Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:28:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời chiến trận  (Đọc 199805 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #580 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2015, 08:17:09 pm »

OK bob trong cuộc kể thì chỉ có chính xác 100%. Cái đoạn PK theo sư bộ và theo trung đoàn về đến D6 thì thôi không kể nữa mà PK sẽ kể từ khi về đến D6 và nhận nhiệm vụ.
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #581 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2015, 08:19:57 pm »

                                                                         ***    
   Hôm sau chúng tôi từ trung đoàn bộ tìm về đến Tiểu đoàn 6. Tiểu đoàn đang đứng chân ở quả một đồi cà phê có những chùm quả chín đỏ tươi, mỡ màng trông thích mắt. Tiểu đoàn trưởng là anh Chu Minh Thực, chính trị viên trưởng là anh Bùi Văn Đảo; tiểu đoàn phó là anh Sơn, chính trị viên phó là anh Việt. Sau bữa cơm trưa, tiểu đoàn trưởng Thực cho truyền đạt gọi tôi đến giao nhiệm vụ đi địa hình ngay. Tôi khoác ba lô đi quên cả việc bảo quân lực cấp súng cho mình.
   Dẫn một tổ bốn chiến sỹ gồm trinh sát và truyền đạt ra đường 21 đón xe của trung đoàn để cùng đi. Không phải chờ lâu, chiếc xe Jin đã đến, người ngồi trong ca bin thò cổ ra hỏi có phải D6 không? Tôi nhận ra anh Lân ban trinh sát. Chúng tôi cùng lên xe. Chiếc xe chạy về hướng quận lỵ Khánh Dương. Đến đoạn đường hai bên có nhiều hòn đá to nhấp nhô trên sườn đồi, phía trước, không xa lắm, máy bay đang ném bom phá hủy một cây cầu. Khói đen đang bốc cao trên những ngọn cây. Mọi người nhẩy xuống xe tản vội ra hai bên đường. Hai chiếc máy bay phản lực F5E ném hết bom rồi bay mất hút. Xe tiếp tục chạy qua cầu còn khét mùi bom rồi rẽ vào con đường khai thác gỗ. Chạy khoảng hơn hai cây số chúng tôi xuống xe. Trên đường có rất nhiều quần áo ngụy lẫn dân thường vứt vung vãi khắp nơi. Có lẽ lính ngụy đưa vợ con, gia đình chạy theo đường này. Ngồi xuống bãi cỏ, anh Lân lấy tấm bản đồ tác chiến và khoanh tròn từng vị trí mà các tổ địa hình của các tiểu đoàn đến đó tìm vị trí đứng chân cho đơn vị mình.
   Tôi dẫn anh em đi sâu vào một thung lũng có con suối nhỏ. Tìm những vị trí đứng  chân cho các đại đội và tiểu đoàn bộ xong thì mặt trời cũng đã khuất sau núi. Mấy cậu lính tiểu đoàn rất nhanh nhẹn, triển khai bữa cơm tối chóng vách. Một chiến sỹ tuyền đạt đã sục ra bờ suối kiếm được nắm lá chua về nấu canh với thịt hộp do tiểu đội trưởng trinh sát mang theo. Trong bữa ăn cậu ta cứ xít xoa tiếc cho lúc đi vội không kịp vặt mấy quả đu đủ xanh ở trên đồi, ngay chỗ trung đội ở, nếu có hẳn được bữa sào ngon. Đây là nhiêm vụ đầu tiên tôi thực hiện trong chiến dịch Xuân 1975. Đêm nằm trên võng nằm, mà tôi cứ miên man nghĩ về những người đã ngã xuống trong những trận đầu của chiến dịch.
    Tôi được nghe kể đầy đủ về những đồng đội mà tôi biết. Trịnh Xuân Then, quê xã  Đông Hải, An Hải, Hải phòng, cây đàn ghi ta của đội văn nghệ trung đoàn. Trong chiến dịch đường 14, ở Chư Thoi, chư tút  Then có sáng tác một số bài hát ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm của bộ đội trong đó có bài “Chiếc hầm kèo” tôi rất thích (tiếc là không còn nhớ lời). Trước khi bước vào chiến dịch Then xuống làm trung đội trưởng Đại đội 1, hy sinh khi chỉ huy trung đội đánh chiếm và cắm cờ trên sở chỉ huy Sư bộ 23. 
   Nguyễn Danh Tám, trợ lý quân lực, cùng đi viện với tôi hồi tháng 4 năm 1972, người điều tôi từ công binh về đội công tác dân địch vận. Tám xuống C1 làm Chính trị viên phó Đại đội 1. Tám đi cùng trung đội Then, khi Then hy sinh Tám chỉ huy trực tiếp trung đội và cũng huy sinh khi vừa nhẩy ra khỏi xe bọc thép khi đánh vào Sư bộ 23.
   Tiểu đoàn trưởng Oánh có giọng nói hơi lanh lảnh, anh chỉ huy mũi thọc sâu có xe trăng và xe thiết giáp đánh chiếm Sư bộ 23, khi xe tăng bị sa lầy, Tiểu đoàn trưởng Oánh nhẩy khỏi xe bọc thép để trực tiếp chỉ huy thì máy bay đich đến đánh bom, anh hy sinh.
   Thành ở Đội văn nghệ cùng Then, Thành ở phố Phạm Minh Đúc quận Ngô Quyền Hải Phòng. Tôi có nhiều kỷ niệm hơn vì cùng ngày nhập ngũ, cùng ở một tiểu đội khi huấn luyện tân binh. Thành có giọng hát rất hay và bài tủ là bài “Nổi lửa lên em”. Hoàn thành ba tháng huấn luyện tân binh tôi ở lại còn Thành bổ xung về Trung đoàn 42 (sau đổi thành Trung đoàn 24 khi vào chiến trường), ở đội văn nghệ trung đoàn cho đến ngày đi B. Trong chiến trường nhiều lần chúng tôi vẫn gặp nhau. Chuẩn bị vào chiến dịch, Thành xuống làm Trung đội trưởng Đại đội 3 Tiểu đoàn 4 và đã hy sinh vì pháo địch. Thế là tôi lại mất thêm người đồng ngũ, một người bạn cùng chiến đấu bao năm.  Chính trị viên phó Tống Hồng Điệp quê Nnh Bình bị một quả cối rơi trúng vị trí đang ngồi khi đang đi địa hình.
   Anh Nhanh, tiểu đoàn trưởng pháo binh sư đoàn và những người cùng đi trên chiếc xe DEP hôm ấy đã hy sinh để lại niềm tiếc thương cùng sự tiếc nuối vì xơ xẩy mà phải đổi bằng tính mạng Anh người cao dong giỏng, da trắng, khuôn mặt thanh tú, phúc hậu vào diện đẹp trai. Khi ở trung đoàn anh làm Trưởng ban pháo binh rồi sang Trưởng ban tác chiến, thời gian sau về làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn pháo binh của sư đoàn. Cuộc tiến công tuy kích địch tháo chạy trên đường 21 tới một cây cầu thì bộ đội phải dừng lại (có người bảo là cây cầu 12(?). Bên này là ta, bên kia là địch. Bộ đội trong công sự đều hướng về phía địch thì một chiếc xe DEP  từ phía sau chạy thẳng đến cầu và vượt cầu. Tình huống quá bất ngờ, khi phát hiện chỉ còn cách ớ…ớ mà không biết làm gì nữa. Chẳng phải nói ai cũng biết, tất cả bốn người trong xe rơi vào tay địch.
   Khi ta đánh chiếm toàn bộ khu vực, đi tìm mãi mới thấy xác của họ trong một ngôi nhà trống. Tất cả đã chết với trên người đầy thương tích do địch tra tấn dã man. Sự đau đớn còn in rõ trên nét mặt mỗi người.
   Cuộc kháng chiến giải phóng Miền Nam bắt đầu vào giai đoạn khốc liệt nhất, còn dài, còn gian khổ và càng ác liệt. Còn ai nữa trong những người mà tôi quen biết sẽ phải ngã xuống? Và có thể có cả mình nữa!
   Theo kế hoạch là sáng sớm ngày mai tiểu đoàn sẽ hành quân đến, chúng tôi sẽ đón vào chỗ đứng chân. Ngày hôm sau, từ sáu giờ sáng tuyền đạt đến gọi về vì đơn vị đã đứng chân chỗ khác, ở vị trí thuận lợi cho kế hoạch tiếp theo hơn.
   Đóng quân trong khu rừng le khô cằn, chẳng biết suối nước ở chỗ nào để rửa tay chân, mặt mũi. Ăn cơm trưa xong tôi lại nhận nhiệm vụ đi địa hình tiếp. Tôi nói với Thị, cùng trợ lý là cái số của tao là thế rồi, toàn đi là đi (câu nói ấy ứng vào tôi gần như cả những năm quân ngũ). Lần đi địa hình gồm cấp trưởng quân sự, từ trung đoàn xuống đến đại đội và số cán bộ trợ lý.
   Đường đi xuyên qua những cánh rừng già cây dây leo chằng chịt, đèo dốc quanh co, có chỗ đi dọc theo suối cạn nước, lòng suối trơ đá cuội trọc lóc như đầu sư, to nhỏ lổn nhổn, bước lên không khéo trẹo chân đau nhói. Vùng núi này là cuối dãy Trường Sơn hùng vĩ chạy ra ven biển của miền Trung. Đoàn tiền trạm đi trước thì đại quân của trung đoàn bám theo sau sát gót, thúc sau lưng.
   Hai ngày đầu hành quân thuận lợi, sang ngày thứ ba dọc đường không tìm ra chỗ nào có nước. Nước trong bình tông không còn lấy một giọt, họng khô, khản cả cổ. Cứ quãng một lại dừng lại cho trinh sát xuống các tụ thủy tìm nước mà chẳng thấy đâu, lại đi. Đang vào cuối mùa khô, mùa này các lòng suối nhỏ hầu như cạn kiệt. Khi mặt trời vàng trên núi thì tìm được tụ thủy có nước rỉ ra ở sát chân đồi. Mọi người lấy xoong nồi ra hứng và đào hố lót ni lông để chứa nước nấu ăn và uống. Đêm hôm đó ngủ ngay tại chỗ.
   Chiều ngày tiếp theo đến gần một ấp người dân tộc, trong cánh rừng rậm, bộ phận đi đầu bị súng từ trong ấp bắn ra. Lập tức các chiến sỹ trinh sát đáp trả, rồi im lặng. Khi ta vào trong ấp thì không còn người nào, họ đã chạy hết. Đoàn vào nấu cơm ăn và ngủ tại ấp. Sau đó những người ở trong ấp phát hiện là bộ đội về bắt liên lạc. Họ là du kích lúc đầu lầm tưởng là lính ngụy đến. May là hai bên không ai việc gì. Trưa ngày thứ năm thì đến vị trí tập kết. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ của toàn trung đoàn mọi người lần lượt thay nhau lên yên ngựa một quả đồi để quan sát vị trí chiếm lĩnh trận địa tác chiến. Bây giờ chúng tôi mới biết là toàn trung đoàn là mũi thọc sâu chặn đường rút chay của Lữ dù 3 phòng thủ ở đèo Phường Hoàng, trên đường 21 sẽ bị các Trung đoàn 66 và Trung đoàn  28 tấn công.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #582 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2015, 06:18:50 am »

                                                                         ***    
   
   Đường đi xuyên qua những cánh rừng già cây dây leo chằng chịt, đèo dốc quanh co, có chỗ đi dọc theo suối cạn nước, lòng suối trơ đá cuội trọc lóc như đầu sư, to nhỏ lổn nhổn, bước lên không khéo trẹo chân đau nhói. Vùng núi này là cuối dãy Trường Sơn hùng vĩ chạy ra ven biển của miền Trung. Đoàn tiền trạm đi trước thì đại quân của trung đoàn bám theo sau sát gót, thúc sau lưng.
   Hai ngày đầu hành quân thuận lợi, sang ngày thứ ba dọc đường không tìm ra chỗ nào có nước. Nước trong bình tông không còn lấy một giọt, họng khô, khản cả cổ. Cứ quãng một lại dừng lại cho trinh sát xuống các tụ thủy tìm nước mà chẳng thấy đâu, lại đi. Đang vào cuối mùa khô, mùa này các lòng suối nhỏ hầu như cạn kiệt. Khi mặt trời vàng trên núi thì tìm được tụ thủy có nước rỉ ra ở sát chân đồi. Mọi người lấy xoong nồi ra hứng và đào hố lót ni lông để chứa nước nấu ăn và uống. Đêm hôm đó ngủ ngay tại chỗ.
   

- Như vậy là PK về D6 sau khi ta đã đánh tan bọn đổ bộ "tái chiếm BMT" ở khu vực Phước an rồi. Bob nhớ lại , hồi ấy sau khi đánh xong Nông trại, C11 được giao nhiệm vụ áp sát vào thị trấn Phước an lập trận địa phòng ngự giam chân địch...(bob đã kể trận tao ngộ ngay trên đường và những trận sau đó...bên "ký ức một thời") . Khi D6 và cả trung đoàn hành quân vượt đèo xuống Ninh hòa chặn lữ dù 3 thì C11 cùng bob mới về lại đội hình D6.
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #583 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2015, 09:11:34 am »

bác pk khi tham gia cùng e24 chặn lữ dù 3 trên đèo Phượng Hoàng thì hôm đó ít nhất cũng là ngày 23-3 rùi ,tôi nhớ các thủ trưởng đang ở Plây ku nơi 320 đánh Cheo Reo ,thì chạy xuống khu đèo Phượng Hoàng ,hôm đó phải vượt một cái núi rất cao đến sở chỉ huy sư 10 ở một cái bản nay tôi cũng quên tên rồi ,hình như trận đó không có e66 tham gia ,phải không bác Bob ?
 - tôi lại khoe bác pk tấm ảnh tôi " Chiếm " máy bay l19 ở sân bay Cù Hanh !
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2015, 09:20:15 am gửi bởi Tomqb3 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #584 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2015, 09:43:35 am »

bác pk khi tham gia cùng e24 chặn lữ dù 3 trên đèo Phượng Hoàng thì hôm đó ít nhất cũng là ngày 23-3 rùi ,tôi nhớ các thủ trưởng đang ở Plây ku nơi 320 đánh Cheo Reo ,thì chạy xuống khu đèo Phượng Hoàng ,hôm đó phải vượt một cái núi rất cao đến sở chỉ huy sư 10 ở một cái bản nay tôi cũng quên tên rồi ,hình như trận đó không có e66 tham gia ,phải không bác Bob ?
 - tôi lại khoe bác pk tấm ảnh tôi " Chiếm " máy bay l19 ở sân bay Cù Hanh !


            Chào bác chủ, chào các bác!

           Tranphu341 rất cảm ơn bác chủ đã có những bài viết mang tính lịch sử mà trong các báo cáo chiến lệ không thể có đươc. Đúng là như thế. Các tướng lĩnh, những nhà chỉ huy hay hoạch định chiến lược, các nhà tổng kết chiến dịch thì chỉ nói sơ sơ về diễn biến của trận đánh chứ không thể tỷ mỷ như anh em mình, những người trực tiếp cầm súng, trực tiếp chiến đấu. Mà anh em mình thì lại rất hay quan tâm vào những vấn đề cụ thể như vậy.

           Chuyện thật như đùa, tại sao anh em cán bộ chỉ huy lúc đó lại quá dũng cảm lao thẳng xe zeep vào vị trí còn đang có định chốt giữ. Mà làm sao lại không kịp nổ súng chiến đấu lại để bị bắt cả, bị tra tấn đến chết mới đau chứ... Đúng là trong chiến tranh mọi việc đều có thể xẩy ra. Chi tiết nay bây giờ Tranphu341 mới nghe kể. Cảm ơn bác nhiều.

           Bác Tomqb3 thật hay khi vẫn giữ được những bức ảnh thật đáng quý. Nhưng hồi đó ai chụp hình cho các bác nhỉ. Trong bối cảnh đang diễn ra các trận đánh ác liệt như vậy, máy bay, pháo binh địch đang còn nhiều mà các bác tập trung mấy chục người xếp hàng chỉnh chu như vậy để chụp ảnh là nguy hiểm lắm chứ?

           Chúc bác chủ và các bác luôn vui khỏe tiếp tục hành quân! Tiếp tục chiến đấu.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #585 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2015, 09:58:13 am »

,hình như trận đó không có e66 tham gia ,phải không bác Bob ?

 - Có cả E66 bác Tom ạ. Trận đánh lữ dù3 trên đèo Phượng hoàng (Khánh dương) về phía bộ binh ta có đủ 3 trung đoàn BB (24,28,66) của F10. trên tăng cường thêm E25 của QK5 nữa. (xe tăng, pháo binh, cao xạ... có đủ nhưng bob không biết rõ lắm). Riêng E 24 trận này hành quân xuống phía đông đèo phượng hoàng (khu vực xã ninh tây, ninh sim - Ninh hòa) khóa đuôi và đánh vào sở chỉ huy lữ dù 3 tại đây. Còn lực lượng đánh trên Khánh dương xuống là E28 chủ công... khi xe tăng chở quân 28 xuống đến chân đèo phía đông gặp lính D6 , E24 của bob ...xe tăng ta tưởng nhầm là địch cứ bắn quân ta chan chát. Làm mấy lính ta hi sinh...thật đau!
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #586 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2015, 10:10:01 am »

Sao ngày đó PK không nghe ai kể xe tăng của ta đi xuống bắn nhầm quan ta ở chân đèo Phượng Hoàng? Xe tăng xuống gặp D6 ở cổng Quân trường Lam sơn thì đúng rồi. Bob kể tỷ mỉ xe tăng bắn quân ta thuộc C nào, C10 chắc là không rồi, bộ phận D bộ cũng không phải vậy chỉ có C9, C12 và C11? Bob kể cụ thể đi.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #587 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2015, 10:41:35 am »

           Chuyện thật như đùa, tại sao anh em cán bộ chỉ huy lúc đó lại quá dũng cảm lao thẳng xe zeep vào vị trí còn đang có định chốt giữ. Mà làm sao lại không kịp nổ súng chiến đấu lại để bị bắt cả, bị tra tấn đến chết mới đau chứ... Đúng là trong chiến tranh mọi việc đều có thể xẩy ra. Chi tiết nay bây giờ Tranphu341 mới nghe kể. Cảm ơn bác nhiều.

[/quote]
 - Chào bác tranphu341@, Chuyện chiếc xe zeep bị bắn (như PK kể) là có thật. Theo bob được biết thì vụ này xảy ra ngay trước trận đánh Nông trại. Chả là khi E24 triển khai lực lượng đánh quân đổ bộ trên đường 21. D6 là đơn vị đi trước. C11 (khi ấy bob vừa mới về) là đơn vị được giao nhiệm vụ "dọn đường" và khi C11 của bob đã diệt xong điểm chốt địch cầu 20 (bob cũng không nhớ tên cây cầu ấy, chỉ nhớ láng máng cầu cách BMT 20 Km). Thì được lệnh tạm dừng... và cả trung đoàn 24 chọn rẫy cà phê hai bên đường gần cây cầu ấy tập kết chuẩn bị đánh Nông trại - Phước an. Chiếc xe zeep chở 4 người của ban tác chiến hay trinh sát trung đoàn từ BMT xuống... tôi cũng không nhớ là xe đi trinh sát hay làm gì... mà chạy qua chỗ đơn vị dừng chân... rồi chiều hôm ấy nghe ae nói: xe chạy lọt vào ổ phục kích... cả bốn người hy sinh! Chuyện là như vậy bác ạ. Có phải vậy không bác chủ PK! Cảm ơn bác TP đã quan tâm.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #588 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2015, 11:42:24 am »

Sao ngày đó PK không nghe ai kể xe tăng của ta đi xuống bắn nhầm quan ta ở chân đèo Phượng Hoàng? Xe tăng xuống gặp D6 ở cổng Quân trường Lam sơn thì đúng rồi. Bob kể tỷ mỉ xe tăng bắn quân ta thuộc C nào, C10 chắc là không rồi, bộ phận D bộ cũng không phải vậy chỉ có C9, C12 và C11? Bob kể cụ thể đi.

 - Hì hì ... cụ PK có nhớ cái trận địa pháo 105 của lính dù đặt ngay sát chân đèo bắn như "thủng màng nhĩ" chứ! C11 và C9 nằm sát rạt nó (chỉ cách 1 con suối cạn). Phục ở đó quân bob bắt hàng trăm tù binh áo rằn ri... Hôm được lệnh xung phong ... cả C11 và C9 vượt qua suối cạn mục tiêu đầu tiên là chiếm trận địa pháo. Khi làm chủ trận địa cả hai C cùng tảo trừ trận địa rồi tiến lên đèo...xem còn thằng địch nào ...bắt nốt. Vừa lên đèo khoảng vài trăm mét thì gặp xe tăng ta rèn rẹt...tằng tằng tằng vừa chạy vừa bắn lao ầm ầm xuống... lính bb ta biết chắc chắn là xe tăng ta rồi nên không bắn, chỉ giơ AK lên huơ hươ báo cho xe biết là quân ta... Chả hiểu sao mấy "bố" trong xe cứ nã đại liên tằng tằng không ngớt. Lúc xe tăng xuống gặp quân cả hai C ở đó , và bob cũng đang ở đó luôn. nhưng dính đạn xe tăng là lính C9. Khi mấy chiến sĩ C9 bị trúng đạn đang quằn quại kêu la trên đường thì đại trưởng, hay đại phó C9 (bob không nhớ tên) nhảy phắt lên xe tăng chửi om xòm :"Đ. mẹ chúng mày bắn chết lính ông rồi". Vừa chửi vừa thúc báng AK thật lực vào tháp pháo. mãi lúc ấy xe tăng mới đừng bắn và dừng lại...rồi cậu lái xe tăng mới mở nắp xe thò đầu lên, ngó thấy toàn quân ta ... quân C9 xúm lại chửi tiếp..." Đ. mẹ mày mù à... ông bắn chết mày bây giờ..."! Thề là cậu lái xe vội thụt xuống đóng nắp và chạy biến về hướng quân trường Lam sơn. Bob để ý đoàn xe tăng khi hành tiến từ trên khánh dương xuống không có người lính nào ngồi trên tháp pháo. Chắc họ chui vào ngồi hết trong xe, đoàn xe tăng qua rồi C11 và c9 mới thu quân. C9 rút về chỗ nào không biết. Riêng C11 cùng bob vẫn ở lại chiếm giữ cái trận địa pháo cả ngày và đêm hôm đó... đếm khuya mới nhận được lệnh hành quân theo tiểu đoàn......!
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #589 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2015, 12:36:05 pm »

Đúng là ngày đó về đến D6 như đuổi theo, về đến chỗ này thì tin đã giải phóng xong chõ kia, về đến sư bộ cứ lẽo đẽo theo ba ngày liền, về đến trung đoàn cũng theo hai ngày nên về D6 là đi địa hình ngày. Ảnh Tom giờ nhận ra, nhưng đầu máy bay trông không phải L19 mà là Ả7- đầu cá trê?

PK không biết vụ bị bắn vì toàn theo C10 đi trước mà các C ít khi ở gần D bộ. Cảm ơn bob đã kể chi tết.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM