Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:08:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế! Phần III  (Đọc 113206 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #350 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 11:39:33 am »

22 giờ 30 phút 1/5/2017. Đêm dã hội cuối cùng của chuyến đi có khuya hơn những đêm giao lưu nơi đóng quân đã đi qua. Chia tay những người bạn mới được làm quen trong chuyến đi, chia tay những người bạn làng fb cùng có trong chuyến đi. Và cũng là chuẩn bị chia tay cho gia đình chủ nơi đóng quân cuối cùng váo sáng sớm ngày mai, giờ đi sáng ngày mai cũng sớm giờ hơn những cuộc chia tay nơi đóng quân đã qua.

Buổi tối ăn cơm chay, mình mải móng còn mong ra bến sông ghi nhanh vài hình ảnh tranh chấp ánh sáng ông trời lúc cuối hoàng hôn. Giờ thấy bụng hơi muốn ăn một chút. Lúc này giá có mẩu bánh mỳ thôi cũng tạm ổn. Nhưng khuya rồi mình gắng đến sáng mai.

Về nơi đóng quân ở An Đôn lúc trời khuya. Có bộ đội về làng nên hình như các gia đình vẫn sáng ánh điện. Về An Đôn,vẫn bộ ba Trí Đức Trần, Dung Vũ, xuanv338.  Ngôi nhà mới hoàn thành vẫn thơm nguyên mùi vữa nồng vôi mới. Cả nhà vẫn thức chờ bộ đội. Giờ thì gia chủ đã đầy đủ cả gia đình. Cô con dâu lúc ban trưa vắng nhà vì còn bận đi làm công ty. Giờ em đã về. Ba chúng tôi về cả nhà vui hẳn lên, cô con dâu đon đả vào trong nhà bê mâm có ba bát canh bánh đa còn nóng hổi. Mùi thịt tươi, mùi bánh đa quê hòa quyện thơm lan tỏa khắp không gian ngôi nhà mới, mùi thơm át đi cả mùi vôi vữa. Bát canh bánh đa hấp dẫn được cô dâu nhà chủ mang ra vào đúng lúc mình thấy đói bụng. Từ hôm đi, tối nay mới thấy cảm giác muốn ăn.

Hình như gia chủ đã chỉ dành cho bộ đội ăn thôi thì phải. Các cháu đi ngủ cả, ba người lớn ai cũng bảo đã ăn rồi. Bát canh bánh đa của nhà chủ thứ 5 trong chuyến đi này đã làm mình chạnh lòng nhiều lắm.


Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #351 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 02:04:16 pm »

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT GIA CHỦ CUỐI CÙNG CỦA CHUYẾN ĐI. NGÀY THỨ 6
1/5/2017.

Vẫn tổ ba ba là anh Trí Đức Trần cùng Dung Vũ được phân công ở một nhà. Gia chủ là một mẹ già cận tuổi 80. anh con rể cũng ngoại 40, bà mẹ có hai cô con gái, một lấy chồng xa, một ở lại cùng mẹ và anh con rể cùng chung lo cho bà ngoại tại đây. Cô con gái ở cùng mẹ đang đi làm ngoài công ty, hai đứa cháu nhỏ. Một ngôi nhà mới được xây chưa thật hoàn chỉnh. Nội thất trong nhà còn đạm bạc, cái tủ kê còn mới, phía sau theo phong tục người Quảng Trị đặt di ảnh thờ người chết có trùm vuông vải đỏ. Trên cửa ra vào có treo hình ảnh Bác Hồ, ngõ vào cũng lá cờ đỏ sao vàng, cái sân trước nhà chưa kịp lát còn lầy cát.

Buổi trưa cái nắng gắt gao Quảng Trị dội xuống ngôi nhà mới làm cho mùi nồng của vôi vữa mới càng thêm khó chịu. Theo kế hoạch của đoàn chiều đi viếng nghĩa trang Quảng Trị. Sáng mai đoàn Thái Bình rời An Đôn từ lúc 5 giờ sáng. Biết thế nên mình cũng tranh thù chụp với gia đình một kiểu ảnh làm kỷ niệm, chưa toại nguyện là còn thiếu hai cháu nhỏ và cô con gái. Nếu sáng mai hoặc đêm về có thể mình chụp lại cho đông đủ cả gia đình.

Bà má cũng không ngủ trưa, bà luẩn quẩn vào ra như muốn có điều gì tâm sự. Mình hiểu tâm lý người gia nên cũng chủ động hỏi chuyện gia cảnh xã giao. Một ánh mắt đượm buồn, bà chậm rãi kể.

- Ông nhà tui cũng bị chết từ năm 1972 ở Huế. Nhà có hai đứa con gái, đứa lớn hắn lấy chồng làng bên , con bé chưa biết mặt bố thì ở với má đây, thằng con rể hắn cũng ngoan ở đây với má luôn.

- Vậy ông nhà là liệt sĩ? Tôi nhận từ má Ngẫu một cái lắc đầu, buồn bã.

- Không! Ông nhà tui đi ở phía bên kia.

Tôi chợt hiểu vậy là ông nhà là lính VNCH, như vậy gọi là tử trận. Tôi một chút tò mò thêm.

- Má ơi! Vậy phía bên Mỹ họ có chế độ gì cho nhà mình bấy nay không má ?

Lại thêm một cái lắc đầu.

- Không có cái chi hết. Ngày Hòa Bình thì tui vào Huế đưa hài cốt ông ấy về nghĩa trang của làng. Ông ấy là Phan Văn Vinh, lúc chết không biết là trung úy , hay trung sĩ gì đó. Ông đi 1966 đến 1972 thì bị chết.

Mà nhà tui bên quê ngoại chỗ nhà quê ông Lê Duẩn đó, bố tui cũng là liệt sĩ, nhà đi theo cách mạng hết, giờ chẳng biết sao họ không làm cho thẻ bảo hiểm y tế cho. Tui làm đủ cả giấy tờ nộp lên họ xét rồi trả lại. Họ nói không có được. Một hơi thở dài rồi bà lão toan chạy vào mở cánh tủ đánh két, lấy ra tập giấy tờ đã nhàu cho tôi xem.

Nhiều lắm, các giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ. Việc này mình xem biết thế thôi. Đó là một chính sách của nhà nước đối với những người có công với nước. Thân nhân liệt sĩ là một trong những đối tượng được trả công. Hiềm nỗi bà má lại lấy chồng người bên kia chiến tuyến. Chính sách này với mình là chưa đủ tầm giải thích với má Ngẫu. Đành chụp ghi lại thay cho câu chuyện dễ nhớ mà thôi.

Còn anh con rể của má Ngẫu cũng góp vào câu chuyện đường dài. Cường nói trong cái buồn riêng của mẹ vợ. Có lẽ Cường hiểu rằng câu chuyện Cường kể sau đây rất hợp với tư tưởng của các cựu lính xưa chăng. Cường chậm rãi.

- Ngày tuy còn bé, nhưng em có biết và nhớ chuyện chiến tranh ở làng quê, em có anh trai cũng bị bắt quân dịch. Họ vào tận nhà bắt lính đó. Ông ấy đi được hai năm thì bỏ trốn lên tận Khe Sanh theo quân Giải Phóng. Vậy là mình lại hiểu thêm những điều chua chát, được mất của cuộc chiến tranh trong một chuyến đi.

Câu chuyện của hai má con gia đình theo nghĩa là bên kia chiến tuyến hôm nay đã làm mình chạnh lòng
thêm.

Má Ngẫu trong ngôi nhà mới làm hoàn chỉnh khang trang.









Người lính VNCH cũng hiền lành như bao anh giải phóng quân khác. Đế quốc Mỹ và bà lũ bán nước bắt họ phải cầm súng bắn lại người thân của mình. Và cái kết của chiến tranh là vậy.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2017, 05:26:51 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #352 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 02:07:21 pm »

Lúc 5 giờ 05 phút sáng ngày 2/5/2017.

CHIA TAY VỚI NGƯỜI VÀ ĐẤT AN ĐÔN.

Cái gì cũng là cuối. Chia tay nơi đóng quân lần này cũng là gia đình cuối. Vâng ! Nhưng chia tay gia đình gia chủ hôm nay, không phải chỉ là bâng khuâng nhung nhớ một chuyến đi, mà tâm trạng của mình hôm nay nghĩ về gia chủ này khác nhiều hơn bốn gia chủ trước. Có phải là vì họ là người của bên kia chiến tuyến? Không? Hoàn toàn không phải là như thế! Họ cũng là một con người Việt Nam máu đỏ, da vàng, họ cũng là một con người được sinh ra và lớn lên trong làng quê Việt Nam, nơi có lũy tre xanh, có cánh đồng bao la thẳng cánh cò bay, nơi cũng có cả dòng sông tuổi thơ và một gia đình ấm áp.

Nếu có trách, thì chúng ta trách và căm thù bọn xâm lược, căm thù kẻ bán nước khiến cuộc chiến tranh tàn khốc chết chóc trên chính quê hương của mình, làm cho anh em ruột thịt cùng dòng máu, anh em trong dòng họ, cùng dòng giống người Việt Nam sinh ra từ mẹ âu cơ và cha Lạc Long Quân lại bắn giết lẫn nhau. Thật buồn đau sau cuộc chiến tranh tàn khốc. Cuối cùng thì chiến tranh đã kết thúc, non sông Thống Nhất. Chính nghĩa đã thắng hung tàn nhưng có cái giá nào đắt hơn là chiến thắng, độc lập tự do phải trả bằng xương máu?.

Những gì được nghe, được thấy trong chuyến đi , hoàn cảnh ở mỗi gia chủ có khác nhau. Nhưng một cầu mong ở cựu lính này, là xin đất nước này đừng bao giờ nữa có chiến tranh. Đêm qua 26/7. Nghĩa trang cả nước lung linh đèn tri ân, lời cầu nguyện cho các vong hồn liệt sĩ được siêu thoát. Cầu truyền hình nhắc lại những ký ức chiến tranh. Các thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Lễ kỷ niệm 70 ngày thương binh liệt sĩ, dù ít, dù nhiều tùy theo ngân sách địa phương. Nhưng ai cũng được động viên làm dịu mát cái sót sa, mất mát, người ở âm phần cũng siêu thoát nhẹ nhàng hơn, được an vui trong miền cực lạc.Người còn sống cũng thấy ấm áp hơn.

Đêm qua, còn có bao nhiêu gia đình trên đất miền Nam của Tổ Quốc cùng có chung tâm trạng như gia đình má Ngẫu. Đêm mà cả nước đèn hoa tri ân. Chỉ có gia đình má Ngẫu, và còn bao những gia đình thân nhân của người lính VNCH họ nghĩ gì, họ buồn làm sao? Chỉ có họ mới thấu hết cái nghiệt ngã của chiến tranh khi người thân bắt buộc phải làm tay sai cho giặc.

 hình chụp bà má Ngẫu, con rể bà và xuanv338.

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2017, 05:12:47 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #353 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 02:12:35 pm »

5 giờ 15 phút sáng 2/5/2017.
Chiếc xe của công ty du lịch Tân Sơn mang biển số.17A008 70 cùng anh lái xe Hoàng vui tính, hiền lành, lại tiếp tục đồng hành cùng các cựu lính e27 TP Thái Bình rời An Đôn trở lại miền Bắc sau 7 ngày hành quân cơ giới trên các nẻo đường , làng quê Quảng Trị. Trên chuyến xe trở về đất lúa. Một đường trường trong tâm trạng đầy bồi hồi lưu luyến. Xe lướt nhanh qua từng cung đường giằng dặc miền Trung. Bao nhiêu hình ảnh của chuyến đi, những câu chuyện, những kỷ niệm khó quên của đất và người Quảng Trị. giờ thì mình ngồi mà tua lại như một băng ghi hình vừa mới hoàn thành.

Một chuyến đi mĩ mãn đã kết thúc. Kế hoạch của đoàn đề ra, thực hiện trọn vẹn, an toàn. Một chuyến đi không dài và cũng không ngắn nhưng Trần Xuân vẫn chưa tả hết được nổi tâm trạng, cảm xúc của mình. Nó cứ lâng lâng đưa mình về thời tuổi trẻ, nó tái hiện ký ức chiến tranh, nó nồng nàn yêu thương trong mỗi con người với con người, từ tấm lòng, tình cảm, nó sống lại cuộc đời của lính thời chinh chiến, nhắc nhở các cựu lính già hun nóng thêm tình đồng đội, nghĩa quân dân.

Chuyến đi là một cơ hội cho mình được giao lưu cùng các anh, chị em là đồng đội, không là đồng đội trên làng fb, được làm quen thêm nhiều các anh em chưa là bạn f trong cùng chuyến đi.

Một may mắn riêng trong chuyến đi này, mình đã có cơ hội được làm quen với anh nhà báo Lê Bá Dương. Chủ nhân của bốn câu thơ bất hủ gắn liền với dòng sông Thạch Hãn, gắn liền với những người đồng đội mãi mãi nằm dưới đáy sông kia. Điều mà Trần Xuân thấy mến phục anh nhà báo Lê Bá Dương ở một tính cách sống giản dị, hòa đồng, không phân biệt là ai, rất tận tâm, tận lực. Anh có một ước mong là không cần phải xây những tượng đài to lớn , ghi danh mình, mà anh muốn ở trong lòng mỗi cựu lính e27 đều có một tượng đài chung. Nói đến việc tri ân những món quà cho các địa phương nơi người dân đã từng chở che cho bộ đội trong những ngày chiến đấu gian khổ hy sinh, hôm nay trở lại bằng tấm lòng thành đáp nghĩa đền ơn bằng 50 triệu đồng, anh muốn tiền đó địa phương đưa vào quỹ học bổng cho con em nghèo, con đồng đội. Và một quan điểm độc đáo ở anh là không phân biệt là con em của người bên kia chiến tuyến. Anh Dương nói . Chúng ta giải phóng đất nước, giải phóng con người thì không còn phân biệt đối sử. Các cháu con em của người bên kia chiến tuyến hôm nay cũng đều là một người Việt Nam, lớn lên các cháu đều cũng là một công dân có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc. Những ý tưởng của anh nghe thấy thật chí lý, chí tình.

Qua bạn bè, đồng đội, qua nhiều trang báo cũ viết về cuộc đời chiến đấu của anh và những gì hôm nay anh đang làm cùng đồng đội. Thật là trân quý. Nhà nước hôm nay chưa phong anh là một anh hùng, nhưng với đồng đội . Anh xứng đáng là một anh hùng. Cảm ơn anh đã cùng BLL e27 toàn quốc tổ chức một chuyến đi vô cùng độc đáo cho các cựu lính có cơ hội trở lại nơi chiến đấu xưa, được gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách.

Cách tổ chức như vậy xuanv338 thấy anh luôn thông cảm và hiểu thấu đáo tới từng hoàn cảnh của CCB. Khen anh, anh chỉ trả lời một câu" Nếu đồng đội còn sống mà mình chết, họ cũng sẽ làm như mình làm vậy mà thôi. Những việc làm và câu nói luôn khiêm tốn, luôn vì đồng đội.

Chuyến đi đã kết thúc xin một lời cảm ơn thêm nữa tới các anh trong BLL e27 toàn Quốc và riêng với anh Lê Bá Dương, cảm ơn các anh CCB e27 thành phố Thái Bình đã nhã ý tạo cơ hội cho xuanv338 được tham gia chuyến đi đáng nhớ này. Xin trân trọng.

Một video có trên You Tube. xuanv338 xin cóp về trang cho nhiều đồng đội được xem. Xin phép anh nhà báo Lê Bá Dương ạ.

Hơn 40 năm trôi qua, khát vọng có một ngày đất nước hòa bình thống nhất đã thành hiện thực. Cùng ước mơ hòa bình ấy là tuổi thanh xuân của Các Chị, Các Anh nằm lại mãi nơi chiến trường. Những người ở lại luôn đau đáu về một lời thề : “ Hòa bình, chúng tớ sẽ quay lại đưa các Bạn về…”

https://www.youtube.com/watch?v=nTpmnci17fs&feature=youtu.be&app=desktop
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Tám, 2017, 06:31:39 am gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #354 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 03:03:34 pm »

Chào các bác tham gia trang. Vâng! Như vậy là topic " Có một cuộc đời........" đã hoàn thành xong nhật ký ghi lại hành trình trong 7 ngày đêm đi của  xuanv338 đã được cùng đi với các anh CCBê 27, đoàn Triệu Hải anh hùng " Mang quê hương vào cho đồng đội" .
xuanv338 xin được nói lời cảm ơn rất nhiều tới anh Giangtvx đã hỗ trợ việc chuyển tải só lượng bài viết và các hình ảnh , video từ trang mạng xã hội về với diễn đàn M&H. xuanv338 xin cảm ơn các anh chị, em từ mấy ngày nay đã tới đọc động viên bài viết đông đúc.


P/S NHẬT KÝ CHUYẾN ĐI BẮT ĐẦU TỪ TRANG 28 - 36. trong các bài viết có những tấm hình cùng video quay nhanh ghi lại khoảnh khắc diễn ra trong chuyến đi. Cây nhà lá vườn, xuanv338 chỉ quay bằng điện thoại rẻ tiền, kỹ thuật chưa quen. Vậy nên mong mọi người vào đọc và xem video thông cảm.  xuanv338 xin được trân trọng.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2017, 05:21:34 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #355 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2017, 10:05:53 am »

xuanv338 xin chào các anh , chị, em trên diễn đàn VMH. Sáng này trở về làng M&H. xuanv338 giật mình khi các trang của bạn, của mình, trên khắp các diễn đàn VMH, đều có một số lớn các ảnh đăng đều bị mất hết. xuanv338 thấy hình ảnh chuyển từ trang mạng khác về M&H là vẫn còn nguyên. xuanv338 đoán có thể do trục trặc gì về giữa kho lưu trữ ảnh trên phần mềm photubuket tới diễn đàn? Đề nghị ban quản trị mạng VMH tìm giúp nguyên nhân. xuanv338 xin trân trọng cảm ơn!
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2017, 09:18:58 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #356 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2017, 01:19:50 am »

Xem ở đây nhé : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=31034.msg524160#msg524160
Logged

xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #357 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2017, 06:52:01 am »

Cảm ơn Giangtvx. Người luôn đi tìm cái mới. Nghe đài thông báo anh đang ở miền Nam?. xuanv338 chúc Giangtvx có chuyến đi vui vẻ và an lành.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #358 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2017, 09:29:37 am »

Vậy là vừa rồi Xuanv338 không "Nam tiến" ư ?. Trước đó nghe tin Xuanv338 cũng  vào Nam mà. Giangtvx ngong ngóng muốn gặp Xuanv338 ở trong đó thế là thất vọng rồi. Bài viết hay, cảm động, rất tình người lại được sự trợ giúp của người có tay nghề kỹ thuật cao nên trọn vẹn lắm. Chỉ tiếc là không có sự hội tụ trong chuyến đi của Giangtvx vừa rồi. Chắc sẽ hẹn gặp tại vùng đất lúa TB thôi.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #359 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2017, 11:04:26 am »

xuanv338 em chào anh phicongtiemkich đến thăm nhà. Vâng! Em đã lỗi chuyến đi Nam anh ạ. Lẽ ra em có chuyến đi Phú Yên - Phú Quốc vào ngày 21 - 25 tháng 9. Do công việc nên chuyến đi đã bị hủy. Em cũng nghe Giangtvx nói cũng có chuyến đi Nam. Anh em mình lại gặp nhau ở TB quê lúa là vui nhất. G còn hẹn mấy anh em ăn bánh tôm Hồ Tây nữa đấy. Anh vẫn khỏe chứ ạ. Buồn là cả diễn đàn này nhà ai cũng bị mất hết ảnh đã đăng qua phần mềm Photubuket. Giờ có nhiều hình ảnh ko còn lưu trong máy nữa mới tiếc anh Huy ạ. xuanv338 cảm ơn anh đã tới đọc nhật ký chuyến đi Quảng Trị tháng 4/2017. Chuyến đi để lại nhiều kỷ niệm đẹp của người lính.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM