Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:19:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của Cựu Binh F302 ( Phần 6 )  (Đọc 243430 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #160 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2014, 01:59:49 pm »

      Chào bác lính f302 chào các ccb:

    Hướng Mi mốt-Kà chay-Lăng kà bơ tôi đi không gặp nơi nào có dân cả ,nhiều lúc vào những chỗ có
    cảm giác dân ở đâu đó quanh đây hoặc mới chuyển đi,rồi làm mấy phát ak chỉ thiên cũng không thấy
    ai cả,cứ như đi vào cái bẫy vô hình thật là lạnh gáy. Còn cái mớ "của quý"bác lính f302 gặp đó, nếu phải
    tôi thì tôi hốt trọn không sót một cái nào. Bác biết không về gần biên giới lực lượng TNXP rất đông,tôi
    mà tung cái đống đó cho mấy em TNXP thì chỉ có mà "nổi tiếng". Nói đến TNXP tuyến này vất vả thật
    suốt ngày đốn cây làm đường, chống lầy xe, mấy em nữ vai áo thì miếng vá nọ chồng lên miếng vá kia,
    còn mấy chàng thì rách đến đâu xẻo luôn đến đó cho nó tiện. Tôi mấy lần xe bị lầy chỉ 3 phát ak báo
    hiệu là có mấy chục em ra ,chỉ một hai lần"hai ba" là xe lên được, rồi chúng tôi hỏi thăm nhau chia tay,
    lính tráng chẳng có gì ngoài mấy gói mì tôm, mấy dây bột canh dài cả mét ,còn các em nhờ tôi mang
    những lá thư về bưu điện Đồng Ban ,Tây Ninh gửi cho nhanh.Thế đấy thật đơn giản mà khó quên
    phải không các bác.Tuyến này rất nhiều kỷ niệm, sẽ chia sẻ với các bác thêm
         Xin chào, chúc các bác khỏe
Logged
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #161 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2014, 04:37:01 pm »

      Chào bác lính f302 chào các ccb:

    Hướng Mi mốt-Kà chay-Lăng kà bơ tôi đi không gặp nơi nào có dân cả ,nhiều lúc vào những chỗ có
    cảm giác dân ở đâu đó quanh đây hoặc mới chuyển đi,rồi làm mấy phát ak chỉ thiên cũng không thấy
    ai cả,cứ như đi vào cái bẫy vô hình thật là lạnh gáy. Còn cái mớ "của quý"bác lính f302 gặp đó, nếu phải
    tôi thì tôi hốt trọn không sót một cái nào. Bác biết không về gần biên giới lực lượng TNXP rất đông,tôi
    mà tung cái đống đó cho mấy em TNXP thì chỉ có mà "nổi tiếng". Nói đến TNXP tuyến này vất vả thật
    suốt ngày đốn cây làm đường, chống lầy xe, mấy em nữ vai áo thì miếng vá nọ chồng lên miếng vá kia,
    còn mấy chàng thì rách đến đâu xẻo luôn đến đó cho nó tiện. Tôi mấy lần xe bị lầy chỉ 3 phát ak báo
    hiệu là có mấy chục em ra ,chỉ một hai lần"hai ba" là xe lên được, rồi chúng tôi hỏi thăm nhau chia tay,
    lính tráng chẳng có gì ngoài mấy gói mì tôm, mấy dây bột canh dài cả mét ,còn các em nhờ tôi mang
    những lá thư về bưu điện Đồng Ban ,Tây Ninh gửi cho nhanh.Thế đấy thật đơn giản mà khó quên
    phải không các bác.Tuyến này rất nhiều kỷ niệm, sẽ chia sẻ với các bác thêm
         Xin chào, chúc các bác khỏe
Chào Bác Tien Đen D29 ,Bác linh f302 và các Bác !
Lúc đơn vị đội phẩu tiền phương F302 đóng quân ( tôi nhớ không lấm ) là bìa rừng cao su gần cây cầu nhỏ bắc qua con suối nối với lộ 7 . Lúc đó mùa mưa ,con suối đỏ ngầu ,anh em chúng ta đều phải sử dụng nước đó để ăn uống ,tắm, giặt ...Quần áo lính chiến của mình từ màu xanh đã chuyển sang màu đất đỏ ( nghe đâu Pốt tuyên truyền do hết lính phải bắt "công an "  đi đánh ? ) .Như các Bác đã nêu lúc ấy không thấy dân K ,làng mạc đều bỏ trống ,nhà cữa đa số là nhà sàn gỗ ,đều trống vắng bỏ hoang ,cỏ mọc quanh nhà . Tôi có vào 1 phum và thấy có cả bếp ăn tập thể ( nấu bằng chảo gang ) hình như dân bị tập trung sống theo kiểu công xã thì phải ? . Đi qua một nghĩa địa cũ ,tôi còn thấy cả những dòng chữ nội dung " bậy bạ" của con nít bằng tiếng Việt trên 1 số ngôi mộ  . Có lẽ khu vực này trước đây người Việt chúng ta cũng đã ở nhiều ! . Việc tôi ngưỡng mộ LL TNXP như Bác Tien Đen D29 đã nêu , họ rất khổ và không được trang bị như lực lượng chúng ta .Tôi ấn tượng nhất là đoạn đường chống lầy bằng cây đan dày  ,dài hàng trăm mét như những chiếc cầu cây bắt trên mặt đất . Đến nay tôi cố tìm trên mạng hình ảnh này nhưng không tìm ra được . Bác nào có cho xin nhé .
Chúc Các Bác ngày cuối tuần sức khỏe ,vui vẻ thoải mái và ôn về hình ảnh , kỉ niệm một thời xa xưa đó .
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #162 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2014, 09:48:58 am »

     Chào bác lính f302 chào các ccb:

    Hướng Mi mốt-Kà chay-Lăng kà bơ tôi đi không gặp nơi nào có dân cả ,nhiều lúc vào những chỗ có
    cảm giác dân ở đâu đó quanh đây hoặc mới chuyển đi,rồi làm mấy phát ak chỉ thiên cũng không thấy
    ai cả,cứ như đi vào cái bẫy vô hình thật là lạnh gáy. Còn cái mớ "của quý"bác lính f302 gặp đó, nếu phải
    tôi thì tôi hốt trọn không sót một cái nào. Bác biết không về gần biên giới lực lượng TNXP rất đông,tôi
    mà tung cái đống đó cho mấy em TNXP thì chỉ có mà "nổi tiếng". Nói đến TNXP tuyến này vất vả thật
    suốt ngày đốn cây làm đường, chống lầy xe, mấy em nữ vai áo thì miếng vá nọ chồng lên miếng vá kia,
    còn mấy chàng thì rách đến đâu xẻo luôn đến đó cho nó tiện. Tôi mấy lần xe bị lầy chỉ 3 phát ak báo
    hiệu là có mấy chục em ra ,chỉ một hai lần"hai ba" là xe lên được, rồi chúng tôi hỏi thăm nhau chia tay,
    lính tráng chẳng có gì ngoài mấy gói mì tôm, mấy dây bột canh dài cả mét ,còn các em nhờ tôi mang
    những lá thư về bưu điện Đồng Ban ,Tây Ninh gửi cho nhanh.Thế đấy thật đơn giản mà khó quên
    phải không các bác.Tuyến này rất nhiều kỷ niệm, sẽ chia sẻ với các bác thêm
         Xin chào, chúc các bác khỏe


Chào Bác Tiến và các Bác CCB 302..

Bác Tiến nói đúng, tụi Tôi chẳng ai nghĩ ra TNXP đang ở biên giới hướng này để gửi cho họ... Trước đó, trên đường qua lộ 7, những lán thương binh dã chiến  và những bọc tử sĩ  nằm trải dài hai bên  đường  biên giới mới mở là do TNXP trông coi và  nhìn họ  thì ai cũng thấy đang rất là “ te văn tua…”’ Tụi tôi đi qua và đi luôn nên không nghĩ ra điều ấy… Căn nhà đó bị tụi tôi lấy hết tôn vách, quần áo lót nữ  bị vứt vương vãi tứ tung dưới đất quanh nhà, không nhớ Bác tài đến chở  tôn có kiếm được cái  nào “xịn”  không ? Nhưng chắc không vì toàn loại sế-cần- hen (xài rồi) thậm chí chưa được giặt, do mùa mưa nên cả đống có mùi ẩm, hôi  mốc, nhiều áo châm kim  đen và quần  ố vàng rất nhiều....  

Ít ngày sau,  chúng tôi đánh vào phum bà già.. Phum này cách lộ 7 khoảng 4km hướng về sông mékông… Cũng như khi vào Cà Chay… bọn Pốt lủi đi từ lúc nào… gọi là phum bà già vì khi chiếm được, chỉ còn 1 bà già và 1 cô gái con bà ta.. Đây là Phum có người nên đơn vị  chỉ cử  anh em gác, theo dõi từ xa ở đầu và cuối  phum,  chứ  không được đóng trong phum, mà khi ấy cũng chẳng có ai vào  phum này để bắt gà, bắt vịt, bắt bò,  chặt cây…  hàng ngày có vào phum kiểm tra nhưng không ai cản trở sinh hoạt của 2 người (mà cũng không dám kiểm tra xem có mặc… hay không? Grin) … Không hiểu sao lính ta cũng chấp hành nghiêm  một cách tự giác đến kỳ lạ… nhiều đơn vị đi  qua,  nếu thấy cô gái  Miên ra ngoài cũng chỉ ngó nhìn … ,  còn muốn gì thì đến phum khác, họ chừa phum này … kế gần phum này là phum chuồng gà…có 1 cái nhà trệt giữa phum,  sàn đất, vách kín, bên trong toàn gà  là gà… dân cũng đã “di tản”  hết…

Vì cả vùng giải phóng rộng lớn ngày đó không có dân… nên câu đố… có mặc hay không mặc…??  phải  chờ  đến gần  một năm sau, tại Siêm riệp, Tôi  mới trả lời được đó Bác Tiến ạ… tôi  sẽ kể cho Bác nghe cảm xúc… Grin

Chúc các Bác vui khỏe để hành quân lại ký ức thời trẻ khỏe...

Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #163 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2014, 04:28:35 pm »

Chào f302! Nay lại có dịp vào thăm anh em f302. Trong câu chuyện của anh em làm P/K nhớ lại những ngày ở CPC nói chung và ở Mi Mút nói riêng. Bao kỷ niệm dù thời gian đã qua đến nay gần 35 năm mà cứ ngỡ như ngày hôm qua thôi. Đúng là ký ức người lính chiến có lẽ chỉ bao giờ bộ não của mình không còn lưu lại thì mới chịu, chứ nó còn lưu giữ thì còn phải nhắc đến có đúng không? Nghe chuyên ae nhắc đến TNXP nữ, thế là hình ảnh của các chiến sỹ ấy, dù chỉ một đôi P/K lần gặp, chứ chưa tiếp xúc lần nào lại hiện về...
P/k là lính chống Mỹ, gặp rất nhiều TNXP thời chống Mỹ, cả ngoài Bắc lẫn trên đường Trường Sơn. Thế mà chẳng lần nào xúc động như lần ngồi trên xe từ Đồng Ban sang Mi Mút, những cô gái TNXP mặc quần áo xanh tím (theo như P/K nhớ thế thì phải). Họ đang lát gỗ chống lầy cho xe qua. Cái kiểu chống lầy thế này với P/K không có gì là lạ vì P/K đã làm vào  đầu năm1972 khi đi phục vụ ở Binh trạm 37, đường Trường Sơn. Điều ngạc nhiên và thán phục đến xúc động là những cô gái miền Nam mà phần lớn lai ở thành phố (theo báo chí nêu). Ngày đó với những người lính chống Mỹ chúng mình, lại cũng có mấy năm sống gần nhân dân, thường đánh giá con gái Nam không thể bằng con gái Bắc về mọi mặt, nhất là về lao động chân tay. Cũng từ đó có cái nhìn nhận khác đi và khi thấy những cô TNXP đã làm thay đổi cách nhìn nhận các cô gái Miền Nam!
Càng trở nên khâm phục khi ở Xiêm Riệp P/K lại gặp rất nhiều TNXP nữ. Khi nằm viện cùng cậu chiến sỹ tên Đông, của Quân khu 7, không hỏi đơn vị, trước là sinh viên Văn khoa Sài Gòn, sau hoà bình không đi học nữa mà làm công tác đoàn ở phường hay quận, rồi đi bộ đội. Cậu này mơ ước viết văn và luôn có quyèn số hàng ngày ghi chép, Đông cũng có em gái đi TNXP, mà cô em này theo Đông kể còn hay làm thơ nữa. Không biết hai anh em Đông có trở thành nhà văn, nhà thơ không biết? Chúc các ccb mạnh khỏe!

  
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười, 2014, 04:36:24 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #164 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2014, 05:23:19 pm »

     Chào bác lính f302 các ccb:

   Chính xác đấy bác lính f302 ạ, đ/c Kim là ở d29 cùng với tôi ,ngày đóKim gặp phải "sự cố hy hữu"nên
   được điều xuống d25 để thử sức. Sau này lại về d29, còn chiến dịch Kà Chay-Mi mot lính mình sang
   hầu hết là cơ động không đóng cố định một địa điểm nào cả. Khi tôi đi đón ae thương binh, tử sĩ thì
   phải đón từng chặng,chỗ này một vài ae chỗ kia mấy ae nữa. Anh em cáng tử sĩ vô cùng vất vả ae
   nói: chúng tôi phải đi cả đêm mới ra được đến đây, trời mưa đường lầy lội thật khó khăn. Tôi đi đón
   ae tử sĩ không phải của một mà là các đ/v cho nên mới đầy nhóc một xe như thế, còn "mùi" trên xe
   đến bây giờ tôi cũng không thể quên được. Ký ức ngày đó thật nhiều chúng ta những ccb sẽ kể,chia
   sẻ thêm phải không bác...

         Chúc bác, các ccb khỏe


Chào bác tiendend29, các CCB 302..

Bác nói Tôi mới rõ, ngày đó Tôi chỉ gặp Bác Kim ở  lộ 7 và vẫn nghĩ Bác ở D25 nhưng cho đến bây giờ cũng không gặp lại... Tôi không biết bác đã về lại D29... Hôm nào Bác cho Tôi gửi lời thăm hỏi Bác Kim nhé... Bởi như bác nói ký ức ngày đó rất là nhiều... đúng vậy Bác ạ.. Tôi xin kể một ký ức cùng bác....

Vào phố Lăng cà bơ chưa trọn ngày thì đã phải rút  ra rừng cao su cạnh đó… làm bạn với muỗi..  so với muỗi Lộc Ninh, cũng ở lô cao su, làng 9 Cống Bà Hành thì đúng  như bác Đức cường đã nói : Muỗi mimốt nhiều vô kể, nhất là lại nằm rừng caosu, hàng đàn đến độ nằm vơ tay cũng cả nắm, con nào cũng to, bay cứ vù vù… do vậy lính ta sốt rét cũng nhiều… và Tôi cũng vì sốt rét mới gặp xe bác tienden như đã kể trên.. nhưng số phận chưa cho về sớm...   Sad

Một hôm, nhóm 4 chúng tôi vào một nhà sàn lớn,  có mái tôn và vách cũng tôn,  nằm ven lộ 7…  để lấy tôn làm hầm, thì  phát hiện đó là một nhà kho toàn quần áo lót  nữ đã qua sử dụng… Lần đầu tiên, sau nhiều tháng, những thằng lính chưa vợ và xa vợ đối diện với cái đống nhậy cảm thuộc hàng “xa xỉ…  giãy chết” này  trong nhiều tâm  trạng  khác nhau…  Chúng được bới tung cả lên, thậm chí ướm thử… để tìm cái xa xỉ “gợi cảm” nhất…  Grin

Ai cũng thắc mắc, ở đâu mà nhiều thế?  Không biết bọn chúng thu gom hay bắt lột ra trước khi hành hình.. Huh  Một ông bỗng  cười khà khà và thốt lên.. “Đố  mấy ông,  Phụ nữ  KPC  có mặc  đồ lót không ?”  Cả nhóm đang ngẩn tò te, chẳng ai trả lời,  thì một ông  tiếp lời  : “Bây giờ tao mới hiểu  câu  của mấy ông  đi trước hay nói :  sợ nhất là khi gặp lính Pốt nữ nó … buông sà rông xung phong”  Grin... hôm đó lo bới, móc và tán…  quên cả lấy tôn… may là khi xe đến thì bác tài cũng tranh thủ “xem triển lãm"…  nên chúng tôi vẫn đủ  thời gian phá vách lấy  tôn về làm hầm cho sư thầy… 

Phải đến gần 1 năm sau tại Siêm Riệp, tôi mới có  câu trả lời cụ thể ... Tiếc thay, đồng đội đố đã không còn để nghe trả lời, các CCB ạ…. Không biết các bác 302 ngày đó, nhất là các bác tài... "có" hay "không" Bác Tiến nhỉ?

Chúc Bác và mọi người vui khỏe..


Chào các bạn tôi tham gia tý vào cái chỗ đồ nghề, phụ tùng của chị em thời gian tôi ở bển
 Quả thực thời gian đầu khoảng 1979-1980 tôi không hề thấy bóng dáng của những đồ này có lẽ do ngày trc chế độ ponpot nó cấm dùng còn sau này mới giải phóng còn nhiều khó khăn nên việc ăn và thưốc men chữa bệnh đc ưu tiên hơn. Tôi nghĩ đồ nghề của chị em chỉ để làm dáng với lại bảo vệ và vệ sinh thôi chứ cứ thả rông lại hay, lại tiện ấy nhẩy...

  Nhân việc nhắc đến KIm trâu d29 hai lần biệt phái xuống d2.. côngbinh f302 tôi tìm đc cái ảnh có mặt nó hôm vợ chồng tôi xuống Kiến an Hải phòng chơi với vợ chồng Tiến đen lại gặp đám giỗ bố của Tân điên nên tới dự và gặp khá nhiều anhem d29 vận tải


 Kim trâu người nhỏ đầu hói giữa ảnh, đầu ảnh phải là Tân điên, áo đỏ là Qua 2 bạn này nguyên lính d29 vận tải f302 nay định cư ở Tân biên sa mát Tây ninh nhà gần đồi 82 cũ nay là NTLS miền Đông nam bộ


 Tân râu và Tiến đen


 Hai bà vợ bà xã Tiến đen bên trái
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #165 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2014, 07:57:32 pm »


Trích dẫn
Chào các bạn tôi tham gia tý vào cái chỗ đồ nghề, phụ tùng của chị em thời gian tôi ở bển
 Quả thực thời gian đầu khoảng 1979-1980 tôi không hề thấy bóng dáng của những đồ này có lẽ do ngày trc chế độ ponpot nó cấm dùng còn sau này mới giải phóng còn nhiều khó khăn nên việc ăn và thưốc men chữa bệnh đc ưu tiên hơn. Tôi nghĩ đồ nghề của chị em chỉ để làm dáng với lại bảo vệ và vệ sinh thôi chứ cứ thả rông lại hay, lại tiện ấy nhẩy...

[/quote]

Chào các Bác D29, chào các CCb 302..

Phải nói Bác Zin này thật tinh ý, riêng Tôi phải như dười đây mới có câu trả lời giống Bác..

Một năm sau Mi mốt, trên mép chảo O sa mếch  (tại  đỉnh núi Đăng rếch, Pà ong) biên giới Thái – Miên, nhóm trinh sát địa hình để rào giấp biên giới 6 thằng tôi bắt gặp 2 kiện hàng bằng thùng cạc tông, có băng keo dán chung quanh,  được để trên cái kệ làm  bằng những thanh  cây,  gác chéo qua chéo lại trên một cái cây chạc ba… Mừng thầm tưởng là “Samit”  hay “đồ hộp” của tụi buôn lậu… Sau khi cẩn thận xem xét xung quanh và bên ngoài, chúng tôi rạch thùng, móc hàng ra xem  và…   thầm thì  cùng nhau  trong nhiều cảm xúc khó tả … bởi  đó là 2 kiện hàng đồ lót nữ, toàn đồ  loại 2 mảnh bằng chất liệu “xịn” (vì sờ vô là đầy cảm giác… đến độ không dám sờ lâu) , còn nguyên  bao bì, nhãn mác  của xứ “giãy chết” bên cạnh và xứ  tai-oăn xa xa… … Sau đó,  ai cũng nhét  túi 1-2 bộ tùy màu  thích để … xuống núi  đóng kịch… Phần còn lại được nhét vào thùng,  ngụy trang gần như cũ và tặng thêm  cho chúng  2 trái M67 phía ngoài…

Số phận đẩy đưa,  sau đó đơn vị về lại Pouk, Tôi không ngờ  mặt hàng "dấm dúi" đó đang  rất  “hót” …  một mì mai 26 tuổi đã đồng ý cho Tôi… biết những gì muốn  biết…  để đổi lấy  món quà mà tôi đang có trong túi  quần là “2 con cá đuối” và “1 con khô mực”… Cái đêm được biết ấy,  Tôi nhớ là sáng hôm sau, Tôi được chọn  đi dự phiên tòa xét xử trung sĩ Nguyễn Hữu Lượng, lính 77,  trinh sát đặc nhiệm E 429 do tòa án quân sự mặt trận 479 tổ chức tại Pouk  với bản án tử hình…  vì đã  phạm cái tội… có tình tiết giống Tôi tối hôm qua….

Thật hú hồn xen lẫn nhiều cảm xúc các Bác ạ… Rất tiếc, người đố  đã nằm lại nơi chiếc cầu gỗ  biên giới Việt – K, trên đường lên bến phà KPCham cũng được gần 6 tháng rồi….

Chúc các bác vui khỏe
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #166 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2014, 08:46:13 pm »

      Chào các bác ccb f302 bác lính f302:
    Nói đến trinh sát đặc nhiệm, tôi lại nhớ có một lần tôi được lệnh đón bằng được ae trinh sát thọc sâu
     
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #167 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2014, 09:49:53 pm »

 
 Chào các bác ccb f302 bác lính f302:
 Nhắc đến trinh sát đặc nhiệm, tôi lại nhớ có một lần tôi được lệnh đón bằng được ae trinh sát thọc sâu
  vào lúc 3-4 giờ chiều ở kà chay, vòng đi vòng lại mấy vòng mà ko thấy ae đâu.Trời càng ngày càng mưa
  mưa tầm tã ko ngớt. Khoảng 5 giờ tôi định về thì thấy một anh lính chạy ra vẫy xe. Tôi hỏi có phải ts ko
  anh ấy nói đúng và bảo tôi chờ một chút ae sẽ ra.Chờ đến 10-15 phút sau tôi thấy 1 ông lính ta và 6-7
  ông bạn lính k ( toàn đồ đen) dìu nhau ra, ông nào ông ấy run cầm cập, mặt vàng bệch, tả tơi, ướt như
  chuột (ko phải ts sư đoàn) có lẽ ts MT. Các anh ấy nói: chúng tôi bị "kẹt" mấy ngày nay, anh em đều
  bị sốt rét hết và 2 ông lính k bị thương. Tình hình thật gay khẩn trương, trên xe còn ký đường tôi cho tất
  vào thùng đại liên công với nước mưa đưa tay vào khoắng, chẳng ca cốc gì cứ chuyền tay nhau thùng
  đại liên mỗi ông làm một bụng ,hết thùng nước đường đó ae có vẻ khá hơn. Tôi nói với ae: đoạn đường
  này rất nguy hiểm mà thùng xe lố nhố toàn áo đen như thế này nếu gặp lính ta hiểu nhầm thì nguy to.
  thế là trong ba lô có bộ nào dưa hết cho ae, áo thì mặc, quần thì quàng cổ,còn lại ngồi ko được đứng
  nòng súng chúc xuống vì ông lính k nào cũng có mảnh vải đỏ buộc ở nòng súng (có lẽ đây là bùa của
  họ chăng).Tất cả đều cảnh giác, còn tôi làm một mạch bất biết về đến khu "an toàn" mới thở phào nhẹ
  nhõm. Người lính trong hoàn cảnh nào cũng khó khăn, hiểm nguy chỉ những người lính những ccb trong
  cuộc mới hiểu và cảm nhận được phải ko các bác
      Chúc các bác khỏe, chia sẻ nhiều...
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #168 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2014, 10:39:09 am »


Trích dẫn
Chào các bạn tôi tham gia tý vào cái chỗ đồ nghề, phụ tùng của chị em thời gian tôi ở bển
 Quả thực thời gian đầu khoảng 1979-1980 tôi không hề thấy bóng dáng của những đồ này có lẽ do ngày trc chế độ ponpot nó cấm dùng còn sau này mới giải phóng còn nhiều khó khăn nên việc ăn và thưốc men chữa bệnh đc ưu tiên hơn. Tôi nghĩ đồ nghề của chị em chỉ để làm dáng với lại bảo vệ và vệ sinh thôi chứ cứ thả rông lại hay, lại tiện ấy nhẩy...


Chào các Bác D29, chào các CCb 302..

Phải nói Bác Zin này thật tinh ý, riêng Tôi phải như dười đây mới có câu trả lời giống Bác..


Số phận đẩy đưa,  sau đó đơn vị về lại Pouk, Tôi không ngờ  mặt hàng "dấm dúi" đó đang  rất  “hót” …  một mì mai 26 tuổi đã đồng ý cho Tôi… biết những gì muốn  biết…  để đổi lấy  món quà mà tôi đang có trong túi  quần là “2 con cá đuối” và “1 con khô mực”… Cái đêm được biết ấy,  Tôi nhớ là sáng hôm sau, Tôi được chọn  đi dự phiên tòa xét xử trung sĩ Nguyễn Hữu Lượng, lính 77,  trinh sát đặc nhiệm E 429 do tòa án quân sự mặt trận 479 tổ chức tại Pouk  với bản án tử hình…  vì đã  phạm cái tội… có tình tiết giống Tôi tối hôm qua….

Thật hú hồn xen lẫn nhiều cảm xúc các Bác ạ… Rất tiếc, người đố  đã nằm lại nơi chiếc cầu gỗ  biên giới Việt – K, trên đường lên bến phà KPCham cũng được gần 6 tháng rồi….

Chúc các bác vui khỏe

[/quote]

 Bạn linh f302 thân mến

 NHững năm ở bển mà chúng ta vừa nói chuyện khi đó tôi khg còn là người lính của tuổi 18 đôi mươi mà ỏ hậu phương tôi đã có nơi bỏ trầu cau rồi chỉ chờ có phép là đc về cưỡi vợ nên những cái gì thuộc về riêng tư của người khác giới là mình cũng đc bổ túc, tập huấn ít nhiều nên trong quan hệ nhất là với phụ nữ tôi rất lưu  ý giữ mình.

 Thời đó tôi hay chuyện trò với các MaMai vì họ hiểu biết hơn nên an toàn và đỡ phiền đến ta và đơn vị . Trường hợp như Lượng ở e429 là rất đáng tiếc vì là vụ điểm và quá ầm ĩ nên phải bắn để làm gương cho lính, để an dân, hôm đó tôi cũng ra xem bắn ở NT cạnh sân bay siêm riệp có nhìn thấy cả mấy em gái QY và các phòng trên cơ quan sư đoàn

 Bây giờ ở đây mà có anh em dân vận và 262 vẫn kể chuyện đơn vị họ trảm dân như không mà có sao đâu. Chiến tranh may rủi đối với con người mà. NHân đây cũng xin có một  nén hương cho những người lính phải nằm xuống  trong cuộc chiến dù chỉ là tai nạn...
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #169 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2014, 11:03:08 am »

     
    Hướng Mi mốt-Kà chay-Lăng kà bơ tôi đi không gặp nơi nào có dân cả ,nhiều lúc vào những chỗ có
    cảm giác dân ở đâu đó quanh đây hoặc mới chuyển đi,rồi làm mấy phát ak chỉ thiên cũng không thấy
    ai cả,cứ như đi vào cái bẫy vô hình thật là lạnh gáy.
Chào Bác Tien Đen D29 ,Bác linh f302 và các Bác !
Lúc đơn vị đội phẩu tiền phương F302 đóng quân ( tôi nhớ không lấm ) là bìa rừng cao su gần cây cầu nhỏ bắc qua con suối nối với lộ 7 . Lúc đó mùa mưa ,con suối đỏ ngầu ,anh em chúng ta đều phải sử dụng nước đó để ăn uống ,tắm, giặt ...Quần áo lính chiến của mình từ màu xanh đã chuyển sang màu đất đỏ ( nghe đâu Pốt tuyên truyền do hết lính phải bắt "công an "  đi đánh ? ) .Như các Bác đã nêu lúc ấy không thấy dân K ,làng mạc đều bỏ trống ,nhà cữa đa số là nhà sàn gỗ ,đều trống vắng bỏ hoang ,cỏ mọc quanh nhà . Tôi có vào 1 phum và thấy có cả bếp ăn tập thể ( nấu bằng chảo gang ) hình như dân bị tập trung sống theo kiểu công xã thì phải ? . Đi qua một nghĩa địa cũ ,tôi còn thấy cả những dòng chữ nội dung " bậy bạ" của con nít bằng tiếng Việt trên 1 số ngôi mộ  . Có lẽ khu vực này trước đây người Việt chúng ta cũng đã ở nhiều ! . Việc tôi ngưỡng mộ LL TNXP như Bác Tien Đen D29 đã nêu , họ rất khổ và không được trang bị như lực lượng chúng ta .Tôi ấn tượng nhất là đoạn đường chống lầy bằng cây đan dày  ,dài hàng trăm mét như những chiếc cầu cây bắt trên mặt đất . Đến nay tôi cố tìm trên mạng hình ảnh này nhưng không tìm ra được . Bác nào có cho xin nhé .
Chúc Các Bác ngày cuối tuần sức khỏe ,vui vẻ thoải mái và ôn về hình ảnh , kỉ niệm một thời xa xưa đó .


Chào  bác y lố và các CCB 302..

Vậy là Tôi với Bác ngày đó cũng rất gần nhau mà  không biết nhau… Đúng rồi, cái cầu lộ 7  đó là nơi Tôi gặp “ xe xác”  của bác tài tiendend29@  và cái nhà sàn có vách  tôn chứa toàn “phụ tùng quý ” cũng gần đó,  lên lộ 7 rẽ trái hướng lăng cà bơ khoảng hơn 100m thôi, bên phải.... 

Nhớ lại trước đó 1 tháng, tại hướng  Tà nốt thuộc sông bé, Sau khi E88 vào tới đồn Công An biên phòng Tà Nốt cũ (đã bỏ hoang từ khi bị Pốt chiếm), chúng tôi được rút ra nằm tại sóc P’ring – (đồn CABP mới,  cũng gần ngay trạm Phẫu), vì chỉ nơi đây mới có nước từ 3 cái ống nứa tre của người dân tộc cài vào vách đá mà nước chảy quanh năm không cạn, ngày nào cũng thông đường từ Pring tới biên giới Tà nốt khoảng  8 km... .Cứ chiều  tối là Tôi lại qua Phẫu để “hóng hớt” tình hình E88 lên lộ 7 đến đâu rồi,  từ anh em thương binh được đưa về trong ngày…. 

Phải nói mọi con đường qua lộ 7, các lần đều đắt giá, ở sóc  P’ring ngày nào cũng có dăm ông thương binh  E88  được đưa về  tới Phẫu (không kể tử). Tôi nhớ các vết thương được Phẫu xem xét rất kỹ…  có ông  tối đi ỉa, bị bắn  tỉa  tan nát cả bàn tọa, có ông bị bắn lầm do lạc đường gác đêm, có ông bị thương do ném lựu đạn đêm bị trúng cây bật lại mà không biết điểm rơi,   có ông tự thương do  lấy ngón tay bịt đầu súng Ak rồi bóp cò hay tự bắn vào ngực phải… bị Phẫu phát hiện.. vv.   

Cho đến 1 chiều,  nghe thấy E88 đã lên tới lộ 7… thì hôm sau chúng Tôi cũng được rút ra về Lộc Ninh…  rồi cùng cả C (còn khoảng 25  anh em) hôm sau về tiếp tới Bình Long hơn 40km… sướng quá, vì tưởng về Sài gòn luôn … Grin  Ai dè,  xe quẹo phải qua núi Bà Cam pu Chia (Bà Đen) tới Đồng Ban quẹo phải  tiếp đi Cà Tum… từ đây đi bằng nhiều lối và nhiều phương tiện khác nhau (chủ yếu là xe căng hải) để tới  lộ 7, cả đại đội Tôi  chỉ còn 12 người và không có cả y tá. Ngoài anh nuôi, liên lạc thì chỉ còn đúng 2 thằng lính  là Tôi và 1đ/c nữa (cả C không có binh nhì)…  nên Tôi  suốt ngày phải “đi húc”...  đến khi sốt rét lết không nổi, nước đái còn đỏ hơn nước suối dưới cầu gỗ đó, được cho về  thì  lại gặp xui… và cũng không có cơ hội “tò mò” các đơn vị chung quanh ….

Chúc các bác vui khỏe hành quân...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM