Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:20:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của Cựu Binh F302 ( Phần 6 )  (Đọc 243759 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #440 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2015, 09:42:25 pm »

           Chào bác lính f302, các ccb.

    Cái đề tài  (mình "phục" ta) thì mấy bác cán bộ có đi đâu mà bị "phục", các bác ấy hét "ra lửa" làm sao mà có "địch " nào dám phục. Theo tôi chỉ có "lính tráng" "lính trơn" lúc nào cũng trơn tuột, trơn láng là hay hơn cả. (Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy)
Chúng tôi hay nói với cán bộ;
       Chúng ta là quân đội "thép".
       Không cho đi phép là quân đội "nhôm".
       Đi phép mấy hôm lại thành quân đội "thép".

    Ở Đồng ban -Thạnh tây ( Tây Ninh) đã định cư mấy bác  ở đây. Ngày chiến dịch MIMOT, chúng tôi đi về liên tục cho nên lúc nào cũng là Q/Đ "thép". Về sau sang K, điều lệ này ,điều lệ kia, rồi bọn Pốt phục "thiệt tình" nên lúc nào cũng là Q/Đ "nhôm" thôi các bác ạ....
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #441 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2015, 10:42:24 am »

           Chào bác lính f302, các ccb.

    Cái đề tài  (mình "phục" ta) thì mấy bác cán bộ có đi đâu mà bị "phục", các bác ấy hét "ra lửa" làm sao mà có "địch " nào dám phục. Theo tôi chỉ có "lính tráng" "lính trơn" lúc nào cũng trơn tuột, trơn láng là hay hơn cả. (Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy)
Chúng tôi hay nói với cán bộ;
       Chúng ta là quân đội "thép".
       Không cho đi phép là quân đội "nhôm".
       Đi phép mấy hôm lại thành quân đội "thép".

    Ở Đồng ban -Thạnh tây ( Tây Ninh) đã định cư mấy bác  ở đây. Ngày chiến dịch MIMOT, chúng tôi đi về liên tục cho nên lúc nào cũng là Q/Đ "thép". Về sau sang K, điều lệ này ,điều lệ kia, rồi bọn Pốt phục "thiệt tình" nên lúc nào cũng là Q/Đ "nhôm" thôi các bác ạ....


Chào bác tiếnd29, các CCB..
 
Bác tiend29 càng viết càng hay, chất lính vận tải ngày ấy dần dần “lộ diện”, các Bác  có rất nhiều chuyện hay, hóm,  ở phía sau, mà mấy “lính”  như tụi tôi hay anh em  bộ binh, trinh sát..vv  rất nhiều người không biết.…

Tôi đang đọc và nhớ lại nỗi ám ảnh “đồ đen” thì  Bác  lại nhắc Mimốt…  Nên Tôi nhớ ngày ấy có 1 thằng Miên “khùng” (người cao cao, gầy guộc, da xám xịt… theo trí nhớ hòm hòm mang máng có nhiều mất mát thì có nét dáng gì đó  hao hao hơi hơi  giống một Bác quản trị trên đây lắmGrin   suốt ngày lang thang trên lộ 7, không biết Bác Tiến có gặp không? Nhưng 1 lần, chính Tôi đã nhảy xuống từ xe GMC của ai đó, trên lộ 7, để kéo hắn vào lề cho xe chạy… mới biết Người hắn rất là nhớt. trơn tuột, trơn láng  đến độ có lẽ hạt mưa cũng không bám được... Hắn sống được là nhờ bộ đội ta cho ăn và mùa cây trái đang chín (cũng đang tháng này nè Bác Tiến)  đặc biệt là hắn không mặc “đồ đen” mà chỉ là đồ da,  tên hắn tụi Tôi gọi theo tiếng Việt là  “Trần Trùi Trụi”… chứ ngày ấy mà hắn mặc đồ đen thì đâu có “chỗ’ cho hắn  lang thang như vậy..

Ở phum bà già, (có 2 mẹ con, bà già và cô con gái không sợ “cáp duồn” nên  ở lại)  Huh  vì Phum có người,  nên chúng tôi phải chốt ở đầu phum,  chứ không vào phum như các phum không người khác và do 2 mẹ con chỉ có đồ đen,  nên chỉ được cho ra ngoài ban ngày, ban tối và đêm thì phải ở trong nhà … Chốt ngoài Phum nhưng mắt lại phải thường xuyên liếc nhìn vào phum mỗi khi thấy "bóng đen "xuất hiện...

Sau này khi phát hiện ra cái kho ‘nội y” gần Lăng cà bơ,  Tôi mới biết bao nhiêu đồ màu, đồ mịn, tụi pốt đã “lột” để lưu kho… Hình như hôm vào kho này có  cả Bác Kim “vận tải” khi đó đang thử thách tại D “công binh’ thì phải?  Rất may, câu  “buông sà rông xung phong”, ngày ấy   nghe đồn như một “slogan” tấn công của  lính “Pốt” nữ  làm  quân  ta “gãy súng” hết,  tụi Tôi chưa hề gặp và  chỉ hiểu ra khi  phát hiện cái kho đồ “đáng iêu” đó...
       
Vài dòng chia sẻ cùng các Bác
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #442 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2015, 01:40:19 pm »

            Chào bác lính f302, các ccb.

   Cái tên "trần trùi trụi" , tôi đã gặp vài lần ở chiến dịch MIMOT. Đúng như bác nói chúng tôi cũng phải kéo hắn ra khỏi đường để cho xe chạy, khi chúng tôi gặp thì hắn không đi lại được nữa , đói quá mà phải bò ra đường để xin ăn, rồi đến khi không còn sức để bò nữa thì hắn ngồi thu lu ở rìa đường. Chúng tôi đi qua thường ném cho hắn một hai gói mì, mà phải ném vào tầm tay với  của hắn thì hắn mới ăn được, lúc này hắn yếu quá rồi, toàn thân phủ một màu đất đỏ, những xe đi qua không tinh ý thì khó mà phát hiện được, nước bùn ở đường xe tạt vào hắn cũng mặc, phủ phục như một khúc cây khô. khoảng tuần sau chúng tôi đi qua thì hắn đã chết, vết tích còn lại là đống củi không cháy hết (đang mùa mưa). Tôi cũng đổ vào ít dầu để tiếp tục kết thúc số phận một con người........

    Nói chung chiến dịch MIMOT, chúng tôi không gặp dân, đi đến đâu cũng thấy vườn không nhà chống, nhưng về gần biên giới thì lực lượng TNXP quá nhiều...
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #443 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2015, 10:30:24 am »

            Chào bác lính f302, các ccb.

      Nói chung chiến dịch MIMOT, chúng tôi không gặp dân, đi đến đâu cũng thấy vườn không nhà chống, nhưng về gần biên giới thì lực lượng TNXP quá nhiều...


Chào các bác CCB, bác tiếnd29..

Xin được trở lại ký ức Mimốt, ngày đó cũng bắt đầu tháng 6 mùa mưa này, mưa biên giới thường sớm  và lưu lượng mưa thường lớn hơn mưa nội địa..   

Chúng tôi hành quân bộ từ Kà Tum qua vì đường  mưa lầy lội xe cơ giới không đi được…  khi mới qua  những cánh đồng đất đỏ trồng xen canh 3 tầng, cây  ngô ở tầng cao đang  trổ cờ phun râu, cây lúa cạn ở tầng giữa đang đẻ nhánh, còn cây dưa hấu, bí đỏ thì bò dưới chân cây lúa cây ngô, chôm chôm, sầu riêng  lác đác chín, trâu bò từng đàn đang  “tự do” thỏa sức quậy phá  nương rẫy… nhà cửa không một bóng người…  qua hết biên giới  đất cát pha, rừng lồ ô, tạp, thì đến những lô cao su đất đỏ  nhiều chỗ đặc quánh trơn trợt đến độ đi bộ vác nặng cũng té liềng xiểng, đôi chỗ lầy lội đang còn ôm chặt chiếc xe đi trước bị dính lầy ... dọc đường qua Mimốt, khu vực biên giới giữa 2 bên, có  rất nhiều lán ven đường  rừng mới mở là nơi tạm trú (có lẽ chờ xe… Bác Tiến.)   Huh cho nhiều  tử sĩ  trong những bọc xanh , bọc  trắng  mà hầu hết đã căng phồng  và  nhiều bọc  chưa xài vẫn đang được TNXP  quy tập  từ những đơn vị mũi nhọn mở đường hôm trước...  Không giống như  con đường Lò gò qua K lại sau này chúng tôi gặp rất nhiều xác địch, con đường qua Mimốt hầu như không thấy xác “áo đen”…  Không hiểu sao ngày ấy F302  lại phải qua  lộ 7 bằng lối Cà Tum, Tây Ninh vất vả như vậy  trong lúc địa bàn Lộc Ninh cũng có con lộ 13A thông  tới Snoul, cuối lộ 7.. 

Giờ đọc trên diễn đàn mới biết  năm trước đó, E Gia định cũng đã quậy tưng bừng cái lộ 7 ở vị trí từ lăng cà bơ đó tới Snoul, thế mà năm 78 khi F302 trở lại  thì không hề thấy dấu vết của chiến tranh trước đó, nhà cửa vẫn đàng hoàng, ruộng rẫy cây trái vật nuôi vẫn phong phú và tươi  tốt, lộ 7 vẫn tốt… tinh thần và sức chiến đấu của bọn chúng hầu như không sa sút…

Chúng tôi ở đó cho đến khi bắp khô cằn, lúa chín già, chôm chôm sầu riêng rụng, đổ… trâu bò, gà, lợn nuôi chúng tôi trên một địa bàn rộng gần đến bờ mékông… Khi được rút không ai nghĩ “chúng” còn ở VN… thế mà ở Lò gò Sa mát đất ta, bọn chúng vẫn lẩn quẩn ở đó…
     
Vài dòng chia sẻ cùng các Bác
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #444 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2015, 06:50:44 pm »

                        Chào các ccb, chào bác lính f302.

      Đúng như bác nói, khi chúng tôi vào Mi mốt, nơi này trù phú hơn nơi khác, nhà cửa không thấy có sự "tàn phá", chúng tôi đi sâu vào một dãy nhà, nhìn thấy tủ bàn ghế toàn bằng gỗ cẩm lai , không có gì bị xáo trộn cả, ngoài vườn cây cối hoa quả đầy. Tôi có cảm giác dân không đi đâu xa mà chỉ quanh quẩn đâu đó, tôi nổ mấy phát súng mà cũng không có ai trả lời. "yên bình" là thế nhưng chúng tôi cũng không dám sục xạo sợ dính "trái" (ở chỗ tôi có anh ra vườn đã bị dính mìn rồi ).

      Thời kỳ đó vào đúng mùa mưa, lính ta sang đó lại cơ động nhiều chứ không ở cố định một nơi nào cả, Chúng tôi đón anh em thương-tử hầu như phải chờ anh em cáng ra chứ xe không thể vào được, Hình ảnh cáng anh em thương -tử ra xe tôi không thể nào quên được, cả người cáng lẫn anh em thương -tử , một mầu đất đỏ từ đầu tới chân, anh em chắc phải té ngã nhiều lắm mới ra được đến nơi, không ai kêu ca gì, đỡ cho nhau một chút, hộ nhau một chút, một cái vỗ vai an ủi, một lời chào tạm biệt ,rồi lại vội vã chia tay.....
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #445 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2015, 04:27:34 pm »

                        Chào các ccb, chào bác lính f302.

      Đúng như bác nói, khi chúng tôi vào Mi mốt, .

      Thời kỳ đó vào đúng mùa mưa, lính ta sang đó lại cơ động nhiều chứ không ở cố định một nơi nào cả, Chúng tôi đón anh em thương-tử hầu như phải chờ anh em cáng ra chứ xe không thể vào được, Hình ảnh cáng anh em thương -tử ra xe tôi không thể nào quên được, cả người cáng lẫn anh em thương -tử , một mầu đất đỏ từ đầu tới chân, anh em chắc phải té ngã nhiều lắm mới ra được đến nơi, không ai kêu ca gì, đỡ cho nhau một chút, hộ nhau một chút, một cái vỗ vai an ủi, một lời chào tạm biệt ,rồi lại vội vã chia tay.....


Chào các CCB, bác tiend29@

Ký ức trờ lại đúng thời điểm tháng này, 37 năm trước, tuổi trẻ Tôi và Bác đang cùng chung… nhiều thứ.

Bác nói đúng rồi, ngày lên được lộ 7 nhiều  đơn vị đã cạn  người. Tôi nhớ sau khi hỗ trợ E88 độc lập trên lộ 7 từ hướng Tà nốt (sông bé)  thì  F bộ, các đơn vị trực thuộc cùng E429, E262 lên lộ 7 bằng hướng Kà Tum…  C Tôi rời Lộc Ninh còn trên 30 người nhưng lên đến lộ 7 chỉ còn 12 người kề cả C bộ.. Phần lớn anh em C,  lính 74, 75 (đời cuối cùng  chống Mĩ) đã không qua được hết biên giới mà phải quay về Nghỉa trang Đồng Ban...

Tôi may mắn do bị sốt  đi sau  nên lên được tới lộ 7 cũng bị dúi chạy ngược chạy xuôi theo các Bác  M113 cơ động  hết hướng Kh’chay lại về hướng Mimốt rồi sau đó theo các đơn vị  mở rộng địa bàn về hướng sông Mékong… tụi Tôi chốt đường cả hơn cây số mới có 2 thằng, nhiều phum hoang vắng  ngày đêm không một bóng người,  đường xe mở về hướng mê kông thì nhiều đoạn cua cũng  lắt léo như đi đèo…  nhưng được cái bọn chúng chỉ chốt chặn cứng các lộ chính như  2 đầu lộ 7… và Tôi còn nhớ khi  tiến qua các Phum thì… bộ binh vặt trái dưới thấp, các bộ phận  theo sau  thì mang cưa cá mập hay bộc phá để vặt trái trên cao, đơn vị đến sau thường có xe… thì dỡ nhà…   Khi rút về  cũng là lúc Tôi bị sốt rét nặng, đi người không, ra lộ 7 còn bị té lên  té xuống,  nhưng nhìn ông D phó  dáng người gầy gò, khắc khổ, lính thời chống Mĩ, tuổi chắc cũng đã ngoài 40,  vác cây B41 với 4 quả đạn cùng balô đồ đạc nên Tôi cũng phải cố… lết theo về tới lộ 2 Sa mát thì gục đến độ nước tiểu toàn máu… May là, đường vinh quang chưa xây bằng xác mình...
                 
Vài dòng ký ức chia sẻ cùng các Bác
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #446 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2015, 12:51:28 pm »

                       Chào các ccb, chào bác lính f302.

       Hình ảnh cáng anh em thương -tử ra xe tôi không thể nào quên được, cả người cáng lẫn anh em thương -tử , một mầu đất đỏ từ đầu tới chân, anh em chắc phải té ngã nhiều lắm mới ra được đến nơi, không ai kêu ca gì, đỡ cho nhau một chút, hộ nhau một chút, một cái vỗ vai an ủi, một lời chào tạm biệt ,rồi lại vội vã chia tay.....


Chia sẻ cùng  Bác về hình ảnh khiêng cáng anh em…

Đúng vậy, ngày đó các Bác vận tải chỉ nhìn là biết anh em cực khổ như thế nào? (bây giờ là nghe nhạc hiệu, đoán chương trình), nhưng lúc đó ai cũng như ai, cực đều chứ không tốt lỏi.. nên anh em tải thương ra mà gặp  các Bác cũng mừng lắm…  

Tôi nhớ cái ca tử đầu tiên mà 4 anh em Tôi phải khiêng đó là 1 tử sĩ E 88, 4 người thay nhau  cáng  từ 4g chiều đến gần 10g đêm  mới đến địa điểm (chỉ nghỉ khoảng nửa tiếng ở đoạn qua suối để ăn uống) … đường đi là lối mòn đất cát trắng trong rừng dầu biên giới Lộc Ninh.  Do đến địa điểm vào ban đêm, nên xe các Bác không chờ được, tụi Tôi cũng buồn lắm, nhưng quá mệt nên lăn kềnh bên cạnh tử sĩ ngáy luôn cả 4 thằng.  Sáng dậy, giật mình vì tử sĩ đã thành 1 mộ kiến đen thui, 4 thằng lại đua nhau đập phủi cho đến khoảng 10g thì thấy xe các Bác vào đưa về nghỉa trang Lộc Ninh… Bác có biết cảm giác của những thằng khiêng “vui sướng’ như  thế nào khi thấy xe không? …

Đến khi gặp Bác Tiến chở  đầy 1 xe xác ở Mi mốt với cái mùi “tử khí” nồng nặc thì  Tôi nghĩ  các Bác chắc cũng khổ sở lắm... phần lớn các Bác chở tử thường đi lẻ và hay căn giờ về tới nghĩa trang vào ban tối, đêm, may mắn thì về tới nghĩa trang an lành, có người nhận ngay, xui xẻo gặp địch hay gặp mìn như chiếc xe Hồng ở ngã 3 Thiện Ngôn thì  ngoài “người chết hai lần, thịt da nát tan”  các Bác còn phải tự canh giữ các “linh hồn” qua đếm… Tôi cũng bị ám  ảnh rất nhiều bởi 2 xe GMC đầy xác, phủ đầy cành cây…. thay lá quốc kỳ mà Tôi gặp ban tối  tại nghĩa trang sân bay Siêm Riệp  về từ Battambang… anh em ta, sao “hy sinh”  nhiều thế  Huh  chưa kề cái cách đưa tử sĩ xuống huyệt… theo kiểu “chết là hết” không thể hiểu nổi tại nghĩa trang tối hôm ấy.

Xin được vài dòng chia sẻ cùng các Bác.
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #447 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2015, 09:53:21 pm »

          Chào bác lính f302, các ccb.

    Nghe bác nhắc đến cái mùi "tử khí" nơi chiến trường,  nhớ lại thật đau lòng, chua sót. Tôi, bác cũng như bao anh em , ra đi trai tráng , khỏe mạnh, cùng chung một chiến hào, cùng chung một cuộc chiến, cũng có những lúc vui , lúc buồn, cùng chia sẻ nhũng khó khăn vất vả.............thế rồi một tiếng nổ khô khốc, nghiệt ngã, cướp đi cuộc sống của bạn mình. Có lẽ chiến tranh là thế.

    Chúng tôi là những người hay tiếp xúc với cái mùi "tử khí" này. Tôi nhớ có lần chở một ca mà tôi không dám dừng ở bất cứ chỗ nào. Khi qua KLANH, cả đoàn xe phải dừng lại , không dám đi sau xe tôi, tôi làm một mạch về nghĩa trang SRIEP, mấy bác ở nghĩa trang cũng phải ngao ngán, cả thùng xe lấp xấp một màu nước "đen", làm c/t tử sĩ xong ,đánh xe ra đầu nghĩa trang rồi đổ dầu lên thùng xe để đốt "thùng xe GMC là thùng sắt ". Còn Ba Lô có quần ,áo võng ..v.v phải bỏ ra phơi nắng cả ngày mà cũng không hết mùi. Nhiều lúc nghĩ lại mà thấy lạnh cả "gáy"

   chào bác chúc bác khỏe chia sẻ nhiều.
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #448 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2015, 10:46:31 pm »

Tôi cũng bị ám  ảnh rất nhiều bởi 2 xe GMC đầy xác, phủ đầy cành cây…. thay lá quốc kỳ mà Tôi gặp ban tối  tại nghĩa trang sân bay Siêm Riệp  về từ Battambang… anh em ta, sao “hy sinh”  nhiều thế  Huh  chưa kề cái cách đưa tử sĩ xuống huyệt… theo kiểu “chết là hết” không thể hiểu nổi tại nghĩa trang tối hôm ấy.

Xin được vài dòng chia sẻ cùng các Bác.


          Chào bác lính f302, các ccb.

     Chỉ có người trong cuộc mới hiểu anh em mình hy sinh như thế nào. Ngày ấy, ngoài hy sinh trong chiến  trận thì sốt rét cũng không phải ít, bác đã từng nằm ở bệnh xá F hay 7E  thì bác biết rồi đấy, rất nhiều, thậm trí không đủ phản để nằm. Hướng 302 thì anh em 201 bị sốt rét nhiều nhất, mùa khô chúng tôi phải chở cả nước lên "cung cấp" cho anh em. Chắc bác còn nhớ nữ tuyên văn Kim Anh hay Hiển lái xe 262 chỉ lên 201 có một lần duy nhất rồi về là hy sinh.

      Cuộc sống của anh em đã khó khăn , ăn ở thiếu thốn, khi mắc bệnh thiếu cả thuốc men, lại ở nơi xa, không được về tuyến trên kịp thời , cho nên nhẹ thành nặng, nặng thành ác tính. Chỉ riêng mình tôi thôi, chưa kể anh em khác, tôi cũng không thể nhớ nổi mình đã chở bao nhiêu ca về các nghĩa trang, hướng nào cũng có anh em hy sinh . Ở nghĩa trang , chỉ mấy hôm là đã "khác" rồi........(một chút chia sẻ cùng các bác )
Logged
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #449 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2015, 11:15:45 pm »

  Xin góp câu chuyện cáng liệt sỹ về ,tháng 5/81 tình hình địch trên đỉnh núi Hồng (phlum Clen) trở nên quyết liệt chúng trà trộn trong các phum bản,bình thường là chi chuôn (dân) thế nhưng sểnh ra là moi súng ở bờ ruộng hay bụi rậm ra choảng,tiểu đoàn 1 E88 đóng ở phum Sê rê nôi được lệnh lên bình định lại.Trên đỉnh núi hồng là một bình địa tương đối bằng phẳng khoảng gân 20 km2,có mấy phum nằm rải rác giữa rừng rậm,đường lên xuống thì dốc đá dựng đứng và duy nhất.Sau khi họp quân chính,trinh sát chúng tôi được lệnh không đi đường lên xuống duy nhất đó theo hướng đông-tây,mà chúng tôi cắt một con đường từ phía bắc núi lên,để tạo thế bất ngờ cho địch vì hướng bắc vách đá dựng đứng hơn,tôi nhớ vào ngày gần cuối tháng cả tiểu đoàn với trang bị gọn nhẹ (hỏa lực để lại,chờ lên sau),bám vào các khe đá đôi chỗ thì đánh đu trên cây dây leo....sau mấy tiếng đồng hồ thì chúng tôi cũng lên được mỏn đỉnh núi thấp nhất,từ đây đi tiếp địa hình thoải hơn nhưng vẫn lên cao dần,trung đội trinh sát chúng tôi tỏa ra cảnh giới để cho cánh bộ binh leo lên mỏn núi này dồn đội hình,cũng phải hơn giờ đồng hồ thì chúng tôi mới bắt đầu đi tiếp,từ đây là vùng địch hoạt động rất nhiều,các đường mòn cắt chằng chịt dọc đường hành quân có chỗ đường mòn chỉ mới vừa tạo thành trước chúng tôi ít giờ,tôi tăng cường cho tổ cắt đường người để chuyên làm nhiệm vụ bẻ cò (đánh dấu) cũng như bẻ cành cây dấp những đường mòn khác.Theo kế hoạch chúng tôi hành quân cả đội hình tiểu đoàn vào đên gần phum lớn chính trên núi thì trinh sát sẽ dắt các đại đội đi bao vây các phum nhỏ chờ giờ G là đồng loạt tấn công vào 3 phum...thế nhưng kế hoạch bị đảo lộn bởi trong lúc hành quân có một chiến sỹ mới vì mệt không bám kịp đội hình,lại không có kinh nghiệm lần theo vết bẻ cò nên đi nhầm sang đường mòn của địch để lại,đ/c chính trị viên đại đội đi ngay sau liền kề kịp phát hiện cậu ta đi nhầm nhưng chưa kịp sửa sai thì.... ẦM...tiếng mìn nổ vang xé toang bầu không khí,cậu ta hy sinh tại chỗ do địch gài mìn trên lối mòn chúng đi qua đề phòng ta theo dấu.Trước tình hình đó tiểu đoàn lệnh triển khai phương án B,các đại đội vận động vào mục tiêu đánh luôn......
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM