Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:37:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời chiến trận  (Đọc 200060 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #430 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2014, 07:39:25 am »

CB chào anh chủ nhà P/K , chào các anh lính Tây Nguyên.  22/12 anh nhà văn xuôi còn có bài thơ trong ngày 22/12 xúc động quá! Có lẽ, cảm xúc là yếu tố quyết định nhất cho những người cựu lính xuất thần cho những câu văn mượt mà và áng thơ đầy cảm xúc từ trong ký ức. CB chúc các anh lính Tấy Nguyên luôn khỏe, vui vẻ mỗi khi trờ lại đại ngàn và trở lại Sài gòn nơi có trận đánh cuối cùng vang mãi muôn đời. Chào các anh!
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #431 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2014, 08:22:28 am »

Cảm ơn CB có lời khen làm cho PK phổng mũi!  Chúc CB luôn khỏe và năng sang nhà chơi!
Cảm ơn Bob đã thêm ý vào bài bút tre!
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #432 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2014, 12:14:10 pm »





 - Nửa cuối năm 1973- E24 mới về F10 và vào chốt thay E66. Khi chốt ở khu vực Trung nghĩa, E66 đã quần nhau với địch khá ác liệt ở đồi tròn. bob lúc ấy ở 12,7 cũng chốt gần đó. ngay thời điểm đó đã lan truyền câu chuyện dũng cảm của anh Nguyễn Đình Kiệp (E phó 66 lúc ấy): " Địch dùng pháo binh , xe tăng và bb tràn lên chiếm chốt... lính ta "hoảng quá" bỏ chốt... chạy về phía sau! - Ngay hôm sau, anh Kiệp xốc lại đội hình rồi trực tiếp chỉ huy lên chiếm lại chốt" . Tiếng tăm về anh Kiệp nổi lên từ đó...
 - Đồi tròn có vị trí khá đặc biệt. Án ngữ ngay con đường từ TX Kon tum ra Kleng, Đứng trên đó tầm quan sát khá rộng, phía bên kia sông Đăkbla là hậu cứ của ta... nên địch cố tình lấn chiếm. .. sau khi 66 giao lại cho 24 bác PK kể lại cũng thấy cam go đấy.
 - Trận 674, hay Đăk le. Đăklêk nghe lạ lạ . hay bob lúc ấy chưa về 24. Cảm ơn tuanb5.
@PK: Chỗ Cheo reo ấy bây giờ là Chư sê. -Tân là sư trưởng 320  thì bob có biết. hồi 1976 về học quân chính Dục mĩ (quân sự) ...2007 chuyễn ra hà nội (học viện quốc phòng).

                 Chào các bác!

                 Sau này năm 1981 thì Ông Kiệp được điều về làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 341 khi Sư đoàn 341 ra Qk4. Lúc đó để dễ lãnh đạo chỉ huy Sư đoàn 341, quân khu 4 đã chủ trương thay thế hầu hết các cán bộ cấp Sư đoàn, Trung đòan trong sư. Có cả một chiến dịch quảng cảo về Sư đoàn trưởng Kiệp. Ông quê ở Nghi Lộc gần Cửa Lò Nhưng với Sư trưởng Kiệp thì trong các chiến sỹ Sư đoàn 341 thì không mấy ấn tượng. Anh em lính 341 thì gọi là ông ''Kẹt''.

Chào các bác!

Nói về anh hùng Nguyễn đình Kiệp thì duccuong biết đôi chút.

Sau 1975 . Khi đó duccuong đang học năm cuối cấp 3. Thấy một người mang quân hàm trung tá đến tán một cô giữ trẻ tên là Huệ tại bênh viện chống lao Nghệ an( Xã Nghi vạn- huyện Nghi lộc). Duccuong còn nhớ bác ấy đi xe đạp nữ , thường xuyên đội mũ dạ, Mặc quân phục đàng hoàng .Cô này rất xinh. Cũng là TNXP đường trường sơn chuyển ngành . Mọi người xôn xao người đó là anh hùng Nguyễn đình kiệp. Hai người đều cùng quê , Xã nghi hợp huyện nghi lộc - tỉnh Nghệ an. Nhưng cô gái đẹp người ,đẹp nết đã có người yêu cũng là lính. Vậy là người anh hùng ngã đài!

Sau này bác nguyễn đình Kiệp công tác tại bộ TM QK4.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2014, 12:31:49 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #433 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2014, 10:46:35 pm »

Chào Đức Cường! Cũng đang theo dõi bài viết của ĐC. Còn vị Sư trưởng 320 tên Tân, nếu đúng mới nghỉ hưu cách đây hai ba năm, người An Lão thì PK có biết, nhưng không phải biết từ thời chiến tranh mà biết khi vào Gia Lai. Chuyện thế này, tháng năm năm 2013 Pk vào Nha Trang chơi, trong chuyến đi này mình quyết phải về Tây Nguyên chơi với chú em và thăm lại chiến trường xưa. Chuyến đi đã về đến Võ Địch, thăm cao điểm 601. Khi đi có cả bà xã và vợ chồng chú em. Ngay hôm sau chú em đưa về Cheo Reo, bây giờ có tên mới, không nhớ, khi đi có mời theo sư trưởng 320 đã nghỉ hưu, bấy giờ mới biết sư trưởng này. Nguyên do chú em có xây dựng cho sư này số công trình nên quen biết, và kể đã có nhà ở HN. ST Tân vui tính, tiểu lâm của lính rôm như pháo tết, dù có hai bà ngồi bên nhưng kể chuyện tiếu lâm cứ như chỉ có cánh đàn ông với nhau, nhất là chuyện....cứ như thật. Tự nhiên lắm. Đúng nguyên vẹn chất lính.
Nếu đúng thì gặp nhau trong trường hợp như thế. Vần dọc hội lính Nghi lộc 77. Cảm ơn ĐC!


Chào bác phukhanh :
Đây là bức ảnh chụp tại gia đình bác Nguyễn thế Tân sư đoàn trưởng 320 Q Đ3 . Nhà bác Tân cạnh học viện quốc phòng . Đuccuong ngồi bên phải. Bác Tân ngồi giữa. Bên trái là đại tá Nguyễn ngọc Dung nguyên trung đoàn trưởng E48 . Nay đang công tác ở BTTM.

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/v/t1.0-9/p180x540/10616183_1537703896468159_768919873378488140_n.jpg?oh=e14834031b78bc77729489603e273b4a&oe=553DBC47&__gda__=1425849237_7611b60679be9a9ce12b7a1faec32ad8



« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Hai, 2014, 07:23:09 am gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #434 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2014, 06:12:55 am »

Bức ảnh không mở dược và được thông báo không khả dụng.
Sư trưởng Tân học cùng Bob ở Dục Mỹ, hình như có con đang ở Bộ quốc phòng. Chắc Tân cùng cánh lính bọn mình cả thôi. Vị này có cả héc ta cà phê ở Pley ku, ngày mình vào đang rao bán để ra HN.
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #435 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2014, 04:37:14 pm »



Kính chào các ccb trên VMH! Sau khi xem bộ phim “Mùi cỏ cháy”, trên trang Tranphu341 anh em có đưa ra một số nhận xét về bộ phim được cho là chọn nơi ác liệt nhất, nóng bỏng nhất của “Mùa hè đỏ lửa” 1972 để dựng. Nghe anh em bàn luận và phê phán, ngay ngày hôm sau PK bật máy lên xem và thấy tất cả những nhận xét là rất đúng ( PK có vài câu vào hùa không biết bị ai xóa ngay).
PK hoàn toàn tán đồng quan điểm của Tranphu341, Bob, Vănthang341, phanvanminh và các thành viên khác. Đúng là dựng cảnh hài hước, không đúng  thực tế trên thao trường và chiến trường, nhiều cảnh phản cảm đến nực cười.  Hành động của người lính bị thương hai mắt chắc là thể hiện lòng dũng cảm làm người xem lầm tưởng tâm thần hay sao mà giám liều mạng vác lựu đạn đi giữa hai làn đạn…Chả có anh hùng nào như thế cả. Nguyên cái chuyện đau bộ hạ ba lần lên hình (làm động tác đánh dưới, khi người cán bộ gặp vợ, khi đùa nhau búng vào rồi cán bộ cho cõng lên trạm xá (!); một tiểu đội đủ 9 thằng tắm truồng do tiểu đội trưởng dẫn diễu qua màn hình.  Cảnh đang hành quân bằng ô tô cả một đoàn quân mà vị cán bộ (cỡ trung đôi) dám cho cả một xe,  xuống đường phạt đi đều bước vì hát xuyên tạc; lại bố trí cho hai cô dân quân khoác súng đạp xe qua chỉ để đưa ra câu: “Kiến cắn không được gãi, gặp con gái không được nhìn”. Bôi bác hết chỗ nói. Cán bộ này có riêng một khoảng trời hay sao mà dám làm như thế? Dựng cảnh rèn luyện đi chiến đấu thì hời hợt như đùa. Ngày ấy cán bộ họ thông minh khi ứng sử với lính phạm kỷ luật, họ không thô bạo mà chỉ động viên, tâm sự chứ chẳng  phạt như phim đâu.  Quá là hài.
Cũng tham gia về vấn đề này nhưng BY có ý giải thích nhiều hơn. PK đọc bài này  thấy chưa thỏa đáng về cách giải thích ấy lắm. Xin trích dẫn: “Vướng mắc” rất nhiều từ yếu tố kinh phí, kinh phí quyết định tất cả. Chứ cũng chẳng thiếu người hiểu biết về súng đạn, chiến tranh để tham mưu cho ngành điện ảnh
…..Không rõ bác tranphu@ có sẵn “thủ vai” diễn này không? (hết trích)
Theo tôi nghĩ anh em muốn nói cái không sát thực tế trên thao trường, trên chiến trường. Đưa cảnh phản cảm như đã nói ở trên vào phim để cho là lạc quan trong chiến đấu hay chỉ để gây cười? Đạo diễn làm phim ít hay nhiều tiền chúng tôi không bàn đến. Điều muốn nói là không thực tế,  bắt người chiến sỹ thời chiến làm mấy cảnh hài, cảnh hề cho thế hệ con cháu xem!
Đúng là người biết và từng tham chiến còn nhiều như BY nói. Nhưng cái chuyện hỏi hay không đó là việc của đạo diễn; nhiều tiền hay ít tiền chắc ccb cũng không ai biết mà biết cũng chẳng làm gì. Chỉ biết phim hay hay dở?  Ông đạo diễn này dựng những cảnh ấy với mục đích gì để nói về những người lính chiến năm xưa? Giá ở gần nhà ông ta chắc nhiều CCB sang thăm và để ông giảng giải cho thì hay biết mấy anh em ta nhỉ?
Cứ đà này 50 năm sau chắc cháu chắt sẽ được xem các cụ khoác súng nhẩy sếch trên thành cổ Quảng Trị là cái chắc?
BY Bảo là Tranphu341 có sẵn sàng làm diễn viên này không? Chắc là BY nói vui thôi chứ chả có ý gì đâu, mong Tranphu341 đừng giận.  Trầnphú mà đóng cái cảnh hát chèo trên chiến trường theo PK chắc chả kém đâu (đất chẻo mà).
Vì bài viết có ý cá nhân của PK nên đưa tại trang nhà. Xin chào và Cảm ơn!



Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #436 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2014, 10:11:52 pm »

Bức ảnh không mở dược và được thông báo không khả dụng.
  Đây bác PhuocKhanh ơi  Grin
Đứccuong ngồi bên phải, bác Tân ngồi giữa, bên trái là đại tá Nguyễn ngọc Dung (là anh em "cọc chèo" của ĐứcCường).

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2014, 10:27:41 pm gửi bởi sudoan5 » Logged

phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #437 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2014, 05:36:05 am »

Cảm ơn sưđoan5 đã mở bức ảnh! Ba cựu chiến binh ngây ngất chén rượu cho ngày gặp mặt. Say quá rùi!
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2014, 05:24:50 am gửi bởi phuockhanh » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #438 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2014, 10:14:27 pm »


...
 Dựng cảnh rèn luyện đi chiến đấu thì hời hợt như đùa. Ngày ấy cán bộ họ thông minh khi ứng sử với lính phạm kỷ luật, họ không thô bạo mà chỉ động viên, tâm sự chứ chẳng  phạt như phim đâu.  Quá là hài.
 Đạo diễn làm phim ít hay nhiều tiền chúng tôi không bàn đến. Điều muốn nói là không thực tế,  bắt người chiến sỹ thời chiến làm mấy cảnh hài, cảnh hề cho thế hệ con cháu xem!
...
  Ông đạo diễn này dựng những cảnh ấy với mục đích gì để nói về những người lính chiến năm xưa? Giá ở gần nhà ông ta chắc nhiều CCB sang thăm và để ông giảng giải cho thì hay biết mấy anh em ta nhỉ?
...
Vì bài viết có ý cá nhân của PK nên đưa tại trang nhà. Xin chào và Cảm ơn!

- Hì hì... lão PK nhận sét hóc búa phết, lại đặt dấu hỏi to tướng (tô đỏ) trên. Thì "ai" dám giả nhời... !
- Cái cảnh "oánh gần"! Không phải muốn nói: "tao oánh cho tiệt nòi cái giống...đó sao"?!
- Cảnh bị thương băng kín mặt như mù mà còn "chiến đấu"! Không phải muốn nói: "cuộc chiến tranh mù quáng "... sao ?!
Xin đừng thanh minh vì thiếu kinh phí, xin đừng nói đạo diễn chưa biết mùi thuốc súng... riêng tui thì thấy "họ" thông minh lắm, họ khéo lắm và "tư tưởng" của họ xếp vào bậc thầy! 

Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #439 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2014, 05:23:13 am »

Đúng là trường lớp quân đội được trang bị kiến thức, lại bao năm làm thày chính môn được đào tạo có khác! Rõ ràng và cụ thể mà chẳng nhiều lời. Họ dựng phim nghệ thuật về cánh lính chiến đánh Mỹ chúng mình, ta cứ bàn hay dở chỗ nào, đấy là cái quyền của người xem dù là ai. Tiếc một điều là cánh lính đánh Mỹ chúng mình ít người lên mạng cũng vì tuổi cao cả rồi. Nếu được nhiều người cùng bàn luận vừa vui vừa mở mang chút ít thì hay biết mấy. Từ hôm xem bộ phim này cứ ấm ức làm sao ấy, lại nhớ tới nhiều bộ phim chiến tranh như "Chiến trường chia nửa vầng trăng" chẳng han...
Ta cứ khẳng định bàn luận với nhau để "MÃI MÃI XỨNG DANH ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ" vì bây giờ họ đã dựng phim bôi bác rồi đấy!
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2014, 05:32:40 am gửi bởi phuockhanh » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM