước, về yếu tố địa lý tự nhiên. Cao Bằng thông thương với Trung Quốc bằng những con đường mòn nhỏ, những con sông mà dân cư sông ở hai bên thường hay qua lại. Đây là điểm thuận lợi cho những người hoạt động bí mật nhưng lại là điểm bất lợi với chính quyển cai trị của Pháp. Trên ba con sông ở Cao Bằng (Bằng Giang, Bắc Vọng. Quây Sơn), nhân dân có thể dùng thuyền nhỏ để đi từ Mỏ sắt (Hoà An) đến Tà Lùng, sát biên giới Việt - Trung, về đường bộ, trên các huyện biên giới của Cao Bằng có rất nhiều cửa khẩu và hàng trăm lối mòn sang Trung Quốc. Những con đường này thuận lợi cho việc tiếp nhận những gì cần thiết từ vùng đất nằm ngoài sự kiểm soát của địch và đồng thời là những lối thoát ra ngoài khi gặp khó khăn, bị vây ráp. Đây là những điều kiện thuận lợi để “thoái”.


Bên cạnh đó, Cao Bằng nối với Bắc Kạn - Thái Nguyên, thông với cả nước bằng quốc lộ số 3. Đây là yếu tố đảm bảo cho việc “tiến” để nối với miền xuôi. Nối được với Thái Nguyên tức là nối được với các vùng rừng núi phía Đông Bắc và Tây Bắc cũng như phát triển về xuôi, bởi Thái Nguyên là vùng đệm giữa đồng bằng và miền núi. Từ Cao Bằng còn theo quốc lộ 4 để đến được với Lạng Sơn, một điểm nút giao thông quan trọng trên con đưòng quốc tế xuyên Việt.


Ngoài việc đảm bảo hai yếu tố thuận lợi có thể rút sang Trung Quốc và tiến về các nơi khác, về miền xuôi, địa hình Cao Bằng còn rất hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Ở đây, những vùng sâu, vùng xa, bộ máy cai trị của thực dân cũng chưa vươn tới được, nhờ đó cán bộ cách mạng của ta có thể gây cơ sở để phát triển phong trào.


Ngoài yếu tố địa, Cao Bằng còn chứa yếu tố nhân, đảm bảo cho việc xây dựng một căn cứ địa cách mạng. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Hồ Chí Minh đã gặp nhiều người quê ở Cao Bàng, qua đó hiểu biết được rất nhiều về vùng đất này. Một trong những người Cao Bằng đầu tiên lãnh tụ Hồ Chí Minh gặp đó là Hoàng Văn Nọn (Tú Hưu) vào tháng 7-1935 tại Mátxcơva, sau đó là Hoàng Đình Giong. Mặt khác, Cao Bằng là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh. Tháng 4-1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên đã ra đời ở đáy, cũng là chi bộ đầu tiên ở Việt Bắc: chi bộ Nặm Lìn (Hoà An - Cao Bằng). Dưới ảnh hưởng của chi bộ này, lần lượt ra đời một số chi bộ khác tại Phúc Tăng, Xuân Phách (Hoà An), Tĩnh Túc (Nguyên Bình), Sóc Hà (Hà Quảng) và nhất là chi bộ Cốc Coóc (Quảng Hoà) - chi bộ giữ đường dây liên lạc từ Cao Bằng ra Long Châu - Trung Quốc, nơi có chi bộ hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương. Tới tháng 7-1933, Ban lãnh đạo Đảng hải ngoại đã công nhận Ban chấp hành tỉnh Cao Bằng do đồng chí Hoàng Văn Nọn làm Bí thư. Tiếp sau đó, các châu ủy cũng lần lượt được thành lập ở Hoà An (1933). Hà Quảng (1935). Như vậy, so với các tỉnh biên giới phía Bắc, Cao Bằng là nơi có phong trào cách mạng sớm nhất và vững chắc nhất. Đây là "hàng rào" quần chúng rất tốt bảo vệ cho các cơ sở cách mạng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #5 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2015, 08:26:55 pm »

Tháng 10-1940, trên đường từ Quế Lâm về Nam Ninh. Hồ Chí Minh đã nhận định về vị trí Cao Bằng: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước lại kề sát với biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc với quốc tế rất thuận lợi, nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thế tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ”1 (Võ Nguyên Giáp - Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị quôc gia. H. 1994. tr.33).


Cũng cuối năm 1940, do thực dân Pháp khủng bố mạnh, một số thanh niên dân tộc ở Cao Bằng đã vượt biên giới sang Trung Quốc. Hồ Chí Minh đã cùng với một số đồng chí khác tập họp và mở lớp huấn luyện cho số thanh niên này. Sau đó. Người cử họ về nước với nhiệm vụ “củng cố mở rộng phong trào Cao Bằng và tổ chức đường liên lạc về nước”.


Trong quá trình chuẩn bị về nước, từ cuối 1940. Hồ Chí Minh đã cử đồng chí Vũ Anh (Trịnh Đông Hải) về trước tìm một địa điểm đảm bảo các yêu cầu: thật bí mật, có "hàng rào" quần chúng bảo vệ và có đường rút lui. Theo sự hướng dẫn của Người, đồng chí Vũ Anh đã tìm được một địa điểm đáp ứng các yêu cầu trên, đó là hang Cốc Pó, thuộc bản Pác Bó, châu Hà Quảng. Đây là một hang có địa thế hiểm trở, lại thông sang được với bên kia biên giới để khi cần có thể rút lui an toàn. Cách hang không xa là bản Pác Bó - một bản có phong trào quần chúng bảo vệ rất tốt.


Đầu tháng 1-1941, thời điểm quan trọng của việc lựa chọn địa điểm về nước, tại làng Tân Khư (Tĩnh Tây - Trung Quốc), Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và trao đổi với đồng chí Hoàng Văn Thụ - đại diện của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, từ trong nước sang. Đồng chí Hoàng Văn Thụ đã báo cáo với Người tình hình phong trào cách mạng trong nước và ở Cao Bằng, đề nghị Người về nước theo hướng Cao Bằng, bơi ở đây trình độ giác ngộ của nhân dân tương đối cao, cán bộ lãnh đạo cách mạng khá vững vàng.


Ngày 28-1-1941, Hồ Chí Minh và một ố cán bộ cách mạng được Người huấn luyện tại Trung Quốc đã vượt qua cột mốc biên giới số 108 tại châu Hà Quảng trở về đất nước sau gần 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Tới ngày 8-2-1940, với bí danh già Thu. Người tới ở và làm việc tại hang Cốc Bó thuộc bản Pác Bó. Từ đây, Pác Bó trở thành nơi đứng chân của Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng toàn quốc.


Người chủ trương tổ chức thí điểm Việt Minh lấy từ số cán bộ mới về nước làm nòng cốt. Đây là các đồng chí vừa là cán bộ chính trị vừa là cán bộ quân sự, để phát triển các hội cứu quốc trong quần chúng. Địa bàn chủ yếu của đợt thí điểm Việt Minh là vùng Hà Quảng, Hoà An và Nguyên Bình. Hồ Chí Minh chỉ thị Việt Minh phát triển đến đâu là tổ chức ngay tự vệ đến đó. Sau 3 tháng tổ chức thí điểm Việt Minh, số hội viên cúu quốc ở các châu này tăng lên 2.000 người với đầy đủ các thành phần già, trẻ, gái, trai... Tại các tổng, xã trong 3 châu này đã xuất hiện các đội tự vệ gồm những nam nữ hội viên hăng hái. Đây còn là lực lượng đế củng cố và phát triển hội cứu quốc, làm thành "bức tường thành" quần chúng bảo vệ cơ quan Đảng đóng ở đây, đưa đón cán bộ qua lại hoạt động, làm giao liên và khi cần có thể chiến đấu với địch. Qua phong trào, các cơ sở cách mạng chọn những cán bộ trung kiên cử ra nước ngoài học tập quân sự để phát triển lực lượng về sau.


Trước những diễn biến của tình hình trong nước và quốc tế, từ ngày 10 đến 19-5-1941, tại lán Khuổi Nậm - Pác Bó (Hà Quảng), dưới sự chủ trì của đồng chí Hồ Chí Minh. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 khai mạc. Hội nghị phân tích sâu sắc tình hình quốc tế, tình hình cách mạng trong nước sau các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến Đô Lương và nhận định: cách mạng đã bước sang thời kỳ mới - thời kỳ đấu tranh bằng bạo lực để giành chính quyển cách mạng. Hội nghị đề ra chủ trương: "Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay". Hội nghị khẳng định: cần phải thay đổi chiến lược cách mạng bằng việc tiếp tục nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, "cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện nay là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc", ”nếu không đánh đuổi được Pháp - Nhật thì vận mạng của dân tộc phải chịu kiếp ngựa trâu muôn đời, mà vấn đề ruộng đất cũng không làm sao giải quyết được". Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh nhằm tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc cho mục tiêu giải phóng dân tộc. Hội nghị nhận định: "Với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương, cũng có thế giành được sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc khởi nghĩa to lớn". Từ đó. Hội nghị đề ra chủ trương thành lập lực lượng vũ trang toàn quốc bằng nhiều hình thức, trong đó có việc "mở rộng và củng cố" các tổ chức cứu quốc sẵn có làm cho các đoàn thể có một tinh thần hy sinh tranh đấu sẵn sàng gây cuộc khởi nghĩa", "phải có những tiểu tổ du kích, du kích chính thức và tổ chức binh lính đế quốc". Hội nghị đưa ra điều lệ của "Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc", tên gọi, tổ chức, biên chế và mục đích hoạt động của các đơn vị này.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #6 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2015, 08:31:02 pm »

Là trung tâm căn cứ địa của cả vùng, nơi đặt bản doanh lãnh đạo của Trung ương, Cao Bằng là nơi đi đầu thực hiện các chủ trương chính sách của Hội nghị Trung ương lần thứ 8. Sau hội nghị, phong trào cách mạng của quần chúng phát triển khắp các châu trong tỉnh: đặc biệt là 3 châu (Hà Quảng, Nguyên Bình, Hoà An) trở thành 3 châu hoàn toàn Việt Minh. Các tổ chức tự vệ ra đời ngàv một nhiều làm nhiệm vụ hỗ trọ phong trào đấu tranh của quần chúng. Mặt khác, Hồ Chí Minh rất chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang vùng căn cứ địa để vừa giữ vững địa bàn, vừa đào tạo nguồn cán bộ cung cấp cho tỉnh. Từ tháng 6-1941 đến tháng 10-1941. Hồ Chí Minh và Đảng bộ Cao Bằng đã chọn hơn 70 cán bộ gửi sang Trung Quốc học quân sự.


Theo tinh thần Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập đội vũ trang tập trung để làm hạt nhân quân sự đầu tiên cho hoạt động vũ trang của tỉnh. Theo chủ trương đó, Tỉnh ủy Cao Bằng, sau khi nghiên cứu xét chọn, đã thành lập Đội gồm các thành viên: Lê Quảng Ba (Đội trưởng), Lê Đinh - tức Lê Thiết Hùng (Chính trị viên), Trần Sơn Hùng - tức Hoàng Sâm (Đội phó) cùng các đội viên: Cường Tiến (tức Nguyễn Văn Cơ, về sau đổi tên là Bằng Giang), Thế An, Hải Tâm (tức Bế Sơn Cương), Đức Thanh, Sỹ Cương, Nông Thị Trưng, Quang Hưng (tức Dương Mạc Hiếu), Tống Dề (tức La), Nông Văn Chủng (tức Phùng). Đội có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, bảo vệ cán bộ, làm giao thông liên lạc đặc biệt, vũ trang tuyên truyền trong quần chúng và huấn luyện cho các đội tự vệ chiến đấu ở địa phương. Vũ khí trang bị của Đội có 6 khẩu súng săn, 6 khẩu súng trường. Chi bộ Đảng của Đội cũng được thành lập để chỉ đạo các hoạt động gồm có Lê Thiết Hùng, Hoàng Sâm, Lê Quảng Ba, Bằng Giang, Đức Thanh và Dương Mạc Hiếu. Tất cả đều là đảng viên chính thức. Chi bộ bầu ra một ban chi ủy gồm 3 người do đồng chí Lê Thiết Hùng làm Bí thư. Lê Quảng Ba và Hoàng Sâm làm chi ủy viên. Các đội viên là những người có nhiệt tình cách mạng, rất dũng cảm trong đấu tranh. Người nhiều tuổi nhất là Lê Thiết Hùng (hơn 30 tuổi), người ít tuổi nhất là Nông Thị Trưng (hơn 20 tuổi).


Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã trực tiếp giáo dục chính trị và viết tài liệu huấn luyện quân sự cho Đội. Người đã biên soạn các tài liệu quân sự như Kinh nghiệm du kích Nga, Kinh nghiệm du kích Tàu và nhất là cuốn Cách đánh du kích gồm 13 chương, rất dễ đọc, dễ hiểu. Người cũng trực tiếp viết Mười điều kỷ luật của Đội, thông qua kế hoạch tổ chức hoạt động, đặt tên và trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đội: "Tên Đội là Đội du kích và nhiệm vụ của Đội thêm một nhiệm vụ thứ năm là làm nòng cốt cho việc xây dựng lực lượng vũ trang và nửa vũ trang sau này"1 (Lê Quảng Ba - Bác Hồ và Đội du kích Pác Bó, Nxb Văn hoá Dân tộc, H.1995. tr. 113). Trong quá trình huấn luyện quân sự, Người đã nêu một số nguyên tắc hoạt động của Đội du kích. Cũng trong quá trình này, các đồng chí trong Đội đã Việt hoá các khẩu ngữ quân sự đã từng học tập ở nước ngoài, hình thành một hệ thống các khẩu lệnh cho quân đội ta về sau như: nghiêm, quay phải, quay trái, chào... Đội cũng đã rèn luyện được những yếu lĩnh cơ bản, một số kỹ thuật như bắn súng, ném lựu đạn, đâm lê, chiến thuật chiến đấu cá nhân, tổ và tiểu đội.


Sau một thời gian huấn luyện, Đội bắt đầu triển khai công tác vũ trang tuyên truyền ở các địa phương trong các châu Hà Quảng, Hoà An, Nguyên Bình. Hoạt động của Đội gồm 2 thời kỳ: thời kỳ tập trung từ cuối năm 1941 đến tháng 3-1942 và thời kỳ phân tán từ tháng 3-1943 đến tháng 7-1943.


Trong thời kỳ hoạt động tập trung, toàn Đội cùng hoạt động tại một địa bàn. Khi tới các địa phương, Đội cùng với các cán bộ ở đây vận động quần chúng cốt cán đến nghe nói chuyện. Có nơi, Đội tổ chức mít tinh quần chúng, treo cờ đỏ sao vàng, phối hợp với tự vệ canh gác đề phòng quân Pháp hoặc thổ phỉ đến bất ngờ. Ở những nơi quần chúng bị bọn chức dịch khống chế, các đồng chí trong Đội kết hợp với cán bộ địa phương tổ chức vũ trang đột nhập vào nhà những tên phản động, hoặc dùng vũ khí để cảnh cáo, ngăn chặn những hoạt động chống phá của chúng, hoặc thuyết phục họ theo Việt Minh. Điển hình là cuộc đột nhập nhà phó tổng Làn ở bản Pá Đản, thuộc tổng Trung An ở Lục Khu (Hà Quảng) đã buộc tên này hứa không chống lại Việt Minh. Ở xóm Nà Loá (Hoà An), Đội cử cán bộ đến nhà viên xã đoàn (một chức vụ tương đương xã đội trưởng ngày nay) vận động đi theo Việt Minh và sau này ông đã cùng cả xóm trở thành một trạm giao thông phục vụ cán bộ qua lại sông Bằng an toàn.


Ngoài việc bảo vệ cơ quan đầu não của tỉnh và Trung ương, bảo vệ cơ sở cách mạng, công tác vũ trang tuyên truyền của Đội đã làm cho nhân dân hiểu và thêm tin tưởng vào Mặt trận Việt Minh, đẩy mạnh phong trào mua sắm vũ khí trong cán bộ và nhân dân để giữ gìn bản làng, chống phỉ. Hoạt động của Đội cũng đã làm cho hàng ngũ lý dịch phân hoá nhanh: số đi theo Việt Minh càng tin tưởng và hăng hái hoạt động: số lừng khừng thì dứt hẳn, ngả theo cách mạng: những tên phản động bớt hung hăng. Với danh nghĩa bộ đội Việt Minh, hoạt động của Đội ở vùng này đã làm cho bọn phỉ trong nước co lại, không dám ngang nhiên hoành hành, còn bọn phỉ bên kia biên giới không dám tràn sang khu căn cứ của Việt Minh.


Từ kết quả của những hoạt động này, cuối tháng 3 đầu tháng 4-1942, đồng chí Hồ Chí Minh chỉ thị cho Đội phân tán hoạt động, điều các đội viên đi làm nòng cốt để tổ chức các đội vũ trang ở địa phương. Các đồng chí Bằng Giang, Bế Sơn Cương và Sĩ Cường về Hoà An, xây dựng đội vũ trang châu do đồng chí Bằng Giang làm Đội trưởng. Đồng chí Dương Mạc Hiếu về Nguyên Bình xây dựng đội vũ trang của châu. Đồng chí Đức Thanh về Nà Mạ (Hà Quảng) phụ trách quần chúng và tự vệ ở đây, về sau phát triển lập Đội vũ trang tổng Phù Dúng. Đồng chí Nông Thị Trưng thoát ly đơn vị làm công tác phụ nữ nhưng cũng tham gia hoạt động huấn luyện quân sự cho các đồng chí trong Hội phụ nữ. Những đội viên khác cũng lần lượt về các nơi mở các lớp huấn luyện cho cán bộ phụ trách tự vệ và cán bộ chính trị. Đồng chí Lê Quảng Ba mở lớp huấn luyện tại Pác Bó cho cán bộ các xã Kéo Đắc, Yên Lũng; đồng chí Lê Thiết Hùng mở lớp ở Đào Ngạn, Phù Ngọc...


Từ những cán bộ cốt cán của Đội du kích Pác Bó và các đồng chí đã được huấn luyện quân sự, nhiều đội vũ trang ở các châu lần lượt được thành lập. Đội du kích Pác Bó đã đóng vai trò làm nòng cốt trong việc phát triển lực lượng nửa vũ trang ở Cao Bằng lúc bấy giờ. Tới tháng 7-1943, hầu hết các thành viên của Đội du kích Pác Bó đã nhận những nhiệm vụ khác nhau về cơ sở để thành lập các đơn vị vũ trang mới; vì vậy Đội du kích Pác Bó chấm dứt sự tồn tại của mình, hoàn thành nhiệm vụ mà lãnh tụ Hồ Chí Minh giao phó. Đội du kích Pác Bó cũng đã hỗ trợ phong trào quần chúng phát triển bằng việc xây dựng các đội vũ trang châu, tổng, các đội tự vệ chiến đấu và tự vệ xã ở các châu Hà Quảng, Hoà An và Nguyên Bình, và đặc biệt là cuộc đấu tranh chống khủng bố trong các năm 1943-1944. "Đội tồn tại được độ hai năm. Song đây là một thực tiễn sinh động để Đảng, Bác Hồ tổ chức xây dựng Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân"1 (Thượng tướng Phùng Thế Tài - Kỷ niệm sâu sắc về Bác Hồ với việc thành lập đội vũ trang của Cao Bằng, trong sách 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam - Miền đất khai sinh và quá trình phát triển (kỷ yếu hội thảo), Nxb Quân đội nhân dân, H, 1999, tr.234).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #7 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2015, 08:32:23 pm »

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy Cao Bằng cũng tổ chức các lớp huấn luyện quân sự tập trung, gọi là Trường Quân chính. Tháng 2-1942, lớp huấn luyện thứ nhất được tập trung tại Khuổi Nậm (Pác Bó - Cao Bằng), có khoảng 40 học viên tham gia. Tham gia giảng dạy có các đồng chí đã từng học quân sự ở Trung Quốc như: Lê Thiết Hùng, Hoàng Sâm, Bằng Giang... Từ đó, các lớp khác tiếp tục được mở. Lớp thứ hai gồm 100 hội viên, được tổ chức tại Mỏ Sắt (Hòa An) đầu năm 1943. Lớp tiếp theo được tổ chức tại Kim Mã (Nguyên Bình), cuối năm 1943, có 30 học viên. Lớp thứ tư được tổ chức tại Tôm Đeng (Hà Quảng), cuối năm 1944, có 30 người. Kết thúc mỗi lớp học, đội viên đều được phân công về tổ chức các lớp huấn luyện tại địa phương mình. Bên cạnh đó, Đảng bộ còn mở thêm một số lớp ở Khuổi Cọ, Vạ Phá (châu Nguyên Bình), mỗi lớp có khoảng 100 học viên, nhằm đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu của việc phát triển phong trào như Nam tiến, Tây tiến, Đông tiến1 (Cao Bằng - Lịch sử đấu tranh vũ trang cách mạng (1930-1954), Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng xuất bản năm 1990. tr.46)...


Từ đầu 1942, phong trào Việt Minh phát triển mạnh ở nhiều nơi trong tỉnh Cao Bằng, đã xuất hiện nhiều tổng, xã hoàn toàn, đặc biệt là ở châu Hoà An. Giữa năm 1942, trước sự phát triển của tình hình cách mạng ở Nguyên Bình. Hồ Chí Minh quyết định rời Pác Bó về Lam Sơn (Hoà An) làm việc với Tỉnh ủy để mở lớp huấn luyện cho cán bộ ở hang Pó Tháy. Sau đó, Người chuyển sang địa bàn Gia Bằng (Minh Tâm - Nguyên Bình) để trực tiếp chỉ đạo phong trào. Hang Kéo Quảng ở Minh Tâm, Nguyên Bình, nơi Người ở và làm việc thời kỳ này, được đặt tên là hang Lênin. Tại đây, Người mở lớp huấn luyện về lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô cho cán bộ Châu ủy lâm thời. Tháng 5-1942, Người chuyển về Lũng Tăng, Lũng Dẻ trực tiếp chỉ đạo báo Việt Nam độc lập. Tháng 11-1942, các Ban Việt Minh đã ra đời ở một số tổng như: Thế Dục, Gia Tự, Quảng Nhân... Các ban Việt Minh này đã họp, trao đổi kinh nghiệm trong việc lãnh đạo phong trào và bầu ra một ban Việt Minh lâm thời châu Nguyên Bình, do đồng chí Dương Mạc Thạch làm Chủ nhiệm. Ban đề ra nhiệm vụ tiếp tục phát triển phong trào Việt Minh xuống Bắc Kạn.


Bên cạnh việc phát triển lực lượng vũ trang khu vực Cao - Bắc - Lạng, Hồ Chí Minh còn chỉ thị mở phong trào Nam tiến để phát triển các con đường quần chúng nối liền liên lạc ra các địa phương và về với Trung ương ở miền xuôi. Ngay từ những ngày đầu mới về nước, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: "Việc liên lạc là một việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mạng, vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng, do đó bảo đảm thắng lợi"1 (Võ Nguyên Giáp – Những chặn đường lịch sử, Sđd, tr80-81). Người luôn chú trọng giữ đường dây liên lạc với Trung ương ở miền xuôi. Phong trào cách mạng càng phát triển, vấn đề liên lạc giữa Cao Bằng với miền xuôi và với Trung ương Đảng trở nên đặc biệt quan trọng. Trước tình hình mới, Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho các cán bộ ở Cao Bằng: "Ngoài lối liên lạc thường dùng bằng giao thông bí mật, phải cấp tốc tổ chức những con đường quần chúng từ Cao Bằng đi về xuôi. Có thế khi địch khủng bố mới giữ được liên lạc, những hoạt động của đội du kích mới có thể tiến hành thuận lợi và nhất là mới tranh thủ kịp khi thời cơ biến chuyển tốt, cách mạng có thể tiến lên tổng khởi nghĩa"2 (Võ Nguyên Giáp – Những chặn đường lịch sử, Sđd, tr80-81).


Tháng 2-1943, tại Lũng Hoài (Hoà An, Cao Bằng), hội nghị liên tịch giữa Tổng bộ Việt Minh, Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng và đại biểu Cứu quốc quấn bàn việc mở rộng phong trào, đón thời cơ mới và trao đổi kinh nghiệm công tác. Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, hội nghị bàn việc mở phong trào Nam tiến để tạo con đường liên lạc giữa hai khu căn cứ và với Trung ương Đảng. Tên gọi là "Nam tiến" song lực lượng này gồm cả các hướng khác. Ngoài hướng "Nam tiến" do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, còn có hướng "Đông tiến" đi về phía Đông, mở đường đến Lạng Sơn, hướng "Tây tiến" sang Hà Giang - tây Cao Bằng, và trong quá trình Nam tiến, đã hình thành đội "Bắc tiến" từ Bắc Sơn - Võ Nhai mở đường lên Cao Bằng. Sau hội nghị, các tuyến xung phong Nam tiến được tổ chức và bắt đầu lên đưòng thực thi nhiệm vụ:

- Tuyến thứ nhất, hướng chủ yếu do các đồng chí Võ Nguvên Giáp và Lê Thiết Hùng phụ trách, được sự chi viện của một tiểu đội Cứu quốc quân, có nhiệm vụ mở con đường từ Nguyên Bình qua Ngân Sơn, Chợ Rã (Bắc Kạn) nối liền với Chợ Chu, Đại Từ (Thái Nguvên). Tuyến này chia ra các đội toả đi các địa phương.

- Tuyến Cao Bằng - Hà Giang - Tuyên Quang do đồng chí Phạm Văn Đồng phụ trách. Nhưng vì, đồng chí Phạm Văn Đồng bị ốm nên phải ở lại Lam Sơn phụ trách báo Việt Nam độc lập. Do đó, đội xung phong Nam tiến do đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách phải phái lực lượng sang chi viện cho hướng này. Nhiệm vụ của tuyến này là vượt qua Bảo Lạc sang Bắc Mê (Hà Giang) và Na Hang (Tuyên Quang) tiến đến núi Hồng. Với địa thế thuận lợi cho việc liên lạc với các nơi, núi Hồng đã được xây dựng thành một căn cứ cách mạng vững chắc, một khu vực có cơ sở quần chúng tốt.

- Một cánh do trung đội Cứu quốc quân từ biên giới về nhằm hướng Đông Nam. tiến qua châu Thạch An xuống Tràng Định, Bình Gia (Lạng Sơn) nối đến căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai và thông suốt đến Hiệp Hoà (Bắc Giang). Đội vừa xây dựng cơ sở ở các vùng đi qua, vừa có những hoạt động quân sự phối hợp như trừng trị bọn tay sai phản động có nhiều nợ máu, đánh đồn Bản Trại, phá kho muối chia cho nhân dân.


Phong trào xung phong tham gia các đội Nam tiến phát triển rầm rộ ở Cao - Bắc - Lạng. Hàng trăm cán bộ, nam nữ thanh niên tình nguyện thoát ly gia đình vào các đội Nam tiến. Vũ khí đều do họ tự sắm lấy. Các lớp học cấp tốc được mở tại nhiều nơi, đào tạo hàng trăm cán bộ đáp ứng yêu cầu cho riêng tuyến đường Nam tiến. Lực lượng tham gia Nam tiến lần lượt được tổ chức thành 19 đội - Mỗi đội được phân công một địa phương hoạt động. Quá trình Nam tiến cũng là quá trình xây dựng các hội quần chúng, huấn luyện chính trị tổ chức lực lượng vũ trang gồm các đội du kích địa phương, đội tự vệ. Các đồng chí Hoàng Sâm và Thế An đang công tác ở Đội du kích Pác Bó, được điều về tổ chức đội bảo vệ cho các đội xung phong Nam tiến.


Tổng Kim Mã (châu Nguyên Bình) là nơi xuất phát của Ban xung phong Nam tiến. Các đội hoạt động theo phương thức "các tổ xung phong phát triển đi trước, hoạt động theo lối vũ trang tuvên truyền, bắt mối, điều tra, tuyên truyền gây cơ sở. Các tổ xung phong củng cố đến tiếp sau, chọn cốt cán trong quần chúng, mở lớp huấn luyện ngắn kỳ, rồi dựa vào cán bộ địa phương mới được đào tạo mà phát triển phong trào"1 (Ban Nghiên cứu lịch sử quaan đội thuộc Tổng cục Chính trị và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1, Sđd, tr.73-74). Ba xã Kim Mã, Tam Lộng, Hoa Thám thuộc châu Nguyên Bình (Cao Bằng) nằm sát với địa giới các xã Cốc Đán, Tô Khê, Thượng Ân và Bằng Đức châu Ngân Sơn (Bắc Kạn), là những địa bàn mở đầu cho kế hoạch Nam tiến, để từng bước tạo thành căn cứ ở phía nam tỉnh Cao Bằng - phía bắc tỉnh Bắc Kạn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #8 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2015, 08:33:22 pm »

Để phát triển cơ sở quần chúng ở khắp nơi, các đội Nam tiến đã mở thông nhiều con đường. Cách phát triển Nam tiến cũng không nhất thiết phải tiến hành tuần tự mà có thể theo lối "nhảy dù", "nhảy cóc". Có nhiều đội bí mật vượt qua những chặng đương dài đến địa phương có quần chúng tốt gây cơ sở rồi sau đó kết nối các cơ sở với nhau. Chẳng hạn, ở cánh Nam tiến do đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách. Đội xung phong phát triển do đồng chí Nông Văn Quang chỉ huy, đã đi xa nhất, xuống gây cơ sở ở vùng phía nam Chợ Đồn. Một đội khác, trong đó có các đồng chí Hữu, Dung... hoạt động có lúc xuống tận Phủ Thông. Cánh Nam tiến do đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách đã phát triển cơ sở từ tổng Kim Mã qua tổng Hoàng Hoa Thám xuống Hà Hiệu - một địa bàn có nhiều khó khăn ở châu Ngân Sơn, xuống Phủ Thông.


Các con đường Nam tiến kéo dài qua nhiều miền núi cao, nhiều cánh đồng, qua các bản làng của đồng bào Thổ, Dao, Nùng... Những nơi có các đội Nam tiến đi qua, quần chúng được giác ngộ, hăng hái tham gia các tổ chức Cứu quốc, tinh thần cách mạng lên rất cao.


Sau hội nghị ở Lũng Hoài, Chu Văn Tấn trở lại Bắc Sơn - Võ Nhai cùng Cứu quốc quân củng cố phong trào, mở đường Bắc tiến thông với Cao Bằng và tìm cách nối liên lạc với Trung ương Đảng ở An toàn khu 2 (Hiệp Hoà - Bắc Giang). Một tổ Cứu quốc quân từ Võ Nhai được cử đi Na Rì, sau đó đến gây cơ sở ở nam Bạch Thông, bắc Phú Lương (Thái Nguyên). Một tổ khác từ Đại Từ lên Định Hoá rồi lần lượt tiến qua Chợ Đồn, dừng chân ở Nghĩa Tá để hợp với cánh Nam tiến, sau đó vào Đông Viên rồi vượt lên dãy Phia Bioóc.


Tháng 10-1943, cánh Nam tiến do đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách đã gặp đơn vị Bắc tiến của Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, ở xã Nghĩa Tá (Chợ Đồn). Con đường quần chúng, con đường liên lạc giữa hai khu căn cứ Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai đã được nối liền. Để ghi nhớ thắng lợi của sự kiện này, các đồng chí đã đổi tên xã Nghĩa Tá thành xã Thắng Lợi. Cũng thời gian đó, các cánh khác cũng đã lần lượt đến được các địa phương, các vị trí để ra lúc xuất phát.


Như vậy, sau hơn tám tháng hoạt động, con đường quần chúng cách mạng theo hướng Nam tiến trên địa bàn Việt Bắc mà Hồ Chí Minh vạch ra, từ Cao Bằng đã nối liền với khu du kích Bắc Sơn - Võ Nhai. Cuối năm 1943 nhờ cơ sở cách mạng ở Chợ Chu (Thái Nguyên). Cứu quốc quân đã bắt được liên lạc với Trung ương Đảng ở miền xuôi. Phong trào cách mạng ở Việt Bắc đã gắn với phong trào cả nước. "Hai khu căn cứ Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai được mở rộng, dựa vào nhau tạo thành thế liên hoàn chiến đấu, tiến có thể đánh, lui có thể giữ". "Sự hình thành hai khu căn cứ có những con đường quần chúng cách mạng nối liền nhau, đã mở ra triển vọng lớn, tạo điều kiện cho việc ra đời Khu giải phóng sau này"1 (Ban nghiên cứu lịch sử quân đội thuộc Tổng cục Chính trị và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1, Sđd, tr.130). Cuối năm 1943 - đầu năm 1944, các đội xung phong Nam tiến, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, gây cơ sở và mở thông các đường liên lạc, đều trở về Kim Mã (Cao Bằng). Ngày 22-1-1944, Tổng bộ Việt Minh và Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng tổ chức lễ tổng kết tại rừng Nà Sang, xã Hoa Thám, liên hoan mừng thắng lợi và đã tặng các đội Nam tiến lá cờ "Xung phong thắng lợi".


Kết quả của phong trào Nam tiến đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng ở các tỉnh Việt Bắc, nối liền hai căn cứ cách mạng, mặt khác nó còn góp phần quan trọng vào việc phát triển lực lượng vũ trang ở các địa phương. Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các xã, tổng hoàn toàn, các đội tự vệ chiến đấu cũng đã được thành lập ở nhiều nơi. Một số địa phương còn tập hợp các đội tự vệ tiến hành các cuộc diễn tập lớn. Tháng 3-1944, châu Hà Quảng đã thành lập được 1 trung đội vũ trang thoát ly gồm 50 đội viên, do đồng chí Dương Đại Lâm làm đội trưởng. Châu Hoà An cũng thành lập được 1 trung đội, do đồng chí Nguyễn Thế Đô làm Trung đội trưởng. Khu Thiện Thuật của đồng bào Mông cũng có 1 trung đội, do đồng chí Cao Lý làm Trung đội trưởng. Lần lượt các xã Tam Kim, Minh Tâm, Hoa Thám, Hưng Đạo (châu Nguyên Bình), Thượng Ân, Bằng Vân, Thượng Quan (châu Ngân Sơn) cũng đã thành lập các tiểu đội vũ trang. Các đơn vị này đã tổ chức những trận đánh phục, kích bọn lính đi lùng sục, ngăn chặn các cuộc khủng bố của địch, diệt trừ những tên phản động có nhiều nợ máu, bảo vệ cơ sở cách mạng và tài sản của nhân dân.


Việc phát triển các tiểu đội, đơn vị vũ trang địa phương đặt ra yêu cầu ngày càng lớn về vũ khí để trang bị cho các đơn vị. Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng một mặt thiết lập thêm và mở rộng sản xuất ở các binh công xưởng, mặt khác phát động phong trào góp tiền mua sắm vũ khí theo tinh thần chỉ thị sửa soạn tổng khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh ngày 7-5-1944.


Từ cuối năm 1943 đến cuối năm 1944, thực dân Pháp liên tục mở các đợt khủng bố khốc liệt trên hầu hết các tỉnh Việt Bắc. Ngoài hệ thống đồn bốt đã có, chúng lập thêm nhiều đồn bốt mới bao quanh những tuyến đường mà chúng nghi là đầu mối liên lạc của cách mạng. Chúng huy động thêm mật thám, cảnh sát từ Hà Nội lên phối hợp truy bắt cán bộ, vừa tiến hành các thủ đoạn mua chuộc, mị dân, vừa tạo mâu thuẫn giữa các dân tộc, tuyển thêm tay sai lập các đội chống phá cách mạng. "Tại Chợ Rã, chúng bắt 14 hội viên, trong đó có các đồng chí cán bộ chủ chốt. Tại Hoà An, địch bắt một lúc 53 cán bộ, chiến sỹ. giết hại 3 đồng chí... Tại Nguyên Bình, chúng bắt 100 đồng chí, giết 10 đồng chí... Tại Quảng Uyên. chúng bắt 11 đồng chí đem giết"1 (Cao Bằng – Lịch sử đấu tranh vũ trang cách mạng (1930-1954), Sđd.tr-54). Địch còn phá các điểm cất giấu lương thực và cướp đi khoảng 40 tấn thóc dự trữ của cách mạng, đốt phá hàng trăm xóm bản, dồn dân về sống tập trung để dễ bề kiểm soát. Trên con đường Nam tiến, từ tháng 1 đến tháng 5-1944, địch đã bắn chết 7 đồng chí lãnh đạo cấp tỉnh, cấp châu2 (Cao Bằng – Lịch sử đấu tranh vũ trang cách mạng (1930-1954), Sđd.tr-54).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #9 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2015, 08:35:09 pm »

Trước tình hình địch tăng cường khủng bố, các đồng chí lãnh đạo Việt Minh và Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng quyết định tổ chức thêm một số đội Nam tiến với nhiệm vụ tìm cách để nối lại các đường Nam tiến. Thành phần chủ yếu Nam tiến đợt này gồm một trung đội do đồng chí Hoàng Sâm chọn và tố chức. Cho đến cuối năm 1943, dù địch khủng bố ác liệt, cơ sở cách mạng có bị thiệt hại song phong trào vẫn được duy trì, con đường Nam tiến đã tạo được những cơ sở quần chúng trung kiên. Từ đó, các lực lượng tự vệ vẫn được tổ chức và củng cố thêm. Do sự hoạt động của các đội Nam tiến, các cơ sở và phong trào cách mạng vẫn duy trì, cuộc khủng bố của địch chỉ càng làm tăng thêm lòng càm thù và nóng lòng đứng lên khởi nghĩa của nhân dân Việt Bắc.


Địch càng điên cuồng khủng bố phong trào cách mạng, quần chúng nhân dân càng nóng lòng đứng lên khởi nghĩa. Trong bối cảnh đó, Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng triệu tập hội nghị tại Lùng Sa (một địa điếm giáp giới châu Hoà An và Nguyên Bình), ngày 13-7-1944. Đầy đủ cán bộ phụ trách các vùng, cán bộ Trung ương như các đồng chí: Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... dự hội nghị. Báo cáo chính trị của Hội nghị khẳng định: "Các điều kiện đã chín muồi để phát động chiến tranh du kích trong Liên tỉnh". Các đại biểu thảo luận sôi nổi và dù còn nhiều vấn đề về công tác cụ thể chưa có cách giải quyết, hội nghị nhanh chóng đi đến quyết nghị khởi nghĩa. Hội nghị nhận định: "Tình hình trong nước và phong trào cách mạng địa phương, quần chúng Cao - Bắc - Lạng đang nóng lòng chờ đợi khỏi nghĩa". Do chưa bắt được liên lạc với Trung ương Đảng ở miền xuôi, chưa nắm bắt được phong trào cách mạng toàn quốc nên hội nghị chưa định ngày giờ khởi nghĩa mà chỉ mới thống nhất được những việc cần gấp rút thực hiện như: hoàn thành công tác huấn luyện cho các đội trưởng và chính trị viên các đội vũ trang; các đơn vị tự vệ chiến đấu đều chuyển thành các đội du kích, đẩy mạnh phong trào mua sắm, tự tạo vũ khí, đạn dược; lương thực chuẩn bị cho các đội du kích phải đủ ăn trong 6 tháng.


Tới tháng 9-1944, kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa đã được thực hiện phần lớn. Tiếng súng vũ trang hành động đã nổ ở một số nơi. Liên tỉnh ủy đang trù tính một cuộc hội nghị cuối cùng kiểm điểm công tác chuẩn bị và quyết định ngày giờ phát động khởi nghĩa.


Cuối tháng 10-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Trung Quốc trở về Pác Bó. Một buổi sáng tháng 10-1944, các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh tới gặp và xin ý kiến Người trong một lán nhỏ trên một quả đồi ở Pác Bó. Đồng chí Vũ Anh báo cáo toàn diện tình hình phong trào cách mạng ở các tỉnh Cao - Bắc - Lạng: những khó khăn lớn trong việc liên lạc với Trung ương ở miền xuôi và ngay cả với khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, về nghị quyết vũ trang khởi nghĩa của Liên tỉnh ủy. Đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo về tình hình con đường Nam tiến, sự khủng bố của thực dân Pháp và chủ trương đối phó của ta. Nghe báo cáo xong, Người nhận định "phong trào lên, địch khủng bố là chuyện đương nhiên, những có phần vì ta bộc lộ lực lượng". Người chỉ thị hoãn ngay cuộc khởi nghĩa, bởi vì "Chủ trương phát động chiến tranh du kích ở Cao - Bắc - Lạng là mới chỉ căn cứ vào tình hình địa phương mà chưa căn cứ vào tình hình cụ thể trong cả nước, mới chỉ thấy bộ phận mà chưa thấy toàn cục". "Trong điều kiện bây giờ, nếu phát động ngay nhân dân nổi lên đánh du kích theo quy mô và phương thức đã định trong Nghị quyết, thì sẽ gặp khó khăn, còn khó khăn hơn thời kỳ bị khủng bố vừa rồi". "Quân khởi nghĩa Cao - Bắc - Lạng đơn độc dấy lên nhất định đế quốc sẽ mau chóng tập trung lực lượng đàn áp. Riêng về mặt quân sự thì cũng không theo đúng nguyên tắc tập trung lực lượng; cán bộ, vũ khí đều phân tán, thiếu hẳn một lực lượng nòng cốt". Người nhận định: "Bây giờ thời kỳ cách mạng hoà bình phát triển đã qua nhưng thời kỳ toàn dân khỏi nghĩa chưa tới. Nếu bây giờ chúng ta vẫn chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị thì không đủ để đẩy phong trào đi tới. Nhưng phát động vũ trang khởi nghĩa ngay thì quân địch sẽ tập trung đối phó. Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Song hiện nay chính trị còn trọng hơn quân sự. Phải tìm ra một hình thức đấu tranh thích hợp mới có thể đẩy phong trào tiến lên..."1 (Võ Nguyên Giáp - Những chặng đường lịch sử, Sđd, tr.121-123). Rồi Người chỉ thị: "Bây giờ nên tập hợp những cán bộ, chiến sỹ anh dũng nhất, những vũ khí tốt nhất, tổ chức thành một đội vũ trang để hoạt động. Ta sẽ dùng hình thức vũ trang để gây ảnh hưởng cách mạng sâu rộng trong quần chúng. Tác chiến phải gây được ảnh hưởng tốt về chính trị, do đó mà mở rộng cơ sở phát triển lực lượng vũ trang. Chúng ta sẽ lập đội quân giải phóng...”. Người trực tiếp giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp nhiệm vụ này. Sau đó, khi trao đổi với đồng chí Võ Nguyên Giáp. Ngươi phác thảo ra những nét chính về đội Việt Nam Giải phóng quân, từ tổ chức đến phương châm hành động và vấn đề cung cấp lương thực, đạn dược, quan hệ giữa đội chủ lực và các lực lượng vũ trang địa phương. Đặc biệt tổ chức phải lấy chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo. Người nhắc nhở quán triệt phương châm: "Người trước, súng sau". Các đội viên phải là những người kiên quyết, hăng hái trong công tác, dũng cảm trong chiến đấu, có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Phải cân nhắc từng người một, các cán bộ chỉ huy tiểu đội, trung đội chủ yếu lấy trong số cán bộ đi học quân sự ở nước ngoài về. Đa số họ đã trải qua chiến đấu và ít nhiều đã biết về kỹ thuật và kinh nghiệm quân sự. Trong Đội phải có đủ thành phần Tày, Nùng, Mán, Kinh, người địa phương nào cũng có nhằm phục vụ cho hoạt động sau này của Đội được thuận lợi. Trước lúc đi, Người còn dặn thêm: “Phải dựa chắc vào dân. Dựa chắc vào dân thì không kẻ địch nào tiêu diệt được ta”.


Căn cứ vào chỉ dẫn của Người, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí Vũ Anh và Lê Quảng Ba họp bàn việc chọn người và tập trung vũ khí, thống nhất kế hoạch tổ chức cụ thể. Các đồng chí thống nhất lúc đầu chỉ tổ chức 1 trung đội gồm 3 tiểu đội. Lực lượng chủ yếu lấy từ các đội vũ trang châu Hà Quảng, Hoà An, Nguyên Bình, Ngân Sơn... một phần khác chọn trong số các đồng chí từng học quân sự ở nước ngoài về. Lập danh sách đội, các đồng chí trao đổi, lựa chọn cân nhắc kỹ từng đội viên, cán bộ phụ trách nhất thiết phải là người được học quân sự và đã có kinh nghiệm trong phong trào đấu tranh. Sau khi lập xong danh sách, các đồng chí cùng nhất trí chọn đồng chí Hoàng Sâm, từng là Đội phó Đội du kích Pác Bó, làm Đội trưởng; đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên.

Về tên gọi của Đội, các đồng chí trao đổi kỹ và thống nhất lấy tên là Đội Việt Nam Giải phóng quân.

Về hoạt động quân sự đầu tiên, các đồng chí quyết định sẽ nhằm đánh vào một vài đồn địch, cướp súng đạn giặc, và phải thắng thật giòn giã để khuếch trương thanh thế của Đội. Về hậu cần, Đội sẽ phải dựa vào dân. Về thời gian, ba người quyết định chậm nhất là vào hạ tuần tháng 12-1944.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM