Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:34:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của Cựu Binh F302 ( Phần 6 )  (Đọc 243393 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #530 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2016, 08:26:38 pm »

                                             tin mới nhất !

Cụ thể, mức trợ cấp một lần đối với người được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ là 1.815.000 đồng.

Mức trợ cấp một lần đối với người được tặng Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh là 1.210.000 đồng.

Quyết định nêu rõ, người có bằng khen đã từ trần mà chưa được hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định này thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp theo quy định trên. Không giải quyết mức trợ cấp một lần đối với người tham gia kháng chiến được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến.

Cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương có trách nhiệm chi trả trợ cấp theo quy định trên.

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp gồm: 1- Bản khai cá nhân của người được tặng Bằng khen. Trường hợp người có bằng khen đã từ trần, Bản khai cá nhân của đại diện thân nhân kèm biên bản ủy quyền (theo Mẫu UQ ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013). Thân nhân của người có bằng khen từ trần là một trong những người sau: vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi của người từ trần.

2- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh hoặc Quyết định khen thưởng.

Người có bằng khen hoặc đại diện thân nhân lập bản khai kèm giấy tờ quy định trên gửi UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người có bằng khen (hoặc UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu cuối cùng của người có bằng khen đã từ trần).

như  vậy tất cả những người từng tham chiến ở chiến trường kampuchia đều được tặng bằng khen của bộ trưởng bộ quốc phòng lúc đó .


   Khổ, ông anh làm thằng em mừng hụt  Tongue . Bằng khen trong kháng chiến cơ, đâu có quân tình nguyện trong đây đâu, ông anh Phas ?.


http://giaoduc.net.vn/Tu-van-phap-luat/Tro-cap-1-lan-cho-nguoi-co-thanh-tich-tham-gia-khang-chien-post168662.gd
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #531 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2016, 07:51:42 am »

          Chào các ccb

     Ngày 27/7 sắp đến rồi , ngày chi ân các AHLS, hồi tưởng lại một thời hào khí, oanh liệt đã qua mấy chục năm bên chiến trường K . Đồng đội luôn nhớ về nhau, trong tích tắc , một tiếng nổ khô khốc người đồng đội ngay bên cạnh mình ra đi mãi mãi . Chiến tranh là thế , gianh giới giữa cái sống và cái chết chỉ trong gang tấc , nó diễn ra nhanh đến nỗi người ta phải bàng hoàng......không ngờ . Một chút nhớ lại thằng bạn , thằng Hiển "cóc" E 262 . Tôi biết nó từ ngày còn ở nhà , khi vào lính nó đã có biệt danh này rồi . Người hơi thấp , tính khí lúc nào cũng nhẹ nhàng , đơn giản, chẳng bực tức với ai bao giờ . Ấy thế mà một chuyến đi lên Ang long veng định mệnh nó bị sốt rét , chắc các bác còn nhớ KIM ANH (tuyên văn F) cũng lên đây cũng bị sốt rét và hy sinh .  Hiển còn được về đơn vị điều tri một thời gian . Tôi có biết việc này , nhưng cứ nghĩ là không sao cả vì hôm tôi đi biển hồ về có mang một quả dưa hấu to vào thăm , tôi thấy nó vẫn đi lại bình thường, nói chuyện vui vẻ không có gì là bệnh cả.  ngày ......ngày qua đi .

   Sầm Rông...vận tải và bệnh xá gần nhau cách nhau vài bước chân . Tôi còn nhớ mờ sáng hôm ấy cô em y tá tên Tâm (có chiếc răng khểnh) sang nói với tôi:
   -Đêm qua, trong cơn mê , anh Hiển gọi tên anh suốt đêm, anh sang đi tình hình sức khỏe của anh ấy kém lắm . Không ổn rồi tôi vội sang ngay , nhìn thằng bạn thương quá thân hình tiều tụy, hai mắt đỏ xọng tóc dài ngang vai rối bời, anh em dìu lên xe nó vùng vẫy, liêu xiêu không định được hướng đi để lên xe . Tôi vừa giữ vừa gọi:
    -Hiển mày có nhận ra tao không? nó không trả lời , trên thùng xe nó ngửa cổ hét lên mấy câu . Nó coi bầu trời này là của riêng nó, nó không còn biết xung quanh có những ai nữa , tất cả chỉ của riêng nó, riêng nó tất cả . Tôi có nói thế nào nó cũng bỏ ngoài tai . Gạt nước mắt tôi nói với ae đi cùng xe cố gắng giữ đừng để Hiển nhoài người ra khỏi xe (Hiển được về 7E bằng xe GMC). Mấy ngày sau , Hiển về Siêm Riệp và được đưa về Sài Gòn điều trị nhưng không kịp, Hiển mất tại Sài Gòn . Mội thời gian sau tôi được biết cứ ngày lễ hay hôm rằm, mùng một, có một người con gái lặng lẽ đến nghĩa trang tp thắp hương hoa cho Hiển . Ngày đó tôi rất muốn gặp người con gái này mà không có điều kiện.......hẹn.....
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #532 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2016, 01:32:39 pm »

          Chào các ccb

     Ngày 27/7 sắp đến rồi , ngày chi ân các AHLS, hồi tưởng lại một thời hào khí, oanh liệt đã qua mấy chục năm bên chiến trường K . Đồng đội luôn nhớ về nhau, trong tích tắc , một tiếng nổ khô khốc người đồng đội ngay bên cạnh mình ra đi mãi mãi . Chiến tranh là thế , gianh giới giữa cái sống và cái chết chỉ trong gang tấc , nó diễn ra nhanh đến nỗi người ta phải bàng hoàng......không ngờ ............


Chào các CCB, Chào Bác Tiến

Bác Tiến lại muốn hâm nóng những trang cuối của topic 302 đã nguội lạnh lâu ngày… Tôi xin ủng hộ Bác..

Hôm 19/6 vừa rồi, tới Đồng Nai dự đám cưới, vô tình gặp lại 1 thằng bạn, nó đào ngũ năm 78 khi đơn vị đóng quân ở Cống Bà Hành,  làng 9, Lộc Ninh… Tôi hỏi lý do hồi đó hắn bỏ anh em, hắn nói thấy hy sinh nhiều quá, nên hoảng.. Hắn nói hôm trước mới khiêng đ/c Nở B phó trên lộ 13A, hôm sau lại thêm 6 anh em bỏ xác trên lộ 13B, hôm sau nữa lại thêm ở Cây số 0.... Bác biết không, tuy đào ngũ nay đã gần 40 năm, nhưng Hắn vẫn còn nhớ nhiều cái tên của anh em trong B hắn.. rồi Hắn hỏi từng người một.. và với hơn chục người Hắn nhớ tên, đều đã hy sinh.. Tôi kể cho hắn tháng náy năm 78 (6/78) khi đơn vị ở Mimot, cả C  chỉ còn 12 người bao gồm C bộ 5 người và 1 B 7 người trong đó  chỉ có 2 lính là Tôi và 1 đ/c nữa… Cả C không có binh nhì… Hắn nói, may là hắn về nhà..   

Bác Kim có khỏe không vậy Bác Tiến...? Bác Kim bổ sung về C Tôi đúng thời  ở Mi mốt đó, có đ/c Đức nữa cũng quê Hải phòng chắc đ/c Kim biết...

Vài dòng hâm nóng trang 302 nhân sắp đến ngày giỗ đồng đội...
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #533 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2016, 09:56:43 pm »

                Chào các ccb, chào bác lính f302.

     Anh em cùng đ/v ngoài này thỉnh  thoảng cũng hay gặp nhau luôn, cách đây mấy hôm tôi có ngồi với KIM , KIM nó vẫn khỏe , hàng ngày vẫn phải lo cơm áo gạo tiền, bươn trải cuộc sống , ra quân về cuộc sống đời thường chẳng có chế độ  gì cả...... nắng thì làm ,mưa thì nghỉ....

     Bác có nhắc tới LỘC NINH, chiến dịch này thời gian ngắn nhưng anh em mình thiệt hại cũng đáng kể. Tôi còn nhớ ngày đầu, anh em hy sinh còn có áo quan (quan tài) do Lộc Ninh cấp . Sau đó rồi tử sĩ về cấp tập, cơ sở cung cấp áo quan không đáp ứng kịp nên bỏ.
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #534 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2016, 12:08:51 pm »

                Chào các ccb, chào bác lính f302.

     Anh em cùng đ/v ngoài này thỉnh  thoảng cũng hay gặp nhau luôn, cách đây mấy hôm tôi có ngồi với KIM , KIM nó vẫn khỏe , hàng ngày vẫn phải lo cơm áo gạo tiền, bươn trải cuộc sống , ra quân về cuộc sống đời thường chẳng có chế độ  gì cả...... nắng thì làm ,mưa thì nghỉ....

     Bác có nhắc tới LỘC NINH, chiến dịch này thời gian ngắn nhưng anh em mình thiệt hại cũng đáng kể. Tôi còn nhớ ngày đầu, anh em hy sinh còn có áo quan (quan tài) do Lộc Ninh cấp . Sau đó rồi tử sĩ về cấp tập, cơ sở cung cấp áo quan không đáp ứng kịp nên bỏ.

Chào Bác Tiến.

Vậy là Bác còn biết và nhớ  được anh em hy sinh những ngày đầu của F302 ở Lộc Ninh còn có áo quan.. Tụi Tôi ở phía trước chỉ biết bó lại và khiêng anh em ra đường lộ cho các Bác tài đi thu gom…

Trong suốt thời gian quân ngũ, có đôi lúc Tôi cũng có đưa tiễn anh em về tới  các nghĩa trang Lộc Tấn, Đồng Ban, Thạnh Tây và Siêm Riệp nhưng chưa thấy tử sĩ nào được chôn  mà có áo quan cả, nhưng lại tận mắt nhìn thấy “tử tội” Nguyễn Hữu Lượng - trung sĩ trinh sát đặc nhiệm C 21  E 429 -  bị bắn ở sân bay Siêm Riệp là có áo quan bên cạnh cây cột dựa..

Thật là tréo ngoe sự đời… Đôi khi không hiểu nổi…

Chúc các Bác vui khỏe và an mạnh trong "tuổi già" nhé..
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #535 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2016, 05:44:46 pm »

       Chào bác lính f302

   Chiến dịch MI MỐT là chiến dịch trong giai đoạn mùa mưa, các đơn vị sang chiến nơi đây hầu như đều cơ động , này chỗ này mai chỗ khác . Công tác tử sĩ thật là vất vả , chúng tôi nhận lệnh đi là đi , nếu có hỏi cán bộ thì cũng bằng hòa . Vì thế chúng tôi chúng tôi thường căn "tọa độ" rồi "lượn đi lượn lại" cái tọa độ đó gặp ai cũng hỏi , có khi xe đỗ chờ một nơi các bác cáng thương binh , tử sĩ cắt rừng ra một nơi khác thế là hai bên đều chờ (mặc dù cách nhau không xa) . Hình ảnh các bác cáng tử sĩ đi trong mưa tôi không thể quên được . Các bác và tử sĩ như nhau , một màu , một màu  đất đỏ , vai khênh võng tay chống gậy vượt hàng cây số đường rừng để đưa đồng đội về nơi an nghỉ........chỉ thế thôi , một chi tiết nhỏ thôi , chỉ có người trong cuộc mới hiểu nổi..   Ngày đó cũng chẳng có quan tài , hay túi tử sĩ cứ võng nilon buộc chặt là ........êm rồi......
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #536 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2016, 11:08:08 am »

      Chào bác lính f302

   Chiến dịch MI MỐT là chiến dịch trong giai đoạn mùa mưa, các đơn vị sang chiến nơi đây hầu như đều cơ động , này chỗ này mai chỗ khác . Công tác tử sĩ thật là vất vả , chúng tôi nhận lệnh đi là đi , nếu có hỏi cán bộ thì cũng bằng hòa . Vì thế chúng tôi chúng tôi thường căn "tọa độ" rồi "lượn đi lượn lại" cái tọa độ đó gặp ai cũng hỏi , có khi xe đỗ chờ một nơi các bác cáng thương binh , tử sĩ cắt rừng ra một nơi khác thế là hai bên đều chờ (mặc dù cách nhau không xa) . Hình ảnh các bác cáng tử sĩ đi trong mưa tôi không thể quên được . Các bác và tử sĩ như nhau , một màu , một màu  đất đỏ , vai khênh võng tay chống gậy vượt hàng cây số đường rừng để đưa đồng đội về nơi an nghỉ........chỉ thế thôi , một chi tiết nhỏ thôi , chỉ có người trong cuộc mới hiểu nổi..   Ngày đó cũng chẳng có quan tài , hay túi tử sĩ cứ võng nilon buộc chặt là ........êm rồi......

Chào Bác Tiến.

Đúng vậy Bác, chỉ người trong cuộc mới hiểu... mà đôi khi cũng không hiểu nổi..

Nhân sắp đến ngày giỗ chung  (27/7) cho các anh em đã “hy sinh” và cũng là ngày “giỗ” hụt của nhiều người trong đó có Bác và Tôi.. Nghĩ lại thời trai trẻ mà vẫn rùng mình khi nhắc đến cái chết của lính… Một số Bác đã từng “chống Mỹ” nói “sao ngày đó đánh K lại chết nhiều thế, chống Mỹ 20 năm hy sinh không bằng đánh K 10 năm??!!”. Chắc tại đàn em “đánh dở”  hay tại thống kê “không đúng”…
 
Nhớ lại con đường qua Mi mốt,  được khai phá hướng sau chợ Kà Tum, ngày đơn vị Tôi  hành quân bộ đi qua,  phía mình thì sình lầy  đến độ xe không đi được, qua đến K thì cao su đất đỏ lì mặt, trơn trợt đến độ đi bộ cũng té (vì mang vác nặng và mưa tầm tã suốt  mấy ngày)..  cứ khoảng 1 cây số lại thấy có lán trại của đơn vị chốt, nơi đó cũng là nơi tập trung các liệt sĩ và thương binh nằm… chờ xe…  Vài năm quân ngũ, Tôi thấy con đường này và con đường phía sau xe tăng  trong trận đánh Lò gò (chiến dịch A88) là những con đường “ma”.. Tử sĩ nằm la liệt chờ người khiêng… Qua K, xe các Bác thu gom lớp nọ xếp lớp kia đến độ đầy 1 GMC phủ lá cây thay phủ cờ còn ám ảnh Tôi đến giờ…  

Ngày nay nhìn lại các xe “lấy rác” mà sao Tôi thấy nó giống giống cái chuyện gì đó ngày xưa đã trải qua..


Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #537 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2016, 07:34:10 pm »

                 Chào bác lính f302.

      "Giỗ hụt" nghe mà đã thấy lạnh gáy rồi , không ai đoán trước được điều gì , mình phục nó hay nó phục mình , vật nằm vô cảm dưới đất kia bất ngờ "thức dậy" . Có trời mới biết được là "giỗ hụt " hay "giỗ thật".

       Chúng ta đều biết , không hiểu ngày đó lính ta kham khổ , khó khăn là thế mà cứ băng băng hoàn thành nhiệm vụ . Cứ mỗi lần về Sài Gòn một mình làm ly xị đế , bất chợt nhớ về lần "giỗ hụt" của mình mà thấy thật chạnh lòng . Một nơi bên đất K người lính đang đầy gian khổ khó khăn , ăn không lo ngủ không yên , cái chết luôn rình dập cận kề mà vẫn gồng mình vượt qua....Còn ở một nơi........ĐÈN MỜ....ĐÈN ẢO

       Thôi thì nhờ thần may mắn cho chúng mình được "giỗ hụt" để còn được nhìn thấy những điều khó hiểu hay không bao giờ hiểu nổi một thời bên đất K....ngày ấy
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Bảy, 2016, 08:47:18 pm gửi bởi Tien Đen D29 » Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #538 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2016, 09:14:26 am »

                Chào bác lính f302.

      "Giỗ hụt" nghe mà đã thấy lạnh gáy rồi , không ai đoán trước được điều gì , mình phục nó hay nó phục mình , vật nằm vô cảm dưới đất kia bất ngờ "thức dậy" . Có trời mới biết được là "giỗ hụt " hay "giỗ thật".

       Chúng ta đều biết , không hiểu ngày đó lính ta kham khổ , khó khăn là thế mà cứ băng băng hoàn thành nhiệm vụ . Cứ mỗi lần về Sài Gòn một mình làm ly xị đế , bất chợt nhớ về lần "giỗ hụt" của mình mà thấy thật chạnh lòng . Một nơi bên đất K người lính đang đầy gian khổ khó khăn , ăn không lo ngủ không yên , cái chết luôn rình dập cận kề mà vẫn gồng mình vượt qua....Còn ở một nơi........ĐÈN MỜ....ĐÈN ẢO

       Thôi thì nhờ thần may mắn cho chúng mình được "giỗ hụt" để còn được nhìn thấy những điều khó hiểu hay không bao giờ hiểu nổi một thời bên đất K....ngày ấy


Cháo Bác Tiến và các Bác CCB..

Không biết thần “may mắn” là ông hay là bà nhưng Tôi tin là có vị thần này trong chiến tranh, bởi trong rất nhiều trường hợp, nhiều kẻ sống sót đã từng trải qua những giai đoạn thập tử nhất sinh và người khác thì thác nhưng người may mắn  đã  gặp ai đó, hay cái gì đó mà vượt qua được.

Trong chuyến xe Dodge của Dũng phòng tham mưu ở Bàu than. Do anh em quá đông tới 18 người và đồ đạc trên cái thùng nhỏ xíu còn Tôi đang lên cơn sốt rét, nên leo lên xe không nổi, đành ngồi dưới đất, gặp D trưởng, ông biết Tôi đang sốt rét thế là cho về lán, chuyến xe đó sau 2 tiếng đồng hồ lăn bánh. Tôi nhận tin sét đánh, chỉ còn mỗi bác tài…

Chắc Bác Tiến còn nhớ,  người lính bị đạn nhọn bắn trúng mồm khi đang đứng trên GMC bên cạnh Bác Kim… Vâng, số Bác Kim là may mắn bởi chỉ lệch 1 tí như sớm hơn một vòng bánh xe là bác ngày nay đâu phải vất vả…hihi

Nhân ngày 27/7 sắp đến,  để cầu cho các vong linh Tôi xin chọn câu hát mà khi còn ở quân ngũ  anh em hay rên : Hôm nay con về, về thăm mẹ, sau nhiều năm xa vắng, viên đạn đồng đen đã nằm yên nơi màng óc khiến con mẹ chết rồi…..Đến ngày giỗ con, mẹ nhìn lên di ảnh, thấy con mẹ mỉm cười …..  

Chúc các Bác vui khỏe..
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #539 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2016, 09:44:19 pm »

               Chào bác lính f302. chào các ccb

    Dũng lái xe cho phòng TM . Dũng quê Hải Dương sau chuyến xe định mệnh ngày ấy thì về lái xe ch tt VŨ BẨY chúng tôi hay gọi là " Dũng ba gạch " vết tích của chuyến xe . Vừa rồi tôi có đi dự đám cưới con của đồng đội (d29) ở HD có gặp Dũng , Dũng vẫn khỏe vẫn cậm cạch theo nghề xe chuyên chở vật liệu xây dựng quanh HĐ .

    Ở có mấy năm bên chiến trường K , đi cũng  nhiều đường đất . Giờ ngồi nghĩ lại không hiểu tại sao ngày ấy lại khỏe thế , đơn vị cử đi là đi , bất kể ngày đêm , vài lần pốt nhòm ngó nhưng rồi cũng qua được hoạn lạn . Ngày ấy không chỉ riêng tôi mà ae trong đơn vị hay nói với nhau rằng mình đã đứng vào hàng xếp nốt " mua thịt " trước sau rồi cũng đến lượt . Thế rồi trời xui đất khiến  thế nào đơn vị nhận thêm quân số bổ xung cũng là lúc tôi " mất sức chiến đấu" và tách ra khỏi nốt "mua thịt" đó . Thật may mắn mà còn gữ được cái "gáo" trở về.

     Ngày 27/7 chi ân các AHLS nhớ lại một một thời đã qua cách đây mấy chục năm bên chiến trương K....

     chúc bác và các ccb khỏe, chia sẻ nhiều.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Bảy, 2016, 10:59:38 am gửi bởi Tien Đen D29 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM