Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:55:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời chiến trận  (Đọc 200078 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #300 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2014, 08:46:21 pm »

tự xóa
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #301 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2014, 05:06:55 pm »


https://www.youtube.com/watch?v=qNISC6jB4eM

CB đi chơi quá đà! Hôm nay mới về. Thấy hồi ức của bác dài thành tập. Chưa đọc được nên em chưa dám viết. Thôi nhận lỗi bằng gủi tặng bác bài hát ca ngợi đất Cảng thân yêu.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2014, 03:23:45 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #302 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2014, 08:47:14 pm »

(tiếp)
Thế là tôi đã về làm công tác ở cơ sở được hơn chục ngày. Nghĩ lại thấy chưa được việc gì ra việc, thế mà từ hôm về đến nay có hôm nào thảnh thơi đâu. Đến muốn đi chơi, tìm về C10 D6 là C cũ ở Bắc  xem còn được bao nhiêu đứa? Nghe đâu đang ở sân bay phượng Hoàng mà chẳng đi được. Còn  nếu mà Ban chính trị gọi về báo cáo từng việc cụ thể thì biết báo cáo cái gì đây?
 Đang ngồi trước lều thì bé Nguyệt đi qua, tôi gọi lại hỏi việc tập hát cho các cháu được đến đâu rồi. Cô bé bẽn lẽn đứng nép vào cái cột lán trả lời rụt rè. Có lẽ cô bé chưa bạo dạn trong các sinh hoạt tập thể.  Tôi bảo Nguyệt là mỗi buổi tối phải cho các cháu tập hát khoảng 30ph. Nguyệt dạ khẽ rồi chào và đi. Tôi nhìn theo cô bé có dáng đi thong thả, mái tóc dày và dài đến chấm thắt lưng. Mái tóc ấy và bước đi ấy sau này sẽ có cuộc sống nhàn hạ lắm.
 Ngày hôm sau cô Lục phát hiện gần chỗ ở có con gà rừng ra bảo tôi vào bắn. Tôi sách súng đi theo ngay. Vừa đi vừa nói chuyện, cô ỡm ờ hỏi:
 -  Anh thấy bé Nguyệt có xinh không?
 Tôi và cô bé chỉ đứng nói chuyện có thế mà cô chủ tịch cũng biết. Không biết do ai đó nhìn thấy khoe với cô.  Nếu đây là cô gái ở bắc, lại không phải là đi công tác chắc hẳn cô phải ăn một cái “đập” của tôi. Nhưng đây lại là cô chủ tịch trong vùng giải phóng, là cán bộ không thể ứng sử như thế được. Nhưng cũng phải dập ngay cái ý của câu hỏi kiểu ỡm ờ đang hình thành trong đầu cô. Nghiêm nét mặt, nhìn thẳng vào đôi mắt sáng, tôi nói:
-  Từ nay cấm Lục nghĩ cho anh như thế! Dân họ nghe thấy dễ hiểu lầm là Lục hại anh đấy. Lần đầu tiên tôi xưng anh với cô chủ tịch. Cô cười xoa dịu:
-   Em dỡn chút xíu cho vui mà! Hổng có làm sao! Đừng dận em nghe! Em xin lỗi anh đấy!
Câu xin lỗi của cô chủ tịch làm trong tôi dịu bớt. Cũng may mà lúc đó không có ai nghe thấy, nhất là cô bé Nguyệt mà nghe được sẽ mắc cỡ rồi xin rút lui thì hỏng việc. Tôi định hỏi cô chủ tịch  làm sao mà cô hỏi tôi như thế, nghĩ lại tôi lại thôi không hỏi nữa (nhưng sau này nghĩ lại có lé có người để ý thấy khi bé Nguyệt đi tôi nhìn hơi lâu).
Tôi đến chỗ cô Lục bảo có gà, ngồi chán ở bên hòn đá gần cái lán của các cô rình mà chẳng thấy con gà nào ra ăn như mọi hôm. Tôi bảo tùe mai bớt mấy hạt gạo vứt ra đấy cho nó ăn quen dễ bắn. Đúng là con gái trong sinh hoạt vẫn là khôn hơn, cô bảo chuột rừng nó ra ăn hết. Tôi chỉ biết nói chữa: Ừ nhỉ!
Lúc về cô thống nhất là chiều mai tổ chức họp dân.
Sáng hôm sau tôi cùng  Cu Lớn đi lấy sắn.  Có cháu đi tôi thấy vui hơn vì còn đươc hỏi chuyện này nọ, nhưng cu cậu chả biết gì về điều tôi hỏi. Tôi nghĩ có lẽ do chệnh lệch về tuổi tác quá nhiều, do môi trường sống của hai chú cháu quá khác biệt, lại  khác vùng miền, trình độ chệnh lệch v.v… Biết bao lý do và cái lý do cuối cùng là tại tôi vụng không hòa nhập vào tâm lý trẻ để khơi chuyện. Giá việc này được một cô gái mười chín đôi mươi chắc cháu sẽ mạnh dạn hơn…
Không ra nương cũ mà vượt qua khu Đắc Tô để đến nương khác xa hơn, nghe nói có thể kiếm được rau khoai lang.  
Nói là Đắc Tô nhưng tôi chẳng biết trước ngày giải phóng nó là khu vực gì mà chỉ thấy vài cái nhà lèo tèo, siêu vẹo, vài cái nền nhà cháy còn đống tro tàn. Một khu vườn cây cà phê mà lần đầu tiên tôi mới nhìn thấy, cây còn nguyên vẹn, cây bị bom đạn tiện đứt cành đang tái sinh, nẩy lộc đâm chồi. Nhìn mấy cây cà phê tôi nhớ hôm tết đội văn nghệ E có biểu diến, bài hát có câu:.. Cà phê nó chặt cả cành, xe đạp không lốp nó đi vèo vèo... Đây là phê phán bộ đội thiếu ý thức bảo vệ giữ gìn sau khi giải phóng.
Ở một khu đất như một cái sân bóng có hai nòng pháo để trên trụ xây, cứ như để triển lãm ngoài trời, nhưng sao chỉ có hai cái nòng của khẩu pháo?  Nó to một người ôm,  thuộc pháo gì? Tôi  lấy gang tay đo cỡ nòng độ gang rưỡi nên đoán cỡ pháo 155ly, đầu nòng thép dầy  gần bằng ngón tay, thật  kinh khủng. Còn chiếc xe M113 bị bắn cháy, khói xì ra ám đen ở khe cửa. Bên sườn có lỗ xuyên thủng vào trong chỉ đút lọt cái nắm dao, đấy là chỗ viên đạn nổ làm chảy thép và thổi xuyên vào trong. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy sức mạnh của dạn xuyên B40, B41 hoăc ĐKZ bắn cháy xe tăng, xe bọc thép như thế này. Chỉ cần lỗ nhỏ như thế cũng đủ diệt một chếc xe tăng.
Hai chú cháu theo đường nòm một quãng thì đến nương sắn. Loáng cái đã được ba lô sắn. Khi xuống con suối cạn thấy ven bờ có nhiều mà cua đồng đùm (ở quê gọi là rốc). Gặp những lúc như thế này lính Tây Nguyên như tôi không bao giờ bỏ cơ hội kiếm ăn. Tôi lấy dao găm đào bắt đươc vài con ở lỗ nông, những lỗ sâu quá thì chịu. Hai chú cháu về đến chỗ ở đã đứng bóng.
(còn nưa)

CB tặng bài hát mà sao không mở được?


« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2014, 09:06:56 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #303 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2014, 11:02:16 am »

Trích dẫn
-  Anh thấy bé Nguyệt có xinh không?
 Tôi và cô bé chỉ đứng nói chuyện có thế mà cô chủ tịch cũng biết. Không biết do ai đó nhìn thấy khoe với cô.  Nếu đây là cô gái ở bắc, lại không phải là đi công tác chắc hẳn cô phải ăn một cái “đập” của tôi. Nhưng đây lại là cô chủ tịch trong vùng giải phóng, là cán bộ không thể ứng sử như thế được. Nhưng cũng phải dập ngay cái ý của câu hỏi kiểu ỡm ờ đang hình thành trong đầu cô. Nghiêm nét mặt, nhìn thẳng vào đôi mắt sáng, tôi nói:
-  Từ nay cấm Lục nghĩ cho anh như thế! Dân họ nghe thấy dễ hiểu lầm là Lục hại anh đấy. Lần đầu tiên tôi xưng anh với cô chủ tịch. Cô cười xoa dịu:
-   Em dỡn chút xíu cho vui mà! Hổng có làm sao! Đừng dận em nghe! Em xin lỗi anh đấy!
phải công nhận là cô chủ tịch tinh ý ,linh cảm của một người phụ nữ từng trải ,đã kịp thời ngăn chặn một việc có thể đáng tiếc ! tốt nhất là phòng xa cho nó yên !nhìn qua là biết máu rùi !
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #304 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2014, 04:34:41 pm »

 Chỉ hiện thế này thì sử lý như thế nào? PK dốt lắm. Chỉ dùm đi!


« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2014, 09:44:30 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #305 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2014, 07:27:40 pm »

Đồng đội.

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=HfifofxG2S8
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #306 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2014, 04:01:04 pm »


(tiếp và hết)
Đúng như dự kiến, cuộc họp dân dược tiến hành đông đủ, tại một  bãi trống . Sau khi cô Lục phổ biến nội dung và kế hoạch cho dân về Tân Cảnh thì đến lượt tôi phát biểu ý kiến.
Đây là cuộc họp với dân đầu tiên tôi dự và phát biểu nên ý thức rõ lời phát biểu của mình phải chuẩn bị cẩn thận. Nói thế không có nghĩa là lời tôi nói  quan trọng hơn lời của cô Lục, cô Sương. Các cô nói có tính chất quyết định, còn  tôi chỉ tham gia làm cho dân hiểu thêm, giải tỏa những uẩn khúc trong đầu họ. Tôi tập trung chính vào vấn đề tư tưởng của dân, phải xác định đây là trách nhiệm, là nghĩa vụ của người dân trong vùng giải phóng với cách mạng, tự lo cho mình là ủng hộ cách mạng...
Tôi kể về nhân dân miền Bắc đang tập trung sức người sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ đến ngày thắng lợi; kể về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, cảnh làm ăn tập thể như thế nào, con em đi học không phải đóng học phí, dân chữa bệnh không mất tiền thuốc thang, ai đỗ đạt đi học các trường đại học, chuyên nghiệp được nhà nước nuôi v.v… Toàn kể những điều tốt đẹp của miền Bắc, kể và phân tích, so sánh, cái khoản này thì tôi nói được. Mọi người ngây  ra nghe những điều họ chưa bao giờ được nhìn thấy.
Có một chuyện mà tôi không giám đả động đến đó là chế độ tem phiếu, đến công lao động trong hợp tác xã nông nghiệp chưa nổi một cân thóc, hay khi ra chợ đố tìm lấy chỗ bán miếng thịt lợn…Tôi ý thức rằng hở những điều ấy ra, không kể là dân mà cả các cô cán bộ ở đây cũng đủ là nhận cái án kỷ luật rồi. Thực hiện nghiêm chỉnh: Không nói cái sấu chưa thể khắc phục được của miền Bắc..
 Để làm chủ cuộc sống,  không lệ thuộc ngoại bang, tôi lấy dẫn chứng như việc sử dụng dụng cụ sinh hoạt hàng ngày không dùng đồ mây tre tự sản xuất mà phải dùng đồ bằng nhựa do Mỹ viện trợ để phê phán cách sống lệ thuộc, ăn bám. Bấy giờ tôi phê hăng lắm, cứ như một cán bộ chính trị không bằng. Vẽ ra những cái hay có ai phạt mình đâu, thậm chí còn được khen là đằng khác. Giờ nghĩ lại nực cười cho cái suy nghĩ tiểu nông, tự sản tự tiêu, quanh lũy tre làng bao giờ thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu được?
 Những điều tôi nói có lẽ từ bé đến giờ họ mới được nghe, chắc họ nghĩ cuộc đời  cũng đến như thế mà thôi. Có lúc tôi cảm thấy mình hơi bốc, vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp không biết đến bao giờ mới có? Nhưng đã là người chiến thắng thì cứ  nói.
Lúc tan họp, đi bên tôi chị Chung nhận xét là con trai Bắc ai nói cũng nhỏ nhẹ, dễ nghe và trông ai cũng hiền. Còn tôi, đáp lại câu nhận xét của chị, lại khen con gái miền Nam nói dịu dàng, ngọt và tình cảm…Vừa hết câu cô Lục đã chêm vào: Thế là huề cả hai! Quả là cô chủ tịch có nhiều cái nhạy bén trong ứng sử.

Trước khi đưa dân về có đoàn cán bộ của tỉnh do chủ tịch tỉnh dẫn đầu về kiểm tra. Ông chủ tịch tôi không biết là bao tuổi nhưng trông già và gày, lại có răng rụng.  Cô y sỹ là vợ ông đi cùng. Anh Vĩ và anh Khê cũng đến, anh Vĩ bảo cô tên Liên đã ra Bắc tập kết, học xong ngành y thì vào chiến trường phục vụ và xây dựng với vị Chủ tịch tỉnh. Kể đôi này phải chênh đến 15 tuổi.
Cũng phải bốn năm ngày sau khi đoàn về khiểm tra dân mới chuyển về Tân cảnh. Mọi người gồng gánh, bồng bế, cươi nói vui như ngày hội. Có lẽ từ hôm tôi về đến này mới thấy nhiều tiếng cười vui như thế.  Đồ đạc cũng chỉ có mùng mền, xoong nồi bát đĩa cho vào chậu, thùng người đội kẻ gánh là hết. Ra đường lộ xuôi về Tân Cảnh, ngang đường gặp chiếc xe tự hành 37ly hai nòng của ta bị trực thăng bắn cháy, họ cứ xúm vào xem còn kể là bộ đội có súng bắn đạn có đuôi, ý họ muốn nói tên lửa B72 có dây điện để điều kiển khi bắn xe tăng, lô cốt và mục tiêu cố định khác.
Tôi và hai anh em Cu Lớn ở căn nhà có hai gian, một gian ba chú cháu ở, gian bên kia là mấy mẹ con chị Đạt và cô Út.
Sau khi ổn định chỗ ở dân bắt đầu đi phát nương ngay gần căn cứ trung đoàn 42 của ngụy trước đây. Theo như kể lại ở những khu vực gần căn cứ này hay gặp xác lính ngụy chết, cô Lục rất sợ gặp trường hợp như thế. Cũng may là mấy ngày làm chưa gặp trường hợp nào. Trời nắng nhưng cái nắng ở cao nguyên không dữ dội, rát bỏng như ngày hè ngoài Bắc. Đi phát nương, thực tế là đi dọn nương cũ, phần lớn là cây sấu hổ mọc dày dít. Làm có nửa ngày còn nửa ngày cho dân nghỉ đi lo kiếm sắn về ăn.
Mấy ngày sau ổn định công việc ở Tân cảnh,  Ban chính trị gọi tôi về đội công tác dân vận đang cùng đội văn nghệ của Ban tăng gia cách Đắc Tô một ngày đường đi bộ. Tôi được phân công tổ chặt cây sắn ở ngay Đắc Tô. Cứ chiều đi chặt một bó cây sắn khoảng 30 cân để sáng hôm sau gùi đến trưa, khoảng nửa đường có bộ phận trong nương ra đón gùi tiếp về nương.  Khi đủ cho mấy hecta thì về chặt hom trồng.
Ở tăng gia không biết anh Tứ, đội phó, học ở đâu cách bổ đôi bình tông ra gò bát. thế là tôi bắt chước gò bát ăn cơm thay bát B52. Chiếc bát nhôm này chuông chắn, có trôn hẳn hoi, gò xong dùng cát đánh bóng rất đẹp, trắng tinh, chỉ tội không múc được nước nóng. Cả đội công tác dùng  bát nhôm thay toàn bộ bát B52 được cho là loại bị bài xích xua đuổi vì không hợp cho cảnh ăn thiếu thốn. Chiếc bát này tôi dùng đến chiến dịch 1975 khi lấy được bát sứ thay thế. Sau này tiếc không gữi lại làm kỷ niệm ở chiến trường.
Đầu tháng 5/1973 toàn trung đoàn nhận lệch về Tây bắc Kon Tum bảo vệ vùng giải phóng đang do trung doàn 28 và 66 bảo vệ, chiến sự đang ác liệt.
Ra chiến đấu ở Tây bắc Kon Tum, mãi đến giáp tết Giáp Dần (1974), ngày đó tôi đã về C công binh, tôi được giao về Tân Cảnh lấy tôn ở cư 42 gò đĩa để cho đơn vị chuẩn bị ăn tết. Dân đã làm nhà tranh tre ở. Gặp lại chị Huận, chị cạo đầu chọc ấy,  nay tóc đã chấm vai, trông chị trẻ và xinh hẳn ra; thăm chị Đạt, gặp cô Út, cô Út đã kết hôn với anh Đông, đang mang bầu, lúc sang chơi cô mắc cỡ cứ lấy nón che bụng. Tôi không gặp được cô Lục, chị Chung và nhiều người khác. Được hai ngày phải về để đi phối thuộc với D4 lật sang hướng đông thị xã Kon Tum hoạt động.
Đấy là lần cuối cùng trở lại Tân Cảnh. Cho đến bây giờ tôi vẫn tự trách mình sao khi đó không nghĩ đến đặt cho hai anh em Cu Lớn và Con Bé một cái tên làm kỷ niện cho chúng nó./.







Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #307 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2014, 09:32:45 pm »


(tiếp và hết)

*gặp chiếc xe tự hành 37ly hai nòng của ta bị trực thăng bắn cháy, họ cứ xúm vào xem còn kể là bộ đội có súng bắn đạn có đuôi, ý họ muốn nói tên lửa B72 có dây điện để điều kiển khi bắn xe tăng, lô cốt và mục tiêu cố định khác.
**Đầu tháng 5/1973 toàn trung đoàn nhận lệch về Tây bắc Kon Tum bảo vệ vùng giải phóng đang do trung doàn 28 và 66 bảo vệ, chiến sự đang ác liệt.


 _ Bài kết này nghe ra cũng tạm được...Nói chuyện với bà con  vùng mới giải phóng...đúng là cán bộ chính trị rồi...hí hí! chỉ tiếc chút chút . vì lần sau về lại căn cứ 42 (Tân cảnh) không gặp được cô sáu (lục) thôi! Cũng may đấy! nếu gặp lại cô Sáu, biết chuyện gì...sẽ xảy ra! hí hí...!
* Cái xe tự hành 37ly 2 nòng... là khẩu pháo 57ly 2 nòng tự hành cụ ạ. bob chứng kiến vụ này từ đầu chí cuối. bob kể sau. hiện nay đang đặt tại đài tưởng niệm ngay thị trấn Tân cảnh.
** 5/1973 khi trung đoàn Nhận lệnh về "chốt" bắc thị xã Kon tum...thay 66, 28...thì bob cũng nhận lệnh từ E40 về E24.
 
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #308 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2014, 10:16:27 pm »

Con nhà pháo binh nên nói chả sai, lính công binh chỉ đoán mò vậy thôi. Nhưng là người thật việc thật. Mình còn nhớ bị bắn cháy ngay chỗ đường vòng. Thế là cùng nhập hội rồi nhá. Sau chuyện này sẽ sang chuyện khác. Chỉ có điều PK nhận thấy Bob và Tom đều nhìn mỗi cái khía cạnh của cả một đống việc. Lạ nhỉ?
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2014, 12:41:54 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #309 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2014, 10:36:46 am »

Mấy ngày nay em bận, đang đợi cha con ông cháu Vetran về ăn trưa, thanh thủ mở cửa vào nhà thì thấy câu "hết" hụt hẫng nhưng như anh Bob nói: đoạn kết có hậu, vậy cũng được rồi. Chúc các anh mạnh giỏi hành quân tiếp.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM