Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:35:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu lính Nam bộ QĐ 3 trên đất Bắc (79 - 83) hồi cố hương ( phần 3 )  (Đọc 110421 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #30 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2015, 01:00:31 pm »

... Vài tấm hình của chuyến đi thăm động Macocha năm ấy

Trước cửa hang Punkevní jeskyně


Mokrá cesta ... thăm thú hang động bằng thuyền: Chụp tại bến thuyền


Trong hang động...


Bên ngoài hang...

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #31 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2015, 10:35:32 am »


Nhớ ở TG có câu:
"Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng
Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang
Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa?"

Chắc là viết về mấy ông hay ngồi ... ở bến phà Mỹ Thuận!
Nhìn hình của bác....

hình như ..Th... thiếu cây đàn và hộp lon!
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #32 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2015, 08:34:04 am »

@ bác AG1: Thời đó thiếu 2 thứ đó là còn ít! huhu  Wink
...

Vấn đề chăm sóc sức khỏe trên xứ người...

Phải công nhận: thời XHCN, việc chăm sóc sức khỏe là quá tuyệt! Không phân biệt là dân bản xứ hay người nước ngoài, miễn là công dân “hợp pháp” đều được chăm sóc sức khỏe như nhau. Như cũng đã đề cập trong các phần trước: Nếu phải nằm viện, cứ nằm, hết bệnh ... ra viện, không cần suy nghĩ về viện phí, nếu đi khám bệnh, khi cầm đơn thuốc đi mua theo toa bác sỹ, bạn chỉ phải trả 1 Koruna tượng trưng, bất chấp đơn thuốc đó dài hay ngắn, nhiều hay ít, biệt dược hay bình thường ... , tuyệt đối không có cửa hàng thuốc bán tự do, không theo toa. Người Việt Nam học tập và lao động trên đất Tiệp vì vậy cũng được “hưởng lợi” và tuyệt đối không phải băn khoăn về mảng này, cứ yên tâm mà học tập, mà lao động, ốm đau, bệnh tật có nhà nước .... Tiệp Khắc lo!

Khi nước Tiệp chấm dứt bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, bao cấp về y tế cũng chấm dứt, tất cả đều phải trả tiền: hoặc người bệnh trả cho phòng khám, bệnh viện với giá “cắt cổ”; hoặc người bệnh trả thông qua việc mua bảo hiểm sức khỏe. Đơn giản như vậy nhưng không phải người Việt nào cũng biết rõ tường tận về vấn đề này. Có thể đa phần họ biết rằng: nếu là lao động tự do, khi khám bệnh họ phải trả tiền, cho dù chi phí khám, chữa bệnh cho những bệnh thông thường có tăng cao hơn so với thời bao cấp nhưng có thể vẫn nằm trong khả năng chi trả, nên họ chấp nhận. Tuy có lo cho những trường hợp đại phẫu hay hiểm nghèo, nhưng tâm lý ỷ lại sức khỏe thời sung sức lẫn trình độ tiếng có hạn nên cuối cùng họ cũng tặc lưỡi, phó mặc cho số trời.

Ngay như gia đình tôi cũng vậy, dù 1 bụng tiếng, nhưng phần vì lười, suy nghĩ đơn giản, phần vì cái tặc  lưỡi mà tôi suýt phải trả giá. Số là khi bà xã tôi có thai, ngoài việc khám định kỳ trả phí ở phòng khám tư, tôi hầu như không suy tính đến việc khi bà xã lâm bồn, chi phí sẽ ra sao ? Khi buôn bán tại chợ Brandys, tôi có quen với 1 bác sỹ bệnh viện Brandys, chính nhờ vị bác sỹ này đã giúp vợ chồng tôi “thoát” một khoản khủng khi sinh con. Một lần, khi không thấy vợ tôi đứng bán hàng như mọi khi, vị bác sỹ này hỏi thăm và biết vợ tôi được bác sỹ phòng khám khuyên nên nghỉ, chuẩn bị chờ sinh con. Tình cờ hỏi về sự chuẩn bị của tôi cho vợ trước khi sinh, ông đề cập đến mua bảo hiểm cho mẹ và con ? tôi ngẩn người khi ông nhắc đến chi phí sinh con bình thường cho 1 tuần “tiêu chuẩn” sản phụ phải nằm viện vào cỡ 50.000 korun, tương đương gần 2.000 USD, một khoản không nhỏ. Đó là chưa kể đến trường hợp: nếu có tai biến sản khoa, hay trẻ sơ sinh có vấn đề, chi phí sẽ còn cao ngất! Có trường hợp cô bạn trong đoàn cũ của vợ tôi sanh, do không có bảo hiểm, khi xuất viện, 2 vợ chồng họ phải thanh toán hóa đơn gần cả trăm ngàn korun ...
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #33 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2015, 09:51:34 am »

Lâu quá không thấy ông Thanhh63 về nhà? Lo đưa vợ đi .. lâm bồm  lâu quá!!!
Nhìn hình hang động bên Tây, mới nhớ có lần ghé Trí Tôn thăm đồi Tức Dụp (đồi 2 triệu đô).
Nơi mà Quân, Dân An Giang  đã chiến đấu  128 ngày đêm, trong thiếu thốn mọi bề  nhưng  đã “buộc địch phải trả giá trên 2.000 xác giặc và loại khỏi vòng chiến 4.700 tên, ta đã phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại của địch: bắn cháy 11 xe tăng, 02 máy bay phản lực, 04 trực thăng, 09 khẩu pháo 105 ly, 01 máy bay cần cẩu và ta thu nhiều quân trang quân dụng khác”. Và đã được Đảng và Nhà nước  trao tặng  8 chữ vàng: “ Kiên Cường, Bám Trụ, Giữ Vững, Núi Tô”.
Vào thăm các hang động ở đây, cảm thấy cũng đã là đẹp nhưng một lần ghé thăm “miền ước mơ” Hà Tiên thì Thạch động làm “xao xuyến tấm tư người ghé thăm Hà Tiên. Và.. Tức Dụp chưa là gì. Và khi tới núi Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng lại thấy hang động ở đây cũng đẹp  nữa.
Và mới đậy nhất, khi tới động Thiên đường ở Quảng Bình thì… “Tuyết vời”, chưa tới động Phong  Nha nhưng có người nói động Thiên đường đẹp hơn động Phong Nha. Kể về chuyến đi tới Thiên Đường, có người bạn đã đi thăm Quảng Ninh nói hang động ở vịnh Hạ Long  còn trên cả tuyệt vời! Và năm tới sẽ đi Vịnh Hạ Long.
Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #34 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2015, 06:58:08 am »

Nhưng năm tới, còn lâu mới tới...
Thôi thì, “Khó chẳng âu, giàu đâu chẳng lụy
                  Rượu một bầu du thủy du sơn”.

Một chuyến rong chơi gần,  đi lên Khánh Bình, Khánh An huyện An Phú. Một huyện biên viễn phía Tây của Tổ Quốc, nơi án ngữ nơi đầu nguồn của sông Hậu khi từ Campuchia vào Việt Nam. Lần trước, lên An Phú nhưng chỉ ghé Phước Hưng tìm người rồi trở về, chuyến đi này dài rộng thời gian hơn và có ông bạn thổ địa  dẫn đi  thăm thú nhiều nơi, nếm thử vài món ăn đặc sản nơi đây.
Ghé chợ Long Bình, ngay tại ngã ba sông,  nơi  có cột mốc 246. Dòng sông là ranh rới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia.



Ở phía bên kia biên giới, đối diện chợ Long Bình là chợ Chrey Thum của Campuchia, người ta qua lại mua bán tại cửa khẩu Khánh Bình, nhưng qua khỏi cửa khẩu có những bến đò đưa khách qua sông rất … thuận tiện. Thành thử, cũng phải qua đó tham quan vài địa điểm ăn chơi….Ở hai bên bờ sông, hầu như không có người Khmer định cư mà có rất đông  người Việt sinh sống mua bán. Nên mới có chuyện, mấy ông VN qua đây tính mua bánh mì mới hỏi nhau: bánh mì tiếng Campuchia là gì mày? Người bán hàng nói: bành mì thi kêu bằng bánh mì chứ kêu bằng gì!
Quay trở về An Phú, ghé cây Da lâu năm nhất của tỉnh AG.

Cây cao khoảng 30 m và có gốc cây mười mấy người ôm không giáp, người ta xác định độ tuổi cây Da trên 340 năm nhờ tàn lá của cây che phủ mà nơi đây lúc nào cũng mát mẻ, hiện tại nhiều rể cây, thân cây đã bị hư hại bởi thời gian.
Tiếp tục khởi hành tới Búng Bình Thiên..
Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #35 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2015, 03:23:28 pm »

Tới Búng Bình Thiên, khi đã qua rồi ngày lễ hội chỉ còn lại hình ảnh một vùng quê yên bình, lặng lẽ như vốn có của nông thôn miền Nam.

Búng có 2 hồ,  gọi là Búng Bình Thiên Lớn và Búng Bình Thiên nhỏ. Búng Bình Thiên được nối với sông Hậu qua miệng búng bằng một con rạch, trước đây người ta bắc cầu gỗ nối qua con rạch, nay đã xây cầu. Đứng trên cầu, nhìn ra phía sông Hậu nước đỏ màu phù sa nhưng bên kia cầu, phía trong Búng nước lại trong xanh. Người ta chưa thể giải thích tại sao, có người nói do nước chứa nhiều phèn nên trong.., nhưng thực vật, cá tôm vẫn sinh sống tốt, người dân vẫn sử dụng nước này để sinh hoạt.
Nhìn ra một nhánh sông Hậu

Nhìn vào trong Búng


Nguồn gốc của Búng: Có người  kể rằng, một viên tướng nhà Tây Sơn vào một mùa khô hạn, không có nước sử dụng cho quân sĩ nên ông làm lễ  xin Trời ban cho  nước. Khi ông rút gươm đâm thẳng xuống lòng đất  thì một dòng nước phun lên, lâu dần thành hồ nước.

Khi ngồi nhậu với người dân nơi đây, có người kể: Vào một đêm khua, người dân nghe những tiếng động mạnh như những bước chân đi làm rung chuyển mặt đất. Sáng ra, thì thấy như dấu chân làm mặt đất lõm xuống, chắc là bước chân của ông khổng lồ vi hành qua đây! Do đó, hồ có hình dạng như hai bàn chân bước xuống đất, trải qua ngày tháng thành Búng nước như ngày nay.
   Có ông thì nói: Chắc ngày xưa khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung, say rượu đạp đổ bàn Đào của Tây Vương Mẫu nên rượu quý, rượu của Thiên đình đổ xuống đây, rồi lão Tôn  vào lò luyện Đan của Thái Thượng Lão Quân ăn cắp Linh Đơn khi ăn đã đời đem Hồ Lô giục xuống đây, nên Búng Bình Thiên có hình dáng như cái Hồ Lô. Vì là bảo vật của Lão Quân  nên  nước trong búng cũng có lúc ròng, lúc lớn như ngoài sông Hậu nhưng luôn trong xanh, mát lạnh lạ lùng.
   Trước đây, bắc cầu Gỗ qua rạch nối miệng Búng với sông Hậu thì mọi việc bình thường. Nhưng khi người ta phá cầu Gỗ, tính bít miệng Búng làm cống hộp ra sông, miệng Búng không lớn nhưng đổ bao nhiêu xà lan đá xuống đây cũng không thấy đầy! Chắc tại là Hồ Lô thần mà.
Người ta phải bỏ ý định bít miệng cống mà xây cầu kiên cố, nhưng cũng chẳng hiểu tại sao khi tiến hành thi công thì  máy móc chuyên dụng bị tắt máy, người ta đưa máy khác đến cũng không nổ máy được. Bó tay cả một thời gian dài, nghe đâu cũng phải…. xin phép .. lâu, lâu lắm. Rồi cầu cũng hoàn thành như ngày nay quý vị thấy.

Mỏi chân, khát nước rồi ghé quán nhậu bình dân tìm chút hương vị đồng nội…

Khô cá Nhái, rắn Hổ Hành nướng …


Vừa Bia vừa Đế ấm lòng khách rong chơi.

Logged
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #36 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2015, 09:04:09 am »

Đi ăn chơi khắp mọi nơi, có ai sướng bằng bác AG1 chứ. Lại còn sang cả Campumien trả thù dân tộc nữa chứ
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #37 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2015, 10:59:46 am »

Hôm đi đón cô con gái vi vu ở Đức về tình cờ gặp người quen xưa một thời Velim, vậy là qua FB của các bạn, mình tìm được quá nhiều "người quen" một thời rong ruổi Praha - velim ...

Tấn này là do mình chụp cho các em Velim ( bây giờ gọi là Paní Velim - tạm dịch: Các quý bà Velim ...  Grin )


Còn tấm này "mượn" của Thu Hà Velim về cả đoàn Velim thời học tiếng

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #38 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2015, 08:28:34 am »

Do  Cuti..  khoe tác dụng cực kỳ hiệu quả của 2 món: Rượu ngâm Ba kích, Rượu ngâm Táo mèo một đêm làm ….. một cặp nhưng.. cả năm trời mới có một …đêm!
Thời may, được bác Quang Ninh tặng 2 bọc Táo mèo .. Khoe liền!  02 bác Thanhh63, TuanQĐ3 có chưa?


Logged
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #39 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2015, 09:55:53 am »

He he, vậy là cuối tuần này lên thăm bác Ag1 mần ít táo mèo xong chạy vìa nhà mần thêm một khúc ba kích nữa thì ôi thôi, đời lại khổ, vợ lại than như người Quảng Ninh luôn nà.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM