Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:17:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế! Phần III  (Đọc 113251 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #330 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 10:07:52 am »

Lễ thượng cờ. Lúc 8 giờ 45 phút sáng 30/4/2017 tài cột cờ bờ Bắc, Hiền Lương kỷ niệm 42 năm ngày thống nhất đất nước, 45 năm ngày giải phóng Quảng Trị.

Chính nơi đây. Định mệnh của mấy mươi năm chia đôi đất Nước. Từ trời Tây của đất Nước Thụy Sĩ đã chọn Vĩ tuyến 17 là nỗi thống khổ của hàng triệu người dân Việt Nam.

Không riêng gì những đoàn quân nam tiến, đã vì dân tộc phải sinh Bắc, rồi tử Nam.

Trong đó có 2 Sư đoàn người con ưu tú đất phương Nam đã tập kết về đây. Những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nổi rai rức nhớ quê nhà, nhạc sĩ Hoàng Hiệp, người con đất An Giang đã da diết cho ra đời bài hát "Bên bờ Hiền Lương". Nhân chuyến thắp hương của đoàn cho 2.500 Liệt sĩ nơi đây. Ca khúc "Bên bờ Hiền Lương" sẽ do CS Vân Khánh thể hiện, với Video không chuyên Trần Xuân. Kỹ thuật do Thái Lập Hiến chịu trách nhiệm biên soạn. Trân trọng dành cho các CCB đã từng chơi với Bom với pháo ở mãnh đất thiêng liêng này............

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=TmsSW8_Ug78" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=TmsSW8_Ug78</a>
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2017, 12:13:05 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #331 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 10:10:41 am »

 
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=NPj4nmGwtXA" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=NPj4nmGwtXA</a>
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2017, 12:14:31 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #332 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 10:17:33 am »

10 giờ ngày 30/4/2017. NGÀY THỨ 5 CỦA CHUYẾN ĐI.

Sau lễ thượng cờ bên bờ bắc Hiền Lương cũng là lúc trời Quảng Trị bắt đầu đổ nóng. Cái nắng sáng chói trời Vĩnh Linh. Trông những cựu lính già mồ hôi nhễ nhại mà thương. Trong bản kế hoạch của đoàn, sau lễ thượng cờ đoàn cùng nhân dân đôi bờ Hiền Lương là chương trình xem lễ hội đua thuyền. Lâu lắm mình không được xem lễ hội đua thuyền. Hôm nay còn được may mắn hơn được xem đua thuyền trên sông bến Hải, một dòng sông bao năm phải chia cắt đôi dòng, sông huyền thoại đã từng có những tháng năm hòa máu và nước mắt mãi đi vào lịch sử. Có cựu nào đó nhanh chân đã kịp tới bến bờ, được tận hưởng những phút đầu tiên lễ hội đua thuyền trên sông muôn sắc.

Như trong kế hoạch, lịch đi viếng nghĩa trang vào lúc 14 giờ chiều 30/4. Giờ thì lệnh quân đã được truyền nhanh. Tất cả đã lên xe theo cuộc hành trình hướng về nghĩa trang Vĩnh Linh, sau đó đi tiếp viếng nghĩa trang Trường Sơn.

Tới nghĩa trang Vĩnh Linh. Người lính già vẫn bước chân nhanh, ông không hề biết mệt. Mái tóc như bông, dáng người mảnh gày bé nhỏ ông rướn lên từng bậc khá cao trước cồng nghĩa trang Vĩnh Linh. Tôi chạy lại muốn đỡ ông một chút. Nhưng ông già đầu bạc phơ đã từng đi qua hai cuộc chiến tranh chưa cần đến ai hỗ trợ. Ông quay sang nhìn tôi và nụ cười tươi rói, cái gật đầu nhẹ thay cho lời chào xã giao với cô cựu lính tuổi con mình. Trần Xuân đon đả.

- Cháu chào bác, bác giỏi quá.

Cái duyên lúc nào cũng được gặp ông. Hai cha con, hai thế hệ chụp với nhau một tấm hình. Hôm nay, dẫu một người ở tận phía sông Diêm đất lúa, người ở tận trong phía con sông La nước trong xanh biêng biếc của miền quê Nắng gió. Thì tấm hình và khoảnh khắc đáng nhớ này còn nhớ mãi.

Ảnh chụp tại nghĩa trang Vĩnh Linh. Trần Xuân chụp cùng cụ CCB Nguyễn Hữu Nghị 88 tuổi. Y tá C3, d3, e27. Quê Trường lộc, Can Lộc , Hà Tĩnh.






Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #333 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 10:22:23 am »

11 giờ 15 ngày 30/4/2017. Giữa đại ngàn Trường Sơn.

Ảnh chụp: Tại nghĩa trang Trường Sơn 11 giờ 15 ngày 30/4/2017. Các CCB e27 đoàn TRIỆU HẢI Thái Bình đang thắp hương tri ân cho đồng đội.









<a href="http://www.youtube.com/watch?v=8kLOhPyktRU" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=8kLOhPyktRU</a>
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #334 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 10:28:39 am »

17 giờ 00. 30/4/2017. Tại làng Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, Vĩnh Linh, Quảng Trị.

Hiền Lương, chiều hoàng hôn thật mơn man. Vạt nắng cuối ngày trải dài phủ khắp mặt sông bến Hải. Sóng nước nhẹ chồm ngậm ngang từng sợi nắng rồi ôm theo đuổi nhau về phía cửa Tùng. Đứng trên cầu Hiền Lương, tai tôi vẳng nghe đâu đây như bên phía bờ Nam" Hò..ơi...Thuyền ơi... Thuyền ơi có nhớ bến chăng, bến thì một dạ....khăng khăng đợi thuyền...." mà lòng lâng lâng, xúc động bồi hồi. Mặc dù được đi qua cây cầu yêu thương này rất nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên trong đời, Trần Xuân có được một chiều hoàng hôn rất đẹp đi trên cây cầu nối đôi bờ sông Bến Hải.

Hiền Lương. Cái tên làng kháng chiến, tên cây cầu bắc qua sông, và dòng sông ngọt lành Bến Hải, ngoài xa lênh đênh những con thuyền nhỏ lang thang tìm nơi neo đậu , tiếng bê chèo chém nước đều đều. Tất cả đã hòa vào những ca từ da diết, những nốt nhạc bổng trầm, sâu lắng, ngọt ngào đầy nhớ thương của một thời lửa đạn. Một thời cây cầu chia hai làm giới tuyến của hai miền phải chia cắt, dòng sông chia đôi dòng, cây cầu chia đôi, tình lứa đôi xa cách, cha xa con, vợ phải xa chồng. Câu hò đêm về lại vọng sang bờ Nam trong chương trình" Tiếng hát gửi về Nam". Cái ngọt ngào, da diết càng làm thêm nhức nhối và vô lý của một dải non sông đất nước này sao lại phải ngăn đôi.

Niềm tin và khát khao hòa bình dân tộc. Cuộc chiến đấu sinh tử của cả dân tộc cùng xuống đường. Hy sinh gian khổ, được mất nhưng đã có ngày toàn thắng vang khúc khải hoàn, non sông Thống Nhất, hai miền Nam Bắc một nhà.

Hôm nay, người bên bờ Bắc sang bờ Nam tự hào đi qua cây cầu rộng thênh thang nối đôi bờ Bến Hải. Mỗi ngày từng đoàn xe giao nhau vào Nam ra Bắc. Cây cầu nửa vàng, nửa xanh đã trở thành kỷ vật vô giá lưu cho mãi mãi đời sau nhớ về một thời đất nước mình chia cắt.

Ảnh chụp trong chiều hoàng hôn 30/4/2017. Cầu Hiền Lương.









Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #335 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 10:29:55 am »








Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #336 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 10:37:32 am »

20 giờ 10 phút tối 30/4/2017. TẠI BỜ NAM SÔNG BẾN HẢI" xin trân trọng.

Buổi sáng dự lễ thượng cờ kỷ niệm 42 năm ngày Thống Nhất non sông, 45 năm ngày giải phóng Quảng Trị. Buổi trưa đi viếng nghĩa trang liệt sĩ Vĩnh Linh , nghĩa trang Trường Sơn. Chiều tối đi dạo cảnh cầu Hiền Lương, sông Bến Hải. Và buổi tối sang bên bờ nam Bến Hải dự đêm vui hội non sông. Chương trình truyền hình trực tiếp với chủ đề" Quảng Trị ký ức những dòng sông". Một chương trình đầy xúc động. Lại thêm một ngày kín lịch của các cựu lính e27 đoàn Triệu Hải anh hùng.

20 giờ tối 30/4/2017. Đêm hội non sông khai mạc long trọng, hoành tráng. "Quảng Trị ký ức những dòng sông" Suốt cả chương trình không ngớt nhắc đến tên hai dòng sông Bến Hải và Thạch Hãn. Những bến đò năm xưa cũng được nhắc tên. Bến đò A Cửa Tùng, bến đò B Tùng Luật....... trên sông Bến Hải. Bến đò Nhan Biều, Như Lệ, Trà Liên trên sông Thạch Hãn. Bốn câu thơ "

Đò lên Thạch hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi hòa sóng nước.
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm"

Bốn câu thơ bất hủ của anh CCB e27 Lê Bá Dương được gắn vào dòng sông Quảng Trị trong kịch bản của chương trình. Lê Anh, người dẫn chương trình đọc thơ mà đến nghẹn ngào. Trần Xuân quay lại phía sau cách hơn hàng ghế. Anh Lê Bá Dương, một con người của hồi ức vẫn ngồi lặng đó giữa biển người. Giờ thì mình đã tự trả lời câu hỏi đặt ra trong đầu từ mấy hôm nay. Tại sao ông trưởng ban tổ chức chuyến đi lại chỉ huy cuộc hành trình vòng vèo chữ chi như vậy. Sáng mai đoàn lại quay sang làng An Đôn. Khi hiểu rồi giờ thì mình lại tập trung theo dõi chương trình đầy xúc động vẫn đang diễn ra trên sân khấu lớn.

Tất cả hình ảnh và những câu chuyện nhân chứng lịch sử còn lại hôm nay, họ là những chàng trai cô gái quê hương lũy thép Vĩnh Linh, những CCB từng về đây chiến đấu hy sinh giải phóng quê hương Quảng Trị, họ không biết sợ đạn bom, không biết đói, rét, gian nan. Đêm đêm đưa những đoàn quân từ bờ Bắc sang bờ Nam vào trận, những chuyến hàng lặng lẽ qua sông, vượt biển ra nơi tiền tiêu đảo Cồn Cỏ kiên cường. Rồi lại những chuyến đò chở thương từ bờ Nam trở về bờ bắc. Họ vẫn chưa nguôi cơn đau đớn mà họ phải trải qua khi nhớ lại những chuyến đò định mệnh.

Chiến tranh là thế, nhưng chiến tranh không thể dập tắt được ngọn lửa từ trái tim nồng nàn yêu quê hương đất nước, khát khao Hòa Bình, tình yêu đôi lứa của họ trên mỗi chuyến đò thầm lặng trong đêm tối mà vẫn ánh lên trao nhau ngọn lửa tình đôi lứa, tiếng bê chèo chém nước trong đêm như lời nhắn nhủ nhau rằng. Ngày mai chiến thằng, đất nước khải hoàn, chúng mình sẽ được sống bên nhau mãi mãi. Tình yêu họ trao nhau nó cũng bồng bềnh như sóng nước dạt dào sông Bến Hải.

Đi hết chiến tranh, những người còn được sống nơi bến đò lịch sử này, có đôi đã nên vợ nên chồng. Và đêm nay, trong đêm vui hội non sông, hai nhân chứng lịch sử ở tuổi thất thập ngồi tựa mạn thuyền minh họa trên sân khấu lớn bình yên. Ông Trương Văn Lập và bà Hoàng Thị Duyên người Vĩnh Giang, cặp vợ chống nên duyên nơi bến nước đã nghẹn ngào kể lại những chuyến đò năm xưa và tình yêu của họ nhen lên vẫn xốn xao bến nước đến bây giờ. Chiến công của những con người nơi đây thật thầm lặng mà lớn lao.

Lần đầu tiên được dự lễ hội lớn có quay truyền hình trực tiếp. Dưới ánh đèn sân khấu lung linh. Những hình ảnh dòng sông bến nước, dưới những chùm điện sáng lung linh hoành tráng, thiết bị hiện đại quay phát trên trời, dưới mặt đất, giữa biển người cả lính, cả dân của đôi bờ bến Hải tụ hội về đây, tất cả đã làm Trần Xuân cuốn hút, xúc động mà không thể ghi được hình ảnh riêng nào. Giờ ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này, Trần Xuân xin được mượn hình ảnh trên trang để mình họa cho bài viết của mình.

Chương trình nghệ thuật cho đêm vui hội non sông" Quảng Trị ký ức những dòng sông".








Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #337 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 10:39:40 am »

   







Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #338 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 10:43:16 am »

7 giờ sáng 1/5/2017 . Chia tay làng Hiền Lương.

Gần hai ngày sống trên làng giới tuyến năm xưa trôi nhanh quá! Lịch hoạt động của đoàn ở đây vẻ sôi động hơn, toàn là màu chiến thắng, là những điều tri ân. Câu chuyện về Hiền Lương chích mải vui mà giờ mới nói. Vẫn là tình nghĩa quân dân nơi đóng quân, vẫn là bộ ba Trí Đức Trần, Dung Vũ, Trần Xuân cùng ở một nhà. Nhà mẹ Thụy cũng ở tận cuối làng, ngôi nhà đơn sơ nhìn ra mặt con đường khá rộng.

Một gia cảnh thật thương. Nhà chỉ có hai bà cháu. Mẹ cũng đã ngoài 80 đang nuôi cô cháu ngoại lớn người mà chưa đủ điều khôn. Con bé cũng thiệt thòi. Mẹ nó xấu số thiệt phận chẳng may bị tai nạn giao thông qua đời từ khi hắn còn đang nhỏ, cha hắn còn trẻ chẳng thể sống đơn côi. Rồi một ngày có người làng bên thương cha nó rồi họ nên vợ nên chồng. Vậy là cô bé cháu ngoại mồ côi mẹ giờ lại vắng cả hơi ấm của cha. Tình thương của con bé và cuộc sống được đặt lên đôi vai gày của bà ngoại. Con bé lớn mà còn tồ tĩnh. Học hết lớp 9, nó phải nghỉ học vì bà ngoại không còn khả năng hơn thế.

Hai đêm ngủ trong ngôi nhà đạm bạc. Khác với những nơi đóng quân đã đi qua. Về làng Hiền Lương các anh cựu lính e27 thành phố Thái Bình đã nhờ gia đình anh Đăng nấu giúp cơm ăn tập thể cả đoàn. Anh Đăng cũng là một cán bộ địa phương, tính tình vui vẻ, cũng là một CCB. Anh Đăng kể, anh cũng là học sinh ra ngoài miền Bắc. Anh được sống trên mảnh đất Nam Định. Khi quê hương bị giặc tàn phá, anh xung phong trở về tham gia chiến đấu giải phóng quê hương. Lý do không được nấu ăn tại gia chủ nơi đóng quân là thế Vậy là thời gian được nói chuyện với hai bà cháu không được nhiều.

Đêm thứ hai cũng là đêm cuối của điểm dừng chân Hiền Lương. Đây là điểm dừng chân dài nhất của chuyến hành hương. Dã hội bên bờ Nam trở về ngôi nhà đã muộn. Hai bà cháu mẹ Thụy vẫn còn thức chờ bộ đội về mới ngủ. Vài phút hàn huyên nghe mẹ kể.

- Ngày chiến tranh, làng ni bom đạn không ngớt, má phải đi tải đạn, tải lương phục vụ chiến đấu, nuôi bộ đội. Hỏi đến chế độ hôm nay, mẹ buồn lắc nhẹ cái đầu.

- Chẳng có chế độ chi hết.

Khác với má Thỏn ở Cam Thành, má Thụy trầm tư, khuôn mặt bà khắc khổ, kiệm lời. Nhưng lại hay xúc động.

Vậy là mỗi nơi đóng quân đi qua, mỗi gia cảnh có khác nhau, nhưng ở đâu cũng có những góc khuất của hậu chiến tranh chưa đầy đặn.

Hình ảnh ghi nhanh sáng chia tay nhà mẹ Thụy ở làng Hiền Lương.


Ảnh chụp hai bà cháu mẹ Thụy.


Bà cháu mẹ Thụy và anh CCB e27 Trí Đức Trần. Cô cựu quân nhân Dung Vũ.



Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #339 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2017, 10:46:25 am »

7 giờ 10 phút ngày 1/5/2017. CHIA TAY NGƯỜI VÀ ĐẤT HIỀN LƯƠNG.

Ngoài kia xe đã đang chờ.
Mẹ ơi! Con phải đi rồi mẹ yêu.
Chia tay mẹ những chín chiều.
Buồn gieo số phận mảnh đời gian nan.
Hai ngày chưa đủ thời gian
Còn bao nhiêu chuyện mà chưa dãi bày.
Đôi mắt mẹ, đôi vai gày.
Chứa bao gánh nặng cuộc đời chuân chuyên.
Xin mẹ đừng khóc nữa thêm.
Rồi cay đắng hết, đong thêm ngọt ngào.
Xin mẹ đừng khóc nữa nào.
Chờ con sẽ có ngày vào Hiền Lương.
Để tìm lại những sợi thương.
Trong ngôi nhà sáng, đượm bao tình người.
Gom vui xây những nụ cười.
Trên bờ môi mẹ nối ngày dài thêm.

Chia tay mẹ Thụy. Một biểu cảm khác nhiều với má Thỏn. Má Thỏn xúc động, quyến luyến nhưng mắt mẹ ánh lên niềm vui, hẹn mong gặp lại. Còn má Thụy trầm tư, mắt ứa lệ, dấu sâu lời hẹn.


« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2017, 10:51:27 am gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM