Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:43:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  (Đọc 15255 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #20 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2014, 10:45:42 am »

b)   
Những hậu quả không có của chế độ chư hầu

Phải chăng chế độ chư hầu của Trung Quốc đối với Việt Nam đã đưa lại cho Trung Quốc những quyền thông qua hành động của chính Việt Nam?

Trưóc sự chính xác của các luận chứng của Việt Nam đã tạo thuận lợi cho họ trong việc thụ đắc chủ quyền bằng những hành vi từ thế kỷ XVIII, Trung Quốc đã phản bác lại là các vua An Nam luôn chỉ hoạt động nhằm phục vụ tôn chủ của họ là hoàng đế Trung Hoa. Các hành vi của họ chỉ "xác nhận chủ quỳên Trung Quốc đối với các đảo không phải thuộc An Nam" .(97)

Như vậy là phải làm sáng tỏ bản chất của mối quan hệ chư hầu này và những hậu quả mà nó có thể mang lại đối với thẩm quyền về các đảo.

Vương quốc Việt Nam (Đại Cồ Việt) được thành lập vào thế kỷ XI bằng việc thiết lập một quyền lực chính trị và một nền cai trị độc lập đối với Trung Quốc,nhưng
đồng thời công nhận (khôn ngoan) quyền bá chủ của Trung Quốc.

Mối quan hệ chứ hầu này khó xác định theo một quan điểm pháp lý bởi vì nội dung của nó mơ hồ và tăng giảm tùy theo các thời kỳ.

Nếu so sánh với phong kiến Châu Âu, một mô hình có cấu trúc chặt chẽ và được các luật gia phương Tây biết đến nhiều hơn, sẽ là một điều khinh suất. Dường như,mối quan hệ ở đây chủ yếu là một sự trung thành có tính tôn giáo đi kèm với sự nộp cống định kỳ thay đổi.  "Vê giá trị pháp lý của các mối quan hệ này, rõ ràng không thể đánh giá chúng theo các quy tắc quốc tê' của cộng đông châu Ấu mà vói chúng thật khó trùng hợp, nhất là sự khác nhau của thời đại và sự khác biệt giữa các quan niệm ở châu Ấu và các quan niệm của xã hội châu Á" (98).

"Triều đại Việt cần lễ thụ phong của Trung Quốc để được công nhận, giống như mọi quốc gia hiện đại muốn đứng vững thì không thể bỏ qua sự công nhận quốc tế. vả lại, theo quan điểm Trung Quốc, ý tưởng có hai quốc gia khác biệt nhau là không thích hợp. Đúng hơn, thay vào đó là ý tưởng về hai thê' giới kê' cận: một thế giói văn minh và một thế giói không văn minh. Thế giói văn minh, nghĩa là thế giói Không giáo, phải phục tùng Hoàng đế (mà chúng ta gọi là hoàng đế Trung Quốc); để tham dự vào thế giới này mà nước Đại Việt phụ thuộc, vì nước này sử dụng chữ viết Trung Quốc và tôn trọng các tập tục Trung Hoa, các biểu tượng của văn minh, Đại Việt không còn cách nào khác là chịu làm chư hầu trước Thiên Tử.Có nghĩa là sự cống nạp đó che đậy, về thực chất, một hệ thống quan hệ cực kỳ phức tạp. Đối vói Trung Quốc, cống nạp thể hiện sự phụ thuộc tối đa mà họ hy vọng qua đó có thể duy trì một nước Việt mà không gây phản ứng " đế quốc " từ phía Đại Việt. Ngược lại, đôĩ với Đại Việt, cống nạp thể hiện sự độc lập tối đa mà vương quốc này có thể đại tới mà không gây nên phản ứng đê'quốc từ phía Trung Quốc. Trong trường hợp này cũng như trường hợp kia, có tính Khổng giáo của hai quốc gia, việc trìêu cống, ít nhất là một phần, chứng tỏ rằng cả hai bên cùng thuộc một hệ thống giá trị" (99 .)

Ngay cả Trung Quốc cũng có một khái niệm mơ hồ và mở rộng đến mức mà "Kỷ yếu chính thức của Chính phủ Trung Quốc đã xếp là ở thế kỷ XIX chư hầu của họ bao gồm: An Nam, Miên Điện, Xiêm, Lào, Anh, Hà Lan, Ý, Bồ Đào Nha và Tòa thánh!" (100).

Đây không phải là một tình trạng pháp lý thuộc như trong một số vụ khác gọi là "bản chủ quyền''. Một nưóc bản chủ quyền có đặc điểm là năng lực quốc tế của họ không bao giờ được trọn vẹn (101). Trong trường hợp như thế có sự từ bỏ một số thẩm quyền quốc tế cho tôn chủ và  chủ quyền của chư hầu bị cắt một phần. Chúng ta thấy chẳng có gì giống như vậy trong các quan hệ giữa Annam  và Trung Quốc. Chế độ chư hầu được Việt Nam chấp nhận trên danh nghĩa, dưói hình thức triều cống danh dự, đã không bao giờ Trung Quốc nhìn vào quan hệ đối ngoại của nưóc Việt Nam cũ. Nhưng nghĩa vụ tôn kính của triều đình Huế đối với triều đình Bắc Kinh là hoàn toàn hình thức. Đó chỉ là "một bá quyền về danh nghĩa, theo nghi thức và hoàn toàn đạo đức hơn là một bá quyền thực sự mang tính chât chính trị' .(102)

Lịch sử các quan hệ Trung-Việt từ khi thành lập nước Việt Nam, thoát ra khỏi sự chi phối của Trung Quốc, đã được đánh dấu bằng nhiều mưu toan quân sự của Trung Quốc chống lại Việt Nam. Sau khi đã chiến thắng, các vua Việt Nam không bao giờ bỏ qua việc tìm cách xoa dịu người láng giềng khổng lồ của mình bằng một sự thần phục tượng trưng.

Nền độc lập của Việt Nam đối với Trung Quốc đã được cụ thể hóa trong những năm Pháp xâm nhập (trưóc thời kỳ bảo hộ) bởi ngay chính sự không quan tâm của Trung Quốc. Từ đó cho thấy lập luận của Trung Quốc rút ra từ các vấn đề chư hầu không thể có giá trị pháp lý.

Một tiền lệ xét xử quan trọng trưóc đây đã củng cố điều khắng định này. Thật vậy, trong vụ Minquers và Écréhous , người ta đã bảo vệ các lập trường giống như lập trường bây giờ về các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa. Nưóc Pháp khắng định có các quyền ban đầu chỉ với lý do là các công tưóc Normandie trưóc đây là chư hầu của các vua nưóc Pháp, và các vua Anh đã nhận quận là đất tấn phong.


Anh đã phản bác lại là danh hiệu của các vua nưóc Pháp đối với xứ Normandie là hoàn toàn danh nghĩa.Thấy rằng đây là những quan điểm không rõ ràng hay bị tranh cãi về một thời kỳ phong kiến xa xôi. Tòa án đã nhận định rằng nếu các vua Pháp có danh nghĩa phong kiến ban đầu bao gôm các đảo trên biển Manche, thì danh nghĩa đó cũng không còn tồn tại vào năm 1204, và Tòa đã bổ sung thêm: "Một danh nghĩa phong kiến ban đâu như vậy của các vua nước Pháp đôĩ vói các đảo trên biển Manche, ngày nay đã không còn hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp một danh nghĩa khác có giá trị theo luật pháp được áp đụng vào thời kỳ đang xem xét đã được thay thế vào đó. Chính phủ Pháp có phận sự phải chứng minh tình hình này" . (103)



-----------------------

97   Xem Jean Pieree Fierrier: Tranh chấp các đảo Hoàng Sa và vấn đề
chủ quỳên trên các đảo không người ở, Niên giám của Pháp về luật quốc tế, I960, tr.180 (Tác giả hoàn toàn không đồng tình với luận chứng này của Trung Quốc).

98   Huan-Lai Cho (Phó Lãnh sự Trung Quốc tại Sài Gòn): Các nguyên nhân của cuộc xung đột Pháp- Trung về Bắc Kỳ cho tới năm 1883, Nhà in Albert Portrail, Sài Gòn, 1938, tr.82

99      Francois Joyaux: Trung Quốc việc giải quyêì xung đột Đông Dương lần
thứ nhất, Geneve, 1954, NXB Sorbonne, 1979, tr.44-45.

100    Trích dẫn của Jean Pierre Ferrier: Tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa
và vấn đê chủ quỳên trên các đảo không người ở, tr.180-181

 101 về điểm này, xem Nguyễn Hữu Trụ: Một sổ vấn đề về thừa kế nhà nước có liên quan đến Việt Nam, NXB Bruylant, Bruxelles, 1976, tr.26 (đặc biệt là điểm 3) và tr.27.

102 Xem G. Taboulet: Bản anh hùng ca của Pháp ở Đông Dieơng, t.ll, Adrien Maisonneuve-1956; trích dẫn, Nguyễn Hữu Trụ, tr.27

103 Toà án quốc tế, tuyển tập, tr.56
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Bảy, 2014, 10:52:40 am gửi bởi vietkieu_cuuquocquan » Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #21 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2014, 11:07:25 am »

Từ đó có thể rút ra cho vụ việc hiện tại những kết luận sau đây:

Chế độ chư hầu của Việt Nam đối với Trung Quốc chắc chắn là còn danh nghĩa hơn nhiều so với chế độ các công tưóc Normandie đối với các vua nưóc Pháp (nếu như sự so sánh này có thể hiện được trong những thế giói chính trị và văn hóa khác biệt nhau như thê) xác kết luận của tòa án có giá trị đối với các mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc; chế độ chư hầu của Việt Nam đã kết thúc ngay .trong ngày ký Hiệp ưóc bảo hộ Pháp 1884. Ngày đó "...ân tín tượng trưng của Trung Quốc, một khối kim hoàn đẹp, trên có chạm một con lạc đà phủ phục, do Hoàng đế Trung Quốc gửi cho Gia Long năm 1803, đã được nung chảy trước sự có mặt của Patenôtre vị đại điện toàn quyền của Pháp, trong một buổi lễ long trọng'' (104). Dường như, sự thay đổi này đâ diên ra trong sự thờ ơ của Trung Quốc. Dù sao, Trung Quốc đã không hề biểu lộ một sự mong muốn nhỏ nhặt nào để giữ lại bất kỳ một quyền nào trong các quyền mà Việt Nam đã giành được qua một quá trình lịch sử lâu dài đối với lãnh thổ trên đất liền hay trên đảo của Việt Nam. Lúc đó, Trung Quốc đã không đưa ra một bảo lưu nào theo hướng này.


Như vậy là đã hội đủ các điều kiện để áp dụng phán quyết của Tòa án quốc tế năm 1953: danh nghĩa phong kiến ban đầu "ngày nay không thể mang lại hiệu lực pháp lý trừ trường hợp có một đanh hiệu khác, có giá trị theo luật pháp được áp đụng vào thời kỳ được xem xét, đã được thay thế vào đó".

Thời kỳ đang xem xét là giai đoạn trưóc đó cho đến thời kỳ chế độ bảo hộ của Pháp. Trung Quốc, như đã thấy, lúc đó đã không giành được một danh nghĩa nào
đối với các quần đảo theo như luật pháp tại thời điểm đó.Như vậy đã không có gì có thể thay thế được một chế độ chư hầu đã mất đi sau khi đã tồn tại chủ yếu một cách tượng trưng.

Không thể chia cắt lãnh thô Việt Nam bằng cách vận dụng quan điểm này. Khi bị mất đi quyền kiểm soát (phong kiến) đối với Việt Nam, Trung Quốc mất luôn quyền kiểm soát các quần đảo, nếu như họ đã có một mối quan tâm nào tói các quần đảo, thế như người ta không tìm thấy các bằng chứng là họ có mối quan tâm đó.

Cuối cùng, người ta nhận thấy khi Trung Quốc viện lý về chế độ chư hầu để đòi các quyền của Việt Nam đã giành được phải thuộc về Trung Quốc (khi luận chứng về vấn đề chư hầu bị bác bỏ), Trung Quốc chỉ còn lại việc công nhận rằng các quyền đã được thụ đắc thực sự. Trong khi đó, các quyền này chỉ cho Việt Nam.

Các quốc gia khác trong khu vực

Các quốc gia khác đã có hay không (cũng trong thời kỳ đó) biểu lộ ý định thực thi chủ quyền?

Câu trả lời về vấn đề này sẽ nhanh chóng được đưa ra. Lúc đó, không có một quốc gia nào khác trong vùng đã đưa ra yêu sách. Ngày nay, không một quốc gia nào lại có ý đồ dựng lên những yêu sách dựa vào các hành vi xảy ra trong thế kỷ XIX, hay là trưóc đó.

Cân ghi nhận rằng năm 1898, Hiệp ưóc Paris giữa Tây Ban Nha và Mỹ nhằm chấm dứt chiến tranh giữa hai nưóc đã chuyển giao Philippin sang sự quản lý của Mỹ. Khi đó, các đảo ở Trường Sa đã không được nhắc tói một lời nào.


KẾT LUẬN CỦA CHƯƠNG NÀY LÀ:

-   Khi có Hiệp ưóc của Pháp năm 1884, Việt Nam đã nắm giữ, không có cạnh tranh và trong khoảng gần hai thế kỷ, một quyền đối với các quần đảo, theo đúng chế độ luật pháp của thời kỳ đó.

-   Quyền này được thực thi không có nghi ngờ gì đối với các đảo Hoàng Sa. Chỉ còn phải xác minh xem có đúng quyền đó đã được thi hành trên toàn bộ quần đảo hay không. Có những lý do để người ta nghĩ rằng sự quản lý của Việt Nam đã mở rộng cả tói các đảo Trường Sa. Nhưng không có gì nêu chính xác việc quản lý lúc ấy  đã liên quan đến toàn bộ một quần đảo trải rộng tói 160.000km2, hay là ít ra, đến một số đảo quan trọng và có liên quan đến các đảo khá quan trọng để đưa đến, nói rộng ra, để có quyền đối với toàn bộ quần đảo. Trong trường hợp này, đã có một "inchoate title" (danh nghĩa sơ khởi) nghĩa là một quyền mới hình thành mà các người chủ sau đó phải củng cố.

Về điểm này của sự phân tích và với những bảo lưu đã được nêu ra, người ta có thể nhắc lại những lời lẽ của Max Huber và nói rằng không có một sự biểu hiện nào đó về việc Trung Quốc hay một quốc gia khác thực thi quyền làm chủ đối với các đảo, một biểu hiện có tính chất có thể cân bằng hay làm mất đi các biểu hiện về chủ quyền của Việt Nam.

Đến đây đặt ra vấn đề củng cố danh nghĩa và nhất là việc duy trì danh nghĩa này liên quan tói xu hưóng tiến triển của luật pháp quốc tế .


-------------------------

104 Nguyễn Hữu Trụ: Một số vấn đề về thừa kế nhà nước có liên quan đến Việt Nam, tr.28, chú thích
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2014, 09:19:50 am »

CHƯƠNG III
SỰ TIẾN TRIỂN TIẾP THEO CỦA DANH NGHĨA


Thời điểm năm 1884 có tầm quan trọng đối với số phận các quần đảo này. Thời điểm này trùng hợp giữa việc mở ra thời kỳ đô hộ của Pháp ở Việt Nam và việc
xác lập (sau Hội nghị Berlin) các quy tắc mới của luật quốc tế. Mói đầu chỉ có giá trị trong khuôn khô nhất định của các cường quốc có mặt ở Berlin và chỉ liên quan đến các lãnh thô thuộc Châu Phi- là đối tượng của Hội nghị,do tác động của tập quán và bằng việc áp dụng trong xét xử, các quy tắc đó đã được mở rộng và cuối cùng đã có một tính chất phổ quát, về sau nó được nối tiếp bằng những thay đổi cơ bản khác trong luật.

Nhưng thời kỳ mở ra như vậy tạo ra một mới những việc cực kỳ phức tạp cả về phương diện tình hình chung trong cả sáu nưóc liên quan chủ yếu (Việt Nam và Trung Quốc) và về việc quản lý và việc chiếm cứ hai quần đảo.Trong tình hình đó, liệu quyền về chủ quyền đối với các quần đảo được hình thành từ thế kỷ XIX có lợi cho Việt Nam có được củng cố và duy trì không, hay có thể đã mất đi do từ bỏ các lãnh thổ đó, hay do có một chủ quyền khác và trong những điều kiện  nào?

Trưóc hết, cần bám sát xu thế tiến triển của luật pháp quốc tế từ năm 1884 (Đoạn I). Sau đó, tình hình trên các quần đảo sẽ được nghiên cứu căn cứ vào hai giai đoạn lịch sử chính: giai đoạn nhà nưóc thực dân Pháp thi hành quyền lực quốc tế đối với Việt nam cho đến các năm 1954 và 1956 (Đoạn II), rồi đến những năm nhân dân Việt Nam tái xuất hiện để phát biểu cho chính mình, nhưng với nhiều rắc rối và mâu thuân trong lịch sử đất nưóc Việt Nam kể từ sau cuộc chiến tranh thuộc địa (Đoạn III).

Đoạn mở đầu của chương này sẽ phân tích một yếu tố, qua đó gạt bỏ một luận chứng thông qua việc xem xét Hiệp ưóc Pháp-Trung ngày 26-6-1887, một Hiệp ưóc không có hiệu lực đối với chủ quyền trên các quần đảo.


HIỆP ƯỚC PHÁP-TRUNG ngày 26-6-1887

Về mặt thụ đắc chủ quyền, các danh nghĩa theo điều ưóc chiếm một vị trí quan trọng, mặc dầu không phải bắt buộc và có tính quyêt định cho mọi trường hợp.
Đúng là các quan hệ giữa các nhà nưóc sẽ vững chắc hơn nếu chúng được dựa trên một văn bản mà môi từ ngữ đều có giá trị và các nưóc liên quan đều bị ràng buộc trên văn bản đó vì họ đã ký và phê chuẩn.

Các nưóc đã giành được những lãnh thô thoạt đầu vô thừa nhận nhờ đã phát hiện, tiếp đó lại quản lý thực sự với ý đồ thực thi chủ quyền, như vậy theo truyền thống, đã tìm cách củng cố vững chắc các quyền của họ bằng cách làm cho các nưóc thứ ba, là những nưóc có thể tranh chấp, thừa nhận các quyền này bằng các hiệp ưóc thành  văn.

Tuy nhiên, và bất chấp tính bền vững của các quyền đã được các điều ưóc thừa nhận, có nghĩa là tính bền vững xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng lời đã hứa  (Pacta sunt servanda), điều ưóc chỉ có thể là bằng chứng và là sự đi kèm một việc quản lý thực sự. Điều ưóc tự nó không thể mang lại việc quy thuộc chủ quyền cho một quốc gia mà danh nghĩa không hoạt động của nó mâu thuân với một việc quản lý thực sự do một nhà nưóc khác tiến hành trên thực tế.

Đó là toàn bộ ý nghĩa của phán quyết ngày 4-4-1928 của trọng tài Max Huber đưa ra trong vụ đảo Palmas.Nhất là trong đó có những lời lẽ sau: "Vả lại dù nước đó (Tây Ban Nha) có thụ đắc một đanh nghĩa mà nó không bao giờ có ý định từ bỏ, vẫn cần phải xem việc thi hành hòa bình và  liên tục chủ quyền do một nước nào đó tiêh hành vào một thời  kỳ sau đó đã có thể bác bỏ các quyền cho dù là quyền theo điều ước hay không" (104).

Như vậy, điều cần tiến hành ở đây chính là nghiên cứu đồng thời về thực tế quản lý trên các đảo và về ý định thực thi việc quản lý đó với tư cách người có chủ quyền.

Đương nhiên, cũng không phải là vô ích nếu phát hiện quả đã có một sự cam kết bằng điều ưóc về các lãnh thổ đó.

Đối với các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa, đã không có một điều nào như vậy được bên này hay bên kia nêu ra trong thời kỳ đã được xem xét ở chương trưóc.
Ngược lại, vào thời kỳ thuộc địa, khi Pháp thể hiện mối quan tâm đối với các quần đảo Hoàng Sa, và khi Chính phủ Pháp tranh tụng với Trung Quốc mưu tính xây dựng yêu sách của họ trên cơ sở các luận cứ khác nhau. Một công hàm của phái đoàn ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc gửi cho Chính phủ Pháp ngày 29-9-1932 đã dựa trên Công ưóc Pháp-Trung ngày 26-6-1887 về việc phân định biên giới giữa Trung Quốc và lãnh thô Việt Nam khi đó thuộc quyền kiểm soát của Pháp (105).

Chính phủ Trung Quốc vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm này cho tói tận ngày nay. Đó là trường hợp một ấn phẩm Trung Quốc in năm 1956 có nêu:
 “ở Quảng Đông, đã đông ý là các điểm tranh chấp nằm ở phía Đông và Đông Bắc Móng Cái,phía bên kia đường biên giói như đã được ủy ban hoạch định ấn định, được quy thuộc cho Trung Quốc. Những hòn đảo nằm về phía Đông của kinh tuyến Paris 105°43' Đông , nghĩa là đường thẳng Bắc-Nam đi qua mũi phía Đông của đảo Trà CỔ hay Ouanchan và tạo thành biên giói cũng thuộc về Trung Quốc. Các đảo Cô Tô và các đảo khác ở phía Tây kinh tuyến này thuộc vê An Nam”.

Một tác giả Trung Quốc, Shao Xunzheng, đã viết dựa vào lời văn của công ưóc này để bảo vệ ý kiến, trong một bài trên Nhân dân Nhật báo Bắc Kinh số ra ngày 3-7-1956, cho rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm về phía Đông đường phân định đó nên thuộc về Trung Quốc như chính lời văn của công ưóc đó thể hiện.Như vậy, phải chăng thực dân Pháp, ba năm sau khi mở rộng sự bảo hộ của mình đối với toàn bộ Việt Nam,đã từ bỏ hai quần đảo bằng một cách diễn đạt không nêu cả tên hai quần đảo đó không.. .Và ta lại thấy luận chứng  này dưói ngòi bút của nhiều tác giả phương Tây viết tiếng Pháp hay tiếng Anh. (106)


Tuy vậy, có lý do để nghĩ rằng quan điểm đó là không xác đáng. Thực vậy, Công ưóc Viên ngày 29-6- 1969 về pháp điển hóa các quy tắc giải thích các hiệp ưóc
đã nhấn mạnh tói vai trò của tính trung thực (bonne foi) trong việc giải thích, và sự cần thiết phải giải thích văn bản theo nghĩa thông thường của từ ngữ dưói ánh sáng của đối tượng và mục tiêu của hiệp ưóc (điều 31).

Cũng Công ưóc đó (điều 32) cho phéo viện đến các công việc trù bị và các hoàn cảnh ký kết hiệp ưóc trong trường hợp xảy ra cách giải thích ban đầu còn có  những nghi vấn hay dân đến những kết quả vô lý.

Đối tượng và mục tiêu của Công ưóc 1887 là hoạch định đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc (đó chính là tiêu đề của Công ưóc như các tác giả của nó đã
đặt ra). Công ưóc này có liên quan đến các lãnh thổ đất liền. Nếu có những dấu hiệu là có một con đường vạch trên biển đã từng được đưa ra trong các công ưóc cổ như Công ưóc Pháp-Trung năm 1887 hay trong các công ưóc khác như Hiệp ưóc Pháp và Bồ Đào Nha năm 1886 ,(107) chúng chỉ có thể được sử dụng trong các cuộc đàm phán đương đại về phân định biển (108)như các yếu tố chỉ dân cho việc xem xét lại căn cứ vào luật hiện nay về phân định biển . Lãnh thổ trên biển duy nhất mà các nưóc trưóc đây đòi quyền là lãnh hải. Khoảng cách thông thường của nó là ba hải lý (mỗi hải lý bằng l,800km). Đối với một số nưóc, chiều rộng kéo ra tói sáu hải lý. Khi đó không có vùng tiếp giáp, vùng đánh cá, cũng chẳng có thềm lục địa, vì tất cả những thể chế này là những sáng tạo sau chiến tranh thế giói lần thứ 2.






---------------------------

104    Max Huber: Phán quyết về đảo Palmas, ngày 4-4-1928, tr. 176-177.

105    Xem Công hàm này tại Phụ lục số 10

106   Xem Jeannette Greensfield: Thực tiễn của Trung Quôc về luật biển,tr.155

 107   Về vấn đề này, chúng ta có thể nhắc tới vụ khá tương tự đã xảy ra giữa Cộng hòa Guinee-Bissau (phán quyết trọng tài, ngày 14-2-1985).
Hiệp ước ngày 12-5-1886 có liên quan đến vụ việc này. Hiệp ước đã vạch một chu vi trên biển để tách các đảo thuộc nước Pháp và các đảo thuộc BỒ Đào Nha. Nước Cộng Hòa Guinee cho rằng đường vạch đó có giá trị như một đường biên giới trên biển. Tòa án đã không đồng ý và cho rằng (đoạn 56 của phán quyết) đối tượng của Công ước 1886 chỉ là việc quy thuộc các lãnh thổ đất liền.

 108   Về Công ước 1887 và việc hoạch định biển giữa Trung Quốc và Việt
Nam, xem J.R.V.Prescott, Các biên giói chính trị trên biển của thế giới,
Methuen, London, New York, 1985, tr.224 và tiếp
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2014, 09:59:05 am »

Đường biên giới cần phân định khi đó là đường biên giói giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Đó là bộ phận của nưóc  Việt Nam hiện nay mà trưóc đây nưóc Pháp gọi là Tonkin mà thôi.

Vì vậy, việc giải thích văn bản phải đưa đến việc nhận thấy ở văn bản một chỉ dân quy thuộc các đảo ven bờ của hai quốc gia. Công ưóc nhằm giải quyết số phận các vùng lãnh thổ lục địa, dối tượng phụ của nó là quyết định về các đảo gần bờ nhất. Vì muốn đơn giản và có hiệu quả, văn bản không kể tên tất cả các đảo. Có những đảo rất nhỏ do đó người ta có thể bỏ sót các đảo này hay đảo khác ra ngoài việc quy thuộc. Việc đưa kinh tuyến vào là để thực hiện cho rõ. Ngoài ra, nếu ngâu nhiên hình thành một đảo mới nào đó do tích tụ cát hay do hiện tượng địa chất nào khác, đảo đó sẽ được giải quyết bằng cách áp dụng văn bản. Đó là ý nghĩa của công thức 1887 và không có gì khác hơn.

Để xác nhận cách giải thích này, điều rất quan trọng là con đường đã có nêu một điểm xuất phát cụ thể:
"Đường Bắc-Nam chạy qua mũi phía Đông của đảo Tchá- Kou (Trà Cổ)", nhưng nó không có điểm kết thúc. Đó không phải là một sự tình cờ và cũng không phải một sự bỏ quên. Đường này không cần phải kết thúc ở một điểm.

Chiều dài có vô ích của đường này đã được xác định căn cứ vào sự có mặt của các đảo ven biển .(109)

Làm sao người ta có thể nghĩ là người lập văn bản đã trù định giá trị pháp lý của đường đó cho đến khi đường đó gặp bờ biển Trung Kỳ? Nếu làm như vậy, tất cả các đảo ven biển Việt Nam trong khu vực ở phía Nam thành phố Huế sẽ là của Trung Quốc theo hiệu lực của văn bản đó...Thế mà đó lại chính là điều các tác giả Trung Quốc bảo vệ không một chút do dự nào, họ tìm thấy trong công ưóc này một cơ sở điều ưóc cho danh nghĩa của Trung Quốc đối với các quần đảo Trường Sa. Như vậy, sự công nhận các quyền của Trung Quốc có lẽ sẽ không
có giói hạn ở phía Tây và Tây Nam. Người ta có thể tự hỏi một cách chính đáng, vậy thì tại sao lại chỉ đòi hỏi các quần đảo san hô này thôi? Khi đó các quyền mà nưóc Pháp nhượng cho Trung Quốc có thể được mở rộng lớn đến mức phi lý..cho phép Trung Quốc đưa ra yêu sách một danh nghĩa điều ưóc đối với Philippin chẳng hạn. Chẳng phải đó là các đảo nằm ở phía Đông của đường kinh tuyến đã định đó hay sao?

Một khi cách giải thích đã nói là vô lý, ta phải theo các chỉ dân của Công ưóc Viên và kiểm tra lại xem có việc xác nhận hay bác bỏ nào có thể có từ các công việc trù bị hay không.

Các công việc trù bị đã minh hoạ rõ các mối quan tâm của hai bên và mục tiêu giải quyết trong mối quan hệ của họ vào thời kỳ đó. Cái giá mà môi bên đòi nằm trong cuộc đàm phán về thương mại. Đứng trưóc các đối thủ châu Âu trong lĩnh vực này, và bị chi phối bởi sự lo lắng giành lấy thị trường Đông Dương (một Đông Dương có các biên giới đất liền được phân định rõ ràng, do đó có thể kiểm soát được), nưóc Pháp đi tìm các điều kiện thuận lợi nhất để thâm nhập vào Trung Quốc.

Với bên này hay bên kia không có vấn đề các quần  đảo trong các cuộc đàm phán.

Những sự kiện tiếp theo sẽ chứng tỏ là những năm sau đó cả hai nưóc đều không quan tâm đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự thức tỉnh sẽ chỉ xảy ra về sau và do sự thúc đẩy của các thèm muốn khác. Chính khi đó, Trung Quốc đã mưu toan viện dân cách giải thích đặc biệt (ad hoc) đối với Công ưóc 1887. Nhưng nưóc Pháp, bên đồng ký kết công ưóc, đã kịch liệt chống lại sự giải thích đó: "Các đlều khoản của công ước 1887.. .không có mục đích nào khác là ấn định đường biên giói biển giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ ở khu vực Móng Cái, sáp nhập vào Trung Quốc một sô' lãnh thổ và đảo nằm ở phía đông cửa sông Móng Cái mà trước đó vốn là của An Nam. Để đơn giản hoá, đường kinh tuyến Paris 105°43' đã được chọn như một con đường phân giói. Nhưng từ lời văn của thoả thuận thấy rõ là điều khoản này chỉ đặc biệt đến khu vực Móng Cái. Muốn áp đụng điều khoản đó cho quần đảo Hoàng Sa nằm cách khoảng 300 hải lý về phía Đông Nam sẽ dẫn tới việc nói rằng tất cả những gì nằm ở phía Đông của kinh tuyến 105°43' là thuộc Trung Quốc; như vậy, Trung Quốc có thể yêu sách phần lớn các đảo ven bờ của Đông Dương, nhất là đảo Poulo Cecir. Các hậu quả vô lý của lập luận như vậy chứng tỏ rằng chỉ có thể cho điều khoản của công ước 1887 một giá trị khu vực".

Trong thời gian đó, luật quốc tế về quy thuộc lãnh thổ đã phát triển. Nó đòi hỏi khe khắt hơn và kỹ thuật hơn.


LUẬT ÁP DỤNG TRONG THỜI KỲ SAU 1884

Cuối thế kỷ XIX, một giai đoạn bùng nổ các quan hệ quốc tế, có nhiều sự tiến triển đã dần dần đổi mới luật quốc tế.

Việc đánh giá các quyền của các bên này hay các bên khác được căn cứ vào bốn khái niệm: Các đòi hỏi được nhắc lại trong luật quốc tế về củng cố và duy trì một  danh nghĩa đối với một lãnh thổ (1884-1885); khái niệm về thừa kế nhà nưóc với việc cần thiết định rõ trong môi trường hợp nhà nưóc tiền nhiệm và nhà nưóc thừa kế, và việc kéo dài khái niệm đó trong các nguyên tắc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của các dân tộc; nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và thụ đắc lãnh thổ bằng phương pháp đó; cuối cùng, khái niệm về thời điểm kết tinh (110) trong việc xem xét các tranh chấp quốc tế, nhất là về  lãnh thổ và sự cần thiết chọn thời điểm kết tinh tranh chấp; kể từ sau đó hành động của các nưóc không còn có thể được xét đến trong việc xây dựng một quyền vì chúng được thực hiện với ý đồ chứng minh chậm trễ.

Các quy tắc liên quan tới các quyền trên một lãnh thổ cuối thế kỷ XIX và sau đó

Tất nhiên, Định ưóc Berlin năm 1885 mà đối tượng là quy thuộc các lãnh thổ châu Phi, như tất cả các Hiệp ưóc khác, chỉ có một giá trị tương đối. Nó chỉ ràng buộc các nưóc thành viên và chỉ có giá trị đối với các lãnh thổ được bàn đến của cuộc thương lượng đó.

Nhưng vì nó là biểu thị sự đòi hỏi mới của xã hội nên nội dung của nó đã nhanh chóng có một tầm phổ quát.

Việc thụ đắc một danh nghĩa (trưóc đó có thể đạt được với những đòi hỏi ít khắt khe hơn) nay phải được củng cố theo các điều kiện mới chặt chẽ hơn. Và chỉ có
việc thực hiện các điều kiện đó mới cho phép ghi nhận việc duy trì quyền này .

Vậy muốn xem xét có hay không có quá trình thụ đắc chủ quyền được củng cố, người ta phải tìm kiếm xem đâu là những biểu hiện của nưóc có yêu sách, đồng thời củng phải tìm hiểu đâu là những biểu hiện của các nưóc cạnh tranh có thể có.

Bên viện dẫn một danh nghĩa phải chứng minh là danh nghĩa đó đã được thực hiện bằng những hành vi đều đặn, có tính chất nhà nưóc, mở rộng ra đối với toàn bộ lãnh thô có liên quan trong chừng mực mà các điều kiện tự nhiên cho phép,tương ứng với việc nắm quyền sở hữu không gián đoạn và thường xuyên với một sự quản lí hoà bình. Nếu không đảm bảo được điều kiện như thế, các toà án quốc tế sẽ cho rằng mới chỉ có các bằng chứng không đầy đủ về ý định của chính phủ muốn xử sự như người có chủ quyền vì khi đó “các hành  vi đó không thể hiện một tính chất cho phép coi chúng như một biểu hiện của quyền lực nhà nước đôĩ vói các đảo nhỏ" (111)

Vậy cơ chế củng cố là rất quan trọng. "Phương pháp Toà tiến hành (đặc biệt trong vụ Minquiers và Ecréhous) là thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của quốc gia nào có thể chứng minh một quá trình sử dụng lâu dài, thể hiện tổng thể các lợi
ích hoặc các quan hệ gắn bó lãnh thổ này vói quốc gia đó” .


Việc củng cố và duy trì danh nghĩa qua các thế kỷ cần được gắn với sự đồng ý của các nưóc khác(112) . Sự đồng ý có thể là tích cực cũng có thể là thụ động. “Sự củng cô' có thể áp dụng vói những lãnh thổ mà việc quy thuộc trước đó vào một nước khác không thể xác định được, sự củng cố đó có thể đạt được không chỉ bằng sự đông ý rõ ràng, mà đễ đàng hơn cả là không có sự chống đôĩ trong một khoảng thời gian đủ đài từ phía các nước hữu quan đôĩ vói việc chiếm hữu này'' .(113)



-------------------
109   Công hàm Paris ngày 10-10-1937. Củng theo cách hiểu này, xem bản ghi nhớ của ông Chargueraud - Hartmann gửi Phòng Châu Á ngày 16-8-1933

110   Về thuật ngữ "date critique",trong các tài liệu pháp lý Việt Nam có sử dụng một số thuật ngữ khác như: thời điểm khởi kiện, thời điểm khủng hoảng, thời điểm kết tinh, thời điểm biến chuyển... tuy nhiên, trong số đó, thuật ngữ "thời điểm kết tinh" có thể là hợp lý, nó  phản ánh được trạng thái của sự kiện pháp lý (N.D).

111    Toà án quốc tế Vụ đảo Minquiers và Eoréhous, tnyêh tập, 1953, tr.71.

112    Suzanne Bastid : Các vân đề về lãnh thổ trong xét xử của toà án quốc tê' Tuyển tập các bài giảng của Viện luật quốc tế, 1962, II, quyển 107, tr. 441.


113    Jean Barale : Sự đồng ý trong án lệ quốc tế, Niên giám luật quốc tê'của
pháp, 1965, tr.389 và tiếp.

114    Suzane Bastid : Các vấn đề về lãnh thổ trong xét xử của toà án quốc
tế, tuyển tập các bài giảng của viện luật quốc tế, 1962, II,q. 107, tr.44.

Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #24 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2014, 10:30:14 am »

Như vậy, sự im lặng của các nưóc thứ ba có giá trị của nó trong trường hợp đó là một sự chiếm hữu nguyên thuỷ, khi một quốc gia là nưóc đầu tiên tiến hành quản lý một vùng đất mà lúc đó còn là vô chủ và quốc gia đó tiếp tục quản lý nhiều năm không có sự phản đối của các nưóc thứ ba.

Giá trị của im lặng còn cao hơn nữa khi các nưóc thứ ba cho rằng danh nghĩa nguyên thuỷ là không hợp thức vì lãnh thổ đó không phải là terra nullius (đất vô chủ), và rằng ở đó đã có các quyền của nưóc ngoài được xác lập trưóc đó. Khi đó, người chiếm cứ ở vào vị trí thụ đắc theo thời hiệu nếu họ có thể chứng minh được là trong một khoảng thời gian dài đã quản lý công khai, hoà bình và liên tục mà những người chiếm cứ trưóc không hề quan tâm. Trong trường hợp đó, các quan toà hay trọng tài sẽ xem xét hết sức thận trọng thái độ của những quốc gia cho rằng mình có danh nghĩa nguyên thủy thật sự. Sự im lặng của các nưóc đó có hàm ý là đồng ý, nhưng ngược lại, sự phản đối của các nưóc đó sẽ cho phép bảo vệ các quyền của họ vì "một chủ quyền bị thách thức phải phản ứng, nêú không sẽ mất hiệu lực'' .(115) Như vậy, việc không thừa nhận có thể gây trở ngại cho việc hợp thức hoá một tình trạng thực tể (116), tuy nhiên, việc không thừa nhận còn phải được nêu lại theo định kỳ và thể hiện một ý chí thật sự chống lại tình trạng do các sự vịêc tạo ra. Như vậy nó đòi hỏi phải có một cường độ nào đó.

Đó là những quy tắc buộc phải được cụ thể hoá do các đòi hỏi của đời sống xã hội ngày càng cao, các vùng đất có thể được phát hiện ngày càng hiếm và cường độ tranh chấp chính trị giữa các nưóc ngày càng tăng cường.

Nếu sự xoay vần của lịch sử không đưa ra thêm những khái niệm nào khác mà phạm vi pháp lý của chúng phải được xác định ở đây trưóc khi đi xa hơn, thì
vấn đề còn lại chỉ là kiểm tra việc áp dụng các quy tắc này đối với tình hình của các quần đảo.

Khái niệm về thừa kế nhà nước hay chính phủ và các hậu quả của nó

Hồ sơ quy chế quốc tế của các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa bị phức tạp hoá nặng nề từ phía này hay phía khác do các vấn đề gọi là thừa kế nhà nưóc hay thừa kế chính phủ .(117)
----------------------------------------


Chúng ta cũng nhận thấy trong các phân tích pháp lý làm cơ sở cho lập trường của Trung Quốc, lập luận rất ít khi liên hệ với các việc thừa kế Nhà nước. Nhất là Chu Kiện, trong: Các biên giói biển của Trung Quốc.
----------------------------------------


Trường hợp Việt Nam

Về phía Việt Nam, 120 năm đã trôi qua từ thời điểm một vương quốc An Nam trưóc khi có cuộc chinh phục thực dân (việc bắn phá cảng Đà Nẵng năm 1856 đánh dấu bưóc mở đầu của cuộc chinh phục đó) đến một nưóc Việt Nam có chủ quyền và thống nhất (1975).

Trong một thời kỳ đầu không xác định (cho đến  khoảng thời gian Paul Doumer giữ chức toàn quyền, năm 1897), vương quốc An Nam vẫn giữ được một tư cách
pháp nhân quốc tế nhất định qua cơ chế bảo hộ. Theo hiệp ưóc thứ nhất (15-3-1874), Hoàng đế vừa cam kết "thích nghi chính sách ngoại giao của mình vói chính sách ngoại giao của nước Pháp và không thay đổi các quan hệ ngoại
giao hiện nay của mình''
(điều 3, khoản 1), nhưng cũng giữ quyền ký kết các hiệp ưóc với các điều kiện, đúng là có bị hạn chế vì bị đặt dưói quyền kiểm soát của Pháp.

Ngày 6-6-1884, có thêm một hiệp ưóc bảo hộ thứ hai có tên là hiệp ưóc Patenôtre, theo đó nưóc Pháp có các thẩm quyền thực chất hơn nhiều: "Nước Pháp sẽ đại diện nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại của An Nam "(điều 1, khoản 2).


Tư cách pháp nhân của An Nam, mặc dù rất danh nghĩa nhưng vẫn được duy trì.

Việc chuyển sang liên bang Đông Dương bắt đầu với sắc lệnh ngày 17-10-1887. Việc sáp nhập vào Bộ thuộc địa có hiệu lực kể từ năm 1894.

Như vậy ở đây đã có hiện tượng thứ nhất về thừa kế nhà nưóc một khi ta hiểu đó là "sự việc diễn ra trên một lãnh thổ nhất định, vào một thời điểm nhất định, một chính quyền nhà nước thay thế một chính quyền nhà nước khác và giữ vị trí của chính quyền đó'' .(118)

Quy chế thuộc địa của pháp không cho phép tồn tại tư cách pháp nhân quốc tế như vậy, cho nên trong thực tế tư cách pháp nhân quốc tế của Pháp đã thay thế tư cách pháp nhân quốc tế của Vương quốc An Nam. Tất nhiên là hiệp ưóc Patenôtre không chính thức bị huỷ bỏ nhưng tình hình từ năm 1885 là một tình trạng thuộc địa trên thực tế . (119)


Sự hồi của nưóc Việt Nam thống nhất vừa dài vừa đau đón.

Và, nếu từ chế độ bảo hộ đến cuộc đảo chính của Nhật (9-3-1945) làm tan rã hệ thống quân sự của Pháp ở Đông Dương, thì tư cách pháp nhân quốc tế phát biểu cho Việt Nam vẫn là nưóc Pháp thuộc địa, nhưng từ 1945 đến 1975 lại có nhiều tiếng nói.

Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập lần thứ nhất ngày 11-3- 1945. Nhưng ông thoái vị ngày 19-8-1945 vì lợi ích của chính phủ cách mạng của ông Hồ Chí Minh. Đây là chính phủ đã kiểm soát được Bắc Bộ và Trung Bộ(120)  và đã tuyên bố độc lập, thành lập nưóc Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 2-9-1945 .(120)

Lúc này nưóc Pháp gặp phải mâu thuân sau: Một mặt, qua Hiệp định 6-3-1946, Pháp "thừa nhận Cộng hòa Việt Nam là một quốc gia tự do có chính phủ, quân đội và tài chính của mình, ở trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp” (điều 1); mặt khác, Pháp tìm cách khôi phục chủ quyền của mình đối với Đông Dương, và cụ thể hơn, đạt được việc rút quân đội Trung Quốc khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Vấn đề về năng lực quốc tế của Việt Nam Dân chủ cộng hòa là hòn đá ngáng trở và sẽ mở ra cuộc xung đột vũ trang thuộc địa. Khi đó nưóc Pháp tự xem như mình vẫn còn chủ quyền đối với Đông Dương trong khi Việt Nam muốn hưởng tư cách pháp nhân quốc tế đầy đủ.

Như vậy, kể từ cuối năm 1946, có sự tranh đua giành quyền thực hiện các hành vi chủ quyền. Vậy thì, trong các điều kiện như vậy, từ 1946 đến 1949, ai là người đại diện có giá trị cho Việt Nam theo luật quốc tế?

Thay đổi chiến lược và chơi trò chia rẽ, ngày 27-6- 1947, Pháp dựng lên ở Sài Gòn một chính phủ trung ương lâm thời của nưóc Việt Nam và thừa nhận quyền
độc lập của Việt Nam trong bản Tuyên bố Vịnh Hạ Long ngày 5-6-1948.

Các hiệp định ngày 8-3-1949 nhằm thành lập một Quốc gia liên kết Việt Nam. Kể từ đó (và không phải đã hết một số dè dặt), với sự đồng ý của chính nưóc Pháp,
Quốc gia liên kết Việt Nam có tư cách pháp nhân quốc tể (122). Qua một số mánh khóe pháp lý phức tạp, nưóc Pháp có lập trường sáp nhập Nam Bộ vào Quốc gia liên kết nói trên và quốc gia này được coi như người kế tục vương  quốc An Nam trưóc kia dưói sự bảo hộ của Pháp.

Thủ đoạn pháp lý này cũng không có tác dụng. Từ năm 1949 đến năm 1945, tính hiệu lực của chính phủ được chia ra, giữa một bên là quân đội viên chinh Pháp vẫn còn hiện diện và những người chịu trách nhiệm về chính trị đi theo quân đội đó; và một bên là chính phủ của Việt Minh được một số nưóc công nhận từ năm 1950 và kiểm soát phần lớn Bắc Bộ và Trung Bộ, trong khi chính phủ Quốc gia liên kết chỉ kiểm soát được Nam Kỳ.

Vậy ai là người có quyền tiến hành các hành vi quốc tế về các quần đảo? Các hành vi này có giá trị gì đối với các chính phủ các thời kỳ sau?

Từ năm 1945 và theo các Hiệp định Genève, nưóc Pháp thừa nhận nền độc lập hoàn toàn và chủ quyền của Quốc gia Việt Nam. Nhưng đồng thời lại có Hiệp định đình chiến giữa hai Bộ Tổng tư lệnh.

Bên quân sự Việt Nam tất nhiên đại diện cho Việt Nam Dân chủ cộng hòa, còn bên quân sự Pháp chỉ đại diện cho nưóc Pháp chứ không đại diện cho Quốc gia
Việt Nam vì họ không thừa nhận các hiệp định.

Kể từ thời điểm này mở ra một giai đoạn khác của lịch sử Việt Nam và cho đến trưóc thời điểm năm 1975 cùng tồn tại trong thực tế hai nhà nưóc đấu tranh với
nhau, cả hai đề căn cứ vào các chô dựa về ngoại giao khác nhau, khắng định mình đại diện cho dân tộc Việt Nam và trong thực tế bên này cũng như bên kia chỉ kiểm soát một bộ phận lãnh thô và dân cư.

Vậy sẽ phải đánh giá thế nào các hành động do bên này hoặc bên kia tiến hành về vấn đề các quần đảo trong thời kỳ này?


--------------------------------

115 Xem Jean Pirre Cot: Đại sự ký xét xử quốc tế. Vụ Đền Preach Vihear. Niên giám Luật quốc tế của Pháp, 1962, tr. 243

116 Gérard-Cohen Ronathan: Quần đảo Falkland (Malonines. Niên giám Luật quốc tế của Pháp, 1972, tr. 240.

117     Về các khó khăn nay xem bản ghi nhớ của Cố vấn pháp luật của Bộ
Ngoại giao ngày 25-5-1950, Phụ lục 11.
 
118   Xem, Humphrey VValdock, Niên giám của ủy ban Luật quốc tê'1968, t.11, tr. 92 Michel Virally trích: Lời nói đầu của tác phẩm đã dẫn của Nguyễn Hữu Trụ.

119 Nguyễn Hữu Trụ viết theo hướng đó, Sđd, tr. 44 và 50. Tác giả dựa vào một phần học thuyết và vào các án lệ hành chính của Pháp thừa nhận việc sáp nhập nước An Nam và nước Cao Miên vào một pháp nhân theo công ước Pháp.

120   Nhưng chính phủ cách mạng không có thời gian và phương tiện để áp đặt quyền lực lên Nam Kỳ.

121    Xem Niên đại các sự kiện ở trên, tr. 50


122  Xem Nguyễn Hữu Trụ, Sđd, tr. 72 và tiếp
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #25 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2014, 11:14:21 am »

Trường hợp Trung Quốc

Trường hợp Trung Quốc, mặc dù không phức tạp như vậy, nhưng về phương diện thừa kế nhà nưóc vẫn đặt ra vài khó khăn thực sự.

Khó khăn thứ nhất là vì một số văn kiện do Trung Quốc đưa ra về các quần đảo (đặc biệt vầo năm 1921) là của một chính quyền địa phương không được cả chính quyền trung ương của Trung Quốc và các cường quốc Châu âu thừa nhận.

Vậy, ở chừng mực nào chính quyền trung ương có thể dựa vào các văn kiện đó? Và liệu có thể giải thích được các quan hệ quyền lực tại Trung Quốc và nhất là các quy tắc phân cấp thẩm quyền quốc tế theo các tiêu chuẩn đã được nền văn hóa, chính trị và pháp lý phương Tây rèn giũa hay không?

Từ năm 1949 câu hỏi thứ hai về mặt thừa kế nhà nưóc đã được đặt ra: ai có quyền thừa kế các yêu sách trưóc đây do Trung Quốc đưa ra về các quần đảo, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hay Trung Hoa Dân quốc?

Luật quốc tế về việc thừa nhận nhà nưóc còn chưa được xây dựng đầy đủ và chỉ đưa lại những giải Pháp không chắc chắn. Luật đó không nói rõ các phương Pháp để xác định một cách chính xác nhà nưóc (hay các chính phủ) kế tục và tiền nhiệm khi có nhiều nhà nưóc tranh chấp nhau. Vấn đề này được giải quyết song phương thông qua thủ tục công nhận. Môi nhà nưóc thành viên của cộng đồng quốc tế được tự do thừa nhận nhà nưóc hay chính phủ theo sự lựa chọn của mình khi có nhiều nhà nưóc tranh chấp.

Tuy nhiên, vẫn có một tiêu chuẩn có trọng lượng thông thường được chấp nhận, đó là tiêu chuẩn về tính thật sự.

Nội dung các quy tắc thừa kế nhà nước

Nội dung này bản thân nó là không chắc chắn, thực tiên còn rất khác biệt nhau . (123)

Tuy nhiên, luật quốc tế hiện đại đã nêu ra và cụ thể hóa vài nguyên tắc mới đây cần cho việc giải quyết tranh chấp về các quần đảo.

Trưóc hết, về mặt luật quốc tế, người ta cho rằng các quy chế lãnh thổ có một tính chất khách quan. Vì vậy, chúng không chỉ có giá trị đối với các nưóc ký vào hiệp ưóc (khi các quy chế đó xuất phát từ một hiệp ưóc), hay những nưóc trực tiếp hữu quan, mà chúng có tính bó buộc đối với mọi nưóc.

Sau đó, phải nhấn mạnh đến việc bảo vệ chủ quyền của các đân tộc trong luật quốc tế hiện đại. Quyền này được ghi trong các mục đích của Hiến chương Liên hợp quốc tại khoản 2, điều 1 và đã được nhắc lại trong nhiều văn bản về sau là những văn bản chú ý đến việc phát triển tất cả các kết quả của việc bảo vệ quyền của các dân tộc. Như Nghị quyết 15-14 năm 1960 về bản Tuyên bố trao quyền độc lập cho các nưóc và các dân tộc thuộc địa, đã viết như sau:

“Sẽ phải chấm dứt mọi hành động vũ trang và mọi biện pháp đàn áp, bất kể thuộc loại nào, chống lại các dân tộc phụ thuộc, để các dân tộc đó có thể thực hiện quyền của họ về độc lập hoàn toàn trong hòa bình và tự do, và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của họ sẽ được tôn trọng" (khoản 4); và cũng như vậy: "Mọi mưu toan nhằm phá hủy một phân hay hoàn toàn sự thống nhất quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của một nước là không phù hợp vói các mục đích và các nguyên tắc của hiến chương Liên hợp quốc” (đoạn 6).


Cũng theo hưóng đó, Nghị quyết 26-25 năm 1970 với tên gọi là Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế liên quan đến các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia theo đúng Hiến chương Liên hợp quốc, sau khi nhắc lại nguyên tắc về quyền tự quyết của các dân tộc, văn bản viết:

 "Lãnh thổ một thuộc địa hay một lãnh thổ không tự trị khác, căn cứ vào hiến chương, có một quy chê' riêng và khác quy chế lãnh thổ của nước quản lý lãnh thổ đó; quy chê' riêng và khác đó, căn cứ vào hiến chương, tồn tại lâu chừng nào khi mà nhân dân thuộc địa hay lãnh thổ không tự trị vẫn không thực hiện quyền dân tộc tự quyết của họ theo đúng hiến chương và nhất là theo các mục đích và nguyên tắc của nó”,

và tiếp tục: “Tất cả các quốc gia không được có hành động nào nhằm phá hủy một phần hay hoàn toàn sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hay một nước khác".

Các văn bản đó đều chứng tỏ rằng luật quốc tế hiện đại, luật phu thực hóa dân hóa đã phát triển những nguyên tắc bảo vệ nhằm ngăn cản không để cho các dân tộc được phi thực dân hóa, khi ra khỏi một thời kỳ thuộc địa kéo dài, lại rơi vào tình trạng lãnh thổ của họ bị cắt xén do sự thờ ơ hay do các tính toán của thực dân. Như vậy, nếu do chính sách của thực dân dẫn đến sự suy yếu tính thật sự trong việc quản lý một lãnh thổ, thì trong  trường hợp này không thể đưa đến một tình trạng res derelicta (lãnh thổ bị từ bỏ).

Nguyên tắc cấm thụ đắc lãnh thổ bằng vũ lực

Luật pháp quốc tế cổ điển thừa nhận chinh phục là một thuộc tính của chủ quyền. Đúng là tuy không phải không có một vài khía cạnh tinh vi, vì người ta đã đưa vào từ đầu các suy ngâm về chủ quyền, sự phân biệt chiến tranh chính nghĩa và ... các cuộc chiến tranh khác.

Sau cú sốc của cuộc Chiến tranh thế giói thứ nhất, Hiến ưóc Hội quốc liên đã cấm các cuộc chiến tranh xâm lược, sau đó, ngày 26-8-1928, Hiệp ưóc Briand-Kellog toan tính đặt chiến tranh ra ngoài vòng Pháp luật bằng sự từ bỏ tự nguyện các quốc gia ký kết. Việc cấm sử dụng vũ lực nêu trong điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên hợp quốc có giá trị như một nguyên tắc pháp lý áp dụng cho tất cả các quốc gia.

Nguyên tắc nêu ra năm 1945 đã được phát triển và tăng cường trong Nghị quyết 26-25 năm 1970, "Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái vói các quy định của hiến chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiêm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử đụng vũ lực sẽ không được  thừa nhận là hợp pháp".

Văn bản đó cũng quy định: "Các quốc gia có bổn phận không dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giói quốc tế hiện có của một quốc gia khác hay như biện Pháp giải quyết tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp vê lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giói của các quốc gia”.

Như vậy, chính sách pháo thuyền không còn có hiệu lực pháp lý. Sử dụng vũ lực không thể là cơ sở của một quyền.




Khái niệm thời điểm kết tinh tranh chấp

Các tranh chấp quốc tế về lãnh thổ thường dàn trải rất lâu. Khái niệm thời điểm kết tinh tranh chấp được đưa và trong các cuộc tranh luận để làm rõ chúng. Tuy thế không thể chờ đợi ở khái niệm này nhiều hơn cái mà nó có thể đem lại. Cả học thuyết lẫn áp lệ đều đã không thể  sự định nghĩa xem cần phải hiểu thời điểm kết tinh là gì và tác dụng thực sự của nó ra sao. Nếu nhiều tác giả đồng ý coi đây là thời điểm mà sau đó các hành vi do các nưóc thực hiện không thể thay đổi các quyền tương ứng của các nưóc đó (124), thì sự lẫn lộn lại nảy sinh với ý tưởng về sự kết tinh tranh chấp. Sự kết tinh có thể là kết quả của một tình hình bị bế tắc, vì các bên đã từ bỏ việc thương lượng, phản đối hay tìm cách thuyết phục nhau.

Khái niệm này đã được tương đối hóa do cả án lệ lẫn các tác giả.

Trong vụ đảo Miquiers và Ecréhous, sự bất đồng giữa Pháp và Anh về thời điểm kết tinh tranh chấp cách nhau tói trên một thế kỷ (đối với nưóc Pháp là năm 1939, còn đối với nưóc Anh là năm 1956).


Toàn án chấp nhận ý kiến rằng khi có một sự kết tinh tranh chấp thì bằng chứng được tạo ra sau đó không còn có giá trị. Thời điểm kết tinh được xác định vào thời điểm có một yêu sách chính thức được đưa ra. Nhưng Tòa cũng không khưóc từ xem xét các sự việc xảy ra sau thời điểm đó, và coi đó như là biểu hiện của sự phát triển liên tục và với điều kiện "không kể các biện Pháp có thể đã được sử dụng nhằm cả thiện vị thê 'về quyền của bên hữu quan” .(125)

Trong vụ Đông Groenland, Tòa đã chọn thời điểm kết tinh là ngày 10-7-1931, thời điểm Nauy chiếm đóng lãnh thổ tranh chấp. Đan Mạch cho rằng vào thời điểm này họ  đã có một danh nghĩa được xác định từ lâu, phải chứng minh giá trị của danh nghĩa vào thời điểm đó .(126)



Do đó, quan điểm do A.G. Roche đưa ra vào năm 1959 (127) phải chăng bao giờ cũng có giá trị và sẽ vẫn như thế mãi: "Tóm lại, Tòa cho rằng mình có quyền rộng rãi đối vói tất cả những vụ việc xảy ra trong tương lai vì các quy tắc được áp đụng chỉ là những quy tắc prima facie (khởi đâu). Các quy tắc này có thể bị các bên thay thế và dù sao chúng cũng không đủ ăn sâu vào thủ tục tài phán để có thể thực sự ràng buộc Tòa; đo đó không thể dự kiến thái độ chính xác của Tòa sẽ là thế nào đối vói các vụ việc trong tương lai''. Thực ra, về phương diện này mỗi vụ tranh chấp là một unicum (thể thống nhất), vì các vụ phát triển rất tuần tự. Một số vụ khác lại nổi lên theo từng thời kỳ rồi sau nguội lạnh và đôi khi lại có những đột biến có tính quyết định.

Một số tác giả đã thử đưa ra ý kiến về thời điểm kết tinh tranh chấp của cuộc tranh chấp các quần đảo của biển Nam Trung Hoa.

Choon Ho Park cho rằng thời điểm bắt đầu tranh chấp này là những năm 1880, theo ông, là thời điểm bắt  đầu có một cuộc tranh chấp thật sự để giành việc kiểm soát các đảo. Và ông kể ra Công ưóc hoạch định biên giới năm 1887 như thời điểm có sự tăng cường tranh chấp .(128)


Thật khó có thể chấp nhận quan điểm của ông ta trong việc phân tích này. Công ưóc Pháp-Thanh năm 1887 không xử lý các quần đảo và do đó không thể có các hậu quả pháp lý, dù là gián tiếp, đối với quy chế của chúng.

Nếu cho rằng những năm 1880 là quan trọng trong cuộc tranh chấp này thì đó đứng trên một cơ sở khác như được trình bày. Khi đó, danh nghĩa của Việt Nam là đã có và thật sự. Danh nghĩa đó không bị Trung Quốc tranh cãi cả trên thực địa lân về phương diện ngoại giao. Đúng vậy, đó là những năm trưóc Việt Nam  chuyển sang các bàn tay khác do tác động của chế độ bảo hộ được tăng cường trong năm 1884. Sự không biết hoặc cẩu thả của chính quyền thực dân, nếu họ bị một quốc gia lợi dụng trong tình hình đó để cạnh tranh, cũng không thể có hậu quả là tạo nên những quyền lợi cho quốc gia đó.


Chính vì lý do đó chứ không phải vì những lý do mà ông Choon Ho Park đưa ra mà những năm 1880 là những năm bản lề của cuộc tranh chấp này. Ớ đây, có lý do để  áp dụng lập luận của Trong tài Max Huber khi ông viết:
"Không nhất thiết phải chứng minh rằng việc thực thi chủ quyền đã bắt đâu vào một thời kỳ nhất định; chỉ cần chủ quyền đó đã được thực thi trong giai đoạn tới hạn trước năm 1898 là đủ'' .(129)

 Đối với cuộc xung đột đương đại về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do thiếu sự thể hiện các yêu sách của Trung Quốc vào thế kỷ XVIII và XIX, điều mấu chốt cho lập luận là việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đã không gặp phải sự phản kháng nào suốt một thời gian rất dài.

Kriangsak Kittichaisaree, về phần ông, không có ý kiến nhiều đến khái niệm thời điểm kết tinh tranh chấp nhưng cũng thừa nhận là các yêu sách chống đối nhau
chỉ thực sự nổi lên từ sau những năm 1880 .(130)

Cuối cùng Jean Pirre Ferrier nhắc lại rằng khi vấn đề thời điểm tói hạn đặt ra với quan tòa hay trọng tài, cho dù chưa bao giờ xác định nó cũng như không đưa ra các tiêu chuẩn, ông công nhận đối với tranh chấp các quần dảo này thì tầm quan trọng là năm 1937 (thời điểm chiếm  đóng thật sự của Pháp cũng là thời điểm pháp đề nghị về một giải pháp qua tài phán hay trọng tài).

Tuy nhiên, ông coi năm 1954, thời gian kết thúc sự có mặt của Pháp ở Việt Nam, như thời điểm tượng trưng nhất cho sự kết kinh tranh chấp .(131)


Không đặt quá nhiều kỳ vọng vào khái niệm thời điểm kết tinh tranh chấp, việc quan trọng cần nhắc lại và vấn đề này gắn liền với bản chất páp lý của cuộc tranh chấp. Ngược lại với những gì thường được bảo vệ, cuộc tranh chấp này không hưóng về tính hợp pháp của việc thụ đắc một lãnh thổ bởi một quốc gia có lẽ bắt đầu chiếm cứ một res nullius (vật vô chủ). Nó cũng không phải là sự tranh đua giữa hai quốc gia có tham vọng có thể so sánh, do đó cần phải đo sức nặng pháp lý tương ứng.

Đơn giản hơn là ở đó đã có một danh nghĩa được xác lập chắc chắn, đó là danh nghĩa của các chúa Việt Nam được thực hiện một cách hòa bình hàng thập kỷ và cần phải xem xét xem liệu nó có thể bị mất trưóc việc thụ đắc theo thời hiệu của một chủ thể khác của luật hay không . (132)


Ớ đây chúng ta cần sử dụng các công cụ pháp lý khác nhau đó để xem xétnhững gì đã trở thành các quyền được bên này hay bên kia khắng định trong suốt thời kỳ thực dân và sau đó thời kỳ hậu thực dân.

-------------------

123 Có hai Công ước Viên, một công ước về sự kế thừa giữa các nhà nước về vấn đề điều ước (1978), và một về sự thừa kế giữa các nhà nước về các vấn đề khác không phải là điều nước (1983), nhưng cả hai chưa có hiệu lực vì chưa đủ số nước phê chuẩn

124   Xem J.p. Ferrier: Tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa và vân đề chủ quỳên trên các đảo không người ở. Niên giám của Pháp về luật quốc tế,1960, tr. 187 và tiếp theo.

125  Toàn án quốc tế, Tuyển tập, 1953, tr. 53



126   Vu Dông Groenland, Tòa an pháp lý quốc tế  thường trực, ngày 5-4-
1933, Tuyển tâp Serie A-B, tr. 45.

 127-   A.G. Roche: Vu Minquiers và Ecréchous, Luân an so 115, Genève
1959, tr. 104.

128    Choon Ho Park: Các cuộc tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa. Tạp chí Phát triển đại dương và luật quốc tế, t.5, số 1-1978. tr.33


129    Phát quyết trọng tài ngày 4-4-1928 giữa Mỹ và Hà Lan trong vụ tranh chấp chủ quỳên đối với đảo Palmas, Tạp chí tổng quan Công pháp quốc tế, 1935, tr. 198
 
130   Kriangsak Kittichaisaree: Luật biển và việc phân định biên giới biển tại Đông Nam Á, tr. 142

131 Jean Pirre Ferrier: Tranh chấp các đảo Hoàng Sa và vân đề chủ  quỳên trên các đảo không người ở. Niêm giám của Pháp về luật quốc tế,tr.180

132    Xem Sir Gérald Pitzaurice: Luật và thủ tục của Tòa án pháp lý quốc tế, Niên giám luật quốc tê'của Anh quốc, 1955, q.6, tr.30 và tiếp theo.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM