Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 02:02:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của Cựu Binh F302 ( Phần 6 )  (Đọc 243740 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuh3
Thành viên
*
Bài viết: 380


Nguyễn Huy Phú


« Trả lời #270 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2014, 05:32:02 am »

cảm ơn HAN luôn đọc và vẫn dõi theo chương trình,anh em đồng đội chúng tôi tình cảm nó thiêng liêng và cao quý lắm.bao giờ em về thăm quê hương nhớ ra CLB 19 c NGỌC HÀ  để làm chủ xị nhé,RƯỢU ngon còn nhiều lắm,đang chờ người rót.chúc HAN và gia đình luôn khỏe mạnh bình an hạnh phúc và thành đạt
Logged

Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay...
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #271 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2014, 09:57:21 am »

      Chào các ccb f302

Xin chúc mừng đoàn ccb đưa hài cốt các anh hùng liệt sĩ E 429 trở vể quê nhà, đã hoàn tất thật là mĩ mãn. Hình ảnh bác ZBC,các bác đưa lên tôi thấy thật xúc động, các bác tổ chức thật chu đáo, đúng là ( trọn nghĩa nước non thắm tình đồng đội ), chuyến đi của các bác đầy ý nghĩa

     chúc các bác khỏe, hạnh phúc

Chào các Bác CCb 302

Cảm động quá.. Xin cảm ơn các CCB đã giúp cho những đồng đội “trọn nghĩa nước non, thắm tình đồng đội”..  Nhân có các bác vận tải d29 như bác tiendend29@, bác zinbacau@ tôi muốn được nghe các Bác kể lại...cái thời máu và toàn hoa lửa ấy,  mỗi khi các bác chở hàng xe xác anh em về tới nghĩa trang Siêm riệp, lại thường vào buổi tối,  các Bác giao nhận anh em như thế nào?..

Riêng tôi, Tháng 7/1979 có  đưa một đồng đội hy sinh từ  trên đỉnh núi Cóc xuống giao tại lều bạt dưới 1 gốc cây to (hình như là cây me) ở Pà ong… theo lối phải leo 2 đọan thang dây khoảng hơn 25m lưng chùng phía trên đình núi... lúc đó Tôi cũng không chú ý đơn vị nào quản lý lều này, nhưng có lẽ là E 429… ở trên núi chúng tôi liệm xác, bó anh bằng võng và tăng nilon màu xanh.. khi giao anh vào lều bạt to đó,  thì chỉ có 1 mình anh nằm đó, phía trong cùng, việc có làm giấy tờ bàn giao hay không thì tôi không biết... Giao xong, anh em lại lên núi theo lối cũ..

Nhưng sáng hôm sau, Tôi xuống núi về Chongcal, ghé lều chào bạn thì đã có tới 4 đồng đội nằm cùng nhau trong 1 màu trắng, bọc trong túi nilon dày. Chẳng biết Anh là ai? Nằm vị trí nào?  Tôi có gặp 1 đ/c ngoài lều và hỏi thì  được câu trả lời chớt quớt kiểu… Bạn ông, ông còn không biết, sao tôi biết.. Tôi lội bộ về Sầm rông để về Chongcal trong hy vọng anh em sẽ làm cẩn thận để không “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.. Thực sự là thế đấy các Bác ạ..

Rất mong được nghe kể từ các Bác d29 về những chuyện mà "phía trước phần đa là không biết..."

Chúc các CCB vui khỏe.
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #272 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2014, 04:01:43 pm »

      Chào các ccb f302

Xin chúc mừng đoàn ccb đưa hài cốt các anh hùng liệt sĩ E 429 trở vể quê nhà, đã hoàn tất thật là mĩ mãn. Hình ảnh bác ZBC,các bác đưa lên tôi thấy thật xúc động, các bác tổ chức thật chu đáo, đúng là ( trọn nghĩa nước non thắm tình đồng đội ), chuyến đi của các bác đầy ý nghĩa

     chúc các bác khỏe, hạnh phúc

Chào các Bác CCb 302

Cảm động quá.. Xin cảm ơn các CCB đã giúp cho những đồng đội “trọn nghĩa nước non, thắm tình đồng đội”..  Nhân có các bác vận tải d29 như bác tiendend29@, bác zinbacau@ tôi muốn được nghe các Bác kể lại...cái thời máu và toàn hoa lửa ấy,  mỗi khi các bác chở hàng xe xác anh em về tới nghĩa trang Siêm riệp, lại thường vào buổi tối,  các Bác giao nhận anh em như thế nào?..

Riêng tôi, Tháng 7/1979 có  đưa một đồng đội hy sinh từ  trên đỉnh núi Cóc xuống giao tại lều bạt dưới 1 gốc cây to (hình như là cây me) ở Pà ong… theo lối phải leo 2 đọan thang dây khoảng hơn 25m lưng chùng phía trên đình núi... lúc đó Tôi cũng không chú ý đơn vị nào quản lý lều này, nhưng có lẽ là E 429… ở trên núi chúng tôi liệm xác, bó anh bằng võng và tăng nilon màu xanh.. khi giao anh vào lều bạt to đó,  thì chỉ có 1 mình anh nằm đó, phía trong cùng, việc có làm giấy tờ bàn giao hay không thì tôi không biết... Giao xong, anh em lại lên núi theo lối cũ..

Nhưng sáng hôm sau, Tôi xuống núi về Chongcal, ghé lều chào bạn thì đã có tới 4 đồng đội nằm cùng nhau trong 1 màu trắng, bọc trong túi nilon dày. Chẳng biết Anh là ai? Nằm vị trí nào?  Tôi có gặp 1 đ/c ngoài lều và hỏi thì  được câu trả lời chớt quớt kiểu… Bạn ông, ông còn không biết, sao tôi biết.. Tôi lội bộ về Sầm rông để về Chongcal trong hy vọng anh em sẽ làm cẩn thận để không “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.. Thực sự là thế đấy các Bác ạ..

Rất mong được nghe kể từ các Bác d29 về những chuyện mà "phía trước phần đa là không biết..."

Chúc các CCB vui khỏe.

 Chào linh f302

 Cái chuyện bác hỏi lính vận tải sư biết đâu nói đó thôi nhé !

 Khi bọn tôi chở thương về tuyến sau nặng thì có yta đi cùng để lo chăm sóc còn Tử thì đều đã nằm trong bao nilon buộc chặt đầu rồi trích ngang đã đc nhét bên trong bọc chỉ có lái xe với tử sĩ trên thùng có chuyến ngót chục em. Thỉnh thoảng mới có 1 tay súng của trinh sát hoặc vệ binh E, F đi cùng bảo vệ xe khi ở vùng chiến sự đang nóng

 Khi về đến nghĩa trang thì bất kể ngày đêm đều có bộ phận chính sách thuộc phòng chính trị sư nhận cũng có khi anh em làm thủ tục chôn luôn. Họ mở bao nilon ra làm vệ sinh thay quần áo cho vào áo quan gỗ hay bó lại chôn luôn sau khi đã lấy đc trích ngang đựng trong lọ penicilin hoặc túi nilon con dán kín. Cái này tùy thuộc tử sĩ đã đc tuyến trên lo toan đến đâu và tình hình cơ sở vật chất của đội chính sách ở nghĩa trang có thế nào...

 Cá nhân tôi coi việc chở tử là hết sức bình thường khg kiêng kị gì tôi có phần rất thích chở tử vì hy vong, mong các anh phù hộ cho xe mình khg chẹt phải mìn, khg bị dính phục nếu có dính thì chẹt mìn vào bánh xe sau , đạn b40 Dkz, đan nhọn bắn thì trượt ngoài xe ... Chỉ khi nhận và giao tử sĩ thì nếu nhớ thì chỉ hỏi trích ngang để xem có phải người quen hoặc đồng hương mà lưu tâm cho thông tin sau này thôi. Còn những chuyện chôn, chuyển tử sĩ đi các nghĩa trang chúng tôi ít người tham gia,
 Tôi đc biết trc khi contop VN rút quân về nc thì tử sĩ đc chuyển dần về trước. các anh đc bốc lên gói gép trong các túi nilon mầu xanh xếp cả đống trên xe để chở về các NTLS các địa phương miền đông ... Tây ninh, tp HCM...

  Chính vì những thực tế trên nên sau này khi giúp các gia đình miền Bắc hoàn tất hồ sơ và vào lấy hài cốt các LS vì quê tôi đều nhắc nhớ họ : Nên xác định tinh thần không nên đòi hỏi, mong hài cốt LS phải đầy đủ các loại xương cốt vì họ hy sinh trong chiến trận đâu có đc toàn thân thể và qua nhiều chặng lấy đc xác rồi di chuyển nghĩa trang trong điều kiện khó khăn thiếu thốn nhiều thứ nên sẽ khg tránh đc những sơ sót xẩy ra. Còn khg cứ để họ nằm lại NTLS đó, đâu cũng là đất VN mà các NTLS miền Nam đc xây cất chăm nom rất tốt...

 Có đôi dòng chia sẻ với các bạn và lính f302. Nếu có gì chưa rõ các bạn thamgia thêm nhé !
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #273 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2014, 05:10:57 pm »

    Chào bác lính f302 các ccb

   Nói về mảng "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thực tế đã có, làm đau đầu rất nhiều người trong đó có gia đình thân nhân LS. Tuy nhiên đó chỉ là số ít, ko ai muốn điều đó xẩy ra kể cả các đ/c làm chính sách ở nghĩa trang. Nhưng ko ít tình huống tôi gặp thì các bác làm c/t chính sách ở nghĩa trang phải đau đầu. Nếu như ngày ấy, danh sách trích ngang của LS được ghi bằng bút bi, chất lượng giấy tốt như bây giờ thay cho bút hồng hà mực cửu long thì đã khác nhiều rồi hay quy định viết trích ngang LS bằng chữ in có dấu thì các bác làm chính sách dễ luận tên tuổi, còn viết thường rất dễ nhầm. Ví dụ như LS Phan văn Tuấn (d29) về nghĩa trang thành Phạm văn Tuấn. Thông thường trích ngang LS được để trong túi áo ngực, nếu được gói vào trong túi nilon thì an toàn, nhưng ko phải ai cũng có như vậy. Khi về nghĩa trang, chữ nghĩa bị thiếu dấu, nét do bị thấm máu, nước, nhiều khi phải rửa nhẹ bằng nước mới đọc được.

      Tôi nhớ có một lần vào mùa mưa. Đên khuya tôi chở LS về SRIEP, mưa như trút, qua pha đèn ô tô nghĩa trang trắng xóa một màu nước Tôi kéo một hồi còi hơi dài rồi chờ mãi ko thấy ai, nóng ruột tôi làm mấy viên ak chỉ thiên mới thấy các bác ở nghĩa trang ra các bác ấy nói:

     -Chúng tôi biết xe đến, nhưng trời mưa to quá các huyệt đào sẵn đều ngập nước. Chờ ngớt mưa rồi làm.Không còn cách nào, tôi động viên, cùng làm với ae. Tôi cho xe tiến sâu gần sát huyệt để lấy đèn pha ô tô thay cho chiếc đèn pin "đỏ như đom đóm", cùng ae căng tấm tăng qua thùng xe thay quân phục mới cho LS . Khi lấy trích ngang ra xem tên đ/v có quê quán có, họ có, tên bị nhòe ko đọc được, làm đủ cách áp vào pha đèn sấy khô cũng ko đọc được, kiểm tra nắp túi áo cũng ko có tên. Sự nhiệt tình của các đ/c ở nghĩa trang sau một hồi tìm kiếm cũng được đền đáp, trả lại tên cho LS. Đó là kiềm tra đến dây thắt lưng, mặt trong của dây ghi rất rõ đơn vị, họ tên bằng chữ in có dấu. thật là nhẹ nhõm ,ai cũng mừng. Tất cả vì ae đồng đội

     Tên cũng chỉ vài ví dụ nhỏ, kể ra thì thât dài, nhiều tình huống khác nhau . Có trường hợp chở LS ko có trích ngang, tôi hỏi thì các bác ấy bảo có người đi theo, người đi theo lại là đ/c bị thương, đau đớn rên la (trận tôi chở tăng bo thương, tử sĩ ở Lò Gò- Xóm Giữa) ko ai dám chắc ko có nhầm lẫn xảy ra. Chiến tranh mà, điều kiện ngày ấy...................phải ko các bác

    chúc các bác khỏe, chia sẻ nhiều
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #274 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2014, 03:17:55 pm »

    Chào bác lính f302 các ccb

   Nói về mảng "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thực tế đã có, làm đau đầu rất nhiều người trong đó có gia đình thân nhân LS. Tuy nhiên đó chỉ là số ít, ko ai muốn điều đó xẩy ra kể cả các đ/c làm chính sách ở nghĩa trang. Nhưng ko ít tình huống tôi gặp thì các bác làm c/t chính sách ở nghĩa trang phải đau đầu. Nếu như ngày ấy, danh sách trích ngang của LS được ghi bằng bút bi, chất lượng giấy tốt như bây giờ thay cho bút hồng hà mực cửu long thì đã khác nhiều rồi hay quy định viết trích ngang LS bằng chữ in có dấu thì các bác làm chính sách dễ luận tên tuổi, còn viết thường rất dễ nhầm. Ví dụ như LS Phan văn Tuấn (d29) về nghĩa trang thành Phạm văn Tuấn. Thông thường trích ngang LS được để trong túi áo ngực, nếu được gói vào trong túi nilon thì an toàn, nhưng ko phải ai cũng có như vậy. Khi về nghĩa trang, chữ nghĩa bị thiếu dấu, nét do bị thấm máu, nước, nhiều khi phải rửa nhẹ bằng nước mới đọc được.

      Tôi nhớ có một lần vào mùa mưa. Đên khuya tôi chở LS về SRIEP, mưa như trút, qua pha đèn ô tô nghĩa trang trắng xóa một màu nước Tôi kéo một hồi còi hơi dài rồi chờ mãi ko thấy ai, nóng ruột tôi làm mấy viên ak chỉ thiên mới thấy các bác ở nghĩa trang ra các bác ấy nói:

     -Chúng tôi biết xe đến, nhưng trời mưa to quá các huyệt đào sẵn đều ngập nước. Chờ ngớt mưa rồi làm.Không còn cách nào, tôi động viên, cùng làm với ae. Tôi cho xe tiến sâu gần sát huyệt để lấy đèn pha ô tô thay cho chiếc đèn pin "đỏ như đom đóm", cùng ae căng tấm tăng qua thùng xe thay quân phục mới cho LS . Khi lấy trích ngang ra xem tên đ/v có quê quán có, họ có, tên bị nhòe ko đọc được, làm đủ cách áp vào pha đèn sấy khô cũng ko đọc được, kiểm tra nắp túi áo cũng ko có tên. Sự nhiệt tình của các đ/c ở nghĩa trang sau một hồi tìm kiếm cũng được đền đáp, trả lại tên cho LS. Đó là kiềm tra đến dây thắt lưng, mặt trong của dây ghi rất rõ đơn vị, họ tên bằng chữ in có dấu. thật là nhẹ nhõm ,ai cũng mừng. Tất cả vì ae đồng đội

     Tên cũng chỉ vài ví dụ nhỏ, kể ra thì thât dài, nhiều tình huống khác nhau . Có trường hợp chở LS ko có trích ngang, tôi hỏi thì các bác ấy bảo có người đi theo, người đi theo lại là đ/c bị thương, đau đớn rên la (trận tôi chở tăng bo thương, tử sĩ ở Lò Gò- Xóm Giữa) ko ai dám chắc ko có nhầm lẫn xảy ra. Chiến tranh mà, điều kiện ngày ấy...................phải ko các bác

    chúc các bác khỏe, chia sẻ nhiều

Chào các CCB 302

Xin cảm ơn các Bác D29 đã chia sẻ chuyện “hậu sự của anh em” trong thời máu và hoa ngày ấy, mà chỉ có các Bác là người biết rõ nhất. Tôi muốn nghe từ các Bác để giải tỏa sự áy náy về “râu ông lại cắm cằm bà” mà Tôi đã chứng kiến tại Nghỉa trang Siêm Riệp…

Số là khoảng T6/1980 Tôi an dưỡng ở  D32, đóng gần sân bay SRiep, một buổi chiều sau khi ăn cơm xong, Tôi và 1 người nữa đi dạo vào sân bay từ phía Hồ B’rai để xem lại cái nơi mà 1 năm trước đó Tôi đã có đến 30 ngày, 2 lần/ngày  ra vào  “hốt cứt bò”  Grin trên phi đạo… Tối muộn mới về lại D32 bằng lối chính từ Sriep vào sân bay, thì gặp 2 GMC chạy vào nghĩa trang, do Bác tài dừng lại bỏ lá thốt nốt và cành cây ngụy trang nên Tôi tiến lại dòm... Trời ơi! 2 xe đầy xác xếp lớp trắng toát và bốc mùi rất nặng (giống như khi gặp xe Bác tienden@ ở Mimốt).. Chúng tôi có hỏi các Bác nhà xe “ở hướng nào mà nhiều thế?” một tiếng trả lời “Battambang”…  Rồi chúng tôi lội bộ theo xe vào nghĩa trang để xem, sau đó  băng qua lối cũ phía bên hồ B’rai để về lại D32…

Vào nghĩa trang, do trời quá tối, xác quá nhiều…  nên sau khi trao đổi với đơn vị quản trang,  Bác tài đã cho xe chạy rà theo các hố đã đào sẵn, 3 người theo 1 xe, bỏ xác xuống từng hố, rạch túi nilon và đếm số lượng (xe GMC đầu 24 xác)... để giải phóng xe,  sáng hôm sau mới xử lý phần mộ anh em…

Tháng 6/1982 do phải nằm lại Hồ B’rai 13 ngày để chờ đường về nước, Tôi lại được tắm chung hằng ngày ở Hồ B’rai với anh em bốc mộ nghĩa trang Sriep đưa về nước. Tôi có hỏi thăm (không vào xem) và được anh em cho biết rất nhiều mộ  không còn  tên tuổi, nhưng có danh sách trong đơn vị quản trang… Và Tôi nghĩ rằng, số lượng thì đủ còn đúng hay không chắc sau này phải thử ADN cho từng người… Đôi khi nhìn lại cách anh em làm “hậu sự” ở nghĩa trang Sriep, Tôi thấy có cái gì đó thật có “lỗi” với các liệt sĩ… Bác tienden@ nói đúng rồi, nghĩa trang Sriep trĩu nặng như cái võng chi chít mồ mả, mưa to sẽ ngập trắng vùng trũng vì thoát nước chậm…
   
Rất may, Bác zinbacau cũng đã thông báo cho thân nhân đừng đòi hỏi gì… và việc chôn cất quy tập như các CCB đã làm thật cảm động, đầy an ủi và xứng tầm…

Chúc mọi người vui khỏe và chia sẻ..
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #275 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2014, 11:12:18 pm »

       Chào bác lính f302, các ccb

  Đúng là "hậu sự của các ae" ,tôi ko thể nhớ hết được, chiến dịch nào hướng nào cũng có mất mát hy sinh. Nhớ lại một thoáng MI_MỐT, KA-CHAY., tôi, bác và các ccb ko thể quên được một thời MƯA_RỪNG CAO SU_ĐẤT ĐỎ. Hình ảnh các LS được ae cáng ra xe bên rừng cao su ko có gì tả hết được, ngày ấy ko có túi nilon (túi ts). Chiếc võng là vật "bất ly thân", nếu " ko may" thì nó lại là tấm vải niệm cho bản thân. Cả người cáng và người nằm trên võng đều một màu đất đỏ, vật lộn với trời mưa, trơn trượt, ngã lên ngã xuống, đi cả ngày mới ra được đến xe, thật vất vả khó khăn. Rồi vội vàng chia tay, còn tôi nhanh chóng về nghĩa trang. Về đến nghĩa trang lại thấy nghĩa trang "khác nhiều" so với mấy hôm trước.

    Buổi chiều đứng trên nóc ca bô xe phóng tầm mắt toàn cảnh nghĩa trang mà thấy đau lòng xót xa.
    Một chút chia sẻ ngắn với bác và các ccb. Chúc bác và các ccb khỏe chia sẻ nhiều
Logged
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #276 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2014, 01:50:17 pm »

Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #277 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2014, 10:34:39 pm »

Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #278 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2014, 10:59:11 pm »


Nam Huy
Thành viên
*
Bài viết: 42


Xem hồ sơ cá nhân Email Personal Message (Online)
   
   
Re: Nơi gặp gỡ CCB Mặt trận 479 – Quân tình nguyện VN ở Campuchia
« Trả lời #369 vào lúc: Hôm nay lúc 12:20:24 AM »
   Trích dẫn và trả lờiTrích dẫn
  Sáng ngày 20/10/2014, Hà Nội nắng chan hòa. Cờ, khẩu hiệu, áp phích chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân được trang hoàng khắp nơi khiến cho Thủ đô thêm phần lộng lẫy. Trong dòng người tấp nập ngược xuôi, NH tôi tìm đến số 121 Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân, nơi đặt trụ sở Ban Chỉ huy quân sự quận. Chả là hôm nay, Ban Chấp hành Hội Hữu nghị VN-CPC Cựu quân tình nguyện Mặt trận 479 khu vực Hà Nội tổ chức gặp mặt một số đại biểu nhân ngày lễ lớn của dân tộc và của Quân đội.Và, NH tôi hân hạnh được tham dự sự kiện đầy ý nghĩa này. Được biết, toàn bộ chi phí cuộc gặp do Quận đội Thanh Xuân tài trợ.
  Phải thừa nhận anh em ở cơ quan Quận đội Thanh Xuân hết sức nhiệt tình, chu đáo. Doanh trại khang trang, sạch, đẹp. Chủ, khách niềm nở, thân tình. Cảnh đẹp, trang phục đẹp, tình người càng đẹp hơn.
  Trong căn phòng khá sang trọng, ấm cúng, NH tôi chăm chú lắng nghe các ý kiến phát biểu.  Anh Lê Cường phát biểu mang tính đề dẫn. Nhạc sĩ, Nhà thơ Vũ Mão, Chủ tịch Hội Hữu nghị VN-CPC phát biểu động viên, chỉ đạo. Đại tá, Nguyễn Xuân Hà, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô nói về nghĩa tình đồng đội và việc thực hiện chính sách đối với người có công. Trung tướng Trần Văn Nấng, nguyên Cục trưởng Cục Tổ chức Tổng cục Chính trị kể lại những kỷ niệm sâu sắc trong thời gian chiến đấu ở Mặt trận 479. Chị Nguyễn Thị Mai,một chiến sĩ Trung đoàn 429 Đặc công thời chống Mỹ, nay là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh VN, Chủ tịch Hội nữ doanh nhân Cựu chiến binh nói về những trăn trở, suy tư của người lính trên mặt trận kinh tế. Thượng tá Trịnh Xuân Phương, Chỉ huy trưởng BCHQS quận Thanh Xuân thông báo tình hình, kết quả các mặt công tác của lực lượng quân sư quận... Tất cả các ý kiến đều dung dị, hấp dẫn. Chị Đức, thành viên Đội Văn nghệ Cựu chiến binh Trường Sơn nói với tôi:"Em được dự nhiều cuộc gặp mặt, nhưng chưa có cuộc nào tất cả các ý kiến đều cuốn hút lòng người như cuộc gặp này. Các anh 479 trình độ thật đấy". Dẫu biết rằng nhận xét đó mang tính ngoại giao, nhưng cái mũi tôi cũng phông phổng chút xíu. Quả thật là tôi yêu 479 và tự hào về 479. Ai tin thì tin không tin thì thôi.
 
  Tôi xin copy lại cái pano của ylo302 và bài viết của anh Lê Cường chủ tịch hội ccb và hội hữu nghị VN-CPC quân tình nguyện VN ở CPC mt 479 khu vực Hanoi để gửi tới các bạn thông tin về lễ kỷ niệm ngày thành lập QDNDVN và ngày quốc phòng toàn dân ở Hanoi

 Nơi tôi đc mời tới dự là Ban chỉ huy quân sự quận Thanh xuân Hanoi














« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Hai, 2014, 11:16:15 pm gửi bởi Zin Ba Cầu » Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #279 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2014, 11:35:47 pm »

 ... Tiếp

Trong phòng khách và hội trường




 Các bài ca truyền thống về người lính đã đc các anh chị đội văn công CLB ccb bộ đội Trường sơn Đường HCM biểu diễn








 Bài ca : Anh lính tình nguyện và điệu múa Apsara


 Bài ca : Tình đoàn kết hữu nghị VN-CPC của Bác VŨ Mão chủ tịch hội hữu nghị VN-CPC đã đc hát cùng tác giả


 Bác Vũ Mão rất vui đã tặng đoàn văn công sách, tập thơ, đĩa nhạc do bác sáng tác


« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Hai, 2014, 11:46:19 pm gửi bởi Zin Ba Cầu » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM