Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:36:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến giữa Israel & Palestine  (Đọc 19576 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #10 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 10:52:26 am »

Israel không thể phát triển dễ dàng nếu không có lực lượng lao động người Palestine. Palestine cũng không thể phát triển nếu không tiến vào thị trường Israel. Một trong những nguyên do chính đối với việc GDP của Palestine giảm trong suốt cuộc chiến Intifada thứ hai là chính sách đối phó “khép kín” của Israel, người Palestine tiến vào thị trường lao động ở Israel để mưu sinh bằng cách không đi qua những trạm kiểm soát (hình 7). Trước khi xảy ra Intifada thứ hai, có 130.000 người Palestine làm việc tại Israel (khoảng một nửa trong số đó là lao động bất hợp pháp). Theo ước đoán của Ngân hàng Thế giới, GDP của Palestine khoảng 5 tỉ USD hơn trước Intifada 1 tỉ USD. Sự khác biệt này chủ yếu là do lao động Palestine đang làm việc cho Israel. Nói cách khác, gần 1/5 tổng thu nhập quốc dân Palestine có được từ nguồn lao động ở Israel. Những nỗ lực này thậm chí còn đi xa hơn. Tháng 6 năm 2001 Ngân hàng Thế giới ước tính rằng chính sách “khép kín” của thị trường lao động Israel chống lại Palestine sẽ “ngụ ý giảm bớt hoạt động kinh tế trong phạm vi Bờ Tây và dải Gaza khoảng 50%”. Sau vài tuần đầu tiên của chiến tranh Intifada và cho tới các sự kiện tháng 3 năm 2002, trên thực tế khoảng 50.000 công nhân có thể quay lại công việc ở Israel và các vùng định cư, mặc dù biên giới băng qua các trạm kiểm soát này bị đóng kín và mở lại vào nhiều dịp.


Tuy nhiên, Intifada thứ hai gây ra tác hại rất lớn tới nền kinh tế Palestine, như trong một báo cáo từ Ngân hàng Thế giới vào tháng 3 năm 2002 đã ước tính thu nhập thực tính trên đầu người của Palestine giảm 12% trong năm 2000, 19% trong năm 2001, còn thu nhập bình quân đầu người ở Bờ Tây và dải Gaza khi đó thấp hơn mức lúc ký bản thỏa thuận “Gaza - Jericho” năm 1994 là 30%. Sau khi công bố bản báo cáo này tình hình còn tệ hại hơn nữa. Tổng GDP của Palestine, từng trên 5 tỉ USD năm 1999 đã giảm xuống dưới 5 tỉ USD năm 2002.
Giữa năm 2002, có 45% lực lượng lao động thất nghiệp. Một điều đáng tiếc nữa là ở các khu vực lãnh thổ Palestine cũng như Israel, ngành du lịch giảm xuống, ở Palestine, với lực lượng lao động dồi dào khoảng 122.000 người (chưa kể công nhân địa phương), nhà cầm quyền đã phá sản và không thể trả lương nhân viên một cách đều đặn. Nền kinh tế Palestine hầu như bị tê liệt bởi những hạn chế về hàng hóa và bị Israel từ chối sau tháng 12 năm 2000 để chuyển đổi quỹ PA do nhà quản lý thuế của Israel kiểm soát (chủ yếu là thuế giá trị gia tăng, thuế mua hàng hóa và thuế nhập khẩu) mà theo các thỏa thuận Oslo, dồn về PA. Những quỹ không chuyển nhượng này bao gồm 75% thuế thu nhập và 100% phí y tế do lao động Palestine trả ở Israel, nhưng chỉ các lao động hợp pháp mới phải trả. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất của sự khủng hoảng kinh tế ở Palestine chính là sự tụt dốc thảm hại trong việc người Palestine sang làm việc ở Israel. Cuối năm 2002, hầu hết dân Palestine sống trong cảnh cơ hàn, bên rìa của sự tồn vong, họ không làm nghề nông, thay vào đó là làm những công việc lặt vặt, bán rong, đau lòng hơn là làm gái.

Nền kinh tế Israel cũng chịu cảnh tương tự. Israel bị giáng đòn mạnh mẽ sau tháng 9 năm 2000 bởi việc đi xuống của ngành du lịch, công nghệ và bởi tình trạng suy thoái trong ngành công nghiệp kim cương, đó là ba ngành thu nhiều ngoại tệ nhất của Israel. Hai năm tiếp sau đó, đất nước này phải chịu đựng một trong những tình trạng suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử. Đầu tư nước ngoài suy giảm; giá trị đồng shekel (đơn vị tiền tệ của Israel) giảm; nạn thất nghiệp trong quý “ISRAEL năm 2002” đạt tới con số 11,2%, nhưng con số này có lẽ chưa thể hiện đầy đủ số người thất nghiệp trong thực tế.

Tại thời điểm tình trạng thất nghiệp cao đó, vậy tại sao nền kinh tế Israel vẫn duy trì sự phụ thuộc đáng kể vào lực lượng lao động đến từ các quốc gia khác? Lý do ở đây là do yếu tố kinh tế. Nói theo văn phong xã hội học, hay những mục tiêu xã hội của người Xion thì Israel dễ bị tổn thương trước những hệ quả của nạn suy thoái kinh tế, vì số lượng người nhập cư giảm dẫn tới cuộc di cư của lao động Do Thái có kỹ năng cao. Do đó những nhà hoạch định chính sách của Israel phải đương dầu với một tình huống tiến thoái lưỡng nan. Nhưng nếu Israel phục hồi nền kinh tế thì cũng giống như Mỹ, châu Âu và các nền kinh tế khác, họ cũng cần lao động nhập khẩu vì đại đa số người Do Thái trong nước chê mức lương cũng như công việc.

Một số ông chủ Israel bắt đầu tiến hành thành lập những doanh nghiệp ở ngay trên lãnh thổ Palestine, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp và du lịch. Người Palestine đã chiếm rất nhiều việc làm của người Israel nhờ bãi bỏ chính sách “khép kín”, góp phần phục hồi nền kinh tế Palestine.

Từ thập niên 90 Israel đã ký kết các hợp đồng ngắn hạn với công nhân nước ngoài nhập khẩu, đặc biệt là   người Palestine. Lực lượng lao động này thực sự hấp dẫn các ông chủ Israel, vì họ chấp nhận mức lương và phúc lợi xã hội thấp. Theo ngân hàng Israel, chi phí cho việc thuê mướn lao động nước ngoài cho lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng thấp hơn thuê mướn người Israel khoảng 40%. Chỉ riêng các nước Romania, Thái Lan, CIS, Thổ Nhĩ Kỳ, Ghana, Mauritius, Philippin, thậm chí cả Trung Quốc trong năm 2001 đã có 11.600 lao động sang Israel. Về mặt lý thuyết, lao động từ 11 nước sẽ đến Israel mỗi năm hoặc hơn, nhưng trên thực tế Israel giống như nhiều quốc gia khác, những lao động khách mời ngắn hạn này tham gia thị trường lao động như các công dân dài hạn. Nhiều người bất chấp tình trạng sống bất hợp pháp vẫn mong muốn được tiếp tục ở lại làm việc. Một số người khác tìm cách ở lại hợp pháp, chẳng hạn như kết hôn với người Do Thái hay người Arab ở Israel để lập gia đình và ở lại đó. Một số khu vực miền nam Tel Aviv như các quận Neve Sha”anan, Hatikva và Carmel Marker hiện đã biến đổi nhiều bởi bao quanh nó là vùng đất sinh sống của lao động nhập cư với quốc tịch, văn hóa, phong tục tập quán và thể chế riêng biệt, đa dạng như nhà thờ và các tổ chức dịch vụ xã hội, thậm chí cả nhà cho thanh niên độc thân. Các viên chức cho biết có 95.000 lao động người nước ngoài ở Israel cuối năm 2001. Ngoài ra, ước tính có khoảng 141.000 người ở quá thời hạn cho phép tính đến tháng 10 năm 2001.

Vào tháng 12 năm 2001 Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấm các lao động nước ngoài vào Israel sống tạm thời. Nhưng việc nhập cư bất hợp pháp vẫn tiếp diễn, hầu hết họ viện cớ đi du lịch. Theo một báo cáo đầu năm 2002 có 40% người nước ngoài “sống hợp pháp” ở Israel từ 6 năm trở lên. Trong tháng 5, cảnh sát Israel công bố có 300 người Trung Quốc dính líu vào các vụ trộm cắp. Tháng 8, chính phủ công bố sẽ trục xuất 50.000 người nước ngoài sống bất hợp pháp. Nhưng thay vì những nỗ lực chính thức để diệt trừ tận gốc, những dòng người lao động nước ngoài vẫn đổ vào không hề thuyên giảm. Tháng 11 năm 2002 ngân hàng Israel ước tính con số hiện tại có 262.000 người lao động nước ngoài ở đây, trong đó 2/3 không có giấy phép lao động.

Sự mờ nhạt ngày càng tăng của giới tuyến quốc gia ở Israel được minh họa bởi sự xuất hiện của nhóm người mới, không phải là người Do Thái cũng không phải người Arab. Theo Luật hồi hương, có nhiều người tự nhận mình là người Do Thái nhập cư, có thể họ phần nào mang dòng dõi gốc Do Thái hay có các thành viên gia đình là người Do Thái. Những năm gần đây, đại đa số dân nhập cư tới Israel theo Luật hồi hương, một phần từ CIS và Ethiopia, không phải là người Do Thái. Do đó luật ban hành bảo vệ người Do Thái bị ngược đãi và việc củng cố đặc trưng Do Thái của Israel đã mở đường cho sự nhập cư của những người không phải là người Do Thái tới Israel. Sự phát triển này đã buộc Cục thống kê trung ương Israel và các bộ khác trong chính phủ sửa đổi việc phân chia dân số. Chẳng hạn Bộ nội vụ, năm 1999 nhận định có 108.000 người là “vô thần”. CBS (hệ thống phát thanh Columbia) cuối năm 2002 báo cáo có 265.000 công dân không phải là người Do Thái (sống một bên Arab và Druzes). Họ là nhóm phát triển nhanh nhất ở Israel ngày nay và cùng với những lao động nước ngoài được cho là tạm thời, có lẽ con số ít nhất là nửa triệu.

Thực tế đã có nhiều dân nhập cư từ CIS và Ethiopia, chẳng hạn như Falash Mura - Một nhóm người có gốc từ Falashas (người Do Thái gốc Ethiopia) chuyển sang theo đạo Do Thái.

Cho tới thập niêu 70 sự chuyển đổi sang đạo Do Thái ở Israel khá hiếm hoi và khó khăn do các giáo sĩ Do Thái chính thống duy trì việc kiểm soát độc quyền. Cộng đồng người Do Thái gây nhiều khó khăn cho những người muốn xin chuyển đổi. Việc bắt đầu nhập cư vào Isarel với quy mô lớn từ Liên Xô năm 1971 đã mở đầu phong trào thay đổi từ từ. Trong nhiều trường hợp dân nhập cư thu xếp “chuyển đổi nhanh” để chính thức trở thành thành viên của gia đình người Do Thái. Mặc dù các giáo sĩ không phê duyệt việc này, nhưng các toà án làm ngơ vì cho rằng họ không phê chuẩn thì những phe phái khác, cụ thể là đạo Do Thái bảo thủ có thể lợi dụng vấn đề này làm tấm bình phong phê phán rằng nhà nước Israel là nhà nước độc quyền. Làn sóng nhập cư ồ ạt từ Liên Xô từ năm 1988 về sau trở thành vấn đề được nói đến hàng đầu. Dưới áp lực từ các phe tôn giáo chính thống, liên minh cầm quyền thúc đẩy ngành tư pháp việc phủ nhận sự chuyển đổi thành dân Do Thái không chính thông đó. Trước tình hình rối ren như vậy, năm 1997 chính phủ Netanyahu thiết lập một Ủy ban hướng dẫn đối với những chuyển đổi không chính thống, ủy ban này đề xuất xây dựng “thể chế chuyển đổi”, chuẩn bị cho người nộp đơn xin chuyển đổi và sẽ hoạt động theo kiểu làm thỏa mãn những chuyển đổi không được công nhận bởi các nhóm chính thống cực đoan. Tuy nhiên, con số chuyển đổi thành người Do Thái vẫn tăng nhanh từ 1.531 (1996) lên 4.130 (1999).

Sự phát triển của một yếu tố thứ ba đã khuấy động mối quan tâm của những nhà lãnh đạo Israel, lớn hơn cả vấn đề phụ thuộc vào lao động Arab, đó là người Do Thái chính thống phản đối việc chuyển đổi thành người Do Thái. Năm 1998 Bộ nội vụ ra lệnh dân nhập cư Nga có tổ tiên người Do Thái nằm trong diện nghi vấn phải lấy mẫu DNA để xác nhận nguồn gốc Do Thái của họ. Năm 1999 Bộ trưởng Michael Melchior, gọi hiện tượng này là “quả bom hẹn giờ”. Ông là một “người chủ trương hòa bình” nhưng những nhà lãnh đạo Israel khác thì không như vậy, họ xem lao động người Palestine và lao động nước ngoài là mối nguy hiểm như cuộc hành trình của Ulysses (vua đảo Itaco - Thần thoại Hy Lạp) giữa Scylla và Charybdis. Tuy vậy dù trải qua lộ trình nào, thì điểm đến không phải là đồng nhất hoặc tách rời xã hội Israel Do Thái, mà là một xã hội đa nguyên trong mối quan hệ tương đối mở với môi trường xung quanh và thế giới. Điều này thể hiện cho một cuộc cách mạng và có lẽ là một sự chuyển đổi trong hệ thống giá trị xã hội, nhưng như vậy là đi ngược lại với lý tưởng cơ bản của người sáng lập chủ nghĩa Xion.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #11 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 10:58:09 am »

Môi trường


Tất cả các phong trào khẳng định mối quan hệ đặc biệt đối với vùng đất mà họ chiếm đóng. Chủ nghĩa Xion vì không chiếm đất nên đi xa hơn: Dự định “khiếu kiện” đất để phục hồi sử dụng, họ viện cớ rằng vấn đề này đã bị lãng quên hàng thế kỷ. 100 năm phát triển nhanh chóng đã thực sự làm biến đổi vùng đất Palestine. Bùng nổ dân số, thâm canh, quy hoạch đô thị, mở rộng đường sá trên phạm vi rộng và phát triển nền kinh tế công nghiệp, tất cả những việc này đã tàn phá môi trường sinh thái của Palestine. Nhiều loài động vật có vú, bò sát và chim di trú đã biến mất khỏi nước này. Những giống khác đang nằm trong danh sách tuyệt chủng. Hầu hết các dòng sông (vốn đã ít) của Israel bị ô nhiễm, đến nỗi cá cũng không thể sống nổi. Con người cũng không thoát khỏi bàn tay của tử thần: Năm 1997 bốn vận động viên người Úc tham dự vòng thi đấu các môn thể thao quốc tế Maccabiya bị chết khi đang đi qua một cái cầu bắc ngang sông Yarkon ở Tel Aviv. Cầu sập, làm hai người chết vì chấn thương; còn hai người kia là nạn nhân thảm thương của chất độc chứa trong nước sông.

Không quốc gia nào có thể làm ngơ, chịu đựng tình trạng môi trường bị nguy hại về lâu dài. Các nước vùng Trung Đông nói chung đã coi thường hậu quả của sự khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sổ sách ghi chép của Israel cũng chẳng hơn gì các nước láng giềng, nhưng tiềm năng khai thác của Israel bị hạn chế nhiều hơn hầu hết các nước khác trong vùng. Palestine không có toàn quyền đối với môi trường của họ và tốc độ phát triển kinh tế của họ chậm hơn Israel. Tuy nhiên ở các lãnh thổ Palestine, áp lực tăng dân số đã đạt tới điểm khủng hoảng.

Khi dân số tăng kéo theo mật độ dân số cũng sẽ tăng. Năm 1922, mật độ dân số chỉ có 30 người/km2. Năm 2002, là 299 người/km2 trong phạm vi “đường biên giới xanh”. Có thể nói Palestine là một trong những quốc gia có mật độ dân số dày đặc nhất thế giới. Ở Bờ Tây, năm 2002, mật độ là 382 người/km2. So sánh với các nước khác, ta thấy Libăng có mật độ là 364 người/km2, trong khi Netherlands có diện tích sa mạc rộng lớn. Miền Nam của Israel có sa mạc Negev (tương tự một số thành phố như Beershabe), có mật độ 67 người/km2. Ngược lại, dải Gaza là 3.541 người/km2 và vùng Tel Aviv là 6.790 người/km2. Vùng đồng bằng duyên hải chiếm gần 2/3 dân số (bản đồ 4). Các đô thị quanh Tel Aviv, người Israel gọi là “Los Angelization” của vùng.


Việc tái trồng rừng trên những sườn đồi trọc của Palestine luôn nằm trong kế hoạch của người Xion. Năm 1905 tổ chức Xion quyết định tưởng niệm nhà sáng lập bị mắc bệnh lúc đó là Theodor Herzl bằng cách tiến hành một kế hoạch trồng rừng lấy tên của ông. Kết thúc chiến dịch này “Quỹ trồng rừng ôliu” được thành lập, phát sinh ra một trong những chiến dịch gây quỹ thành công và phổ biến nhất của phong trào xion. Thông qua cộng đồng Do Thái, quà hiến tặng cho việc trồng rừng được thu thập vào “những cái hộp xanh” có mặt khắp nơi của “Quỹ Quốc gia Do Thái” (JNF), nhất là trong dịp “Năm mới của cây cối”, một ngày lễ truyền thông mang đậm màu sắc hoạt động của người theo chủ nghĩa quốc gia mới. Từng cây mang dấu ân cá nhân lấy tên của trẻ em, những khu rừng nhỏ chứng tỏ sự tôn trọng giá trị cộng đồng và những tặng vật của toàn bộ khu rừng được ghi trong một “Cuốn sổ vàng”. Theo tường thuật của những người theo chủ nghĩa Xion, sự quan tâm đến cây cối của người Do Thái, kể cả trước, đây lẫn bây giờ, trái với thái độ “kẻ chinh phục Arab”, là những kẻ đã tàn phá rừng. Quá trình tàn phá không thương tiếc ấy xảy ra vào thời kỳ cuối đế chế Ottoman, nhất là trong suốt chiến tranh thế giới thứ nhất. Tới năm 1936, chính quyền thuộc địa thậm chí vẫn chưa thành lập Bộ phụ trách rừng. Trong những năm sau của chế độ thuộc địa, chính phủ trồng khoảng 800.000 cây/năm và các cơ quan tư nhân, đáng kể là JNF, trồng thêm 600.000 cây nữa. Giữa những năm 1960 - 2001 tổng diện tích tái trồng rừng (không tính rừng tự nhiên) ở Israel đã tăng lên gấp ba. Bước sang thế kỷ 21, JNF tuyên bố đã trồng được 220 triệu cây.

Tuy nhiên viễn cảnh đối với Israel là một Levantine Norway (Nauy Cận Đông) không được thực hiện. Và tiếc thay Israel vẫn chỉ là một trong những quốc gia “trồng cây gây rừng” ít nhất ở vùng ven biển Địa Trung Hải. Năm 2002, rừng ở Israel chỉ chiếm 4,2% so với Li băng là 7%, Morocco 8%. Hơn nữa, một số giống cây nhập khẩu, với mục đích châu Âu hóa cảnh quan, rất dễ bị hại cao trước sâu bệnh và hỏa hoạn.
Ở Palestine cũng vậy, cây cối chiếm một vị trí đáng kể trong cuộc sống của người dân. Người ta nói một số cây, đặc biệt là hạt carob và cây vả, bị quỷ ám. Những cây khác như xoài, thông dầu, oliu theo truyền thống được xem là nơi cư trú của các vị thánh Hồi giáo. Trong nhiều trường hợp, người ta trồng “cây thánh” để chứng tỏ “sự vinh quang của núi rừng” trước đây của người Palestine. Họ tin rằng cây thánh có thể chống chọi lại sự phá phách của lũ châu chấu. Một vài cây có tầm quan trọng mang tính quốc gia, chẳng hạn như Sittnah alGharah - “Người đàn bà vinh hiển”, mọc ở phía đông của Beit Nuba, gần Latrun. Theo truyền thuyết “Người đàn bà vinh hiển” xuất hiện trong suốt cuộc tấn công của Anh quốc (năm 1917), bà đứng trên ngọn cây, trong trang phục xanh màu lá, khăn choàng đầu màu sáng, với thanh gươm đẫm máu trong tay. Mỗi lần lính Anh tiến lên bà lại đẩy lùi chúng”. Một số người Arab theo Cơ đốc giáo cũng cho rằng cây cối mang tính thần thánh, ví dụ cây ôliu trong vườn Gethsemane thành Jerusalem và ở “cánh đồng cừu” gần Bethlehem. Sau năm 1948 văn học viết về sự lưu vong của người Arab Palestine, cây cối, nhất là cây ôliu và cây chanh, thường được xem là biểu tượng quan trọng, chứng nhân nhắc nhở chốn quê nhà - Miền cực lạc đã rơi vào tay giặc.

Ở Bờ Tây các sườn đồi nhìn chung vẫn là đồi trọc. Dưới chế độ Jordan, việc trồng lại rừng nhỏ được thực hiện, cứu nguy cho vùng Jenin. Trong khi nhiều khu vực rừng tự nhiên bị nông dân đốt lấy nhiên liệu, làm giảm số cây rừng và hủy hoại khí hậu. Năm 1997, người ta ước tính các vùng rừng ở Bờ Tây không vượt quá 0,89% tổng diện tích. Người Palestine phàn nàn rằng nhiều khu vực, thậm chí những nơi có các nguồn tài nguyên hạn chế, cây cối đang bị bứng đi để làm khu định cư cho người Do Thái.

Căn cứ theo xu hướng trồng rừng trong hệ tư tưởng Xion và văn hóa dân gian Palestine thì không có gì ngạc nhiên khi chúng trở thành mục tiêu mâu thuẫn. Ở Palestine, hay các quốc gia quanh Địa Trung Hải (nhất là Hy Lạp và Algeria) trong thế kỷ XX; việc đốt cây đã trở thành một hình thức phản đối chính trị phổ biến. Từ thập niên 20 trở đi, người ta có thể nghe thấy các cáo buộc người Arab đang phạm tội cố ý đốt phá rừng do người Do Thái trồng. Trong suốt những năm đầu chiến tranh Intifada thứ nhất, người ta ước lượng có 1/3 vụ cháy rừng là do cố ý chứ không phải vì rủi ro trên những vùng đất của người theo chủ nghĩa dân tộc. Việc này được xem là do người Palestine chiến đấu với “Intifada môi trường”. Dân định cư Do Thái đã tấn công vào các khu rừng nhỏ trồng ôliu của người Arab ở Bờ Tây, phá hủy cây trồng và chống lại chủ sở hữu đất không cho thu lượm trái cây. Còn quân đội Israel sẵn sàng san bằng những vườn trái cây, cụ thể là ở dải Gaza để tạo thành vùng “phòng hoả hoạn”.

Một vấn đề hết sức nóng bỏng chính là nguồn nước. Nước giữ một vai trò quan trọng trong sự mâu thuẫn giữa Arab và Israel từ thuở sơ khai. Trong và sau Hội nghị hoà bình Paris năm 1919, người Xion nhấn mạnh khó mà đảm bảo các nguồn nước của Jordan sẽ rơi vào vùng thuộc địa của Anh hơn là của Pháp. Họ hỗ trợ mạnh mẽ việc ứng dụng Pinhas Rutenberg, một cuộc cách mạng ga để tận dụng nước của Jordan trong sản xuất điện. Nếu hiệu quả, nó sẽ góp phần điện hóa đất nước.

Trong suốt thời kỳ thuộc địa, sự lớn mạnh nhanh chóng của người Xion dẫn đến việc thường xuyên đào giếng trái phép, cũng như những nỗ lực phản tác dụng của Anh trong việc hạn chế mua đất đai của người Do Thái, ủy ban nước của chính phủ đã bất lực và lưu ý năm 1977 trong một bản ghi nhớ về việc bơm nước quá nhiều ở vùng Haifa: “Chúng tôi không có quyền cho phép hay cấm đoán việc đào giếng để khai thác các mạch nước ngầm cho tới khi chúng tôi có quyền đó. Các công ty tư nhân và những chủ sở hữu sẽ tiếp tục đào giếng bất chấp mối nguy hiểm của việc phá hủy và làm hư các hồ chứa ngầm đầy giá trị và bất chấp cả quyền được sử dụng của người khác”. Mặc dù các quy định bảo vệ có từ thời chiến cho phép các cơ quan chức năng can thiệp, nhưng trong thực tế họ tự thấy không thể quản lý việc đào giếng mới. Năm 1946, ủy ban nước bày tỏ nỗi thất vọng về tình trạng bơm nước ở vùng Haifa: “Bây giờ tình hình còn tồi tệ hơn và thảm họa nằm ngay trước mắt”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #12 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 11:04:42 am »

Trong cuộc chiến năm 1948, quân Iraq khống chế nguồn nước Jerusalem tại Ras al - Ain cho tới khi bị lực lượng Israel đánh đuổi. Nước trở thành một vấn đề chiến lược ngoại giao đe dọa đối với các nước lân bang. Chẳng hạn, năm 1967, mâu thuẫn về nguồn nước của Jordan đóng một phần quan trọng trong cuộc đột kích chiến tranh và năm 2002 xảy ra mâu thuẫn với người Libăng.

Quan niệm của chủ nghĩa Xion đặc biệt ảnh hưởng tới các nguồn nước của Palestine. Palestine chỉ nắm giữ ba phần nước trong vùng nội địa là Biển Chết, hồ Huleh và biển Galilee (hồ Tiberias). Trường hợp nghiêm trọng nhất là Biển Chết, hiện tiếp giáp với Israel và Jordan, là nơi thấp nhất trên bề mặt trái đất và là một trong những kỳ quan của thế giới. Môi trường của hồ muối này đã bị suy thoái trầm trọng trong các thập kỷ qua. Mực nước sông Jordan suy giảm và sự khai thác chất khoáng quá mức của ngành công nghiệp phôtphat Israel và Jordan là nguyên nhân làm mực nước thấp dần, từ khoảng 1.280 bộ thấp hơn mực nước biển trong năm 1930, tới 1.360 bộ thấp hơn mực nước biển năm 2002. Trong cùng thời kỳ đó, mực nước giáp bờ rút khoảng 46m. Một ủy viên thuộc Ủy ban nước Israel khi được chất vấn năm 1999 về hệ quả của hồ này đã nói: “Thay vì nuôi Biển Chết chúng ta hãy làm hồi sinh hoang mạc chết”. Người ta đầu tư vào mé Bờ Tây của biển để nâng cấp ngành du lịch. Nhưng vài năm nay khi du khách đến thưởng ngoạn Biển Chết, họ phải chứng kiến cảnh một đường đất đắp cao do hậu quả của việc giảm mực nước biển để lại. Ngày nay toàn bộ phần cuối phía Nam của biển đã thực sự cạn khô. Chiều dài biển từ mũi Bắc tới mũi Nam đã co lại từ 75km còn 55km, mực nước giảm khoảng 3 bộ/năm. Nếu cứ theo đà đó nước biển có thể cạn vào năm 2050, phá hủy hệ sinh thái vốn rất dễ bị tổn thương quanh bờ biển.

Một số đề nghị đã được đưa ra nhằm làm đầy nước trở lại cho Biển Chết. Năm 1890 một kỹ sư người Thuỵ Sĩ tên Max Bourcart đề nghị xây dựng một con kênh bắt nguồn từ Địa Trung Hải. Ý tưởng này một lần nữa được nhà nông học người Mỹ Walter Lowdermilk đề cập vào thập niên 40 và 50 bởi ông lập ra kế hoạch vĩ mô cho kênh “Med - Dead” làm đầy biển bằng nước muối, đồng thời tạo ra thủy điện). Kế hoạch tuyệt vời đó nhận được sự phê chuẩn từ chính phủ Israel trong thập niên 80, nhưng đáng tiếc nó không  bao giờ được thực hiện. Gần đây, tại cuộc họp thượng đỉnh về môi trường thế giới ở Johannesburg diễn ra trong năm 2002, Bộ trưởng Bộ môi trường của Israel và Jordan đã ký một thỏa thuận về việc cùng nhau xây dựng một đường ống dẫn để mang nước từ Biển Đỏ vào Biển Chết. Hiệp ước không đề cập nguồn quỹ cho dự án mà theo ước tính phải tiêu tốn đến một tỷ đôla. Nhưng nếu được thực thi thì “Red - Dead” giống như “Med - Dead” đe dọa tàn phá môi trường nghiêm trọng. Trong trường hợp này cần cân bằng sinh thái tự nhiên ở sa mạc Arava phía nam Biển Chết, lòng biển cũng như xung quanh biển.

Trường hợp phục hồi hồ Huleh chứng minh các kết quả phản tác dụng tiềm tàng của các chính sách phát triển bừa bãi, khi thực hiện người ta đã không cân nhắc cẩn trọng các hậu quả để lại cho môi trường. Cuối thế kỷ XIX hồ Huleh ở sông Jordan, phía Bắc biển Galilee (bản đồ 5), có diện tích khoảng 12 - 14 km2 và được bao bọc bởi 48 km2 đầm lầy. Đức cha George Adam Smith, tác giả cuốn Địa lý lịch sử vùng đất thánh (một ấn bản uyên bác có sức thuyết phục trong tôn giáo thế kỷ XIX), viết: “Có lẽ đây từng là một cái hồ. Ngày nay nó thu hẹp lại, thấp hơn gọi là hồ Huleh, phần còn lại là đầm lầy và đồng cỏ bằng phẳng, một vài đồi núi nhỏ và cây cối bao phủ. Có thể dễ dàng tháo nước cũng như mở rộng”. Đầu thế kỷ XX cái hồ này là một niềm kiêu hãnh “Sự phong phú bậc nhất của khu sinh vật sống dưới nước ở Levant... bao gồm 260 loài côn trùng, 95 loài giáp xác, 30 loài ốc và con trai, 21 loài cá, 7 loài lưỡng cư và bò sát, 131 loài chim và 3 loài động vật có vú”. Nhưng vùng này đã bị phá hoại bởi muỗi gây bệnh sốt rét, gây khó khăn cho đời sống con người.


Năm 1860, trong một chuyến viếng thăm vùng này, Scotsman đã lập ra kế hoạch phục hồi đầu tiên. Trước khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, chính phủ Ottoman nhượng bộ cho hai thương gia Beirut trong vấn đề thương lượng hệ thống tháo nước đầm. Việc thực hiện dự án bị trì hoãn bởi chiến tranh, những vấn đề về mặt pháp lý và những khó khăn khác. Vùng đất này được Cổng ty phát triển đất đai Palestine do người Do Thái kiểm soát mua lại năm 1934 và chính phủ lại có một thỏa hiệp nhượng bộ về vấn đề thoát nước khác. Nhưng binh biến xảy ra và sau đó là thế chiến thứ hai một lần nữa ngăn trở việc thực hiện công trình. Mãi tới năm 1950 công việc này cuối cùng cũng được bắt đầu. Trong giai đoạn đầu, 800 người Arab bị bắt buộc chuyển nhà. Năm 1958, 12.350 ha bãi lầy quanh hồ được tháo nước và biến thành đất trồng trọt để dân định cư Do Thái canh tác. Bệnh sốt rét hoàn toàn bị loại bỏ khỏi khu vực này. Dự án được ví von như một thành tựu vĩ đại tượng trưng cho hình ảnh phát triển bay lên của chủ nghĩa Xion và các du khách có dịp chứng kiến tận mắt sự biến đổi như một phép màu diệu kỳ ở vùng này.

Nhưng sự thay đổi nhân tạo này trong hệ sinh thái của vùng đã gây ra những hậu quả không lường trước được: Mạch nước ngầm giảm, đất hóa bụi. Khi mặt đất khô ráo thì chuột đồng tăng lên và loài gặm nhấm này thỏa thích phá phách mùa màng. Nông dân buộc phải bỏ xứ ra đi. Than bùn đang phân hủy từ vùng bị tháo nước giải thoát số lượng lớn nitrate vào biển Galilee, ảnh hưởng ngược lại chất lượng của nước. Nhiều loài thực vật và động vật biến mất. Trong thập niên 80 dự án bị thừa nhận là thất bại về mặt chi phí. Năm 1994, trong một nỗ lực khôi phục sự cân bằng sinh thái tự nhiên, một phần vùng này được cải tạo làm ngập nước và đặt tên là hồ Agmon.

Biển Galilee được xem là quan trọng nhất từ trước tới nay, vì nó cấu thành hồ chứa nước ngọt chính. Trong những năm gầu đây mực nước trung bình của nó giảm và trong năm 2001 giảm tới mức kỷ lục là 215m dưới mực nước biển. Dòng chảy vào từ phía Bắc tới Jordan cũng tới mức chấp nhất chưa từng có trong lịch sử. Trong khi độ mặn tăng tới 287mg clo/l, cao hơn mức cho phép 250 mg đối với nước uống. Lý do chính là việc bơm quá nhiều từ hồ vào bể chứa nước quốc gia Israel, một mạng lưới luồng lạch được hoàn thành trong năm 1964 (bản đồ 6). Ngoài ra còn những nhân tố khác là thời gian khô hạn kéo dài và việc rút nước ngày càng tăng của người Libăng từ các nguồn nước sông Jordan trên dòng chảy vào hồ.


Israel phải tạo ra một số phương pháp để giải quyết vấn đề, chẳng hạn như xác định lại “đường đỏ”, giới hạn thấp hơn đối với hồ. Mãi tới năm 1981, đường này là 212m thấp hơn mực nước biển, Tuy nhiên, đường này đã thấp hơn bốn lần, gần đây nhất trong năm 2001 đường này ở mức 214,25m. Nhưng thậm chí mức đó cũng nhanh chóng bị vi phạm và người nắm quyền hành kiểm soát nước dường như bỏ qua khái niệm “đường đỏ”. Những cơn mưa trong mùa đông năm 2003 và 2004 làm đầy nước hồ, nhưng về lâu dài tình hình vẫn u ám.

Israel đã đề ra một chính sách hợp lý về vấn đề nước và điều đó sẽ tác động đến mối quan hệ với các nước láng giềng. Do đó, việc lập chính sách chính trị về nước ở khu vực Trung Đông nói chung và ở Israel/Palestine là một việc quan trọng. Trong mối quan hệ giữa Israel và Palestine luôn tồn tại những nhận thức sai lầm khá phổ biến. Ví dụ, người ta cho rằng lượng mưa ở Palestine thấp hơn khi so sánh với hầu hết các nước châu Âu (lượng mưa trung bình hàng năm của Jerusalem khoảng 600 mm cao hơn London, Paris, Berlin, hay Warsaw). Năm 1931, ông Eric Mills lưu ý: “Với một lượng mưa hàng năm không thay đổi tương đương với lượng mưa ở miền Đông nước Anh, nhưng ít có công trình xây dựng lâu dài cho việc bảo tồn nước. Sự thật là lịch sử đã ghi nhận Palestine thất bại trong việc bảo tồn nguồn cung cấp nước”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #13 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 11:08:19 am »

Trong những năm đầu của chủ nghĩa Xion, nhìn chung người ta tin một cách mù quáng rằng nước không chỉ là một trong những nguồn sống quan trọng mà còn kìm hãm sự phát triển kinh tế. Ví dụ, năm 1946, trong một cuộc khảo sát kinh tế ở Palestine, Nathan, Gassm và Creamer viết: “Nguồn cung cấp nước hiện nay là nguyên nhân hạn chế nghiêm trọng nhất của Palestine trong việc thu hút số lượng lớn người nhập cư mới”. Tưới tiêu đóng vai trò thiết yếu đối với phát triển nông nghiệp của người Xion trong thời kỳ thuộc địa, năm 1947 chỉ 8% đất canh tác được tưới tiêu. Như chúng ta đã biết đại đa số dân nhập cư sống định cư ở các thị trấn và làm việc trong các lĩnh vực kinh tế ít phụ thuộc vào nước. Ngày nay ở Israel và Palestine người ta vẫn còn tin rằng nước là một vấn đề chiến lược tối trọng và muốn phát triển nhất thiết phải giải quyết được vấn đề này, cũng như tin rằng sự cạnh tranh để có nguồn cung cấp nước quý hiếm như vậy có thể dẫn tới mâu thuẫn trầm kha.

Trái với quan niệm chung, dân số tăng nhanh và nền kinh tế phát triển không nhất thiết đòi hỏi nguồn cung cấp nước cũng phải gia tăng
tương ứng. Điều ngược lại là nền kinh tế công nghiệp tiến bộ ít cần nước hơn nền kinh tế nông nghiệp thô sơ. Một chính quyền cho biết khối lượng nước dùng trong công nghiệp và dịch vụ có thể gấp 10.000 lần lượng nước dùng cho việc tưới tiêu. Theo một khảo sát địa lý ở Mỹ, việc sử dụng nước giảm trong 1980 - 1995 từ 1.900 gallon /người /năm còn khoảng 1.500, đây là thời kỳ dân số bùng nổ và bành trướng kinh tế. Xu hướng này vẫn còn tiếp tục.

Các nhà thủy học cho biết khi một vùng cạn kiệt nguồn nước như Trung Đông trong thập niên 70 và Israel/Palestine hết nước trong thập niên 50 ta có hiểu ngay rằng ở đó đã thiếu nước để đáp ứng cho các nhu cầu: Công nghiệp, đô thị, sinh hoạt và quan trọng nhất là sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên J.A.Allan đã cất công nghiên cứu làm sáng tỏ Vấn đề về nước ở Trung Đông, thực sự nó không đương đầu với thảm họa cạn kiệt nước. Ông tranh luận: “Nguồn nước không quyết định sự phát triển kinh tế xã hội mà sự phát triển kinh tế xã hội quyết định việc chọn lựa quản lý nước”. Ông cũng chỉ ra rằng nước có một giá trị biểu tượng cũng như giá trị kinh tế trong nhiều xã hội. Theo ông Israel là nền kinh tế duy nhất ở vùng Trung Đông có truyền thống: “Thích nghi hoàn toàn với các nguyên tắc quản lý nhu cầu”. Ông lưu ý, “đại đa số dân Israel vẫn coi trọng tính linh thiêng của truyền thống này” và việc phụ thuộc vào nước Israel bên dưới Bờ Tây đôi khi chỉ là cái cớ để biện hộ cho việc tiếp tục nắm giữ lãnh thổ chiến lược. Có thể nói sự phát triển một nền kinh tế công nghiệp hiện đại có thể nhấn chìm quan điểm cần sử dụng  nhiều nước. Tuy vậy, Israel cũng như các nước lân bang luôn đánh giá cao vai trò của nước trong đời sống, nên đã lập ra mô hình quản lý nước hiệu quả. Ở Israel cũng như nhiều nơi khác, người ta vẫn quan niệm nước chủ yếu được dùng trong nông nghiệp (hình Cool. Tuy nhiên ngày nay, như đã lưu ý, nông nghiệp chỉ đóng góp phần không quan trọng vào GDP ở Israel. Cho nên giải pháp đơn giản nhất là cắt giảm nguồn tiêu thụ nước dành cho nông nghiệp.



Thực tế, Israel đã làm như vậy. Áp lực nước dùng trong nông nghiệp đã giảm bớt trong các thập niên gần đây, do kết quả của việc giảm kibbutzim (nông trang tập thể của người Do Thái) và vai trò bá chủ của Đảng Lao động trong hệ thống chính trị. Chính phủ Israel đã mất nhiều thời gian hơn trong việc quyết định đối với các vấn đề liên quan tới nước có thể bị kìm hãm bởi nông nghiệp. Việc sở hữu nguồn nước tư nhân ở Israel bị xoá bỏ bởi Luật nước vào năm 1959 và một ủy ban nước đã được chính phủ chỉ định. Nó đã phát huy tối đa vai trò của mình trong tất cả những vụ liên quan tới nước. Các quy định phát hành năm 1976 thiết lập trật tự các ưu tiên sử dụng nước trong “các lĩnh vực hạn chế” (đó là các nơi cầu vượt cung): (1) nước sinh hoạt (2) công nghiệp (3) nông nghiệp (4) sử dụng vào những việc khác. Vì hầu như cả nước được xếp vào “vùng hạn chế” nên nhu cầu nước nông nghiệp chỉ là ưu tiên thấp. Việc sử dụng nước trong nông nghiệp dần dần bị cắt giảm, cụ thể là sau năm 1986. Việc giảm hơn nửa nguồn cung cấp nước có sẵn trong năm 1999 dẫn tới giảm 40% chỉ tiêu nước trung bình dành cho nông nghiệp và 50% trong năm 2000 - 2002. Nhìn chung, trong năm 1998 - 2001, Israel đã giảm đáng kể lượng nước sử dựng. Việc cắt giảm chỉ tiêu nước nông nghiệp được khuyến khích, chẳng hạn như phương pháp “tưới tiêu nhỏ giọt” đi tiên phong ở Israel. Nhìn chung, từ 1975 đến 2001, sự phân phối nước trung bình cho nông nghiệp đối với mỗi đơn vị diện tích đất giảm hơn 1/3 trong khi sản phẩm nông nghiệp tăng chưa từng thấy.

Nhiều giải pháp khác cũng đang được thực hiện. Giải pháp thứ nhất là tái sử dụng nước thải sinh hoạt tái chế. Giải pháp thứ hai là khử muối, làm giảm mạnh chi phí từ giữa thập niên 80. Theo các kế hoạch hiện nay, nước biển được khử muối sẽ cung cấp 7,5% nhu cầu nước ước tính của Israel năm 2020. Giải pháp thứ ba có lẽ về lâu dài là giải pháp gây tốn kém nhất, nhập khẩu nước ngọt bằng các loại tàu chở dầu cực lớn, các đường ống dẫn nước ngầm hay “các bịch nước thả nổi”. Năm 2002, Israel đã ký hợp đồng mua nước với Thổ Nhĩ Kỳ, phương tiện chuyên chở bằng tàu, nhưng nếu phụ thuộc trên diện rộng vào phương pháp này sẽ rất đắt đỏ: Hiện nay chỉ một số vịnh ở Iraq có khả năng mua nước như vậy. Tuy nhiên, hòa bình với các nước láng giềng ở phía Bắc Israel sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án xây dựng đường ống dẫn nước được lên kế hoạch từ lâu dẫn từ sông Litani của Thổ Khĩ Kỳ và sông Libăng.

Tuy vậy, trong hai thập kỷ qua, các tầng ngậm nước nội địa và duyên hải đang nhanh chóng biến mất và biểu mực nước vùng duyên hải giảm, đặc biệt là ở dải Gaza, nước ngày càng mặn một cách đáng sợ. Israel ngày càng phụ thuộc vào nước từ tầng ngậm nước nội địa, toạ lạc chủ yếu bên dưới khu vực Bờ Tây (bản đồ 6). Thậm chí trước tháng 6 năm 1967, 1/4 nguồn nước của Israel được lấy từ các giếng nước và suối trong lãnh thổ Israel (nguồn cung cấp là tầng ngậm nước nội địa); vào thời điểm đó khối lượng nước mà Israel khai thác gấp 10 lần lượng nước mà Palestine sử dụng.

Mâu thuẫn liên quan đến nước đã tăng kịch liệt trong những năm gần đây và trở thành một yếu tố quan trọng trong tranh chấp giữa Israel và Palestine. Sự chiếm đóng Israel sau năm 1967, việc tiến đến tầng ngậm nước của Palestine bị giới hạn bằng cách hạn chế cho phép đào giếng mới. Hơn nữa, nhiều ngôi làng ở Palestine vẫn duy trì không liên kết tới mạng đường ống dẫn nước và phải phụ thuộc hoàn toàn vào giếng nước hay vào việc thu thập lượng nước mưa trong bể chứa nước. Kết quả cuối thập niên 90, người Palestine ở Bờ Tây là một trong những cư dân có tỷ lệ tiêu thụ nước thấp nhất trên thế giới: 20 - 30m3 /người/năm. Việc ngăn chặn đào giếng như vậy đã khiến một lượng nông dân Palestine ở Bờ Tây không làm nông nghiệp nữa. Khi đó, người Israel dùng nhiều nước gấp 5 lần người Palestine, kể cả dân định cư Israel sử dụng nước từ tầng ngậm nước sâu bên trong nội địa, gây phẫn nộ cho người Palestine, nhất là khi những người định cư này được hưởng nhiều ưu đãi. Ở dải Gaza, những người định cư Israel trong thập niên 80 được ghi nhận là có chỉ tiêu dùng nước gấp 2 hay 3 lần người láng giềng Palestine, điều đó dễ hiểu tại sao không đủ nước đáp ứng cho nhu cầu của họ, chẳng hạn trong năm 1986, lượng nước họ dùng vượt quá chỉ tiêu 36%.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #14 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 11:09:59 am »

Sau năm 2000, nước giống như cây cối, trở thành nguyên nhân chính của cuộc chiến Intifada. Ví dụ, tháng 7 năm 2002, truyền hình Israel tường thuật những vòi nước được mệnh danh là “cướp biển” đang được câu móc vào đường ống dẫn nước thuộc công ty nước Mekorot của Israel theo thỏa thuận giữa Israel và Palestine, cung cấp cho cả vùng định cư Israel và Palestine ở Bờ Tây. Ủy ban nước Israel ước tính trong tháng 7 năm 2002 tổng lượng nước bị người Palestine “trộm” lên tới 10 triệu m3, bằng 1/3 lượng nước Israel cung cấp cho nhà cầm quyền Palestine hàng năm. Tháng 10 năm 2002, Bộ trưởng hạ tầng cơ sở Israel (chịu trách nhiệm về nước) - Effi Eitam, một người ủng hộ phong trào người định cư Do Thái, buộc tội người Palestine vi phạm thỏa thuận về vấn đề nước trên quy mô lớn. Ông tuyên bố họ đang tạo một “Intifada nước” chống lại Israel bằng cách không xây các hệ thống lọc nước với hy vọng làm ô nhiễm nước ngầm của Israel. Ông còn phàn nàn khoảng 250 giếng trái phép đã được khoan trong năm ở các vùng Bờ Tây dưới quyền kiểm soát của Palestine. Đáp lại, ông ra lệnh cho Ủy ban nước quốc gia Israel tạm ngừng việc đào giếng lấy nước của người Palestine ở Bờ Tây.

Tuy nhiên, áp lực từ hai phía khiến họ không thể hợp tác hòa thuận với nhau. Không thể dựng lên bức tường giữa các nguồn nước mà cả Israel và Palestine đều phụ thuộc. Ron Zchung Taig (đại học Tel Aviv) phát biểu một cách thẳng thắn rằng: “Chất thải của họ chảy vào nước ngầm; chất thải của chúng tôi chảy vào biển của họ”. Năm 2000, Dalia Itzik (sau là Bộ trưởng môi trường Israel) thừa nhận 40% nước được dẫn bằng ống tới Israel và Palestine là “không thể uống”. Bà nói rằng tình huống này là “tai ương”. Để cố gắng giải quyết vấn đề ngay lập tức, Uỷ ban nước Israel đã đóng cửa một số giếng và phục hồi các nguồn nước khác bằng cách lắp đặt các nhà máy khử muối và lọc nước.
Cả người Israel và Palestine đều nhận thấy về lâu dài họ cần phải liên kết với nhau, cùng ngồi lại tìm giải pháp cho vấn đề muôn thuở của vùng sa mạc khô cằn đó là nước. Ủy ban gồm các chuyên gia thủy học hợp tác giữa Israel và Palestine đã có một báo cáo năm 1999 như sau:
Trái với phần nước trên bề mặt, việc chia nước tầng ngầm là việc rất khó khăn... hơn nữa, các tầng ngầm dễ bị ô nhiễm từ các hoạt động quản lý kém của con người và dễ khử muối nếu chúng được bơm lên trên. Trường hợp nào cũng vậy, một khi tác hại xấu đến tầng ngầm nước thì sức chứa sẽ giảm. Những yếu tố này khiến cho ngành thủy học của Israel và Palestine phụ thuộc chặt chẽ nhau. Vì vậy, nếu một trong hai bên không chịu hợp tác với nhau sẽ không thể thành công và chắc chắn dẫn tới những mâu thuẫn trong tương lai.

Do đó, các chuyên gia kết luận:

Khi cả hai bên đều không thể quản lý nguồn nước ngầm của mình, thì thiện ý phối hợp từ hai phía là điều cần thiết... Nếu không thực hiện tốt điều này thì chính các thế hệ sau của cả Israel và Palestine sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Vì vậy, cả hai bên bắt buộc phải đưa ra quyết định cuối cùng. Nghĩa là cả hai phía đều phải nỗ lực để đạt được thỏa hiệp dùng chung nước.

Trong các cuộc đàm phán với Israel vào thập niên 90, người Palestine phẫn nộ vì Israel đang chiếm đoạt nguồn nước của Palestine, đó là tầng ngầm nước ở sâu trong nội địa. Mặt khác, vì hầu hết việc khai thác nguồn nước của Israel xảy ra trong lãnh địa Israel cai trị nên họ không thể ngăn việc này lại. Tuy nhiên sự kiểm soát phần lớn Bờ Tây của nhà cầm quyền Palestine lần đầu tiên từ năm 1967 đã mở ra viễn cảnh khai thác nước gia tăng trong tầng nước ngầm một cách tự do mà không bị Israel kiểm soát. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến việc rút quá nhiều nước, điều đó tất nhiên sẽ làm tổn hại đến cả hai bên. Căn cứ vào việc Israel phụ thuộc vào tầng nước ngầm sâu trong nội địa (khoảng 1/4 nguồn cung cấp nước quốc gia) mà người Palestine lần đầu tiên có thể đàm phán trên thế mạnh về vấn đề nan giải này.

Thỏa thuận tạm thời giữa Israel và Palestine ngày 28 tháng 9 năm 1995 - “Oslo II” đặt ra một cơ sở thỏa thuận hợp tác và đàm phán xa hơn về nước. Nó mở ra một tuyên bố có tính nguyên tắc “Israel nhận diện các quyền lợi về nước ở Bờ Tây”. Israel chuyển quyền quản lý nước và nước thải trong các khu vực mà họ kiểm soát cho nhà cầm quyền Palestine. Cả hai bên đồng ý hợp tác quản lý các nguồn nước và nước thải. Một ủy ban nước chung như “Các nhóm giám sát và bắt buộc thi hành chung” được thiết lập nhằm giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến nước và nước thải ở Bờ Tây.

Trong suốt cuộc chiến Intifada thứ hai, hầu hết các thỏa thuận hợp tác giữa Palestine và Israel sụp đổ vì tình trạng căng thẳng đối đầu vũ trang. Tuy nhiên nước không trở thành nguyên nhân chính. Điều khoản Oslo II về nước vẫn tiếp tục có hiệu lực. Ngày 31 tháng 1 năm 2001 Israel và nhà cầm quyền Palestine đã ký một tuyên bố chung:

Hai bên mong muốn cơ sở hạ tầng nước và nước thải giữa Israel và Palestine gắn bó mật thiết với nhau, nhằm mục đích phục vụ cho nhân dân hai nước. Bất kể sự thiệt hại nào đối với những hệ thống như vậy sẽ làm tổn hại cho cả người Palestine và người Do Thái... Chúng tôi kêu gọi cộng đồng không làm tổn hại đến nước bằng bất cứ giá nào và các đội nhóm chuyên nghiệp thực hiện việc duy trì thường xuyên hay sửa chữa thiệt hại cũng như sự cố đối với nước và nước thải.

Ban đại diện kỹ thuật chung Israel - Palestine về nước và nước thải, trong đó Mỹ cũng tham gia, tiếp tục hoạt động xuyên suốt cuộc chiến tranh Intifada. Trong quá trình Israel tấn công Bờ Tây vào mùa xuân và mùa hè năm 2002, thỉnh thoảng Israel cắt giảm hay đóng nguồn nước cung cấp cho các thị trấn của Palestine. Hoạt động quân sự thường ngăn cản hay trì hoãn việc sửa chữa các trạm bơm, hay đường ống dẫn nước bị hư. Tuy nhiên, tháng 8 năm 2002 Bộ ngoại giao Israel nhận định cuộc đối thoại với Palestine về các vấn đề môi trường như chất thải độc hại xử lý chất thải và kiểm soát các loài gây hại vào mỗi ngày là “rất tốt”. Mặc dù Bộ này cho biết thêm vào đó là “hoạt động dài hạn” và đang “thiếu hoàn toàn”.

Từ đó có thể rút ra kết luận cuộc chiến nước là một vấn đề quá nguy hiểm cho cả hai phía, cuối cùng cả hai đều không đạt được thắng lợi gì, vì đây là chuyện “không có kẻ thắng, chỉ có người thua”. Thay vào đó dù muốn hay không thì cả hai sẽ phải quyết định hợp tác với nhau. Hoặc Ban đại diện chung gồm các chuyên gia về nước kết luận năm 1999 rằng: “Về vấn đề nước của Israel và Palestine có thể xem như hai anh em sinh đôi người Xiêm (Thái Lan), hai thực thể cùng chia sẻ nguồn nước sống còn”. Có thể kết luận rằng cả Israel và Palestine đều phụ thuộc lẫn nhau.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #15 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 02:27:06 pm »

Lãnh thổ


Biên giới của một nước do chính con người định ra, chứ không phải do bất kỳ một thế lực nào khác ngoài con người. Các biên giới được gọi là “tự nhiên” thực ra là do con người giả định về các đặc trưng địa lý. Thậm chí các đảo quốc như Ireland và Nhật cũng gặp khó khăn trong việc đảm bảo sự thừa nhận của thế giới về lãnh thổ của họ. Như nước Cộng hoà Ireland đã phát hiện ra Bắc Ireland và Nhật phát hiện quần đảo Sakhalin. Dãy Himalaya là “bức tường” vững chắc nhất giữa hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ đồng thời cũng là đường biên giới tự nhiên của hai nước này. Năm 1975, Iran và Iraq ký một hiệp ước công nhận dòng Shatt al - “Arab là biên giới chung giữa họ. Tuy nhiên những tranh chấp về vị trí chính xác của nó vẫn xảy ra, tạo nên sự bùng nổ chiến tranh giữa hai nước vào năm 1980.

Từ xưa đến nay, thậm chí đến đầu thế kỷ XX, Palestine vẫn chỉ được xem như một thực thể chính trị, một đơn vị hành chính, nó không tồn tại trước khi người Anh đến đây vào cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Dưới sự lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ từ 1516 tới 1917/1918, vùng đất thánh này bị chia cắt thành một số quận hành chính (bản đồ 7). Quá trình hình thành biên giới của Palestine sau chiến tranh thế giới thứ nhất tạo nên câu chuyện thần thoại của chủ nghĩa dân tộc (bản đồ Cool. Nói chung giai đoạn 1921 - 1922, Anh chia cắt Palestine trong đó có Transjordan, do đó Bản tuyên ngôn Balfour chỉ ứng dụng 22% phạm vi ban đầu của nó. Chẳng hạn “năm 1922 nước Anh đơn phương chia cắt 78% đất nước Palestine một cách bất hợp pháp, trao toàn bộ khu vực phía Đông sông Jordan cho Abdullahm” (con trai của Sharif Husayn và thánh địa Mecca). Vì 78% vùng đất “Palestine lịch sử” bị cướp đi một cách bất hợp pháp theo đề xuất chia cắt năm 1922 nên đương nhiên không thể đòi hỏi điều gì từ 22% còn lại của họ. Những cuộc tranh luận và con số phần trăm như thế có một sự cuốn hút đối với giới truyền tin. Nhìn chung, những người theo chủ nghĩa dân tộc Palestine tranh luận rằng 78% vùng đất Palestine thuộc địa (phía Tây sông Jordan) bị Israel chiếm đoạt bất hợp pháp trong cuộc chiến tranh 1947 - 1948 và do đó họ không nên đòi hỏi gì thêm nữa từ 22% còn lại ”. Vào lần gặp cuối trong cuộc họp thượng đỉnh tại trại David năm 2000, ông Ya Arafat nói với tổng thống Clinton rằng: “Israel đang giúp chúng tôi, nhưng thực ra họ chỉ là những kẻ chiếm đóng. Họ không phóng khoáng, những thứ họ cho chúng tôi không phải lấy ra từ túi họ mà là từ chính đất nước của chúng tôi. Tôi chỉ yêu cầu thực hiện nghị quyết 242 của Liên hiệp quốc. Tôi chỉ đang nói về 22% còn lại của Palestine, thưa tổng thống”.



Phải chăng Palestine đã bị chia cắt vào năm 1921 - 1922? Bản tuyên ngôn Balfour ngày 2 tháng 11 năm 1917 chỉ Palestine nhưng không định nghĩa rõ ràng biên giới của nó. Khi người Anh chiếm đóng Palestine trong 11 tháng sau đó, họ liền thiết lập một chế độ chiếm đóng quân sự trong toàn vùng Levant, chia Palestine thành ba phần: Phía Bắc lãnh thổ (OETA), Beirut, vùng đất Libăng ngày nay, được đặt dưới sự cai trị của quân đội Pháp; phía Đông OETA, bao gồm các quận Damascus và Hauran, tức Syria ngày nay, được đặt dưới quyền cai trị của Arab do Tiểu vương xứ Arab là Faisal đứng đầu và phía Nam OETA, đặt dưới sự cai trị trực tiếp của quân đội Anh.

Mãi tới năm 1923, khi hội nghị Anh - Pháp giải quyết vấn đề biên giới phía Bắc Palestine và hiệp ước hòa bình cuối cùng được ký với Thổ Nhĩ Kỳ, thì vấn đề về biên giới phía Đông và phía Bắc trong tương lai của Palestine và “ngôi nhà” Do Thái vẫn bị bỏ ngỏ. (Biên giới Ai Cập - Palestine đã được thỏa thuận trong chiến tranh thế giới thứ nhất). Tại hội nghị hòa bình Paris năm 1919, những người theo chủ nghĩa Xion nhấn mạnh đến sông Jordan ở nam Libăng. Họ cũng thúc giục rằng biên giới phía Đông của Palestine được thiết lập tại phía Đông dòng sông bao gồm dải lãnh thổ rộng 25 dặm ở Transjordan. Đề xuất này của Xion nhận được sự ủng hộ từ Cao ủy Anh Herbert Samuel, lúc này có mối quan hệ mật thiết với tổ chức Xion. Trong một lá thư gửi cho cơ quan ngoại giao tháng 6 năm 1919, ông nêu bật trọng tâm “Đối với việc duy trì đủ số dân ở Palestine nhằm hỗ trợ cho cơ cấu của một nhà nước hiện đại thì việc đề nghị vùng lãnh thổ phì nhiêu phía Đông Jordan nằm trong phạm vi biên giới là điều cần thiết”. Người Xion đã nhận được sự hỗ trợ này, chẳng hạn Bản tuyên ngôn Balfour viết như sau:
Trong việc xác định biên giới của Palestine, vấn đề chính cần lưu ý là thực hiện chính sách của chủ nghĩa Xion bằng cách tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát triển kinh tế ở Palestine. Do đó, nên cấp quyền sử dụng nước cho khu vực biên giới phía Bắc Palestine, nên phụ thuộc Palestine về mặt địa lý chứ không nên phụ thuộc vào Syria; trong khi đó phải tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ở vùng biên giới phía Đông - Bờ trái sông Jordan, nhất quán với việc để ngành đường sắt Hedjaz (chạy từ Bắc - Nam, khoảng 30 dặm về phía Đông của Jordan) thuộc hoàn toàn quyền sở hữu của người Arab.

Tuy nhận sự ủng hộ mạnh mẽ, nhưng không có quyết định nào về vấn đề này được thực hiện tại giai đoạn đó.

Vào tháng 4 năm 1920, khi hội nghị San Remo trao cho Anh quyền cai trị Palestine, thì vấn đề biên giới được đặt ra trong các buổi thảo luận giữa các thành viên của Hội đồng tối cao (gồm các đại biểu đến từ nước Mỹ, Anh, Pháp, Ý và Nhật). Anh và Pháp tranh luận vấn đề này khá gay gắt. Thủ tướng Anh David Lloyd George hướng dẫn các đại biểu nên tham khảo một cuốn sách mà theo ông là “cuốn sách hay viết về Palestine”, đó là cuốn “Địa lý lịch sử vùng đất thánh” của tác giả George Adam Smith. Trong một bức điện tín gửi cho Văn phòng Bộ ngoại giao đã tóm tắt kết luận của hội nghị, trong đó Bộ trưởng Bộ ngoại giao Lord Curzon cho rằng “Biên giới sẽ không được xác định trong Hiệp ước hòa bình, nhưng được xác định sau nhờ vào quyền liên minh”. Khi Samuel lập chính phủ thuộc địa dân quyền vào giữa thập niên 20, ông được hướng dẫn rõ ràng rằng quyền hành pháp của ông không áp dụng lên vùng Transjordan. Sau khi Pháp chiếm đóng Damascuc vào tháng 7 năm 1920, Pháp hành động theo các thỏa thuận thời chiến của họ với Anh, tự kiềm chế không mở rộng quyền cai trị của họ hướng về phía Nam vào Transjordan. Mùa thu năm đó, một người anh của Tiểu vương xứ Arab Faisal là Abdullah, dẫn một nhóm người có vũ trang hướng về phía Bắc từ Hedjaz vào Transjordan và đe dọa tấn công Syria xác nhận quyền thống trị Hashemite. Samuel chộp lấy cơ hội này yêu cầu cho Anh quyền kiểm soát và ông đã thành công. Tháng 3 năm 1921, Bộ trưởng phụ trách vấn đề thuộc địa Winston Churchill viếng thăm khu vực Trung Đông và thu xếp về vấn đề Transjordan, nhờ đó Transjordan được tính cả vào lãnh thổ Palestine và trở thành thuộc địa của Anh, trong đó Abdullah là Tiểu vương xứ Arab dưới quyền của Cao ủy.

Vì vậy, Palestine không bị chia cắt trong năm 1921 - 1922. Transjordan là một phần của khu vực thuộc địa. Chủ nghĩa Xion bị ngăn cản việc mở rộng ở đó, nhưng Bản tuyên ngôn Balfour chưa bao giờ được áp dụng rõ ràng vào khu vực phía Đông Jordan. Tại sao điều này lại quan trọng? Vì thần thoại “sự chia cắt đầu tiên” của Palestine đã trở thành một phần của khái niệm “Israel vĩ đại hơn” và hệ tư tưởng của phong trào Xion - Chủ nghĩa xét lại của Jabotinsky. Một thời giaa dài sau khi Israel thành lập, những kẻ thừa kế chính trị của chủ nghĩa xét lại là đảng Herut do Menahem Begin dẫn dắt, vẫn mơ về một nhà nước Do Thái có cả Transjordan. Mục tiêu theo đuổi của họ là “Jordan có hai bờ: Bờ bên này thuộc về chúng ta và bờ bên kia cũng vậy”. Hầu hết người theo chủ nghĩa xét lại quên rằng Jabotinsky - Người anh hùng trong tư tưởng của họ, một thành viên của ngành hành pháp của chủ nghĩa Xion, đã chứng thực năm 1922 rằng cấm việc định cư của người Do Thái ở Transjordan. Gần đây, những người ủng hộ sự sát nhập Bờ Tây của Israel đã đòi hỏi rằng ngôi nhà thích hợp của người Arab Palestine là ở Transjordan, do đó mới có khẩu ngữ “Jordan là Palestine”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #16 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 02:34:56 pm »

Khái niệm chia cắt không gây bất ngờ khi tổng thống George W. Bush bắt đầu nói về giải pháp “hai nhà nước” trong năm 2002, vì nghị quyết 29 của Đại hội đồng Liên hiệp quôc tháng 11 năm 1947 và báo cáo của Uỷ ban Hoàng gia Anh năm 1937 đã từng đề cập. Nó không chỉ đơn thuần là sản phẩm của ngoại giao hay chiến tranh.
Nguồn gốc chia cắt nằm ở thất bại của Herbert Samuel vào đầu thập niên 20 khi ông muốn tạo ra cộng đồng chính trị thống nhất ở Palestine bao gồm cả người Palestine, Do Thái và Arab. Ông nỗ lực xây dựng một chính thể lập hiến với các thể chế chính trị, cụ thể là Hội đồng lập pháp mở đường cho faute de mieux (quá trình chia cắt thể chế nội bộ), không may là những nỗ lực đó đã gặp phải thất bại cay đắng. Jewish Agency. Một cái dù che chở của tổ chức Xion, được thành lập để đại diện cho người Do Thái và tiến hành công việc kiểm soát tự động ngày càng tăng đối với Yishuv. Hội đồng Hồi giáo tối cao do giáo sĩ Hồi giáo của Jerusalem là Hajj Amin al - Husayni đứng đầu, thực hiện vai trò tương tự như vis - à - vis trong đạo Hồi. Dần dần, trong suốt thập niên 20 và đầu thập niên 30, hai cơ quan này phát triển gần giống như cơ quan chính phủ của người Do Thái và Arab ở Palestine. Do đó, trước khi có việc chia cắt lãnh thổ xảy ra, chính quyền thuộc địa đã áp dụng chính sách thể chế hoá phân chia kinh tế và xã hội giữa Arab và Do Thái.

Sự chia cắt thể chế này là lý lẽ bào chữa cho sự chia cắt địa lý do Ủy ban Hoàng gia Anh đề xuất năm 1937 như sau: chia cắt đất nước Palestine thành nhà nước Do Thái nhỏ, một nhà nước Arab lớn hơn liên kết với Transjordan và một khu vực thuộc địa Anh kéo dài từ Jerusalem tới biển, kể cả Lydda và Ramleh, cũng như Nazareth, biển Galilee, Tiberias, Safed, Haifa và Acre (bản đồ 9). Tuy nhiên những người theo chủ nghĩa dân tộc cự tuyệt sự chia cắt này. Còn về chủ nghĩa Xion, nó bị phản đối nghiêm trọng bởi phong trào của chủ nghĩa xét lại, bởi Mizrahi (người theo chủ nghĩa Xion tôn giáo), bởi một số người theo chủ nghĩa Xion tổng quát (những người theo Weizmann) và bởi các thành phần của phong trào chủ nghĩa Xion lao động (vượt trội ở Yishuv). Hai nhân vật quan trọng trong phong trào là Weizmann và Ben - Gurion và cuối cùng là đại đa số quốc hội Xion yêu cầu mở rộng khu vực nhà nước Do Thái.


Theo các đề xuất của Uỷ ban, nhà nước Do Thái sẽ chỉ kiểm soát một phần nhỏ đất nước, mặc dù người Do Thái đòi hỏi phần lớn đất nông nghiệp màu mỡ nhất. Những đề nghị của Ủy ban chủ yếu dựa trên dân số Do Thái và quyền sở hữu đất của họ. Từ đầu thập niên 30, người Xion đã mua đất một cách có chiến thuật với mục tiêu xây các vùng đất tiếp giáp lớn thuộc quyền sở hữu Do Thái, đặc biệt là vùng đồng bằng duyên hải, Emek (thung lũng của Jezreel), và tới tận mé trên của sông Jordan. Sự phân phối đất đai cho người Do Thái (bản đồ 2) minh chứng mối quan hệ giữa quyền sở hữu đất của người Do Thái và các đề nghị về mặt lãnh thổ của Ủy ban.

Một yếu tố khác trong việc xác định biên giới của ủy ban là sự phân bố dân số. Những đề xuất của họ sẽ tạo ra một nhà nước Arab với tối thiểu 1.250 người Do Thái, nhưng ngược lại nhà nước Do Thái sẽ có tối thiểu là 225.000 người Arab, tất nhiên đó là điều được mong đợi để tăng nhanh lượng người nhập cư với quy mô lớn. Vì vậy, Uỷ ban đưa ra một đề xuất thứ hai thậm chí còn quyết liệt hơn: “Trao đổi đất và dân số” nhờ đó môt thiểu số người Do Thái ở Arab có thể về nhà nước Do Thái và thiểu số người Arab ở nhà nước Do Thái sẽ trở về nhà nước Arab, kể cả Transjordan. Uỷ ban này dự tính tương tự cho Hy Lạp và Thổ nhĩ kỳ năm 1923 là “trong tình thế cuối cùng việc trao đổi sẽ mang tính bắt buộc”.

Benny Morris lập luận rằng ý tưởng “chuyển nhượng” Arab từ Palestine sang Transjordan là theo truyền thống lịch sử và người Xion đưa ra nhiều suy nghĩ gây ngạc nhiên hơn hầu hết các sử gia Israel trước đây đã thừa nhận. Ông trích dẫn lời nhận xét nổi tiếng của Zangwill (người Israel) năm 1905 rằng người Arab nên “cuốn lều của họ và chuồn đi trong im lặng”; năm 1911 ông Ruppin cũng đề xuất “sự chuyển nhượng dân số hạn chế”; trong khi Weizmann năm 1930 lại cho rằng “một sự trao đổi dân số tương tự có thể thuận lợi và được khuyến khích” và câu nói của Ben - Gurion trong quốc hội Xion năm 1937: “Chuyển nhượng... là điều sẽ giúp cho chương trình toàn diện có thể thực hiện”. Ngoài ra còn nhiều phát biểu tương tự của các nhân vật đại diện từ các khu vực khác nhau trong phong trào Xion. Các sử gia khác như Neil Caplan, Anita Shapira, Yosef Gorni và Nur Masalha đã thảo luận vấn đề này trong bối cảnh rộng lớn hơn liên quan tới thái độ của người Xion về “vấn đề Arab” ở Palestine và đã đi đến một vài kết luận khác nhau. Ông Morris đã nhận định đúng rằng chuyển nhượng là “một trong những luồng tư tưởng chính trong hệ tư tưởng của chủ nghĩa Xion từ khi khởi đầu phong trào”.

Một trong những bài phê bình đanh thép nhất về đề xuất của Ủy ban từ quan điểm Xion do cựu Bộ trưởng Bộ chính trị của tổ chức Xion.
Ông Leonard Stein, viết trong một bản ghi nhớ tháng 8 năm 1937:

Sự nhạo báng của nhà nước Do Thái; các biên giới dễ bị xâm phạm; việc cắt giảm thành Jerusalem; ủy trị tạm thời ở Haifa và ba thị trấn khác; thiết lập nhà nước Do Thái loại trừ hơn 1/3 dân số hiện tại, bao gồm gần 1/2 người Arab; bàn giao Negev; các công trình chất khoáng Biển Chết và những công trình chính của tập đoàn điện tử Palestine cho nhà nước Arab.

Còn về vấn đề chuyển nhượng dân số theo đề nghị dường như đã rõ ràng, thậm chí trên quan điểm lạc quan nhất là bất kỳ sự chuyển nhượng nào như thế trong thực tế không chắc được thực hiện trên quy mô lớn, hay với tốc độ dự tính như báo cáo của Peel. Nếu không được thực hiện nhanh chóng và trên quy mô lớn thì nhà nước Do Thái sẽ phải đối đầu với một số vấn đề hết sức khó khăn.

Ngược lại, nếu được thực hiện nhanh chóng và trên quy mô lớn thì dù cho nhà nước Do Thái chính thức chịu trách nhiệm hay không thì sự rắc rối khi sơ tán hàng loạt người nông dân Arab ra khỏi nhà cửa của họ vẫn xảy ra; kết quả đã làm bối rối không chỉ cho nhà nước Do Thái mà còn đối với người Do Thái khắp nơi trên thế giới. Sự coi thường thậm chí sẽ lớn hơn mặc dù Ủy ban Hoàng gia đã nói khác đi, nhưng thực chất sự việc chỉ là chuyển nhượng đơn phương không “trao đổi” gì cả.

Lời phê bình của ông Stein là một lời tiên tri.

Mặc dù ban đầu chính quyền Anh xác nhận nguyên tắc chia cắt nhưng Anh nhanh chóng chùn bước, nhất là với những đề xuất chuyển nhượng dân số bắt buộc. Bản ghi nhớ của Eric Mills tháng 12 năm 1937 thu hút sự chú ý đối với một số khó khăn từ quan điểm của người Anh. Ông lập luận: “Muốn đề nghị này có hiệu lực thì trước tiên cần kiểm tra phong trào giải phóng áp lực dân số ở vùng đồi núi; thứ hai là tăng mạnh áp lực dân số trong vùng đó”. Căn cứ theo phần nhỏ đất đai không được canh tác ở vùng đồng bằng ven biển và sự kiện chuyển từ nông nghiệp mở rộng sang chuyên sâu.

Mills xem xét khả năng mở rộng khu vực canh tác trong các vùng đồi là chuyện quá xa xôi, ông nghi ngờ viễn cảnh đưa nông nghiệp thâm canh ở đó. Hệ quả là tốc độ phát triển ở nhà nước Arab sẽ “không theo kịp tốc độ phát triển của các doanh nghiệp Do Thái ở nhà nước Do Thái”. Với cái nhìn bi quan tương tự về viễn cảnh định cư ở Transjordan và Negev, ông kết luận:

Nếu định cư ở các vùng này không thực tế và nếu dân số được chuyển nhượng không thể tìm thấy kế sinh nhai ở các vùng đồi núi như kết luận của bản phân tích này, thì đề nghị chuyển nhượng bắt buộc đối với người Arab không thể có hiệu lực. Thực sự, người Arab không được phép di cư sang nhà nước Do Thái, thì sau này việc mưu sinh của thế hệ tương lai trong các vùng đồi sẽ bấp bênh.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #17 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 02:41:08 pm »

Ta có thể nhận thấy rõ ràng người Arab tỏ thái độ thù hằn như thế nào đối với kế hoạch di dân và trao đổi đất qua những nhận xét nêu trên, do đó chính phủ phải từ bỏ việc chia cắt đất nước năm 1938. Tuy nhiên sự chia cắt và thậm chí chuyển nhượng dân số vẫn được duy trì trong chương trình nghị sự đối với việc lập kế hoạch tầm xa của Anh trong các buổi thảo luận bí mật của các bộ trưởng về tương lai đất nước.

Rất lâu trước khi nhà nước Do Thái được thành lập vào năm 1948, dân Do Thái đã mong muốn giành đất đai và phân bổ dân số. Việc cai trị Palestine trong thập niên 30 báo hiệu trước sự chia cắt sắc tộc. Từ đầu thời kỳ thuộc địa và cụ thể là sau năm 1936 việc bổ nhiệm các quan chức Do Thái vào các vị trí liên đới với dân Do Thái giảm xuống, tương tự việc bổ nhiệm các quan chức Arab vào các lĩnh vực liên đới với dân Arab cũng giảm. Trong công tác hành chính của các quận xu hướng này trở thành xu hướng chung.

Năm 1939 chẳng hạn, chính phủ tái tổ chức việc quản lý Palestine, tuyên bố rằng mục tiêu của nó là “Phân chia đất nước thành hai khu vực riêng biệt: Khu vực thành thị và khu vực nông thôn”. Căn cứ theo mức chênh lệch giữa người Do Thái và tỷ lệ thành thị hoá người Arab thì đây là một hình thức ngụy trang của sự chia cắt mới (bản đồ 10). Những thay đổi này dẫn đến việc người Xion không thích quận Nam bị đặt lại tên là quận Lydda. Cơ quan Jewish Agency chỉ ra tỷ lệ người Do Thái/Arab là 3/2, chủ yếu là thành thị, bao gồm cả thành phố Tel Aviv chiếm hơn 1/3 cư dân của quận mà theo cơ quan này nhận thấy thì “chỉ chiếm 2% dân số của quận”. Tất nhiên, sự tự vệ thực sự trong mắt người Xion là số dân của quận Lydda nhưng sự thật là người Arab chứ không phải người Do Thái là những cư dân trong thị trấn.


Chính phủ nắm giữ quyền lực nhưng Jewish Agency vẫn kiên quyết tiếp tục nhấn mạnh quan điểm của mình. Năm 1945, Sở phát thanh Palestine do chính phủ điều hành đã thực hiện chương trình Công dân muốn biết trên sóng vô tuyến, chính phủ đề nghị phát thanh viên đài PBS phát rõ ràng những lời đáp khéo léo sau (mặc dù rất không chân thật):

Người Anh lấy tên của các thành phố ở Anh để đặt tên cho các thị xã nhỏ của Palestine.

Có một vấn đề phát sinh liên quan đến khu vực nông thôn Do Thái trong các quận chủ yếu có người Arab cư ngụ. Ví dụ, Jewish Agency phản đối sau khi Haifa và quận Samaria bị tách thành hai, Jewish Agency chỉ ra rằng: “Chính phủ nên chỉ định các quan chức Do Thái hỗ trợ Ủy ban quận Nablus trong việc giải quyết các công việc liên quan của người Do Thái”. Cơ quan này thúc giục xúc tiến phân chia ranh giới giữa các quận. Chính phủ giải quyết vấn đề theo kiểu gần như chia cắt khu biệt. Người Do Thái vẫn ở quận nhỏ Tulkarm dưới sự phụ trách của Quan chức Do Thái tại Netanya. Năm 1941 người của Uỷ ban quận đề nghị rằng văn phòng quận nên sát nhập với văn phòng thu thuế, nếu thực hiện việc này thì “Các khu định cư Do Thái sẽ là một quận nhỏ mặc dù không có các biên giới riêng biệt”.

Một ủy ban đặc biệt của Liên hiệp quốc đặt ở Palestine, đã xem xét vấn đề đường biên giới đựợc đề xuất trong năm 1947 cùng một số tiêu chuẩn theo kế hoạch ban đầu của Anh, cụ thể là việc phân phối dân số và quyền sở hữu đất đai. Họ thận trọng vì e ngại tình trạng lãnh thổ đan chéo nhau với “những điểm trùng nhau” giữa nhà nước Arab và Do Thái sẽ khiến cho cả hai bắt buộc phải hợp tác với nhau. Tuy nhiên, cuối cùng vào tháng 11 năm 1947 Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã phê duyệt kế hoạch chia lãnh thổ theo kiểu chắp vá (bản đồ 11). Mặc dù kế hoạch của Liên hiệp quốc tạo cho nhà nước Israel sự hợp pháp quốc tế nhưng cuối cùng biên giới của Israel năm 1949 (bản đồ 12) phải xác định bởi chiến thắng quân sự. Tuy nhiên, nền tảng thiết yếu vững bền thực tế của họ là dựa trên nhân khẩu và sự phát triển kinh tế - xã hội.



Hãy xem bản đồ 13: Các lãnh thổ chiếm đóng năm 1967. Trong tình hình đó Israel cố gắng tạo nền tảng vững chắc về mặt nhân khẩu và kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo việc kiểm soát lâu dài của Israel ở những khu vực này.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #18 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 02:45:55 pm »

Năm 1967 chiến tranh giữa Israel - Arab đã đẩy mạnh vấn đề chia cắt chương trình nghị sự chính trị một lần nữa. Vào ngày 19 tháng 6, một tuần sau khi kết thúc chiến tranh, chính phủ “thống nhất quốc gia” (trong đó có ông Menahem Begin), Israel nhất trí quyết định đề nghị rút lui khỏi Sinai và Cao nguyên Golan. Ngay từ lúc đầu, thái độ Israel về Bờ Tây là khá nước đôi. Giai đoạn đó Israel nắm giữ phía Đông Jerusalem. Đầu năm 1968, thủ tướng Levi Eshkol tổ chức một loạt các cuộc đàm phán với những nhân vật Arab đến từ Bờ Tây, trong đó ông bắt đầu từ ý tưởng tự trị của người Palestine, nhưng không dám hành động độc lập tách rời Jordan hay Tổ chức tự do Palestine có tiếng nói ngày càng tăng.

Hiệp ước quốc gia của Palestine năm 1964 đã bác bỏ mọi ý niệm về sự chia cắt đất nước. Palestine tuyên bố: “Biên giới Palestine trong thời thực dân Anh là một đơn vị lãnh thổ không thể chia cắt” (lấy các biên giới được đế quốc Anh vẽ lần đầu tiên trên bản đồ). Hiệp ước bổ sung thêm: “Việc chia cắt đất nước Palestine năm 1947 và việc thành lập nhà nước Israel là hoàn toàn bất hợp pháp, vì chúng trái với ý nguyện của dân Palestine và quyền lợi tất yếu của họ trên quê hương mình và mâu thuẫn với những nguyên tắc trong hiến chương của Liên hiệp quốc, nhất là quyền tự quyết”.

Mặc dù vẫn dựa vào các lãnh thổ chiếm đóng như là một vật làm tin trong cuộc đàm phán với các nhà nước Arab nhưng chính phủ Israel sau năm 1967 đã đề ra một chính sách định cư rất cẩn trọng mà Allon là người khởi xướng (bản đồ 14). Đề xuất này được trình bày lần đầu vào ngày 27 tháng 7 năm 1967 trước nội các, đã ảnh hưởng đáng kể đến tư duy về mặt địa lý của người Israel. Yigal Allon, khi còn là phó thủ tướng, đã đặt ra kế hoạch chia cắt đất nước với hai nguyên tắc cơ bản; nguyên tắc thứ nhất là tạo ra một vùng đệm phòng thủ do bất hòa với Jordan. Thứ hai là điều chỉnh lại biên giới phía Đông của nước này, đặc biệt là sát nhập Đông Jerusalem, mở rộng vành đai Jerusalem. Ý thức về những nguy hiểm liên quan đến bất kỳ yêu cầu sát nhập nào của các khu vực có phần Đông dân Palestine, nên Israel vạch ra quyền tự quyết của Palestine theo phần lớn khu vực đồi núi có dân cư ở Bờ Tây. Tuy vậy, người Palestine sẽ không chấp nhận một kế hoạch như thế mà không có sự tán thành của PLO nên Allon đành phải sửa lại kế hoạch. Khu vực này ban đầu đánh dấu quyền tự trị sẽ được quay lại với Jordan, sau đó là dải hành lang nối với phía Đông và Tây sông Jordan. Tháng 9 năm 1968 ông Allon và Bộ trưởng ngoại giao Israel là Abba Eban đã bí mật diện kiến vua Hussein xứ Jordan ở London và bắt đầu đề cập kế hoạch, nhưng quốc vương Jordan phản đối thẳng thừng.


Tuy nhiên, Allon vẫn duy trì chính kiến của chính phủ Israel về Bờ Tây mãi tới thập kỷ tiếp theo. Việc xây dựng các quận dân cư Do Thái mới bị hạn chế nhiều đối với khu vực phía Đông Jerusalem và các khu vực đánh dấu sự sát nhập của Israel trong tương lai. Nó bao gồm một phần lớn khu vực thành Jerusalem và thung lũng Jordan. Ngoài Jerusalem chỉ có 24 khu có tổng số dân là 5.000 người được thiết lập ở Bờ Tây trong suốt thập kỷ đầu tiên chiếm đóng, những khu khác được thiết lập ở bán đảo Sinai và trên cao nguyên Golan.

Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn này có một sự chuyển đổi hồi sinh, đó là sự đoàn kết giữa chủ nghĩa Xion xét lại và chủ nghĩa Xion tôn giáo (bị khích động do chiếm bức tường phía Tây và ngôi thành cổ Jerusalem). Hai dòng tư tưởng liên kết với nhau tạo thành vùng đất gọi là “phong trào Israel” (mang tư tưởng một “khối trung thành”). Từ năm 1968 trở đi một số nhóm nhỏ mộ đạo “Đại Israel” cố gắng thiết lập các vùng định cư ở Bờ Tây, cụ thể là ở những nơi tôn giáo đóng vai trò quan trọng và được nhận diện là “những vùng đất thánh” của người Do Thái (mặc dù khái niệm này xa lạ với đạo Do Thái). Kết quả chỉ trong vòng vài năm số vùng đất như thế “mọc nhanh như nấm sau cơn mưa rào”. Hebron là một phong trào cụ thể, thứ nhất vì nó là một trong bốn thành phố thánh truyền thống của vùng đất Israel, thứ hai vì ký ức của cuộc tàn sát người Do Thái năm 1929 và sự kiện gây tổn thương là thu hồi quyền thừa kế của cộng đồng Do Thái định cư từ lâu đời. Tháng 4 năm 1968 Rabbi Moshe Levinger, người theo chủ nghĩa dân tộc tín ngưỡng bạo lực và một nhóm nhỏ các thành viên định cư ở Hebron từ chối việc di dời. Cuối cùng, chính phủ đầu hàng và đồng ý thiết lập khu định cư Do Thái Kiryat Arba gần thành phố. Nhưng quyết định quan trọng này đã bị lãng quên một cách cay đắng và bất công.

Sau cuộc tuyển cử năm 1977 của chính phủ thống trị đầu tiên Israel do Menahem. Begin lãnh đạo, việc định cư được đẩy mạnh hơn (bản đồ 15). Lúc này, vấn đề thiết thực là chính sách lôi kéo các khu định cư Do Thái ở tất cả các lãnh thổ chiếm đóng, chủ yếu được những người đóng thuế Israel tài trợ và họ khích lệ thanh niên đến với họ.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #19 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 03:21:46 pm »

Tuy nhiên sự phát triển của các khu định cư Do Thái trong thập niên 80 ở trung tâm của Bờ Tây vẫn không thể so sánh với các khu gần Tel Aviv và Jerusalem (là cộng đồng ngoại ô do doanh nghiệp đầu tư phát triển chứ không phải là khu định cư nông nghiệp được tạo ra bởi phong trào do hệ tư tưởng “khối trung thành” định hướng). Cư dân trong cộng đồng này đầy năng lực sáng tạo, họ quan tâm đến kinh tế nhiều hơn là chính trị, chẳng hạn như vấn đề nhà ở rẻ, đi đến các trung tâm thành thị lớn thuận tiện, họ luôn quan tâm đến các mục quảng cáo trên báo, mục cung cấp những căn hộ rẻ tiền “chỉ cách Kfar Saba 5 phút” (một thị trấn Israel gần “đường biên giới xanh” - Đường biên giới đình chiến trước năm 1967).

Thỏa thuận “Oslo II” giữa Israel và Palestine năm 1995 biến đổi bản đồ của Bờ Tây thành “cái thớt dùng để cắt phó mát” hay một “bản đồ chống lại chủ nghĩa hiện đại, phân chia bừa bãi các vùng đất Palestine và Israel, các vùng này bị các vùng đất khác, các con đường vòng và các nút lãnh thổ gián đoạn bao quanh”(bản đồ 16). Thỏa thuận này được cả hai bên công nhận như là một giai đoạn chuyển tiếp và suy đoán Israel sẽ rút lui, từ đó nhà nước Palestine sẽ ra đời. Tuy nhiên, theo kế hoạch của Israel thì chỉ phát triển các khu định cư mới, chứ không phát triển các khu định cư đang tồn tại. Phe cánh hữu Binyamin Netanyahu trong những năm từ 1996 đến 1999 quyết định không giới hạn các khu định cư mới ở Jerusalem, trên cơ sở đó phát triển vấn đề nhà ở được thiết lập trong phạm vi biên giới thành thị (được mở rộng sau Cuộc chiến sáu ngày). Chính phủ do Đảng Lao động của Ehud Barak đứng đầu trong giai đoạn 1999 - 2001 tiếp tục mở rộng khu định cư với tốc độ chóng mặt và duy trì thuế cùng những động cơ khác khuyến khích người định cư.


Thậm chí sau khi chiến tranh Intifada thứ hai bùng nổ, vân đề định cư tiếp tục phát triển mặc dù tốc độ có phần chậm lại. Dân Do Thái tiếp tục di chuyển vào khu định cư, thậm chí những người sống trong các vùng xa xôi hẻo lánh hơn của Bờ Tây vẫn thường được kỳ vọng là sẽ sơ tán để trở thành thành viên của nhà nước Palestine. Một ví dụ là sự định cư tôn giáo của Shavei Shomron (“những người quay lại Samaria’” phía Bắc Nablus, lần đầu thiết lập theo hệ tư tưởng “khối trung thành” năm 1978), những cư dân mới tới đó trong năm 2002 gồm một số dân nhập cư gần đây từ CIS, trong số những người chuyển sang đạo Do Thái trước năm 2002 có gần 200.000 người sống ở 242 khu định cư ở Bờ Tây (không tính Jerusalem) và 19 khu định cư ở dải Gaza cũng như những nơi khác ở Cao nguyên Golan.

Tạm thời chúng ta hãy bỏ qua một bên các định kiến và đặt câu hỏi với tư cách là người theo thuyết duy thực chính trị: Liệu có khả thi không khi một nhà nước có thế mạnh quân sự chiếm đóng lãnh thổ của một nước láng giềng bất chấp dư luận, bất chấp luật pháp quốc tế? Trong một số tình huống điều này là có thể. Năm 1974 Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng hơn 1/3 lãnh thổ Cyprus. Khoảng 200.000 dân Cypriot Hy Lạp bị trục xuất khỏi phía Bắc Cyprus. Điều tất yếu là Thổ Nhĩ Kỳ phải gánh chịu những bất lợi ngoại giao trong khi vấn đề Cyprus vẫn chưa được giải quyết. Tháng 12 năm 2002, lần đầu tiên Liên hợp quốc đưa ra các đề xuất về một nhà nước liên bang, một viễn cảnh thỏa thuận nghiêm túc nhưng bị các Cypriot Hy Lạp phản đối trong một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 4 năm 2004. Chẳng có quan sát viên nào dám đề xuất việc dân định cư trước năm 1974 quay trở về Thổ Nhĩ Kỳ.

Liệu Israel có thể hy vọng vào sự thành công tương tự trong vấn đề định cư? Trường hợp Cypriot cho thấy về nguyên tắc nó có thể thực hiện được. Nhưng khi xem xét cẩn trọng những khác biệt chính giữa hai trường hợp về nhân khẩu, địa lý và xã hội sẽ dẫn tới một kết luận khác. Cyprus chứng kiến một quá trình mà bây giờ chúng ta gọi là thanh lọc sắc tộc. Hầu như không có người Thổ Nhĩ Kỳ nào hiện còn sống ở phần bán đảo Thổ Nhĩ Kỳ hay người Thổ Nhĩ Kỳ ở phần đất Hy Lạp. Người Thổ Nhĩ Kỳ cũng không bị hạn chế về mặt dân số. Trong khi đó ở Bờ Tây và dải Gaza có khá đông người Palestine cư ngụ (hơn 99% ở dải Gaza và hơn 90% ở Bờ Tây).

Tuy nhiên, sự phân bổ dân Do Thái ở Bờ Tây và dải Gaza không cân bằng (bản đồ 15). Đại đa số dân định cư sống ở khu vực mở rộng phía Đông Jerusalem (khoảng 175.000) hoặc trong các khu định cư trung tâm Jerusalem (73.000) hoặc trong các vùng đồi núi phía Tây Bờ Tây (khoảng 85.000). Do đó, hơn 80% dân định cư sống ở hoặc xung quanh Jerusalem hoặc phía Tây Bờ Tây. Đại đa số dân định cư Do Thái ở Bờ Tây, thậm chí cả khu ngoại ô Do Thái mới ở Jerusalem là khu thị tứ, cũng chỉ một thiểu số, chủ yếu sống trong thung lũng Jordan, họ sống bằng nông nghiệp. Nhiều dân định cư, nhất là quanh Jerusalem và ở các khu phía Tây Bờ Tây làm việc ở Israel.


Các khu định cư nằm rải rác trong các vùng đất nhỏ bị bao quanh bởi nhiều vùng đất của người Palestine. Riêng dải Gaza có 19 khu định cư Israel với tổng số dân là 6.500 người, bị bao bọc bởi 1 triệu người Palestine (bản đồ 17). Khu định cư Do Thái nằm trên một số đảo của Bờ Tây. Cạnh Jenin với dân số 42.000 người có hai khu định cư Do Thái với dân số là 300. Gần Nablus, tổng dân số (bao gồm những ngôi làng ngay kế bên và các trại tị nạn) là 158.000, vùng này cũng có các khu định cư Do Thái ít hơn 7.000 dân. Và ở trung tâm Hebron có dân số khoảng 140.000, trong đó khu định cư Do Thái có khoảng 400 dân. Ngoài ra các vùng đồi núi trung tâm của Bờ Tây có khoảng 34.000 người Do Thái.

Phong trào “Hoà bình” ở Israel tạo ra một sự phân biệt rõ ràng và hữu ích giữa 8 loại khu định cư khác nhau (bảng 1)


Sự thành công trong việc thiết lập khu định cư không chỉ phụ thuộc vào dân số, mà còn phụ thuộc vào sự kiểm soát đất đai và tài nguyên, ở dải Gaza, người Do Thái ít |hơn 1% dân số, nhưng kiểm soát 19% đất đai. Khu định cư Netzarim ở phía Bắc của dải Gaza với không quá 50 gia đình Israel cũng chiếm số đất bằng trại tị nạn Nuseirat gần đó với hơn 60.000 người. Còn tại khu vực Bờ Tây, một báo cáo vào tháng 5 năm 2002 của tổ chức dân quyền Israel B”Tselem cho biết mặc dù các khu vực có nhà cửa mọc san sát trong các khu d chỉ chiếm 17% vùng đất Bờ Tây nhưng các đường biên giới thành phố chiếm tới 6,8%. Hơn nữa, các hội đồng của vùng gắn liền với các khu định cư chiếm thêm 35,1%. B”Tselem kết luận điều này có nghĩa là các khu kiểm soát hiệu quả không dưới 41,9% tổng diện tích của Bờ Tây. Người ta cho rằng chính phủ Israel (trong suốt và sau cuộc họp thượng đỉnh năm 2000 tại trại David) đã đưa lên bàn đàm phán phần trăm diện tích lớn hơn nhiều, đây chính là quan điểm lâu dài của Israel đối với việc duy trì quyền kiểm soát tất cả các khu định cư.

Khả năng tồn tại của các khu định cư phụ thuộc nhiều vào vân đề an ninh như các sự kiện từ tháng 9 năm 2000 đã chứng minh. Một lần nữa, Netzarim và Hebron được ghi vào sử sách về những điều gây nhức nhối. Trong hai năm đầu tiên của cuộc chiến Intifada thứ hai, 17 lính Israel tử trận trong khi đang bảo vệ Netzarim. Ở Hebron, theo thỏa thuận giữa Israel và Palestine trong năm 1997, 20% diện tích với khoảng 400 dân Do Thái đành được là nhờ Israel bảo vệ. Diện tích do người Israel nắm giữ có khoảng 30.000 dân Palestine là những người vẫn sống dưới quyền kiểm soát an ninh của Israel. Tuy nhiên, dù Israel đầu tư mạnh vào quân sự ở Hebron như tại Netzarim, nhưng vẫn không đạt được tình trạng an ninh tuyệt đối. Tháng 11 năm 2002, 3 lính gác và 9 lính khác, kể cả viên chỉ huy của lực lượng an ninh Israel trong thành phố bị bắn gục trong một cuộc phục kích thánh chiến Hồi giáo gần mộ của giáo trưởng (nơi một dân định cư Do Thái tên là Baruch Goldstein tàn sát 29 người Arab trong năm 1994).

Nói chung, số dân nhiều hay ít trong các khu định cư không tỷ lệ thuận với quyền kiểm soát đất đai cũng như về hệ tư tưởng. Những khu định cư Do Thái cô lập nhất và ít dân nhất là những khu kiểm soát diện tích đất lớn nhất, do hầu hết các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan chiếm giữ. Đây là những khu định cư nông nghiệp ở dải Gaza và các vùng đồi Judaea và Samaria do Gush Emunim và thuộc cấp của ông sáng lập.

Trong những năm gần đây phần lớn người dân nắm quyền chính trị của Israel ở dải Gaza và hầu hết dân chúng đã đi đến việc chấp nhận rằng các khu định cư Do Thái không thể phòng thủ về lâu dài và không sớm thì muộn cũng sẽ bị bỏ trống. Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 1 năm 2003 cương lĩnh của Đảng Lao động kêu gọi sơ tán các khu định cư. Tương tự một bộ phận dân Israel ở vùng đồi trung tâm của Bờ Tây không có khả năng tồn tại mãi mãi. Đây là những cộng đồng dễ bị tổn thương nếu không được Israel quan tâm trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai hay khi Israel rút lui đơn phương. Trái lại, các khu đất nhỏ tập trung dày đặc người Do Thái ở Jerusalem hay quanh đó và ven phía Tây của Bờ Tây có nền tảng và luật lệ riêng giúp họ tồn tại vững chãi.

Do đó, Israel có lẽ đang tiến tới giai đoạn cuối trả lại lãnh thổ cho người Plestine do áp lực về nhân khẩu, xã hội và kinh tế. Hiện nay vị trí chính xác của biên giới Israel -Palestine vẫn còn được xác định nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất. Quan trọng hơn là đặc trưng của đường biên giới đó sẽ là đường biên giới loại “Schengen”, nơi người ta vẫn có thể qua lại? Hay là biên giới loại chiến tranh lạnh với các hàng rào điện có gai, ụ súng và các trạm kiểm soát? Theo ảnh hưởng của cuộc khủng bố, phần lớn dân Israel ngày nay thích loại “tường sắt” giữa hai dân tộc. Nhưng “sự chia cắt” như thế liệu có khả thi, khi mà cả hai dân tộc cùng cư ngụ trên một dải lãnh thổ hẹp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn?
Logged
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM