Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:40:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế! Phần III  (Đọc 113576 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #170 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2015, 10:14:34 pm »

 CB chào anh P/K, chào anh bob. chào tất cả các bác. CB đoán thế nào các anh lính Tây Nguyên cũng rất xúc động khi Cb nhắc tới Tân Cảnh, Đăkto, đăksut...Những địa  danh các anh từng nếm mật nằm gai. Ngôpif trên xe lướt nhanh . Hai bên là rừng gia trùng điệp. Em thấy thương cho các anh lính Tây Nguyên quá!. Lính Tây Nguyên ngoài chịu bom đạn và đói, khát. Còn thêm sốt rét liên miên. CB cảm ơn các anh lính Tây Nguyên đã tới cùng chia sẻ với CB chặng đường qua Đại Ngàn. Các anh thấy Hoàng hôn Playku đẹp không ạ. Nếu lúc đó xe dừng chắc em sẽ chọn được vị trí lấy hình đẹp hơn. Thôi tác nghiệp vườn thế là cũng phục mình lắm rồi..
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #171 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2015, 10:22:56 pm »

NGÀY THỨ TƯ CỦA CHUYẾN ĐI.
     5 giờ 30 -  17/4/2015.

    Chiếc xe mang biển số 17A - 008 - 02 đã rời xa thành phố Ban Mê và dừng lại một quán khá rộng rãi bên đường  ăn bữa sáng  để lấy thêm sinh lực tiến chặng cuối cùng về với Sài Gòn.  Về Tây Nguyên mà không uống Cà fe Ban Mê coi như chưa tới Tây Nguyên. Vậy là một lần được uống ly Cà Fe ở Ban Mê thấy vị thơm đậm đà phố Núi, ly Café đã làm hết mệt mỏi và cơn ngai ngái ngủ.

      Một ly Café Ban Mê.  Ai cũng thấy tỉnh táo trước khi lên xe.  Lại vẫn con đường qua Gia Lai - Đăk - Nông một cung đường của cao Nguyên khá dài đầy nắng gió –  xe lướt đi qua bao buôn, Sóc, bản làng, những đồi Cafe chạy tít tắp vào chân núi xa xa. Cao Nguyên mùa này đang thiếu nước, những vạt Cafe đang buồn rầu đón bụi đường đỏ lá chờ mưa.

     Anh lái xe vẫn cần mẫn trên vòng tay lái. Bù Đăng, Bù Đốp, Đồng Xoài. Hai bên đường nhà cửa còn thưa thớt, đơn sơ. Nhưng cuộc sống ở đây chắc đã nhiều đổi thay hơn trước. Những rừng Cao xu bạt ngàn xanh lá, những vườn Điều rung rinh trái đỏ khoe nhân. Tôi sực nhớ tới những tên làng tên sông, tên suối nơi đây trong những ngày chiến tranh khốc liệt đã đầy ắp trong cuốn sử thi “Đất miền Đông “ của nhà văn Nam Hà. Ông đã có nhiều truyện ký, tiểu thuyết viết về cuộc chiến tranh  trên đất miền Đông Nam Bộ. Nhà văn đã từng trực tiếp cầm súng chiến đấu và viết văn. Đời một nhà văn viết tới 10 nghìn trang văn là quá lớn. Trong trang của xuanv338 đã có một số bài cảm nhận sau hơn 40 gặp lại chủ nhân của bài thơ bất hủ” CHÚNG CON CHIẾN ĐẤU CHO NGƯỜI SỐNG MÃI VIỆT NAM ƠI” Hôm nay ở tuổi ngoại 80. sức khỏe không còn cho phép. Nhưng với đất miền Đông thì nhà văn Nam Hà thì vẫn còn trẻ mãi.
11 giờ 30 ngày 17/4/2015. Đoàn dừng chân nghỉ ngơi và ăn bát cơm thơm mang hương vị đất Đồng Xoài.
 



17 giờ 30 ngày 17/4.
Buổi giao lưu diễn ra trong không khí vui tươi mang đậm chất lính. Các cựu lính khắp ba miền gặp lại nhau sau 40 năm mừng mừng, tủi tủi. Những bài ca đi cùng năm tháng hùng tráng vang lên, những tấm hình, những câu chuyện đan chéo nhau không kịch bản, chuyện của các anh không có ai dẫn chương trình, không ai làm trọng tài, những cốc bia tràn ly, không gian nhà khách chật ních người, tiếng cười, tiếng nói. Tất cả như nóng sôi lên muốn nổ tung khu nhà mà vẫn thấy tình lính ấm áp làm sao.
Trong buổi giao lưu này có lẽ anh Tranphu341 và xuanv338 là người còn có lãi hơn. Niềm vui lại được nhân đôi khi nhóm thành viên diễn đàn Quân sử(VMH) Sài Gòn biết tin anh TranPhu341 và Chích Bông từ miền Bắc vào. Các anh em VMH phía Nam biết tin đã tới. cùng chung vui và còn mang theo quà tặng. anh Lạc Nguyenvan, Thanh 63, Bác Sĩ Chung, và y tá Thanh Loan. Thanh Loan F302.Em đã trở thành người của công chúng. Trong chương trình giao lưu văn nghệ, em đã tự tin với “Cô gái mở đường”








« Sửa lần cuối: 28 Tháng Năm, 2015, 10:21:47 am gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #172 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2015, 10:35:52 pm »

Tiếp. NHẬT KÝ MỘT CHUYẾN ĐI.
Ngày thứ 5.
Lúc 11g 30 ngày 18/4/2015.
Những nghĩa cử cao đẹp ở nơi đây.
Mọi người đã xếp sắp xong chỗ nghỉ ngơi. Cả bốn cái lưng vừa đặt xuống giường, thư gian chút. Một chàng trai còn rất trẻ, nước da ngăm đen chỉnh tề trong trong trang phục lính bước vào. Giọng nói ngọt ngào, dễ thương của người Nam Bộ.-
Dạ con chào mấy cô! Con xin mời mấy cô xuống nhà ăn dùng cơm trưa ạ.
Tôi đang lúc vừa đói, vừa mệt mà thấy hết ngay cái mệt muốn được ăn cơm ngay khi nghe câu chào mời đầy thân thiện của anh lính trẻ.
Bữa cơm trưa đầu tiên tại nhà ăn trường Quân sự tỉnh Đồng Nai sẽ thật khó quên với tôi trong chuyến đi đầy ý nghĩa này.. Lâu lắm tôi mới lại được ăn cơm trong nhà ăn tập thể lính. Lướt nhìn qua toàn bộ nhà ăn chạy dài khá rộng. Mỗi bàn ăn là sáu người. Có chung xoong cơm và chậu canh khá lớn. Chỉ có thức ăn là được chia theo riêng mỗi khẩu phần. Chà bụng đói, lời chào thân thiện, giờ nhìn xoong cơm bốc khói thơm ngan ngát, cái mùi thơm của cơm không giống cái mùi cơm hôi hôi của lính già. Một chậu canh thịt băm nấu cùng rau má. Múi ngái ngái thơm của rau Má thật hấp dẫn. Đĩa thức ăn khẩu phần cho mỗi người là một ít rau muống sào, miếng trứng rán, mấy miếng thịt kho. Một xuất thức ăn này là ngày xưa bằng cả mâm cơm 6 người của lính huấn luyện thời chiến tranh.
Nhưng có lẽ . Cái hương vị cơm thơm, canh ngọt ngào và đĩa thức ăn đầy ắp. Cũng không làm mình phấn chấn, xúc động vui đến rưng rưng. Đó là một tình cảm của những người lính trẻ hôm nay đã dành cho các cựu binh già. Những cái bắt tay, những lời chào thân thân thiện, các anh lính trẻ đi từng mâm cơm , lau từng cái bát, xới từng bát cơm. Và lời mời đon đả.
-  Con mời các cô, các bác dùng cơm, chúng con chúc các bác các cô ăn ngon miệng. Trong bữa ăn các chiến sỹ trẻ đi từng mâm hỏi rằng
- Các cô , các bác dùng cơm và thức ăn có ngon miệng không ạ. Có món nào bị mặn quá không ạ.
-  Không! Vừa và ngon lắm các con ạ. Nhưng sự quan tâm của các con còn làm cho các cô , các chú ngon miệng thêm.
- Da vâng! Các cô các chú phải khen thiệt lòng đấy ạ. Để bữa sau chúng con còn cố gắng hơn, đừng động viên là bọn con không biết cái sai đâu. Muốn khóc quá! Mũi mắt lại cay rồi!

Trưởng ban hậu cần trường quân sự Đồng Nai. Vóc dáng anh lính người của miền rừng khỏe mạnh, nước da ngăm đen và nụ cười thân thiện. Nguyễn Văn Thực người của núi rừng Hòa Bình. Thực quê từ bản Mường Lương Sơn , Hòa Bình. Anh đi từng mâm cơm cùng nhân viên của mình chào mời các lữ khách là CCB thế hệ cha anh thật đon đả, những cái nắm tay các cựu binh già mà thấy mát lòng.. Sau bữa ăn Thực lại lướt tới từng phòng kiểm tra nhắc nhở nhân viên lo từng bình nước uống, từng luồng gió mát trên từng cái quạt xem có ổn không? Tình cảm lính trẻ của trường Quân sự Đồng Nai dành cho các cựu lính già thấy như dịu mát trong ngày hè oi ả, thấy yên tâm và rất hài lòng với thế hệ lính trẻ hôm nay.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Năm, 2015, 11:48:47 am gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #173 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2015, 10:51:48 am »

 Một số hình ảnh thật nhân văn của những người lính thế hệ sau đối với những cựu binh già. Rất xúc động trước những tình cảm nồng hậu, đằm thắm của những chàng trai làm công tác Hậu cần ở trường Quân sự Đồng Nai.











 

Hai ảnh trên:  Trường ban hậu cần. Nguyễn Văn Thực ân cần tới từng mâm cơm của lính già.
 


 Trưởng ban Hậu cần cùng chiến sĩ cùng vui chạm với thế hệ cha anh ly rượu tràn nồng ấm và cái bắt tay thân thiện. Xúc động đến cay mắt, mũi.



Ảnh dưới: Các chiến sĩ nuôi quân của trường QS Đồng Nai sau khi lo cho các bác cựu binh chu đáo. Anh anh em cũng cùng quây quần bên nhau vui chung cơm lính.



« Sửa lần cuối: 28 Tháng Năm, 2015, 11:52:34 am gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #174 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2015, 08:17:36 pm »

NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN CHUYẾN XE ĐI.

      Tôi bước lên xe mọi người đã ngồi vào chỗ đông đủ cả. Trên xe có duy nhất 4 người phụ nữ. ba người đã ngồi cạnh với ba CCB nam tôi đoán chắc đó là các cặp vợ chồng.  Hàng ghế đôi thứ tư . Một người phụ nữ trạc ngoại 60 chị mặc chiếc áo màu gụ thẫm. Tôi đoán chắc chị không phải là CCB. Thoáng qua thôi tôi vẫn nhận ra chị ấy. Một người phụ nữ vẻ chuân chuyên, nước da xạm nắng, những vết sẹo nham nhở trên vành môi, da mặt và các đầu ngón tay của chị đều mất đốt.  Tôi ngập ngừng định ngồi vào bên chị rồi nghĩ sao tôi lại nhanh chóng đổi thay. Dưới đường còn ba CCB nam nữa chưa lên. Biết đâu trong đám cựu binh ấy lại có chồng hoặc người thân của chị cùng đi.

  Tôi đã chọn cho mình một chỗ ghế đơn tận gần cuối xe. Rồi tới khi xe chạy tôi vẫn chỉ thấy chị ngồi một một mình thôi. Cả buổi sáng xe chạy trên một cung đường khá dài. Những câu chuyện tiếu của lính già làm tiếng cười ran rung cả lòng xe, nghe chuyện vui tôi cũng cười theo và luôn mắt nhìn ra những cung đường mà ngày xưa đã có bàn chân mình in đất.

    Lúc không ngắm cảnh đẹp bên đường tôi lại quay vào để mắt sang hàng ghế đôi thứ tư. Người đàn bà ấy vẫn ngồi lặng, không có câu chuyện giao lưu.  Nét mặt trầm tư, méo mó vì những nốt sẹo lồi khiến chị vừa lạ lại như thiếu tự tin trước mọi người. Chị luôn chỉ nhìn về một hướng, mặt hơi cúi. Tôi cứ trăn trở trong đầu.  Không biết lý do gì mà tàn ác thế,  làm hủy hoại cả khuôn mặt và thân thể người phụ nữ ấy.Chắc không bị thế thì chị ấy cũng xinh xắn như bao người phụ nữ khác.  Và chị ấy đi trong đối tượng thế nào? Chị là người nhà của CCB nào cùng đi  dự lễ?. Sẽ còn nhiều thời gian cho mình tiếp cận để tìm hiểu về con người này.

  Chiếc xe mang biển số 17A đã dừng lại bên một nhà hàng ven đường.  Hai chân ngồi lâu đường dài thấy tê tê, người ê ẩm. Lúc bước xuống xe cảm giác loạng choạng chân không thật bước. Giữa trưa nắng như đổ lửa xuống không gian làng quê Can Lộc,  lòng đường hơi nóng đã bốc lên hầm hập. Bầu trời cao xanh ngăn ngắt. Đúng như câu hát trữ tình đã có lúc làm mình thoáng say trời Can Lộc,  không có trời mô xanh bằng trời Can Lộc thật.

    Mọi người rảo chân bước vào quán Hoàng Anh  trốn nhanh cơn nắng. Người phụ nữa ấy vẫn chầm chậm bước sau cùng. Mọi người cùng vào rửa mặt, chân tay trong lúc đợi cơm. Ai cũng nhanh chân còn lên ngồi vào bàn ăn trước quạt mát nhà hàng. Tôi cố nán lại đợi người đàn bà trông đáng thương ấy để làm quen.
Từ sáng tới giờ hai chị em ngồi cách xa nhau.
- Để cho tiện nói chuyện.
- Vậy chị tên là gì ạ?
Nụ cười nhăn nhúm vành môi, nhưng giọng chị nghe thánh thót, thanh thanh như còn rất trẻ.
-     À! Chị tên là Yến em ạ!
-  Chị quê ở đâu?
-  Chị quê ở Vũ Tiến. Chỗ gần chùa Keo đấy em ạ.
- Chị đi cùng với anh hay đi cùng người nhà vào dự lễ?
- Em ơi! Hôm nay chị đi vào chỗ anh. Anh đang ở trong ấy rồi em ạ.
      Thì ra chồng chị là một CCB đang công tác hay lập nghiệp ở phía Nam. Hôm nay chị vào cùng chồng đi dự mít tinh. Nhưng không? Suy nghĩ ấy trong đầu  tôi đã bị dập tắt ngay. Chỉ sau câu nói ấy chị Yến đã vội cúi nghiêng quay dấu đi hai hàng nước mắt đang lăn dài ngoằn ngoèo lách qua những nếp nhăn và vết sẹo lồi nho nhỏ trên hai gò má. Tôi chợt hiểu và không hỏi gì thêm. Chỉ thấy lòng se se, mắt mũi cay theo chị Yến.
-  Thôi chị ơi! Chị em mình lên ăn cơm kẻo mọi người lại đợi.
 Bước chân uể oải tôi bước theo chị đi lên cái dốc đổ xỉ. Mâm cơm mọi người đang đợi hai người. Bữa cơm muộn quá trưa trên đất Can Lộc sao mà khó nuốt. Trời ơi!  Thức ăn nguội, cơm vừa nguội lại sống, còn đắt nữa. Người vừa mệt lại trong tâm trạng đang dồn cả về người đàn bà từ sáng lặng lẽ trên chuyến xe đi, chan nước canh tôi cố nuốt lưng bát cơm quê Can Lộc. Chị Yến vẫn buồn rầu và hình như chị cũng chỉ ăn nửa bát cơm.  Và cũng từ buổi trưa Can Lộc ấy cho tới ngày chia tay chị tôi luôn bên chị sẻ chia những mất mát buồn thương. Lúc mọi người trong cuộc vui, dù tiệc vui và giao lưu đồng đội Bắc , Nam tìm gặp. Tôi vẫn không để chị Yến buồn và thấy lẻ loi.


Dưới đây là một số hình ảnh xuanv338 và chị Yến cùng đoàn CCB 341 Thái Bình trong buổi giao lưu CCB E 273 F341 tại nhà khách bộ quốc phòng 18D. đường Cộng Hòa quận Tân Bình.



Ảnh trên; Đoàn  dừng chân ăn cơm tại nhà hàng Hoàng Anh, huyện Can Lộc Hà Tĩnh.












« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2015, 10:57:55 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #175 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2015, 08:39:06 pm »

   CHIỀU TRÊN NGHĨA TRANG LONG KHÁNH.  Ngày thứ 5
14 giờ ngày 18/4/2015

Bữa cơm trưa ngon miệng và một giấc ngủ rất sâu. Căn phòng vẫn tĩnh lặng, mấy giường bên vẫn tiếng thở ngáy đều đều của mấy phu nhân CCB. Có tiếng sột soạt bên giường. Tồi bừng mắt nhìn sang. Chị Yên đang xếp những thẻ hương vào túi ni lon. Thấy tôi đã thức. Với giọng nhỏ nhẹ đầy thân thiện của chị Yên.
- Em dậy rồi đấy à! Chiều nay em có xuống chỗ anh với chị được không?

Tay chị Yến đang xếp những thẻ hương vào túi. Không cần suy tính tôi trả lời ngay.
- Em đi được chị ạ. Có những ai đi hả chị? Anh ở nghĩa trang nào ạ. Một lô câu hỏi dồn dập. Chị Yến trầm tư.
- Ừ có em đi được với chị thì tốt quá, cũng có mấy anh bạn của anh ấy cùng đi. Các anh đồng đội nói anh nằm ở nghĩa trang Long Khánh. Tôi bật dậy vội rửa cho nhanh cái mặt và mặc bộ quần áo kịp cùng chị ra xe, mọi người còn đang đợi.
Từ trường Quân sự Đồng Nai tới nghĩa trang Long Khánh. Một cung đường khá xa. Khi xe dừng lại trước cồng nghĩa trang. Chị Yến tay ôm túi hương bước xuống xe. Chị đã khóc anh từ ngoài cổng. Còn mình thì cũng chẳng sao cầm được nước mắt trước một nghĩa trang mênh mông đồng đội nằm nghiêm trang đông đến mấy tiểu đoàn quân. Ngoài cổng nghĩa trang chỉ duy nhất một cô hàng ổi. Vào thắp hương cho các anh. Tôi cũng chỉ có tấm lòng thành mua thêm vài trái ổi mang theo cùng những thẻ hương của chị Yến đã chuẩn bị từ ngoài miền Bắc
Những người đồng đội đi cùng chị Yến đi tìm mộ anh Phùng trong cái nắng sáng trời Long Khánh làm ran rát mặt, bê ton giữ nóng trời trên các ngôi mộ bốc ra hầm hập. Mắt tôi cứ hoa lên, anh em chia nhau đi các lô tìm kiếm. Đi mãi, đi mãi mà chẳng sao tìm thấy mồ anh. Tôi đã thoắt đi được ba lô mộ tận phía chân đồi. Đi tìm mộ anh Phùng cho chị Yến. Nhưng trong cái đầu nhỏ nhoi và đôi mắt kính đã lờ mờ theo tuổi tác. Mình vẫn còn có bao nhiêu là tên riêng nữa muốn tìm. Vũ Hồng Sao, Lê Thanh Huyền, Nguyễn Hồng Châu……còn nữa, cũng đang xếp hàng nhau trong bộ nhớ. Không thấy ai cả. Tiếng gọi thầm thôi mà vang khắp nghĩa trang. Hỡi các anh trai làng Cao ơi! Con bé mục đồng đang đi tìm các anh đây. Nếu có ai ở đây thì lên tiếng nhé! Anh Chiến, anh Mô, Anh Hưng , Anh Nam, Anh Ruệ, Anh Tiến, Anh An và Sao nữa.....Nghĩa trang quê nhà giờ đã có bao ngôi mộ gió đã khắc tên các anh. Sao ơi! Tớ đang đi tìm cậu đây. Không có tiếng ai thưa cả. Thế là không có ai là trai làng Cao nằm ở nơi đây. Vậy các anh, các bạn đang ở nơi đâu , ở đâu không biết….? Nước mắt tôi cứ lăn dài, lã chã rơi…..

Tôi đang mông lung lướt trong không gian cả một nghĩa trang rộng, dài tít tắp. Chợt dừng lại trước bia mộ có tên người quê Lúa, rồi còn nữa những người quê Lúa. Giơ máy ảnh lên tôi chụp lấy hình. Các anh đang nằm đây mà biết đâu người thân của họ còn đang đi tìm tận nơi đâu.
Bống tiếng gọi từ xa vọng lại của một CCB , giọng anh hơi méo đi nưa như mừng , nửa trong xúc động…Đây rồi…đây…. rồi….. tất cả lại đây thôi…..Ngôi mộ ấy nằm ngay sau phía đài tưởng niệm. Tôi chạy lại trong trời nóng nắng, mồ hôi vã về. Ngôi mộ ấy nằm ngay sau tượng đài lớn giữa trăm ngàn ngội mộ. Người đàn bà ấy trong chiếc áo màu gụ xẫm đang nức nở trước mộ chồng. Các anh đồng đội cũng đang vây quanh đó. Thế là 40 năm tròn trịa, giờ chị Yến đã được gặp chồng. Cuộc gặp gỡ anh Phùng chiều nay của chị Yến chỉ là trong cảm nhận nhớ về hình ảnh chồng trong ngày tiễn anh đi. Cuộc gặp gỡ hôm nay trong Âm, Dương cách biệt. Chị Yến chỉ ngồi khóc thôi, chắc chị cũng chẳng tâm sự được gì với anh Phùng trong trạng thái thế này. Lần đầu tiên gặp nhau chị còn đang bàng hoàng trong thương nhớ. Giờ mình hãy nói gì giúp chị với anh.
Anh Phùng ơi! Nếu chị Yến chưa nói được gì với anh thì anh cũng đừng vội trách chị nghe anh. Chúng em cũng là người đồng đội. Đoàn đi hôm nay có cả người cùng chiến đấu với anh. Nén tâm nhang trước mồ anh. Xin anh dưới suối vàng linh hồn được siêu thoát. Phù hộ cho chị Yến và gia tộc họ Trần của anh được mọi sự bình an.
Buâng khuâng đứng giữa ngàn ngôi mộ nối tiếp nhau,, nhìn quê hương thấy các anh đại diện cho khắp cả ba miền. Còn bao bia mộ nữa kia chưa có tên, họ sẽ là ai?. Không gian buồn của nghĩa trang Long Khánh giờ đây đang ngan ngát mùi Trầm, cùng những bước chân lặng lẽ.
Bên tai tôi như vẳng vẳng tiếng các anh đồng thanh hỏi.
- Non sông đã nối liền một giải. Đất nước mình hôm nay nhiều đổi thay lắm phải không em?
- Dạ vâng! các anh ở nơi suối vàng hãy yên lòng.
Đất nước mình hôm nay đang từng ngày mở sang trang mới. Trên mỗi con đường, mỗi thôn xóm ngày xưa các anh qua, những thành phố bên bờ biển cả, những cánh rừng xưa cây dây quấn lấy nhau. Giờ tất cả đã đổi thay nhiều lắm. Tuổi trẻ hôm nay cũng đã khẳng định mình trên mọi đấu trường quốc tế. Bà con Việt Kiểu đang sinh sống ở nước ngoài giờ luôn hướng về Tổ Quốc. Còn những người đồng đội của các anh đã một thuở gian nan cùng nhau đánh giặc. May mắn họ còn được sống, giờ tóc ai cũng đã hai màu sương gió. Có lẽ chỉ có các anh là vẫn còn trẻ mãi không già. Nhưng các anh ơi! Các anh ấy! Những người lính ấy! Họ vẫn giữ nguyên chất lính và rất giỏi giang trên nhiều lĩnh vực và các anh biết không? Những người lính trận ấy bao năm bộn bề mưu sinh cuộc sống, giờ về gì. bỗng dưng họ đã hoá thân thành những nhà Văn, họ đã xây nên cả một bức tranh Máu Và Hoa trên khắp trang mạng xã hội, xong công việc mỗi ngày. Mỗi đêm về họ cũng hai ngón mổ cò trên bàn phím, họ đang cùng nhau viết lại những dòng văn , những câu thơ Bi, Tráng của một thời trẻ trai đi đánh giặc. Tên của các anh vẫn được họ nhắc rất nhiều.

Thế hệ trẻ hôm nay và cho đến mai sau tên của các anh mãi còn ghi tạc. Trên nghĩa trang Long Khánh giờ này cũng đang có những chàng trai cô gái trong màu áo xanh tình nguyện, các cháu đang đi lau từng bia mộ, chúng nó đang đi đặt lên hồn thiêng của núi sông những bông Cúc tri ân vàng rói.

Giờ xin các anh hãy lắng nghe chúng tôi nhắc lại. Hôm nay ngày Thống Nhất đã được 40 năm rồi đấy nhé! 8 giờ sáng ngày mai các anh, các em nhớ cùng về dự lễ mít tinh tại dinh Thống Nhất. Vui lắm đấy CCB cả nước về đến gần hai nghìn người. Giờ điểm danh cả Âm, Dương nhớ phải đủ quân Âm. Nhớ dậy sớm đừng muộn đấy nhé! Đồng đội ở dương Trần xin chúc cho đồng đội nơi cõi âm cũng luôn sát cánh kề vai. Ngày hội non sông cả âm , dương ta cùng hát.
Trời chiều đã muôn rồi! Xin tạm biệt các anh……ƯỚc sao có một lần nữa tới.

 Một số hình ảnh chiều trên nghĩa trang Long Khánh.



Ảnh trên: Chị Yến rất bâng khuâng trước lúc đến gặp chồng sau 40 năm tại nghĩa trang long khánh.



Ảnh trên: Chị Yến cùng đòng đội của chồng gặp bác quản trang nghĩa trang Long Khánh.








« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2015, 09:27:32 am gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #176 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2015, 10:38:33 pm »

Ngày thứ 5 của chuyến đi.
LỖI HẸN VỚI ANH THƠ.
17g 30 chiều 18/4/2015
Trời chiều đã muộn. Nghĩa trang Long Khánh chỉ còn lại mấy vạt nắng cuối hoàng hôn vàng võ nằm vắt xuôi theo vài hàng bia mộ. Còn phần lớn các lô bia mộ trên nghĩa trang đã đều rợp mát. Các cựu binh già ai cũng như còn muốn níu thêm thời gian để tìm bạn bè đồng đội. Chị Yến chắc cũng còn muốn ngồi thêm chút nữa bên anh. Nhưng thời gian đã không còn cho phép.
Anh Lái xe có cái tên rất là con gái (Lý) lại cần mẫn ôm vòng tay lái. Tôi lên xe rồi mà vẫn thấy bâng khuâng. Bánh xe lăn nhanh đi cách nghĩa trang Long Khánh mới chừng vài cây số. Máy điện thoại tôi rung chuông. Hàng chữ trên máy hiện dòng tên. Em Anh Thơ. Tôi giật mình chợt nhớ lại. Ừ phải rồi! Cách đây chỉ một ngày, gần trưa hôm kia 17/4 lúc đi tới Bù Đăng mình đã nhận điện của em mời chiều nay về nhà em gặp mặt. Em mời cả đoàn anh Trần Phú. Mình đã rất vui và đã nhận lời mời của em.
Giờ thì mình đang lúng túng nhấn nút nghe.
- A lô! Em à, chị Nghe đây!
Chất giọng mặn mà cô gái xứ Thanh.
- Chị À! Chị đi tới mô rồi!
Ngập ngừng, khó nói quá!
Em ơi! Chị lỗi hẹn với em rồi. Bây giờ chị mới rời khỏi nghĩa trang Long Khánh. Chiều nay chị cùng đoàn và chị vợ anh Liệt sỹ cùng đoàn đi thắp hương tri ân tại nghĩa trang Long Khánh. Giờ thì muộn mất rồi mà lại là lúc tan tầm đường về Đồng Nai còn khá xa mà đang nhiều đoạn bị nghẹt đường. Sang mãi quân 7 chị e không kịp nữa. Để chị xem thế nào đã. Có thể hẹn em dịp khác vậy thôi.
- Trời ơi! Em bắt đền chị đó. Em hẹn và chờ mong chị suốt mấy năm trời. các anh các chị Thái Bình tới đây hết cả rồi, chỉ còn thiếu mỗi chị thôi, em chuẩn bị đón chị vô từ mấy ngày mà giờ chị không tới. Chắc thằng Đori cầm máy trên tay bà ngoại nó. Hắn như hét lên.
- Ngoại Thái bừn ơi sao ngoại hổng vô dới coong đay. Coong bắt đền ngoại Thái Bừn. Ngoại phải tới ngay, con đang nhớ, con mong ngoại hoài mà. Ngoại ơi, Ngọai tới ngay nha.
Giọng Sài Gòn rất nhẹ. Thằng bé cứ liên thoắng làm ngoại Thái Bình cay cả mắt mũi. Mọi người trên xe ai cũng nói. Sang Quận 7 thì sẽ rất muộn. Đường chiều tối Sài gòn tắc lắm, muộn rồi nói với cô ấy thông cảm về nghỉ ngơi sáng mai còn đi mít tinh sớm . Và tôi đã nghe lời khuyên của mọi người đành lỗi hẹn với vợ chồng em anhtho – vetran. Lỗi hẹn với Triệu Sơn. Lỗi hẹn với vợ chồng Giao Thủy. Tối nay chương trình ca nhạc tại nhà em sẽ vắng chị Chích Bông. Bản nhạc Chiều Mascơva của Triệu Sơn mình sẽ không được nghe. Không được ôm trong vòng tay thằng Đori yêu quý. Vẫn còn ngày ở lại Sài Gòn, nhưng lịch đã kín cả rồi không thể còn ngày nào cho mình tới ngôi nhà xinh đầy ắp tình người nằm trên đường Nguyễn Thị Thập. Phường Tân Phú. Mình phải nhận lỗi với cả gia đình và bạn bè mến khách anhtho – vetran thôi. Chỉ thương thằng Dori giờ đang mong Ngoại Thái Bình. Ba năm rồi không gặp Dori. Chắc giờ cậu sẽ khác đi nhiều lắm. Ba năm rồi không được nghe những bản nhạc của Triệu Sơn. Nhớ quá! Nhớ quá…
Không gian ngoài trời đã chuyến màu xám khói, đường bụi mù, người xe như nêm xuôi ngược về các ngả đường.
Đoàn về tới Đồng Nai trời vừa tối. Những nhân viên hậu cần đang chờ những mâm cơm cuối cùng của đoàn đi viếng mộ. Các anh chị em vẫn vui vẻ đợi cơm. Vẫn những nụ cười và những ánh mắt, những cử chỉ thân thiện.

   Đêm Đồng Nai đã trôi về khuya. Tiếng thờ đều đều trong giấc say nồng từ các giường bên. Qua vách tường phòng bên tiếng cựu binh Nam vẫn đang rì rầm tâm sự. Sáng mai tập trung lúc 6 giờ. Mình cố ngủ sớm đi, ngày mai tới nơi mít tinh mình còn gặp bao nhiêu người đồng đội. Dẫu hôm nay mình lỗi hẹn với Anh Thơ nhưng mình đã được làm việc tri ân cho những người đã khuất. Giường bên hình như chị Yến cũng đã thở rất đều. Đêm nay chị Yến sẽ ngủ rất ngon. Chị đã trọn ước mơ chờ mong đến nửa đời người. Sáng mai chị cũng cùng đoàn đi dự lễ. Chị ngủ ngon và nhanh đi vào giấc mơ đi nhé! Lúc nữa thôi trong giấc mơ vui anh ấy sẽ hiên về……
Đêm Đồng Nai.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2015, 11:02:16 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #177 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2015, 09:09:33 am »

Đọc những câu chuỵện cảm động của CB trên chặng đường du ngoạn phương nam mà cứ sao lòng vì một câu hỏi: Sao những người thân của những người lính hy sinh năm xưa họ sóng khổ thé nhỉ?
Logged
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #178 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2015, 11:54:54 pm »

  Trong số những người ở SG chờ đón chị có cả NYCL. Nhưng đọc những dòng trên, thấy mình cần nhường cho những đồng đội của chị hơn là cuộc gặp của em với chị Chích ở SG lần này! Đúng là việc làm vô cùng có ý nghĩa chị CB ạ! Em thấy thật sự xúc động khi chị tin tưởng trong ngày hội non sông có cả sự hội tụ của cả những đồng đội Âm và Dương! Rất đỗi thiêng liêng!!!
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #179 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2015, 09:29:26 pm »

 CB cảm ơn anh Phuockhanh. Thật thương cho chị Yến anh P/K ạ. Nhưng số phận, những thiệt thòi đeo đuổi chị. Chị Chích cảm ơn em. NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH. Em đã hiểu và cảm thông cho chị. Chị sẽ có ngày được gặp em. Để nghe em hát, nghe em ngâm thơ....em nhé!
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2015, 05:57:18 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM