Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:08:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời chiến trận  (Đọc 200068 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #160 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2014, 09:08:18 am »

Gửi Bob.
Chuẩn bị tinh thần sang trang sau sẽ: Phải bình tình như hôm ở Phước An, hiên ngang đứng giữa đường nếu không  là hỏng việc đấy, "choảng nhau to đấy" hẹn ngày mai sẽ rõ.
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #161 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2014, 09:31:25 am »

Gửi Bob.
Chuẩn bị tinh thần sang trang sau sẽ: Phải bình tình như hôm ở Phước An, hiên đang đứng giữa đường nếu không  là hỏng việc đấy, "choảng nhau to đấy" hẹn ngày mai sẽ rõ.
chiến dịch gì mà ghê thế anh ơi ?
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #162 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2014, 09:37:50 am »

          Chào bác chủ! Chào các bác! Chuyện kể của bác chủ về những ngày đầu giải phóng. Anh em bộ đội chúng mình đi làm Quân quản xây dựng chính quyền mới, làm công tác dân vận vv..Nghe thật hấp dẫn làm Tranphu341 liên tưởng đến những ngày tháng đó .

             Ngày đó Tranphu341 cũng làm đội trưởng một đội tại 3 khóm của Phường Bình Thới Quận 11 thật vui, thật ấn tượng. Cho đến bây giờ một số anh em trong đội công tác đó vẫn còn giữ quan hệ giao lưu với Tranphu341. Trong số đó có một cô gái sau rất thành đạt đã làm tới chức phó chủ Tịch, Hay Bí thư của quận 11. Rồi lên làm Phó giám đốc một sở lớn của TP hồ Chí Minh. Hồi đó lớp chị em mới 17-18 tuổi. Đến giờ đã nghỉ hưu. Nhưng có gì vui buồn trong cuộc sống vẫn trao đổi thông báo cho nhau.

           Riêng về cái khoản phải lòng, yêu đương chị em thì đơn vị Tranphu341 thật nghiêm. Vì đây là 1 trong những điều "Cấm kỵ" nhất của bộ đội làm Quân quản. Có nhiều anh em cũng yêu nhưng chỉ rất vụng trộm. Đơn vị biết là bị kiểm điểm và rút về ngay không đi quân quản nữa hi hi.. Grin Grin Grin

         Chúc bác chủ cùng các bạn luôn vui khỏe cùng tiếp những câu chuyện rất đang hay về cái thời sau giải phóng đó.

Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #163 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2014, 10:21:25 am »

Chào Phas va Tranphu341!
 Chiến dịch giữa mình với Bob vì Bob bắt đầu lộ diện-anh em vui mà. Cái điểu tranphu341 nói chuẩn bị suất hiện đấy. Anh em mình cùng kể cho vui. Mà tranphu 341 cũng kể đôi chút đi!
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #164 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2014, 11:03:23 am »

Gửi Bob.
Chuẩn bị tinh thần sang trang sau sẽ: Phải bình tình như hôm ở Phước An, hiên ngang đứng giữa đường nếu không  là hỏng việc đấy, "choảng nhau to đấy" hẹn ngày mai sẽ rõ.
Ừa... Chơi thì chơi, sợ gì! ý chí của bob trong "oánh nhau" thì cứng hơn thép đấy! Có thế bọn tái chiếm BMT mới xuống Phước an vừa gặp bob đã bỏ chạy mất dép...!  - Hì hì...! Tâm hồn bob hồi ấy trong sạch như pha lê, không tỳ vết. Không em út, không "thầm yêu, trộm nhớ" ai! - Đừng hòng dọa bob nha.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #165 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2014, 02:09:22 pm »


           Riêng về cái khoản phải lòng, yêu đương chị em thì đơn vị Tranphu341 thật nghiêm. Vì đây là 1 trong những điều "Cấm kỵ" nhất của bộ đội làm Quân quản. Có nhiều anh em cũng yêu nhưng chỉ rất vụng trộm. Đơn vị biết là bị kiểm điểm và rút về ngay không đi quân quản nữa hi hi.. Grin Grin Grin

         Chúc bác chủ cùng các bạn luôn vui khỏe cùng tiếp những câu chuyện rất đang hay về cái thời sau giải phóng đó.



 Bác tranphu@ nói đúng đấy. Hồi ấy các đơn vị đi làm công tác dân vận đều nghiêm túc lắm. C11 của bob tui cũng cử một b đi làm (ba cùng) với bà con ở Tân uyên, Bình dương. hàng tuần tôi cũng xuống thăm ae và luôn dặn phải giữ nghiêm kỷ luật..."không để lại hậu quả gì...phải giải quyết"! (lão PK lúc đó chưa về C11, mà đang làm trợ lý tác "quoái" trên D bộ). Nên những chuyện phải lòng, Yêu ủng...hôm nay hắn kể ra tui mới biết. Bởi vậy bob mới hé ra: "Thảo nào Từ khi hắn về đại trưởng C11 ở cùng bob, thì thấy hắn hay vắng mặt trong các ngày chủ nhật...". Thế hắn mới...hét toáng lên ... rồi dọa ...sẵn sàng oánh nhau to... là như vậy. Hì hì...! "thùng rỗng kêu to" mà.   
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #166 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2014, 05:46:03 pm »

trich tư bob:
        
 ... hàng tuần tôi cũng xuống thăm ae và luôn...
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #167 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2014, 09:40:50 pm »

Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #168 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2014, 09:43:56 pm »

Giữa tháng 8, tôi có quyết định về C11 thay đại trưởng Năm đi học. C bộ có  C viên trưởng và C viên phó ở nhà, còn C phó quân sự đang đi làm công tác dân vận.
C viên phó trắng, nhỏ con, còn trẻ, răng hơi khểnh. C viên trưởng cao, gày vào cỡ đẹp trai, khuôn mặt hơi vuông; cưởi hề hề, kiểu cười này là hiền, đễ gần nhưng khó xoay chuyển trong sinh hoạt. Được cái hơn tôi tuổi quân và thời gian ở chiến trường, thế là nể rồi chứ chưa cần nói đến việc như anh Đảo, Chính trị viên trưởng tiểu đoàn trao đổi thì vào diện có trình độ cứng trong tiểu đoàn.
Chẳng giống chúng tôi có cái sắc cốt bằng bạt, trông thô và sấu. C viên có cái sắc cốt bằng da, nghe nói lại bằng da trâu hẳn hoi, màu vàng vàng trông oai lắm, oai hơn cả anh Đảo C viên trưởng tiểu đoàn.  Không biết moi ở đâu ra hay cỡ cốp to tặng cho? Không khoác vai như chúng tôi mà hay cắp ngang cái sắc cốt như kiểu học sinh cắp sách, trông càng ra dáng. Có lẽ vị này nhớ thủa còn đi học chăng? Kể cũng phải thôi, rời ghế nhà trường là vào lính ngay, làm gì mà chả nhớ. Thấy giới thiệu ở Thái Bình làm tôi lại nhớ và thương mấy đứa cùng trung đội, tuổi mười tám đôi mươi, ở huyện Kiến Xương đều hy sinh hết từ ngày đánh cắt đường 14 năm 1972.
Đơn vị đang thời kỳ huấn luyện, tôi nhập cuộc ngay. Nhập cuộc nghĩa là từ 5h sáng đến 22h đêm. Đất phương Nam ban ngày nắng từ sáng đến tối đốt da người lính cháy sém. Lính cháy, cán bộ cũng cháy. Có mấy ngày mà da tôi đen thui. Tối khuya ngả lưng người mệt đến rã rời. Có hôm mệt quá ngủ thiếp đi ngay. Có hôm thổn thức nhớ đến cái làng nhỏ mà tôi đã ở gần một tháng trời. Nơi ấy có những lúc hồi hộp đợi chờ và cũng có lúc dận dận, hờn hờn và cũng có lúc lấy vẻ thờ ơ làm bình phong che cái sôi sục trong lòng mà chẳng dám thổ lộ cùng ai.
Mệt mỏi, vất vả quần nhau với chiến sỹ đã được hai tuần. Cứ ngày nào cũng một hai...như con cuốc kêu suốt ngày. Quên ngày, quên tháng, chẳng mấy đã đến mồng 2-9, ngày Quốc khánh đầu tiên khi đất nước hòa bình. Được tin tổ văn nghệ  có buổi tối trình diễn các tiết mục đầu tay ra mắt với nhân dân trong ấp.  
Không bỏ lỡ buổi trình diễn, tôi bố trí với Chính trị viên Hậu là tôi trực chỉ huy cả ngày, anh trực vào buổi tối và nói thẳng là tôi đi xem văn nghệ của nơi tôi đã xây dựng phong trào. Dĩ nhiên là chẳng có cớ gì không đồng ý, chắc còn cảm thấy sướng vì được tung hoành cả ngày, bỏ cả cơm trưa.
Ăn cơm chiều xong tôi đủng đỉnh ra đón xe lam. Thế mà đến nơi đã lên đèn. Tại lớp học tiếng hoa, ngoài sân sân khấu đã được dựng, phông màn rất đoàng hoàng. Một điều tôi không ngờ tới. Sau này tôi hỏi anh Bốc là sao hoành tráng thế? Anh bảo các đoàn thể và dân hăng lắm, cần gì là có ngay. Vải vóc ngày ấy với chúng tôi quý như vàng, thế mà dân đưa ra làm hết.
Bên trong nhà các “diễn viên” được “họa sỹ” Bốc đang hóa trang thành ông già, bà già, một số tự đánh phấn, bôi son tất bật. Tôi vào, mọi người chào hỏi tíu tít và khen anh Tư trông rực rỡ. Thì ra, trước ngày Quốc khánh mọi người được phát quân hàm đeo đỏ choét trên ve áo. Trông ra dáng ngay. Tôi đến từng người xem hóa trang và thăm hỏi. Hôm nay Nga đóng vai bà già, tôi biết nhưng tảng lờ đi hết lượt rồi đến gặp sau cùng. Anh Bốc đang vẽ lên mặt Nga thành bà già. Em đang lim rim mắt cho anh Bốc vẽ, thấy tôi em nhướng đôi mi nhìn, kẽ gất đầu rồi lại kép đôi mi lại (không phải như Tom bảo đâu nhá). Tôi đứng hơi lâu giả vờ xem hóa trang nhưng để ngắm khuôn mặt là chính.
Tôi không kể tối hôm đó các tiết mục được biểu diễn hay như thế nào, khán giả nhiệt tình vỗ tay ra sao, tôi xem như thế nào. Đến 9h (21h) tôi và mấy cậu ở đơn vị về. Trước khi về tôi vào trong hậu trường, qua cửa nách chào các “diễn viên” cùng các lãnh đạo ấp. Chào xong tôi trở ra đến cửa xếp thì một người từ chỗ khuất đi ra. Chắc chẳng nói cũng biết là ai rồi, Chính là Nga. Tôi không nhớ lúc đó tôi như thế nào, chỉ biết súc động đến ngây ra nhìn. Nga bảo: Mặt em bẩn em không tiễn anh được!
Một thoáng mừng rồi lại lo. Mừng vì có tín hiệu tốt đẹp, ra một mình để gặp tôi và nói lý do không tiễn được. Nhưng lại lo vì ngay ngoài cửa người xem đang đứng đông, họ thấy trong gian nhà chỉ có hai người thì chết. Tôi bảo em: Thôi anh về! Rồi đẩy của bước nhanh ra ngoài. Cũng chẳng ngoái lại nhìn em có đứng nhìn theo hay không. Tôi vội vàng bước đi sợ mọi người nhìn thấy.
Tôi về đến doanh trại 10h đêm. Chính trị viên Hậu hỏi tôi xem có hay không? Tôi trả lời quấy quá: Văn nghệ xóm thì hay làm sao được. Và chui và gian trong mắc màn nằm nhớ lại đôi mắt lúc chào, Nga nhìn tôi.
Một hai tuần sau tôi không nhớ lắm, trên trung đoàn có phân phối số chiếm lợi phẩm cho cán bộ đại đội gồm xe đạp, đài, đồng hồ. Toàn những thứ hỏng dở. C viên nhận xe đạp có một bánh, thiếu xích..và cái gì nữa  tôi không nhớ. Tôi nhận cái đài sony bị nhát dao đâm, còn nói được…  Đại loại là như thế. Nhưng tôi muốn nói là từ hôm có xe đạp các chủ nhật chẳng hôm nào C viên ở nhà, cứ bảo đi thăm bạn thiếu úy ở quân khu 7, đã vào chơi ở đơn vị một lần, đang đóng ở thành công binh gần Thị xã Thủ Dầu Một, thành ra chả mượn được. Sau này tôi mới biết cũng lẩn xuống khu dân vận chơi chứ chả bạn bè gì. Ghê thật!
Tuy nhiên đi nhiều cũng phải nhường, nhường cả thời gian và xe đạp cho tôi đi. Đã xuống là phải vào hai nhà thăm anh em và ông ba, bà má cùng mọi người trước, còn đến kia chỉ là khe lúc về. Như vậy không ai biết.  
Em và má ở nhà. Cũng đã gần trưa, qua vài câu chuyện chẳng đẩu đâu, tôi ngại em bận nấu cơm, hỏi luôn:
-  Nga có chụp ảnh bao giờ chưa?
-   Em có chụp, nhưng đâu có đẹp! Nói rồi Nga đứng dậy đi lấy ảnh cho tôi xem, cứ ra chiều chuẩn bị từ trước.
Tấm ảnh Nga chụp hơi nghiêng mặt, đội nón, tay phải đưa hai ngón tay đặt nhẹ lên vành nón, tay trái đưa ngón cái và ngón trỏ cầm nhẹ lên quai nón, mỉn nụ cười trên khuôn mặt trái xoan, rực rỡ. Cầm tấm ảnh tôi thấy sao mà giống những tấm ảnh của những cô gái ngoài Bắc chụp thế không biết!
-  Tặng anh!
Nga quay sang má:
-  Má ơi con tặng anh P/K tấm ảnh đây má.
Tôi không nghe thấy má trả lời có hay là không, nhưng tôi thấy Nga lấy bút ra nghi đằng sau ảnh mấy lời và ký tên.
Tôi nhận tấm ảnh và cho vào ví, đút vào túi ngực. Đây chắc chắn là câu trả lời cho mấy chữ tiếng Trung của tôi. Miền tin càng được củng cố khi tôi nghe được người ta bảo là con gái miền Nam chỉ tặng ảnh cho người mà họ yêu thương (?)
Tôi cắm cúi đạp vù vù về đơn vị, vụt qua trạm gác của C tôi, quên cả gật đầu với chiến sỹ gác. Trả xe C viên, kìm nén cảm súc, tôi không để nét mặt tỏ ra khác mọi ngày.    

  
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2014, 05:08:00 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #169 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2014, 07:23:21 am »

Một hai tuần sau tôi không nhớ lắm, trên trung đoàn có phân phối số chiếm lợi phẩm cho cán bộ đại đội gồm xe đạp, đài, đồng hồ. Toàn những thứ hỏng dở. C viên nhận xe đạp có một bánh, thiếu xích..và cái gì nữa  tôi không nhớ. Tôi nhận cái đài sony bị nhát dao đâm, còn nói được…  Đại loại là như thế. Nhưng tôi muốn nói là từ hôm có xe đạp các chủ nhật chẳng hôm nào C viên ở nhà, cứ bảo đi thăm bạn thiếu úy ở quân khu 7, đã vào chơi ở đơn vị một lần, đang đóng ở thành công binh gần Thị xã Thủ Dầu Một, thành ra chả mượn được. Sau này tôi mới biết cũng lẩn xuống khu dân vận chơi chứ chả bạn bè gì. Ghê thật!
..."Tôi nhận tấm ảnh và cho vào ví, đút vào túi ngực. Đây chắc chắn là câu trả lời của cho mấy chữ tiếng Trung của tôi. Miền tin càng được củng cố khi tôi nghe được người ta bảo là con gái miền Nam chỉ tặng ảnh cho người mà họ yêu thương (?)
Tôi cắm cúi đạp vù vù về đơn vị, vụt qua trạm gác của C tôi, quên cả gật đầu với chiến sỹ gác. Trả xe C viên, kìm nén cảm súc, tôi không để nét mặt tỏ ra khác mọi ngày.     

   


 - Công nhận lão PK nhớ tốt thật. Hồi phân phối chiến lợi phẩm ae thường nói: " xẻng cuốc phân từ dưới lên. Đường sữa phân từ trên xuống" ! Hì! Cái xe đạp ấy tớ phải mua bao nhiêu thứ nữa lắp vào mới chạy được. Hồi ấy có cái xe đạp là oai lắm rồi... Cả tuần bị nhốt trong khu gia binh Phú lợi, chủ nhật mới có dịp sổ lồng ... Thì làm sao mà cho mượn được. hì hì!
- Anh Đảo d viên chuyển về tổng kho Long bình. Từ đó tới giờ biệt tăm luôn. Bác PK có thông tin gì về anh Bùi Xuân Đảo không?
- Hồi này có ngón chụp ảnh nghệ thuật nữa, "hoa gì đẹp và lạ quá"!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM