Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:55:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam nhân phiêu du Tai-lông liệt truyện !  (Đọc 46131 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #10 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2014, 10:06:31 am »

Một bộ phim chiến tranh rất nổi tiếng về Thế chiến 2 có bối cảnh là rừng già Miến và Thái: phim Cầu sông Kwai, miêu tả quá trình tù binh Đồng Minh xây dựng cho quân Nhật tuyến đường sắt Miến Điện nối Thái và Miến.

Mà dân Miến dù đàn ông hay đàn bà thì mặc váy cổ truyền dân tộc là chính, nên khoản toa lét là giống nhau. 
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #11 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2014, 06:59:24 pm »

Phim đó tôi chưa được xem, nhưng phim có liên quan đến xứ Miến thì tôi - Và rất nhiều người được xem rùi. Grin


Không biết bác baoleo có được tới khu lưu liệm Khun Sa như nhân vật Hoàng trong phim không? (Phim nhẽ có giá trị nhất là trường đoạn này Smiley)

Nói đến xứ Miến, ai cũng nhắc nhớ tới Hoàng tử chết Khun Sa (1933-2007)

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #12 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2014, 08:51:42 pm »

  Bác baoleo thì đang đi trên đất Miến,còn tôi thì đang thưởng ngoạn Miến qua ảnh  Grin

                               Hình Ảnh Đẹp Đất Nước Miến Điện


                                         (Myanmar : Miến Điện)

Myanmar hiếu khách, thông minh, họ đã tạo ra nền văn hoá đa dạng với 135 tộc người. Mảnh đất này nổi tiếng với kiến trúc chùa chiền, đồ thủ công mỹ nghệ, vàng bạc, đá quý, sapphire..Ngôi chùa Shwedagon được đánh giá là một trong những kiệt tác của thế giới, xây dựng cách đây hơn 2.500 năm. Shwedagon lộng lẫy với ngọn tháp chính cao 99 m. Chùa dát 80 tấn vàng nên được gọi là chùa Vàng. Đỉnh của Shwedagon gồm 1.600 viên hồng ngọc. Tầng 2 và tầng 3 tháp có gần 90.000 viên hồng, lam ngọc. Tất cả số vàng bạc châu báu này đều do người dân cúng tiến tu bổ chùa. Xung quanh chùa chính dát vàng là 64 ngôi chùa nhỏ, 4 ngôi chùa lớn hơn phân bố đều mỗi bên. Bên cạnh Shwedagon, Myanmar có 2.500 ngôi chùa, cố đô Bangan cùng nhiều cảnh đẹp khác.

















  Cũng tuyệt vời phải không các bác  Grin
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #13 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2014, 11:45:34 pm »

Ảnh bác laoshan rất đẹp, Miến là một quốc gia đa sắc tộc có nền văn hóa Phật giáo rực rỡ và lâu đời. Họ là dân tộc thiện chiến trong lịch sử, đã từng xâm lược lãnh thổ Thái Lan, Lào. Trung quốc chưa bao giờ thôn tính được Miến, thậm chí còn thảm bại dưới tay quân Miến dù là thời thịnh trị Càn Long của nhà Thanh. Miến chỉ chịu thất bại dưới tay thực dân Anh từ Ấn bành trướng sang.

Trung đoàn bộ binh Miến Điện số 2 (do người Anh chỉ huy) năm 1944


Trung đoàn Miến Điện thuộc Quân đoàn Anh-Ấn trong Thế chiến 2
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Hai, 2014, 11:52:55 pm gửi bởi qtdc » Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #14 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2014, 08:03:01 am »

Ở miền Bắc Việt Nam thời 6x, đường thì bé, xe đạp thì nhiều nhưng đường có tắc đâu. Còn miền Nam hồi mới giải phóng cũng rất nghiêm. Thằng Miến luật nó nghiêm từ khi người ta là trẻ con đến khi lớn ra đường thấy dạy sao làm vậy thì mới được. Tục ngữ mình vẫn có câu "nói một đằng làm một nẻo", đây là câu thuần Việt, không Hán hay Tàu gì cả. Thôi đ/c baoleo ráng tuyên truyền giác ngộ và kết nạp vài anh bạn Miến về Việt Nam làm cấp phó giúp việc cho các bác thị trưởng Hà Nội, đô trưởng Sài Thành chắc sẽ khá hơn.

Mà tại sao lại Miến Điện: vì dân nó chỉ ăn miến, trồng lúa ra lấy gạo đi xay thành miến để xơi.
Grin

Nhà cháu cũng sẽ có cách lý giải tên xứ Miến, xin mời bác qtdc và các bác, xem câu chuyện được biên ở hồi sau, sẽ rõ.  Grin


Tài xế Miến biết chấp hành Luật.
Tài xế Việt biết cách làm...Luật.

Dưới sự lãnh đạo của các đ/c X,  thì : Ôi, phong tục Việt  ngàn năm thương mến ơi.
Bác tuanb5 ơi. Wink


Một bộ phim chiến tranh rất nổi tiếng về Thế chiến 2 có bối cảnh là rừng già Miến và Thái: phim Cầu sông Kwai, miêu tả quá trình tù binh Đồng Minh xây dựng cho quân Nhật tuyến đường sắt Miến Điện nối Thái và Miến.

Mà dân Miến dù đàn ông hay đàn bà thì mặc váy cổ truyền dân tộc là chính, nên khoản toa lét là giống nhau. 

Phim kinh điển Cầu sông Kwai thì rõ là hay mọi nhẽ rồi.
Nhà cháu thì thấy hơi tiếc, khi để vị đại tá tiểu đoàn trưởng người Anh, hy sinh khi đè lên nút điểm hỏa vào phút cuối.
Còn tiểu đoàn tù binh, thổi sáo nhạc mồm khi hành tiến về trại tù, lãng mạn quá.  Wink

….
Không biết bác baoleo có được tới khu lưu liệm Khun Sa như nhân vật Hoàng trong phim không? 


Xứ hoa anh túc của Khun Sa, giáp biên 3 nước, chuyến sau, nhà cháu mới có lịch đến, bác tuanb5 ơi. Grin

  Bác baoleo thì đang đi trên đất Miến,còn tôi thì đang thưởng ngoạn Miến qua ảnh  Grin

 

 

Bác laoshan 1234 à, nhà cháu sẽ có biên bài về ngôi chùa này đấy nhá.

… Miến là một quốc gia đa sắc tộc có nền văn hóa Phật giáo rực rỡ và lâu đời. Họ là dân tộc thiện chiến trong lịch sử, đã từng xâm lược lãnh thổ Thái Lan, Lào. Trung quốc chưa bao giờ thôn tính được Miến, thậm chí còn thảm bại dưới tay quân Miến dù là thời thịnh trị Càn Long của nhà Thanh. Miến chỉ chịu thất bại dưới tay thực dân Anh từ Ấn bành trướng sang.

   

Nhà cháu thừa nhận là Miến có những cái ta không nên coi thường, ngay cả việc tham gia giao thông  Wink

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #15 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2014, 08:05:17 am »

3/ Xế và giao thông (tiếp)

Tiểu đề mục này có tựa đề: Xít-đờ-ca.

Xin nói luôn, đây không phải là chiếc xe mô tô 3 bánh của ‘công an bắt gián điệp’ trong các câu chuyện phản gián thời trẻ thơ.
Đây là một ‘phương tiện tham gia giao thông’ với đầy đủ quyền lợi ở Răng-gun.
Con xe này, còn có tên gọi là rickshaw. Nhưng nhà cháu cho rằng, tên xít-đờ-ca thì hợp hơn.

Do xứ Miến nằm dưới sự ‘khai sáng’ của ‘con sư tử già’ hàng trăm năm, nên dân xứ Miến thông tỏ làu làu tiếng Anh, như dân Việt ta ngày xưa rành tiếng Pháp.Có lẽ tên con xe là xít-đờ-ca, do phiên âm từ tiếng Anh sidecar mà ra chăng?
Anyhow, đây là một ‘phương tiện giao thông’ bình dân, có mặt trên mọi hang cùng, ngõ hẻm ở Răng-gun, như ‘xe ôm’ ở ta.
Tuy nhiên, ở ta thì các bác tài bị/được ‘ôm’ thực sự. Còn ớ xứ Miến, xa-đờ là xa-đờ  Grin




Bến xe ôm, à bến xe xít-đờ-ca



Xít-đờ-ca có thể mang tải tới  2 hành khách. Một ngồi thẳng hướng xe chạy, và một ngồi ngược hướng xe chạy



Minh họa cụ thể con xe mang tải 2 hành khách.




Giống như ở Việt ta. Bến xe ôm luôn nằm nơi đầu phố.




Xít-đờ-ca trở trẻ em đi học




Xít-đờ-ca trở quý ông đi họp hành


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #16 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2014, 09:57:56 am »

4/ Răng-gun, thành phố gợi nhớ thời ‘phiếu-tem’.


Răng-gun từng là thủ đô của xứ Miến, nay bị hạ cấp khi chính quyền quân sự Myanmar dời đô đến Naypyidaw từ tháng 11 năm 2005. Và nay, Răng-gun chỉ còn là 1 thành phố của Myanmar.

Đây là thành phố lớn nhất, là trung tâm kinh tế, văn hóa của xứ Miến điện. Thành phố nằm ở ngã ba sông Răng-gun và sông Bago, cách Vịnh Martaban 30 km. Tọa độ của Răng-gun là 16°48' vĩ bắc, 96°09' độ kinh đông (16.8, 96.15), theo múi giờ UTC/GMT +6:30 h.

Thành phố này là một sự pha trộn ảnh hưởng của Anh, Miến Điện, ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ, và được biết đến với kiến trúc thuộc địa của nó, mặc dù đổ nát nhưng vẫn là một ví dụ gần như duy nhất của một thủ đô thế kỷ 19 thuộc địa của Anh.

Các tòa nhà cao tầng mới thì chỉ vừa được khởi công xây dựng từ vài năm nay, trong đó có tổ hợp khách sạn-văn phòng-căn hộ của Hoàng Anh Gia Lai, đang trong giai đoạn thi công phần thô.

Tuy nhiên, Răng-gun vẫn tiếp tục là một thành phố của quá khứ, như được thấy bởi những người mặc longi, những người đi bộ ăn trầu và nhổ nước bọt, thái độ thân thiện của họ đối với người lạ, người bán hàng rong và mùi hăng của nó.
Trong đó, không thể nào phai nhòa ấn tượng khi nhà cháu đang đi trên đường, nhiều khi giật mình khi một nam thanh niên trẻ trung thò đầu ra khỏi cửa taxi và nhổ toẹt bã trầu trên đường phố.

Trung tâm Răng-gun được quy hoạch bài bản và quy củ, chính xác và lo gic chặt chẽ, đúng chất Ăng-lê.
Và cho đến nay, Răng-gun không hề có làn sóng hiện đại hóa hay đô thị hóa tràn qua.
Các ngôi nhà cứ đứng đó như vậy qua năm tháng, những đường nét vẫn mềm mại hiền hòa, những lớp vôi đã tróc qua mưa nắng chợt tạo thành những bức họa nhiều cảm xúc với những người đàn ông mặc Longi như đang cố níu giữ một tập tục rất Ăng lê từ quá vãng.

Có lẽ, viết bao nhiều lời, cũng không đủ để diễn tả thêm tình yêu cho cho thành phố này. Nơi gợi nhớ thời bao cấp khốn khó của Hà thành thời đã xa.

Trụ sở của Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân  Grin thành phố Răng-gun. Phong thái kiến trúc Ăng-lê không phải cãi bàn.



Tháp ‘Bút chì’ tại quảng trường trung tâm thành phố.
Một phiên bản không thể không trùng với tháp ‘bút chì’ tại thủ đô Oa-sinh-tơn Hoa Kỳ.



Nhà cháu chợt liên tưởng, phải chăng, tháp ‘bút chì’ tại thủ đô Oa-sinh-tơn, chính là phiên bản của ‘bút chì’ tại thủ đô Răng-gun khi xưa, do người Anh tặng Hoa Kỳ.
Bởi cũng giống như tượng Bà Đầm xòe từng ngự tại nóc Tháp Rùa Hà Nội, là phiên bản của tượng Nữ thần Tự do ở Nữu-ước, do người Pháp tặng Hoa Kỳ.




Cục Di trú (Immigration  Dept.) ngày xưa, vật đổi sao giờ, nay đã trở thành Ngân hàng AYA.



Tòa nhà bưu điện trung tâm khi xa



Khi gần




Tòa nhà : Trụ sở Cục Quản lý Cảng vụ Miến điện, nơi nhà cháu làm quả ảnh đánh dấu  Grin




Trụ sở Cục Vận tải Đường bộ, nằm trên phố Pansodan.
Con phố này, trước đây có tên là phố Phayre, nhằm để tôn vinh Sir Arthur Purves Phayre, Toàn quyền đầu tiên (1862-1867) của xứ Bu ma-tức Miến điện -> Myanmar ngày nay.
Nhìn mái sảnh, các bác có liên tưởng gì đến mái sảnh của khách sạn Metropole đối diện với Bắc Bộ Phủ ở Hà thành ta không



Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Miến Điện.
Các bác có thấy giống trụ sở Kho bạc Nhà nước, trên bến Chương Dương Sài Gòn không



Đoạn phố này, không thể nói gì hơn khi quá giống phố Nguyễn Khắc Cần, khi đứng từ Nhà in báo Nhân dân trên phố Tràng Tiền nhìn sang


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2014, 12:01:15 pm »

4/ Răng-gun, thành phố gợi nhớ thời ‘phiếu-tem’. (tiếp 2)


Những ngôi nhà mà nhà cháu như nhìn thấy lại Hà thành thời xếp hàng mua gạo sổ



Trung tâm ‘Thẩm mỹ viện’ Quốc tế.
Rất may là nó không mang tên ‘Cát tường’




Tòa soạn báo ‘Miến điện thời mới’  Grin.
Nom cũng nhanh nhác cái anh tòa soạn báo ‘Hà Nội mới’. Chỉ khác là có thêm cái máy phát điện dự phòng đặt trên vỉa hè.




Văn hóa kinh doanh mặt tiền.
Cái này chắc học tập Hà thành của ta



Ở Hà thành ta, các phố do người Pháp xây là phố cũ.
Nơi Răng-gun xứ Miến, phố thì vẫn chỉ là phố thôi, mặc dù nó được người Anh xây đã hàng trăm năm nay.




Khu chung cư vừa được cải tạo và khu đang cải tạo



Những tháp tròn trên nóc nhà, gợi nhà tới Bách hóa tổng hợp – Nhà Gô-đa phố Tràng Tiền





Trụ sở cơ quan Luật pháp.
Hy vọng, luật nơi đây không cũ mèm, mà luật vẫn đi vào được cuộc sống





Qúa giống Uỷ ban Chứng khoán trên quảng trường Nhà hát lớn của ta





Nhà Bank địa phương


Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2014, 02:11:48 pm »

Phải công nhận những thứ bác baoleo bảo giống thì giống thật, rất giống Hà Nội, Sài gòn trước kia. Ăn trầu nhổ nước bã trầu xuống đất cũng hệt xứ ta. Văn hóa kinh doanh mặt tiền cũng đúng thôi. Nước có gốc nông nghiệp lạc hậu sản xuất nhỏ nào chả vậy, nhưng đó cũng là một điểm sáng vì chẳng bao giờ các cửa hàng cửa hiệu này ăn vào ngân sách nhà nước để gây hậu quả nghiêm trọng.
Nếu ngẫm lịch sử dựng nước giữ nước thì cũng rất nhiều điểm giống. Khác là thời trước thế kỷ 18 không có Tàu xâm lược Miến giống như xứ ta. Lịch sử mất nước vào tay thực dân phương tây cũng giống. Khác ở chỗ Pháp vẫn duy trì triều đình Huế trên một phần lãnh thổ, còn Anh bắt hết triều đình Miến về Ấn. Khi Miến giành độc lập năm 1948 cũng không vào Liên hiệp Anh. Tiếc nếu người Miến biết cử các ưu tú viên sang Quảng Châu học Đường Kách Mệnh của Cụ Hồ thì bây giờ xứ ta có một đồng minh xuất sắc, nhưng không sao nếu họ biết đến ta thì không bao giờ là muộn. Ta sẽ bán tàu ngầm rồi trực thăng Hai Lúa, xe thiết giáp Hai Lúa cho Miến để giúp Miến tránh cấm vận vũ khí của Mỹ và phương tây. Ta sẽ mở siêu thị Chợ Giời Op-Mart giúp bạn làm quen với phương thức mua bán hàng hóa mới. Học viện của ta sẽ cấp học bổng đào tạo cho bạn về chiến tranh nhân dân trong thời đại mới, ta sẽ học bạn cách làm sao chẳng còn cái xe máy nào trên đường phố các thành phố của ta, học bạn cách làm sao chùa chiền đầy vàng mà không mất, đồng thời dạy sư trẻ nước bạn cách dùng Ai-phôn đời mới nhất để chụp ảnh tự sướng đưa lên phấy búc ở địa chỉ tuhanhkholam chấm cơm chấm linh tinh v.v... Chắc chắn hai nước sẽ có rất nhiều điểm để hợp tác và các CCB hai nước tha hồ thi thố tài năng.   Grin
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #19 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2014, 02:45:37 pm »

Phải công nhận những thứ bác baoleo bảo giống thì giống thật, rất giống Hà Nội, Sài gòn trước kia. Ăn trầu nhổ nước bã trầu xuống đất cũng hệt xứ ta. Văn hóa kinh doanh mặt tiền cũng đúng thôi. Nước có gốc nông nghiệp lạc hậu sản xuất nhỏ nào chả vậy, nhưng đó cũng là một điểm sáng vì chẳng bao giờ các cửa hàng cửa hiệu này ăn vào ngân sách nhà nước để gây hậu quả nghiêm trọng.
Nếu ngẫm lịch sử dựng nước giữ nước thì cũng rất nhiều điểm giống. Khác là thời trước thế kỷ 18 không có Tàu xâm lược Miến giống như xứ ta. Lịch sử mất nước vào tay thực dân phương tây cũng giống. Khác ở chỗ Pháp vẫn duy trì triều đình Huế trên một phần lãnh thổ, còn Anh bắt hết triều đình Miến về Ấn. Khi Miến giành độc lập năm 1948 cũng không vào Liên hiệp Anh. Tiếc nếu người Miến biết cử các ưu tú viên sang Quảng Châu học Đường Kách Mệnh của Cụ Hồ thì bây giờ xứ ta có một đồng minh xuất sắc, nhưng không sao nếu họ biết đến ta thì không bao giờ là muộn. Ta sẽ bán tàu ngầm rồi trực thăng Hai Lúa, xe thiết giáp Hai Lúa cho Miến để giúp Miến tránh cấm vận vũ khí của Mỹ và phương tây. Ta sẽ mở siêu thị Chợ Giời Op-Mart giúp bạn làm quen với phương thức mua bán hàng hóa mới. Học viện của ta sẽ cấp học bổng đào tạo cho bạn về chiến tranh nhân dân trong thời đại mới, ta sẽ học bạn cách làm sao chẳng còn cái xe máy nào trên đường phố các thành phố của ta, học bạn cách làm sao chùa chiền đầy vàng mà không mất, đồng thời dạy sư trẻ nước bạn cách dùng Ai-phôn đời mới nhất để chụp ảnh tự sướng đưa lên phấy búc ở địa chỉ tuhanhkholam chấm cơm chấm linh tinh v.v... Chắc chắn hai nước sẽ có rất nhiều điểm để hợp tác và các CCB hai nước tha hồ thi thố tài năng.   Grin

Tụi Hoàng Anh đương hướng dẫn dân Miến phát quang rừng để trồng cao su.
Đau hết cả diều, bác qtdc ời  Wink
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM