Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:40:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời chiến trận  (Đọc 199819 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #270 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2014, 06:12:36 am »

(tiếp)
Đến gặp cô gái này tôi mới biết được hoàn cảnh gia đình của cô bé quá bất hạnh. Bà mẹ ốm yếu, trông đáng ngại, ba là người dân tộc ở tỉnh Hòa Bình, đi lính cho Pháp, di cư vào Nam, đã giải ngũ, ốm chết. Người anh bị bắt lính đã biết chính xác tử trận, còn một chị gái lấy chồng theo chồng về quê chồng ở giáp biển, đến cô, sau nữa là ba em thì bệnh chết hai khi ở với dân tộc. Bây giờ còn hai chị em và người mẹ ốm yếu. Đấy là những điều cô Lục kể. Tôi thì nghĩ gia cảnh thế nào  thì cũng đến cảm thông chẳng thể quan tâm bằng cách nào, miễn sao  cô cố gắng làm được việc cho cơ sở.
 Cô bé bẽn lẽn ngồi nghe tôi nói cách thức tổ chức cho các cháu học hát. Thôi thì chẳng lo được cái ăn trước mắt cho các cháu thì lo cái tinh thần cũng là tốt. Theo như quan điểm bấy giờ là “tinh thần đi trước, cơm nước đi sau”.
Số cháu tập hợp cho buổi tối đầu tiên tập hát là được bảy cháu, chẳng phân biệt độ tuổi, miễn là cháu nào đến cũng được, đấy là tính cả hai cháu nhà tôi ở. Buổi tập ngay lán tôi. Buổi đầu tiên dạy bài “Màu áo chú bộ đội” . Đây là bài hát rất hay, viết cho thiếu nhi:
Màu áo chú bộ đội
khi trông là màu xanh     ( “khi” là sai phải là “mới”)
Như màu lá trên cành
Pha vào màu xanh của đá….  ( sau này tôi biết “pha” là sai, phải là ‘trộn”)
Dù là các cháu còn nhỏ cũng phải gây hứng thú về bài hát, phần nữa có em gái phụ trách; chả hiểu trình độ văn hóa là lớp mấy nhưng cũng “khoe” với em nên tôi nói ý nghia của bài hát, em có vẻ thích thú. Sau này có lúc kể lại cho anh em trong đơn vị nghe, anh em khen tôi chọn bài hát gây tình cảm ban đầu cho các cháu về hình ảnh các chú bộ đội là quá tuyệt vời. Có tay còn tếu đọc quyết định tặng “giấy khen” vì xóa hình ảnh xấu của “cộng quân” mà bọn ngụy tuyên truyền trong đầu óc non trẻ của  thiếu niên cũng như đồng bào vùng mới giải phóng…Đọc xong rồi cả hội bò ra cười với nhau. Còn tôi đâu có nghĩ được như thế mà chỉ  vì mình nhớ bài hát đó mà thôi.
Khi tôi dạy các cháu hát mấy chị ở gần đấy sang xem làm tôi hơi lúng túng vì cái giọng thổ bùn của mình. Từ xưa đến nay hát tập thể thì có còn hát một mình thì chưa bao giờ, lại trước mặt người khác lại càng không. Cũng may là vào buổi tối không có đèn, hơn nữa đây là bài hát thiếu niên dễ hát. Còn em gái phụ trách hát thấy giọng có vẻ hay.
Buổi tập hát tạm kết thúc khi tôi bắt điệu cho các cháu tự hát một lần hết đoạn một và dặn mai học tiếp đoạn hai rồi cho các cháu nghỉ. Nhìn những thân hình còm cõi của các cháu tôi thấy thương và nghĩ chúng ăn toàn sắn hát thể cũng là tốt lắm rồi. Khi em Nguyệt về tôi dặn mai tôi sẽ chép lời cho, bây giờ tối không có đèn không chép được.
(còn tiếp)

« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2014, 05:48:10 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #271 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2014, 05:47:22 pm »

(tiêp)
Hôm sau kể chuyện với cô Lục khi  đi cùng tôi  xem các gia đình làm hố vệ sinh, thế là tối hôm ấy cô ăn cơm sớm ra chỗ tôi bảo đi chơi chứ thực ra tôi biết thừa là ra xem các cháu học hát.  Kể cũng phải thôi. Làm công tác ở cơ sở mà quan tâm đến phong trào đó là thể hiện trách nhiệm của người cán bộ.
Có thể buổi tập hát hôm qua đã gây thích thú không riêng gì cho các cháu mà cả các bà mẹ của chúng nên tối hôm sau được những 11 cháu. Hôm nay các cháu đã mạnh dạn hơn, hát to hơn hôm trước, làm tôi có cảm tưởng tiếng hát của trẻ thơ phá tan bầu không khí ảm đạm, nặng nề trong khu rừng lạnh lẽo ở Đắc tô - Tân cảnh ngày ấy!.
Niềm vui  phấn khởi thể hiện rõ trên khuôn mặt bầu bĩnh của cô Chủ tịch. Quả là hôm nay tôi mới thấy nụ cười của cô tươi tắn hơn mọi ngày. Khi các cháu về hết rồi cô bảo tôi cùng cô sang lán co Út thăm một chị có con đang ốm.
Bấy giờ cũng tầm 8h tối. Ở rừng mọi sinh hoạt của dân cũng như của bộ đội phải kết thúc trước khi trời sập tối. Khi chúng tôi sang thì mọi người đã mắc màn đi nằm, cô út vẫn còn thức. Thấy chúng tôi đến cô dậy cuốn màn lên lấy chỗ ngồi. Cô Lục có cách hỏi rất tình cảm,  người nghe thấy ấm áp:
-  Ngủ chưa em?
-  Dạ..!
-  Cháu bé bệnh đâu em? Cô Lục hỏi Út, tôi hỏi theo:
-  Cháu ốm lâu chưa cô?
-  Dạ..!
Tiếng ‘dạ” của cô trả lời cho câu hỏi của tôi, làm tôi hiểu như chưa được trả lời. Tuy vậy tôi cũng không nhắc lại nữa.
Từ ngày vào chiến trường đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc và sống với người Nam, cách giao tiếp và nếp sinh hoạt của họ chưa hiểu lắm. Kể cả sau này khi đất nước đã hòa bình, được tiếp xúc dân nhiều hơn, nhiều khi hỏi cũng được “dạ” như thế làm cho tôi cứ phân vân, ví như tôi hỏi: “ ba má có khỏe không? thì được trả lời bằng: “dạ!”..rồi bỏ lửng.
Đấy là kể về tiếng dạ của cô Út.  Còn việc thăm cháu ốm thì cô Út đã báo tin cho cô Lục từ chiều.
Cháu bị bệnh cũng đã lớn, tôi hỏi mẹ cháu bảo đã 17 tuổi. Cháu đang nằm thiêm thiếp, như ngủ, khi bấm đèn pin thì cháu mở mắt ra nhìn lờ đờ, cái nhìn yếu ướt, mệt mỏi, mắt như toàn lòng trắng. Soi đèn vào da thì thấy vàng bủng, như nghệ. Trời đất bệnh tật, ốm đau mà để như thế này thì làm sao mà sống nổi- tôi thầm nghĩ như thế. Chẳng phải là người của ngành y cũng biết đây là bệnh gan đã nặng lắm và má cháu bảo đã mấy ngày không ăn uống gì. Tôi thấy để ở nhà là quá nguy hiểm nên bàn với cô Lục là đưa cháu đi bệnh xá ngay, càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Cái quyết định của tôi là đúng đắn, dân sẽ thấy đước sự quan tâm của cách mạng khi đã có điều kiện. Và ngay trong đêm đã tổ chức đưa cháu đi viên.
Cáng cháu đi viện là mấy người do chị Chung chỉ định, trong đó có cả cô Út, cô Đạt và anh Đông đi. Riêng cô Út có con nhỏ thì cô Lục trông hộ.
Mãi đến hơn hai tiếng sau mọi người mới về và kể là đến nơi đã được trích thuốc ngay. Mẹ cháu cũng đi theo nhưng lại quay về vì còn đứa nữa ở nhà.
Khi mọi người về cả rồi một vấn để rất đơn giản là cô Lục phảỉ có người dẫn về…

(còn nữa)



« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2014, 12:47:26 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #272 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2014, 03:29:13 am »

(tiêp)
"Hôm sau kể chuyện với cô Lục khi  đi cùng tôi  xem các gia đình làm hố vệ sinh, thế là tối hôm ấy cô ăn cơm sớm ra chỗ tôi bảo đi chơi " Huh
- Úi giời ui. Bận túi bụi...hở ra tý đã đòi đi chơi...? ở đấy (Tân cảnh 1973) tối rồi đi chới "cái gì" chứ Huh!!! Hử....! hí hí...!
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #273 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2014, 07:42:05 am »

(tiêp)
Hôm sau kể chuyện với cô Lục khi  đi cùng tôi  xem các gia đình làm hố vệ sinh, thế là tối hôm ấy cô ăn cơm sớm ra chỗ tôi bảo đi chơi chứ thực ra tôi biết thừa là ra xem các cháu học hát.  Kể cũng phải thôi. Làm công tác ở cơ sở mà quan tâm đến phong trào đó là thể hiện trách nhiệm của người cán bộ.
Có thể buổi tập hát hôm qua đã gây thích thú không riêng gì cho các cháu mà cả các bà mẹ của chúng nên tối hôm sau được những 11 cháu. Hôm nay các cháu đã mạnh dạn hơn, hát to hơn hôm trước, làm tôi có cảm tưởng tiếng hát của trẻ thơ phá tan bầu không khí ảm đạm, nặng nề trong khu rừng lạnh lẽo ở Đắc tô - Tân cảnh ngày ấy!.
Niềm vui  phấn khởi thể hiện rõ trên khuôn mặt bầu bĩnh của cô Chủ tịch. Quả là hôm nay tôi mới thấy nụ cười của cô tươi tắn hơn mọi ngày. Khi các cháu về hết rồi cô bảo tôi cùng cô sang lán co Út thăm một chị có con đang ốm.
Anh Bob, anh Tom thấy chưa? Ngay ở tập phim đầu em đã đoán: Khi đi B, anh Phuockhanh chưa có  "mảnh tình rách" vắt vai cho nên lúc nào cũng chú tâm trong công tác vận động nhân dân vùng mới giải phóng xây dựng chính quyền, ổn định cuộc sống mới mà không hề có chi tiết nào lăn tăn nhớ người hậu phương mà chỉ chú ý tới khuôn mặt "bầu bĩnh" của cô chủ tịch. Hay thật, câu chuyện bắt đầu cuốn hút bởi tư duy hành động của người cán bộ quân đội làm công tác dân vận . với những trăn trở phương án xây dựng phong trào, với cuộc sống thường nhật đầy khó khăn, thiếu hụt, đơn chiếc của nhân dân lúc giao thời trên địa bàn da báo đấy nha.

Xin khoe ông Phuockhanh cháu ngoại Dori học lớp 4 ông ạ
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2014, 05:29:16 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #274 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2014, 10:45:32 pm »

 Trước hết anh Chúc mừng hai bà cháu AT! cháu giống bà ngoại quá, hẳn cháu là học sinh suất sắc của của trường chứ chẳng sai. AT có tổ ấm thật tuyệt vời!
 PK Vừa suất hiện đã bị đoán ngay từ đầu. Vậy thì xin đoán qua: Sáng, trưa, chiều, tối với ba đáp án: Chưa có, có và đã có ? Nếu sai cho bài thứ 2. Khi đó AT 6 tuổi chưa chắc đã đủ 72 tháng. Anh Thơ có khuôn mặt giống cô chủ tịch quá.
Chữ TA ở khổ thứ hai đoạc là ANH.



« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Một, 2014, 05:04:10 am gửi bởi phuockhanh » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #275 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2014, 08:25:54 am »


 PK Vừa suất hiện đã bị đoán ngay từ đầu. Vậy thì xin đoán qua: Sáng, trưa, chiều, tối với ba đáp án: Chưa có, có và đã có ? Nếu sai cho bài thứ 2. Khi đó AT 6 tuổi chưa chắc đã đủ 72 tháng. Anh Thơ có khuôn mặt giống cô chủ tịch quá.
Chữ TA ở khổ thứ hai đoạc là ANH.




Em có thấy gì đâu, hay tại máy tính của em không bắt được tín hiệu.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #276 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2014, 04:08:53 pm »

Gửi AT! Dịch ra thấy báo bị xóa rồi. PK đề nghị nếu xóa nên thông báo.  Xin lỗi Anh Thơ.
Xin chép đền bài  Đêm gác thức cùng chim và vẫn hỏi như ý trước?

Đêm đã về khuya làng trong giấc ngủ
Gió ngừng đưa và cây đứng lặng im
Trong xóm nhỏ đã hết giờ trăn trở
Cả không gian đang chìm lắng giờ khuya.

Giờ đêm ấy thêm nhiều suy nghĩ
Càng buâng khuâng những việc hẹn chưa làm,
Giờ đêm ấy thêm nhiều thương nhớ
Những ngày qua và những ai xa!

Giờ đêm ấy một tiếng chim hót nhỏ
Nghe âm vang xao động cả trăng sao
Ơi con chim trong lồng bên cửa sổ
Sao thức hoài chưa ngủ đó chim ơi?

Có phải chim quen gian lồng nhỏ
Quên thời gian và thức đêm nhiều,
Có phải chim vì chưa yên ngủ
Say ánh trăng trải nhẹ quanh nhà?

Chim thao thức vì lòng thương nhớ
Chợt đổ về gieo giữa lòng chim
Bao tháng ngày trong gian lồng nhỏ
Nhớ Khoảng trời cánh rộng bao la.

Trăng sáng lắm đầy vười dưa đỏ
Nghe sương rơi trên lá mía, tàu dừa,
Chim thức vì tha thiết giờ khuya
Hay trăn trở vì đời chưa cất cánh?

Ta muốn hỏi những ngày chim sống
Trong gian lồng chim hót có vui,
Ta muốn hỏi những điều xây mộng
Trong tâm hồn chim đó chim ơi?

Dù tha thiết giờ khuya êm ả
Với trăng sao với sương đậu đầu cành
Ta vẫn muốn gửi niềm tâm sự
Cùng với chim chim đó chim ơi!

Đêm về khuya, trăng vàng, sương lạnh
Nghe mêng mông bóng tối xoay vần
Tiếng chim hót chợt tan đêm vắng
Nghe xôn xao gà lại gáy sang canh.
                                       1970
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Một, 2014, 07:12:57 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #277 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2014, 03:36:38 am »


Hôm qua 2/11 Pk đi dự kỷ niệm 43 năm ngày e 24 lên đường vào Nam chiến đấu. Buổi gặp mặt đông đủ CCB của D6 khu vực nội thành và các huyện An dương, An Láo, Thủy Nguyên, Đồ Sơn. 80% cán bộ và chiến sỹ D6 khi đi B là người Hải Phòng, 2/3 không trở về.  
Ba chiến sỹ của tiểu đoàn 6 được phong tướng. Hai thiếu tướng và một trung tướng người Hải Phòng. Ảnh Trung tướng Lợi (mặc áo đỏ) là chiến sỹ C11 ngày đi Nam đang ôn lại kỷ niệm xưa cùng đồng đội. Muôn trung đồi phó thông tin ( bên phải Lợi), Quý công vụ trung đoàn trưởng La (người ngôi bên trái Lợi). Quảng y tá C11 không có mặt.Thuấn cùng học với bob ở Dục Mỹ gửi lời thăm (quên không chụp ảnh), khi về hưu trung tá.
Có số điện thoại của ông Lâm nhắn tin choPK, có lính của cụ nuốn gặp cụ.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #278 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2014, 06:12:50 am »


Hôm qua 2/11 Pk đi dự kỷ niệm 43 năm ngày e 24 lên đường vào Nam chiến đấu. Buổi gặp mặt đông đủ CCB của D6 khu vực nội thành và các huyện An dương, An Láo, Thủy Nguyên, Đồ Sơn. 80% cán bộ và chiến sỹ D6 khi đi B là người Hải Phòng, 2/3 không trở về. 
Ba chiến sỹ của tiểu đoàn 6 được phong tướng. Hai thiếu tướng và một trung tướng người Hải Phòng. Ảnh Trung tướng Lợi (mặc áo đỏ) là chiến sỹ C11 ngày đi Nam đang ôn lại kỷ niệm xưa cùng đồng đội. Muôn trung đồi phó thông tin ( bên phải Lợi), Quý công vụ trung đoàn trưởng La (người ngôi bên trái Lợi). Quảng y tá C11 không có mặt.Thuấn cùng học với bob ở Dục Mỹ gửi lời thăm (quên không chụp ảnh), khi về hưu trung tá.
Có số điện thoại của ông Lâm nhắn tin choPK, có lính của cụ nuốn gặp cụ.
Hì hì vui quá, lão Lợi hồi đi b là LL C11. nhưng 1975 làm c viên C10 rùi (hồi 75 hắn c viên c10. bob c viên C11). Khi bob nói chuyện với Lợi (qua điện thoại) hắn còn dặn : "Khi nào ra HN điện cho hắn...gặp nhau). Thuấn - nhà gần chợ Sắt HP. Hồi học cùng lớp D viên với bob (1976)  hay đá bóng,,, khéo mồn lắm! Cảm ơn PK đã thông tin. Số điện thoại ông Lâm: bob nhắn tin. hiện cụ Lâm 80 tuổi - còn khỏe, trưởng ban LLCCB F10 ở Nha trang. Vừa rồi cụ gặp bob có nói: "đài TH TPHCM nhân 40 năm GPMN, phối hợp với đài TH Khánh hòa  sẽ tổ chức buổi hội thảo về chiến dịch Tây nguyên- chiến dịch HCM (vào đầu năm 2015, ngày giờ báo sau) sư 10 tham gia từ đầu đến cuối... Cậu phải có mặt đấy! - Tớ chỉ cười cười... rồi nói với cụ Lâm: Em nói thì người nghe bây giờ "dễ hiểu lầm" ... có khi họ cho là mình kể công...nên em ngại! Anh cử người khác. Cụ Lâm vội vàng: _ Không, Không được! Cậu là người trưc tiếp tham gia từ đầu...là CB đại đội...này khác... Cụ Lâm ...còn nói câu cuối như ra lệnh: Không được vắng đấy!!! Hì hì...! Cái tình huống này khó quá PK ơi, Ông lão PK ơi, bob xin ý kiến ông "âm mưu" giúp cái.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2014, 05:11:24 pm gửi bởi bob » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #279 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2014, 07:04:44 am »

Gửi AT! Dịch ra thấy báo bị xóa rồi. PK đề nghị nếu xóa nên thông báo.  Xin lỗi Anh Thơ.
Xin chép đền bài  Đêm gác thức cùng chim và vẫn hỏi như ý trước?


Thật ra em không đủ khả năng hiểu tường tận những ý thơ anh Phuockhanh muốn hỏi. Em chỉ cảm nhận những trăn trở từ thẳm sâu tâm can người chiến sĩ đứng gác trong đêm khua khoắt bảo vệ bình yên cho làng xóm và đồng đội mà tâm sự lại nhân cách hóa với con chim trong lồng chật hẹp. Bản năng con vật nào cũng rất khao khát tung cánh tự do trong không gian mênh mông, nếu theo logic trong gian lồng nhỏ thì chim phải buồn ủ rũ, nhưng chim của anh Phuockhanh vẫn hót, rồi quên thời gian, quen gian lồng nhỏ, rồi thức suốt đêm thâu và hót.... Cuối cùng em chịu không đoán ra tâm tư người gieo vần và chịu luôn tâm sự của con chim anh PK.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2014, 03:33:16 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM