Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 05:06:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần III)  (Đọc 242951 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« vào lúc: 01 Tháng Mười, 2014, 11:36:38 pm »

 Bác Phicongtiemkich cho tôi hỏi thêm một chút: Tôi đọc và biết rằng máy bay Lisunov Li-2 là máy bay vận tải quân sự với thiết bị phòng vệ ( Được định danh vào ngày 17 tháng 9 năm 1942) khi đọc bài viết của bác lại có chi tiết là sau này bộ đội ta mới lắp thêm súng máy cho nó. Vậy thiết bị phòng vệ của biến thể  là  gì và được gắn vào đâu. Mong bác thông cảm vì tính tò mò của tôi Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2014, 08:10:44 am gửi bởi VMH » Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #1 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2014, 03:29:08 pm »

 Tôi được biết rằng, máy bay vận tải Li-2 ở mình làm nhiệm vụ vận tải thì không hề có súng ống phòng vệ nào cả. Trong thời gian ta vận chuyển hàng ủng hộ phía các bạn Lào, anh Đinh Tôn đã bị mấy lần bọn B-26 uy hiếp. Sau rồi về phải họp chi bộ, ra nghị quyết đàng hoàng, rằng cho phép dùng súng máy để tự bảo vệ. Tháng 7 năm 1962, anh Đinh Tôn bị B-26 của phái hữu Lào kèm, anh đã cho mở cửa sổ phía bên phải máy bay, nghiêng sang phía máy bay địch chừng 20 - 30 độ để mở rộng góc bắn và cũng là để không bắn vào đuôi ngang của máy bay mình. Anh Phan Thanh Liêm đã dùng súng RPK bắn đạn vạch đường vào B-26 và thằng ấy chuồn ngay.
 Trong chiến tranh thế giới thứ hai, loại máy bay này làm nhiệm vụ của máy bay ném bom, chính vì vậy mới được trang bị những vũ khi để tấn công và bảo vệ mình. Ở ta thì tôi không thấy những thứ ấy vì nó đơn thuần chỉ là máy bay vận tải thôi. Phi công bọn tôi từng được nó "cõng" lên trời để nhảy dù và hầu như anh nào cũng sợ nó vì ngồi lên đấy thì 10 anh có lẽ phải 7 -8 anh nôn ọe, bởi nó rung lắc ghê gớm, chúng tôi đạt cho nó cái tên "Thần sấm mửa". Đặc biệt phi công Anh hùng Vũ Xuân Thiều thì sợ nó một cách kinh khủng, lần nào ngồi trên ấy cũng nôn mật xanh mật vàng, tới mức khi xem phim thấy nó bay trên màn ảnh mà còn nôn thì phải biết nó là thế nào đấy !!!...
Logged
mrbomb
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2014, 07:17:45 pm »

Về loại máy bay MiG-21 trong giai đoạn chúng tôi bay thì hầu như không có sự cố nào đáng tiếc do chính máy bay gây ra cả. Thường thì các vụ tai nạn, có thể ban đầu là do nguyên nhân trục trặc về máy móc, nhưng nếu phi công phát hiện kịp thời và khắc phục kịp thời thì hậu quả không có gì ghê gớm. Nếu phi công phát hiện muộn hoặc không phát hiện hay lúng túng trong việc xử lí bất trắc thì từ lỗi nhỏ, từ hỏng hóc nhỏ có thể thành lớn. Cái chính vẫn là trình độ của người điều khiển máy bay chứ không đổ tại hoàn toàn ở máy bay. Ngay việc dù giảm tốc mà tuanb5 hỏi cũng vậy. Với MiG-21 ( sau này trong chiến tranh, ta có cải tiến lắp cho cả MiG-17 ) ở phần trên của vành chịu nhiệt của miệng phun, sát dưới đuôi đứng có lắp một "bắp chuối" ( bi chuối ) vì nó trông giống như chiếc hoa chuổi. Đấy chính là bộ phận chứa dù giảm tốc. Khi hạ cánh, tốc độ xả đà dnhor hơn 320 km/h thì phi công ấn nút thả dù giảm tốc. Dù giảm tốc bung ra và máy bay gần như đứng khựng lại, việc sử dụng phanh trong trường hợp này rất ít. Trước khi lăn vào đường lăn phải ấn nút vưt dù giảm tốc thì mới lăn về sân đỗ. Trong những trường hợp ( cái này cũng có xảy ra ) dù giảm tốc bị đứt hoặc bị tuột, nguyên nhân bị đứt là do thả dù ở tốc độ lớn hơn 320 km/h và dù bị tuột là do khi lắp dù, thợ máy khóa chốt không chặt. Trong trường hợp ấy, phi công phải tăng thêm lực bóp phanh, nếu thấy máy bay sắp xông ra đường băng thì tắt ngay công tắc phanh tự động mà bóp phanh bằng tay, nếu cần thì bóp giật cục thật mạnh để làm nổ luôn mấy lốp và máy bay sẽ nhanh chóng dừng chứ không xông ào ào nữa. Nếu không biết cách xử lí thì máy bay xông hết đường bảo hiểm, có khi còn "nhân đà" lao luôn cả xuống ruộng nữa cơ.
 Về chiếc dù giảm tốc này, tôi có một kỷ niệm chẳng biết là vui hay buồn nữa. Hồi đó, tôi ở Sư đoàn, phụ trách công tác huấn luyện của Sư đoàn. Trong một ngày bay huấn luyện ở sân bay Đa Phúc, một phi công khi cất cánh, dù giảm tốc tự bung ra và dưới sức nóng của luồng lửa tăng lực, chiếc dù bốc cháy như ta châm tờ giấy. Chỉ huy bay nhanh chóng ra khẩu lệnh cho phi công ấn nút vứt dù giảm tốc, bay theo hàng tuyến sau đó về hạ cánh bình thường. Tôi chạy ra đầu đường băng, nhặt được chiếc dù giảm tốc cháy quăn queo, chỉ còn to bằng cổ tay, mà hình thù thì không giống bất kể con vật gì trên trái đất này, có lẽ nó thuộc loại ở ngoài hành tinh. Màu sắc thì kỳ dị, hình thù thì quái gở. Tôi cứ cầm ngắm đi ngắm lại rồi bất chợt nảy ra ý nghĩ : ta đem về ngâm rượu gọi là rượu "con giảm tốc" !. Tôi mang về cho vào bình, đổ rượu vào ngâm thật. Rất nhiều anh tò mò hỏi tôi ngâm con gì. Tôi cười : "Ngâm con giảm tốc !". Nói vui vậy mà khối anh đòi uống, nghĩ rằng chắc hay lắm. Chúng tôi vẫn uống, vẫn nhâm nhi... Sau rồi tôi sực nhớ đến việc độc hại, bèn lẳng lặng phi tang. Tôi ngầm theo dõi tất cả những người cùng uống với tôi từ hồi ấy cho tới giờ chưa thấy ai bị ung thư cả. Vậy là tôi cũng yên tâm về cái loại rượu ngâm "con giảm tốc" năm nào !...
Ôi bác ơi! Đến "con giảm tốc" mà bác cũng ngâm rượu uống thì cháu sợ bác quá!!!!!!!!! Shocked
Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2014, 07:52:04 pm »

Xin cám ơn bác Phicongtiemkich. Như vậy là biến thể Li-2 sau này chắc chắn không không thiết kế để mang  vũ khí phòng vệ
Logged
Docmoc
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #4 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2014, 08:59:45 pm »

Có một tài liệu ở đâu đó ( không biết có phải trong " Dựng nước - Giữ nước " ? ) viết là Mig 17 tham chiến ở VN là do Trung Quốc sản xuất . Bác Phicôngtiêmkích có thể xác nhận chuyện này không ạ ?
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #5 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2014, 09:11:37 pm »

Trong cuộc chiến tranh chống Không quân Mỹ đánh phá ra miền Bắc Việt Nam, các máy bay tiêm kích của ta có MiG-17 ( loại thường và cả loại trang bị ra đa để đánh đêm ), MiG-19 và MiG-21 ( từ F-13 đến PFL, PFM ... MiG-21 bis ). Riêng MiG-17 thì ngay từ năm đầu tiên, đoàn bay đầu tiên, các phi công tiêm kích đầu tiên của chúng ta đã bay bằng MiG-17 từ Trung Quốc về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc và bước vào huấn luyện tại nước nhà, chuẩn bị cho trực ban chiến đấu và chến đấu. Rồi biên đội của các anh Lan, Túc, Quỳ, Phương trong chiến dịch mở mặt trận trên không đã giành thắng lợi, trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Quân chủng. Trung đoàn 925 cũng được Trung Quốc trang bị cho loại máy bay MiG-19, còn các loại MiG-21 thì Liên xô trang bị.
 Tất cả 3 loại máy bay tiêm kích đã cùng hiệp đồng tác chiến chiến đấu và đã giành thắng lợi trong nhiều cuộc không chiến. Như các đồng đội đã biết, từ lúc xem thường Không quân ta, chỉ coi Không quân ta như "những con muỗi mắt" dần dà Không quân Mỹ không thể xem thường và phải đánh giá đấy là một địch thủ đáng gờm để rồi rốt cuộc phải công nhận là chỉ thua Không quân Việt Nam.
 Tôi vẫn nghĩ, vấn đề không phải là vũ khí thế nào mà cái chính là nó nằm trong tay ai, sử dụng nó với mục đích gì...
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2014, 11:17:40 pm »

 Kính gửi anh Phicongtimkich , em quê Miền Nam , lính mặt đất , em rất thích topic nầy của anh . Anh cho em góp một ít vốn với .
  Em phát hiện clip về Anh Hùng phi công Nguyễn Văn Bảy được gọi là phi công nông dân Nam Bộ , đã từng bắn rơi 7 máy bay Mỹ trên bầu trời Miền Bắc . Em chuyển về đây để anh em cùng xem :
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=ti6GPakNa8Q" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=ti6GPakNa8Q</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=LQTH7gCcgvo" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=LQTH7gCcgvo</a>
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười, 2014, 11:34:11 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2014, 06:04:29 am »

Chào Phicongtiemkich!
 Tôi là anh phi công hụt, hình như trước tôi có nghe kể là không quân ta cũng áp dung chiến thuật đánh du kích với không quân Mỹ có đúng không? Và nếu có, Phicongtiemkich  kể một trận điểm hình cho chúng tôi nghe với, để thây được những chiến sỹ không quân ta từ nhân dân mà ra vô cùng mưu trí, dũng cảm áp dụng cả chiến thuật DU KÍCH cổ lỗ sỹ của ông cha từ mấy ngàn năm trong cả trận chiến trên không hiện đại một cách mưu trí,tài tình làm cho không quân Mỹ mạnh nhất phải gườm có đúng không?
Cảm ơn Phicongtiemkich!
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #8 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2014, 04:42:51 pm »

 Về trận không chiến vào ngày 16-6-1968 ở khu vực vùng "cán xoong" của biên đội anh Đinh Tôn mà chuyên gia Liên xô được chứng kiến thì như sau : Sau các trận thắng ngày 7-5 của MiG-21 và ngày 14-6 của MiG-17 thì Bộ tư lệnh KQ chủ trương tiếp tục đưa lực lượng vào chiến trường khu Bốn với phương châm đánh táo bạo, thần tốc. Sáng ngày 16-6, thời tiết xấu, mây thấp và có mưa, nhưng đến lúc 14h thì trời hửng lên, mây đã tan dần và tầm nhìn xa cũng tốt lên. Biên đội của các anh Đinh Tôn, Nguyễn Tiến Sâm cất cánh từ sân bay Đa Phúc chuyển vào sân bay Thọ Xuân. Đến 16h thì biên đội nhận lệnh cất cánh từ sân bay Thọ Xuân lấy hướng bay vào Nghĩa Đàn. Cách Đô Lương chừng 8km, biên đội phát hiện thấy các điểm nổ của pháo phòng không sau đó phát hiện được 4 chiếc F-4 bay theo đội hình "bàn tay xòe" ở cự li 12km. Các anh nhanh chóng vứt thùng dầu phụ, bật tăng lực. Bọn F-4 cũng đã phát hiện thấy MiG nên 2 chiếc quay trở lại sau vĩ truyến 19, nhưng MiG bám theo rất sát. Khi đang bay đối đầu với bọn F-4, anh Đinh Tôn thấy 1 chiếc vòng về phía trái, tạt ngang dưới máy bay MiG. Anh quyết định lật máy bay vòng trái bám theo. Thằng F-4 náy cơ động kịch liệt để tránh bị công kích, nhưng anh Đinh Tôn đã rút ngán cự li, đưa nó vào vòng ngắm, đúng lúc nó cải bằng để định làm tiếp động tác cơ động khác thì anh ấn nút phóng tên lửa. Quả tên lửa lao thẳng vào thằng F-4, nó bùng cháy. Chiếc này do Trung tá Walter Eugene Wilber và Trung úy nhất Bernard Francis Rupinski điều khiển. Các phi công Mỹ đã nhảy dù nhưng chỉ có viên Trung tá là còn sống và bị bắt làm tù binh, còn Trung úy nhất thì chết trận.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2014, 09:39:33 am »

 Về chiến thuật, về cách đánh của KQ ta trong giai đoạn chiến tranh được thay đổi liên tục cho phù hợp với tình hình thực tế khi mà KQ Mỹ liên tục sử dụng các thủ đoạn mới. Ta cũng nhiều lần áp dụng cách đánh kiểu du kích đối với chúng, cũng bởi lực lượng ta quá mỏng và tùy thộc vào địa hình, không phận tham gia không chiến nữa. Phải tạo điều kiện để dụ địch, lừa địch như bay thật thấp rồi kéo cao, bay sau mây, bay từ phía mặt trời lại ... để đánh úp. Trận ngày 19-11-1967, ta đã giành thắng lợi theo kiểu ấy : các lần trước thì bao giờ ta cũng cơ động xuống sân bay Kiến An để rồi từ đó cất cánh lên đánh ở phía Hải Phòng, bọn địch biết vậy nên đánh phá sân bay Kiến An không cho ta có cơ hội ấy nữa. Không ngờ, ta sửa gấp sân bay rất nhanh và cho ngay biên đội của anh Hồ Văn Quỳ, Lê Hải, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Phi Hùng bí mật bay từ sân bay Gia Lâm về đó hạ cánh. Bọn Mỹ cho rằng sân bay Kiến An đã bị đánh hỏng nên sử dụng số lượng lớn máy bay vào đánh Hải Phòng. Biên đội 4 chiếc MiG-17 của ta cất cánh sớm hơn dự định và bay về hướng Ninh Giang chứ không bay trên đỉnh sân bay Kiến An như mọi khi nữa. Vì máy bay của anh Quỳ bị hỏng vô tuyến liên lạc nên anh Hải lên dẫn đội. Địch bay vào Hải Phòng thì bị biên đội của anh Hải bay từ phía mặt trời lại, chiếm vị trí có lợi và lao vào công kích. Trận này, anh Lê Hải bắn rơi một chiếc ngay tại chỗ và bắn gần tới mức anh Hải phải ấn cần lái gấp để cho máy bay của mình chui ngay qua dưới bụng chiếc F-4 anh vừa bắn trúng. Anh Phi Hùng cũng hạ gục ngay một chiếc khác. Lúc ấy, anh Quỳ yểm trợ cho anh Phúc bắn rơi thêm một chiếc nữa. Trận không chiến này diễn ra trong vòng 240 giây, biên đội MiG-17 đã bắn rơi 3 chiếc máy bay F-4 của Mỹ và về sân bay Kép hạ cánh an toàn.
 Trong suốt thời gian chiến tranh, tôi cho rằng, ngày 10-5-1972 là ngày mà ta sử dụng KQ đánh  ở nhiều hướng nhất, nhiều lần xuất kích nhất và tất cả các loại máy bay đều tham gia chiến trận, các Trung đoàn KQ đều xuất kích. Có lẽ đấy là ngày hai bên dàn quân đánh theo kiểu trực diện nhất. Ngày hôm ấy, KQ Mỹ huy động hàng trăm máy bay với 22 loại máy bay tham gia với 414 lần chiếc xuất kích. KQ ta có 64 lấn chuyến xuất kích với lực lượng của cả 4 Trung đoàn và 3 loại tiêm kích tham gia. Ngay tối hôm đó, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp  đã trực tiếp nghe Tư lệnh KQ báo cáo về trận không chiến ác liệt nhất kéo dài nhất trong ngày. Đại tướng đã khen ngợi tinh thần dũng cảm và mưu trí của các phi công MiG và chỉ đạo : Bộ đội KQ cần tiếp tục chủ động tấn công, bí mật bất ngờ, đánh chắc thắng ...
 Mỹ thì gọi ngày ấy là "một ngày trong cuộc chiến kéo dài" và dựng cả phim với tiêu đề "Ngày đẫm máu".
 Đấy là ngày có nhiều cuộc không chiến nhất ( suốt từ sáng tới chiều ) và đánh theo kiểu không du kích, Phuockhanh ạ !

 Còn anh hùng Nguyễn Văn Bảy, hay Bảy A, Bảy "cồ" thì có nhiều chuyện đáng nói lắm vì anh rất có duyên với số 7 mà tôi đã có lần kể. Chắc sau này tôi sẽ có dịp trao đổi với các đồng đội.
 Tôi có cảm giác là tôi đang được ưu ái vì lẽ ra qua 60 diễn đàn là phải chuyển sang phần khác rồi, nhưng chắc đang dở dang câu chuyện nên chưa bị ngắt thôi. Cám ơn các đồng chí nhé !
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM