Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:26:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam nhân phiêu du Tai-lông liệt truyện !  (Đọc 46297 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #40 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2014, 01:45:20 pm »

Thực dân Anh đô hộ và khai phá văn minh hiện đại tại Ấn Độ, lập Đại học Calcutta năm 1857, là trường đại học theo phong cách phương Tây đầu tiên ở Nam Á. Năm 1878 chi nhánh trường này mở tại Yangoon (tức Răng-gun, Răng Cùn gì đó, đọc đau cả răng). Từ đây ra lò người anh hùng dân tộc Miến- Ayung San, tức bố bà Ayung San Suu Kyi chính trị gia đối lập nổi tiếng Miến và toàn thế giới bây giờ. Bà này có Nobel Hòa bình năm 91. Ông Ayung San là người Cha đẻ Quân đội Miến độc lập trong Thế chiến 2. Ông cũng là 1 trong 7 thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Miến năm 1939 tại một căn nhà nhỏ phố Barr tại thủ đô Răng-gun xứ Miến thời bấy giờ. Ông cũng là Tổng Bí đầu tiên của Đảng Cộng sản Miến (hiện giờ bị chính quyền đặt ngoài vòng pháp luật). Ông tốt nghiệp cử nhân các ngành Văn học Anh, Lịch sử Hiện đại, Khoa học Chánh trị tại Rangoon University năm 1938. Ông cũng là người thương lượng nội-ngoại để giành độc lập cho Miến năm 1948 nhưng chết do bị ám sát trước khi hiệp định về nền độc lập của xứ Miến được thi hành. Đó là nguồn gốc sâu xa tại sao Miến lại từng là quốc gia tuyên bố đi theo CNXH. Đảng này về sau đi theo tư tưởng của Mao Trạch Đông, được ĐCS TQ ủng hộ, lấy bạo lực cách mạng làm phương pháp đấu tranh cơ bản, đảng tuyên bố CNXH của chính phủ Nê-Uyn được CCCP ủng hộ là XHCN giả hiệu. Đảng chỉ chịu thua mấy anh quân nhân Miến do Anh đào tạo mà thôi vì mấy anh này rắn quá.


Tướng Ayung San mặc longsy trên ghế Phó thủ trưởng hành pháp toàn Miến thời 46-47


Tướng Ayung San (giữa) thời đi đào tạo quân sự ở Nhật năm 1941. Nhật trao độc lập cho Miến năm 43 như kiểu Pháp trao độc lập cho Bảo Đại năm 49. Nhật hứa sẽ trao trả độc lập hoàn toàn sau chiến thắng Đồng minh. Trong nội các thân Nhật, Ayung San là tổng trưởng Chiến tranh.


Tướng Ayung San mặc quân phục QD Quốc gia Miến giống hệt quân phục QDND Việt Nam thời 6x
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #41 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2014, 02:15:26 pm »

Nhìn những cô gái xứ Miến mà trạnh lòng nhớ đến gái xứ Việt 5-10 năm trước. Bây giờ chạy xe thấy nhan nhản những đùi béo, eo bự ... kể từ ngày đ/c Yan can cúc truyền bá văn hoá nấu nướng cái gì cũng dầu mỡ vào thì nét thanh mảnh của phụ nữ ta cũng từ từ bớt đi! Cheesy

Chỉ cần bác hạn chế mời các cô ấy bia, là ‘mình hạc xương mai’ lại trở về với chính chủ  Grin

Bác baoleo đi vùng Hạ Miến nơi có cố đô Răng-gun. Còn vùng Thượng Miến phía bắc cũng có mùa đông lạnh chứ không phải không. Cái hay là dân Miến biết tiếng Anh nhiều, chứ nhiều nơi khác nói tiếng Anh cũng chả ai nghe. Ở xứ mình mà lên Sa-pa, Mai-Châu thì trẻ con cũng Anh ngữ phe phé, mà lại đúng giọng hơn cả người Kinh. Nếu không có dãy Hymalaya trườn xuống tạo vành đai biên giới thì có khi lãnh thổ Miến cũng bị Trung hoa đô hộ phần nào rồi.
Miền Bắc Miến giáp Hy Mã Lạp Sơn, nên lạnh là chắc chắn, bác qtdc à.
Còn dân Miến công nhận là nói tiếng Anh kinh vãi. Từ ông lái taxi, bà bán hnagf trong shop, tới các ông đo-men nơi cổng khách sạn  Grin

…. Từ đây ra lò người anh hùng dân tộc Miến- Ayung San, tức bố bà Ayung San Suu Kyi chính trị gia đối lập nổi tiếng Miến và toàn thế giới bây giờ. Bà này có Nobel Hòa bình năm 91. Ông Ayung San là người Cha đẻ Quân đội Miến độc lập trong Thế chiến 2. Ông cũng là 1 trong 7 thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Miến năm 1939 tại một căn nhà nhỏ phố Barr tại thủ đô Răng-gun xứ Miến thời bấy giờ. Ông cũng là Tổng Bí đầu tiên của Đảng Cộng sản Miến (hiện giờ bị chính quyền đặt ngoài vòng pháp luật). Ông tốt nghiệp cử nhân các ngành Văn học Anh, Lịch sử Hiện đại, Khoa học Chánh trị tại Rangoon University năm 1938. Ông cũng là người thương lượng nội-ngoại để giành độc lập cho Miến năm 1948 nhưng chết do bị ám sát trước khi hiệp định về nền độc lập của xứ Miến được thi hành. Đó là nguồn gốc sâu xa tại sao Miến lại từng là quốc gia tuyên bố đi theo CNXH. …..
Thì đến tận 1976, đ/c Ba ‘một trăm nến’ nhà ta, vẫn còn mơ đến Đ’ CS Thái thành công xứ Thái. Đ’ Miến thành công xứ Miến. Còn Cam và Lào thì đã rõ.
Lãng mạn và lạc quan biết bao nhiêu, ôi NQ 6.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #42 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2014, 02:19:20 pm »

9/ Các công trình tôn giáo

Nhắc đến Răng-gun thì không thể bỏ qua ngôi chùa có tên Shwedagon, nằm uy nghi trên ngọn đồi Shingutta, phía  tây hồ  Kandawgyi còn được gọi là Chùa Vàng ( Golden Pagoda ) nơi có ngôi tháp trung tâm lát vàng, chung quanh là quần thể với hàng trăm ngôi chùa mái cong, lộng lẫy với những  tượng Phật bằng vàng ròng,  bằng ngọc quý, bằng đồng đen mạ vàng đạt đến nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ  cực kỳ tinh xảo, diễm lệ đến mê hoặc.

Đây là ngôi chùa cổ nhất trên thế giới, lịch sử  ghi khoảng 2500 năm, trải qua nhiều giai đoạn trùng tu, tôn tạo  và hoàn tất vào thế kỷ thứ 6 đời vua  Okkalaba, truyền rằng đây là nơi thờ 8 sợi tóc của đức Phật. Chưa ai được thấy báu vật linh thiêng này nhưng riêng ngôi tháp trung tâm cao 99 mét, được lát bằng 9300  vừa thỏi vừa lá vàng, nặng khoảng 5 tấn, đỉnh tháp như một vương miện trang điểm bằng 5448 viên kim cương, 2317 viên đá quý, nổi bật nhất là 1 viên kim cương nặng 76 karat đã  nói lên khả năng sáng tạo, công phu tuyệt vời của người Miến xưa và ý thức bảo vệ tôn tạo của người bây giờ.

Tổng trọng lượng số vàng được dát, chạm khắc, làm đồ tế lễ… của chùa Shwedagon hiện tại còn khoảng trên 60 tấn, qua hàng nghìn năm tuổi đã hao hụt gần 30 tấn so với con số 90 tấn ban đầu.





Nhà cháu dã cố nom, dưng cái máy ảnh còi quá, chả zoom cận cảnh được viên kim cương nào, để về báo cáo với các bác.




Nhà cháu tự sướng quả ảnh, để đánh dấu nơi nổi tiếng của đất Miến này




Bao quanh Tháp Vàng là 1.000 chùa nhỏ, trong đó có 72 ngôi chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong, với những nét kiến trúc độc đáo, sinh động và khác lạ. 
Nét độc đáo là có các góc/điểm cúng lễ căn cứ theo các thứ trong tuần.
Ví dụ như hôm nhà cháu đến là thứ ba, thì ở góc/điểm cúng lễ thứ ba, có rất nhiều người đến làm lễ.






Và vào trong chùa Shwedagon, tất thẩy chúng sinh đều phải đi chân trần, tất cũng phải tháo ra.
Nhà cháu làm quả ảnh báo cáo





Đất nước Miến điện là xứ sở đa tôn giáo. Nên bên cạnh các ngôi chùa, cũng có rất nhiều nhà thờ Thiên chúa.





Rất nhiều nhà thờ là đằng khác






Đây là nhà thờ Immanuel Baptist, nằm ở 1 cạnh của quảng trường trung tâm thành phố.
Quảng trường có 4 cạnh, thì 1 cạnh là Trụ sở của Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân thành phố Răng-gun.
Một cạnh là vườn hoa với Tháp ‘Bút chì’ , một phiên bản không thể không trùng với tháp ‘bút chì’ tại thủ đô Oa-sinh-tơn Hoa Kỳ.
Hai công trình này nhà cháu đã bốt ở các bài bên trên.
Cạnh thứ 3 là ngôi chùa chùa Sule, nhà cháu sẽ bốt ảnh ngay bên dưới.
Còn nhà thờ Immanuel Baptist này, được xây dựng từ năm 1830 và được trùng tu phần kết cấu vào năm 1885.
Từ đó đến nay, nhà thờ Immanuel Baptist này vẫn vậy.





Cạnh thứ 4 của của quảng trường trung tâm thành phố là chùa Sule. Ngôi chùa có hơn 2500 năm đang lưu giữ xá lợi tóc Phật. Chùa Sule được người dân địa phương xem là nơi trấn yểm, bảo vệ sự an lành cho ngõ vào thành phố Răng-gun.






Nhà thờ đạo Hồi, mà dân Hà thành ta vẫn gọi là ‘chùa Tây đen’, với tháp tròn củ hành đặc trưng, cũng hiện diện khắp Răng-gun





Mặt trời nắng chói trang, mùi mỡ nướng bao trùm khắp thành phố, mái tròn củ hành của nhà thờ đạo Hồi, tiếng loa đọc kinh Cô-ran vang rền khu phố, làm nhà cháu đang dạo bước trên đường phố Răng-gun, lại giật mình thấy mình quay trở lại quá khứ, những năm 1989-1990, khi đang lang thang trên đất nước I-raq, Jordan, Ai-cập thời mới giải ngũ về làm thứ dân. Grin




Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #43 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2014, 07:20:49 pm »

Một nhận xét qua ps ảnh của bác baoleo là vệ sinh công cộng ở Miến khá tốt, trừ lá rơi thì gần như không thấy rác.
Xem ra Miến rất nhiều vàng, CCB Linh QuanY có theo bác baoleo sang đào tạo nghề và hành nghề cho bạn không thì chuẩn bị đồ nghề đi là vừa?

Chùa Vàng thì tuyệt tác thật, mà tu viện nhà thờ gì cũng đẹp, sạch, thấy rõ có bàn tay con người giữ gìn chăm sóc qua nhiều thế kỷ. Có nhiều triều đại đối nghịch với nhau, nối tiếp nhau nhưng họ vẫn giữ gìn được di sản chung, thật đáng khâm phục.  
Riêng đối với nhà thờ Tin Lành, bao giờ cũng giản đơn hơn nhà thờ Công giáo La Mã nhưng rất độc đáo.
“The virgin will be with child and will give birth to a son, and they will call him Immanuel – which means, ‘God with us.’” Matthew 1:23


Matthew 7:13,14 có câu phức khá nổi tiếng, đại ý: "Hãy vào cửa hẹp vì cửa hẹp và đường chật là đường dẫn đến sự sống!". Đó cũng là đề từ cho một tác phẩm nổi tiếng của văn hào Pháp André Gide, cuốn "La Porte étroite" (1909).

"Because strait is the gate, and narrow is the way, which
leadeth unto life, and few there be that find it." Matthew 7:14

So với Miến, đạo Tin Lành vào Việt Nam chậm hơn khoảng gần một trăm năm, và bao giờ và ở đâu cũng phải chật vật đi sau Công giáo La Mã.

Nhà thờ Tin Lành tại Hà Nội
http://www.tredeponline.com/post/?p=61548


Nữa tại Hàng Da, view kém quá rồi


Tại Hòn Chồng Nha Trang. Ghi nhớ: Bác sĩ Yersin cũng là một tín đồ Tin Lành.


Gia Định


Đà Lạt


Cai Lậy Tiền Giang mới khoảng 2007-2008 (qua cầu Cai Lậy)


Chạy sang Iceland


Nhà thờ Tin Lành Pha Lê "Crystal Cathedral" miền nam nước Mỹ, nhà thờ đầu tiên xin phá sản trên thế giới




Báp-têm hay Thánh Tẩy nghĩa là dầm mình: Đà Nẵng năm 1912 cách nay 102 năm
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Hai, 2014, 11:09:01 pm gửi bởi qtdc » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #44 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2014, 12:09:59 am »

9/ Các công trình tôn giáo

Đây là nhà thờ Immanuel Baptist, nằm ở 1 cạnh của quảng trường trung tâm thành phố.
Quảng trường có 4 cạnh, thì 1 cạnh là Trụ sở của Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân thành phố Răng-gun.
Một cạnh là vườn hoa với Tháp ‘Bút chì’ , một phiên bản không thể không trùng với tháp ‘bút chì’ tại thủ đô Oa-sinh-tơn Hoa Kỳ.



Tôi đồ rằng, thời tiền thuộc địa vương quốc Miến Điện rất thanh bình, không bị kẻ thù bên ngoài rình rập. Trong khi triều Nguyễn xứ ta, quan quân lo đi chặt đầu cha cố, đốt nhà giảng đạo…Đề phòng ngoại bang lợi dụng đạo giáo hòng cướp nước. Vua xứ Miến không có họa đó, các kiểu đạo giáo cứ vô tư nhập quốc. (Thời 196x thì ngược lại). Cho nên bác baoleo  nhận xét: Đất nước Miến điện là xứ sở đa tôn giáo thật đúng lắm thay.

Giáo sĩ đạo Hồi, xây nhà thờ Hồi giáo. Giáo sĩ Tin Lành xây nhà thờ Tin Lành. Thậm chí, cùng Ki Tô giáo với nhau, nhưng ông giáo sĩ người Ác-mê-ni xây theo phong cách Ác-mê-ni, ông giáo sĩ Bồ xây theo phong cách Bồ…

Nhà thờ Immanuel Baptist do ông giáo sĩ người Mỹ xây, nên cứ phong cách Mỹ ông ấy chiến. Tháp bút chì Hoa thịnh đốn xây dựng trước nhà thờ này không lâu, nên ảnh hưởng chút ít há chẳng phải lắm ru!

Giáo sĩ người Việt, dẫu được trọng dụng, làm việc bên Va-ti-căng từ hồi lâu lắm, nhẽ không được cử sang xứ Miến truyền giáo. Nên bác baoleo, dù có đi trên xe hơi của tụi giãy chết com-bo quả điều hòa vô đối. Hoặc ngồi trên Xít-đờ-ca của giới cần lao du ngoạn…Thời không nhìn thấy nhà thờ nào mang phong cách Việt. Hơi bị tiếc, bác nhỉ!

Nhưng tôi đồ rằng, bù lại, văn hóa Việt đã thâm nhập xứ Miến lâu lắm rồi. Trước cả thời mấy ông giáo sĩ Đông, Tây phương sang đó truyền đạo ấy chứ. Ít nhất cũng là từ thời Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

Ấy là tục ăn trầu. Giờ, dân Miến vẫn giữ thói ăn trầu, đúng vậy bác baoleo nhỉ?

Thì, chính Bà dạy họ ăn trầu rất chi tỉ mỉ đó sao? Này nhé: “Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi./ Này của Xuân Hương mới quệt rồi ...”

Lại nữa, bác baoleo có gặp cô Miến nào ruộm răng đen không? “Những cô hàng xén răng đen./ Cười như mùa thu tỏa nắng’.





Ấy là chưa kể ối chuyện liên quan đến nền văn minh lúa nước…

Vậy, đời sau có thơ khen rằng:
Rõ ràng đây xứ Mya-ma.
Mà sao trông giống dư là…Việt Nam.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #45 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2014, 07:37:57 am »

Thật đáng khâm phục! Bao nhiêu vàng ngọc phơi ra đó, bày ra đó... mà trải bao năm tháng vẫn còn nguyên. Những cái đó ở xứ Vịt ta chắc là đã mất sạch rồi.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #46 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2014, 07:57:59 am »

.......Riêng đối với nhà thờ Tin Lành, bao giờ cũng giản đơn hơn nhà thờ Công giáo La Mã nhưng rất độc đáo.
“The virgin will be with child and will give birth to a son, and they will call him Immanuel – which means, ‘God with us.’” Matthew 1:23
.......
Báp-têm hay Thánh Tẩy nghĩa là dầm mình...........

..............
.............Nhà thờ Immanuel Baptist do ông giáo sĩ người Mỹ xây, nên cứ phong cách Mỹ ông ấy chiến. Tháp bút chì Hoa thịnh đốn xây dựng trước nhà thờ này không lâu, nên ảnh hưởng chút ít há chẳng phải lắm ru!.........


Tại hạ chỉ còn biết ngửa mặt lên trời mà thán rằng:
- Sao cùng là cựu binh, mà sao 2 bản quan là qtdc và tuanb5, lại có kiến thức thông tuệ mà nhật nguyệt cùng phải thẹn thùng thế ru ??

 Grin  Grin  Grin


Thật đáng khâm phục! Bao nhiêu vàng ngọc phơi ra đó, bày ra đó... mà trải bao năm tháng vẫn còn nguyên. Những cái đó ở xứ Vịt ta chắc là đã mất sạch rồi.

Mọi thứ ở ta, do cơ chế mà ra, bác ơi.  Grin  Grin  Grin
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #47 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2014, 08:01:38 am »

10/ Bưu điện

Bưu điện Trung tâm nằm trên phố cảng, tên phố là Đường Strand.
Đây là một tòa nhà có kiến trúc đẹp, một điểm dùng chân ưa thích của khách du lịch thập phương.
Tòa nhà được chính quyền Anh xây dựng năm 1908, và cho đến tận hôm nay, vẫn là một điểm nhấn đẹp của kiến trúc.




Nội thất bên trong Tòa Bưu chính trung tâm, y chang bưu điện Trung tâm Bờ Hồ, bên cạnh vườn hoa Cụ Lý ở Thủ đô.
Hay công bằng hơn, giống bưu điện trung tâm Sài Gòn, bên hông nhà thờ Đức Bà thì có lẽ đúng nhất.





Ghi-sê gửi thư, y chang khung cảnh ở bưu điện Việt ta, những năm thập niên 7x, hồi cuối thế kỷ trước  Grin





Và, đặc biệt ghi-sê gửi bưu kiện đi nước ngoài, y chang và giống hệt khung cảnh bưu điện Sài Gòn những năm đầu 8x, thế kỷ vừa qua.








Một cách đánh dấu điểm đến khá là ưu thích của dân Tai-lông du lịch ba-lô.
Họ luôn gửi một tấm bưu thiếp về quê nhà, tại mỗi điểm dừng chân trên con đường lãng du.
Nhà cháu lại nhớ đến chuyện kể của cụ Nguyễn Tuân.
Cụ kể là khi được đến Côn Đảo hồi mới giải phóng, cụ đã tìm đến bưu điện, nhờ đóng cái dấu bưu điện lên tấm ảnh chân dùng của mình, và cụ dạy:

-Thế mới là cách chơi, của người chính nhân quân tử. Grin





Bắt trước cụ Nguyễn Tuân, nhà cháu không có ảnh chụp sẵn, nên đành đưa cái bóng mờ mờ của mình cùng mấy bạn Tai-lông, làm quả đánh dấu điểm đến.



Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #48 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2014, 11:43:33 am »

11/ Bến cảng

Vốn là lính Hải quân, nên nhà cháu đặc biệt cảm tình và là ‘fan’ cuồng của sông nước, bến cảng.




Giống  như mọi bến cảng được Tai-lông quy hoạch, tỷ như ở ta là Cảng Hải Phòng, bến cảng luôn có một hệ thống đường sắt tháp tùng.
Bến cảng Răng-gun của xứ Miến, cũng không ngoại lệ




Bến tầu, bị cấm vận đã lâu, nên cơ sở hạ tầng của Cảng vụ, cũng chỉ được như thế này là nhất phẩm





Một con tầu nạo vét lòng sông. Dân miền nam thì hay gọi nó là ‘xáng cạp/ hay xáng thổi’





Răng gun nằm ở ngã ba sông Yangon và sông Bago, cách Vịnh Martaban 30 km.
Vì là cửa sông, nên lòng sông rộng như cử sông Hậu, sông Tiền





Quang cảnh ngã ba sông, nhìn từ nóc khách sạn Asia Plaza, nơi nhà cháu tá túc,








Lại gần hơn, ta có thể nhìn thấy khu cảng công-ten-nơ đang ngủ lim dim trong nắng trưa.


Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #49 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2014, 11:46:08 am »

12/ Thức ăn đường phố


Đường phố Răn-gun luôn nóng như một cái chảo nhưng rất náo nhiệt với nhiều hàng quán vỉa hè, phục vụ dân lao động với giá rất rẻ.
Bầu trời, mặt đất và dường như là cả bầu khí quyển của Răng-gun, đều nồng nục mùi nướng cháy cháy của các quán hàng
Vỉa hè khu trung tâm thành phố ( còn gọi là khu thuộc địa), na ná phố Tràng Tiền ở Hà Nội với những khu nhà cổ tuyệt đẹp và toà nhà Hành chính của Răng-gun  tràn các sạp hàng rong rẻ tiền.
Ta có thể mua đủ thứ từ vải vóc, quần áo, đồ gia dụng, sách báo, đồ lưu niệm, hoặc lòng lợn chiên và trầu cau. Người ta cho lòng dồi vào những chảo dầu sôi sùng sục và chỉ vài phút sau, thực khách đã có thể nhâm nhi món lòng chao với rượu hoặc bia Myanmar…

Với con điện thoại còi Nokia N73, nhà cháu đã nhẩn nha khám phá ẩm thực đường phố phong phú của Răng-gun.
Nhà cháu tưởng chừng như chỉ cần bước chân ra khỏi cửa phòng khách sạn, và hòa mình vào những con phố nơi đây, thì hành trình trải nghiệm của thức ăn đường phố tại Răng-gun đã thực sự được bắt đầu.
Tại đây ta có thể thưởng thức các món ăn vặt đặc sản của Myanmar như: Bánh nướng, bánh dừa trứng cút, mì Shan,… hoặc thưởng thức các loại trái cây nhiệt đới như: dưa hấu, sầu riêng, măng cụt,…
Hãy thử xem


Một quán bán cháo, kiểu cháu sườn cho con trẻ lúc sớm hôm.
Quẩy rán ở đây thì to đùng.




Quán mì Shan (một loại mì gạo) đang chờ những khách hàng đầu tiên.
À, thoạt đầu nhà cháu cũng tưởng Myanmar ăn nhiều miến, nên mới có tên gọi là xứ Miến. Hóa ra, tìm toét mắt, cũng chả thấy hàng miến gà, miến cua nào ()




Bánh rán nhân mặn




Quán cà phê và ăn nhanh





Cơm bụi vỉa hè tầm giờ ăn trưa





Quầy gà rán, có lẽ ngon hơn Ken-túc-ky





Chuối bán cả chùm, ăn kèm với thuốc lá





Nem rán nhân thịt. Kích thước to vỹ đại theo thẩm mỹ ăn uống của quý tiểu thư Hà thành






Người bán hàng, rao mời bằng cách xóc xóc các đồng xu trong cái âu nhôm của mình.






Ăn quà vặt là đặc quyền của chị em.
Xứ Miến cũng không ngoại lệ





Choáng nhất là người ta bán thịt heo rán, để ăn vặt như quà, kiểu như cắn hạt dưa hấu  Grin





Cho dù quà vặt là thịt heo rán, nhưng cũng chỉ có quý cô được đặc quyền hưởng thụ







Thức ăn trong một quán cơm ven đường





Nơi nhà cháu dùng dĩa cơm lót dạ





Mọi vỉa hè, đều được tận dụng làm nơi bán hàng






Hoặc để làm nơi hành nghề, như của ông thợ may, chuyên cắt sửa quần áo



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM