Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:57:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời chiến trận  (Đọc 200029 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #210 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2014, 03:16:07 pm »

Cảm ơn quangcan!
Bản đồ này cạp nhâp 4/1970, mà mình ở đó 1972. Cõ lẽ đã có sự thay đổi.
Việc tra tìm thông tìm về người anh, hiện nay P/K không ở nhà, mấy bữa nữa mình mới về sẽ cho quangcan thông tin cụ thể và có hai trường hợp cần tìm. Cũng nhân đây nhờ quangcan tra tìm L/s Phạm hữu Tản (hoặc văn) là em của bạn mình ở C18, E 24, F10, QD3, là đại đội của mình hy sinh vì sốt rét vào tháng 4-1972 khi ở T29. Khi đó mình đã ra phía trước. Sau hòa bình về gặp bạn mới biết Tản là em con cô của bạn. Hiện nay gia đình muốn tìm mộ. Địa chỉ gia đình: thôn Thanh Kỳ xã An Thanh h. Tứ Kỳ t. Hải Dương. Mong quangcan tìm giúp. Xin cảm ơn!
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2014, 03:22:48 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #211 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2014, 04:53:22 pm »

Danh sách liệt sỹ thuộc E24 thì bác tra cứu và hỏi thẳng luôn ở đây đi: http://www.e24.com.vn/?m=newsdetail&q=18&id=231;

T29: thì có ngay, Smiley;
T-29, CO 9 Corridor   YA 8366
lat lon = 14.16 107.63 (14°09'N 107°38'E)
UTM/UPS = 48N 784000 1566000
Map: 6537-3

Nó nằm gần chỗ Cư Tín/ cao điểm 1327, Cư Dor/ điểm cao 772 và phía bắc của Plei Yome/ Pơlei Yôme ý bác.
Logged

phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #212 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2014, 08:33:21 pm »



Chào quangcan!
Danh sách liệt sỹ là của e24 A, còn P/K muốn xem danh sách liệt sỹ của e24b thuộc f10 quân đoàn 3. E24 b chỉ vào Nam từ cuối 1971, đầu 1872. P/K đã tìm danh sách ở nghia trang Đắc Tô, Buôn Ma Thuột. Chưa thấy danh sách của e24b.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #213 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2014, 08:30:11 am »



Chào quangcan!
Danh sách liệt sỹ là của e24 A, còn P/K muốn xem danh sách liệt sỹ của e24b thuộc f10 quân đoàn 3. E24 b chỉ vào Nam từ cuối 1971, đầu 1872. P/K đã tìm danh sách ở nghia trang Đắc Tô, Buôn Ma Thuột. Chưa thấy danh sách của e24b.

 - Bác đã liên lạc với ban chính sách của E24B ở Tân cảnh (hiện nay) chưa ? ở đấy may ra mới tìm được danh cách liệt sỹ từ 1971. Từ danh sách LS của trung đoàn... bác mới làm việc tiếp... xem LS mình cần tìm đã đã được qui tập chưa? nghĩa trang nào, Nếu chưa thì mới tìm nơi mai táng ban đầu (ở binh trạm nào...) công phu lắm. Chú quang thì nhiệt tình giúp rồi nhưng chỉ hỗ trợ được trên bản đồ (kể cả của phía mỹ). nên bác bàn với gia đình LS phải vào làm việc với E24b trên, may ra mói tìm thấy. Chúc bác khỏe.
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #214 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2014, 05:34:38 pm »

Sau cuộc gặp gỡ với chị Chung, cô Lục dẫn tôi sang lều cô út, hội trưởng phụ nữ. Chỗ cô Út không phải là lều độc lập mà bốn gia đình làm chung một lán và làm cái sạp dài tất cả cùng nằm ở trên đó. Nói bốn gia đình cho oai chứ hai gia đình có hai đứa con, hai gia đình có một mẹ một con.
Cô Út trẻ, chỉ ngoài hai mươi tuổi, có một đứa con  nhỏ. Cô Lục gọi là em. Cô Út đang ngồi nạo sắn, đứa con gái nhỏ ngồi bên xem mẹ làm. Thấy chúng tôi đến cô thôi không nạo nữa và bảo chúng tôi vào lán ngồi. Cô út ít tuổi hơn chị Chung nhưng cũng là người  tháo vát, nhanh mồm miệng. Chọn những người như thế này sẽ thuận lợi cho công tác của cơ sở hơn. Ngồi chuyện trò một lúc, cơ bản là chuyện giữa cô Lục và cô Út là chính, tôi chỉ ngồi nghe và đưa ra cái gật đầu hoặc cái cười đồng tình.
Cũng đã đến trưa tôi về xem hai đứa trẻ cơm nước thế nào. Tôi lo như hai đứa cháu của mình. Cô Lục bảo tôi về chỗ cô ăn cơm, tôi ngần ngừ giây lát rồi đồng ý và bảo cô về nấu trước, tôi dẽ qua lán xem hai anh em thằng bé ra sao, sẽ đến sau.  
Có một mình đứa em đang ngồi cửa lều, hỏi thằng anh nó bảo đi theo mấy người lớn kiếm sắn từ sáng, chưa về. Nghe nó nói thế  tôi mới nhớ là hôm qua có mấy củ sắn đã ăn hết. Thực là cảnh sống cơ cực, chạy ăn từng bữa. Tôi đong một bò gạo ra cái rá nhựa để bên cái nồi bảo đứa em khi nào anh nó về thì nấu cơm.  Nó dạ một tiếng rồi lại ngôi lặng im, nét mặt thẫn thờ, trông vừa thấy tội tội, lại vừa thấy thương thương.  Nhìn nét mặt nó làm tôi thay đổi ý định không để thằng anh nấu cơm. Tôi  đi múc nước về vo gạo rồi nấu cơm cho chúng. Nấu xong cơm tôi mới đi vào chỗ cô Lục.
 Ăn với các cô một bữa cơm, cứ gọi cho oai là bữa cơm khách của ngày đầu tiên cùng nhau công tác. Nó giống như ở ngoài bắc chúng tôi hay tổ chức bữa liên hoan khi thì chia tay, khi thì họp mặt. Chả biết cô Chủ tịch nghĩ gì chứ với tôi, tôi cho là cuộc gặp gỡ để trao đổi công việc là chính. Bữa cơm ở chiến trường thì ai mà chả biết có những món gì rồi: Đặc sản là muối biển và rau rừng! Đi theo đường mòn xuôi theo con suối nhỏ như cô chỉ tôi đến chỗ các cô ở.
Không ngờ chỗ hai cô ở lại xa chỗ dân như thế, phải đến mười lăm phút. Đúng chỗ khúc quanh của con suối. Có hai cái lán, một cái trên cao cô Lục ở, cái thấp, bên bờ suối do cô Xương ở và đó cũng là chỗ  bếp nấu cơm.  
Tôi đứng đầu cái lán quan sát bốn chunh quanh. Đây là khu rừng non, tán cây cũng đủ che phủ mặt đất. Điều mà tôi ngạc nhiên là ở nơi rừng rú như thế này mà chỉ có hai người con gái ở mà sao các cô không thấy sợ? Con gái thì biết bao nhiêu là cái sợ: Sợ thú rừng, thú ăn thịt không biết ở đây có hay không? chỉ cần con chồn con cáo nó nhảy soạt một tiếng trong đêm thanh vắng cũng đủ hồn siêu phách lạc rồi; còn sợ kẻ sấu nữa chứ và cái sợ bóng tối bao la của rừng núi hoang vắng, với bao  chuyện kinh dị về ma mãnh mà bất cứ ở đâu có bóng tối  là có sự hiện diện của ma quỷ? Nghĩ như thế thôi chứ chả cần hỏi cũng biết các cô có một tinh thần cứng rắn như thế nào.
Đúng là bữa cơm đãi khách, món ăn có rau dớn nấu canh và cá khô. Kể từ ngày xa miền Bắc nay tôi mới được ăn con cá khô, ngọn quá, nó  đậm vị mặn mà của biển! Và lại được ăn cơm với hai cô cán bộ giải phóng nữa, trong bụng thầm nghĩ mình là người lính của trung đoàn được “số đỏ” nhất.  Gì thì không biết chứ hơn hẳn cả E đang nai lưng ra phát nương dưới trời nắng rát. Nghĩ như thế lại tự nhủ phải làm thất tốt công việc được giao.
Cô Xương đang mang bầu nên da hơi xanh người gày, có vẻ rụt rà, dè sẻn câu nói. Tôi hỏi câu nào trả lời câu ấy, chả biết cô không nhiệt tình với câu chuyện hay tính cô thế? Gặp người như vậy  tôi hay bị cụt chuyện.
Trong khi ăn cơm nghe cô Chủ tịch nói về tình hình ở cơ sở mà cô phụ trách. Sau khi ăn cơm xong tôi ngồi chơi một lúc rồi tôi về. Lúc về cô Lục nhắc cầm súng, tôi bảo không mang theo. Cô dẫy nảy lên là sao anh chủ quan thế? Nếu mất thì sao?  Bấy giờ tôi mới thấy mình mất cảnh giác đến dại dột. Tôi vội vàng đi về và mong đừng có gì sẩy ra. Đến cửa vừa trả lời thằng bé chào, tôi nhìn ngay vào chỗ treo súng, nó vẫn y nguyên chỗ cũ, bấy giờ tôi mới hết lo.





« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười, 2014, 06:06:13 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #215 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2014, 09:00:17 pm »

Nhân ngày Phụ Nũ Việt Nam 20-10, P/k chúc Cb và AT luôn khỏe mạnh, vui tươi trẻ, hạnh phúc và luôn là thành viên tích cưc trên VMH ! Xin chào và hen gặp lại. l
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #216 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2014, 09:09:56 pm »

Cb chào bac P/K. Cb xin thay mặt cho cả anhtho xin nhận và cảm ơn bác P/k lời chúc tốt đẹp và nhành Lan rất đẹp danh cho CB và anhtho nhangayayf 20/10. Hai chị em AT và CB chúc bác mạnh khỏe viết tiếp những dòng ký ức lính cho người đọc đang mong chờ
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #217 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2014, 09:57:41 pm »

Tôi vội vàng đi về và mong đừng có gì sẩy ra. Đến cửa vừa trả lời thằng bé chào, tôi nhìn ngay vào chỗ treo súng, nó vẫn y n3y?yguyên chỗ cũ, bấy giờ tôi mới hết lo.


 May đời cho lão PK. Thủa ấy mà mất cái vật bất ly thân thì toi rồi! Vì cái đầu lúc ấy chỉ nghĩ đến việc nhanh chóng đi gặp hai cô "cán pộ" mà...!
 Bob lại nghĩ: Không chừng lão PK bịa thêm tình huống này cho hấp dẫn!? Bởi lẽ bob đã từng ở phía sau, dù đi công tác,  đi gùi gạo, hay ra nương lấy sắn, tát cá, hái rau ...đều phải mang súng theo. "người lính lúc ấy không thể quên súng" . Nếu thực sự là quên...thì lúc ấy chỉ có mỗi lý do: "đi gặp cán bộ gái...". Hị hị...!!!
- Cũng khéo nịnh chị em nhẩy! kiếm đâu được nhành phong lan đẹp thế. Mà tặng ai thì up lên trang của họ chứ sao để ở trang nhà mình mà nói tặng...Huh
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2014, 10:02:45 pm gửi bởi bob » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #218 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2014, 09:15:24 am »

Còn vụng là thế ấy nên up trang mình!
Quên súng là thật đấy, không phịa ra đâu. Bấy giờ mình cứ quen như đóng quân ngoài dân Bắc. Nhành phong lan cũng gán chỗ chụp bông hoa trước. Thằng rể trang bị cho máy ảnh từ lâu, đi đâu thấy gì la., hay hay thích là chụp, thế thôi.
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #219 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2014, 05:54:07 pm »

Hôm nay ứ thèm nói chuyện với anh phuockhanh nhưng em chúc các chị nhà anh P/K, anh Bob, anh Tom và các chị hạnh phúc vui khỏe mạnh giỏi, nhân ngày của chúng ta (20/10)
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM