Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:54:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiểu đoàn 4 Anh hùng .  (Đọc 10472 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« vào lúc: 05 Tháng Chín, 2014, 08:15:46 am »

Topic này dành kính tặng những người lính d4 - e 153 -f 356 .
Thưa các thành viên VMH và bạn đọc . Trong những ngày cuối năm 1984 ác liệt : sau khi các mũi tấn công điểm cao 685 ( d5- e153 -f356 và d6 -e153 -f356 ) bị tổn thất , d4 e153 đã lên 685 , và những trận tấn công và phòng ngự của tiểu đoàn 4 đã chặn đứng dã tâm xâm lược của  quân TQ , không cho chúng cơ hội vượt qua .
Sau khí chiến dịch kết thúc, tiểu đoàn đã được tuyên dương : đơn vị Anh hùng LLVT.
Vậy các bác ccb đã từng là người lính đứng trong đội   hình d4 thì xin mời chia sẻ ký ức về tiểu đoàn này để anh em được rõ .( tôi cũng chỉ biết d4 khi nhập ngũ vào d6e153 trong tháng 3-1983 , )
Kính .
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #1 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2014, 09:18:53 pm »

Thay cho lời tựa :
...........
...........Anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
Ở trên anh mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ.
Anh ở biên cương biết rằng em năm ngóng tháng chờ,
cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước,
nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốt
anh lại xuống sông Hồng cho thỏa lòng em mong.

Em ở phương xa, nghe đài báo gió mùa đông bắc,
em thương anh nơi chiến hào gặp rét.
Mà em thương anh chiều nay đang
đứng gác, lo canh giữ đất trời, áo ấm có lạnh không,
hỡi anh yêu người chiến sĩ biên thùy?
Có gì đâu tấm lòng người chiến sĩ,
có tình yêu bốn mùa sưởi ấm.
Dù gió mưa, dù mùa đông.
Vì rằng em luôn ở bên anh.


Em ở phương xa nơi con sông Hồng chảy về với biển,
ở trên anh đầu nguồn biên giới,
cuối dòng sông nơi ấy quê nhà.
Em ở phương xa, cách mười sông ba núi bốn đèo,
Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước
đem lòng mình gửi về miền biên giới.
Sông chẳng nói nên lời nhưng nặng tình yêu thương.

Anh ở biên cương, sương lạnh giá biết mùa đông tới.
Nơi quê hương em bước vào vụ mới.
Rằng anh thương em đồng quê chưa cấy hết,
tay em ngập dưới bùn, lúa cấy thẳng hàng không,
hỡi em yêu ở cuối sông Hồng?

Thầy dòng sông sóng ngầu lên sắc đỏ
biết là anh nhớ về em đó
nhớ về anh đó.
Là chiến công, là niềm tin,
là tình yêu anh gửi cho em
là tình yêu em gửi cho anh.
Anh gửi cho em
Em gửi cho anh
Là tình yêu ta gửi cho nhau.
..........
Thưa các bác , thật tình cờ tôi được nghe lại bài hát " Gửi em ở cuối sông Hồng " của nhạc sỹ Thuận Yến phổ trên bài thơ cùng tên của nhà thơ Vương Soái .Chị Thanh Hoa song ca cùng ca sỹ trẻ Tôn thất Sơn .Bài hát này 30 năm trước chúng tôi đã luôn hát trong lúc đi công tác , hành quân , hay huấn luyện , v.v...
Đến nay bài hát " Gửi em ở cuối sông Hồng " vẫn gây hiệu ứng như ngày nào các bác ạ .Lúc những nốt nhạc cuối cùng ngân lên , cả khán phòng vang lên vỗ tay tán thưởng .
Không biết nhà thơ Vương Soái lấy nguyên mẫu từ đơn vị nào mà hồi đó chúng tôi cứ nghĩ : bài hát ấy viết cho đơn vị mình .Hic.
Hồi ấy : sau khi đến phố Lu ( 2-3-1983 )
chúng tôi được huấn luyện tại c9 -d6-e153 -f356 .
Đơn vị đóng quân ở xã Sơn Hà, Bảo thắng - Hoàng liên sơn .Lúc đó d4  đóng trên Sơn Hải .Toàn bộ trung đoàn 153 rải theo bờ sông Hồng .
Vì mới vào huấn luyện, nên thời gian rỗi rãi không nhiều, chỉ có ngày Chủ nhật mới được nghỉ ...Những lúc đó anh em rủ nhau đi đò sang phố Lu chơi , lúc về , tạt vào d4 thăm vài đứa bạn quen ...
Sau này tôi được biên chế về c18 thông tin trực thuộc e , nên có điều kiện sang d4 thường xuyên hơn .Lúc đó bác Nông văn Chân - đại úy ,là d trưởng d4 ...
Có lẽ  các sỹ quan  có nhiều thông tin về d4 , vì trước khi ra Bắc , f356 đóng ở Tân kỳ Nghệ an  .
( còn tiếp )
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #2 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2014, 10:40:23 pm »

Tiếp theo :
...Khi chúng tôi về d6 thì đồng chí Phạm minh Cúc được đề bạt làm tham mưu phó e 876 , đã lên Bến Đền nhận nhiệm vụ.
Cấp trên cử đồng chí Trịnh hải Đăng làm d trưởng d6 , đồng chí Hồ nam Việt giữ cương vị chính trị viên .
Sau khi kiểm tra bắn đạn thật , một hôm chúng tôi đang học chính trị, thì đồng chí Nguyễn văn Chỉ - chính trị viên c18 xuống gặp ban chỉ huy c9 chọn 5 lính mới bổ sung cho đơn vị thông tin .Tôi là một trong 5 người .
Về c18 tôi được phân công vào B 2w . sau khi ổn định , chúng tôi bước vào huấn luyện chuyên môn.
Cũng thời gian đó : tức là tháng 5-1983 tiểu đoàn 4 được QK2 giao nhiệm vụ: thành lập trường Hạ sỹ quan - đào tạo gấp cán bộ A trưởng để bổ sung cho các đơn vị trong QK2 .
Đồng chí Nông văn Chân được giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng Trường Hạ sỹ quan .
Các bạn tôi ở d6 có một số người được chọn vào học trường Hạ sỹ quan .
D4 trở thành nơi đào tạo lớp cán bộ   
tiểu đội nổi tiếng vì sự nghiêm túc, chính quy , ...
Nhiều người bạn khi gặp chúng tôi đều than : Ông Chân rèn lính ghê lắm , anh nào cũng lè lưỡi mà la ...hic.
Cũng từ đó d4 được lính ta gọi đùa tếu táo với nhau là : " Lò rèn của e 153 "...
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #3 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 12:15:43 am »


Cũng từ đó d4 được lính ta gọi đùa tếu táo với nhau là : " Lò rèn của e 153 "...


Lò rèn của QK2 ấy chứ, bác nguyenhongduc! Grin

Thời ấy chắc QK2 đang khó khăn nên phải làm vậy. Chứ trường đào tạo Hạ sĩ quan, thông thường cơ sở vật chất khá hơn nhiều so với cơ sở vật chất của D bộ binh.

Đào tạo A trưởng, tuy đầu binh cuối cán thật đấy nhưng "rèn" ác chiến lắm. Đầu 1978 tôi cũng được "thưởng thức" 1 thời gian trước khi sang K. (Lúc ấy tôi học ở trường HSQ của BTL Công binh)
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #4 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 08:05:39 am »

Thì ra bác tuanb5 cũng đã học ở trường HSQ công binh ( BTL CB). duccuong năm 1983 sau khi ra trường về làm trung đội trưởng học viên. Trường bấy giờ đóng ở xã Hợp thành Huyện triệu sơn TH .Ngay cạnh cầu Bồng sa( dưới dốc cán khê ).
Phải gi nhận trường này là nơi " lò rèn " của người lính công binh". Rèn luyện còn hơn nhà trường SQ mà duccuong đã học. Chất lượng huấn luyện rất cao. Người tiểu đội trưởng có thể tự mình bố trí bãi nổ mìn hay chỉ huy khắc phục vật cản( nổ hoặc không nổ ). Làm hầm SCH các loại.
Nhà trường còn đào tạo a trưởng thông tin và nhân viên cơ công.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #5 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 01:59:52 pm »



Hehe. Chào Thủ trưởng Đức Cường! Grin

Trước khi vào QD3, tôi là lính E522 (Hùng Vương) thuộc BTL Công binh. Nghe các đàn anh kể lại thì đoàn Hùng Vương từng tham gia xây dựng lăng Hồ Chủ Tịch. Không biếc bác có nghe đến đơn vị này không?

Tôi nhớ đợt đổi tiền năm 1978, tôi đang học tại trường HSQ. Oài! Mệt lắm bác ạ! Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #6 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 02:04:31 pm »

Xin chào bác Tuanb5 & bác Duccuong , thì ra các bác đều trải qua thử thách trong các " Lò rèn " A trưởng .Hic.
Thú thật với các bác , em mới trải qua hơn 1 tháng huấn luyện ở c9-d6 , mà đã vã cả mồ hôi mỗi khi nghĩ lại . Hồi đó chúng em hầu hết là dân thành thị , vừa rời ghế nhà trường , nhiều cậu còn chẳng biết đun bếp rơm nữa .
Vậy mà khi bước vào huấn luyện, phải cắt +đánh 15 chiếc tranh /ngày .Hãy khoan nói đến khoảng 1 tạ cỏ tranh để đánh đủ 15 cái .
Trong điều kiện hơn 1000 lính của 3 tiểu đoàn 4,5,6 quần thảo trong phạm vi các quả đồi thuộc 2 xã Sơn Hà ,Sơn Hải . Thì việc cắt đủ cỏ tranh là nhiệm vụ " Bất khả thi " rồi , chưa nói chuyện nhiều anh chẳng biết đan nong 2 là gì ...
Đâu chỉ có thế , anh em còn phải rèn luyện tác phong chiến đấu : đại đội báo động di chuyển : tức thì mọi người thu vén quân tư trang , nhét cho vừa chiếc ba lô . Từ chăn màn , quần áo , ...tới bàn chải đánh răng .Xong Đại đội trưởng hô : đơn vị chuển bị hành quân : mọi người chạy tại chỗ , anh nào rơi bất cứ cái gì , thì liệu mà thức đêm ra ao mò lên ...Hic.
Ấy vậy mà chẳng thấm tháp gì so với 6 tháng trong trường Hạ sỹ quan , vì họ phải rèn luyện để trở thành Tiểu đội trưởng .
Vậy thì các ông ấy lè lưỡi than là phải rồi , bác Tuanb5 ,bác Duccuong 
nhỉ ?
Em có thằng bạn ở d6 , sau khóa huấn luyện A trưởng ở D4 hắn về D6 làm B trưởng 12 ly 7 , nên mọi cái khổ nhất đều được nếm các bác ạ . Nhưng cũng nhờ các " Lò rèn" ấy mà người lính dày dạn , rắn rỏi hẳn lên .Đúng vậy không các bác
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #7 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 02:55:04 pm »

 Chào bác: " mâm năm mâm sáu còn mâm ba.." híc. Bác mở chủ đề mới mà bí mật như TT vậy, đơn vị bác cũng tự đào tạo được AT cơ à? Tôi cứ tưởng ở QK đã có trường HSQ rồi, do một bác chỉ huy đánh 1200 năm 84 của f314 sau đó về làm hiệu trưởng. Các at đơn vị tôi toàn ở trường này ra nhưng ít lắm không đủ,cũng chủ yếu  phải bồi dưỡng tại chỗ là chính mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Logged
Vixuyen-hg
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #8 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 09:12:45 pm »

C18 Thông 2w  tin ở gần ngã 3 Xuân giao cạnh c33 pháo hỏa tiễn 16 nòng
Gần trường quân y 356
Trung đoàn 153 là lò luyện thép  tôi cũng huấn luyện ở c5d5e153 lỉnh 3/83
Bácnguyenhongduc
Chúc mừng bác đã mở topic này 
Chúc bác và gia đình mạnh khỏe


Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #9 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 10:10:40 pm »

Chào bác: " mâm năm mâm sáu còn mâm ba.." híc. Bác mở chủ đề mới mà bí mật như TT vậy, đơn vị bác cũng tự đào tạo được AT cơ à? Tôi cứ tưởng ở QK đã có trường HSQ rồi, do một bác chỉ huy đánh 1200 năm 84 của f314 sau đó về làm hiệu trưởng. Các at đơn vị tôi toàn ở trường này ra nhưng ít lắm không đủ,cũng chủ yếu  phải bồi dưỡng tại chỗ là chính mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
............
Bác Pb47vp thân mến, tình cờ em được xem chương trình : Giai điệu tự hào của VTV 3 .Trong đó có màn song ca của NSND Thanh Hoa & ca sỹ Tôn thất Sơn : ca khúc : Gửi em ở cuối sông Hồng .
Các tác giả đã lấy nguyên mẫu là một người lính QĐNDVN rất khái quát.
Vậy mà đã làm cho bao trái tim phải thổn thức từ hơn 30 năm nay .
Từ suy nghĩ đó em thấy rất không phải - nếu những người lính của Tiểu đoàn 4 Anh hùng không còn ai biết đến .Cần phải có người đưa những thông tin về chặng đường các anh đã trải qua : Từ khi còn Tân kỳ Nghệ an , đến khi ra phố Lu -Lào cai   ... cho tới khi Tiểu đoàn 4 nhận  trọng trách :Chặn địch , tấn công +phòng ngự trên cao điểm 685 ở mặt trận Vị xuyên - Hà giang .hồi cuối năm 1984 . Và trở thành Tiểu đoàn 4 Anh hùng.
Vậy là em mở topic này .Chỉ một người thì không đủ & không thể làm nổi công việc lớn lao này .Nên đề nghị các bác chung tay chia sẻ thông tin về d4..
 nhất là các bác đã được đào tạo A trưởng ở  
D4 .
Rất mong được sự ủng hộ của anh em .
Thân ái & đoàn kết
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2014, 10:17:09 pm gửi bởi nguyenhongduc » Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM