Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:35:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của Cựu Binh F302 ( Phần 6 )  (Đọc 243394 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #60 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 01:17:14 am »

 .......Bắt đầu lại từ Sa mat lộ 22...Battam bong- Osa mech và ghé đc Pretvihia của QK5 nơi bắt tay với QK7. Đội hình gọn nhẹ, tinh nhuệ, thời gian không hạn chế ... chứ đi đông quá lo tổ chức hậu cần mệt lắm. Lãnh đạo, chỉ huy nhin đói là chuyện thường tình lại còn bị ý kiến ý cò có khi còn bị mắng nữa mệt lắm...

 
 Chào bác Zin Ba cầu cùng các bác.
Thực tình tôi cũng có chung một ước muốn như bác, đi gọn nhẹ, không hạn chế thời gian, ghé thăm những nơi đã tới. Tôi thật tiếc chuyến đi vừa rồi do anh bạn cùng đi có việc gấp và chuyến đi lại gặp sự cố nên không toại nguyện. Thú thực là tôi chỉ nhớ lờ mờ là mình đã đi và đã đến, khi sang thì chỉ nhận được vài địa điểm, rất tiếc anh bạn cùng đơn vị đi cùng lại không nhớ gì nhiều.
 Tôi mong một lần tới Tp. Xiemdiep một lần nữa, thăm lại cái chợ, ở đó ngày ấy có cô gái lai tàu đã dạy tôi mấy câu tiếng Khme mà tôi nhớ tới tận  bây giờ, xin viết lại bằng tiến Việt. Chuyến đi thăm lại Campuchia vừa rồi tôi có nhắc lại, cu phiên dịch cười ặc ặc chứ không giải thích nghĩa tiếng Việt cho tôi.
 Ngày ấy cô ta dạy tôi rất nhiều tất nhiên vừa nói kèm theo cử chỉ để học sinh dễ hiểu:
  Và tôi hiểu: uống nước dừa, ăn cơm, rượu thốt nốt..vv Đương nhiên là ngay ở Tây ninh đã biết xa ma khi là đoàn kết
 Có hôm cô ta dạy tôi: chỉ lên  trên nói đáp đo, chỉ xuống thấp đáp duôi. Ngày ấy tôi cứ nghĩ là đáp đo lớn là chị, đáp duôi thấp là em. Vốn sẵn kiến thức tí tiếng Việt và Khme tôi cũng nói luôn : đáp đo xa ma khi, đáp duôi cũng xa ma khi. Ý của tôi là muốn nói cả chị và em đều yêu quí  cả, tôi mến mọi người. Cô ta  cừơi dũ rượi, có vẻ vui lắm, cu phiên dịch không nói rõ nhưng bảo tôi : Bác dại thật, nhưng nói thế cũng vui... Huh Huh Huh
  Bến phà Congphongcham nơi QD3 và F302 đã vượt vào những ngày đầu tháng 1 năm 1979

 Kho thóc cháy ngày ấy

 Ngôi nhà bên phải kho thóc ( khi đi hướng xuống bến phà
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2014, 01:23:19 am gửi bởi hong c9d3e866 » Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #61 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 01:41:43 am »

   Chắc bạn Pha đọc trên bản đồ ngày nay,chứ lính 88 chúng tôi hồi đó chỉ gọi là phum Lum tuk,phum này năm 1979 có vài cái nhà giữa những vườn chuối,rừng bao bọc xung quoanh (hình như chỉ có 4-5 "túp lều"),năm 2011 anh em mình sang nó đã đổi khác Huh Huh Huh
***(*)88
      Kính chào mấy đàn anh,em lục lại được tấm bản đồ cũ đưa lên phụ họa với mấy đàn anh cho vui,đầu năm 86 tụi em vô đây thì mấy phum lớn như phum Ro lum túc,phum Chét…với những nhà sàn bề thế đã bị bỏ hoang,chắc là dân K áp dụng chiêu “vườn không nhà trống” để đối phó với “Còng tóp” nhà mình,ở Ro lum túc có rất nhiều xoài nhưng tụi em đóng bên kia suối sát bìa rừng nên ít có cơ hội “vi phạm chính sách”,còn chuối ở phum Chét thì thường mọc lẫn với…mìn nên mấy ảnh cũng không cho tụi em cải thiện..!


Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #62 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 07:47:23 am »


Kho gạo vẫn thế không thay đổi , lúc F 302 qua sông kho gạo đang cháy , xác người chết lằm la liệt từ kho gạo xuống mép sông . lúc đó mỗi người được phát 5 túi gạo sấy , bóc  một túi ra cho nước sông vào để 15 phút rồi  ăn , ăn cơm sao thấy tanh quá , ăn xong đi ngược lại bờ sông một đoạn thấy người
chết la liệt .
nhanh quá nhỉ , thế mà đã 35 năm rồi .
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2014, 08:32:04 am gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #63 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 10:46:40 am »

...
Kho gạo vẫn thế không thay đổi , lúc F 302 qua sông kho gạo đang cháy , xác người chết lằm la liệt từ kho gạo xuống mép sông . lúc đó mỗi người được phát 5 túi gạo sấy , bóc  một túi ra cho nước sông vào để 15 phút rồi  ăn , ăn cơm sao thấy tanh quá , ăn xong đi ngược lại bờ sông một đoạn thấy người
chết la liệt .
nhanh quá nhỉ , thế mà đã 35 năm rồi .

Cảnh vật nơi bến phà này không như nơi khác, tất cả vẫn còn nguyên như 35 năm trước! Kho thóc, kho gạo, cái nhà sàn cũ lợp tôn, chợ lèo tèo, dốc cong queo dẫn xuống sông. Bên cạnh bến phà góc trái có gốc cổ thụ già soi mình bên dòng nước mà trong bài "Tròn Ba Năm Lính" cuả bác Nguyễn Văn Lạc có nhắc đến điạ điểm đầy kỷ niệm này cuả f302 và QĐ3: "... Qua sông Mê Công, đêm trăng soi bóng nước mơ màng ..."
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2014, 09:58:19 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #64 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 11:46:39 am »

   Xin chào các CCB trong tonic này,D1E88 chúng tôi qua sông Mê công vào sáng mùng X/1/1979 bằng cầu phao công binh ta lắp,do phải cấp tốc hành tiến (là thê đội dự bị cho QDD3) chúng tôi chỉ kịp quan sát bờ bên này sông là một thị trấn bị nghiền nát vụn,bỏ lại sau những đoàn xe chở các cánh quân đang tranh thủ cướp lại thời gian đã bị mất vì sự kháng cự của Pôn Pốt,có lẽ các bạn sau này qua sông bằng phà nên ngắm nghía được kỹ càng hơn Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2014, 11:53:38 am gửi bởi tuanb » Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #65 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 03:28:06 pm »

  Xin chào các CCB trong tonic này,D1E88 chúng tôi qua sông Mê công vào sáng mùng X/1/1979 bằng cầu phao công binh ta lắp,do phải cấp tốc hành tiến (là thê đội dự bị cho QDD3) chúng tôi chỉ kịp quan sát bờ bên này sông là một thị trấn bị nghiền nát vụn,bỏ lại sau những đoàn xe chở các cánh quân đang tranh thủ cướp lại thời gian đã bị mất vì sự kháng cự của Pôn Pốt,có lẽ các bạn sau này qua sông bằng phà nên ngắm nghía được kỹ càng hơn Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
tuấn què có nhầm không ? lúc  vượt sông mê công đội hình F 302 cùng qua sông cách nhau chỉ vài giờ . hôm đó tôi còn gặp tuấn què ở bờ sông mê công
tuần què cầm AK đeo bao xe đạn ở ngực . đến xiẻmiep trung đoàn 88 rẽ phải , còn c14, E262 bọn tôi ở trong sân khách san sihanuc, lằm bên dưới mấy cây vú sữa .
quân đoàn 3 vừa đánh qua xong , trong khách san sihanuc mấy cốc cafe vẫn còn nóng , cốc nào uống nhiều thì còn một lửa , có cốc vẫn con nguyên .mấy ông lính già đi tìm đồ đạc , mấy cậu lính mới đi kiếm cho mình một cái bát và đôi đũa đẹp .
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2014, 03:34:14 pm gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #66 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 09:14:26 pm »

      Thể theo nguyện vọng của một số anh em, tôi post lên bằng vinh danh và kỉ niệm chương của trung tâm giáo dục truyền thóng và lịch sử VIỆT NAM .

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2014, 09:19:57 pm gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #67 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2014, 09:45:50 pm »

 Chào các bác.
Tôi trong đội hình QD3 vượt sông vào mờ sáng( tôi không nhớ ngày) trước khi vượt qua sông bọn tôi tập kết cách phà khoảng 2-3 km sau khi vượt qua 1 cây cầu sắt ( người Nhật đã gúp xây cầu bê tông vĩnh cửu thay cho cây cầu nhỏ năm xưa). Ở nơi tập kết vẫn nghe tiếng đề ba của trận địa pháo 105mm rất gần. Thường thì ngày ấy đánh vận động quân đoàn thường giao cho sư 10 và 320, F31 bọn tôi thường bảo vệ hành lang và đoạn hậu. Sau này 320 phải tách đội hình về Tà keo thì F31 mới cùng F10 song hành. Sang bên kia sông lúc đi qua TP Congphongcham ít thấy rất nhiều nhà kiến trúc kiểu Pháp. Tuy nhiên lá của những cây dừa thì ủ dũ, sơ xác vì trời đã rạng sáng. Sau này làm cầu phao hay không  tôi không được biết. Tới XD tôi về viện 211 ở Tân biên nhưng qua phà Nếc lương, khi sang lại cũng qua ngả này. Tôi ở K tới trung tuần tháng 6 thì cùng quân đoàn rút ra Thái nguyên ( Bắc thái). Ngày đó là lính trơn lên cũng không  biết nhiều về những nơi mình đã đến, cũng mạnh dạn tham gia để cùng nhớ lại những ngày tháng máu lửa ấy
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #68 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 03:22:40 pm »

Chào bác lính f302 !

Vậy là bác đã từng có thời gian là lính vệ binh Sư bộ năm 1980 ? Tôi đoán đúng phải không ? Nhưng tôi vẫn chưa được biết bác ... không nhớ mình có quen biết  nhau chưa ?  ... Mong tin !

Chào bác linh 76-81 và các CCB 302

Vì Bác đã đoán đúng và nói  đúng rồi nên Tôi cũng không có gì cải chính, hơn nữa Tôi cũng đã trình bày đâu đó trong các bài viết của mình; cũng  như Bác hay bác Zin, Tôi là lính trực thuộc “nhà Chùa” Sư bộ, Khoảng cuối năm 1980, sau khi Giám định,  Tôi và 18 anh em nữa (có tỷ lệ sứt mẻ gần 21% ) được biên chế từ D32  đóng ở gần hồ B’rai về C vệ binh F  đóng trong khu F bộ Sầm rông… Tôi  cũng không  biết Bác  ngày ấy đâu.  Khoảng tháng 6, 7 /1982 khi F bộ chuyển về Chong Cal thì Tôi được cho về  trại Hoàng Hoa Thám  theo  “tua” lộ trình Chong cal – Hổ ba rai – Nông pênh – Bến cầu – Sài gòn . Khi về đến Hồ Ba rai thì phải nằm ở đó đến 10 ngày có hơn (chắc là chờ thông đường, không để bị phục như các bác năm trướcGrin). Ở Hồ ba rai, chiều nào Tôi cũng ra hồ tắm chung và xài ké sà bông thơm cùng nước hoa Thái của mấy anh em  đang bốc mộ  nghĩa trang sân bay Siêm riệp để đưa về VN..

Hồ Ba rai nè....



 Khi rời hồ, chúng tôi về Nông pênh bằng xe zin ba cầu (nhưng không phải xe bác zin chủ top này…  Grin) nghỉ ở đó 1 ngày 2 đêm  mới có xe ca đưa về sàigòn qua ngõ phà Niết Lương, khoảng 11g đêm thì tới trại Hoàng Hoa Thám và Tôi ở đó đến gần cuối năm  thi ra quân.

Tiện đây, thấy Bác nhiều số 8 nhắc đến E 271 thì Tôi cũng vừa sực  nhớ là khi Tôi ở vệ binh F, cũng  có 1 B trưởng  (khác B và về C trước tôi)  từ E 271 do đá banh hay nên được rút về làm đội trưởng đội đá banh F thì phải??...(có thể bác lính 76-81 biết đ/c này) Nghe đâu  ngày đó  đ/c ấy rất là “chuyên chính quân sự” với các anh em F vi phạm “nội quy”… nên sau này, Tôi có “hóng hớt” được là đ/c  ấy  khi ra quân cũng đã về tới trại Hoàng Hoa Thám mà không về được đến nhà ..  Huh Bây giờ Tôi bỗng nhớ mang máng như thế thôi, thực hư thế nào, bác nào biết xin kể  lại được không nhỉ?  Tôi hiện  ở vùng quê, làm nông,  nhà lại không có máy tính mà phải ra tiệm internet ngồi “thiền” nên có ngày mưa, ngày nắng, có mùa vắng,  có mùa “cấp tập” ... Có gì thiếu sót thì các bác thông cảm xí xóa cho…

Chúc các CCB vui khỏe..
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2014, 03:31:46 pm gửi bởi linh f302 » Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #69 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2014, 03:30:48 pm »

 ......
 
 Chào bác Zin Ba cầu cùng các bác.
..........Chuyến đi thăm lại Campuchia vừa rồi tôi có nhắc lại, cu phiên dịch cười ặc ặc chứ không giải thích nghĩa tiếng Việt cho tôi.
 Ngày ấy cô ta dạy tôi rất nhiều tất nhiên vừa nói kèm theo cử chỉ để học sinh dễ hiểu:
  Và tôi hiểu: uống nước dừa, ăn cơm, rượu thốt nốt..vv Đương nhiên là ngay ở Tây ninh đã biết xa ma khi là đoàn kết
 Có hôm cô ta dạy tôi: chỉ lên  trên nói đáp đo, chỉ xuống thấp đáp duôi. Ngày ấy tôi cứ nghĩ là đáp đo lớn là chị, đáp duôi thấp là em. Vốn sẵn kiến thức tí tiếng Việt và Khme tôi cũng nói luôn : đáp đo xa ma khi, đáp duôi cũng xa ma khi. Ý của tôi là muốn nói cả chị và em đều yêu quí  cả, tôi mến mọi người. Cô ta  cừơi dũ rượi, có vẻ vui lắm, cu phiên dịch không nói rõ nhưng bảo tôi : Bác dại thật, nhưng nói thế cũng vui... Huh Huh Huh
 


Chào Bác hong c9d3e866 và các CCB 302

Tếu táo  giao lưu cùng Bác tí nhé..

Tôi còn nhớ trước khi vào chiến dịch A88 giải phóng K, chúng tôi chính thức  được  học đúng 3 câu tiếng kh’ me và 9 điều cấm tiếng việt… Trong đó tôi chỉ nhớ có 2 câu tiếng K là : lớc đay lơn (giơ tay lên) và oi khơ nhum sum bai (cho tôi xin cơm)… còn lại thì không biết tí tiếng nào... với 9 điều cấm, tôi chẳng thuộc điều nào nhưng chỉ nhớ 2 điều được phép là hít khí trời và uống nước lã Bác ạ… tất nhiên, chỉ nhớ như thế thì làm sao mà giữ được… rất may là mọi việc nay đã 35 năm rồi… Grin Grin
 
Nay nghe chuyện Bác  ngày ấy học tiếng K..  Tôi muốn hỏi Bác là : “đáp đo” và  “đáp duôi”  cụ thể là gì vậy bác..  Thực tình, Tôi biết nghĩa mỗi chữ “đo”  mà không biết nghĩa các chữ còn lại.. để học được chữ “đo”  đó,  tụi tôi phải “nhờ”  đến mấy đứa chăn bò  và học theo cách  “trực quan sinh động” ngay trên cơ thể chúng với một câu hỏi duy nhất… Cam pu chia tha mếch?  mà biết Bác ạ… Chúng tôi thì cười lăn, còn "chúng" thì toát mổ hôi hột...nhưng được cái "chính xác"....

Chúc các Bác và các CCB vui khỏe

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2014, 10:07:23 pm gửi bởi linh f302 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM