Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:00:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam nhân phiêu du Tai-lông liệt truyện !  (Đọc 46300 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #20 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2014, 02:46:16 pm »

4/ Răng-gun, thành phố gợi nhớ thời ‘phiếu-tem’. (tiếp 3)

Những ngôi nhà đã nhuốm mầu thời gian




Trên nóc trường đại học, một con sư tử già đang gầm thét oai phong, như để nhớ lại một thời quá khứ vàng son chưa hề xa.




Cuộc sống vẫn hối hả trên những con phố Anh




Những ngôi nhà, được các chủ đầu tư mới như nhà bank hay văn phòng, cho tân trang lại




Vẫn lại là nhà Bank bên cạnh một tòa nhà cổ kính




Một chung cư cũ



Chung cư này thì cũ là cái chắc rồi




Vườn hoa cho trẻ em



 
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #21 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2014, 05:24:35 pm »

Giữa thành phố có cây dừa thì lại giống Bến Tre.
4/ Răng-gun, thành phố gợi nhớ thời ‘phiếu-tem’. (tiếp 3)




Mặc dù không xe máy nhưng ô tô nhiều thế này cũng không ổn. Hai hay ba năm nữa sẽ không có chỗ mà đi. Thế này là các thầy quy hoạch xứ ta có chỗ sang giảng dạy cho bạn được. Rồi chính sách. Ví dụ ngày chẵn lẻ không lái xe, ngực lép chân dài không lái xe, ăn trầu nhổ bã không lái xe, v.v...
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #22 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2014, 05:48:42 pm »

3/ Xế và giao thông (tiếp)

Tiểu đề mục này có tựa đề: Xít-đờ-ca.

Xin nói luôn, đây không phải là chiếc xe mô tô 3 bánh của ‘công an bắt gián điệp’ trong các câu chuyện phản gián thời trẻ thơ.
Đây là một ‘phương tiện tham gia giao thông’ với đầy đủ quyền lợi ở Răng-gun.
Con xe này, còn có tên gọi là rickshaw. Nhưng nhà cháu cho rằng, tên xít-đờ-ca thì hợp hơn.

Do xứ Miến nằm dưới sự ‘khai sáng’ của ‘con sư tử già’ hàng trăm năm, nên dân xứ Miến thông tỏ làu làu tiếng Anh, như dân Việt ta ngày xưa rành tiếng Pháp.Có lẽ tên con xe là xít-đờ-ca, do phiên âm từ tiếng Anh sidecar mà ra chăng?
Anyhow, đây là một ‘phương tiện giao thông’ bình dân, có mặt trên mọi hang cùng, ngõ hẻm ở Răng-gun, như ‘xe ôm’ ở ta.
Tuy nhiên, ở ta thì các bác tài bị/được ‘ôm’ thực sự. Còn ớ xứ Miến, xa-đờ là xa-đờ  Grin




Bến xe ôm, à bến xe xít-đờ-ca



Xít-đờ-ca có thể mang tải tới  2 hành khách. Một ngồi thẳng hướng xe chạy, và một ngồi ngược hướng xe chạy



Minh họa cụ thể con xe mang tải 2 hành khách.




Giống như ở Việt ta. Bến xe ôm luôn nằm nơi đầu phố.




Xít-đờ-ca trở trẻ em đi học




Xít-đờ-ca trở quý ông đi họp hành



Bà Khách này có vẻ Miến Gốc Cây.
Xe kiểu này khá hay, rất cân tải, trọng tâm xe thay đổi so với khi chỉ có 1 bên. Sẽ dễ lái hơn trên đường bằng. Còn tất nhiên lên dốc thì người ngồi mặt kia phải dùng xanh-tuy thắt người mình vào khung xe nếu không sẽ tùng-bê. Tương tự với người ngồi trước khi xuống dốc. Mà xe này thì phanh chấm cơm hay phanh chấm gì hở bác. Vì nếu cả hai người hai bên cùng ngồi là nặng lắm, nhất là khi lên xuống dốc.
Bác baoleo nên góp ý cho người Miến là phải xài váy mi-ni đi, váy dài thế này bất tiện lắm, ở xứ mình người ta còn mặc như không mặc nữa cơ mà. Hoặc bác vẽ mẫu quần đùi mở đũng được cho đàn ông Miến, trông sẽ na ná như chiếc váy họ đang mặc. Có thể sẽ có một cuộc cách mạng trang phục như Cát Tường Lơ Muya pen-tờ ở xứ ta thập niên 30 thế kỷ trước.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #23 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2014, 06:41:28 pm »

Người Pháp có quan hệ khá kỳ lạ với Miến. Trong hàng ngũ quân Miến phong kiến có một đội quân Pháp (chỉ huy là cựu sĩ quan hải quân Pháp Pierre de Milard, vốn là tù binh của triều đình Miến), đóng góp sức họ vào cuộc chiến chống nhà Thanh, chinh phục dân tộc thiểu số, tranh giành ảnh hưởng tại đất Thái. Công ty Đông Ấn Pháp và công ty Đông Ấn Anh cùng muốn mở rộng ảnh hưởng ở Miến, nhưng rồi Pháp phải nhường Anh xơi Miến, còn Pháp nuốt Đông Dương. Nếu không có cuộc cách mạng Pháp và các cuộc chiến tranh của Nã phá luân đệ nhất thì không chừng người Miến sẽ nói tiếng Pháp và tụng kinh câu thuộc lòng: Tổ tiên chúng ta là người Gô-loa.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #24 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2014, 08:14:12 am »

Giữa thành phố có cây dừa thì lại giống Bến Tre ….

Mặc dù không xe máy nhưng ô tô nhiều thế này cũng không ổn. Hai hay ba năm nữa sẽ không có chỗ mà đi. Thế này là các thầy quy hoạch xứ ta có chỗ sang giảng dạy cho bạn được. Rồi chính sách. Ví dụ ngày chẵn lẻ không lái xe, ngực lép chân dài không lái xe, ăn trầu nhổ bã không lái xe, v.v...

Thế qoái nào mà baoleo tôi, cứ mỗi khi đi ra nước ngoài, kể cả đến cái xứ hạ đẳng-chiếu dưới là thằng Lào em, đều luôn có tâm trạng hổ thẹn về sự kém cỏi của xã hội Việt, mà nổi bật là văn hóa giao thông.
Thế mới chết chứ.
Hay là baoleo tôi bị nó tẩy não nhẩy, bác qtdc ời.  Grin



Bà Khách này có vẻ Miến Gốc Cây.
Xe kiểu này khá hay, rất cân tải, trọng tâm xe thay đổi so với khi chỉ có 1 bên. Sẽ dễ lái hơn trên đường bằng. Còn tất nhiên lên dốc thì người ngồi mặt kia phải dùng xanh-tuy thắt người mình vào khung xe nếu không sẽ tùng-bê. Tương tự với người ngồi trước khi xuống dốc. Mà xe này thì phanh chấm cơm hay phanh chấm gì hở bác. Vì nếu cả hai người hai bên cùng ngồi là nặng lắm, nhất là khi lên xuống dốc.
Bác baoleo nên góp ý cho người Miến là phải xài váy mi-ni đi, váy dài thế này bất tiện lắm, ở xứ mình người ta còn mặc như không mặc nữa cơ mà. Hoặc bác vẽ mẫu quần đùi mở đũng được cho đàn ông Miến, trông sẽ na ná như chiếc váy họ đang mặc. Có thể sẽ có một cuộc cách mạng trang phục như Cát Tường Lơ Muya pen-tờ ở xứ ta thập niên 30 thế kỷ trước.

Về chiếc váy long-gi của đàn ông, thì đây là quốc phục của Miến, đã được hội đồng nhân dân biểu quyết thông qua từ đời.. tám hoánh  Grin, nên e là khó ‘giác ngộ cách mạng về thời trang’ cho dân Miến.

Nhưng, có lẽ, baoleo tôi sẽ đăng ký cái bản quyền con xe xít-đờ-ca chạy cơm này ở Việt Nam, đặng mở công ty dịch vụ chở khách, bác qtdc à.  Grin


Người Pháp có quan hệ khá kỳ lạ với Miến. Trong hàng ngũ quân Miến phong kiến có một đội quân Pháp (chỉ huy là cựu sĩ quan hải quân Pháp Pierre de Milard, vốn là tù binh của triều đình Miến), đóng góp sức họ vào cuộc chiến chống nhà Thanh, chinh phục dân tộc thiểu số, tranh giành ảnh hưởng tại đất Thái. Công ty Đông Ấn Pháp và công ty Đông Ấn Anh cùng muốn mở rộng ảnh hưởng ở Miến, nhưng rồi Pháp phải nhường Anh xơi Miến, còn Pháp nuốt Đông Dương. Nếu không có cuộc cách mạng Pháp và các cuộc chiến tranh của Nã phá luân đệ nhất thì không chừng người Miến sẽ nói tiếng Pháp và tụng kinh câu thuộc lòng: Tổ tiên chúng ta là người Gô-loa.

 Grin   Grin   Grin
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #25 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2014, 08:16:31 am »

4/ Răng-gun, thành phố gợi nhớ thời ‘phiếu-tem’. (tiếp 4)


Phần này đề cập tới cây xanh V/S công trình


Miến điện cũng là xứ nhiệt đới như nước Việt ta, nên cây xanh và công trình, luôn được các nhà quy hoạnh, đặc biệt là các nhà quy hoạch tinh tế như người Pháp ở ta hay Anh ở Miến, đặc biệt coi trọng



Dẫy phố đối diện cảng Myanmar.
Tòa nhà đỏ là bưu điện trung tâm thành phố. Bên trái nó là sứ quán Anh.



Một tòa nhà mua sắm



Một khu căn hộ sang chảnh



Một khu trung cư cũ mèm



Một khu nhà thường thường bậc trung



Một trường dòng thật cũ



Một nhà nguyện lâu đời



Một khu phố xưa



Một đầu phố mà ta vẫn bắt gập đó đây ở Hà thành




Và cây thì thật to



Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2014, 10:56:08 am »

5/ Cơ sở hạ tầng thành phố

Đất nước Miến điện vẫn còn nhiều khó khăn, do mới bước ra khỏi lệnh cấm vận của phương Tây.

Một điều rất dễ nhận thấy, là tình trạng cắt điện không báo trước xẩy ra liên miên, giống hệt như Hà Nội ta những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước.

Bởi thế cho nên, ở Hà Nội, ‘nhà có điều kiện’ là phải có 1 em bốn bánh trong chuồng.
Còn ở xứ Miến xa xôi, ô tô bản thân đã nhiều như lá tre. Cho nên, ở Răng-gun, ‘nhà có điều kiện’ là phải có 1 em máy phát điện dự phòng trấn cửa.  Grin




Máy phát điện hiện diện nơi buôn bán sầm uất



Máy phát điện có cả trong phố nghèo




Máy phát điện ở mọi nơi




Kể cả những nơi quan trọng, như tòa soạn báo, ông điện lực không không kiêng dè.
Quân tử thì phải phòng thân, tòa báo ‘Miến điện thời mới’ cũng có một ông máy phát dự phòng.  Grin



Do được người Anh quy hoạch, nên hệ thống thoát nước mưa – nước thải luôn song hành với vỉa hè





Chắc họ có lý do, khi không làm ngầm hệ thống thoát nước, mà luôn làm rãnh hở có lát tấm đan



Riêng quả đài cấp nước này thì cũ thật rồi



Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2014, 11:59:44 am »

Cái món máy phát điện này cộng với tông Thái tông Lào là sở trường lập nghiệp xưa kia của một đ/c AHQD nhà ta. Còn ý thức giao thông thì phải nói là Đảng Nhà nước dạy dỗ mãi mà con dân chúng ta kém quá học không thuộc bài thì đành chịu thôi, trách ai đây. Chả nhẽ trách thằng thực dân. Tôi vẫn nhớ cách đây gần ba chục năm một anh CCCP, cháu ruột cụ Su-xep thiết kế Lăng cụ Sáu, có cười ngặt nghẽo mà bảo rằng bọn bồ mần đường to để làm gì nhỉ, để bọn bồ họp chợ phải không?
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #28 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2014, 01:36:44 pm »


Chủ nghĩa đế quốc thực dân, với chính sách thuộc địa hết sức bất công không còn đất sống từ lâu. Nhưng theo tôi, nó để lại 2 thứ không tệ.

Thứ nhất, quy hoạch đô thị, một số công trình kiến trúc thời thuộc địa.

Răng gun. Hà Nội và 1 số thành phố ở khu vực Đông Nam Á đều có nhiều công trình kiến trúc thời kỳ đó. Một vài tấm ảnh bác baoleo bốt ở trên, minh chứng.
Thật tiếc, lĩnh vực này tôi gà mờ. Chỉ biết khen đẹp là…hết. Grin


Trên nóc trường đại học, một con sư tử già đang gầm thét oai phong, như để nhớ lại một thời quá khứ vàng son chưa hề xa.


“Đặc sản” thứ hai thời thuộc địa, nhẽ gần gũi hơn. Nó đây:


Tuy nhiên, ở ta thì các bác tài bị/được ‘ôm’ thực sự. Còn ớ xứ Miến, xa-đờ là xa-đờ  Grin



Theo chân kẻ đi khai thác thuộc địa, có phương tiện hết sức mới lạ với người dân sở tại. Vưỡn sống tốt tới giờ, đó là xích lô.

Có điều, nó hết sức đa dạng về hình thức.
Ở Miến, Mã Lai…xich lô thiết kế như trên.
Ở Ấn Độ, Bangladesh… tài xế ngồi đàng trước.
Việt Nam, Campuchia lại khác, tài xế bố trí đàng sau.

Thời đầu 198x, bác baoleo đầu tư vào dự án Xít-đờ-ca. Ăn chặt. Nó ưu việt hơn các dòng xe anh em ở chỗ: Giao diện thân thiện, khả năng tương tác cao. Grin
Tư vấn với bác baoleo chút xíu cho thêm hoành tráng: Ở mũi xe, phần khách ngồi (chỗ bọn lính SS phát xít Đức đặt khẩu trung liên) bác kẻ biển:  Sidecar  Sans souci.

Lại nói thời đầu 198x. Lúc ấy tôi mới ra quân. Đi xin việc nhưng chưa có nơi nào nhận…
Một lần, xuống tàu điện ở bến xe Kim Liên, chợt nghe có tiếng gọi. Quái lạ, ai nhỉ! Thi ra thằng Hải, lính cùng Trung đoàn. Hải bị mảnh M79 găm vào phổi ngay trận đầu. Giám định thương binh. Ra quân ngay từ hồi đi an dưỡng, trong Nam.

Hải mới lấy vợ, ra đạp xích lô hơn tháng nay ở bến xe Kim Liên. Nó khoe, dóng được con xe xích lô ưng ý lắm. Khung làm từ ống nước Liên Xô phi 15 dày dặn…Lại kiếm được bộ nhíp ô tô “chở 5 tạ xi măng, bình thường”.

Xích lô Hà Nội thời ấy rất gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân, mọi nhẽ. Nó có nội thất rộng rãi, vận hành đa hệ hơn xích lô ở các tỉnh thành khác. Bỏ đi vài phụ kiện như mui, dát gỗ - manh chiếu nhỏ nữa, tất nhiên – Từ xe chở khách, tức khắc thành chiếc bán tải ngay tắp lự. Grin

Nó đại khái như vầy.


Xích lô ở Hà Nội giờ đây đẹp, sang trọng hơn xưa. Nó không phục vụ khách bình dân nữa, trở nên xa lạ với đa số người dân. Kỷ niệm về xích lô Hà Nội, thi thoảng vẫn được nhắc lại cùng thời kỳ tem, phiếu…
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #29 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2014, 02:18:01 pm »

Cái món máy phát điện này cộng với tông Thái tông Lào là sở trường lập nghiệp xưa kia của một đ/c AHQD nhà ta. Còn ý thức giao thông thì phải nói là Đảng Nhà nước dạy dỗ mãi mà con dân chúng ta kém quá học không thuộc bài thì đành chịu thôi, trách ai đây. Chả nhẽ trách thằng thực dân. Tôi vẫn nhớ cách đây gần ba chục năm một anh CCCP, cháu ruột cụ Su-xep thiết kế Lăng cụ Sáu, có cười ngặt nghẽo mà bảo rằng bọn bồ mần đường to để làm gì nhỉ, để bọn bồ họp chợ phải không?

Oài, cứ ra khỏi chữ S thì lại thấy nản về văn hóa giao thông của người Việt, bác qtdc à.

Chủ nghĩa đế quốc thực dân, với chính sách thuộc địa hết sức bất công không còn đất sống từ lâu. Nhưng theo tôi, nó để lại 2 thứ không tệ.
Thứ nhất, quy hoạch đô thị, một số công trình kiến trúc thời thuộc địa…….
Lại đúng, bác tuanb5  Grin
 
…………….
Thời đầu 198x, bác baoleo đầu tư vào dự án Xít-đờ-ca. Ăn chặt. Nó ưu việt hơn các dòng xe anh em ở chỗ: Giao diện thân thiện, khả năng tương tác cao. Grin
Tư vấn với bác baoleo chút xíu cho thêm hoành tráng: Ở mũi xe, phần khách ngồi (chỗ bọn lính SS phát xít Đức đặt khẩu trung liên) bác kẻ biển:  Sidecar  Sans souci. …………

Qoái, sao tôi không nghĩ ra cơ chứ.
Lẽ ra, số tôi phải giầu ngang Phạm Nhật Vượng, nếu hồi đó gập được đồng đội tuanb5  Grin

…………….
Lại nói thời đầu 198x. Lúc ấy tôi mới ra quân. Đi xin việc nhưng chưa có nơi nào nhận…
Một lần, xuống tàu điện ở bến xe Kim Liên, chợt nghe có tiếng gọi. Quái lạ, ai nhỉ! Thi ra thằng Hải, lính cùng Trung đoàn. Hải bị mảnh M79 găm vào phổi ngay trận đầu. Giám định thương binh. Ra quân ngay từ hồi đi an dưỡng, trong Nam.
Hải mới lấy vợ, ra đạp xích lô hơn tháng nay ở bến xe Kim Liên. Nó khoe, dóng được con xe xích lô ưng ý lắm. Khung làm từ ống nước Liên Xô phi 15 dày dặn…Lại kiếm được bộ nhíp ô tô “chở 5 tạ xi măng, bình thường”.…

Ối, nhà cháu ở làng Kim Liên.
Cái bến tầu điện ở công viên và cái bến xe khách, mà giờ là khách sạn Nikko, đều là nơi nhà cháu xuống tầu, mỗi khi từ đơn vị về thăm nhà đấy.
Bác nhắc đúng vào tháng 12, làm nhà cháu nhớ đơn vị, nhớ thời lính gian lao quá.  Wink
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM