Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:43:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế! Phần III  (Đọc 113544 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #250 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2016, 07:34:01 pm »

HẬU CHIẾN TRANH NỖI BUỒN LO LÍNH TRẬN
Những cơn sốt rét của lính trận mang từ chiến trường về miền Bắc vẫn duy trì đều đặn. Lính hai chiến trường Miền Đông và lính Tây Nguyên vẫn cứ thi nhau đánh nhịp cằm cách nhật, môi các chàng đậm màu tím hoa Sim, nước da xanh mái, dáng mảnh mai đi nhẹ không lướt cỏ. Được cái bác sĩ phong cho cái tên đáng mặt anh hào vì Gan to, lách lớn. Các anh hết cơn sốt lại nói vui. Lúc vào trận các anh không còn thấy sốt, gan , lách bé đi, hô chạy xung phong nhanh như gió rừng. Ngày ở chiến trường sốt vội , sốt vàng, còn vào trận đánh nhau nên chưa cảm nhận hết cơn sốt nó sướng thế nào, giờ hết chiến tranh có điều kiện sốt lại đàng hoàng một cơn sốt xem ra sao. Lính trận lãng mạn đến đáng yêu.
Ấy nói chuyện thì hài hước vậy thôi, xem ra bố nào cũng lo lắng hậu chiến tranh sẽ ảnh hưởng đến tương lại sau này? Mình đã nghe lỏm được bao câu chuyện phiếm dưới lán bệnh chuyên khoa diễn ra hàng ngày. Sau mỗi ván cờ, mỗi ván tú lơ khơ là một lô chuyện tiếu, rồi lại cười như nắc nẻ mà nhắc nhở nhau nửa thật, nửa đùa. Chiều qua lão Kiến Vĩnh Phú giõng dạc.
- Bọn mình khoan khoan hẵng lấy vợ đấy các bố nhá! Mẹ... nằm rừng, ngủ rú, ăn bẩn, uống bẩn, đói, khát, sốt rét liên miên, táng đấy thuốc Qui Nin đến chai cả mông , giờ chắc đếch gì có con. Mời các bố phải kiểm tra binh lính của mình xem thế nào đã rồi hãy lấy vợ, các bố cứ máu me, vội vã múc vào rồi lại làm khổ con gái nhà người ta một đời. Lại những pha cười chua chát vang trong lán bệnh.
Lão Kiến già nhất lán, cũng tếu táo nhất lán. Nhưng nghe nói ông vua tiếu lâm sống này vẫn chưa có mảnh tình vắt vai, từ ngày vào lính đi chiến trường 11 năm dài. Giờ lão bảo tao vẫn mồ côi người yêu mà chẳng cần lo, chúng mày còn trẻ thì lo đếch gì cho nhanh mòn tuổi xuân. An dưỡng xong tao về quê có cô vợ liệt sĩ nào ngon ngon. Ưng thì tao hỏi làm vợ vừa là gánh trách nhiệm cho thằng đi đánh nhau đã không hoàn thành trách nhiệm với vợ. Kha...Kha...Lão cười ròn như thóc Nếp rang trong chảo úp vung. Trông lão có dễ đến 40 là chắc, mỗi lần vật tệp lơ khơ xuống nền phản vẻ đắc chí, hai cái đùi gày dơ xếp bằng càng rung tít, miệng lão lại nghêu ngao” Trải i mấy lăm qua em đi làm tiết kiệm” Bài hát em đi làm tín dụng nhưng lão cố bẻ ngoeo cổ ngồng hát vậy cho mấy đồng đội cười tán thưởng. Thỉnh thoảng lão lại đánh mắt đảo rất nhanh lên phòng Hóa nghiệm xem cô Hóa Nghiệm có để tâm. Hihi..Mình vẫn nghe chuyện lão đấy chứ, nhưng vẫn vờ làm việc vẻ không để ý gì đến mấy ông dưới lán bệnh.
Chiều nay trưởng phòng đi họp cùng ban chỉ huy bệnh xá. Công việc buổi chiều mình đã hoàn tất. Còn sớm mình mang thêu cho xong bông hoa trên chiếc gối. Từ ngày Quỳ về, mình đã độc lập làm trọn vẹn một chiếc gối liền, học mót cách pha chỉ thêu thành một bông Hồng Nhung của mấy cô thợ thêu ren xóm nhà thờ Hùng Lý.
Có tiếng bước chân ngoài đầu hiên. Giờ này chắc không còn bệnh nhân dưới đội lên khám nữa. Đầu mình nghĩ vậy nhưng vẫn theo phản xạ đứng lên ngó ra phía cửa. Một anh thương binh trong bộ tẹc gan màu xẫm đá, tay cầm gấy Hóa nghiệm và một tay anh cầm một vật có giấy bọc ngoài.
- Chào anh! Anh đi làm Hóa Nghiệm ạ.
- Anh hơi lúng túng, hai dái tai đỏ lựng.
- Xin hỏi anh Nam giới làm ở phòng này hôm nay đi vắng hả đồng chí.
- Dạ! Anh Trưởng phòng đi họp. Có việc gì anh?
- Bác sĩ trong phòng khám có cho tôi làm cái này. Cô xem giúp.
- Tôi nhận tờ giấy Hóa nghiệm từ tay anh bệnh nhân.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Thậm.
Đội 6....
Xét nghiệm tinh dịch.
Yêu cầu - Số lượng, Hình thái, sức hoạt động của tinh trùng.
Chà!...Kỹ thuật này mình đã làm tiêu bản mẫu từ ngày ở QY viện 5. Về đây hầu như trưởng phòng làm là chính, bệnh nhân có phiếu xét nghiệm tinh dịch hầu như lựa khi anh Nhung ở phòng họ mới đưa giấy, họ ngại đưa giấy cho cô Hóa Nghiệm thì đúng hơn, còn mình cũng thấy ngại làm cái món này. Giờ thì trưởng phòng đi vắng, bắt buộc mình phải làm thôi.
- Anh ngồi ghế ngoài hiên đợi. Khi nào em làm xong anh vào lấy kết quả. Đã lâu lắm hôm nay mình mới soi kính tiêu bản đặc biệt này, mình thận trọng nhớ từng bước của quy trình.
Lướt trên nhiều vi trường, vi trường nào cũng giống nhau như vậy. Mình bắt đầu đếm, quan sát sức hoạt động của tinh trùng, hình thái của mỗi con.
Mình vừa soi kính, vừa đoán anh thương binh ngồi ghế ngoài hiên kia chắc giờ đang hồi hộp lắm, anh chờ mong một kết quả tốt lành từ cô nhân viên phòng Hóa Nghiệm trao anh. Còn cô Hóa nghiệm đang lướt nhanh thêm vi trường, để có kết luận thêm ghi vào kết quả.
Nét bút cứ run run, hai lần mình phải dừng để soi lại tiêu bản, hình như mình đã không tin cả chính mình. Soi đi , soi lại và cuối cùng thì mình đã phải ghi ba dòng chữ không mong muốn trong phần trả lời kết quả.
- Số lượng rất ít.
- Sức hoạt động yếu.
Hình thái không bình thường.
Ngày mình được làm tiêu bản mẫu, màu tinh dịch trắng đục, cái mùi vị hăng hắc, nồng nồng sổng lên mũi qua lớp khẩu trang mà vẫn thấy khó chịu, có đứa còn bị nôn khi thao tác kỹ thuật này. Khi soi trên một vi trường, tinh trùng như một đàn con nong nóc mừng mưa đầu hạ, bọn chúng nhâu nhâu vào nhau, cái đuôi nó vuốt dài điệu đà, trên vi trường nó tung tăng nhào lộn.
Còn hôm nay. Mình đã lướt bao vi trường mà vi trường nào cũng chỉ có vài con thưa thớt, con cụt đuôi nó lúc lắc như một con ba ba nhỏ xíu, vài con còn đuôi ngắn tũn nhìn qua ống kính kính Hiển Vi mình thấy nó nhẹ trôi bồng bềnh, chơi vơi trên biển nước. Bài học của thày Trần Cát lại hiện về.
Tôi cầm tờ giấy ghi kết quả bước ra hiên nhà. Anh thương binh đứng lên vui vẻ nhận.
- Có kết quả rồi hả? Có tốt không em?
Không nói gì. Tôi chỉ trao cho anh tờ kết quả. Tay cầm tờ kết quả, ánh mắt anh lướt nhanh.
- Nụ cười trên đôi môi anh lính trận lúc ban đầu bỗng vụt tắt, nét mặt anh biến sắc, một cái thở dài nghe như đang nén lại tâm trạng đầy ắp buồn đau.
- Anh ở chiến trường nào ra ạ. Tôi hỏi anh. Sau hơi thở dài tiếp nữa. Một câu trả lời buồn bã.
Ừ! Mình ở chiến trường B3. Trong ấy anh sốt nhiều lắm, mình dùng nhiều thuốc Qui Nin đến hàng rá.
- Không sợ đâu anh ạ. Nếu do sốt rét, hết sốt, anh bồi dưỡng ăn uống tốt sẽ trở lại bình thường thôi mà.
Thương binh ra ngoài này có nhiều người giống như tôi không cô Quân y?
- Có nhiều chứ anh, các anh ấy điều trị, hết an dưỡng đều khỏe mạnh lại mà.
“Có nhiều chứ anh” hình như câu trả lời đã làm cho anh lính Tây Nguyên thấy nhẹ lòng hơn......
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #251 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2016, 09:01:29 pm »

           Chào cô chủ xuanv338! Chào các bạn!

           Ôí trà trà! Ốí trà trà! Đã lâu lắm rồi xuanv338 với tên hiệu CB Mới lại về tổ. Với 2 bài viết làm say đắm lòng những người lính một thời có những hoàn cảnh tương tự sau cuộc chiến chình dài của Đất Nước. Tuổi trẻ của mọi người đã được gửi nơi chiến trường, nơi bom đạn ác liệt, nơi rừng sâu nước độc với đói, với khát, với những cơn sốt rét rừng. Vâng! Hậu chiến tranh, những người trai phải đo, phải đếm lại " Tinh binh'' của mình cùng với lỗi buồn lo cho những ảnh hưởng của di chứng. Nhiều nhiều vấn đề lắm. Đấy là ngày đó còn chưa ai nói đến độc tố DIOXIN, hay nhiễm CHẤT ĐỘC DA CAM NHƯ BÂY GIỜ. Xuanv338 cảm ơn em đã đề cập vấn đề này. Tôi Tranphu341 cũng có hoàn cảnh tương tự nên thấu hiểu thật thấu hiểu.

          Hay quá! Bài viết hay quá! Hy vọng là CB đã về tổ. Đã và sẽ có nhiều thật nhiều bài viết thật hay thật hấp dẫn thật cảm động hơn nữa. Nhất là cho biết thêm về anh chàng LIÊN LẠC đẹp trai miền biển thế nào nhé. Vì trong chiến tranh thì thực thực hư hư rất nhiều. Nhiều người lính đã được báo Tử rồi đùng cái lại có mặt tại quê hương với những vết thương, hoặc với những đứa con vì nhiều lý do của cuộc chiến.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Bảy, 2016, 10:52:26 am gửi bởi tranphu341 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #252 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2016, 03:37:54 pm »

xuanv338 xin chào anh trai tranphu341, chào các bác làng VMH. Anh tranphu341 có cái vía thường mát lành đã tới xông ngôi nhà sau bao tháng chích đi khai khẩn miền quê mới. Khách tới xông nhà có những lời khen và đồng cảm với  những câu chuyện bi hài hậu chiến tranh. xuanv338 em vẫn thường nói với bạn bè. VMH mới chính là ngôi nhà khởi nghiệp của Chích Bông. Người dẫn cho CB con đường viết lách trên trang M&H này chính là anh tranphu341, sau là có sự giúp đỡ đầy trách nhiệm của bác vanthang341ht. Hôm nay nhìn lại chặng đường khá dài trên trang M&H mới thấy mình đã lớn dần trong mỗi câu văn. xuanv338 xin cảm ơn các anh , cảm ơn tất cả mọi người đã thường xuyên động viên và giúp đỡ qua từng mẩu chuyện với CB.
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #253 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2016, 04:58:30 pm »

Chào các bác cựu : Vậy là Xuanv38 đã trở về với ngôi nhà của mình . Đức Cường cũng biết rằng thời gian qua rất nhiều thành viên trên Trang DNGN đã sang Pa ce Book và họ đã gặp nhau hội tụ ở bên đó. Ngôi nhà M&H như quê hương mình . Dẫu đi đâu , làm gì rồi đến ngày đều phải trở về vì đây mới là ngôi nhà diễn đàn dành riêng cho người lính.

Ai cũng biểt trên chiến trường Tây nguyên hay Trường Sơn năm xưa . Tỷ lệ chiến sỹ bị sốt rồi hy sinh rất lớn . câu chuyện của người lính chiến trường B3 ( Tây nguyên )kể lại chuyên sốt rét và nguyên nhân hồng cầu bị phá vỡ dẫn đến vô sinh vì uống thuốc Qui Nin ( Phòng Ba ). Đức Cường lại nhớ câu chuyện của mình cũng bị sốt rét tại My Mút ( Công phông chàm ) năm xưa. Ngày ấy chúng tôi uống thuốc  Phòng ba  đến no bụng . Viên thuốc thì to mà uống đến 30v/ ngày !. Để thực hiện đúng phác đồ phòng chống và điều trị thì chuyện " uống cả rổ " thuốc không sai. Dẫu phòng được rất nhiều người trong đơn vị nhưng không phải là tất cả, Và tôi lại nằm trong số đó.Thật thương cảm cho người đồng đội khi nụ cười tươi bỗng vụt tắt trên môi khi nhận được thông báo kết quả xét ngiệm đó.
 Hy vọng lời khuyên của " cô hóa ngiệm " sẽ làm an lòng người chiến sỹ. Bởi bất cứ người đàn ông nào cũng hiểu rằng, đứa con là kết quả của tình yêu hạnh phúc lứa đôi . Khi uống thuốc phòng chống sốt rét , ai cũng biết không có lợi cho sức khỏe , đặc biệt làm cho cơ thể dễ dàng đẫn đến vô sinh. Nhưng vì để tồn tại sự sống cho ngay bản thân mình ,buộc mọi người đều phải uống phòng ba. Đó cũng là sự dũng cảm hy sinh .
 Hy vọng được sống trong môi trường hậu phương đầy đủ hơn , người lính Tây nguyên ấy sẽ đủ sức khỏe để trở lại chiến trường và nỗi lo đó không phải là hiện thực ...
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2016, 08:58:30 pm gửi bởi Đức Cường » Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #254 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2016, 08:25:53 pm »

xuanv338 chào anh lính Tây Nguyên Đức Cường, chào tất cả các bác đang tham gia trang nhà. Đi đâu rồi cũng phải về quê. Đức Cường nói câu thật xúc động ! Mình trở về VMH cứ như mỗi lần đi lâu lại rở về xóm đạo. Đức Cường thân mến! Ngày chiến tranh, mình chăm sóc nhiều lính Tây Nguyên, lại có anh bạn hàng xóm là lính Tây Nguyên, em con chú ruột cũng là lính Tây Nguyên. Vậy là chiến trường Tây Nguyên đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mình. tháng 7 tri ân. xuanv338 xin được tặng các anh CCB là lính Tây Nguyên trên trang nhà một hoàng hôn PLayku rất đẹp. xuanv338 đã chớp nhanh khi xe lướt ngang qua PLayku vào lúc hoàng hôn trên đường về thành phố Ban Mê 17/4/2015. Một năm trôi đi nhanh quá! Đức Cường viết thêm nữa về Tây Nguyên. xuanv338 cảm ơn anh tranphu341, cảm ơn Đức Cường, cảm ơn tât cả mọi người đã tới động viên  ngôi nhà bỏ hoang bấy nay làm ấm lại ngôi nhà.

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2016, 08:55:38 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #255 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2016, 08:59:21 pm »

Trên đường về Kon Tum đoàn đi qua con suối vắt qua đỉnh núi thật hùng vĩ.

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2016, 09:28:15 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #256 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2016, 08:37:45 am »


Chào cô chủ xuanv338! Chào các ban!

Đúng là cho tới bây giờ khi anh em mình đã là sang cái tuổi U50- U60 Rồi thì thấy thời gian thật nhanh. Nhanh như " Vó câu qua cửa". Nói chuyện gì bây giờ cũng ngày ấy thằng ấy nhưng mà toàn những chuyện"Cũ ríc" 20-30 40 Năm trở lên cả rồi.

Thế mà có cô gái con chim nhỏ CB thì vẫn trẻ mãi đẹp mãi với thời gian với trong lòng những người lính một thời xông pha bom đạn.

Chúc CB CHÚC CÁC BẠN CÙNG ĐẠI GIA ĐÌNH LUÔN CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #257 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2016, 04:31:44 pm »

xuanv338  chào anh tranphu341. Chào các bác. Về nhà thấy cuộc sống bình yên lại được ông anh 341 khen thấy lâng lâng  quá. Hihi... 10 ngày nay CB bị đau mắt đỏ. Chẳng dám đi tới đâu sợ mọi người bị lây anh tranphu341 ạ. Nhớ mạng, vào trang mắt nhức nhòa màn hình mà cứ vẫn vào trang. Cb cảm ơn anh tranphu341, cảm ơn mọi người đã tới đọc có một cuộc đời.."
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2016, 05:04:24 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #258 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2016, 04:40:55 pm »

Chào CCB! Hãy hót lên cho vui cửa vui nhà.
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #259 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2016, 07:11:16 pm »

CB em cảm ơn anh quanvietnam đã tới thăm nhà em và có lời nhắc nhở đầy trách nhiệm. Dịp này em chưa hót tiếp được ạ. Có thể sau dịp 22/12 em sẽ hót tiếp. Thi thoảng lướt trang nhà em không quên vào trang của lão tướng viết văn nghề tay trái mà ngang nửa với nhà văn chuyên nghiệp đấy ạ. Anh cũng viết nhanh rồi in thành tập sách. xuanv338 chúc anh mạnh khỏe, vui vẻ, tay bút khỏe và mọi may mắn.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2016, 10:21:47 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM