Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:24:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời chiến trận  (Đọc 199811 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #10 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 10:08:49 pm »

   Chào chú Phuockhanh. Ngày trước cháu có đọc một cuốn tiểu thiết, không nhớ tên tác giả, hình như của Khuất Quang Thuỵ hay Bùi Đình Thi. cuốn Hành lang phía đông. Nói về cái đói của những chiến sĩ khi vượt Trường Sơn. Phải nói là đói quay quắt, người chiến sĩ hy sinh trong cái tĩnh lặng không hề một tiếng súng nổ. Nay đọc lại chuyện của chú thấy nhiều cảm xúc quá !

   Chúc chú luôn vui khoẻ, và viết thật nhanh, cùng các CCB trên VMH giao lưu, ôn lại một thời gian khó, hào hùng đó !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #11 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 10:17:47 pm »

P/K kể cái đói đầu tiên.
 "Khốn nỗi  gạo có hai lạng một bữa," ngày sáu lạng...  .
 

He...he lão PK đã mở topic riêng rồi: Cái tên "Một thời chiến trận" nghe oai phết! Chắc mọi người sẽ được nghe lão kể nhiều trận oánh ác liệt thời chiến trận đây. Nếu các trận oánh ở Tây nguyên (thời chống Mĩ) sẽ có bob phụ họa thêm.
- Này nói nhỏ nha: Ăn ngày 6 lạng gạo (bữa 2 lạng) mà đã kêu toáng lên: Đói...đói quá...! -cuối năm 1971 (PK đang trên đường Trường sơn) thì bob đã ở Kon tum rồi. vào những ngày đi oánh nhau mới được ăn 4 lạng/ngày. Còn ở hậu cứ chỉ có 1,5 lạng/ ngày thôi cha. Thế mà người ta chưa kêu đói.../ ăn 6 lạng ngày mà đã kêu ỏm tỏi lên. " Mới ló vào đường trường sơn một đoạn (mười ngày) đã kêu khổ ...vào đến Tây nguyên còn khổ gấp vạn lần nữa cơ... đúng không ? Dưng mà "ôn nghèo kể khổ" ít thôi. kể chuyện oánh nhau nhiều nhiều vào... hì hì...!
 - nhưng dù sao cũng chúc mừng nhà mới. Nhà mới có công nhớn của CB@ nữa. Chúc mừng và cảm ơn CB đã giúp lão già PK (bạn Bob) xây được nhà mới. Ha...ha...!
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2014, 10:35:51 pm gửi bởi bob » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #12 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 01:05:30 am »

P/K đi chiến trường ngày 2-11-1971, ở ngoài bắc là E42 nhưng khi đi B đổi thành E24. Có lẽ vì  quân đội Sài Gòn có E42 ở Tây Nguyên. Trung đoàn mật danh là Ba Vì. P/K là A trưởng a9, b3,c10, d3 (sau đổi d6).

Chào bác phuockhanh, chúc bác luôn khỏe và mong bác "chiến" đều bàn phím cho bọn em hóng chuyện với nhé! Grin

Em nghe kể, thời ấy hành quân vào Nam các bác thường truyền kinh nghiệm cho nhau: Muốn có đồ ca cóng phải chuẩn bị trước vài thứ vật dụng, như lưỡi câu chẳng hạn. Nhưng không quên mang thêm dăm ba thứ lặt vặt để đổi chác với các bác cựu xa hậu phương lâu ngày, như ảnh, bưu thiếp chẳng hạn.

Tốt nhất là ảnh diễn viên, đương nhiên tuyền người đẹp. Ảnh diễn viên nữ (đổi cho cùng cánh mày râu) được... 2 ống bơ lạc. Ảnh diễn viên nam (đổi cho chị em, tất nhiên) thì được quãng... 5 ống bơ lạc. Có khi được cả con gà. Chuyện đó có thật không bác phuockhanh? Grin

(Nhờ bác xuanv338 xác nhận hộ luôn thể ạ. Grin)

Bác cho em hỏi thêm chút, thời điểm đổi từ D3 thành D6 như bác viết ở trên, có phải là ngày thành lập F10 không ạ? Lúc này D3 sẽ trở vê E28 cho đúng thứ tự 9 D bộ binh của F10. (Em đoán đại thế, không biết có đúng không. Grin)
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #13 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 03:18:59 am »

Chúc mừng chú PK đã mở nhà mới, cháu chúc chú mạnh khỏe, đều tay phím.

   Chào chú Phuockhanh. Ngày trước cháu có đọc một cuốn tiểu thiết, không nhớ tên tác giả, hình như của Khuất Quang Thuỵ hay Bùi Đình Thi. cuốn Hành lang phía đông. Nói về cái đói của những chiến sĩ khi vượt Trường Sơn. Phải nói là đói quay quắt, người chiến sĩ hy sinh trong cái tĩnh lặng không hề một tiếng súng nổ. Nay đọc lại chuyện của chú thấy nhiều cảm xúc quá !
Cuốn "Hành lang phía đông" là của tác giả Bùi Bình Thi, ngày xưa cũng là một cuốn sách gối đầu giường những năm đầu cấp 3 của mình.

Em nghe kể, thời ấy hành quân vào Nam các bác thường truyền kinh nghiệm cho nhau: Muốn có đồ ca cóng phải chuẩn bị trước vài thứ vật dụng, như lưỡi câu chẳng hạn. Nhưng không quên mang thêm dăm ba thứ lặt vặt để đổi chác với các bác cựu xa hậu phương lâu ngày, như ảnh, bưu thiếp chẳng hạn.

Tốt nhất là ảnh diễn viên, đương nhiên tuyền người đẹp. Ảnh diễn viên nữ (đổi cho cùng cánh mày râu) được... 2 ống bơ lạc. Ảnh diễn viên nam (đổi cho chị em, tất nhiên) thì được quãng... 5 ống bơ lạc. Có khi được cả con gà. Chuyện đó có thật không bác phuockhanh? Grin

Cùng chủ đề này em thấy có cuốn "B Trọc" của tác giả Phạm Việt Long, hay cuốn "Tây Nguyên ngày ấy" của bác sỹ Lê Cao Đài, nguyên viện trưởng Viện 211 Tây Nguyên. Đây là những hồi ký chân thực và xúc động kể về những ngày gian khổ vượt Trường Sơn. Trong đó có kể về những vụ đổi chác trên đường Trường Sơn, như bóng bay lấy gà, kim băng lấy bí ngô. Có cả chuyện một người lính Hà Nội đổi kim băng để được... sờ tí cô gái dân tộc...

Cuốn sách này cũng có trên VMH, ở địa chỉ
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,10751.0.html

Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #14 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 06:44:26 am »

 Chào bác chủ. Chào mọi người buổi sáng. Đầu ngày Chích quay lại nhìn thấy nhà bác phuockhanh khách vào ra tấp nập mà thấy mình phục cho cái vía của mình quá! Quả là cái vía của Chích cũng không đến nỗi. Trót vào xông nhà bác trước tiên rồi mà cứ lo ngáy ngáy, sợ nhà bác ấy vắng teo thì ngại chết. Ai dè   Grin. Trước hết xuanv338 phải cùng bác P/K nói lời cảm ơn tới mọi thành viên đã tới chúc mừng và đọc bài mở màn cho ngôi nhà mới.  Bác P/K chỉ là người đứng tên thôi đấy nhé!. Còn tất cả các ngôi nhà trên VMH đều là tài sản của quốc gia, của chung mọi người. Ai cũng có quyền vào đọc, ai cũng có quyền vào viết, ai cũng có quyền khen, ai cũng có quyền đóng góp những gì chưa phải.  Thế đấy bác P/K ạ! xuanv338 chúc mọi người một ngày mới tươi vui và may mắn.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2014, 07:57:31 am gửi bởi xuanv338 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #15 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 08:23:47 am »


              Chào bác chủ phuockhanh! Chào các bác! Tranphu341 xin có lời chúc mừng bác chủ có có nhà mới có chủ đề và những nội dung tài sản rất là mới. Có nhiều thành viên nói hồi này trên VMH Có vẻ không sôi động như xưa. Tranphu341 thì thấy nhận xét đó có thể chỉ đúng một phần. Số lượng thành viên viết có thể là giảm chút ít nhưng các thành viên đọc và khách đọc thì vẫn đông có khi lại còn đông vui hơn trước nữa ấy chứ.

              Thực sự để làm bạn, để làm quen được với công nghệ hiện đại này thì những khách những ccb U60 CHÚNG MÌNH THÌ QUẢ LÀ MỘT VẤN ĐỀ. Nên đó là một điều hết sức thiệt thòi chung. Rất nhiều người nhất là những ccb đã ''Dừ'' một tý như bác chủ như Tranphu hay các anh em khác còn chưa được biết đến diễn đàn quý giá này. Mặc dù trong họ trong mỗi người đang đầy ắp những kỷ niệm đang đầy ắp những ký ức trận mạc một thời mào hùng, một thời chiến chinh máu lửa. Đang rất cần phải nói ra. Đang rất cần được chia sẻ.

             Chủ đề về chiến trận vùng Tây nguyên đã được nhiều ccb kể nhưng Tranphu341 thấy tài nguyên nơi đây đang còn là vô tận. Với một chủ đề : Một thời chiến trận" như xuanvui338 đã nói thì nơi đây ngôi nhà này sẽ có nhiều có thật nhiều câu chuyện về cái thời chiến chinh trận mạc đó. Bài đầu tiên của bác chủ nói về hành quân cơn nước ở Trường sơn trên đường ra trận. Tranphu341 thật trăn trở khi bác chủ đưa ra số liệu cả Trung đội 24 người mà còn sống trở về được 3 người. Tranphu341 cũng như các bạn đề đã có lần. Đều đã nhiều lần lặng đi trước sự đâu thương mất mát của đồng đội và lần này cũng vậy. Thật đau lòng. Mặc dù TRanphu cũng như mọi người đều biết sự hy sinh của chúng ta, sự hy sinh của các đồng đội của thế hệ mình không phải là một uổng phí. Mà đó là sự hy sinh cần phải có để cho cuộc sống thanh bình ngày nay.

            Chúc bác chủ, chúc anh em có thật nhiều sức khỏe cùng thật nhiều niềm vui trong cuộc sống, trong căn nhà đang rất có duyên, có vía do người "xông nhà" này hi hi... Grin Grin Grin
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #16 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 09:21:01 am »

Em Anhtho, em gái Sài Gòn xin kính chào anh chủ Phuockhanh với căn nhà rường mới dựng bằng lim, sến, táu, cẩm lai cùng chúc mừng các anh chị tới tân gia vui vẻ. Hy vọng bên cạnh nhà chị gái Thái Bình lại có căn nhà "một thời chiến trận" em có nhiều dịp ghé thăm hàn huyên "Một thời đẻ nhớ".
Hôm nay em đang bận chỉ ghé thăm nhà mới của anh một chút nên không kịp xay nước rau má thết đãi anh chủ Phuockhanh và các anh chị. Thôi hẹn lần sau, chúc anh mạnh giỏi, dẻo dai hành quân.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2014, 09:37:57 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #17 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 09:41:26 am »

Chào cháu Linh quany (bé nhất, lại là nữ chào trước có phải không cac ccb), chàoThanh Bình, Tuanbs, Quang Can,Dức Cường, Đức Thao..Còn CB, Bob là ngừời nhà chào muộn tý!  
Xin chân thành cảm ơn lời chúc mừng của mọi người! Lúc này P/K thấy rạo rức hẳn lên. Quả là những câu chuyện thời chiến tranh tưởng như đã lùi về quá khứ xa xưa, đi vào quên lãng; mà không phải, vẫn được nhắc đến không chỉ là những hồi ức của người trong cuộc mà đã chuyền sang các thế hệ  sau của những người chiến chinh.
Chuyên đổi chác là có thật và bắt đầu khi người lính vượt qua đông Trường Sơn sang tây trường Sơn, bên nước bạn Lào mới có. Những cái chợ ven đường do dân  bày các thứ để đổi chác thì nhiều, rau cải, bí ngô, gà, chó con, lợn con...
Về  đồ câu cá thì không thấy phát vì đơn vị của P/K là chiến đấu, chắc đấy là của những người làm nhiệm vụ có điều kiện câu cá (lính P/K dùng bộc phá “câu” cá). Còn kim chỉ, ảnh bưu htiếp, diễn viên thì đúng như Tuanbs nói. Còn giá cả thì cũng tùy, như nón hàng ấy mà, thích thì đắt cũng mua, không thích cho chưa chắc đã nhận. Ảnh diễn viên thường là ảnh 4/6, bưu ảnh thì lớn hơn cỡ 8/12. Không những cô gái tre  mà cả phụ nữ Lào cũng thích (chắc họ về cho… người yêu hay cho chồng (!). Còn thanh niên nam thì ít gặp, mà có gặp thì họ là du kích hay bộ đội Pha thét, họ không có “dây” chuyện mua bán đổi chác. Chuyện ảnh còn có tay láu cá mang cả ảnh bố ra bào ông này ông nọ ở trung ương lòe họ. Nhưng họ mang hỏi nhau và cứ ứ ứ kèm theo cái lắc đầu. Họ biết mà. Hàng có giá là quân phục và vỏ chăn. Loại vỏ chăn xanh cửu long có giá hơn loại vàng bò. Đổi được gà, vịt thậm chí được cả chú lợn con. Còn ảnh diễn viên, bưu ảnh, kim chỉ, muối, thuốc chữa bệnh, bông băng  thì tùy nhưng chỉ được rau quả... Những thứ quân phục thì khi đang hành quân chẳng anh nào dám dở ra trước cán bộ, bị quát ngay. Cũng có tay láu giả vờ đi về sinh, chiu sâu vào trong ngồi, đợi đơn vị đi qua hết quay lại đổi. Lúc ấy thì chả sợ ai. Cán bộ đại đọi khác nói không có tác dụng. Chuyện nhiều lắm dần kể tiếp sau cho ccb nghe và mong mọi người cùng tham gia dù chỉ là được nghe..
Về CB và Bob, một lần nữa cảm ơn Cb và còn Bob …ôi còn cái ông “chính trị viên” này lúc nhớ lúc không. Làm diễn viên quay phim cho người ta ngồi trên trực thăng quay, chuyện lớn như thế mà cứ cãi không.  Chuyện quả chanh yên P/K sẽ gửi ở nhà cho, nhớ về mà lấy. Còn hôm nay sang nhà mới P/K chơi, mang tiếng dắt cả Cb theo, vẻ lịch sự ra phết thế mà chưa chi đã cậy ta là pháo binh “nổ súng bắn phá” liền. Nghe khó coi quá hà. P/K bảo với Bob là pháo của Bob không có đạn lõm mà đòi xuyên thủng đươc bê tông cốt thép của P/K đâu. Nhà của P/K được kỹ sư có 4, 5 năm trong nghề thiết kế nên chả lo. Chỉ sợ thiết kế gia thông đồng với CB mà chỉ chỗ hiểm cho Bob bắn thì sợ thôi. Như cái kiểu người ta thiết kế cầu trong chiến tranh, có vị trí hiểm đặt bộc phá vào là lật cầu dễ như chơi.  Thôi P/K bảo này; kéo lui cái khẩu 14ly5 cỗ lỗ sỹ ra xa cho khách khứa người ta vào, để chỗ ấy vướng lắm hi..hi…hì hì…
 Cháu Lính quany nghe nói ở vùng cao nào đó. Đúng là cháu có cái nhìn của các nhà điều quân hồi chiến tranh. Cháu tìm vè Tây Nguyên vì hầu hết là các tỉnh vùng cao như Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phú v.v…nên cháu nhập môn và là ccb chiến binh Tây nguyên luôn. Cảm ơn cháu!
( tiếp) Buổi nấu cơm đầu tiên ở Trường Sơn.
Hôm ấy tiểu đôi tôi nấu cơm.  Hôm qua hành quân vì trời tối không đi được nữa  nên mằn lại chỗ không có suối. Đêm trời lại mưa rả rịch. Sáng ra hành quân đến chỗ có suối nấu cơm. Tôi phân công Thản tiểu đội phó người  dân tộc Tày ở hoành Bồ Quảng Ninh cùng Thịnh, Dũng kiếm củi. Thản ở vùng cao nên cái khoản này là thạo hơn chúng tôi, dân đòng bằng.  Tôi, Điệp và Hậu đào bếp hoàng cầm và múc nước nấu cơm. Đất ẩn ướt đào cái bếp chóng vách, ba cái râu tôm hút khỏi ngược lên dốc hẳn là hút tốt. Rừng rậm nhưng dốc,  mưa ngấm đất ẩm ướt, đi dép đúc Trung Quốc cũng trơn tuồn tuột. Bếp lại trên cao, cách suối hàng trăm mét. Điệp và Hậu lấy nồi quân dụng khiêng nước, lối đi trơn, ì ạch khiêng  đến giữa chừng trượt chân đổ ụp hết cả nồi nước, may không đổ vào người. Dù Điệp bé người nhưng nhanh trí, có sáng kiến  lấy túi bơi ra đựng nước vác lên. Để thuận lợi lên xuống  tôi và Hậu phải lấy xẻng đánh thành bậc để đi cho dễ dàng. Phân công Thản kiếm củi quả là không uổng. Mưa mấy ngày củi ướt, Thản chặt ra từng khúc chẻ lấy lõi khô nhóm lửa, tuy vậy cũng khá lâu mới thành ngọn lửa vì củi ẩm, đáy bếp ẩm. Ai đã từng đum bếp ở nhà trong cảnh đồ đun ẩm ướt thì thấy nó khổ đến mức nào. Ở đây gấp chục làn khổ như thế. Sườn dốc, của bếp nhỏ, chỉ đủ cho một người ngồi chính diện chổng mông lên trời thổi, mệt, dậy cho anh khác vào.  Cả tiểu đội vẫn là thua Thản. Hắn có nhiều kinh nghiệm thổi lửa ở nhà. Thản nhen nhóm được ngọn lửa trong  bếp và chẳng mấy chốc ngọn lửa cháy bùng bùng. Lửa vừa dùng nấu cơm vừa để hơ củi. Ba cài râu tôm của bếp Hoàng Cầm hút khói xanh bay là là trên mặt đất, thật là quá chuẩn.  Nồi cơm chín ngon lành, thơm phức. Ăn xong bữa cơm là hanh quân ngạy.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #18 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 10:36:56 am »

   Chào bác chủ nhà. Bác sướng có cái nhà mới lại được cái vía mát của  CB tới xông nhà nên khách xa gần từ Bắc vào Nam dồn lên Tây Nguyên chật cả.  Grin Làm bác hoa cả mắt lên vì sung sướng chào nhịu líu cả lưỡi, đàn ông thành đàn bà Grin . Có tay lính QY từ biên giới phía Bắc nghe tin mong manh có ngôi nhà mới tận Tây Nguyên nên cũng vội vã vào chúc mừng. Chắc là cậu ăn mặc kiểu người Hà Nhì lôi thôi,  tóc tai để dài chưa kịp cắt nên làm bác P/K tưởng là em gái đã ư...u tiên chào trước  Grin. Chả bù cho CB ngày mới vào trang có cái nick xuanv338 làm đầy anh chào bằng anh. Hay là cũng tai mình còn bé nghịch ngơm  nên mọi người chuyển phái Nam. Nhà hiếm đang hiếm đàn ông nên CB lại sướng.  Cb nói vui thế anh P/K đừng có tự ái nha! Lính QTY là con trai đấy bác ạ!
    Chuyện của lính Tây Nguyên nghe bi, hài quá. Đọc thấy lính trận chịu đói mà thương. Bác viết tiếp đi ạ!
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2014, 11:51:48 am gửi bởi xuanv338 » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #19 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 10:41:15 am »

Lính mới vào B3 hả, dự là các cụ lại cho các bác Đoàn Ba Vì đi mở đường, đi bê gạo nhé,  Grin
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM