Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:18:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần III)  (Đọc 243029 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
meomunchamchap
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #40 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2014, 08:55:13 pm »

 Bác phicongtiemkich cho cháu hỏi thêm là khi canon trên máy bay bắn thì vỏ đạn sẽ rơi tự do ra ngoài hay là có thùng đựng vậy ạ?
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2014, 10:48:37 pm »

Thế bây giờ cái "xoong quấy bột" ấy còn không hở bác phicongtiemkich? Nếu còn thì bác cho mọi người xem với nhé.
Logged

tieuthienvuong
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #42 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2014, 10:52:16 am »

Cháu cảm ơn bác PCTK đã nói rõ thêm về chiến dịch Bolo của KQ Hoa Kỳ. Vậy sau các trận chiến đó, phía KQ ta đối phó ra sao với chiến thuật mới này, và kết quả thế nào ạ??
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #43 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2014, 12:08:37 pm »

   xuanv338 chào bác phicongtiemkich. Lâu bận không sang nhà bác. Nay em dành vài phút tạt qua mà thấy nhà đông vui quá. Hai bác phi công đang thay nhau kể truyện nhà trời với thế hệ sau. Em thấy bác còn tiết lộ với mọi người là nhà còn một kỷ niệm cái xoong nguấy bột, một kỷ niệm rất ý nghĩa của anh lính lái chim sắt. Bác Giangtcx còn muốn được xem cái xoong kỷ vật chiến tranh. Nghe truyện, xuanv338 mới giật mình mà tiếc giá mình còn giữ được kỷ vật ấy đến hôm nay. Đã có lần xuanv338 được anh bạn lính quê Quảng Bình Kiếm đâu được một mảnh máy bay chả biết và đã rất khéo tay làm thành chiếc lược chải đầu hình uốn cong như vầng trăng thượng tuần vậy. Và anh ấy đã tặng cho cô lính nuôi quân quê Lúa. Ngày ấy mọi người thường dùng từ là lược bằng Đuyara.  Chải đầu lỡ tay đánh roi xuống nên gạch là tiếng Lược kêu đến xoảng một cái nghe mà ghê ghê tai.

   Rồi một lần gội đầu xuanv338 đã để quên mất bên bờ Suối, lúc nhớ quay ra bờ suối tìm chỉ còn lại chỗ để trên mỏm đá thôi, cái Lược đã biến đi đâu chẳng biết. CB rất tiếc và đoán chắc lại có em gái bản Mường đi lên nương về qua lúc nắng chiếu nghiêng, lược bằng mảnh máy bay được nắng chiếu vào phát sáng làm nó lóe lên là mục tiêu cho nàng nhặt được. Giờ nghĩ lại mới là lúc thấy tiếc một kỷ vật của chiến tranh. Bây giờ không biết có còn nhà ai giữ được cái lược được làm bằng mảnh máy bay ngày ấy. xuanv338 lại tiếp tục ngồi nghe truyện của các bác đây ạ!
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2014, 01:23:18 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #44 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2014, 09:44:54 pm »

  Mấy ngày qua, tôi bận việc ở trên núi. Vừa về đến nhà thì cũng đúng dịp gió mùa Đông Bắc tới. Lại nhớ lại lần gặp nhà thơ Thảo Phương, nghe bài "Nỗi nhớ mùa Đông" của chị và đã được nhạc sĩ Thanh Tùng phổ nhạc. Đúng là mùa Đông ở miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội có những nét riêng biệt thật. Ra phố, có thể kéo ghế ngồi sát vào một ai đó dù không quen biết nhưng vẫn có thể bắt chuyện như đã thân nhau từ lâu. Quả là, cái lạnh ngoài trời làm cho ta gần nhau, chỉ có cái lạnh trong lòng làm cho con người ta xa cách nhau mà thôi. Khổ cho nhà thơ nhớ về mùa Đông mà chẳng được hưởng cái lạnh của mùa Đông đành phải thốt lên "vờ như mùa Đông đã về". Cũng buồn.
 Trở lại cái "chiến dịch Bo lo" năm xưa. Bọn Mỹ đã chuẩn bị rất kỹ càng và giữ bí mật ghê gớm. Hơn nữa, chúng đã len được vào hệ thống vô tuyến, hệ thống "máy phân biệt địch ta"...của chúng ta, vì vậy, khi chúng tôi liên lạc đối không với nhau hoặc với Sở chỉ huy là chúng định vị được vị trí của chúng tôi ngay, đồng thời phá tần số liên lạc ấy ngay. Chúng tôi đành quy định hễ có hiện tượng ấy là thay đổi rãnh sóng. Nếu lại thấy nhiễu, lại thay đổi tiếp. Và, khi báo động là chỉ nghe theo "lệnh miệng" của trực ban tác chiến : đánh theo phương án nào, lập tức chúng tôi bay theo phương án ấy, "người ngựa ngậm tăm" - không hề liên lạc đối không để giữ bí mật. Đến điểm cần liên lạc thì ấn nút phát một hoặc là hai tiếng "cạch", vậy là Sở chỉ huy biết và dẫn dắt. Thời gian ấy, chúng tôi phải thuộc lòng khá nhiều đường bay với những mật khẩu riêng của nó. Cũng nhờ những việc như vậy mà địch phát hiện ta chậm và giúp cho chúng tôi có khoảng thời gian không bị nhiễu đối không, được dẫn dắt chỉ huy, hóa giải phần nào chiến thuật của chiến dịch kia.

Với máy bay MiG-21, tuy có được trang bị súng 23 li trên máy bay, nhưng trong cuộc chiến, chưa ai bắn cả, chỉ có MiG-17, MiG-19 là sử dụng thôi, và khi bắn thì "cát-tút" đạn văng ra ngoài khoảng không chứ không có hộp nào đựng vỏ đạn đâu. Nói đến "cát-tút" đạn thì tôi cũng có một kỷ vật : đấy là chiếc mâm đồng được làm từ vỏ đạn pháo cao xạ. Hồi tôi ở Trung đoàn trên Yên Bái, không hiểu sao Tiểu đoàn Hậu cần lại liên hệ được một cơ số vỏ đạn pháo cao xạ và đem về "cuốc" mâm. Thế là tôi được một chiếc, bây giờ vẫn dùng. Cũng là một thời để nhớ.
 Còn chiếc "xoong quấy bột cho cháu" năm xưa thì một thời dùng nấu cám lợn khi mà nhà nhà đều phải tăng gia nuôi lợn mới có thêm tí thu nhập. Viết đến đây thì tôi lại nhớ câu chuyện vui về "con lợn kinh tế" hồi ấy là : khi bố chồng chết thì mỗi chồng khóc, khi mẹ vợ chết thì mỗi vợ khóc, nhưng khi con lợn chết là cả hai vợ chồng cùng òa lên khóc nức nở. Cái gì cũng trông vào con lợn cả : từ tiền học cho con, quần áo cho con, rồi mua sắm vật dụng trong gia đình đều trông cậy vào "chú ỉn" ấy cả. Đến thăm nhà nhau đều hỏi : "Có bạn lớn ( lợn bán ) không ?". Nghe trả lời : "Có !" là chủ, khách đều thấy hồ hởi...Một thời đã qua và bây giờ "cái xoong quấy bột" - cái nồi đun cám lợn ấy trở thành nồi đựng gạo của gia đình.Nó đựng được đúng 20 kg và luôn ở vị trí dễ phát hiện nhất.
 Đuya-ra của máy bay còn làm được nhiều thứ kỷ niệm lắm, như lược chải đầu, nhẫn đeo tay, gò xô, chậu đựng nước, nồi nấu bánh chưng v. v.... Xuanv338 để mất chiếc lược ấy cũng tiếc đấy. Dầu sao nó cũng là thứ của một thời để nhớ mà ! Ước gì tìm lại được cho Xuanv338 bây giờ !
Logged
meomunchamchap
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #45 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2014, 02:42:53 pm »

 Cám ơn chú PCTK. Trước đây nhà cháu có một con dao mà chuôi dao làm bằng vỏ đạn, kích cỡ bằng cây nến đại ấy chú ạ. Tiếc rằng bây giờ bị mất rồi.
Logged
saovang1
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #46 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2014, 07:09:37 pm »

  Bác phicôngtiêmkích có thể cho cháu biết là trong suốt cuộc chiến tranh không quân của Mỹ ở miền bắc việt Nam thì có bao nhiêu phi công Mỹ bị bắn rơi, bao nhiêu bị chết tại chỗ, bao nhiêu bị bắt sống không ạ, cháu cảm ơn.
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #47 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2014, 08:02:33 pm »


 Xin hỏi Phicongtiemkich và cũng vui lòng cho chàng "phi công hụt" biết là sao Mic 21 lại không sử dụng súng 23ly khi sung trận mà chỉ có Mic 17 và M19? Chắc hẳn là có lý do gì chứ nhỉ? Còn tút đạn thì đúng là thế hệ sau chiến tranh chẳng hiểu nổi là nhẽ đương nhiên. Còn Phước Khánh đi nhặt từ hồi chống Pháp kia. Vui thêm một tý nhưng lại băn khoăn về điều trên. Chào và chúc Phi công tiêm kích luôn khỏe!
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #48 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2014, 11:22:04 am »

Bác phicongtiemkich cho cháu hỏi thêm là khi canon trên máy bay bắn thì vỏ đạn sẽ rơi tự do ra ngoài hay là có thùng đựng vậy ạ?
Các tút (vỏ đạn) sẽ văng ra ngoài qua 2 cái khe dưới thân khẩu pháo 23 li 2 nòng gắn dưới bụng chiếc Mig-21MF như trong hình


Pháo 23 li dưới bụng chiếc Mig-21bis



 Xin hỏi Phicongtiemkich và cũng vui lòng cho chàng "phi công hụt" biết là sao Mic 21 lại không sử dụng súng 23ly khi sung trận mà chỉ có Mic 17 và M19? Chắc hẳn là có lý do gì chứ nhỉ? Còn tút đạn thì đúng là thế hệ sau chiến tranh chẳng hiểu nổi là nhẽ đương nhiên. Còn Phước Khánh đi nhặt từ hồi chống Pháp kia. Vui thêm một tý nhưng lại băn khoăn về điều trên. Chào và chúc Phi công tiêm kích luôn khỏe!
Do cách đánh thưa anh! Bay thấp vọt cao, tích luỹ tốc độ tiếp cận từ phía đuôi đối phương, tới tầm thì bắt mục tiêu và phóng đạn tầm nhiệt rồi cơ động thoát li.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #49 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 11:27:59 pm »

 Cám ơn Huyphongssi luôn xuất kích đúng thời cơ để yểm hộ cho tôi. Cũng xin nói thêm một chút rằng, với MiG-21 điều tối kỵ nhất chính là "đánh quần" - tức là vòng quần nhau với địch vì khi đó MiG-21 sẽ mất tốc độ rất nhanh và tính năng cơ động trong không chiến kém vô cùng, dễ bị đối phương đặc biệt là những "thằng" ở vòng ngoài "tỉa" ngay. Chính thế mà tuy có 2 khẩu GS-23 nhưng chưa bao giờ dùng đến trong chiến trận. Nói nhỏ một chút, khi ở trường bắn, để công kích mục tiêu mặt đất thì tôi "tương" cả cơ số đạn cho phép gần như trúng hết vào tâm mục tiêu đấy.
 Còn câu hỏi của saovang1 thì xin trả lời như sau : Chắc chắn là tôi không thể biết được có bao nhiêu phi công Mỹ chết một cách chính xác trong những trận không chiến vì có nhiều máy bay rơi vào rừng và cũng có những phi công có thể sau khi tiếp đất rồi mới chết và chết như thế nào cũng chẳng hiểu nổi. Chẳng thế mà vẫn có chương trình MIA để tìm hài cốt các phi công Mỹ trong chiến tranh. Riêng con số tù binh phi công Mỹ thì có thể nói rằng ta đã trao trả 591 người-những người được đào tạo bài bản và có số giờ bay cao từng bị bắt giam trong "Hinton HaNoi". Đấy là các nhân chứng sống về kết quả các trận không chiến trên bầu trời Việt Nam những năm 1965-1973.
 Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, nhưng vẫn còn có những điều cần suy ngẫm về các cuộc không chiến trên bầu trời Việt Nam trong những năm 1965-1975. Tại sao một lực lượng Không quân non trẻ, với tuổi đời của đội ngũ phi công còn non trẻ, giờ bay lại rất ít lại có thể chiến đấu ngang ngửa với lực lượng Không quân hùng mạnh của Mỹ ? Tại sao những chiếc MiG-17 bé nhỏ, lạc hậu lại bắn rơi được các máy bay hiện đại của Mỹ ? Tại sao các máy bay hiện đại với lực lượng hùng hậu dùng để đối phó với Liên xô và khối Xã hội Chủ nghĩa lại phải tung vào Việt Nam mà lại không mang lại hiệu quả rõ rệt ? Đặc biệt, trong chiến dịch "12 ngày đêm" với hàng trăm máy bay B-52-được mệnh danh là "pháo đài bay bất khả xâm phạm", ném xuống hàng ngàn tấn bom mà vẫn không lay chuyển được ý chí của dân tộc Việt Nam ?... Còn rất nhiều câu hỏi tại sao nữa sẽ mãi mãi nằm trong ký ức của các nhà chiến lược, các học giả và cả các phi công của cả hai phía nữa !...
 Hôm rồi, dù cho đang cơn gió mùa Đông Bắc, mưa rét vậy nhưng tôi và một anh bạn nữa vẫn "đội mưa" phóng xe mấy chục cây số đến thăm mấy anh bạn cũ cũng chỉ để hàn huyên cho đỡ nhớ rồi lại "đội mưa" ra về. Tôi có viết bài "ngẫu hứng" thế này thôi :

 Gió mùa Đông Bắc
 Mưa giăng dày đặc
 Vẫn trùm áo mưa
 Phóng xe, đi thăm bạn xưa

 Nhâm nhi chén rượu nồng
 Nói chuyện viển vông
 Với những điều khôn, điều dại
 Với nhân tình thế thái...

 Rồi những điều phải, trái
 Xá gì mưa rơi

 Cốt sao giữ ấm tình người
 Mặc cơn bĩ cực, mặc hồi thái lai !...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM