Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:25:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần III)  (Đọc 242649 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi76
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #370 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2017, 05:09:34 pm »

Thưa bác phicongtiemkich, cháu là thế hệ hậu sinh, khi đến tuổi nghĩa vụ thì đất nước đã hoàn toàn im tiếng súng, cháu rất thích đọc các bài viết của các cựu chiến binh trên diễn đàn QSVN, đặc biệt quân chủng không quân là quân chủng mà cháu vô cùng ngưỡng mộ. Từ thủa nhỏ, những quyển truyện tranh kể về các phi công với cánh én bạc kiêu hùng bắn hạ nhiều máy bay địch như Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Văn Bảy ....vẫn in hằn trong trí nhớ của cháu đến bây giờ. Không biết các bạn trẻ thời nay như thế nào, nhưng với cháu câu chuyện của những người cựu chiến binh luôn là đề tài vô cùng hấp dẫn. Ngoài những trận chiến ác liệt, khói lửa. Những câu chuyện giản dị, tâm tư, suy nghĩ của người lính trong giai đoạn gian khổ nhưng hào hùng của đất nước cũng vô cùng cuốn hút.  Chúc bác luôn khỏe mạnh và có nhiều bài viết hơn nữa !
Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #371 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2017, 07:06:53 am »


 Một việc nữa là vấn đề dừng bay của MiG-19 và MiG-17. Tôi đã gặp được người bay chuyến cuối cùng của MiG-19 là anh Phạm Cao Hà. Anh không nhớ cụ thể ngày nào nhưng vào giữa năm 1980, chuyến bay của anh từ Căm-pu-chia về là chuyến cuối cùng trong đời hoạt động của MiG-19 tại Việt Nam. Riêng MiG-17 thì tôi được tin là anh Đỗ Anh Dũng là người bay chuyến cuối cùng. Anh đã về hưu, hiện sống ở Phú Thọ. Tôi sẽ cố liên hệ và sẽ thông tin sau nhé !

Chào bác Phi Công Tiêm Kích,
Em tìm được một số thông tin trong cuốn Lịch Sử Dẫn Đường Không Quân về hoạt động của Mig-19 những năm 1979, 1980. Theo đó thì chuyến bay về nước của bác Phạm Cao Hà là vào ngày 6/4/1980.  
----
"Ngay sau khi đất nước Cam-pu-chia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, Sư đoàn 370 đã được Tư lệnh Quân chủng không quân giao nhiệm vụ đưa một phần lực lượng của Trung đoàn 925 sang giúp bạn. Đây là một trong những đơn vị quân tình nguyện đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam chịu trách nhiệm giúp bạn khai thác số máy bay MIG-19 thu được từ quân Khơ-me đỏ và khôi phục lại hệ thống bảo đảm trên các sân bay thuộc 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc của bạn, đồng thời sẵn sàng đánh địch cả trên không và mặt đất.

Tháng 2 năm 1979, 8 chiếc MiG-19 của Trung đoàn 925 được dẫn bay chuyến sân từ Biên Hòa sang Pô Chen Tông tham gia trực chiến. Trong năm 1979, MiG-19 tham gia xuất kích 94 lần/chiếc với 71 giờ bay, trong đó có 4 trận chi viện hỏa lực cho các đơn vị của Quân đoàn 3 truy quét tàn quân Khơ-me đỏ tại Pai Lin (cách biên giới Thái Lan 9km), Lếch (tây nam Bát Tam Băng 35km). Được các đồng chí Phạm Ngọc Lan và Lưu Huy Chao trực tiếp chỉ huy và kíp trực ban dẫn đường ở Pô Chen Tông dẫn, các phi công Hoàng Cao Bổng, Phạm Cao Hà, Vũ Hiệu, Nguyễn Thế Ngữ, Vũ Công Thuyết... đều đánh trúng các mục tiêu được giao. Đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy trước đây đã dẫn MiG-19 bắn rơi máy bay Mỹ trên chiến trường miền Bắc, nay lại dẫn thành công máy bay tiêm kích MIG-19 mang bom chi viện hỏa lực cho bộ đội tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Cam-pu-chia. MiG-19 đã nối tiếp được các chiến công do máy bay tiêm kích MIG-17 mang bom đã lập nên vào ngày 19 tháng 4 năm 1972 và do máy bay tiêm kích F-5 cũng mang bom đã lập nên vào ngày 6 tháng 5 năm 1978.

Sau hơn một năm công tác, Trung đoàn 925 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao. Ngày 6 tháng 4 năm 1980, toàn bộ số máy bay MIG-19 của trung đoàn từ Pô Chen Tông chuyển sân về nước.

 Còn Trung đoàn không quân 925, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Cam-pu-chia về nước, do máy bay MIG-19 không còn đủ khí tài thay thế, ngày 6 tháng 4 năm 1980, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định giải thể và ngày 16 tháng 4 năm 1980, Quân chủng Không quân ra chỉ thị ngừng hoạt động (Chỉ thị số 225/BTL, ngày 16 tháng 4 năm 1980 do đại tá Trần Mạnh, quyền Tư lệnh ký)."
Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
meomunchamchap
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #372 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2017, 09:24:34 pm »

Cám ơn chú Huy, chú star nhiều ạ!
Chú Huy có thể kể thêm về chú Hóa được không? Cháu tò mò về người đồng đội của chú chút ạ?
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #373 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2017, 10:09:49 pm »

Chào các đồng đội !
Tôi về quê lo chuyện giỗ chạp mấy ngày, nay mới trở lại, mới ngồi tâm sự với các đồng đội được. Cám ơn sự chía sẻ, khích lệ của hoi76. Có lẽ, với riêng cá nhân tôi, đấy là những lời động viên vô giá mà tôi sẽ phải cố gắng nhiều hơnnữa. Chúc hoi76 luôn khỏe, luôn theo dõi trang VMH nhé !
Cám ơn Star đã cho biết thêm chi tiết về chuyện dừng bay của MiG-19. Với MiG-17 thì tôi thấy chuyến bay cuối cùng không phải của anh Đỗ Anh Dũng mà là một ai đó trong trường Không quân Nha Trang. Tôi đã gặp mấy anh trong trường, đã biết rằng sau khi có lệnh dừng bay thì một đoàn hơn chục anh đã sang Ph-run-ze (Liên-xô) bay chuyển loại lên MiG-21. Các anh ấy hứa sẽ tìm giúp ai là người bay chuyến cuối cùng trên MiG-17. Tôi sẽ thông báo ngay sau khi nhận được tin chính xác.
Còn về anh "Hai Đỏ" thì sơ bộ thế này : anh là học sinh miền Nam tập kết, có khá nhiều tài lẻ, như đàn hát, thể thao, đặc biệt là thủ môn bóng đá. Nói chuyện rất có duyên. Cái biệt danh "Hai Đó" xuất phát từ một lần nhân "trà dư tửu hậu" thì anh Hóa có nói : "Tao tuy đen, nhưng là đen đẹp. Mà đừng gọi là đen, hãy gọi là đỏ. Tao lại là con cả trong gia đình. Người miền Nam gọi con cả là "anh Hai" nên bọn mày hãy gọi tao là "Hai Đỏ". Thế là anh có biệt danh như vậy. Khi tôi viết "phác thảo" cho các nhân vật thuộc đoàn bay MiG-21 khóa Ba của tôi, tôi có viết về anh như sau :

Từng thủ môn bóng đá
Mọi "ngón nghề" đều khá
"Trẫm mình" ngoài biển Đông
Nhớ thằng "Hai Đỏ" quá !

Đại loại là vậy. Nếu kể về từng nhân vật một thì dài lắm. Xin cứ hỏi, tôi biết đến đâu sẽ kể đến đấy !
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #374 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2017, 05:00:22 pm »

 xuanv338 em xin chào anh phicongtiemkich. Chào bà con làng M&H. xuanv338 xin thay mặt chị em phụ nữ cảm ơn rất nhiều và nhận lời chúc mừng chị em từ anh phicongtiemkich nhân dịp 8/3 và xin thành thực xin lỗi anh về lời cảm ơn muộn mằn này.  Lâu lắm rồi xuanv338 long thể chẳng được an. Đành dừng viết bài tất cả, trên fb em cũng phải cáo lỗi tạm dừng fb. Hôm nay buồn nhớ làng xưa, xuanv338 lướt qua ngôi nhà nhỏ lập nghiệp ban đầu thấy làng xưa ấm áp quá! xuanv338 dẽ qua nhà anh phicongtiemkich thấy vẫn rôm rả chuyện trên trời, chuyện về quê Thường Tín, chuyện lo giỗ chạp, chuyện nhớ anh "Hai Đỏ" của bác phicongtiemkich. Còn có cả thơ phú nữa. Các anh vẫn dẻo dai, chăm sóc diễn đàn. Mấy tháng rồi chích em không còn cảm xúc viết. Chuyện của một cuộc đời vẫn cứ dở giang. Sang hóng chuyện nhà anh Huy, biết đâu lại tìm được về nơi cảm xúc cho xuanv338  có thêm dòng văn liền mạch.
   Thất hứa với anh phicongtiemkich với Giangtxv về chuyến ra HN giờ thấy ngại. Ngại nhưng vẫn mong có một ngày được ngồi vỉa hè uống nước lá vối với các anh em ngoài đó.
xuanv338 em xin chúc anh phicongtiemkich cùng bạn bè tham gia trang mạnh khỏe, vui vẻ và viết nhiều tự chuyện hay về đồng đội. Em nghe anh tâm sự vào Nam lại không gặp được nhân vật chuyện. Tuổ c bấc luôn giữ phong độ.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2017, 10:19:34 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #375 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2017, 05:23:02 pm »

Những công đoạn cuối cùng cho 1 cuốn sách quý về KQ VN trong KC chống Mỹ cứu nước (64-73) sắp ra đời. Chúc mừng các anh, những cánh bay oai hùng của KQ VN. Trong ảnh là AH KQ thiếu tướng Trần Việt đang đóng mộc vào sách.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2017, 08:49:52 am gửi bởi Viet Trung 51 » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #376 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2017, 05:26:51 pm »

Sách gì vậy, Việt Trung?
Logged

Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #377 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2017, 11:08:42 pm »

Sách gì vậy, Việt Trung?

Sách "Kỷ yếu phi công tiêm kích Vietnam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước" (1964-1973). Sách về 400 PC tiêm kích VN thời chống Mỹ. Cuốn này bác Phicongtiemkich chắc chắn có. Chúc mừng bác Phicongtiemkich. Chắc chắn ACE trong diễn đàn sẽ được sẻ chia tư liệu từ cuốn sách quý này.
 
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2017, 08:50:17 am gửi bởi Viet Trung 51 » Logged
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #378 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2017, 12:32:01 am »

Anh Vũ Hiệu (phải) cựu PC Mig 19 của Trung đoàn 925, từng sang Pô Chen Tông tham gia trực chiến từ 2 năm 1979 đến 4 năm 1980.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #379 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2017, 10:14:08 pm »

Chào các đồng đội !
Lâu quá mới thấy Xuanv338 ghé thăm nhà. Mà làm sao đợt này lại nhiều "sự vụ" thế ?. "Tâm an vạn sự an" - người xưa nói vậy. Cố giữ cho tâm an nhé, Xuanv338 nhé !. Chuyện không đến HN được, tôi chẳng trách gì đâu, chỉ e Giangtvx "có ý kiến" thôi !
Trước ngày kỷ niệm thành lập Sư đoàn KQ 371, tôi có dịp được đi theo ban biên tập lên Sư đoàn và đến Quân chủng tặng sách "Kỷ yếu..."và rồi ngày thành lập (24-3) lại tiếp tục về Sư đoàn dự kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Sư đoàn và "đánh chén" một bữa đúng là "đầu Dần, cuối Dậu" vì anh em ở đó không cho tôi về theo đoàn. Cuối cùng thì trên xe chỉ còn mỗi hai anh em tôi (là tôi và anh Trần Văn Năm) ngất ngưởng rời Sư đoàn. Gặp thì đông vui đấy mà lại cứ buồn buồn vì điểm danh thấy thiếu vắng nhiều quá. Chắc lần kỷ niệm 50 năm sau thì sạch bách mấy cái gương mặt này.
Cám ơn Viettrung 51 đã đăng tải bìa sách. Tổng cộng là 449 phi công tiêm kích của 17 đoàn đi học bay ở các nước Liên-xô, Trung Quốc, Ba Lan...về nước được biên chế vào các Trung đoàn Không quân tiêm kích 921, 923, 925, 927 thuộc Binh chủng Không quân (Phiên hiệu Sư đoàn Không quân 371). Trong số 449 phi công tiêm kích ấy, có 127 phi công bắn rơi 293 máy bay Mỹ, gồm 18 kiểu loại, trong đó có 2 chiếc Pháo đài bay B-52 và 1 phi công bắn trọng thương 1 chiếc B-52. Có 57 phi công tiêm kích được Nhà nước tuyên dương danh hiệu cao quý : "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Trong số 424 liệt sĩ Không quân qua các thời kỳ thì có 91 phi công tiêm kích đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Tôi xin thông báo sơ bộ về cuốn sách "Kỷ yếu phi công tiêm kích Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1964-1973)" là vậy để các đồng đội hiểu thêm thông tin mà Viettrung vừa đưa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM