Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:29:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Không phải trò đùa  (Đọc 63445 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2014, 11:18:04 pm »

Lời đầu trước khi vào truyện.
Sau khi đọc 2 tác phẩm ""Trong cơn gió lốc"" và ""những bức tường lửa"". Nhà cháu rất mê truyện của Chú Khuất Quang Thụy, hôm trước có lên TVQG và tìm các tác phẩm của chú KQT, có chụp được 3 tập truyện của chú ấy là : ""Không phải trò đùa"", ""trước ngưỡng cửa bình minh"" và ""thềm nắng"", sẽ số hóa dần dần phục vụ các bác, ngoài ra còn một số tác phẩm nữa nhưng sau khi xong 3 tác phẩm này sẽ tìm và giới thiệu tiếp tới mọi người. Nhưng trên TVQG không có tác phẩm mới nhất của chú KQT là ""Đối Chiến"" xuất bản năm 2012, vì có đọc qua phần giới thiệu và rất thích nhưng không tìm mua được. Vì vậy Nhà cháu rất mong các bác nào trên diễn đàn mình có tác phẩm ấy thì bằng cách nào đó có thể số hóa hoặc chuyển qua cho nhà cháu (chụp ảnh hoặc cho cháu mượn để số hóa được là tốt nhất) - Bác nào có tác phẩm ấy thì PM cho nhà cháu vào tin nhắn để tiện liên lạc ạ.
Cám ơn mọi người!


Tác phẩm: Không Phải Trò Đùa
Tác giả: Khuất Quang Thụy
Độ dài: 22 chương
Thể loại : Tiểu Thuyết, NXB Hội nhà văn - Hà Nội - 1999
Từ đầu đến chương 7 - Nhà cháu lấy ở trang này (http://kitesvn.com/thread/-hien-thuc-xuat-ban-khong-phai-tro-du-a-khuat-quang-thuy-325697-3-1.html) - đã rà soát lỗi.

Chương 1

"Sai lầm dễ phạm phải nhất của con người là sự cả tin. Vì vậy, bài học đầu tiên đối với người lính trinh sát là chỉ tin vào những gì chính mắt mình đã nhìn thấy. Nhưng ...còn có những cái mà ngay cả mắt mình đã nhìn thấy mà vẫn không sao tin được?..."

Nhật kí của một người lính trinh sát

I

Ra khỏi nhà ga đông nghịt, nồng nặc mùi mồ hôi người, Tuấn thở phào như trút được gánh nặng. Anh dừng lại bên hè phố, móc túi lấy chiếc vé xe lửa ra ngắm nhìn. Ánh mắt anh lộ vẻ hồ nghi, mặc dù chiếc vé trên tay anh là có thực, là vé thật chứ hoàn toàn không có dấu hiệu của sự giả mạo. Cái mà anh nghi ngờ chính là sức mạnh của nó.Chẳng lẽ, cái mẩu giấy nện này lại có thể đảm bảo cho anh dễ dàng vượt cả chặng đường hàng ngàn cây số từ Hà Nội và Sài Gòn, cái chặng đường mà anh và đồng đội của anh đã phải trải qua hàng chục năm trời chiến đấu gian khổ mới vượt qua được.

Ý nghĩ ấy có lẽ rất kì quặc và chỉ nảy sinh trong đầu những người lính như anh. Còn những người dân bình thường, họ đâu có những ý nghĩ ấy.Với họ, mọi việc thật giản dị. Họ đã bỏ tiền ra để mua một tấm vé xe lửa vào Sài Gòn, vậy thì xe lửa muốn hay không cũng sẽ đưa họ tới đích. Còn những người lính như anh, đã từng đến Sài Gòn bằng con đường vượt Trường Sơn thì không thể không xúc động khi lần đầu tiên nhận một tấm vé tàu. Có tấm vé này trong tay sẽ không phải đi, không phải đánh, không phải ngủ rừng, không sốt rét, nhưng nhất định sẽ tới đích. Tiện lợi biết nhường nào!

Nói cho đúng ra, cách đây hơn 10 năm anh cũng đã nhận được một "tấm vé" để bắt đầu cuộc hành trình tới Sài Gòn. Một chiếc vé đặc biệt: không ghi giá tiền, không ghi số kilomet phải vượt và thời gian hoàn tất cuộc hành trình, trên tấm vé ấy ghi một dòng chữ đậm:

GIẤY BÁO TRÚNG TUYỂN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Bốn chục học sinh cùng khoa trong trường đại học mà anh đang học đã nhận được những "tấm vé" như thế. Khi thầy chủ nhiệm lớp kiêm chính trị viên đại đội tự vệ nhà trường trao tấm vé ấy cho Tuấn, cậu Thư ngồi bên cạnh đã nhìn aanh bằng ánh mắt ghen tị không chút dấu diếm. Vừa rồi, khi anh lách khỏi ghi-sê, anh cũng gặp một ánh mắt ghen tị như vậy của cái anh chàng mặc áo caro, xếp hàng trước anh. ANh ta vừa bị đồng chí công an làm nhiệm vụ kiểm soát giấy tờ mời ra khỏi hàng nhường cho Tuấn. Hình như đồng chí công an có trí nhớ không đến nỗi tồi, đã kiên quyết khẳng điịnh rằng anh ra đã xếp hàng mua vé tàu đi Sài Gòn ít nhất cũng hàng chục lần trong vòng mấy tháng vừa qua. Khi phải nhường chỗ cho Tuấn, anh ta vừa hầm hầm bước ra vừa chửi toáng lên:

- Mẹ kiếp, đéo có vé ông cũng lên được tàu! Sợ cóc gì thằng nào?

Và như để biểu dương sức mạnh của mình, anh ta xòe ra một xếp bạc loại năm mươi đồng còn mới cứng.

Có lẽ Tuấn chẳng có ác cảm gì nhiều lắm với anh ta nếu như anh ta không cố tình bám theo Tuấn ra tận đây. Thấy Tuấn tư lự nhìn chiếc vé tàu, anh ta mạnh dạn bước tới.

- Này chiến hữu - Anh ta gọi giật giọng - Ta có thể làm việc với nhau được đấy. Đằng ấy để lại lại vé tàu cho tớ đi, rồi ra trạm mà bám tàu quân sự.Tớ sẽ trả hậu. Được chứ, chiến hữa?

Tuấn nhăn mặt cau có đáp:

- Thứ nhất, tôi không phải là chiến hữu của anh...
- A ha! Thế thì đằng ấy đã lầm ngay từ điều thứ nhất rồi. Nhìn đây - Anh ta vừa nói vừa vạch tung cả cúc áo ngực, phô ra cả một mảng bự và nham nhở sẹo napan - Thấy chưa? thương binh chính hiệu đấy. Có điều là tớ đã dại đột không quyết tâm chờ cho bằng được cái thẻ thương binh. Mẹ kiếp! Ngu hết chỗ nói. Nhưng mà hồi ấy đang còn chiến tranh, tháng chó nào mà tính được hết cái sự lợi hại của cái "thẻ chen ngang" này, phải không? Hòa bình rồi mới thấy nó đắc dụng. Tớ đã bỏ cả tháng trời mò về đơn vị cũ để xin làm thẻ. Mẹ kiếp. Chúng nó đéo giải quyết, cứ khăng khăng đòi cho xem giấy chứng thương. Thế có đáng đào mả nhà chúng nó lên hay không? Cái vết thương to tổ bố thế này mà chúng nó đéo tin, lại cứ đòi cái giấy mà tớ đã chùi đít từ đời tám hoánh nào rồi ấy. Tóm lại là bây giờ đi làm ăn xa là cứ phải đi xếp hàng như chờ của bố thí ở các bến xe bến tầu. Thế đấy, đằng ấy đưa vé cho tớ, lấy thêm ít tiền xài đỡ rồi ra trạm giao liên mà chờ tàu quân sự, tội đéo gì mà phải mua vé? Hở cậu thộn?

Nghe một lô những câu chửi bới tục tĩu, Tuấn bỗng giận sôi lên, anh bước sấn tới trước mặt hắn, giọng anh rít lên:

- Câm mồm, mày bảo ai là thằng thộn?

Cái miệng hắn chợt nhếch lên:

- A... Mày...Định chơi đấy hả? Thì đây...

Cánh tay hắn vừa vung lên đã bị kẹp chặt trong đôi bàn tay cứng như sắt của Tuấn. Anh hơi chùng gối xuống một chút rồi nhanh như chớp, bẻ quặt cánh tay hắn về phía sau. Vẫn nguyên tư thế ấy, anh cúi xuống nói như thổi lửa vào tai hắn:"Nếu mày mà không có những mảng sẹo napan kia thì tao bóp vụn mày ra, hiểu chưa?" Hắn im re, có vẻ như đã hiểu. Tuấn buông tay ra hắn rồi quay gót đi thẳng, không thèm ngoái lại. Thế đấy, lại thêm một chuyện bực mình nữa. Chuyến đi của mình mở đầu đã xúi quẩy rồi...Tại sao mình không cố kiên tâm chờ thêm một vài ngày nữa để đi tàu quân sự mà cứ khăng khăng quyết định đi tầu Thống Nhất định vào ngày mai? Cái thằng ấy rõ ràng là thương binh thật. Vết bỏng napan ở ngực, ở bụng. Mình cũng vậy ở ngực và ở bụng. Có điều hình như hắn bị nặng hơn mình thì phải. Mình đã nhìn rõ những cái hỗ sâu như những cái hang mùm mũm trên khoang bụng hắn. Điều thú vị là đến nay mình cũng chưa có "thẻ chen ngang", nói theo cách của hắn, vì mình lười, không chịu đi làm thủ tuc, không chịu mang tới cơ quan chính sách những giấy tờ cần thiết và cả một tấm ảnh nữa. Sau này, khi rời quân ngũ trở về, liệu mình có cần đến một cái "thẻ chen ngang" hay không? Nếu cần, liệu mình có chứng minh được với cái nơi mà họ sẽ cấp thẻ là mình đã bị thương tại mặt trận chứ không phải bị phỏng vì nấu cám heo cho vợ hay không?

Mình sẽ chứng minh được.

Anh khẽ rùng mình. Những quả cầu lửa nổ bung trước mặt. Cả quả đồi bốc cháy. Cả trung đội bốc cháy. Tiếng goài thét đuối dần trong tiếng lửa reo ù ù. Lửa chưa tắt, bọn biệt kích Mỹ mặc áo rằn ri đã từ trên trực thăng nhẩy xuống. Chỉ còn năm khẩu tiểu liên do cậu Chính chỉ huy lên tiếng. Năm khẩu, thế là đủ. Một chiếc trực thăng và hơn hai mươi tên Mỹ, nằm lại sườn đồi đen sạm tro than. Không đủ, thua lỗ to. Mười hai chiến sĩ trinh sát kì cựu của sư đoàn vắng mặt trong như những chiến dịch sắp tới là một tổn thất to lớn. Hơn hai tháng trời nằm viện. Nửa tháng đầu, đứa nào đứa nấy trần như nhộng. Nằm ngử, nằm sấp đều không ổn, nước vàng rỉ ra tanh rình. Một thằng chết vì hoại thư, một thằng nữa vì nhiễm trùng vậy. Trời đất! Mà sao người ta nhất định phải có nữ y tá ở các quân y viện? - Anh mỉn cười mặt bỗng nóng rực -  những cô gái mới táo tợn làm sao? Khi các anh bị lột trần nằm trên giường bệnh, thì có lẽ trong mắt các cô, các anh không còn là đàn ông nữa? Nhưng chỉ cần mặc được quần áo thôi là mọi việc ổn cả. Đời lại đẹp hơn gấp ngàn lần, các cô bạn y tá lại trở lên duyên dáng, e lêj từ lúc nào chẳng rõ. Nhờ trời những mảng sẹo gấm ghiếc của mình lại được quần áo che khuất. Chỉ thương bọn thằng Minh, thằng Vọng... sẹo đầy mặt, không có cách nào ngụy trang được. Hồi ấy, đứa nào cũng nghĩ rằng hai thằng này rồi khó mà lấy được vợ. Ai ngờ, cả hai đứa cuối cùng đều có hạnh phúc, vợ thằng Vọng lại vào loại đẹp gái nữa mới lạ.

Riêng mình, không có vết sẹo nào trên mặt, lại vào loại đẹp trai nữa, vậy mà thật vô duyên. Hảo đã lấy chồng, khó mà tìm được một người bạn gái nào mà mình có thể yêu như đã yêu Hảo.

Nhưng tại sao mình lại mất cô ấy? Anh tự hỏi mình. Những vết sẹo napan trên người anh thoắt nóng rực lên.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 01:12:20 pm gửi bởi ptlinh » Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2014, 11:24:15 pm »


II
Anh rảo bước trên đường phố cố xua đuổi những ý nghĩ nặng nề cứ như một đàn ong vo ve dai dẳng trong đầu anh kể từ lúc anh nhìn thấy những mảng sẹo napan trên ngực , trên cái bụng của kẻ tự xưng là đồng đội của anh. Dập xóa được những ấn tượng nặn gnề trong tâm trí mình quả là một việc khó, nó không đơn giản như xóa một dòng chữ viết lỗi trên bảng đen của một cậu học trò. Tai hại là ở chỗ, cái mảng sẹo của hắn thế nào mà trông rất giống cái sa bàn thu nhỏ. Cái sa bàn mà anh vừa đắp để trả bài tập chiến dịch.Vì nó mà anh đã phải tranh cãi với ông đại tá, giáo viên hướng dẫn của mình một trận nảy lửa, đến nỗi nếu không có chuyến đi này thì chưa biết chừng anh phải ra trước hội đồng kỉ luật cũng nên. Nhưng nguyên cớ thì tích tụ từ lâu, , cái sa bàn hôm ấy chỉ là một lý do trực tiếp mà thôi.Dường như số phận cố tình đùa giỡn anh, nên đã xếp đặt ở đầu vào và đầu ra hai cuộc đụng độ với cùng một con người.
Nhớ lại ngày anh về trường, người đầu tiên mà anh gặp cũng là ông ta. Ông ngồi trong phòng trực ban nhà trường, nhìn thấy anh bước vào, ông ta đứng phắt ngay dậy. Anh phạm một khuyết điểm thứ nhất: không đưa tay lên vành mũ chào như thường lệ mà bỗng dưng không hiểu vì sao lại bật cười. Có lẽ anh cưới vì cái bụng phệcủa ông ta. Khi ông đứng lên cái bụng ấy cứ cà vào sát mép bàn. Rõràng cái bụng ấy sinh ra không phải để mà áp xuống đất. Nó cũng sẽ trở thành một trở ngại không nhỏ nếu như phải nằm ngửa mà trườn qua hàng rào cũi lợi bò vào căn cứ địch. Và khi phải leo dốc thì hai đầu gối sẽ phải thi nhau làm nhiệm vụ của đôi dùi trống. Ý nghĩ quái quỷ ấy đã khiến anh bật cười vào đúng cái lúc đáng lý phải đứng nghiêm, đưa tay lên vành mũ chào và dõng dạc lên tiếng:” Báo cáo đồng chí trung tá, tôi đại úy Vũ Quốc Tuấn đã có mặt theo lệnh chiêu sinh của học viện.
Anh không làm được điều đó và tai hại hơn là đã cười. Thật đáng kiếp khi anh phải hứng chịu cơn thịnh nộ của ôngtrung tá bụng phệ. Sẽ chẳng có gì xảy ra nếu như ông ta chỉ phê bình sự thiếu nghiêm chỉnh của anh trước cấp trên. Nhưng thật tai hại khi ông ta bắt đầu dậm chân thình thịch và hét lên:

-         Anh không phải là sĩ quan mà chỉ là một cậu du kích! Một cậu du kích,hiểu không? Chiến trường đã làm hư hỏng các anh. Các anh sống tự do,lêu lổng, nhộn nhạo nó quen đi rồi. Không còn nhớ gì đến quân phong kỉ luật nữa. Phải lột xác các anh đi thì mới xứng đáng mặc bộ đồquân phục sĩ quan hiểu không?

Anh khẽ nhếnh mép cười:

-         Thưa đồng chí trung tá, tôi không hiểu ạ!

-         Sao?Khô…ông hiểu à?

-         Vâng, tôi không hiểu vò sao chiến trường lại làm hỏng chúng tôi như trung tá vừa nói. Ngược lại, chúng tôi luôn nghĩ rằng chính cuộc chiến đấu ngoài mặt trận đã rèn luyện chúng tôi lên người -  Anh đã cảm thấy ngưa ngứa trong cổ và cố xổ luôn một tràng – Có thể chúng tôi  chưa biết đi đều bước. Vì thưa trung tá, ở trong rừng không thể nào đi đều bước được, ở chiến hào lại càng không. Chúng tôi cũng chưa quen đưa tay lên vành mũ chào và thưa gửi theo điều lệnh. Đơn giản là vì ở chiến trường chúng tôikhông chào và xưng hô, thưa gửi như thế. Tôi không cho răng như  thế là tốt vì tôi hiểu, quân đội baogiờ cũng là quân đội. Phải có kỉ cương chứ! Nhưng chiến tranh với những phức tạo của nó, không cho phép chúng tôi sinh hoạt theo đúng điều lệnh chính quy. Trung tá đừng vội ngạc nhiên? Chảng lẽ trung táchưa từng ở mặt trận sao? CÒn riêng tôi, tôi thừa nhận chưa có cáiphong đội chững chạc của một sĩ quan. Vì tôi chưa một ngày nào đượchọc làm sĩ quan cả. Như vậy, đâu phải lỗi tại tôi?

-         Hừm… thế mà người ta cũng …phong quân hàmđại úy cho anh cơ đấy!

-         Vâng, có lẽ…- anh cố ghìm nhưng vẫn cứbuột miệng- có lẽ người ta nhầm ạ.

-         Hừm…nhầm- ông trung tá bụng phệ gườm gườmnhìn anh – Thôi được.Anh hãy ra nhà khách nằm chờ. Tôi sẽ báo cáolại với bộ phận tuyển sinh. Có thể họ đã nhầm lẫn thật sự khi cửanh đến đây học tập. Để xem – Ông ta liến nhìn giấy tờ của anh – Anh làchủ nhiệm chinh sát sư đoàn thôi à? Khóa này người ta có chiếu cốcho các đơn vị phía trước thật, nhưng chí ít cũng phải là phó trungđoàn trưởng trở lên chứ? Hừm, có lẽ phải có ý kiến lại về trườnghợp của anh, không thể đào tạo cẩu thả thế này được.

-         Thưa đồng chí trung tá – anh cảm thấy đếnlúc phải thẳng thắn -  Theo chỗ tôibiết thì đồng chí là trực ban nhà trường. Đồng chí hãy làm chođúng chức trách của mình và chớ có can thiệp vào công việc của cơquan chuyên môn. Tôi có đủ tư cách để về đây học tập hay không đã cócơ quan cán bộ chịu trách nhiệm.

-         Hừm… anh nói rằng… Hừm… thôi được. Giấytờ của anh đây. Anh cứ ra nhà khách nằm chờ, rồi anh sẽ biết tôi cótrách nhiệm gì với những người như anh.

Phớt lờ cái giọng đe nạt của ông trung tá, Tuấnkhoác ba lô về nhà khách của trường và nằm chờ. Dọc đường anh vừabực mình vừa buồn cười. Có lẽ ông trung tá này lần đầu gặp một anhchàng bướng bỉnh, không chết kiếp vì cơn thịnh nộ của ông ta. Mìnhsẽ khốn khổ trong những năm học ở đây cho mà xem. Bắt đầu đã khôngổn rồi. Ước gì người ta nhầm thật và mình lại được trở về đơn vị.Hoặc, tốt nhất là được giải ngũ. Trông mình chả có mẽ sĩ quan chútnào thực. Thời bình, sĩ quan phải ra sĩ quan chứ. Nhưng nếu được rờiquân đội mình sẽ làm gì nhỉ? Học chưa hay cày chưa biết. Còn, trướccuộc đời vô cùng phong phú thì bọn mình giống như những anh thợ chữacháy vừa từ trong đám cháy bước ra, mắt mũi còn quáng lòa, đầu óccòn âm âm u u. Bọn lính trận chúng mình chưa có thời gian để “hoànhồn”, để có thể bình tĩnh mà quan sát, tiếp nhận cái muôn hồngngàn tía của đời thường. Chẳng thế mà mấy lần đến thăm Hảo, ở cáiviện nghiên cứu đáng kính của nàng, mình liên tiếp bị chọc quê, bịthất thố. Còn Hảo và các bạn của cô thì thật là tinh vi, sâu sắc.Trước bọn họ mình chỉ là con gấu vụng về, còn trước ông trung tábụng phệ này, mình chỉ là một cậu du kích, không hơn không kém.

Phải mất hơn một năm cái nhà trường quân sự nghiêmkhắc kia mới tạm có thể tự hào mà nói rằng đã  “lột xác” được “ một anh du kích” thànhmột học viên sĩ quan vào loại trung bình. Mình chỉ luôn đạt điểmtrugn bình ở cái bộ môn mà ông trung tá bụng phệ kia là giáo viênhướng dẫn. Thật khó làm vừa lòng ông ta được khi mà không bao giờ ôngta quên được những ấn tượng không đẹp anh đã gieo vào lòng ông ta trong buổi đầu tới trường. Hơn mộtnăm trời đủ để cho anh hiểu vì sao mà ông ta lại thành kiến đến thếđối với cánh sĩ quan không được đào tạo từ các nhà trường. Gần nhưsuốt cuộc đời làm sĩ quan, ông ta sống với các học viện, nhàtrường. Chiến trường quen thuộc của ông ta là từ vĩ  tuyến hai mươi trở ra. Trong phạm vi ấyrõ ràng phải trừ những nơi mà cuộc chiến tranh phá hoại được coi làtrọng điểm. Dĩ nhiên không kể đên cái lần, ông ta cùng phái đoàn củabộ vào dự hội nghị tổng kết chiến dịch ĐƯờng 9 – Nam Lào ở QuảngBình và sau đó đã viết một bài luận văn quân sự về nghệ thuậtchiến dịch, một tác phẩm ông luôn coi là mẫu mực của thể văn chínhluận quân sự mà các học viên của ông không biết đến là không xong!Trong số nhiều những khuyết điểm mà anh đã phạm trong suốt thời gianhơn một năm “tu nghiệp” thì có một khuyết điểm trầm trọng nhất, làđã có một thái độ bất kính đối với bản luận văn quân sự nổi tiếngđó. Anh đã dám phản bác một vài luận điểm trong bản luận văn quânsự đó. Điều tai hại là anh lại đưa ý kiến của mình ra, công khai tranh luận trong một cuộc thảo luận về nghệ thuật chiến dịch. Ýkiến của anh lại được khác nhiều người, kể cả học viên lẫn giáoviên đồng tình. Từ buổi đó anh luôn là đối tượng “chăm sóc” của ôngtrung tá bụng phệ (nay đã là đại tá). Nhưng anh vốn mang sẵn trongmình cái tính bướng bỉnh cố hữu của lính trinh sát, đã bất chấpmọi sự trù úm tầm thường ấy. Điều quan trọng là anh đạt điểm cao ởtất cả các bộ môn, trừ những bài tập do ông ta hướng dẫn. Vốn sốnghơn chục năm ở chiến trường đã giúp anh một cách đắc lực trong họctập. Tính trung thực thẳng thắn đã giúp anh có nhiều bạn bè tốt. Họche chở cho anh vượt qua mọi cơn thịnh nộ của ông trung tá bụng phệ. Cuộc tranh luận bên sa bàn hôm vừa rồi là cuộc tranh luận cuối cùng. Anh hơi ân hận vì đã nói năng không được thận trọng và đã làm ông ta bẽmặt, lòi cái đuôi dốt nát của mình ra.

Ngày hôm sau anh được gọi lên văn phòng Ban giám hiệu. Anh chờ đợi một cú kỉ luật, nhẹ cũng là phê bình. Ai ngờ…

Thì ra cuộc ra đi của anh đã được quyết địn từtháng trước. Đồng chí tư lệnh quân đoàn ra Hà Nội họp đã tới gặpgiám đốc học viên xin cho anh trở về đơn vị gấp. Cục cán bộ cũng đãđồng ý cho anh “ra trường non”,. Ở văn phòng anh nhận được quyết địnhđiều động trở về đơn vị cũ ở biên giới Tây Nam. Và… thật bất ngờ,kèm theo cả quyết địn thăng quân hàm thiếu tá theo đề nghị của đơnvị và học viên. Cả hai thứ đều tuyệt! Anh còn trẻ, vì thế nếu đượcđeo lon thiếu tá lên chào ngài đại tá bụng phệ thì kể cũng thích.

Hôm trước rời học viện để về nghỉ phép vài ngàytrước khi đi chiến trường, anh đã thắng bộ quân phục mới là cứng, đeoquân hàm thiếu tá đỏ chói lên văn phòng khoa chào ông đại tá “của mình”.Anh đĩnh đạc bước vào cửa, dập gót đứng nghiêm, đưa phắt tay lên vànhmũ chào một cú “hết sẩy”. Đến nỗi ngài đại tá giật mình, quên cảđáp lễ cấp dưới, xô ghế đứng dậy, bước tới nắm chặt tay anh, vừalắc liên hồi vừa khen rối rít:

-         Khá lắm! Khá lắm! .. chững chạc đấy! Thếmới là sĩ quan chứ!

Nhận được lời khen hào phóng ấy, anh nở gan nở ruộtvà thầm nghĩ:” Thực ra thì ông ta cũng không đến nỗi nào”.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #2 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2014, 10:42:53 am »

III


Với một người chưa vướng víu gì về đường vợ con như Tuấn thì một tuần nghỉ ở nhà là quá đủ. Anh không dám nói với mẹ là mình lại chuẩn bị ra trận. Một đưá con hy sinh và một đứa con thương tích đầy mình cũng để mẹ hiểu thế nào là mặt trận rồi. Vì vậy, anh cố tạo ra cái vẻ bình thường như bất kỳ một đợt  nghỉ tranh thủ nào trong hai năm qua khi anh đang còn là học sinh của học viện quân sự. Mỗi buổi sáng anh vẫn dậy sớm tập thể dục bằng cách quẩy thùng ra giếng  gánh vài gánh nước về đổ vào bể chứa, trong khi cô em gái của anh la hét dựng mấy đứa cháu dậy học bài và bà chị dâu thì loay hoay thổi nấu dưới bếp. Mẹ cũng thường dậy vào lúc ấy. Sau khi ra “bản thông báo thời tiết”, căn cứ vào các khớp xương, mẹ bắt tay vào công việc đầu tiên trong ngày. Với chiếc chổi bằng lá cọ trên tay, mẹ quét la quét liệt từ trong sân nhà ra ngoài ngõ xóm. Sau khi hoàn thành công việc vệ sinh ấy, mẹ trở vào mở cửa chuồng ga, tung ra sân vài nắm thóc lép và bắt đầu “điểm binh”. Lâu nay mẹ thường không mấy khi đếm một lượt mà chính xác số gà của mình, cứ đếm được nửa chừng mẹ lại lẫn. Loay hoay mãi, có khi tới lúc đàn gà tinh quái đã” dùng xong điểm tâm” và bắt đầu tản ra đi kiểm ăn, mẹ vẫn chưa đếm xong số gà của mình. Mẹ đã lẫn, đó là dấu hiệu chắc chắn nhất của tuổi tác.



Mấy ngày này đàn gà của mẹ đang trải qua một cơn tai biến! Cứ vài hôm đội ngũ của chúng lại vắng đi một hai chú, tùy theo tình hình sức khỏe của anh con trai mà bà luôn lo lắng và số khách mà nó thường kéo về bất kỳ lúc nào. Tuy vậy trong đội ngũ đông đảo những con vậ hiến sinh ấy có bốn con gà trống thiến luôn được bà đảm bảo an toàn. Bốn con gà trống thiến ấy phải luôn trong tình trạng sẵn sàng để đến một ngày nào đó sẽ được mẹ hạ lệnh đưa đến cái nhà nào có người con gái mà mẹ sẽ gọi là con dâu của mẹ! Nhưng tơi ngày hôm nay, điều đó chưa xảy ra. Đã bao lâu Tuấn nhận ra tiếng thở dài của mẹ mỗi khi nhìn thấy bốn tên gà trống đỏm đáng và béo tốt kia đi lại nghênh ngang trong sân nhà. Có lần bà bỗng dưng nổi đóa vung cán chổi lên định choảng cho bốn anh chàng vô duyên ấy một trận, tuồng như chỉ vì “bốn chàng ngự lâm” ấy mà con trai bà chưa lấy được vợ vậy. Lâu nay bà thôi không thúc giục anh nữa, nhưng trong thâm tâm, anh biết mẹ vẫn đang chờ đợi và hy vọng mình sẽ có cơ hội để lo bề gia thất cho đứa con trai của mình trước khi nhắm mắt xuôi tay. Hiểu được tâm trạng đó của mẹ, Tuấn vô cùng ân hận. Anh cũng đã cố gắng để làm vừa lòng mẹ, nhưng chưa có cơ hội nào. Anh không muốn lặp lại những sai lầm có tính chất tương đối phổ biến của những chiến sĩ từ mặt trận trở về, vội vàng cưới đại một cô gái nào đó, để rồi chỉ sau tuần trăng mật là bắt đầu có sự trục trặc. Nhưng hai năm trời chẳng lẽ còn là ít để anh  có thể tiến hành một cuộc lựa chọn? Nhưng  mẹ có thể sẽ tha thứ cho anh nếu mẹ hiểu rằng hai năm đó là hai năm anh vật lộn với mối tình của mình, và cuối cùng đã chịu thất bại. Hảo đã đi lấy chồng hồi đầu năm nay. Lá thư dài dòng mà cô viết cho anh trước ngày cưới vẫn còn nằm trong ba lô của anh. Anh định đốt đi mấy lần mà không đang tâm. Dù sao đó cũng là những kỉ niệm cuối cùng về Hảo. Sáng nay, khi tổ chức một cuộc tuyển chọn những gì mang theo ra trận lần này, anh đã để ra một tiếng đồng hồ để nghiền ngẫm lại bức thư ấy.


Nó như thế này,



]Anh Tuấn thân yêu!



Chủ nhật tuần này chúng em sẽ tổ chức lễ thành hôn. Em biết, nếu em mời thì nhất định anh sẽ về. Nhưng em không muốn đặt anh vào một tình huống khó xử, mặc dù em biết anh vốn không sợ bất kì một tình huống hiểm hóc nào của cuộc đời. Anh cho em xin lỗi về việc này.



Cho đến tận lúc này, khi em sắp lấy chồng, em vẫn không hiểu thực ra thì vì sao chúng lại ta phải chia tay nhau? Em đã chờ đợi anh hơn chục năm trời. Còn anh thì đã vượt qua cái chết để về với em. Ấy thể mà đến khi tưởng chừng như không còn điều gì ngăn trở chúng ta nữa thì chúng ta lại không thể cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Anh cũng biết rõ rằng, cho tới lúc đó trong trái tim em ngoài hình bóng của anh chưa có hình bóng một người con trai nào khác. Nhưng có lẽ trong bấy nhiêu năm em xa anh, hình bóng người con trai mà em ấp ủ lại không phải lại không phải cái người mà em đã gặp lại sau hơn mười năm xa cách. Tuấn mà em hằng yêu, chẳng lẽ lại không phải là anh! Em ngỡ ngàng biết bao khi gặp lại anh. Lúc đầu em tự giải thích rằng: có lẽ vì chúng mình xa nhau quá lâu, nên khi gặp lại nhau còn ngỡ ngàng. Thời gian sẽ giúp em hiểu anh. Sẽ giúp em tìm lại hình bóng của Tuấn ngày nào mà em hằng ấp ủ. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Anh như đã là một người con trai khác, cũng đẹp đẽ, cao thượng, nhưng là một kiểu đẹp đẽ và cao thượng hoàn toàn khác với con người mà em vẫn hằng nhớ thương. Và em cũng nhận ra sự ngỡ ngàng ấy trong anh. Có lẽ chính anh cũng đã từng tự hỏi:”liệu cái cô kỹ sư này có phải chính là cô Hảo mà ngày xưa mình đã từng yêu hay không?”. Hơn mười năm qua, cái cô gái mà anh hằng thương nhớ đâu có phải là cái cô kỹ sư kênh kiệu này? Thú nhận với em đi. Chính anh cũng đã từng trải qua những cơn dằn vặt như thế và cũng hy vọng thời gian sẽ bóc đi cái vỏ ngoài của quả thị để trả lại cho anh cô Tấm ngày nào. Nhưng điều kỳ diệu đó đã không xảy ra, phải không anh? Chúng ta đã cố dành nhiều thời gian để hẹn hò, gặp gỡ, trao đổi. Nhưng thật đáng buồn khi mà càng gần nhau chúng ta lại thấy khó mà có thể hòa hợp được. Điều gì đã xảy ra vậy? Em cũng không biết nữa. Đã có lúc em tự hỏi: hay vì em sống ở nước ngoài quá lâu, đã hấp thụ một lối sống khác, một quan niệm khác về tình yêu, hạnh phúc? Kiểm điểm lại, em không thấy mình có lỗi. Những năm xa anh em không nghĩ đến điều gì khác hơn là gắng công học tập, để xứng đáng với anh. Và em đã làm được điều đó, em đã tốt nghiệp loại ưu, đã được kết nạp vào đảng và đã giữ được lời hứa thủy chung. Nhưng bây giờ mọi điều không còn đơn giản như em nghĩ. Càng gần anh em càng thấy rằng: chúng ta sẽ không hạnh phuc khi chung sống với nhau. Có lẽ anh còn cảm thấy điều đó rõ ràng hơn cả em. Một năm sau ngày anh từ chiến trường ra, chúng ta đã đi đến cái quyết định đau xót nhưng có lẽ là rất đúng đắn, đó là sự chia tay, hay nói đúng hơn là đừng bao giờ nghĩ tới chuyện chung sống với nhau nữa, mà như anh nói:” Hãy là những người bạn tốt của nhau mãi mãi”. Cho tới tận lúc này em vẫn không ân hận gì về quyết định đó. Em tin rằng anh cũng không hề ân hận vì đã quyết định như vậy. Chúng ta thừa nhận sự vận động không ngừng của sự vật, của cuộc đời và con người thì cũng hoàn toàn có thể tin rằng những quan niệm về tình yêu và hạnh phúc của mỗi con người cũng được thay đổi và hoàn chỉnh với năm tháng, cùng với sự từng trải và trưởng thành của mỗi con người. Mười lăm năm, một quãng thời gian bằng một phần ba cuộc đời của một con người, hoàn toàn có thể biến chúng ta thành con người khác xa với cái con người ở điểm xuất phát. A đã thành A’ và B đã trở thành B’. A và B có thể hiểu nhau và yêu nhau nhưng A’ và B’ thì chưa chắc! Điều đó thiết tưởng chẳng có gì đáng ngạc nhiên phải không anh?



Đấy, anh thấy chưa, cái cô Hảo ngày xưa đâu có rắn rỏi, quyết đoán được như vậy? Đâu có biện luận một cách rắc rối như vậy về sự đời và về tình yêu? Cô bé Hảo ngày xưa với đôi mắt to tròn luôn ngơ ngác, luôn ngạc nhiên với tất cả những gì xảy ra xung quanh nó, cái cô bé Hảo có thể khóc được vì một con bươm bướm vàng bị Tuấn vặt trụi một bên cánh và thả xuống dòng mương trước cửa trường. Có lẽ Tuấn đã yêu cô bé Hảo ấy, nhưng chưa chắc Tuấn đã có thể yêu một cô Hảo ngày ngày ngồi trước kính hiển vi và chỉ coi con bướm vàng kia là một côn trùng thuộc họ cánh phấn không hơn không kém trong bộ sưu tập ấu trùng của cô ta. Điều đó cũng không có gì đáng trách phải không Tuấn?



Cuối cùng, đây là điều quan trọng nhất Hảo muốn nói cùng anh: Biện luận một cách khoa học như vậy chỉ là để an ủi nhau để đừng nuối tiếc, oán giận nhau mà thôi. Cái sự so sánh toán học kia có vẻ đúng đắn nếu không tính đến những khả năng kì diệu của trái tim con người.



Cầu mong anh mạnh khỏe, dồi dào nghị lực để vượt qua mọi trở ngại trên con đường mà anh đã chọn.


Hảo của anh
.
[/i]

Anh còn nhớ rõ những phản ứng xảy ra tron lòng mình vào cái giây phút hệ trọng khi anh lần đầu tiên đọc những dòng thư ấy. Đó là một trạng thái tâm lý thật khó phân tích: một chút chua chát, nuối tiếc, một hơi thở phào nhẹ nhõm, một nỗi dằn vặt và cuối cùng là sự chấp nhận thụ động. Sau đó vài ba ngày khi tinh thần anh đã cân bằng, lý trí anh đã sáng suốt, anh mới thử bắt đầu phân tích lại sự việc. Trước hết, anh lấy làm mừng vì trong lòng mình không gợn lên một chút oán hận, tiếp theo anh cảm thấy xấu hổ trước sự thẳng thắn của Hảo. Cô ấy đã không che dấu sự thật, một sự thật khó nắm bắt vì nó ẩn xâu trong lòng người và được ngụy trang bằng hàng rào của kỷ niệm, bằng cả sự tế nhị và lòng tự trọng. Anh đã không đủ dũng cảm để nói lên sự thật ấy.



Hảo đã đón anh về như tất cả những người yêu đã chung thủy đợi chờ khoảnh khắc hơn chục năm trời. Thoạt đầu dường như mọi việc đều tốt đẹp, đều trôi chảy. Niềm vui xum họp đã lấn át tất cả. Anh chỉ thấy Hảo cao lớn hơn, xinh đẹp hơn, tự chủ hơn. Còn anh… Có lẽ… có lẽ anh đã xử sự rất dở. Anh lúng túng vụng về và nói năng lộn xộn như một cậu học trò không thuộc bài. Nhưng nếu như Hảo không xuất hiện, không ào đến vào đúng cái lúc ấy…?Vào đúng cái giây phút anh đang ngụp lặn trong những dòng nước mắt và trong những câu hỏi không đầu không cuối của mẹ. Giá như lúc ấy mấy cái cúc áo ngực của anh không bung ra. Và mẹ, với anh mắt tinh tường chỉ những người mẹ mới có đã kịp nhận thất những mảnh sẹo napan trên ngực con. Với quyền năng của người mẹ, mẹ đã làm cái việc mà bất kì người mẹ nào cũng sẽ làm trong những trường hợp như thế - Mẹ lao tới lật tung hàng cúc áo trên người con rồi vừa khóc vừa xem xét tỉ mỉ tất cả những gì mà cuộc chiến tranh đã in dấu trên người con, hệt như ngày xưa mẹ vẫn thường làm sau mỗi buổi con đi thả trâu về. Con là một đứa trẻ nghịch ngợm, điều đó thì quá rõ. Vì thế, không mấy buổi chiều ở bãi thả trâu về mẹ không phải lột áo con ra để lấy  các loại dầu mà xoa lên những vết bầm tím. Việc đó quen thuộc với con tới nỗi khi vào bộ đội, được đi học trinh sát, sau mỗi buổi đi học võ thật về con cũng phải dùng các loại dầu mà mẹ đã gói sẵn cho con mang theo hôm lên đường nhập ngũ để xoa bóp. Mẹ biết chắc rằng sẽ có lúc con phải dùng tới, vì trong thâm tâm, mẹ luôn nghĩ con trai mẹ là một đứa trẻ nghịch ngợm. Cuối cùng sau bao năm trời xa mẹ đi “đùa giỡn” với tử thần trở về, con cũng mang về cho mẹ những vết bầm dập. Những vết bầm dập mà con thu lượm được trong cuộc này vượt xa sức tưởng tượng của mẹ. Vì thưa mẹ, bãi chiến trường hoàn toàn khác xa với bãi thả trâu của lũ trẻ làng ta. Bời vậy, con đã thấy ánh mắt mẹ lạc đi, khuôn mặt già nua của mẹ nhăn nhúm lại, tiếng mẹ thốt lên nghẹn ngào :”Con ơi, đến nông nỗi này cơ ư?”



Con lặng lẽ cúi đầu như một đứa trẻ có lỗi. Nhưng con bỗng ngẩng vụt khi chợt nghe tiếng kêu thảng thốt của Hảo. Và, trong một khoảnh khắc con đã kịp nhận ra cái rùng mình của cô ấy. Những vết sẹo trên cơ thể con bỗng chợt nóng rực lên.



Từ giây phút ấy A đã trở thành A’ và B đã trở thành B’.



Từ giây khắc đó sự việc diễn ra như nó phải diễn ra. Đã bao lần chúng ta đi bên nhau, ngồi bên nhau. Nhưng thật lạ lùng, cứ mỗi lần ánh mắt em dừng trên thân thể anh là những mảng sẹo napan lại nóng rực lên. Chính vì thế mà khi ở bên em, anh không còn là anh nữa. Những ánh mắt nồng say, những ý nghĩ sâu sắc, những lời nói nhiệt tình ấm áp cũng biến đi đâu mất. Anh ngượng ngùng, lúng túng và chịu đựng, anh chỉ còn như là một cái vỏ của một anh chàng Tuấn nào đó. Dần dần anh đã trở nên nhạt nhẽo, xa lại với em.



A đã thành A’ và B đã thành B’.



Có một lần em lần lên nút áo ngực anh, em đòi được xem “nó ra làm sao”, em hoàn toàn có quyền như thế. Nhưng anh đã giãy nẩy lên và từ chối một cách thô bạo. Từ đó em không bao giờ lập lại yêu cầu đó nữa. Có lẽ, mọi sai lầm bắt đầu từ đây chăng? Nếu anh cứ để em nhìn thẳng vào sự thật thì biết đâu chúng ta có thể có cơ hội hiểu nhau? Biết đâu anh đã có thể tin rằng, cái rùng mình của Hảo không phải là sự kinh tởm trước một mảng da thịt bị tàn phá một cách gớm ghiếc mà rất có thể chỉ là sự hoảng hốt, đau xót. Mặc cảm đã đánh lừa anh, đã biến anh thành một con người hoàn toàn khác trước Hảo. Từ đó, những khi tiếp xúc với anh, em chỉ còn nhìn thấy một con người nhạt nhẽo, thiếu tự chủ và đôi khi còn thô bạo nữa. Ôi, mới biết quá trình tự hoàn thiện mình của mỗi con người mới khó khăn làm sao?



Trong nhà chỉ có chị Dung là người hiểu biết mọi tâm sự của Tuấn. Chị đã tìm được cách mời mẹ sang chơi bên quê mẹ đẻ của mình vào đúng hôm nhà Hảo đón dâu. Còn chị, suốt ngày hôm đó luôn có mặt trong số những người tận tụy nhất phục vụ cho đám cưới của Hảo. Bằng tất cả sự tinh tế của phụ nữ, chị đã làm cho gia đình Hảo và bà con hàng xóm hiểu rằng, cái việc Hảo không trở thành vợ của chú Tuấn cũng chỉ là việc bình thường, không vì thế mà tình thân giữa hai gia đình bị sứt mẻ. Khi biết được việc làm ấy, Tuấn vô cùng cảm động và biết ơn bà chị dâu góa bụa của mình.



Tháng trước chị vừa vào thăm mộ anh ở nghĩa trang Trường Sơn. Khi trở về chị mang theo một lô ảnh, hăm hở mang ra cho cả nhà xem. Đó là những tấm ảnh chị chụp bên mộ anh trong cái nghĩa trang vĩ đại đó. Những tấm ảnh ấy như một liều thuốc an thần đối với mẹ, mẹ đã hài lòng khi biết con mẹ được an nghỉ tròn sự quây quần của đồng đội, đồng chí. Những ngôi mộ lớp lớp như những ngôi nhà  san sát trong một khu phố nhỏ đông đúc. Những người còn sống bao giờ cũng lo người chết sẽ cô đơn, hiu quạnh. Những còn bản thân những người sống? Còn chị Dung? Anh mất năm bảy mươi hai, khi ấy chị mới tròn ba mươi tuổi. Ba đứa con nhỏ đã níu chân chị, khiến chị không thể nghĩ đến chuyện đi bước nữa. Điều tai hại là chị vẫn còn xinh đẹp, xinh đẹp cho đến tận hôm  nay. So với những gì mà chị phải chịu đựng, phải vượt qua, cái gọi là “nỗi bất hạnh” của anh chỉ như một vết gai cào trước một vết thương luôn rỉ máu. Vậy thì anh không có lý do gì để mà buồn, ngay cả khi nhìn thấy những con gà trống thiến thỉnh thoảng lại nghễu nghện diễu qua trước mặt anh với cái vẻ nghênh ngáo, ranh mãnh như muốn diễu cợt anh vậy.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #3 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2014, 10:45:59 am »

CHƯƠNG HAI

“ Đối với người lính một giấc ngủ là cần thiết. Nhưng một giấc mơ còn cần thiết hơn…”

Nhật kí của một người lính trinh sát.
[/i]

Anh còn gần hai chục giờ đồng hồ nữa trước khi lên tàu. Giải quyết số thời gian còn lại ấy ra sao? Về trạm khách ngủ một giấc đến chiều; dậy, ra căng tin kiếm vài vại bia, rồi lại ngủ, hay có thể chui đại vào một cái rạp nào đó mà xem bất kì một bộ phim nào để “giết thời gian”?


Không, không thể phung phí thời gian quý giá ít ỏi của riêng mình như thế được. Phải làm một việc gì? Đi thăm một ai đó. Hay chí ít cũng đi lung tung trên khắp các đường phố Hà Nội một phen để rồi xa, có thể là sẽ phải xa Hà Nội khá lâu, hoặc có thể sẽ không còn dịp quay trở lại nữa. Chiến tranh mà, điều gì cũng có thể xảy ra cả…

Anh bước ra đường phố nhộn nhịp người xe qua lại với ý nghĩ nặng nề ấy. Đã lâu anh không nghĩ đến lẽ sống chết. khi tin rằng chiến tranh đã kết thúc thì cái chết chỉ là sự kết thúc một cách bình thường của sự sống, không có gì đáng phải băn khoăn nhiều lắm. Tai nạn, bệnh tật cũng có thể dẫn đến cái chết bất đắc kì tử,  nhưng vẫn không đáng sợ bằng cái chết do chiến tranh đưa đến cho con người. Năm xưa, khi lên đường đánh Mỹ, anh không nghĩ đến điều này. Có thể ngày ấy anh vô tư hơn, cũng có thể ngày ấy anh chưa hiểu gì về chiến tranh, về mặt trận cả. Anh bây giờ là một người lính từng trải, biết quá nhiều về chiến tranh, về kẻ thù. Vì vậy, anh không thể hồn nhiên vô tư như một anh lính mới ra trận với bao nhiêu mơ mộng. Anh biết cái gì đang chờ mình ở phía trước. Có lẽ anh cũng đã mệt mỏi, đã chán ngấy cái cảnh ăn cơm vắt, ngủ hầm kèo, cái cảnh chui bờ rúc bụi, ngày đêm đùa giỡn với các loại mìn bẫy của lính trinh sát rồi. Nói cho cùng, những cái đó có gì thú vị cơ chứ? Chẳng qua là tình thế không thể nào khác hơn được. Anh là người lính, vậy thì anh phải ra trận khi Tổ quốc bị xâm phạm, nhân dân bị kẻ thù đe dọa. Đó cũng là lẽ đương nhiên. Chứ thực tình chỉ có những kẻ điên rồ mới mong Đất nước có chiến tranh để mình có cơ hội trở thành anh hùng. Nghĩ vậy, nhưng anh vẫn cảm thấy ghen tỵ với những người đang đi lại thảnh thơi trên đường phố kia. Sao họ lại nhẹ nhõm, thanh thoát như vậy? Những đôi trai gái vai kề vài đi dạo quanh hồ Gươm, một vài ông già thảnh thơi ngồi đọc báo, anh thợ chụp ảnh vắng khách ngồi ngáp vặt, mấy cô gái rúc rích cười vì mấy con nhện nước đang tung tăng bơi trên mặt hồ… Tất cả họ thật vô tình, họ không hề biết có một người lính sắp ra trận đang đi bên cạnh mình. Nhưng hà cớ gì anh lại trách họ? Cuộc đời vốn như thế kia mà. Hỡi những con người vô tư kia, hãy tha thứ cho tôi vì ý nghĩa cạn hẹp đó. Giá như lúc này bên tôi có một người bạn để mà tâm sự, có lẽ tôi đã không nghĩ  như vậy. Bạn bè tôi cũng có đấy chứ, những giờ này họ đang bận rộn với những công việc của họ, những công việc bình thường, có khi còn rất vặt vãnh nữa kia. Nhưng dù sao thì đó mới là những công việc thực sự, còn những công việc mà tôi sẽ làm nay mai ngoài mặt trận, liệu có đích thực là những công việc không nhỉ? Chiến tranh thật là bận rộn, nhưng đâu phải là những công việc? Liệu có thể đến một ngày nào đó tất cả những người lính trên toàn thế giới sẽ cùng được giải ngũ, tất cả sẽ cùng bắt tay vào những công việc thực sự có ích cho đời sống của con người?


Vừa tha thẩn đi dạo vừa nghĩ ngợi lung tung, không điều gì mạch lạc. Ấy vậy mà không hiểu thế nào mà anh lại đến đúng chỗ ấy. Ngẩng mặt lên, nhìn thấy tấm biển với những dòng chữ mạ vàng sáng chói Viên nghiên cứu anh bỗng giật mình, mặt thoáng nóng lên một chút. NHưng hà cớ gì mà  anh phải giật mình? Chỗ này đã từng quen thuộc và thân thiết với anh biết bao? Chẳng lẽ người ta lại có thể trách một người sắp đi xa. Người ra đi có một cái quyền rất to, ấy là quyền quấy rầy bạn bè.

Anh mạnh dạn bước qua cổng. Người thường trực già có một cái tật tệ hại là không bao giờ nhớ được mặt khách, dù anh có tới đây một triệu lần cũng vậy. Ông đòi anh cho xem giấy tờ gì đó có thể chứng minh rằng anh đúng là anh. Tấm chứng minh thư sĩ quan của Tuấn đã khiến  ông hài lòng. Ông già mời anh ngồi rồi nhấc máy điện thoại “ Cô Hảo đấy phải không? Mời cô xuống ngay có người cần gặp!”. Nói xong cái câu quan trọng ấy, ông già quay lại nhìn anh như muốn nói :”Đấy anh xem, tôi đã tốt với anh như vậy đấy”. Anh cám ơn ông già, mời ông một điếu thuốc. Anh cũng lập bập châm một điều hít một hơi thật sâu để tự trấn tĩnh. Trong anh bỗng xuất hiện một ý nghĩ tiêu cực, hay là gửi lại cho cô ấy vài  chữ rồi chuồn? Mình đến quấy rầy cô ấy làm gì nhỉ?

Nhưng Hảo đã xuất hiện ở cửa phòng thường trực, cô sững lại, đôi mắt mở tròn khi nhận ra anh. NHưng chỉ giây lát, cô đã trấn tĩnh được, tươi cười bước tới:
-        Anh đến đấy à? Vậy mà em cứ tưởng…

-        Vâng, hôm nay tôi rỗi một chút… Mai tôi đi rồi… muốn đến chào bạn một câu...

-        Đi đâu?Cuối năm anh mới học xong mà?

-        Đúng thế, nhưng tôi phải đi trước. Đơn vị ở trong kia gọi tôi về gấp.

-        Nghĩa là… nghĩa là ở trong ấy lại đang có đánh nhau đấy?

-        Đúng vậy, cô thật thông minh – Tuấn bỗng bật cười giòn – nếu không có chuyện đánh đấm thì người ta gọi tôi về làm cái quái gì?

Hảo bỗng bối rối. Hình như cô không ngờ người ta lại có thể đánh nhau vào cái thời buổi này.

-        Anh chờ em một lát… em lên thu xếp tài liệu, rồi ta đi…- Nói rồi cô vội vã quay đi. Tuấn nhìn thoáng theo bóng cô rồi khẽ thở dài “Cô ấy đã là vợ của người ta”. Ý nghĩ ấy thật buồn, nhưng dường như đã mang lại cho anh một sức mạnh nào đó. Anh đã cảm thấy mình hoàn toàn tự chủ. Khi Hảo quay lại với chiếc xắc da trên tay, anh liền đứng dậy, bước tới chìa tay cho Hảo và nói nhanh:

-        Thôi, Hảo cứ làm việc đi, mình đến chào bạn một câu, thế là ổn rồi, đang giờ làm việc.

-        Không, không – Hảo vội vã lắc đầu – Em rỗi mà. Ta đi đâu một chút. Ngày mai anh đi rồi cơ mà.

Giọng nói đầy tự chủ và quyền uy của Hảo đã buộc Tuấn phải nghe theo. Anh chào ông thường trực già rồi theo Hảo bước ra cổng. Cô trao cho anh chiếc xắc da rồi nói nhỏ:

-        Để em vào lấy xe.

Chiếc xe đạp bơ giô bóng loáng của Hảo đã khiến anh lúng túng, phải mất một lúc sau anh mới làm quen với nó. Trong khi anh còn đang loạng choạng, Hảo luôn bám chặt lấy lưng anh, cười rúc rích:

-        Nếu cái xe của Hảo tồi một chút, có lẽ tôi đã làm chủ được nó ngay từ phút đầu.

-        Cái đẹp và sự hoàn thiện đâu phải là tội lỗi?

-        Tôi đâu có lên án cái đẹp và sự hoàn thiện. Ta đi đâu bây giờ nhỉ?

-        Tùy anh.

-        Ta ra Bờ Hồ, ăn kem cốc.

Đó là một ý nghĩ chợt đến, anh cần phải nói đại một nơi nào đó, miễn là nơi đó đông người. Đột nhiên anh bỗng sợ phải đi một mình với Hảo.
Họ bước vào nhà Thủy Tạ. Cũng không được đông người như anh muốn. Hảo chọn một bàn sát lan can để họ có thể vừa trò chuyện vừa ngắm mặt hồ lặng sóng. Một bản nhạc Phát dìu dặt vang lên từ những chiếc loa trên tường. Hảo sung sướng nhận ra bản nhạc mà cô hằng yêu thích. Có lẽ anh ấy không biết bản nhạc này nhưng rõ ràng bản nhạc đã thu hút tâm trí của anh. GƯơng mặt anh thoắt trở lên trầm tư, xa vắng, biểu lộ một nỗi buồn tự nhiên, dường như vô cớ, mà thật thấm thía. Khi người phục vụ mang hai ly kem tới, họ lặng lẽ ăn, không ai lên tiếng,  dường như họ sợ rằng nếu cất tiếng thì cái dịu ngọt đang tan chảy trong miệng, trong cơ thể mình sẽ lập tức tan biến. Dường như làn sóng âm thanh dìu dặt kia đã đưa anh ngược về kỉ niệm. Anh bơi trong cái dịu ngọt không cùng của tuổi thơ. Cái dịu ngọt người ta chỉ nhận ra khi đã hoàn toàn mất nó. Vào một ngày nào đó, vì một duyên cớ nào đó ta bỗng chợt nhận ra mình đã lớn. Tuổi thơ được nhận một lời chào vĩnh biệt hờ hững, bởi vì trước mắt ta là cả một khu rừng hấp dẫn của tuổi thanh xuân. Ta hăm hở lao vào cái xanh tươi, bộn bề rối rắm ấy của cuộc đời, không cần tính toán băn khoăn. Cuộc vật lộn với cuộc sống thật sự bắt đầu. Niềm say mê chiến thắng khiến ta lao như một con thiêu thân vào bất kỳ một khu vực nào mà cuộc đời mở ra trước mắt ta. Rồi những chiến thắng đầu tiên, những thất bại đầu tiên.  Sự nhận ra cái hữu hạn. Những hoang mang thất vọng. Những âm mưu, toan tính. Và, những cuộc tình. Tuổi trẻ ai chẳng một lần nếm trải sự ngọt ngào của mối duyên đầu, nhưng mấy ai bắt đầu từ đó mà đi đến được hạnh phúc? Người đời vẫn biết như thế mà sao vẫn buồn, vẫn không thôi than khóc trước sự tan vỡ ít khi tránh khỏi của những mối tình đầu?


Bản nhạc dường như đang nói về những điều ấy. Anh cảm nhận được không phải bằng khả năng cảm thụ âm nhạc mà bằng sự cảm nhận của tất cả các giác quan, bằng sự từng trải của người lính. Anh nghĩ rằng trong sự tan vỡ của các mối tình không bao giờ chỉ là sự thất bại hoàn toàn của một bên như trong một trận đánh, một chiến dịch. Cả hai người trong cuộc đều mất mát không ít, đó là sự trong trẻ vô tư như khí trời của tình yêu ban đầu. Từ bây giờ trở đi tình yêu sẽ đến với họ khó khăn hơn và nó không còn cái dư vị thiêng liêng ngọt ngào,  như nước suối đầu nguồn nữa. Đó là một tổn thất lớn khiến nhân loại sẽ phải muôn đời than khóc cho những mối duyên đầu.


Hảo vẫn im lặng. Trong in lặng cô say mê quan sát sự im lặng của anh. Cô sững sờ nhận ra rằng đó không phải là sự im lặng thụ động, cam chịu của anh mỗi khi anh gặp mình kể từ ngày anh trở về đến nay. Anh đã im lặng vì cảm thấy không cần nói gì chứ không phải vì không nói lên được điều mình muốn nói.

-        Các anh đi có đông không? Hảo khẽ hỏi.

-        Tôi đi một mình.

-        Một mình? – Hảo nhắc lại như một tiếng vọng.

-        Vâng, đúng thể. Chẳng lẽ điều đó lại khiến Hảo ngạc nhiên sao?

-        Thông thường thì… khi nói tới cái sự ra trận, người ta thường nghĩ tới cảnh những đoàn chiến sĩ hăm hở hành quân trên đường, hay cảnh một đoàn tàu đầy ắp những người lính mặc quân phục màu xanh và sân ga đông nghịt người đưa tiễn, với những bó hoa được tung lên và hàng ngàn bàn tay vẫy… Chứ không ai ra trận một mình như anh…?

Đúng vậy – Anh khẽ mỉm cười – Đó là những cảnh ta thường gặp trong phim ảnh, trong tiểu thuyết. Theo tôi, người lính ra đi giản dị hơn. Dù đi một mình hay đi cả một đoàn quân thì cũng vậy thôi. Tôi đi một mình vì đồng đội tôi vẫn ở trong đó.

-        Thế… có ô tô đưa anh đi chứ?

-        Không, tôi đi tàu Thống Nhất. Chuyến tám giờ sáng mai.

-        Vậy… sáng mai em sẽ ra ga tiễn anh.

-        Có lẽ không nên…

-        Sao lại không nên? Em vẫn còn đủ quyền để được đưa tiễn anh chứ?

-        Thôi cũng được… Nếu như Hảo không bận.

Tuấn trả lời rồi định đứng dậy, nhưng Hảo đã vội níu lấy tay anh.

-        Anh định đi đâu? Hảo rỗi việc đến tận chiều cơ mà. Ngồi yên đi anh. Thế nhà trường cũng vui vẻ cho anh về đơn vị cũ khi chưa kết thúc khóa học à?

-        Vâng – Tuấn bỗng bật cười khẽ - Họ may mắn nhả được một cậu học sinh bướng bỉnh đấy.

-        Anh… vẫn bướng bỉnh như ngày xưa à?

-        Có lẽ tôi còn lì hơn hồi chúng mình cùng học một lớp nữa kia. Vả lại, học trò bao giờ cũng vẫn là học trò mà.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2014, 10:53:57 am gửi bởi danhthanh » Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #4 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2014, 10:46:32 am »

Rồi, thuận miệng, anh kể cho cô nghe tất cả những chuyện xương gai của mình với ông đại tá bụng phệ, những trò nghịch ngợm trêu tròng mấy cô giáo dạy các mông văn hóa chung của cánh học trò già, những chuyện quay cóp khi làm bài tập, sự vui mừng hí hửng khi được thấy giáo cho một điểm cao… Anh kể những chuyện đó một cách vui vẻ hào hứng khiến Hảo lập tức bị cuốn theo.Cô không ngờ lại có tất cả “ những thuộc tính học trò ấy” ở một nơi gồm toàn những con người từng trải dày dạn đến thế! Cô bỗng nhớ lại cái thời học trò vô tư sung sướng, nhớ lại cái thời mà cô đã yêu anh… Ôi, lẽ nào tất cả đã đi qua
Ngồi thêm một lát nữa rồi họ đứng dậy ra lấy xe đạp, rồi vừa trò chuyện sôi nổi vừa sánh vai nhau dạo quanh Bờ Hồ.  Hảo chọn một ghế đã gần mí nước, bên dưới một cây phượng bóng la đà rồi kéo anh tới. Nah lại tiếp tục câu chuyện một cách say xưa lạ thường. từ chuyện nhà trường, anh sôi nổi ngược về những năm tháng đánh giặc đầy gian khổ, nguy hiểm. Anh kể về chiến trường quen thuộc của mình với những ngày tháng đói khổ ăn rau rừng, củ mì thay cơm. Anh kể về những cơn sốt rét thập tử nhất sinh mà anh đã trải qua, kể về những cuộc đối mặt gan góc quyết liệt của người lính trinh sát với những pha hồi hộp đến thót tim, khiến đôi khi Hảo bỗng tái mặt đi vì lo, để rồi lại thở phào nhẹ nhõm khi các anh thoát hiểm. Cuối cùng anh cũng nói về Nó – cái vết sẹo napan tai ác kia. Nhưng anh lại kể với một giọng hài hước, vui vẻ lạ lùng, như thể anh rất hài lòng khi có được một dịp may đến như thế để vào nằm viện mà làm nũng với mấy cô y tá. Hảo bỗng thấy lòng mình nhói đau khi nghĩ rằng, cuối cùng thì chính cô, người đã yêu anh, lại không biết chút gì về cái cơ thể cường tráng kia. Còn những cô y tá táo tợn và tốt bụng kia thì…ý nghĩ ấy khiến cô thoáng đỏ mặt. Những cảm giác ghen tuông xưa cũ lại trở về khi anh nhắc nhiều đến tên một người con gái nào đó mà anh đã gặp trên những chặng đường chiến đầu của mình. Chẳng lẽ… chẳng lẽ mình vẫn yêu anh ấy? Một câu hỏi bỗng dội lên trong lòng cô, khiến cô bàng hoàng. Ôi, rõ ràng cô muốn được ngồi xích lại bên anh, gục đàu vào lòng anh mà khóc. Vậy ra mối tình mà cô ngỡ đã chết trong lòng mình vẫn còn sống mãnh liệt. Chỉ có điều, nó lẩn trốn một c ách tai quái ở đâu đó, bây giờ bỗng dưng nó ló mặt ra phía sau một bức hàng rào làm bằng những lý dao rối rắm về tình yêu, hạnh phúc. Cô chợt nhớ tới bức thư dài dòng với những triết luận rắc rối mà cô đã gửi cho anh trước ngày cưới. Cô cứ tưởng mình đã thông minh, dũng cảm, hiện đại khi phân tích mổ xẻ mối tình của hai người. Hóa ra, cô chẳng hiểu gì về anh, về chính mình lại càng không hiểu gì về tình yêu. Ôi, nhưng đâu phải lỗi tại em? Tại sao hồi ấy anh lại không như bây giờ? Sao hồi ấy mỗi khi gặp nhau giữa anh và em như có một lớp cách điện, một hàng rào vô hình? Mà hồi đó có gì ngăn trở chúng ta đâu? Vậy mà đến hôm nay, khi em đã lấy chồng thì bỗng dưng, khi gặp lại anh, cái hàng rào ấy như đã tan biến đâu mất. Anh bỗng trở nên đáng yêu và gần gũi thế. Cái công thức toán học A đã thành A’ và B đã thành B’ mà em phát minh ra thật là một điều ngu ngốc. Anh không hề thay đổi, anh chỉ hoàn thiện hơn, mà em không đủ khả năng nhận biết mà thôi.


-        Anh… cho em xem vết sẹo napan một chút, có được không?


-        Xem…- Anh bỗng bật cười – Nó có gì đẹp đẽ đâu mà xem, Hảo?


-        Mặc em!


Anh không hề phản ứng gì khi Hảo lần mở cúc áo ngực của mình. Bàn tay cô tự nhiên run lên bần bật, trái tim cô như thắt lại, đôi mắt cô nhòa đi khi nhìn thấy những mảng sẹo nham nhở trên vồng ngực căng tràn nhựa sống của anh. Những mảng tối sáng, những cái hút sâu mà từ đó sức sống của anh như trào ra. Da thịt anh bỗng nóng rực dưới bàn tay cô. Ôi, anh đã phải trải qua những phút giây khủng khiếp đến nhường nào khi ngọn lửa napan bốc cháy trên cơ thể mình. Anh quằn quại trong tiếng réo hả hê của lửa. Vào cái phút hiểm nghèo đó, anh có gọi tên em? Em nghe roc tiếng gọi ấy, tiếng gọi còn âm vang đâu đó trong lống ngực anh. Vậy mà em đã không trả lời, em đã quay mặt. Ý nghĩ ấy khiến cô rùng mình, toàn thân cô loạnh toát như một khối băng. Và , không còn ngăn được lòng mình, cô gục vào ngực anh, áp ngực vào những mảnh sẹo napan mà khóc nấc lên.


Sự việc đã xảy ra bất ngờ và nhanh chóng đến lạ thường khiến anh bàng hoàng, không  sao hiểu được. Anh lại sai lầm nữa chăng? Tại sao hôm nay anh lại không giữ gìn, lại bỗng dưng để cho Hảo xem những mảng sẹo tai hại ấy, điều đã không xảy ra khi họ còn yêu nhau? Hình như có một luc nào đó anh đã nghĩ rằng, cái vết cháy kỳ dị này chắc chắn sẽ gợi lên một sự kinh tởm trong lòng Hảo. Anh không quên cái rùng mình buổi ấy khi mẹ anh hốt hoảng phô bày ra trước anh sáng cái vết cháy quỷ quái này. Từ đó anh đã tìm mọi cách lần tránh để Hảo không còn nhìn thấy Nó một lần nữa. Sự cố tình lẫn tránh ấy đã dần dần gây nên những mặc cảm nặng nề trong anh, khiến anh không hoàn toàn được tự do mỗi khi ngồi bên người mình yêu. Khi đã không ý thức được sự tự do thì cái con người thực sự của mình cũng biến mất. Hôm nay, dường như anh cảm thấy không cần phải che dấu nữa. Hảo đã không còn là của anh.  Vậy thì Hảo có ghê sợ cái mảng da thịt nham nhở ấy hay không cũng chẳng có gì quan trọng. Vì thế, anh đã không từ chối. Để bây giờ….


Những giọt nước mắt của Hảo đã tưới đẫm ngực anh. Anh cảm thấy sự mát lạnh dịu êm, giống như ngày nào các cô y tá lần đầu tiên vừa khóc vừa bôi lên ngực anh một loại thuốc mỡ. Từ một nơi sâu xa nào đó trong cơ thể, trong trái tim anh, đang bắt đầu một quá trình mới của sự sống, quá trình của sự tái sinh. Những mao mạch li ti dưới làn da anh như đang giãn nở, hồ hởi cảm nhận. Nước mắt đâu phải là nước lã. Nước mắt, trước hết bao giờ cũng là điều thiện.
Hảo khóc vùi trên ngực anh một cách ngon lành mặc dù cô biết bây giờ thì anh chẳng cần bất kì một giọt nước mắt nào của mình nữa. Anh đã vượt qua được những phút hiểm nghèo nhất của chiến tranh và đã ngạo nghễ bước qua vũng bùn của những cái xấu xa nhất của con người, đó là thói vị kỉ và sự phản bội.


-        Em… đã có tội… phải không anh?


Giọng cô nghẹo ngào, Tuấn nhẹ nhàng nâng đầu cô lên:


-        Các bạn hay suy diễn rắc rối… Chứ, tội lỗi gì nào? Lau nước mắt đi Hảo. Chúng ta đã hứa là sẽ không bao giờ nhắc lại chuyện cũ kia mà. Hảo biết đấy, ngày mai mình đi rồi, mình không muốn buồn nữa.


-        Vâng.. em… xin lỗi. Anh Tuấn, em chưa biết thế nào là ân hận. Xưa nay em vẫn tự cho ràng mình là người có nghị lực và luôn xử sự đúng trước những sự kiện quan trọng của cuộc đời mình. Nhưng cho đến hôm nay em mới biết mình nông nổi biết bao. Em đã lầm lẫn trong cả hai quyết định: chia tay anh và đến với một người khác. Hậu quả đó em sẽ phải gánh chịu suốt đời. Em đã triết luận biết bao điều về tình yêu, nhưng có lẽ tình yêu là một hiện tượng không thể giảu thích được theo những logic thông thường của cuộc đời.


-        Tôi không rõ lắm, nhưng tôi cảm thấy đối vơi tình yêu, càng cố tìm cách giảu thích nó lại càng xa lạ đối với chúng ta. Tốt nhất là cứ để nó tồn tại tự nhiên, vì chính nó cũng là một hiện tượng sinh động của tự nhiên. Trái tim có lý hơn tất cả. Chỉ có trái tim mới có quyền phán quyết về tình yêu. Tôi có cảm tưởng rẳng, trong mọi trường hợp, khi những người yêu nhay không nghe lời khuyên bảo chân thành của trái tim thì đều đi đến tan vỡ.


-        Kể cả trường hợp của chúng mình, phải không anh?


-         Có lẽ thế…hình như lý trí đã lên tiếng một cách ồn ào trong mỗi chúng ta. Nhưng thôi, ta đã thỏa thuận… đứng dậy đi Hảo, hình như ba giờ chiều ở rạp tháng tám có chiếu một bộ phim gì đó của Ấn Độ, ta sẽ tới đó xem nếu như Hảo có thời gian.


-        Vâng… vâng… ta đi xem – Hảo hấp tấp trả lời rồi vội vã đứng dậy, bước theo anh như một người mộng du
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2014, 11:53:29 pm »

CHƯƠNG BA

Ký ức về những ngày tháng giang khổ và máu lửa này sẽ mãi mãi đè nặng lên tâm hồn tôi”

Nhật kí của một người lính trinh sát.


I

Từ bến ô tô của thị trấn, anh đi bộ một mạch hơn bẩy cây số về làng. Khi nhìn thấy cây gạo hiện lên trong ánh trăng mờ tỏ ở đầu thôn, anh mới tin rằng mình không lạc đường. Thế có nghĩa là anh đã thực sự khỏi bệnh. Đi bộ mộ mạch bảy cây số không nghỉ ngơi, không bị lạc… ghê thật. Nhưng cũng phải công nhận là nhờ có cây gạo này, nó đã đứng ở đó từ khi anh sinh ra, đã chờ đợi anh hơn mười năm trời khi anh đánh giặc, và đợi thêm ba năm nữa khi anh chữa bệnh… để tối hôm nay đứng đó, cam kết với anh rằng quả thực anh đã về đúng làng mình rồi chứ không lạc như nhũng lần trước.


Anh về làng lần này có lẽ là lần thứ ba hay thứ tư gì đó kể từ khi chiến tranh kết thúc. Lần đầu tiên, từ quân y viện anh trốn về, trên mình chỉ có bộ quần áo của bệnh nhân đã ngả màu cháo lòng. Có trời mà biết tại sao anh lại có thể tìm được bến ô tô, rồi bằng cách nào anh lên được ô tô khi trong túi chỉ có một cái giấy xét nghiệm máu?Ấy thế mà anh lên được ô tô ra được thị xã, rồi lại lên ô tô về Hà Nội. Từ Hà Nội, giữa những đường phố chằng chịt người và xe như mắc cửi, anh vẫn tìm được đường ra bến ô tô Kim Mã để lên xe về huyện lỵ của huyện nhà. Từng ấy chặng đường anh không hề lạc, nhưng khi về đến huyện lỵ, bắt đầu cuộc đi bộ bảy cây số, thì anh không còn biết mình đang ở đâu nữa. Sáng hôm sau, có thể là hai ba hôm sau, người ta tìm thấy anh nằm lịm trong ruộng ngô…Và có lẽ, nhờ cái giấy thử máu, người ta đưa anh lên huyện đội, rồi từ đó người ta tìm cách trả anh về bệnh viện, nơi anh đang điều trị.

Lần thứ hai, anh từ chiếc xe cứu thương kín như hũ nút trốn đi. Hình như người ta đang đưa anh tới một bệnh viện tâm thần nào đó. Giữa đường, những người chuyển thương vào quán ăn uống gì đó. Cánh cửa sau của chiếc xe đã khóa, nhưng anh có cách của anh chứ! Chẳng gì thì anh cũng là lính trinh sát! Anh đập vỡ cửa kính và chui ra ở phía đối diện với cái quán nước kia. Cuộc trốn chạy này rất thú vị vì nó nhắc lại cho anh những  kỷ niệm mạo hiểm khi anh còn là một chiến sĩ trinh sát dày dạn. Chui ra khỏi xe rồi, anh nhìn thấy trong cabin có một cái cặp da. Tim anh đập rộn lên “ Đây hẳn là tài liệu của bọn sĩ quan”. Ký ức về đời lính trinh sát nhắc nhở anh. Anh nhẹ nhàng tiến tới, nhắc lấy chiếc cặp. Rồi cũng nhanh nhẹn, khôn khéo như vậy, anh lẩn nhanh vào cánh đồng mía bát ngát. Tiếc rằng anh không có lựu đạn, nếu không thì chiếc xe nhất định phải bị thiêu cháy ra tro và “bọn sĩ quan” có thể cũng đi đứt. Nhưng bù lại, anh đã có trong tay một cặp tàu liệu, nó sẽ rất có ích cho Bộ tư lệnh Sư đoàn. Qua những tài liệu này sư trưởng có thể biết thằng tư lệnh quân khu hai Nguyễn Văn Toàn đang âm mưu nhũng gì?. Không chừng còn có cả nhũng mật lệnh của đích thân tổng thống Thiệu gửi cho hắn cũng nên. Bây giờ thì có lẽ “bọn sĩ quan” cũng nhậu nhẹt xong! Và …haha, chúng sẽ há hỗ mồn ra vì kinh ngạc khi thấy tên “tù binh” đã trốn thoát cùng với cặp tài liệu mật! Chúng sẽ báo động, sẽ làm cả khu vực náo loạn lên và dĩ nhiên, cuối cùng những tên sĩ quan ngốc nghếch sẽ ra tòa án binh! Ý nghĩ ấy làm anh vô cùng khoái chí. Anh nằm trong cánh đồng mía cho đến hết đêm rồi tảng áng hôm sau mò ra đường vẫy một chiếc xe về Hà Nội. Anh cũng không hề bị lạc trong thành phố đông đúc ấy và vẫn tìm ra bến xe Kim Mã. Anh phải về ngay bộ tư lệnh sư đoàn để trao chiếc cạp quan trọng này! Anh nhớ rằng hình như bộ tư lệnh đang đóng quân ở ngay quê mình và đồng chí sư trưởng đặt sở chỉ huy ngay trong đình Mê Văn. Còn đại đội trinh sát thì đóng quân ở xóm Trình, tiểu đội của anh ở ngay trong nhà Hiền, người yêu của anh. Anh lên xe về huyện lỵ. Tất cả đều ổn thỏa, máy bay địch không hoạt động và bọn thám báo biệt kích hình như đã chết toi hết cả. Anh bắt đầu đi bộ chặng đường bảy cây số về làng Mê Văn. Nhưng … Bỗng dưng anh buồn ngủ đến rũ người ra. Và cuối cùng người ta tìm thấy anh tỏng một đống cỏ khô cạnh một  chiếc lò gạch. Dĩ nhiên họ không tìm thấy chiếc cặp nữa. Bọn kẻ cắp ở quê cũng không phải lại xoàng, chúng có thể tha cho anh, nhưng không vì lý do gì chúng có thể tha cho chiếc cặp, nhất là trogn cặp toàn là tiền và thuốc quý. Anh bị đưa về huyện đội, ở đấy anh hốt hoảng nhìn thấy “tên sĩ quan” đã áp giải anh. Anh ta nhẩy bổ vào anh và hét lên “chiếc cặp đâu rồi?”. Anh mỉm cười thương hại hắn ta và uể oải đáp :”Tao nộp cho Bộ tư lệnh rồi”. Hắn gần như phát điên “Bộ tư lệnh nào, thằng điên, mày quẳng nó ở đâu rồi? trời ơi”!

Anh mỉm cười và tự nhủ :”CHính mày mới đang phát điên lên thì có. Còn tao thì đã hoàn thành nhiệm vụ của tao rồi. Bây giờ chúng mày có thể bắn tao cũng được!”

Dĩ nhiên, người ta trói anh lại, cho anh lên xe và đưa anh tới bệnh viện tâm thần.

Lần thứ ba, anh được cậu em trai lên tận bệnh viện đón về nhà vì bố anh chết. Lúc ấy anh đã gần như khỏi bệnh, bằng chứng là anh đã khóc và chạy lên gặp ông bác sĩ viện trưởng, xin ông cho anh về chịu tang bố. Ông viện trưởng lúc đầu kiên quyết từ chối, nhưng sau thấy anh khóc nhiều quá và có lẽ tin rằng, nếu cứ giữ anh lại thì rất có thể anh sẽ lên cơn kịch phát và công phu điều trị của ông bấy lâu nay sẽ thành công cốc, nên đã đồng ý để cho chú em đưa anh về sau khi đã dặn dò đủ thứ và gói cho một lô thuốc mang theo. Lần này anh đã về đến nhà mình sau hơn mười năm xa cách. Đám tang ông bố anh được cử hành trọng thể vì ông là cán bộ cũ của một Bộ lớn và là một trong ba Đảng viên đầu tiên của huyện nhà. Tuy đau buồn vì sự ra đi của bố anh, nhưng ra đình đã được an ủi rất lớn vì sự trở về của anh. Anh đã khỏi bệnh thật rồi chăng?Có thể là như thế. Thậm chí Mẹ anh, sau tang lễ vài ba ngày đã nói đến chuyện có thể cưới vợ cho anh vào cuối năm tới ngay sau khi giỗ đầu bố anh. Mẹ có lý do để suốt ruột vì bà biết rằng, khi mà chồng bà đã ra đi thì thời gian cho bà nán lại trên thế gian này cũng không còn là bao nữa. Có lẽ mẹ chỉ còn mỗi một việc quan trọng cần phải làm xong ở cõi đời này, đó là việc cưới vợ cho anh mà thôi. Nhưng mẹ đã không kịp làm việc đó, mặc dù mẹ vẫn sống tới cuối mùa đông năm sau.
Sau tang lễ của bố anh vài ngày, anh tự thấy có nghĩa vụ phải đến thăm gia đình anh trai mình. Trong những ngày tang tóc, anh ấy đã đóng trọn vai trò của một đứa con hiếu thảo. Anh nhận phần việc quan trọng nhất, đó là ciệc tiếp các đại diện cơ quan, đoàn thể từ Hà Nội và các nơi trong tỉnh về thăm viếng. Mãi sau này, anh mới đủ thông minh để tin rằng, đó là một thời cơ tuyệt vời đối với con đường thăng quan tiến chức mà anh trai mình đnag theo đuổi. Hiện nay anh ấy đang giữ chức chánh văn phòng huyện ủy. Con trai cả của một vị cán bộ lão thành, đâu phải chuyện đùa? Chính vì thế mà từ cương vị kĩ sư, trạm trưởng trạm máy kéo, anh bỗng được chuyển sang ngạch cán bộ Đảng và có lẽ trong tương lai không xa, anh ấy sẽ là bí thư huyện ủy!


Hôm anh lên huyện lỵ thăm anh trai (lúc đó còn là trạm trưởng trạm máy kéo) anh đã phải sững sờ khi đứng trước cái cơ ngơi mới xây dựng của anh trai mình. Đó quả là một biệt thự xinh đẹp và kiểu cách, thoạt trông cứ như một chiếc tàu thủy mắc cạn với mặt tiền phết đủ các màu sắc sặc sỡ. Rất tiếc rằng anh không có thời gian để tiến hành cuộc tham quan bên trong ngôi nhà. Vì …khi anh vừa lách  qua chiếc cổng sắt khép hờ để vào bên trong khu nhà thì từ xó xỉnh nào đó, một con chó béc giê to như một con bê con hùng hổ lao ra. Và ngay lập tức, anh nhớ rằng sau lưng anh là mười bảy lớp hàng rào dây thép gai và tổ trinh sát của anh do đồng chí chủ nhiệm trinh sát sư đoàn trực tiếp chỉ huy đang bám sát ngay sau lưng anh. Nếu cho chó khốn khiếp này mà kịp lên tiếng báo động thì lập tức, bão lửa sẽ trùm ngay lên đầu các anh, sẽ khó có ai còn kịp chui lộn trở ra qua mười bày lớp rào để sống sót trở về. Thế là, nhanh như một tia chớp và dũng mãnh như một con hổ, anh lao tới ôm ghì lấy con chó, dùng khủy tay kẹp chặt lấy cổ nó, mặc cho nó ra sức vùng vẫy và dùng cả bốn chân với bộ móng vuốt sắc như dao cào xé khắp người anh. Con chó được nuôi dưỡng tử tế và được giáo dục kỹ lưỡng về lòng trung thành đã chiến đấu với anh vô cũng quyết liệt. Mắt người và mắt chó cùng long lên sòng sọc, cùng thở như bão và cùng gầm gừ , dữ tợn như nhau. Nhưng chó thì không thể kêu to được vì cổ đã bị kẹp cứng trong cánh tay cứng như thép của người lính trinh sát, còn anh thì dĩ nhiên không thể kêu lên để gọi đồng đội tới chi viện khi đang ở bên trong mười bảy lớp rào thép gai của căn cứ địch. Cuộc vật lộn đã sắp đến hồi kết thúc thì bà chị dâu anh từ trong nhà chạy ra. Chị đứng sững lại, miệng há hốc nhưng không làm sao có thể kêu lên một tiếng. Cảnh tượng đang diễn ra trước mắt chị ta thật khủng khiếp! Chừng một phút sau chị ta mới kêu thét lên được một tiếng. Tiếng kêu thất đảm của chị đã báo động kịp thời cho anh chồng và cánh bạn bè của anh đang nhậu nhẹt trên gác, họ rầm rầm chạy từ trên gác xuống và…cũng thất kinh khi nhìn thấy cảnh tượng quái dị kia. Nhưng cuộc chiến đấu giữa người và chó đã đến lúc phân thắng bại. Anh thấy con chó đã thôi không còn cào xé nữa và mềm oặt trong cánh tay anh. Anh mệt mỏi buông tay ra, con chó rơi phịch xuống đất và hoàn toàn bất động. Anh đưa tay vuốt mồ hôi và máu trên mặt mình, nhìn trân trân vào cái đám người xanh đỏ đang trố mắt ra hết nhìn anh lại nhìn con vật. Bà chị dâu của anh là người đầu tiên tỉnh trí và thấy hết quy mô của tấm thảm kịch. Chị bỗng lao tới xác con chó vừa lay nó vừa tru tréo lên “ Trời ơi! Thằng khốn nạn! Thằng điên rồ kia!Mày giết chết con chó của tao rồi!” Mấy người đàn ông cũng bắt đầu lao xao lên tiếng. Anh nghe thấy tiếng của anh trai mình vang lên trong cái mớ âm thanh hỗn độn ấy “Cẩn thận! Nó lên cơn đây! Các cậu tìm cách trói nó lại cho mình”.


Nhưng rất tiếc rằng lúc đó anh lại rất tỉnh táo. Anh bình thản nói với anh trai mình “ Em không điên đâu, nếu anh chị tiếc con chó thì em sẽ đền. Nhưng đừng có ai đụng vào người tôi”. Nói rồi anh lặng lẽ bước vào nhà  anh chị mình ,t ìm nươc rửa mặt, rửa các vết thương do chó cào, lấy một chiếc áo cũ của anh trai mình thay cho chiếc áo đã rách tan, ra giếng múc một gấu nước lạnh lên uống một hơi rồi lặng lẽ bước ra cổng. Trong khi bà chị dâu vẫn đang gào khóc, kể lể, chửi rủa và cánh đàn ông vừa theo dõi mọi hành động của anh vừa rì rầm bàn tán.

Hôm sau anh bảo cậu em út mượn xe máy đưa anh tới bệnh viện. Anh buồn bã báo cáo với bác sĩ sự việc không hay ấy và xin được chuyển về một bệnh viện thần kinh của trung ương để điều trị thêm. Vết thương trên đầu lại tiếp tục hành hạ anh, anh tưởng rằng mình sẽ không có hy vọng ra khỏi nhà thương điên. Nhưng thật lạ lùng, đến bệnh viện mới anh không lên một cón nào nữa và ngày càng béo ra. Để thử thách trí não của mình, anh mua mấy cuốn sách tự học tiếng Nga về học thử và thấy trí nhớ của mình vẫn tốt, anh học khá nhanh và bây giờ có thể đọc được báo tiếng Nga. Anh được chuyển về trại an dưỡng của tỉnh, ăn chơi ở đó sáu tháng trời và rồi thì người ta quyết định cho anh xuất ngũ
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #6 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2014, 12:08:39 am »

II

Anh đã được xuất ngũ, đã chữa khỏi bệnh, đã trở về, nhưng mẹ anh thì đã qua đời.  Anh sẽ không bao giờ tha thứ cho anh trai mình vì đã không báo tin mẹ mất cho anh. Những ngày ấy, anh đã hoàn toàn khỏe mạnh, đang nằm dài ở trại an dưỡng, nhưng có lẽ anh trai của anh sợ rằng anh sẽ lại lên cơn nên đã không cho anh biết tin. Sau đó chừng hơn một tháng, anh ấy đã tới trại an dưỡng, , đã rào đón đủ điều rồi mới cho anh biết cái tin khủng khiếp kia. Anh như chết lặng đi, nhưng lạ lùng thay anh không khóc ngay được mà chỉ khẽ nói “ Anh là một kẻ tàn ác”, rồi lặng lẽ trở về phòng mình, lên giường trùm chăn kín. Chỉ đến lúc ấy anh mới khóc được. Anh khóc lặng lẽ, âm thầm suốt mấy ngày trời, người anh gầy rộc đi.  Chính vào những ngày ấy, anh đã quyết tâm tìm cách xin được trở về làng, mặc dù anh được xếp vào loại thương tật bậc cao, nếu muốn có thể sống ở trại suốt đời. Anh không xin phép về thăm mộ mẹ ngay lúc ấy, anh thầm hứa với người sẽ trở về sống trên mảnh đất quên hương của người. Chỉ khi nào nắm trong tay mọi giấy tờ thủ tục để có thể trở về với cuộc sống của một người bình thường anh mới trở về đến bên mộ mẹ mà thưa rằng : “Thưa mẹ, con đã trở về đây và sẽ sống bên mẹ suốt quãng đời còn lại. Dù đó là những tháng ngày hạnh phúc hay đau khổ thì con cũng sẽ ở bên mẹ, tìm sự che chở và an ủi từ nơi mẹ đã nằm xuống! Thưa mẹ, hôm nay con đã trở về đây, trên người con đầy thương tật nhưng lòng con vẫn vẹn nguyên, trái tim con vẫn dạt dào niềm yêu quê hương xứ sở và lòng tin yêu con người”. Anh gần như nói lên thành tiếng những ý nghĩ ấy khi bước trên con đường nhỏ rẽ vào ngõ nhà mình.

Anh đã chuẩn bị đầy đủ cho cuộc trở về lần này, từ giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng đến các lại giấy tờ chứng nhận sự thương tật của anh, để hàng tháng có thể lãnh một khoản tiền trợ cấp nào đó. Anh cũng đem về được một số tiền, không hiểu những khoản tiền gì người ta cấp cho anh cùng với các loại giấy tờ…Số tiền này anh sẽ làm gì nhỉ? Thực tình anh đã hoàn toàn quên thói xấu tiêu tiền của con người. Đến nỗi, khi xuống ô tô ở thị trấn, rẽ vào một cửa hàng nhỏ anh rất đỗi ngạc nhiên khi anh chỉ đưa ra một tờ giấy năm mươi đồng mà cô bán hàng đưa lại cho anh một lô bánh mì. Anh sẽ làm gì với số tiền còn lại? Chắc rằng cậu em út thông minh của anh sẽ giúp anh việc này. Đáng lẽ anh phải mua một cái gì đó cho nó. Và …mua một cái gì đó cho Hiền. Anh cũng không hiểu tại sao cô ấy vẫn chờ mình trong khi cả gia đình cô ấy đã cam đoan rằng sẽ không bao giờ để cô ấy lấy một thằng điên! Chính anh trai cô ấy đã được chứng kiến “vụ con chó” và đã mô tả nó trước toàn thể gia đình anh ta như một sự kiện khủng khiếp. Nhưng, như lời kể của Hiền trong thư viết cho anh, cô ấy được một trận cười no nê. Vì  theo như cô biết thì người hỉ hả nhất về việc con chó bẹc giê bị siết cổ chết chính là anh trai cô chứ không phải ai khác. Anh cô, là cán bộ cấp dưới của Ân (đâu như phụ trách việc chạy vật tư xăng dầu cho trạm). Hàng ngày, ngoài công việc của trạm, sáng nào anh cũng phải sang lò mổ của cưa hàng thực phẩm huyện xin cho con chó của ông trạm trưởng chừng nửa cân các thứ phổi phèo bạc nhạc, coi như đó là một bộ phận trong toàn bộ nghĩa vụ của cấp dưới đối với cấp trên. Anh tận tụy là công việc đó “suốt cả năm trời”. Để bù lại, ông trạm trưởng lờ đi cho anh những vụ làm ăn “khó hiểu”, những chứng từ hóa đơn đáng ngờ, và thỉnh thoảng hứa là khi nào anh ta lên bí thư hay chủ tịch huyện thì nhất định sẽ “mang anh theo”, mà điều đó nhất định sẽ phải đến. Tuy anh trai cô tận tụy như thế nhưng con chó cũng không hề biết ơn, không ngày nào anh không bị nó làm cho hết vía. Mỗi khi anh bước qua cái cổng sắt ấy là anh lại run lên. Nếu không bị xích thì thể nào cái con khốn khiếp ấy cũng lao tới, chồm lên tận mặt anh mà sủa, có lần nó còn liếm cả lên mặt anh nữa. Anh căm thù con chó, nhưng dĩ nhiên không được biểu lộ điều đó ra ngoài, trừ việc than thở với cô em gái của mình. Vì thế nên hôm ấy anh đã run lên, không phải vì sợ mà vì vui mừng không phải vì sợ mà vì được chứng kiến cuộc chiến đấu hào hùng giữa em trai người trạm trưởng máy kéo và con chó bẹc giê gốc Đức. Cái chết của con chó đã giải phóng cho anh khỏi cái công việc nhục nhã là mỗi sáng một lần tới lò mổ để xin ăn cho nó.” Những ngày ấy trông anh trai em thật thích,lúc nào anh ấy cũng tươi tỉnh, vui vẻ và hình như béo ra nữa”. ( Hiền đã viết như vậy). Nhưng hạnh phúc của anh không lâu bền, chỉ hơn một tháng sau ông trạm trưởng đã lôi ở đâu đó về một con chó bẹc giê khác, làm như không có bẹc giê thì nhất định không phải là một ông cán bộ quan trọng và đang lên ấy. Thế là nỗi khổ ải của anh ta lại bắt đầu. Nhưng bù lại thì cũng xứng đáng. Ông trạm trưởng đã trở thành ông chánh văn phòng huyện ủy và anh ta thì đã được lên chức trạm phó. Nhưng chức vụ cao hơn thì trách nhiệm cũng nặng hơn! Ông chánh văn phòng của anh ta bây giờ đã có những hai con chó béc giê. Và ông chánh không tín nhiệm bất cứ ai ngoài ông trạm phó trong công việc nặng nề này. Đâu như một lần, thấy anh ta ca thán rằng bây giờ công việc nhiều quá do có những trách nhiệm mới, nên anh sợ là sẽ không…Ông chánh văn phòng đã nói ngay “ Nếu anh bận quá thì có thể bỏ quoách cái trạm ấy cho chúng nó, về làm nhân viên văn phòng huyện ủy với tớ cho vui”. Ông trạm phó vội vã tìm cách cứu chữa cái sư dại mồn dại miệng của mình bằng cách hứa dù nay mai có được thủ trưởng cất nhắc lên cái chức trạm trưởng, thì anh ta cũng “ không thể trao cái việc quan trọng này – tức là việc tiếp phẩm cho hai con béc giê -  cho bất kỳ ai được”.

Hiền đã viết cho anh tất cả những chuyện ấy trong những lá thư nửa tháng một lần, đều đặn như chế độ báo cáo vậy. Những điều ấy đã giúp anh có đề tài để góp vui với anh em bệnh nhân ở bệnh viện tâm thần và … hình như đóng một vai trò khá quan trọng trong việc chữa bệnh của anh. Mặc cảm của người mắc chứng điên vợi đi đến một nửa, khi biết rằng ở ngoài đời người ta có thể điên hơn cả mình.

Nay mai anh sẽ phaỉ tới thăm Hiền, liệu anh có thể nói thẳng với cô rằng : “Đã đến lúc chúng ta có thể cưới nhau rồi đấy, em thân yêu ạ”. Hay anh phải nói :”Anh đã trở về, đã hoàn toàn khỏi bệnh và đã đến lúc chấm dứt những ngày tháng chờ đợi dài đằng đẵng của em” hay…phải nói hoàn toàn khác. Trong cái khoảng thời gian hơn mười năm anh đi đánh giặc và bị bệnh tật, mọi sự ở đời dường như đã đổi khác, nhưng có lẽ tình yêu thì vẫn hoàn toàn không có gì thay đổi, vẫn cũ kỹ như hàng nghìn năm trước. Anh tin là như thế,  ít nhất là tình yêu của em, tình yêu mà em dành cho anh.


Hình như chính thứ ánh sáng dịu dàng bền bỉ ấy của tình em đã giúp anh vượt qua những tháng ngày tối tăm nhất của đời mình. Giúp anh vượt qua được vực thẳm của sự vô tri vô giác để giành lại ánh sáng cho trí tuệ và nhân tính. Cuối cùng, đêm nay, anh đã lần theo ánh sáng bền bỉ ấy để tìm ra lối ngõ nhà mình.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #7 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2014, 11:37:32 pm »

III

Trong sân nhà anh đang có một cuộc vui. Khoảng chừng hơn chục chàng trai và cô gái trạc tuổi em trai anh, say sưa lắng nghe một người trong số họ vừa chơi đàn ghi ta vừa hát. Anh nhận ra một bài hát của Trịnh Công Sơn, bài hát về một anh phi công chết trận mà anh đã biết từ những năm còn ở chiến trường. Vì bài hát này mà cậu Tiến bị khai trừ lưu Đảng ba tháng. Ngày ấy người ta “dị ứng” một cách tự nhiên  với tất cả những gì từ phía bên kia. Ngày ấy cũng không ai biết rằng tác giả của bài hát đó là một nghệ sĩ chống chiến tanh tích cực bằng vũ khí nghệ thuật của mình ngay trong sào huyệt kẻ thù. Những bài hát nói về cái vô nghĩa của chiến tranh, về nỗi buồn của những tâm hồn bị lưu đày của những người lính phía bên kia cũng bị coi là “cấm kỵ “ với những người lính phía bên này. Ai cũng công nhận đó là điều hiển nhiên và cần thiết, bời vì ai cũng biết, con người dù ở bên này hay bên kia của chiến tuyến thì cũng có trái tim giống nhau. Cái buồn  bã vô vọng của người lính phía bên kia cũng có thể bị lây sang phía bên này nếu không có những biện pháp “tiêm chủng” và phòng ngừa. Nhưng đó là nỗi lo xa xôi của những nhà chính trị, chứ nỗi vui buồn của người lính và sự hình thành nhân cách cách của họ đâu chỉ vì những bài hát. Tiến đã bị kỉ luật, nhưng trong những đêm “chỉ có lính trinh sát với nhau” cậu ấy vẫn làm cái công việc đáng yêu là hát những bài “nhạc vàng”, chủ yếu là những bài của TRịnh Công Sơn cho anh em nghe để giải sầu và giữ vững tinh thần trong những ngày tháng quyết liệt ấy! Cuối cùng thì cậu ấy cũng nằm xuống như anh chàng phi công kia trong một trận “tao ngộ chiến” với bọn biệt kích của quân khu hai ngụy.

Vậy mà bây giờ bài hát ấy đã vang lên ở đây, ngay trên thềm nhà anh? Anh ngỡ ngàng giống như hôm nào, anh tỉnh dậy sau những ngày đầu óc u mê, anh nhìn thấy một chiếc xe hon đa vậy. những thứ ấy đã ra miền Bắc nhanh hơn cả những cuộc trở về của các anh.  Nhưng ai hát mà lạ vậy? anh nhận ra cái giọng nửa Bắc nửa Nam của một người thanh niên, anh ta có giọng ấm và vang, phù hợp với những bài hát loại này. Nhưng người hát là ai nhỉ? Làm sao anh có thể biết được. Tốt nhất hãy cứ bước vào nhà đã. Anh tự nhủ như vậy và mạnh dạn bước tới. Khi anh hiện ra sừng sững trên sân nhà thì tiếng hát bỗng ngừng và tiếp đó là những tiếng reo lôn xộn “A, anh Tình, anh Tình về đây này Nghĩa ơi!”Mọi người lao xao chạy tới, và, anh lập tức rơi vào vòng tay ôm chặt của em trai mình.
-         Lần này anh về thật đấy chứ? – Nghĩa vừa thở dồn dập vì xúc động, vừa hỏi?
-        Cứ coi như vậy?

-        Thế thì hay quá… Em cũng đang chuẩn bị để đi đây!

-        Đi đâu? – Anh hỏi, thoáng sững sờ.

-        Đi lính chứ còn đi đâu, đã có giấy gọi rồi đây.

Đám thanh niên ồn ào lên một lúc rồi lặng lẽ giải tán dần, hình như họ có ý hơi ngại gây ồn ào, ai cũng biết rằng Tình đã bị bệnh tâm thần.

-        Ở chơi đã các chú! – Anh vớt vát lên tiếng nhưng cánh thanh niên đã đứng dậy lễ phép chào anh. Khi mọi người đã về cả, anh quay vào nàh thì thấy vẫn còn một người đang đứng đó, dáng vẻ bẽn lẽn.

-        Đây là Đô, con chú Đốc, ở trong kia mới ra đấy.

-        Chú nào? – Anh ngỡ ngàng hỏi.

-        Chú Đốc, em ruột chú Sang nhà mình ấy.

Anh không làm sao biết được em ruột chú Sang là ai.

-        Chú ấy vào Nam làm ăn từ những năm bốn mươi kia mà.

-        A, thảo nào – Anh quay sang anh thanh niên tên là Đô theo hệ tộc thì anh ta là cháu của anh -  Chú với ông ra hồi nào?

-        Dạ, ba con mới đưa tụi con ra tuần trước ạ.

Anh ngước nhìn người thanh niên và đoán chừng anh ta bằng tuổi mình.[/p
-        Chà… vậy là họ Kiều nhà mình có một nhánh tận trong đó cơ đấy. Nhà ta ở tỉnh nào trong đó?

-        Dạ, ba má con ở Sài Gòn luôn.

-        Chú ngồi xuống đi – Anh thân mật nhắc Đô – anh em trong nhà thôi mà.

-        Dạ, xin phép ông, con ngồi.

Gương mặt dày dạn, từng trải, nước da sạm nắng và bộ ria con kiến ngang tàng kia thật trái ngược với vẻ lễ phép khiêm nhường của Đô, khiến anh đâm tò mò muốn biết “thằng cháu” của mình thực sự thế nào?

-        Hai cha con ăn nghỉ ở đâu? Anh hỏ.

-        Dạ , bên bác Sang ạ
-        Nếu ông và chú muốn thì sang tôi ở cho tiện, bên chú Sang đông người, nhà lại quá chật chội, còn bên này nhà chỉ có hai anh em tôi.

Anh thanh niên nửa Bắc nửa Nam mỉm cười:

-        Dạ, đâu có được. Bác Sang con nói đã ra đây thì không có được đi ở nhà ai ngoài nhà bác.

Nghĩa bưng ra một bộ ấm chén và một phíc nước. Đô cũng đã tự nhiên hơn, họ vừa uống trà vừa trò chuyện. Anh quan tâm trước hết đến việc mà Nghĩa vừa thông báo.

-        Chú đi bộ đội thật đấy à?

-        Vâng, giấy báo gửi tới chiều hôm kia. Em đang lo không biết giao nhà cửa vườn tược cho ai thì anh về. Thật là may…- Nghĩa khẽ thở dài – Giá như mẹ còn thì mọi việc thật đơn giản.

Tình bỗng thấy lòng mình nhói đau, anh không muốn để Nghĩa phải lo lắng nên đành tặc lưỡi:

-        Mẹ cũng đã hơn bảy mươi tuổi rồi còn gì…

-        Em biết… anh giận em và anh Ân lắm…

-        Thôi, không nhắc đến chuyện đó nữa – Tình vội gạt đi – Nhưng sao anh Ân không xin hoãn cho em, em đang đợi kết quả thi đại học kia mà…
-        Em đã có giấy báo điểm thi rồi. Em đỗ. Nhưng… em không muốn phải nói với anh Ân, nhờ anh ấy chạy chọt cho mình. Thâm tâm anh ấy muốn em đi đợt này.

-        Sao lại vậy?

-        Vì … vấn đề gọi thanh niên nhập ngũ đang là vấn đề nóng bỏn hiện nay. Lại bắt đầu có chiến tranh mà. Anh Ân không muốn nêu một gương xấu. Anh ấy đang là người có uy tín trong huyện mà…

-        Không được, mai tao sẽ lên gặp anh ấy, bắt anh ấy phải đi xin hoãn cho mày. Họ cũng phải biết rằng hoàn cảnh nhà mình như thế nào chứ?

-        Thôi anh – Nghĩa khẽ nhăn mặt – em đi một hai năm rồi trở về học cũng được. Anh em mình cũng không nên làm phiền anh Ân nữa. Vả lại, chúng em đi bộ đội bây giờ có gian nan vất vả như các anh hồi đánh Mỹ.

-        Nhưng … hình như lại đang bắt đầu một cái gì đó đấy. nghe nói tình hình biên giới trong kia căng thẳng lắm.

Nghĩa tặc lưỡi:

-        Chuyện vặt vãnh thôi mà

-        Sao lại có thể là chuyện vặt vãnh được? Tình ngắt lời em – Chú chưa biết gì về chiến tranh nên mới nghĩ nông nổi như vậy. Đã đụng đến bom đạn thì không còn là trò đùa nữa đâu.

-        Dạ thưa ông đúng là như vậy – Đô từ nãy đến giờ vẫn im lặng bỗng lên tiếng – Không thể xem thường chiến tranh được đâu. Cháu ở trong đó gần những nơi xung đột hơn, nghe chừng cũng không êm thấm lắm đâu. Trên Tây Ninh đã có những người tính bán bỏ nhà cửa ruộng vườn để chạy đi tới nơi khác, bệnh viện Thống Nhất đã đông nghịt thương binh rồi.

-        Thế đấy – Tình bỗng trầm ngâm suy nghĩ. Một lát sau như sực tỉnh, anh đứng dậy bước vào nhà. Trên bàn thờ vẫn đỏ đèn. Anh lặng lẽ bước tới châm một nén hương lên bàn thờ rồi rì rầm trò chuyện với người mẹ đã quá cố. Đằng sau anh, Nghĩa đứng tựa vào bậu cửa, khóc rấm rứt. Tấm hình của mẹ mở tỏ trong đèn và trong hương khói. Tiếng mẹ như từ đâu đó xa xôi lắm vọng về. Mẹ nói với anh những lời giản dị nhưng vô cùng quan trọn “Con trai của mẹ ơi, thế là cuối cùng con đã trở về. Mẹ có lỗi vì đã không chờ đợi được đến ngày con trở về. Nhưng mẹ mệt mỏi quá rồi. Mẹ đã sống hơn bẩy mươi năm trong cõi đời này. Mẹ cũng chẳng chuẩn bị được gì cho con để cuộc sống của con đỡ nhọc nhằn hơn sau những năm ở mặt trận trở về. Bây giờ con phải bắt đầu lại tất cả. Nhưng mẹ tin rằng con sẽ đứng vững trước cuộc đời còn nhiều khó khăn này, một khi kẻ thì đã không quật nổi con thì con sẽ vượt qua được mọi thử thách của cuộc sống. Nhưng hãy coi chừng, cái ác không chỉ có trong tâm địa của kẻ thù, mà có khi nó ở ngay trong lòng bạn bè đồng chí. Con là người tốt, nhưng người tốt muốn chiến thắng cũng phải có sức mạnh con ạ!”.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #8 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2014, 11:39:52 pm »

IV

Tiếng gõ cửa vang lên dồn dập. Nghĩa vẫn ngủ ngon, đối với nó tiếng gõ cửa kia chẳng hơn gì tiếng vo ve của những con muỗi. Nó đang ở vào độ tuổi ăn ngủ vui chơi và hy vọng.  Nhưng nó sắp trở thành một người lính và như thế nghĩa là cuộc đời nó sắp có một bước ngoặt lớn. Nhưng cũng như anh ngày nào, lúc này nó đang tin vào sức mạnh của mình, nó đang mơ ước và hy vọng, đang dư kiến cho tương lai những gì đẹp đẽ và cao thượng nhất. Cầu mong nó gặp may mắn hơn anh trong quãng đời cầm súng nếu như đó là một quãng đời không thể tránh được của mỗi người.

Tiếng gõ cửa lại vang lên dồn dập.

Ai có thể tới vào lúc này? Ai? Ngôi nhà của những chàng trai chưa vợ này có gì hấp dẫn đâu? Những ngày tới lại càng buồn. Những cậu thanh niên, bạn bè của Nghĩa sẽ không đến đây ca hát nữa. Sẽ có những người khác thường lui tới đây với anh, những chàng thương binh hoặc bộ đội đã phục viên, những anh chàng mà bom đạn của Mỹ coi là xương xẩu quá, hoặc có thể có cả những anh chàng may mắn. Có không ít những anh chàng may mắn đâu. Nhưng những anh chàng may mắn ít lui tới đây với anh hơn, họ còn bận bịu với những công việc do những chức vụ và cương vị mới sinh ra. Trong số họ cũng có không ít những người tốt.

Nhưng ai gõ cửa?

-        Ai đấy?- anh khẽ hỏi nhưng vẫn nằm trong giường, anh ngỡ rằng mình đang mơ.

-        Em đây mà, anh Tình…
Tim anh bỗng đập rộn lên. Anh vội choàng dậy, vội vã mặc quần áo, anh bỗng run lên, không làm sao cài được khuy áo. Tiếng gõ cửa lại vang lên dồn dập.

-        Anh Tình…

-        Anh ra ngay đây – Giọng anh run rẩy. Nhưng anh làm sao thế này? Đáng lẽ phải đi ra cửa nhưng anh lại bước tới bên bàn thờ mẹ “Mẹ ơi, cô ấy đến đấy, con phải làm gì bây giờ?” “Con hãy ra mở cửa, và hãy yêu thương cô ấy” “Nhưng … nhưng con đã làm được gì mà xứng đáng hưởng tình yêu của cô ây?” “ Đừng có đặt câu hỏi đối với những người yêu thương mình con ạ”

Tiếng gõ cửa lại vang lên. Anh bước tới nắm lấy chốt cửa. Anh đứng bất động một vài giây để tự trấn tĩnh rồi nhẹ nhàng, thận trọn rút then cửa. Khi cánh cửa vừa hé ra , theo bản năng của người lính, anh thận trọng né người qua một bên như để tránh một luồn đạn, một lưỡi dao.  Nhưng một cái bóng trắng toát nhanh nhẹn lách vào cùng với một hơi thở nóng hổi dồn dập.Anh ôm choàng lấy cái bóng ấy. Một thân thể nóng hổi, ngát hương “Em, anh đây”. Giọng người con gái thì thào mệt mỏi :”Kìa anh, buông em ra chứ, anh điên à?” “Ừ, anh điên, anh vừa ở bệnh viện tâm thần ra mà” “Nhưn anh khỏi rồi, đúng không?”. “Có thể anh sẽ phát điên bất cứ lúc nào”. “Ứ, không được, kìa nhẹ tay chứ, anh bóp chết em bây giờ!”.

Họ cùng bước ra sân. Ồ, hoá ra trời chưa sáng rõ.

-        Em biết anh về à?

-        Biết chứ.

-        Ai báo tin cho em?

-        Không ai báo tin. Em..  nằm mơ. Mà không, rõ ràng em thức dậy rồi. em ngồi dậy hẳn hoi, châm đèn và bỗng nhìn thấy anh. Y như thế này. Em thấy anh đứng ở đầu hè, nhìn ra ngõ và vẫy tay gọi ai đó. Có lẽ, anh cũng nhìn thấy em, phải không?

-        Có lẽ, anh khẽ thốt lên.

-        Thế là em vội vã chạy đến đây ngay. Em chưa kịp chải đầu, chưa kịp thay quần áo nữa. em nghĩ rằng phải đến nhanh kẻo rồi anh sẽ lại biến đi mất.

Anh ôm chặt cô hơn nữa. Rồi bất ngờ, anh kéo cô xuống ngôi nhà ngang. Cô vừa bối rồi, hãi hùng vừa để mặc cho anh kéo mình đi hệt như cô chỉ là một hạt bụi sắt còn anh thì là một thanh nam châm vậy. nhưng cô thực sự hoảng hốt khi anh đóng chặt cửa lại, cài then kỹ càng và kéo cô tới chiếc phản gỗ.

-        Anh…định làm gì thế?

-        Anh chỉ… yêu em thôi…! Hiền…! – Vừa thở gấp, vừa kéo cô nằm xuống bên mình.

-        Không…anh Tình…chúng mình còn phải cưới nhau đã…

Cô mệt mỏi chống đỡ, giọng cô chơi vơi hụt hẫng nhưng cô vẫn nằm gọn trong vòng tay của người yêu.
-        Rồi chúng ta sẽ cưới…có sao em? Anh …không thể chờ đợi lâu hơn nữa…Anh yêu em…

-        Nhưng…anh đã khỏi hẳn chưa? Em sợ…em sợ …cho con sau này…

Cô thở dốc từng hồi, người cô bỗng nóng ran lên dưới bàn tay vuốt ve của anh. Cô lả đi như vừa đi bộ một chặng đường dài và bây giờ đã tới đích. Bây giờ thì anh sẽ mãi mãi là của em, mãi mãi bên em. Anh đi lâu quá rồi. Đi từ khi em còn nư một con bé con. Ngày ra đi anh chỉ nói với em rằng hãy đợi ngày anh trở về. Và em đã đợi. Vậy thì việc gì em phải đợi lâu hơn nữa? Hơn mười năm chờ đợi chưa đủ sao?. Khi anh bị bệnh, người ta nói rằng anh đã bị điên, mãi mãi không bao giờ trở thành một người bình thường. Nhưng em không tin. Không thể có chuyện vô lý như thế khi mà em đêm nào cũng cầu trời khấn phật cho anh bình yên trở về. Người ta bảo em phải đi đội bát nhang, phải đi cầu đi cúng cho anh gặp may mắn. Tháng nào em cũng đi chùa, chẳng lẽ công lao của em đổ xuống sông, xuống biển hay sao? Cuối cùng thì thần phật cũng công bằng, em không quá mê tín đâu, nhưng em tin rằng phải có một nơi nào đó người ta biết tới lẽ công bằng. Nơi ấy có thể em chưa tới, nhưng bao giờ em cũng ngưỡng vọng, thành kính, vậy thì thật vô lý nếu em không được hạnh phúc.

Họ quyện chặt lấy thân thể nhau, tan hòa trong nhau, không còn biết tới thời gian, trời đất. Hình như mặt trời đã lên ánh nắng ban mai như những ánh mắt tò mò, tinh nghịch chiếu qua khe cửa, chim chóc đang cãi nhau chí chóe ngoài vườn.

-        Anh…em phải về thôi. Muộn quá rồi.

-        Không. Anh không cho em đi đâu cả buổi sáng nay cả - Anh quả quyết trả lời và lại ôm chặt lấy cô.

-        Trời ơi! Không thể được đâu. Cả nhà sẽ nháo nhác lên vì không thấy em đâu cả.

-        Anh sẽ bảo Nghĩa sang nói với gia đình rằng em đang ở đây.

Cô vùng dậy, sững sờ nhìn anh:

-        Anh là sao thế? Anh không biết rằng như thế có khác nào…

-        Không sao cả đâu. Không ai dám làm gì em đâu.

-        Anh Tình, - cô bỗng gục đầu vào ngực anh khóc rấm rứt.- Anh cũng biết rằng em yêu anh bao nhiêu chứ? Nhưng…chúng ta phải cưới đã…Sau đó… anh có thể nhốt em trong buồng cả tháng cũng không sao. Nhưng.. bây giờ phải cho em về…

Giọng năn nỉ tội nghiệp của Hiền, khiến anh không thể không nao núng. Anh khẽ thở dài, nới vòng tay đang ghì xiết thân hình người yêu.

-        Thôi được…em muốn về thì…anh cũng không giữ nữa. Nhưng …cái ông trạm phó trạm máy kéo sẽ cản trở chúng ta đây.

-        Kệ anh ấy! Anh ấy chẳng làm gì được chúng mình đâu.

-        Thế còn bố mẹ em. Chắc gì bố mẹ em đồng ý cho em lấy một… một thằng điên.

-       Không ai ngăn cản được em…- cô nói giọng kiên quyết, rắn rỏi.

-        Nhưng nếu…

-        Nếu gì? Nếu cả nhà chống lại em thì em sẽ mặc kệ họ. Em đã từng là đứa con ngoan từng ấy năm rồi. Bây giờ em phải có quyền sống cho bản thân mình chứ, phải không? Nếu cha mẹ không tổ chức lễ cưới thì…em sẽ..cứ đến đây ở với anh…

-        Ôi em! Vậy mà anh cứ…lo ngại đủ thứ.

-        Anh đừng lo sợ gì hết. Bộ đội sao mà nhát!

Cô lườm anh rồi kiên quyết đứng dậy, bới lại tóc, vuốt lại quần áo cho phẳng phiu rồi quay lại nhìn anh chờ đợi. Anh bước tới ôm chầm lấy cô mà hôn một chập rồi mới buông cô ra và đi mở cửa.

Một ngày mới đã bắt đầu. Ngày đẹp nhất của cuộc đời anh.
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #9 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2014, 12:06:05 am »

CHƯƠNG BỐN

       “Nhiều lúc tôi tự hỏi: có nên tin vào trực giác, vào linh cảm hay không? Trong kho tàng kinh nghiệm của loài người chỉ thấy phần lớn những linh cảm về tai họa, về nỗi bất hạnh. Sao hiếm hoi những linh cảm về hạnh phúc?”

Nhật ký của một người lính trinh sát.


I


Bảy giờ sáng. Nhà ga đông nghịt những người. Một chuyến tàu Bắc vừa vào ga trả khách. Từ khung cửa sắt chật chội lần lượt tuôn ra từng dòng người, tay sách nách mang, gồng gồng gánh gánh. Mấy anh cán bộ thuế vụ đứng ngấp nghé bên cửa, nhìn soi mói dòng người đang chuyển động. Bỗng, như một con bói cá, một anh thuế vụ lao vào dòng người, túm lấy chiếc túi du lịch của người đàn bà to béo phốp pháp. Mặt bà ta thoắt biến sắc, nhưng lập tức bà ta lấy lại sự bình thản, nhoẻn một nụ cười nhà nghề và lên giọng ngọt sớt:

-        Chị đi thăm người nhà về, có gì đâu, mấy chú?  Thôi được, nếu mấy chú cần kiểm tra hành lý của chị thì cũng được, nhưng ta ra hẳn ngoài kia. Ở đây đông người, lôi ra ba cái đồ phụ nữ khó coi lắm!

Dường như đã hiểu ý, anh chàng thuế vụ mặt đang hằm hằm bỗng chùng hẳn xuống.

-        Thôi được, mời chị ra ngoài kia, ta nói chuyện.

Bên cạnh dòng người đang tuôn ra khỏi nhà ga là một dòng người khác đang xếp hàng chờ đợi đến lượt vào ga đi tàu Thống Nhất. Tuấn cũng có mặt trong đoàn người đang xếp hàng chờ đợi này. Anh ra ga một mình,  khiêm tốn lẫn vào dòng người như bất kỳ một anh bộ đội nào đi phép hay đi công tác vậy. Hành lý của anh chứa vẻn vẹn trong chiếc ba lô Trung Quốc đã bạc màu, chiếc ba lô anh đã dùng đến gần chục năm trời. Trong ba lô, ngoài quần áo, chăn màn còn có vài cuốn sách mà anh thích  và một cân thuốc là sợi, một cân thuốc lào. Đó là những mặt hàng chiến lược đối với người lính ở chiến hào. Trong số những cuốn sách mà anh mang theo có một tập chuyện ngắn của Pautôpxki mà anh rất thích. Anh cũng không rõ vì sao mà anh lại mê văn của ông nhà văn Nga này? Dường như ở Pautôpxki mọi điều đều giản dị trong sáng, ngay cả khi nhân vật của ông rơi vào những tình huống éo le, gay cấn của cuộc đời.  Nhiều tác phẩm của ông không có cốt truyện mà hình như chie có một mảng đời với tất cả sự sống động, xanh tươi của nó. Anh gặp Pautôpxki cũng tình cờ như gặp một người bạn đường vậy. Năm bảy mươi mốt sau chiến dịch đường Chín – Nam Lào, một đoàn nhà văn, nhà báo đã tới đơn vị anh  thâm nhập thực tế để lấy tư liệu sáng tác. Một nhà văn đã tới ngủ với trung đội trinh sát của anh , để nghe các anh kể chuyện về bọn lính dù ngụy, ông ta bắt anh kể cho nghe hết sức tỉ mỉ chi tiết về bọn lính dù, từ trang phục, vũ khí đến sở trường, thói quen của chúng. Anh đã phải vẽ vào sổ tay của ông ta cả một tên lính dù với đầy đủ các chi tiết. Ông ta rất thú “bức chân dung” ấy, và để trả công anh, ông tặng anh một tập truyện ngắn của các nhà văn Liên Xô, trong đó có cái truyện “bình minh mưa” mà anh rất thích. Nhưng mãi tới khi chiến tranh kết thúc, được ra Hà Nội học anh mới tìm được một tập truyện ngắn của Pautôpxki. Từ đó, anh giữ rịt cuốn sách bên mình và hầu như đã đọc đến thuộc lòng một vài truyện ngắn của ông. Lần này ra trận, anh quyết địn mang theo cuốn sách quý giá ấy.

Nhà ga bắt đầu mở cửa cho khách đi tàu vào ga. Anh xốc lại ba lô và móc túi ngực lấy ra tấm vé của mình. Ngẩng lên, tình cờ anh lại nhìn thấy hắn, cái thằng cha hôm qua đã gạ mua lại vé của anh. Thế là hắn cũng tìm được cách để lên tàu cùng đi với anh. Hắn cười nói rang rang với mấy người ra tiễn hắn, vẻ mặt hắn thật hể hả thỏa mãn vì coi trời bằng vung. Anh muốn thoi một quả đấm vào cái mặt câng câng ấy. Nhưng anh bỗng nghe có ai gọi tên mình. Anh ngoảnh lại và chợt nhận ra dáng Hảo đang cố lách qua dòng người, tiến về phía anh. Luồn lách một hồi, Hảo cũng tới được bên anh, cô vừa cười, vừa nói trong hơi thở.

-        May quá! Em cứ lo không ra kịp trước khi tàu rời ga. Xe của em bị thủng săm dọc đường. Tức đến phát điên lên được. Đi cả tháng không sao, bỗng dưng hôm nay nó lại dở chứng mới điên lên được chứ.

-        Thế xe Hảo gửi ở đâu?

-        Em gửi…ông sửa xe đạp ở ngã tư Bà Triệu rồi chạy bộ ra đây.

-        Chết – Tuấn sững sờ - Cô có quen người ta không má dám gửi?

-        Không, em…không quen. Nhưng cũng chẳng sao. Miễn là …em đã tới kịp – Vừa nói Hảo vừa dúi vào tay anh một gói ta để trong chiếc túi lưới – Thức ăn đi đường của anh đây…

-        Ôi – Anh bỗng trở lên lúng túng trước cử chỉ chăm sóc ấy – Tôi…có thể ăn bất cứ thứ gì người ta bán trên tàu cơ mà.

-        Không sao, anh cứ mang theo…Nếu như anh từ nhà đi thì mẹ đã chuẩn bị cho anh đủ thứ. Còn ở Hà Nội này… có ai… chăm sóc anh đâu…?

Giọng Hảo đã nghẹn lại, thoáng chốc đôi mắt cô đã mọng nước.
-        Cô cứ làm như tôi còn là trẻ con ấy.

Vừa trao gửi họ vừa bước theo dòng người. Một lát sau Tuấn đã tới bên cánh cửa sắt của nhà ga. Anh đưa tay cho Hảo rồi cố lấy giọng bình thản:

-        Cảm ơn Hảo nhé. Tôi đi đây…cho tôi gửi lời thăm anh ấy…

-        Vâng…vâng… anh cố thận trọng, giữ mình…viết thư về nhé….

Đoàn người đã đẩy anh bước tới. Vượt qua khuông cửa sắt, anh ngoái lại thì đã không còn thấy bóng Hảo đâu nữa. Anh hít căng lồng ngực để nén một tiếng thở dài rồi vội vã bước ra sân ga.

“Thế là mọi việc đã xong. Bây giờ thì tất cả là ở phía trước”. Anh nghĩ vậy rồi bám vào cửa toa tàu , quả quyết bước lên. Thế là một cái dấu chấm hết cho một đoạn đời đã chấm xong. Ngày ba mươi tháng tư năm bảy mươi nhăm. Trước cửa dinh Độc Lập anh cũng đã đánh một dấu chấm hết cho quãng đời chiến đấu của mình. Anh cứ nghĩ trước mắt sẽ là một quãng đời khá dài, anh sẽ được sống yên ổn trong hòa bình, sẽ được học hành đỗ đạt, sẽ là sự ra đời của một tổ ấm gia đình. Không ngờ, quãng đời bình yên đó mới chỉ kéo dài hai năm trời và anh vẫn chưa kịp làm gì cho riêng mình. Hôm nay, sau cái dấu chấm này, lại một đoạn đời mới, một cuộc ra trận mới. Cái cuộc ra trận mới lạ lùng làm sao? Anh đi lẫn với hàng trăm người dân bình thường. Họ lên tàu đi về phương Nam vì nhiều công việc khác nhau. Kẻ đi làm ăn, người đi nhận công tác ở một vùng đất mới,  có người lặn lội vào miền Nam để tìm ngôi mộ của người thân đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lại có những người sẵn tiền bạc và thời gian đã quyết định đi du lịch một chuyến vào Nam xem thử chủ nghĩa đế quốc đã để lại những gì sau khi phải cuốn gói? Còn anh và có thể nhiều đồng chí cùng đi trên chuyến tàu này, thì ra mặt trận. Cũng như anh, họ lặng lẽ lên tàu, khiêm tốn lẫn vào với mọi người.

Chộn rộn một lúc rồi anh cũng tìm được số ghế ngồi của mình. Nhưng trên ghế của anh đã có một người, một cô gái rất trẻ và đẹp. Cô ngồi đúng vào vị trí của anh bên cửa sổ toa tàu. Anh đang đứng tần ngần, lúng túng không biết nên xử trí ra sao thì cô gái liền quay lại, nhoẻn cười.
- Số ghế của anh đây, phải không?

-        Vâng, xin lỗi cô…

-        Em phải xin lỗi anh mới đúng chứ. nhưng …nếu anh đồng ý thì xin anh đổi cho em chỗ này. Số ghế của em liền bên cạnh anh, nhưng em muốn được ngồi bên cửa sổ. Lần đầu tiên đi tàu Thống Nhất vào Nam mà không được ngồi bên cửa sổ thì…Anh đồng ý nhé!

-        Được rồi, nếu cô thích thì tôi xin chiều cô đấy.

-        Ôi, thật may cho em quá. Anh đưa ba lô em bỏ lên gác hành lý cho nào. Còn cái túi này thì anh cầm lấy. Chắc là đồ ăn chị ấy gói cho anh ăn đường, phải không?

Tuấn thoáng đỏ mặt, anh lúng túng đáp bừa:

-        Vâng, có lẽ là thức ăn thức uống gì đấy.

-        Đấy, em đoán ngay mà – Cô gái bỗng cười khúc khích – Em nhìn thấy chị ấy rồi đấy nhé. Chị ấy xinh đấy. Khi anh vào ga rồi, chị ấy vụt chạy trở ra khóc òa lên. Chị ấy đã cố ghìm cho tới lúc ấy  để khỏi khóc trước mặt anh đấy.
-       Nhưng… Tuấn càng bối rối hơn – Cô ấy chỉ là bạn chứ có phải vợ tôi đâu. Cô nhầm to rồi!

-        Không phải? Cô gái liếc xéo về phía anh với ánh mắt sắc như lá lúa – Anh giấu làm sao được bọn con gái chúng em cơ chứ?

Tiếng còi tàu bỗng vang lên một hồi dài. Cô gái đang cười tươi như hoa bỗng lặng trang, mặt xiu xuống, mắt rân rấn lệ. “Cô bé này chắc lần đầu tiên đi xa đây”. Anh nghĩ vậy và lên tiếng:

-        Này đừng có khóc nhé. Cô mà khóc là tàu nó không chạy đâu đó.

-        Em đâu có khóc…

Nói vậy nhưng cô bé bỗng gục xuống chiếc bàn con gần kề bên cửa sổ, đôi vai nhỏ nhắn của cô rung lên nhè nhẹ.
Đoàn tàu chuyển bánh rồi từ từ rời nhà ga. Phút chốc, Tuấn bỗng thấy lòng mình se lại. Có lẽ đó là cảm xúc tất yếu sẽ xảy ra trong lòng mỗi người trước một chuyến đi xa. Một nỗi buồn man mác từ từ dâng lên theo nhịp đều đặn của bánh xe nghiến trên đường sắt. Để trấn tĩnh lòng mình. Tuấn lấy thuốc lá ra châm một điếu rồi hút chậm rãi. Cô bé ngồi bên đã nín khóc và đang cố nhoài người ra cửa sổ ngắm nhìn Hà Nội một lần nữa trước khi đi xa. Bàn tay trắng hồng, nhỏ nhắn của cô  luôn huơ lên vẫy chào bất kì một người Hà Nội nào mà cô nhìn thấy qua ô cửa sổ. “ Một cô bé có trái tim trong sáng”, Tuấn thầm nhận xét như vậy và vui lây những niềm vui trong trẻo của cô trong cuộc chia tay nồng nhiệt của mình.

Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM