Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 01:15:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời chiến trận  (Đọc 200030 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #260 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2014, 03:03:24 pm »

Thấy người không bóng là người ảo
Bảo cười không tiếng cũng là không
Bao giờ tay nắm bàn tay thật
 Mới chính là ta với ta… Anh Thơ nhé. Cho thêm khúc củi nữa đi, kẻo lửa lại tắt ngấm đấy.


Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #261 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2014, 06:41:25 am »

Thấy người không bóng là người ảo
Bảo cười không tiếng cũng là không
Bao giờ tay nắm bàn tay thật
 Mới chính là ta với ta… Anh Thơ nhé. Cho thêm khúc củi nữa đi, kẻo lửa lại tắt ngấm đấy.
Vâng! Em đồng ý thêm củi, dù củi đước cháy hồng nhưng củi đã cũ hơn ba mươi năm trước @Phuockhanh anh à, mong các anh chị thông cảm và đừng cười con bé ngớ ngẩn này nha!
                                                  
Anhtho hoài niệm về tình yêu đầy thử thách từ Kamponcham, Phnompenh – Campuchea  tới Thanh Hóa, Nam Định Việt Nam -  Mùa thu năm 1982

 HOÀI NIỆM
 Nhớ tuổi ấu thơ thấm nắng mưa
 Bình minh Ngàn Nưa in bóng núi
Nắng sớm chiều vàng đất Triệu Sơn*
 Mênh mông trải tít lúa xanh đồng
***
Chiến chinh vệ quốc  đã thành công
Non sông thống nhất qui một dải
Bố còn dang dở việc quân cơ
Mẹ nặng đôi vai các con thơ
***
Đất  bạc trung du đậm nắng mưa
Đông ken, hè đốt suốt sớm trưa
Đói cơm rách áo màu da nám
Bán mặt cho đất, lưng cho trời
***
Sớm nhận cuộc đời nặng gió sương
 Tôi phụ mẹ già nuôi các em
Dẫu no đói, đôi mùa đông hạ
Đất nước thanh bình vẫn thấy vui
***
Phận số đời tôi tưởng an thân
Thường tình nhi nữ chẳng phân vân
Sản xuất dựng xây thân lập nghiệp
Đợi  ngày gửi gắm bến tình xuân
***
Bão tố đạn bom ngoài biên giới
Kẻ thù lấn chiếm giết dân ta
Hai đầu tổ quốc rơi xương máu
Oán thán thương đau khắp ải xa
***
Dứt lòng xa mẹ, bầy em nhỏ
Ba lô lên vai, súng đạn chiến trường
Bước chân ra đi với lời thề sông núi
Bảo vệ biên cương, nòi giống Lạc Hồng
***
Khoảnh khắc trôi, nơi miền đất lạ
Công Pông Chàm miền ấy là đâu
Thảng thốt thay, cuộc chiến là "bắt buộc"
Ta muốn hoa hồng có được đâu
***
Kẻ thù kia buộc ta ôm cây súng
Gìn giữ biên cương, giải cứu láng giềng
Nơi chiến trường nhất sinh thập tử
Có thể nào ngăn được khát khao
***
Tôi gặp Anh như  điều kỳ diệu
Để thầm thương trộm nhớ trong tim
Để khắc ghi tâm hồn thổn thức
Dù chiến trường sinh tử mong manh
***
Cầu Chulava** e thẹn mỗi chiều xuân
Watphnom*** hẹn hò trong tĩnh lặng
Để đêm nay trước dòng sông bốn cửa****
Trời Hoàng cung vời vợi ngắm nhìn nhau
***
Những nụ hôn và ánh mắt thẳm sâu
Em yêu anh, mối tình tha thiết
Anh là biển cả, là núi cao
Là Bách, Tùng bên đời em che chở
***
Nâng lưu em, chở che  trong tán rộng
Cho tim em kiêu hãnh chốn sa trường
Vừa công tác vừa mang hy vọng
Tình yêu em được đền đáp chốn phong sương
***
Chiều cuối thu miền ấy nắng dịu êm*****
Hai con tàu dời ga hai thời  khắc
Mang trong mình là hai nỗi khát khao
Hai người lính trở về từ chiến tuyến
***
Cũng chỉ vì câu nệ nhiêu khê
Và khắt khe chiến trường kỉ luật
Ngăn cách hoài tình cảm thiết tha
Thử thách lòng kiên nhẫn tình ta
***
Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Tình chúng mình không thể chia xa
Vượt nghịc cảnh Nhâm Dần - Kỷ hợi
Cha mẹ hai nhà chấp nhận phong ba
***
Trở lại Phnompenh chiều đông chớm lạnh
Mà  lòng em càng thấy lạnh hơn
Nơi anh làm việc tầng đầu biệt thự
Để đêm về em trằn trọc cuối nhà sau
***
Cưới nhau rồi mà sao không thể
Hụt hẫng nào hơn nỗi khổ này không?
Thủ trưởng không nghe, bạn bè không thuận
Để tháng ngày trôi, thương nhớ lớn dần
***
Có những đêm bồi hồi nhung nhớ
Em tự hỏi mình: anh có thật yêu em?
Mà ngày ngày mê mải công danh
Mà nhạt nhòa tình ta buồn khôn tả
***
Tạm biệt Phnompenh, tạm biệt anh
Bước lên xe,  một mình về tổ quốc
Ba lô trước sau, nặng nề khôn siết
Lặng ngoái nhìn anh để nước mắt lăn dài
***
Xe lăn bánh khuất dần nơi cuối phố
Hút  xa dần hình dáng anh yêu
Hãy yêu em, thương con mà phấn đấu
Em đón anh về tái hợp hoàn ca
            
                                                                   AnhThơ - Nam SaiGon mùa đông 2012                          
        Huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa* Cầu sập** , chùa đất*** Sông Bát Sát****(PhnomPenh) Ga Sài Gòn*****
                                                                        





« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2014, 10:43:15 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #262 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2014, 08:40:53 am »

Cảm ơn em đã tặng anh những vần thơ súc động, vì nay có công việc chỉ có đôi lời vơi em gái, mà vẫn muốn gọi là EM GÁI SAI GÒN ĐI TẢI ĐẠN !
Tạm biệt!
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2014, 09:17:35 am gửi bởi phuockhanh » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #263 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2014, 07:04:25 pm »

HOÀI NIỆM
....
"Là Bách, Tùng bên đời em che chở"
....

Chào AT, Anh bob đọc thơ em . Thấy Em trải lòng mình rất chân thực và xúc động, Thời con gái mộng mơ...dù trong chiến tranh ác liệt...em đã gặp (vetran) người trong mộng. và em đã dành trọn vẹn tình yêu cho VT. Một tình yêu chân thành và cháy bỏng. Và tình yêu đã đơm hoa kết trái "thỏa nỗi ước mong"...
 Đọc câu trên (màu đỏ) anh bob bỗng nhớ một bài thơ vui " Theo kiểu dân gian) chẳng có tác giả nào cả. trong những lúc anh em bạn bè gặp nhau khề khà... rồi đùa vui. đọc những bài thơ vui vui, tếu tếu, hài hài, thậm chí dung tục một tý...! anh bob nhớ bài : CHỒNG  như sau:

 Chồng là cây bách, cây tùng
Là con thuyền nhỏ giữa lòng đại dương      * tuy là bách tùng đấy, nhưng đôi khi cũng tròng trành...)
Chòng là tất cả tình thương
Có cái quí nhất thường dành cho ta

Chồng là trụ cột trong nhà
Một tay chèo lái phong ba giữa đời
Chồng là tất cả tuyệt vời
Như cái kho bạc, Ta thời phải canh.

Hì hì...  (bob sưu tầm bằng tai trong khi nhậu)
 
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #264 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2014, 07:50:06 am »

.
Anh bob nhớ bài thơ : CHỒNG  như sau:

 Chồng là cây bách, cây tùng
Là con thuyền nhỏ giữa lòng đại dương      * tuy là bách tùng đấy, nhưng đôi khi cũng tròng trành...)
Chòng là tất cả tình thương
Có cái quí nhất thường dành cho ta

Chồng là trụ cột trong nhà
Một tay chèo lái phong ba giữa đời
Chồng là tất cả tuyệt vời
Như cái kho bạc, Ta thời phải canh.

Hì hì...  (bob sưu tầm bằng tai trong khi nhậu)
 

Em Anhtho chào anh chủ PK, anh Bob và các anh chị. Em cám ơn anh PK và anh Bob đã đồng cảm chia sẻ bài thơ "con cóc" của em, và rất tiếc bài thơ của anh Bob không có tác giả để học hỏi vì bài thơ rất hay với những chi tiết rất thật, thật như chân lý mà có lẽ lớp tuổi phụ nữ chúng em đọc rồi, rất thấu cảm và hơn nữa rất đúng với nhận xét của anh Bob (* tuy là bách tùng đấy, nhưng đôi khi cũng tròng trành...). Vì đôi khi chồng chỉ là: Con thuyền nhỏ giữa lòng đại dương. Rất hay, rất thâm thúy tế nhị. Em đã coppy vào trang lưu trữ của em để tham khảo
Nhân chuyện này em bêu xấu Vetran một tí "Bách Tùng" của em không những tròng trành mà còn rất "đỏng đảnh" mà em đã tỉnh táo nhanh chóng phát hiện ra ngay từ ngày đầu mới yêu cho  nên dù không phải kho bạc vàng gì nhưng hơn ba mươi năm nay chưa ngày nào em lơ là việc "canh phòng" thậm chí rất cẩn mật mà ngay cả bây giờ chàng ngoại ngũ tuần rồi, em vẫn phải tăng cường biện pháp "canh" kể cả sử dụng công nghệ thông tin.. hi hi. Góp chuyện vui với các anh chút nhé. Em chúc các anh chị mạnh giỏi.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2014, 06:54:01 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #265 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2014, 11:00:15 am »

Cũng như chị Xuanv nhắc, chúng em đanh nóng lòng được xem tập hai của bộ phim "Người chiến sĩ miền Bắc làm công tác dân vân" trên chiến trường Tây Nguyên sau giải phóng. Mong bộ ba các anh vào cuộc nha.

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2014, 07:02:26 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #266 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2014, 01:10:12 pm »

.
Mọi cảm nhận về bài thơ của AT anh bob đã nói lên tất cả rồi, nhất là lại thêm đoạn thơ nữa càng tuyệt vời. Hiện nay anh không ở nhà, khi nào về anh xin người có cả bài dài dằng dặc về chồng vợ, khi nào có anh sẽ cho tham khảo nghe.
Dạo trước anh đã đọc trang của Em, một thành viên hỏi chuỵện Vetran như nội dung em kể. Vetran đã tiết lộ cách "đục" hay lắm, làm cho bao ngưởi đàn ông lên tiếng và tôn vinh " biệt động thành Sài Gòn" hồi tết Mậu thân, vào tận đại sứ quán Mỹ đấy đánh bom. Ha..ha..!!! 
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2014, 01:16:57 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #267 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2014, 06:09:58 pm »

(tiếp theo)
Tôi và cô lục có một buổi đi thăm nơi ở của dân đã phát hiện thấy nơi ở mất vệ sinh, có thể nói là kinh khủng. Chung quanh dân phóng uế bừa bãi làm cho ruồi nhặng phát triển nhanh chóng. Tôi đề suất với cô Chủ tịch là làm hố xí như cách của bộ đội, được cô đồng ý.  Để cho dân biết cách làm thì phải làm trước một cái để cho dân xem.
Ngay chiều hôm đó cô Lục đã bàn bạc cùng chị Chung, cô Út, anh Đông tiến hành công việc. Anh Đông và một vài người đàn ông nữa là diện trao trả không về phía Sài Gòn mà trở về với Giải phóng, hiện đưa anh vào là công tác phong trào ở cơ sở. Cũng mới gặp anh lần này là lần thứ hai; lại như những người phụ nữ  không có chồng, tôi cũng không hỏi anh về chuyện vợ con giờ ở đâu. Anh có vẻ hiền và thật thà. Dưới sự hướng dẫn của tôi, mọi người rất hăng hái tham gia. Chị thôn trưởng năng nổ đôn đốc và rất nhiệt tình theo cách như ta thường bảo là miệng nói tay làm. Chỉ một buổi chiều hôm đó mọi người đã hoàn thành hố hí vệ sinh làm mẫu.
Buổi chiều trong khi làm có một cô gái còn trẻ, cỡ mười tám mười chín tuổi mà hôm đó tôi mới gặp. Khi tôi bảo thành lập tổ chức thanh niên thì cô Chủ tich bảo là không có thanh niên. Kể cũng phải thôi vì nếu là nam giới phải đi lính rồi, nếu chưa đến tuổi thì cỡ này cả nam và nữ họ nhanh chân chạy trốn là lẽ tất nhiên. Vậy cô gái này ? Sau tôi hỏi cô Lục được cô cho biết là  mẹ cô khi có chiến sự đã  bị thương vào chân và còn hai em bé nên phải lo toan gia đình. Tôi đề suất là cho cô gái này tổ chức thiếu nhi. Cô Lục đồng ý và còn hỏi:
-   Là thiếu nhi thì làm cái gì? Tôi hiểu các cô còn bé trong vùng địch tạm chiếm không có sinh hoạt thiếu nhi. Lớn lên thoát ly tham gia cách mạng, chỉ lo công việc xây dựng phong trào kháng chiến là chính nên việc hoạt động các đoàn thể, nhất là thếu niên nhi đồng chưa  làm bao giờ, chẳng biết nội dung hoạt động ra sao. Dù chưa được ai hướng dẫn cụ thể, song tôi nghĩ cứ đưa những nội dung như ngoài Bắc vào là tốt nhất. Tôi bảo :
-  Cứ cho các cháu tập hát bài hát thiếu nhi, cho tiếp súc dần với bài hát cách mạng là tốt đấy.
-   Em không biết hát đâu và ở đây dân cũng chẳng ai biết.  Anh dạy được chứ bộ?
Một thoáng lúng túng vì cô bắt tôi làm cái công việc từ bé đến giờ chưa hề làm bao giờ. Nhưng tôi ý thức được là mình đã đề suất mà lại từ chối thì khác nào bảo thôi cho xong. Tôi nhận lời. Nhận mà cứ băn khoăn, lo lo. Đài đóm thì chẳng có, với tôi thì móc đâu ra? Mà có được thì chỉ có chiến lợi phẩm, mà chiến lợi phẩm thì làm gì đủ tiêu chuẩn dùng. Cỡ chính trị viên đại đội mới có tiêu chuẩn dùng cái Oriongtong. Phải lục lọi trí nhớ ít ra được một hai bài hát thiếu nhi. Tôi lục ra được hai bài, chả biết có sai chõ nào không. Đến bây giờ tôi cũng chẳng nhớ là làm sao mình lại thuộc bài hát Màu áo chú bộ đội và bài Hạt gạo làng ta, thơ của nhà thơ trẻ Trần Đăng  Khoa. Nghĩ lại mà đến buồn cười, tối vừa lên võng là nhẩm hát, lúc đi đường cũng lẩm bẩm  cứ như thằng tâm thần.
Mọi sự chuẩn bị cho buổi sinh hoạt thiếu nhi được cô Chủ tịch sắp xếp chu đáo, cả việc cử cô thanh niên tên Nguyệt đến dự. Để có sự chuẩn bị trước cho Nguyệt tôi và cô Lục đến chỗ ở gặp gỡ riêng với Nguyệt, trao đổi nọi dung trước.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2014, 06:15:56 am gửi bởi phuockhanh » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #268 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2014, 09:52:52 pm »

(tiếp theo)
- * chiều hôm đó mọi người đã hoàn thành hố hí vệ sinh làm mẫu.
- **Khi em Nguyệt về tôi dặn mai tôi sẽ chép lời cho, bây giờ tối không có đèn không chép được.


 - * Úi giời ui, Hết chuyện khoe rùi hay sao mà khoe chuyện làm hố hí...! Mà cái loại hố hí của PK bày cho bà con làm ý...chỉ đi vài ngày là hôi mù. cách hàng km vẫn nghe thấy mùi (nghe chứ không phải ngửi đâu nhá! vì chưa tới gần đã bịt mũi rồi...sao ngửi ?! ) Lão PK kể chuyện này bob lại nhớ cái dãy hố xí của C11 ở bãi cỏ đầu sân bay TSN năm 1975. Bởi vì cả lũ "ngố rừng" có biết dùng nhà vs ở TP bao giờ, lại bị mấy ngày mất nước...lính ta cứ vào nhà VS tương đầy ra đó... xong đứng dậy chuồn lẹ...chỉ vài ngày...phân tràn ra cả cửa. Tớ với lão Năm (C trưởng) bàn : Phải làm hố xí 2 ngăn... Lão Năm dẫn các B trưởng ra bãi cỏ gần nhất phía đầu sân bay, chỉ địa điểm rồi ra lệnh: Mỗi a phải có môt hố xí 2 ngăn trong ngày. Thế là các a thực hiện răm rắp: người cạy tole, người tìm cọc gỗ...Hôm sau xuất hiện 1 dãy hố xí lơp tole thẳng tắp ngay cạnh đường băng. Úi giời ui! nhưng chỉ vài hôm là "mùi thơm đặc biệt" giống mùi hố hí mà lão PK bày cho dân Tân cảnh làm ấy bay vào tận chỗ ở...Hí hí!!!
- * "không có đèn không chép được" . He he...Không lẽ người ta nói trong lúc không có đèn mà chịu "bó tay" àHuh - em về buồn rười rượi...!!!
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2014, 09:59:37 pm gửi bởi bob » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #269 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2014, 10:39:38 pm »

Làm chính tri mà quên chuyện Bác hồ xuống thăm đơn vị à?
Các ông C11 ăn nhiều thịt hộp thì thế thôi, chứ dân họ ăn sắn thì yên tâm đi.
Chắc đêm nay lại mất ngủ đây có phải không? Nhớ là bây giờ sắp 23h nghe. Hay lại bận câu hả? Cá không cắn câu thành ra tức quay ra quậy tùm lum hả?
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2014, 01:29:34 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM