Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:01:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của Cựu Binh F302 ( Phần 6 )  (Đọc 243388 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #90 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 01:59:51 pm »

Chào F302!
Nay gặp các ccb f302, được trò chuyện về những ngày cùng chiến đấu ở Tây Ninh, trên đất CPC bao nhiêu kỷ niện trở về làm cho mình tưởng như mới ngày hôm qua, ngày hôm kia thôi.
Nhắc lại chuyện đơn vị đến nhận bàn giao ở Sa Mát, không biết f302 về nhận chỗ nào? Khi bàn giao thì E mình ở Bầu cỏ, chốt Năm Gấu hình như thuộc xã Tân lập. Cũng lại chuyện nhận bàn giao. Một cán bộ  người Quảng Nam, Quảng nghĩa gì đó, hôm trước đã dẫn đi từng vị trí gài mìn, thì đến hôm sau, cán bộ này được cáng về trạm xá vì hai chân gần như nát do khi đi kiểm tra đá nìm của mình.
Đúng là sư 10 nhận bàn giao của QK7 ở Mi Mút. Nhưng sư 31 chúng mình lại nhận bàn giao của Sư 10. Nhận bàn giao chưa bao lâu thì e 866, do anh Hỷ làm trung đoàn trưởng bảo vệ cao điểm  62 bị mất. e66 sư 10 phải dùng xe tăng đánh chiếm lại. Sau đó e866 rút về vị trí khác và e 922 vào thay, bảo vệ cao từ điểm 62 đến bình độ 50. Không biết f302 có biết khu vực ấy không? Đây là khu vực ác nhất ở Mi Mút vì nó nằm trên trục đường 7. Hầu như ngày nào cũng có thương vong do lính Pôn Pốt tấn công hỏa lực. Ngày đó mình là tác chiến trung đoàn nên thường xuyên nắm tình hình hàng ngày cũng như đi đến tất cả các tiểu đoàn.
Còn f302 có phân vân ngày vượt sông Mê Công của mình. Kể ra có vẻ chưa hợp lý, nhưng  đây là ngày mình ghi chép lại. Ngày 7- 1 đã có đơn vị vào tới Phnom pênh, nhưng sư 31 còn ở gần ngã ba K rếch, nơi gặp nhau của con đường 7 và đường 22 từ Tây Ninh sang ( theo ghi chép). Ba ngày sau mới về Suông. Đóng ở đây, d5 còn truy quét sâu 20km mà mình đi cùng. Tưởng ăn tết ở Suông. Nhưng giáp tết lại vượt sông sang ăn tét bên thị xã Công Pông Chàm. Vì mình ở tác chiến nên hầu như đi khắp cả thị xã nhỏ bé này để làm phương án tác chiến. Nếu nhớ thì cũng chẳng nhớ được mà là phần ghi của mình về những ngày chiến đấu ở CPC như thế. Khi đó chắc còn minh mẫn.
Chào các ccb f302! Chúc mọi người mạnh khỏe luôn có mặt trên VMH vui vẻ!
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Chín, 2014, 02:06:31 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #91 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 02:05:15 pm »

Chào đàn anh phuockhanh, lính f302 và các anh em CCB!

Cuối 1978, trong chiến dịch A88 thì lính QK7 từ hướng Lò gò đánh qua, QD 3 từ hướng Lộc ninh đánh xuống và sẽ bắt tay trên lộ 24 nhưng ông lính f302 bạn tôi bị thương (?) còn E 88 chúng tôi tiếp tục làm cho xong đoạn cuối.

Trên lộ 24, B1 chúng tôi tiến lên...Khi thấy vài tên Pốt nhảy ra nằm giữa đường bắn AK nhưng tầm quá xa...chúng tôi tiếp tục chạy tới và khi khoảng cách cho phép, anh B trưởng Chương của tôi cho phép bắn và tôi làm 4 quả B41 đầu tiên của đời lính.

Sau đó, nghe có tiếng "xung...phong" không rõ lắm, chúng tôi ngưng bắn và bắn AK "3+2" theo mật hiệu để nhận nhau đã được phổ biến trước.

Hai bên nhận nhau, mừng quá...mấy bạn QD3 bị thương vài ông, bên E88 chúng tôi cũng vài người bị thương nhẹ....Các bạn bị cối 60 do tay xứ bọ chơi hai bên ta luy từ ngoài vào và chơi thẳng....
........
Bên Lò gò, sau 2 ngày mà E 271 và E 429 không lên nổi dù đã được hổ trợ bởi pháo hạng nặng, thiết giáp....Hai E này thiệt hại khá nặng....E88 đã cắt đường để kịp bắt tay với QD3. Hai đêm + 3 ngày hành quân như chạy đã không phí: D1 chúng tôi đã đánh ngay vào trận địa pháo của Pốt, thu toàn bộ, có cả thuốc hút của cố vấn TQ (không có đầu lọc) nhưng thơm, thơm lắm....
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Chín, 2014, 02:19:21 pm gửi bởi linh_8_78_88_68 » Logged
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #92 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 02:58:46 pm »


Sau khi bắt tay, chúng tôi tiếp tục vượt qua đội hình của QD3 (lính "Triều đình" có khác, xin mượn từ của Bác Svailo): phía trước là lực lượng đột kích...cuối đội hình là gần chục xe chất đầy những tân binh ngồi ngay ngắn, trên nắp ba lô hãy còn miếng chiếu cói của quân trường...

Cả chúng tôi và lính QD3 xen kẻ nhau nấu nướng khói bay mù mịt, đêm ngũ khỏi gác...có lẽ chẳng tên Pốt nào dại dột ra phá rối lúc này!
.............
Chúng tôi quay về Sa mát và sau đó theo sau đội hình QD3 vượt Kong pong Cham. Chúng tôi nghĩ tại Đền Angkor trong lúc các bạn QD3 tiếp tục đánh địch trên lộ 6 lên Sisophone, Batddamboong...còn chúng tôi được giao nhiệm vụ rẻ vào lộ 68 đánh lên Sàm rong...
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #93 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 04:20:02 pm »

Chào F302!
Nay gặp các ccb f302, được trò chuyện về những ngày cùng chiến đấu ở Tây Ninh, trên đất CPC bao nhiêu kỷ niện trở về làm cho mình tưởng như mới ngày hôm qua, ngày hôm kia thôi.
Nhắc lại chuyện đơn vị đến nhận bàn giao ở Sa Mát, không biết f302 về nhận chỗ nào? Khi bàn giao thì E mình ở Bầu cỏ, chốt Năm Gấu hình như thuộc xã Tân lập. Cũng lại chuyện nhận bàn giao. Một cán bộ  người Quảng Nam, Quảng nghĩa gì đó, hôm trước đã dẫn đi từng vị trí gài mìn, thì đến hôm sau, cán bộ này được cáng về trạm xá vì hai chân gần như nát do khi đi kiểm tra đá nìm của mình.
Đúng là sư 10 nhận bàn giao của QK7 ở Mi Mút. Nhưng sư 31 chúng mình lại nhận bàn giao của Sư 10. Nhận bàn giao chưa bao lâu thì e 866, do anh Hỷ làm trung đoàn trưởng bảo vệ cao điểm  62 bị mất. e66 sư 10 phải dùng xe tăng đánh chiếm lại. Sau đó e866 rút về vị trí khác và e 922 vào thay, bảo vệ cao từ điểm 62 đến bình độ 50. Không biết f302 có biết khu vực ấy không? Đây là khu vực ác nhất ở Mi Mút vì nó nằm trên trục đường 7. Hầu như ngày nào cũng có thương vong do lính Pôn Pốt tấn công hỏa lực. Ngày đó mình là tác chiến trung đoàn nên thường xuyên nắm tình hình hàng ngày cũng như đi đến tất cả các tiểu đoàn.
.

Trích dẫn
Chúng tôi ăn tết ở thị xã Công Pông Chàm và truy quét quân Khme Đỏ ngược sông Mê Công tới 30km. Ngày 12-2-1979 sư đoàn cơ động lên tỉnh Ốt Đo Miên Chây, giáp biên giới Thái Lan.


Chào các ccb f302! Chúc mọi người mạnh khỏe luôn có mặt trên VMH vui vẻ!

Trích dẫn
trích từ linh****88

Sau khi bắt tay, chúng tôi tiếp tục vượt qua đội hình của QD3 (lính "Triều đình" có khác, xin mượn từ của Bác Svailo): phía trước là lực lượng đột kích...cuối đội hình là gần chục xe chất đầy những tân binh ngồi ngay ngắn, trên nắp ba lô hãy còn miếng chiếu cói của quân trường...

Cả chúng tôi và lính QD3 xen kẻ nhau nấu nướng khói bay mù mịt, đêm ngũ khỏi gác...có lẽ chẳng tên Pốt nào dại dột ra phá rối lúc này!

Chào Bác phuockhanh và các CCB 302

Oh.. Hồi đó Bác đã là quan tác chiến E rồi, em cứ tưởng Bác còn ở C hay D.. và theo lộ trình Bác kể thì có nhiều lúc em thấy F 31 đi sau F302.. Như ngày 12/2/1979 thì sư Bác mới lên Otdomienchay,  lúc đó F302 về lại KP thơm rồi thì phải… thế thì chắc là F302 cũng nhiều lúc bàn giao lại địa bàn cho QĐ3 rồi…hihi.. Grin Grin  Bác không thấy đồng chí nhiều số 8 của E 88 à.. đánh nhầm các bác rồi còn trà trộn đội hình và  hành quân qua mặt nữa.. hihi.. (lính địa phương quân khu có khác, chẳng phép tắc gì Bác nhỉ.. Grin Grin Grin)..
    
Đơn vị em về từ Mimốt, nhận địa bàn xã Tân Lập, Sa mát mới biết QĐ 3 ngoài F10 đả qua, còn có  F31 đang qua và ít ngày sau, Em có nghe nói F10 qua bên đó vừa bị thiệt hại nặng lắm,  mất cả xe tăng (là lính nên em chỉ hóng hớt thôi Bác nhé..) Bây giờ Bác nói chắc là chuân… Ban đầu về đơn vị Em đóng ở Lộ 2 Tân tiến và Em thì ở ngay nhà của Anh Chị Út con Bà Ba nhà có hầm chữ A to, mà chủ nhà nói là của  tướng Năm Ngà.... địa bàn đó chắc của F31 quá… Trên lộ Quân khu còn cả doanh trại của 1 đơn vị lính QĐ rất nghiêm chỉnh.. lính ra khỏi doanh trại đều  phải chỉnh đốn trang phục trước tấm gương tủ dựng ở cổng gác… Tụi em mỗi lần đi qua, đều đứng lại ngó mà “ngưỡng mộ” tác phong lính quân đoàn ngay cả trong thời chiến…

Nói thật với Bác là bàn giao lại cho các Bác địa bàn Mimốt  để về VN (lần 1) tụi em mừng lắm.. C đã xơ xác, cả C chỉ còn có 9 người thôi.. Ai dè, địa bàn Sa mát còn nguy hiểm hơn nhiều vì mìn bẫy khá nhiều và địch thì.. ở ngay cả trong dân..

Bỗng dưng, có bác Phuockhanh nên Em siêng onlai “tám” với Bác cho vui… và nhớ câu hát “Già đây mái tóc hoa râm, lòng già vẫn thấy thanh xuân…” chúc cho Bác đó…

Chúc mọi người vui khỏe.....
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #94 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2014, 12:53:19 pm »

Trích dẫn
Trích từ phuockhanh bên trang "mot thoi chien tran" ..

Gửi ccb f302.

Vui quá! Đúng là “ lính chiến chinh anh trước anh sau, chẳng kịp hỏi tên nhau nữa” có phải không? Cái ngày đánh dấu  bị thươngcủa tôi  thì không thể quên được?
Cái thằng sư 10,  của mình thời đánh Mỹ nó mạnh lắm!( đánh Khme Đỏ mình sang f31). Không biết bạn có nghe kể trận tao ngộ chiến giữa E66 f10 và quân Pôn Pốt không?
 Mình được nghe kể là quá tuyệt vời. Khi ta tiến vào Phnom pênh thì e66 nhận lệch quay lại theo đường số 6 tiến về Xiêm Riệp. e66 chiếm Công Pông Thôm và trên đường tiến về Xiêm Riệp. Biết là địch còn nhiều trên dọc đường. Bộ đội ta bỏ mũ cối, quàng khăn mặt liên xô màu xanh vào cổ. Cả trung đoàn trên xe tăng, xe bọc thép, xe chở quân tiến về Xiêm Riệp. Trong khi đó quân Pôn Pốt từ Xiêm Riệp khoảng 30 xe chở quân về ứng cứu cho Công Pông Thôm vì tưởng là ta chưa chiếm được Công Pông Thôm. Khi phát hiện quân Pôn Pốt, lệnh trung đoàn để cho chúng tiến sâu vào đội hình ta. Dĩ nhiên vì trời tối chúng chưa phát hiện ra ta. Khi đội hình chúng nằm gọn trong đội hình e66 ta khai hỏa, tiêu diệt và thu toàn bộ xe của địch. Chuyện ly kỳ đến khó tin lại la thật. Trung doàn trưởng này hồi đánh Mỹ cùng tiểu đoàn mình.   


Rất muốn được nghe bác kể cho anh em nghe chuyện này..

Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #95 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2014, 03:04:44 pm »

                Chào các bạn ccb f302

 Sáng nay BLL ccb f302 Hanoi khu vực phía bắc mới nhận đc giấy mời dự ngày khánh thành phần hai nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ e88 qua các thời kỳ ( đợt này phần đa là liệt sĩ thời kỳ bảo vệ biên giới tây nam và sau này ) tại Tân cương Thái nguyên do thành phố Thái nguyên và BLL trung đoàn 88 Tu vũ tổ chức vào ngày 27/9/2014. Chiều tối hôm trước 26/9/2014 có tổ chức lễ cầu siêu cho các liệt sĩ

 Ban thường trực chúng tôi đã hop bàn và quyết định tham gia từ chiều 26/7/2014 dự lễ cầu siêu và hôm sau lễ khánh thành nhà bia tưởng niệm

 Anh Ngọc, anh UY thay mặt BLL e88 Tu vũ trao giấy mời cho anh Vũ bẩy trưởng BLL và anh văn khắc Hòa phó trưởng ban thường trực BLL f302 QK7 khu vực HN và phía bắc








 Chúng tôi cũng đã liên lạc và đc biết anh em ccb e88 f302 khu vực Hanoi cũng đã có kế hoạch tổ chức lên dự ngày này từ sáng 26/9/2014. Rất có thể chúng tôi sẽ gặp nhau vào chiều tối 26/9/2014 tại lễ cầu siêu. Có thông tin mới chúng tôi sẽ gửi tới các bạn.
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #96 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2014, 07:35:04 pm »

NHÂN DỊP KHÁNH THÀNH BIA TƯỞNG NIỆM KHẮC TÊN LIỆT SỸ CỦA E88, TÔI TRÍCH ĐĂNG BÀI BÁO NÓI VỀ CHÚ HUỆ NGUYÊN CHÍNH ỦY E88 !

Chúng tôi tìm đến nhà ông Ong Thế Huệ vào một buổi sáng cuối năm dưới cái lạnh tê tái của tiết cuối đông và không khí hối hả của ngày Tết cổ truyền sắp cận kề. Trò chuyện với chúng tôi trong căn nhà nhỏ nằm sâu trong ngõ 254, phố Minh Khai (Hai Ba Trưng, Hà Nội), vị chỉ huy lão thành của Trung đoàn Tu Vũ, Sư đoàn 308 lừng danh như được sống lại những ký ức bi tráng thuở nào. Những đêm cùng đồng đội nằm rừng phục kích, chia nhau từng miếng cơm vắt, từng ngụm nước, tiếng đạn pháo hay hỏa lực từ các chiến hào vọng lại... lại được tái hiện chân thực qua lời kể của ông.

Dù đã ở tuổi ngoài 80, mái đầu bạc trắng vì thời gian nhưng trông người Chính ủy Ong Thế Huệ vẫn nhanh nhẹn và minh mẫn lạ thường. Ngược dòng thời gian, ông bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về khúc tráng ca bất diệt của Trung đoàn 88 anh hùng và hành trình tìm lại "tên tuổi" cho đồng đội của ông.

Theo lời ông Huệ, nhắc đến Trung đoàn 88, nhiều người vẫn ngợi ca là đơn vị sở hữu "bộ sưu tập" nhiều cái "nhất" và "đầu tiên". Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, thành lập ngày 1/7/1949 tại xã Tân Cương (Thái Nguyên). Đây cũng là đơn vị được đánh nhiều trận mở màn chiến dịch Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên. Trung đoàn cũng từng ba lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, 6.000 cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn đã nằm lại nơi chiến trường. Nhiều phần mộ trong số đó đã được quy tập nhưng tên tuổi của các anh vẫn còn lưu lạc đâu đó khắp đất nước.


Trong câu chuyện giữa ngày đông, ông Ong Thế Huệ bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về hành trình tìm lại danh sách 6.000 liệt sĩ trong trung đoàn của mình. "Sau giải phóng, tôi trở lại miền Nam công tác, làm ở Tổng kho vũ khí Long Bình, Cục Quân khí đóng ở Đồng Nai. Có điều kiện tôi lại đi tìm anh em. Sau giải phóng 1 tuần, người đầu tiên tôi tìm là Anh hùng Nguyễn Văn Ty, bạn tôi. Khi về hưu, sinh sống ở Hà Nội, năm nào tôi cũng vào Nam 1 lần. Đến năm 1994, tập thể Ban liên lạc của Trung đoàn 88 chính thức bắt tay vào cuộc tìm đồng đội. Mỗi lần 20 anh em cùng đi, đều tự lực cánh sinh. Chúng tôi chỉ đủ sức tìm anh em trong Trung đoàn thôi", ông Huệ kể lại.

Nhắc đến những đồng đội từng vào sinh ra tử với mình, khuôn mặt ông Huệ như chùng xuống: "Ngày xưa khi chôn đồng đội, chúng tôi đánh dấu rất kỹ xem chôn ở ruộng nhà ai, vườn nhà ai. Giờ đi tìm có khi nơi còn nơi mất. Có địa phương ở tận đồng bằng sông Cửu Long, đến khu vườn tìm thì hàng chục mộ của đồng đội đã không còn, người ta chỉ còn giữ lại danh sách đồng đội đã ngã xuống mà ngày xưa chúng tôi bàn giao cho".

Hồi chiến tranh, mỗi khi trung đoàn di chuyển, ông Huệ đều gửi lại các quân khu một bản danh sách đồng đội đã hy sinh, một bản khác đơn vị mang theo. Sau này, bom đạn ác liệt, danh sách cũng bị thất lạc gần hết, ông phải trở về chiến trường xưa để tìm lại. Khi tuổi cao sức yếu, ông vẫn cùng đồng đội tiếp tục hành trình tìm lại danh sách anh em đã hy sinh. Cả trung đoàn có khoảng trên 6.000 liệt sỹ, thì đến tháng 9/2012, ông đã tìm được gần 90% liệt sỹ trong số đó. Nhờ danh sách này, ông nhớ được kết quả của từng trận đánh, con số thương vong của đơn vị cũng như địa điểm chôn cất liệt sỹ.

Sau khi sưu tầm, ông gọi đồng đội đến để lọc ra danh sách từng tỉnh, gửi cho các cộng tác viên ở khắp các tỉnh của Ban Liên lạc Trung đoàn 88. Đến nay, ông cùng đồng đội đã xây dựng được lực lượng "liên lạc viên" với thân nhân các liệt sỹ của Trung đoàn 88 ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Tây (cũ), Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An. Những "liên lạc viên" này  từng là cán bộ chiến sỹ của Trung đoàn 88. "Trong số các cộng tác viên, ông Đào Văn Quân ở Yên Từ, Mộc Bắc, Duy Tiên, Hà Nam có lẽ là số 1. Chỉ với chiếc điện thoại, chiếc xe đạp cà tàng, ông ấy đã rong ruổi khắp nơi, đến từng gia đình liệt sỹ để báo tin mà không mảy may tính toán, đắn đo", ông Huệ chia sẻ.

Ông Huệ cũng đã xây dựng một lực lượng cộng tác viên đông đảo ở miền Nam để giúp đỡ cho thân nhân của gia đình các liệt sỹ vào Nam tìm mộ. Ông kể cho chúng tôi nghe về tấm gương của một bác sĩ thuộc Trung đoàn 88. Đó là bác sĩ Nguyễn Thanh Bon, quê ở Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh. Vợ của bác sĩ Bon đang mắc bệnh ung thư phải điều trị rất tốn kém nhưng bất cứ gia đình nào vào Trảng Bàng, đoàn đều giới thiệu vào nhà bác sĩ để được giúp đỡ. Không biết bao nhiêu gia đình đã vào nhà bác sĩ Bon để dừng chân trên đường đi tìm mộ người thân.

Bốn mươi năm... một hành trình

Sau ngày đất nước giải phóng, Tổ quốc được thống nhất, những người lính Trung đoàn 88 như ông Huệ vẫn luôn nặng lòng thương nhớ 6.000 đồng đội đã hy sinh. Sau khi tìm được danh sách của nhiều đồng đội, ông Huệ bắt đầu ý tưởng xây dựng một khu tưởng niệm liệt sỹ của Trung đoàn 88 ở xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên để khắc bia đồng đội đã hy sinh. Đây là nơi trung đoàn thành lập, cũng chính là nơi đoàn quân uy danh xuất kích đánh trận đầu tiên.

Ông Huệ kể lại: "Lúc đầu, chúng tôi đều phân vân vì không biết lấy tiền ở đâu. Anh em quyết định kêu gọi lòng hảo tâm của các cựu chiến binh Trung đoàn 88 ở ngoài Bắc và trong Nam cùng thân nhân các gia đình liệt sỹ của đơn vị cũng như các "mạnh thường quân" ngoài xã hội. UBND xã Tân Cương đã cấp cho hơn 1.000m2 đất để xây khu tưởng niệm. Công đức được hàng chục tấn xi măng. Lúc mảnh đất còn hoang vu, người dân ra làm giúp mà không lấy bất kỳ đồng công nào. Rồi chúng tôi tiến hành đào hồ. Lúc đầu người ta không muốn đưa máy móc vào đào vì đường xá khó đi, nhưng rồi họ cũng vào vì biết đây là công trình tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ nên rất ủng hộ. Đúng 1/7/2003, chúng tôi bắt đầu thi công công trình. Đến 23/7/2009, công trình được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trung đoàn 88. Tổng chi phí cho công trình là 1,2 tỷ đồng, đều là tiền công đức của đồng đội và hảo tâm của xã hội".

Giờ đây, trên khuôn viên rộng hàng nghìn m2  tại trung tâm văn hóa xã Tân Cương là một công trình văn hóa đậm chất sử thi, lãng mạn và ấn tượng, ghi dấu ấn ngày thành lập Trung đoàn 88 ba lần anh hùng. Ông Huệ kể, qua cổng chính khuôn viên là một hồ nước trong. Từ bờ hồ phía trong bước lên các bậc đá đến một gò cao. Trên đỉnh gò là một biểu tượng hình cây đuốc bằng đá xanh nguyên khối cao 288cm. Trụ đá hình tròn với hai ngọn lửa ở trên tượng trưng cho hai trung đoàn anh em ruột thịt cùng một mẹ 88. Bốn góc biểu tượng chính là 4 cây đèn đá, mỗi cây đèn có một khoảng cách 308cm, ý tưởng của người thiết kế là trung đoàn nằm trong lòng mẹ: Sư đoàn 308.

"Giờ chúng tôi đã khắc bia được 4.200 liệt sỹ ở khu lưu niệm của trung đoàn. Sang năm chúng tôi sẽ khắc tiếp, phấn đấu khắc đầy đủ tên 6.000 liệt sỹ của đơn vị, không thể để người được khắc bia, người không được khắc", ông Huệ kể về dự định trong năm tới.



chú huệ là người đeo kính trắng đội mũ lệch sang một bên . đúng lúc các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và CCb của E88 qua mọi thời kỳ
tổ chức khánh thành công trình tiêu biểu của toàn quân, công trình có công lao to lớn của chú , thì chú lại lầm trọng bệnh .
cầu chúc cho chú qua cơn bão bệnh này .

Đây cũng là một thông điệp để các anh ! thường trực F 302 khu vực phía bắc , các anh ban chấp hành măt trận 479 tổ chức vào thăm cụ .
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2014, 07:36:27 am gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #97 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2014, 09:13:58 pm »

Chào ccb f302!
Nói chung câu chuyện về tao ngộ chiến ê66, f10 cũng chỉ có thế thôi. Vì tôi có những người bạn cùng chiến đấu hồi đánh Mỹ ở e đó kể lại, nhất là Bùi Thanh Sơn chỉ huy trận đó cũng tóm tắt như vậy.
Qua đây tôi mới biết F302 của QK5, trước tôi cứ ngỡ của Quân Khu 7. Cuộc đụng độ của đơn vị bên f302 có lẽ là với e977, hoặc f320. Ta cứ hình dung là f31 đi giữa, theo đường 7. f10 bên tay trái f31. f320 bên tay phải f31. Hai sư 10 và 320 hợp điểm, gặp nhau tai Suông, Chúp. Đây là hai sư đột phá, còn f31 vốn là sư làm kinh tế ở An Giang. Có chiến tranh biên giới mới về QĐ3 vì QĐ3 trước có hai sư. Chúng tôi là lớp cán bộ từ sư 10 sang F31. Là diện em út nên toàn đi sau. e922 của chúng tôi toàn tiến trên đường 7 và lùng sục và truy quét sang hai bên đường rồi theo đường 6 về Xiêm Riệp. Có lẽ f302 không tiến theo đường này?
Xin chào và chúc sức khẻo mọi người!
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2014, 09:27:50 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #98 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2014, 10:57:39 pm »

Chào ccb f302!
Nói chung câu chuyện về tao ngộ chiến ê66, f10 cũng chỉ có thế thôi. Vì tôi có những người bạn cùng chiến đấu hồi đánh Mỹ ở e đó kể lại, nhất là Bùi Thanh Sơn chỉ huy trận đó cũng tóm tắt như vậy.
Qua đây tôi mới biết F302 của QK5, trước tôi cứ ngỡ của Quân Khu 7. Cuộc đụng độ của đơn vị bên f302 có lẽ là với e977, hoặc f320. Ta cứ hình dung là f31 đi giữa, theo đường 7. f10 bên tay trái f31. f320 bên tay phải f31. Hai sư 10 và 320 hợp điểm, gặp nhau tai Suông, Chúp. Đây là hai sư đột phá, còn f31 vốn là sư làm kinh tế ở An Giang. Có chiến tranh biên giới mới về QĐ3 vì QĐ3 trước có hai sư. Chúng tôi là lớp cán bộ từ sư 10 sang F31. Là diện em út nên toàn đi sau. e922 của chúng tôi toàn tiến trên đường 7 và lùng sục và truy quét sang hai bên đường rồi theo đường 6 về Xiêm Riệp. Có lẽ f302 không tiến theo đường này?
Xin chào và chúc sức khẻo mọi người!

 Ở bài này bác phuockhanh có sự hiểu biết nhầm về f302 rồi :

F302 từ khi thành lập từ thời biên giới Tây nam đến nay vẫn còn tồn tại luôn là sư bộ binh mạnh, chủ công của QK7 . Từ khi thành lập ngày 16/12/1977 đã hoạt đông ở miền đông Nam bộ, tham gia chiến tranh biên giới Tây nam đian bàn chính là khu vực Sa mát, Thiện ngôn, Lò gò xóm giữa, Ca chay Mimot... dọc lộ 22 đất đỏ Tây ninh qua lộ 6,7 suông chúp... Congpongcham- Congpong Thom- Siemriep- Kalanh rẽ phải lộ 68 Chongkan-Samrong - núi coc- Ósamech- núi Hồng... Thời kỳ đầu chiến dịch giải phóng CPC luôn đi cùng QD3 và ở lại giữ đất, xây dựng chính quyền cho bạn . Mười năm sau 1989 mới rút quân về nước đến nay vẫn đóng quân ở Huyện Cẩm mỹ long giao Đồng nai cứ cũ của hình như là sư 8 hay 9 của ngụy...  Ở những địa bàn này là thuộc QK7 chứ khôngtheer nào và bao giờ là của QK5 được cả bác phuockhanh à.
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #99 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2014, 05:25:54 am »

Chào Zin Ba Cầu!
Được Zin Ba Cầu kể tỉ mỉ qúa trình hoạt động của f302 thường cùng QDD3 mà cụ thể là f10 tôi mới hiểu rõ hơn. Thực tế trước đây cứ nói chung của QK hay QĐ chứ P/K it khi hỏi cụ thể. Còn sự nhầm lẫn là P/K đọc tài liệu nói về xe tăng thiết giáp trong chiến trường K. Họ còn nói trong đợt tổng tấn công f302, QK5 chỉ có sư đoàn thiểu (2e). Quả là những thông tin thực khó mà kiểm chứng, độ tin cậy chưa thực cao. Cũng theo cách đưa thông tin như thế này, trong bài giới thiêu bộ phim Cô NHíp, một nữ biệt động dẫn e 24 F10 đánh vào Tân Sơn Nhất mà tôi được gặp tại cổng sân bay, thế mà họ lại viết là dẫn quân đánh vào sân bay Biên Hòa và Bộ tổng tham mưu mới nực cười chứ.
Xin chào và cảm ơn Zin Ba Cầu!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM