Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 06:05:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của Cựu Binh F302 ( Phần 6 )  (Đọc 243694 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #50 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 03:23:38 pm »


Theo cá nhân tôi đoán: Bác f302 là lính E 271, bị thương trận Lò gò, về tuyến sau một thời gian (vì bị thương không nặng lăm, và sau này vẫn tiếp tục cuộc trường chinh của F 302 bên K như Sàm rông,...., nhưng ở tuyến sau?
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #51 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 03:34:10 pm »

Duccuong đọc và tự luận.Có suối hay không có suối tại phum Svailo?.
 Duccuong lại nhớ những ngày dùng bản đồ để đi đường khi còn ở chiến trường K. Trên bản  (ATM) con suối cạn được thể hiện bằng các dấu chấm màu xanh. Vậy ắt thì mùa mưa sẽ có con suối( cạn) nước chảy mà lính ta ra tắm và bị Pốt phục tại đó?

Cảm ơn bác Jin đã chụp được bức ảnh bến phà công phông chàm đúng như sinh.
Hồi QĐ3 và F302 vượt sông nó là một bãi cát lèo tèo mấy ngôi nhà và kho thóc cháy dở bên sông.



.

 


Chào Bác Đức Cường.

Lâu rồi mới lại được giao lưu cùng Bác..

Bến phà bác zin chụp ở đây là bến phà Niết Lương Bác ạ... còn ngày xưa thì QĐ3 và F302 vượt sông nó là một bãi cát lèo tèo mấy ngôi nhà và kho thóc cháy dở bên sông... và bên kia là thành phố Kampong chàm.. đúng rồi Bác... Hai bến phà khác nhau...

Chúc Bác vui khỏe và tiếp tục hành quân đều nhé.

 Các bạn ơi đây là bến phà Nietluong tôi chụp theo hướng Nongpenh về Saigon trên quốc lô1
Còn ngày xưa hướng QD3 với QK7 đánh lên là từ Sa mát lộ 22 đến lộ 7, lổ 13 qua sông chỗ kho thóc cháy là sang ngay tp Congpongcham đi tiếp congpongthom- Siemriep- Battambong chứ không qua hướng Nongpenh. Bây giờ khu đấy đã làm cây cầu rất to rồi, khi nhg đơn vị đánh vươt sông đầu tiên của QD3 là ở cách bến chính ngược lên thượng nguồn mấy cây số là bến cũ hay mới tôi khg rõ nhưng xe bon tôi sang sông sau ngày 7/1/1979 chỉ bằng  bến phà to ở ngay tp CPC...

 Tôi rất muốn đi lại thăm chiến trường xưa theo kiếu du kích như bác Hồng và Tuấn QD3 ấy. Bắt đầu lại từ Sa mat lộ 22...Battam bong- Osa mech và ghé đc Pretvihia của QK5 nơi bắt tay với QK7. Đội hình gọn nhẹ, tinh nhuệ, thời gian không hạn chế ... chứ đi đông quá lo tổ chức hậu cần mệt lắm. Lãnh đạo, chỉ huy nhin đói là chuyện thường tình lại còn bị ý kiến ý cò có khi còn bị mắng nữa mệt lắm...

 
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #52 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 04:11:35 pm »

 CB chào anh đồng hương Zinbacau. Mấy hôm nay nhà anh vui vẻ quá, lúc nào cũng tấp nập người vào ra . Bạn bè từ Quảng Bình, Nghệ An , Hải phòng...Bắc, Trung , nam đủ cả. Tiếng cười vui ôn chuyện cũ chật ních cả nhà. Ký ức tuôn trào. CCB F302 cũng về đông đủ. Phas hồi này mập rất nhiều so với hôm gặp bạn ở trước cửa nhà tang lễ chờ viếng Đại tướng. Anh Zinbacau ới! Em thấy hôm chủ nhật các anh giao lưu vui quá. Tối trước đó anh TranPhu341 điện cho em. Tiếc hôm sau nhà em có việc bận không lên tham gia được. Anh vẫn nợ CB làm nhiệm vụ giao liên dãn đường giúp em tới thăm nhà văn Nam Hà đấy nhé! CB thấy chố nào anh cũng được tới. Sướng thật! Điều kiện và sức khỏe có lẽ bây giờ là vốn quý vô giá của các CCB. CB chúc cho anh chủ và các CCB F302 mạnh khỏe. Luôn có những cuộc giao lưu thật vui như vậy. CB chào anh.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2014, 09:18:39 am gửi bởi xuanv338 » Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #53 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 04:31:37 pm »

duccuong cũng đã đi qua bến phà niếc lương để về trở lại F320 ( lúc này đang truy quyét đánh địch ở Vùng núi tượng lăng ). Đó là khoảng tháng 5/1979. duccuong quay trở lại Lò gò tìm xác tử sỹ thời gian đi +về 20 ngày. Bến này nước nhỏ chứ không lớn như bến phà công phông chàm.

Bến phà vaphothotu nói trên là bến phà prechs Đam( đường 7 cắt đường 5) rẽ trái là về Nam vang.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #54 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 08:23:22 pm »



bác sovailo đâu rồi ! suối ôkhay chẩy qua phum ôkhay đây này , bên kia là cả một cánh đồng lúa mênh mông .
Zinbacau còn nhớ , đi từ chỗ đỗ ô tô vào phum ôkhay khoảng gần 10km ...

  ******88
  Chào Zinbacau
  Chào Phas   thân mến !
 Tôi đã nhìn thấy các bạn bên con suối " ác nghiệt " xưa .

 Nó nằm ở  Đông bắc phum Tàboeng Svay 8km - Tây bắc phum Rho Lumtuk gần 2km . Khá hẻo lánh .
  Vùng nầy có nhiều suối nhỏ như này , len lỏi chảy giữa các cánh rừng và trảng ruộng lớn của nhiều phum to nhỏ lâu đời , đã bỏ hoang hoặc còn dân .
 Đây vốn là 1 vùng Nông Lâm sản trù phú ở đông bắc núi Hồng từ xưa xa , nhưng khuất nẻo , xa các trung tâm , không có đường xe lớn , chỉ có đường bò   cho nên các cuộc chiến tranh (từ Pháp , Mỹ - Lon non , Xiric Matắc với Khơ mer đỏ ... ) ít đụng chạm đến
( riêng phum Tràboeng Svay còn dấu tích 1 chùm 4 hố bom thời Mỹ , ngay phía trước chùa . Chắc các bạn đã phải dừng xe Ô tô ở phum này rồi đi bộ tiếp - vì hết đường xe . Nếu các bạn ngồi xe đi tiếp 30km về hướng Tây bắc sẽ đến phum Khana Krau ,tiếp 10 km nữa tới phum Sre nôi là bắt vào lộ 67 từ Seam reap vào , đi lên Anlungveng của E201F302 . Tuy chỉ là đường bò nhưng rộng , ngày đó xe Ô tô cũng vẫn có thể đi được vào mùa khô , chạy gần như song song phía bắc núi Hồng từ đầu Đông sang đầu Tây của núi )

 Nó là vùng kháng chiến tự do của Khơ mer đỏ nhiều chục năm , toàn là DÂN loại 1 CM ưu tú cuồng tín . ( ngay tại Svailo từ Pháp đến Mỹ - Lon non đều không lập được chính quyền đúng nghĩa - Có , nhưng như không - chứ đừng nói đến vùng Rho Lum tuk cách xa Svailo # 20km  ấy )
  Sau 1/79 , đây vẫn là vùng hậu cần tại chỗ quan trọng cho LL tàn quân Pốt từ Thailand và Nội địa vào - ra , đi - về Xiêm reap , Kongpong Thom ...Bởi vì :
 Từ vòng cung các phum lớn nhỏ : Traboeng Rouxay , Rho Lumtuk , Ô T_xay ( Okhay) Ko Kchan , Sê rê Vial , Traboeng Svay , Kok dong ...( tính từ Đông bắc sang Tây bắc của phum Svailo , cách xa Svailo theo 1 cung bán kính từ 20 -> 25km )  lên đến biên giới Tháilan còn khoảng 7 - 80km là không còn 1 phum nào nữa , chỉ có rừng - trảng và rừng các loại - ngút ngàn cây !
 Dân không thiện cảm gì với chúng tôi , khi ở đó . Hầu hết phải là mệnh lệnh và biện pháp rắn đứng sau chính quyền Bạn K , để huy động xe bò , dân công , hoặc họp hành đấu tố khai báo ...
  Thời 1981 - 1983 khá nhiều lần các đơn vị cấp B , C  của E88 " gặp hạn " bên các con suối này : Khi hành quân  gặp suối ... ùn lại chờ qua , đứng chân gần suối ... đi tắm , đi tát cá ...
  Chỉ cần lừng chừng bên suối 15 - 20 phút mà không tổ chức cảnh giới + đầu cầu tốt , là đã có thể kịp ăn B69 ngay .
 Toàn địch trong dân , súng đạn nhiều  , dấu tứ tung ngoài rừng . Phát hiện hướng quân ta đi , các thổ dân đang làm ruộng làm rẫy đã biết trước các trở ngại địa hình và nhanh chóng đi lấy súng chờ sẵn - chỉ 1 hoặc 2 đến 3 tên ... Bùng - Bình 1 -2 trái là biến ... ra ruông ra nuơng cày cấy như không . Hỏi gì cũng Ót Đâng - Ót cher : không thấy - không biết . Nghi nghi đến 90% mà không thể làm gì , chỉ cố nhớ mặt nó để hẹn ... gặp lại sau  

 ( Hồi đó tôi đã từng " mơ " có 1 loại hóa chất gì để phun ngay vào quần áo mình mẩy đầu tóc bọn này : Nếu nó vừa bắn súng xong - hóa chất sẽ đổi màu do khói thuốc súng còn vuơng trên người  ... Thánh Ala cũng không cứu nổi tụi nó . Nhưng ... ! )

" Vụ tắm suối " này cũng chỉ có 2 phát " Bùng - Bình " và 4 em ra đi mãi mãi .

  Nhưng đây là suối Ô T_xây - Suối Tre  .
    Gọi Ô Khay ( Ô khảy ) là nhại theo tiếng NongPenh .
   (Họ nói " côn sảy " là côn Srêy = con Gái .
     "côn thảy " là côn tờ_rêy = con cá .
     " Ph_xa Ôkhảy " - Ô khay , Ô kảy ... là  Ph_xa Ô T-xây = chợ Suối tre ( gần sân v/đ Olympic )

 ( Gần đó còn có Ô Lumtuk ,  Ô Rumchet - Suối Rừng Chuối ... , chảy qua 1 rừng chuối toàn những cây gốc to cả ôm , cao tới 4-5 m mới trổ lá . Trái to như bắp tay , có gân 4 góc dọc trái chứ không thuôn tròn . Một buồng chỉ có 3-4 nải và mỗi nải có 5-6 trái sắp hàng 1 xòe ra , từ đó hoa chuối vẫn nở nhưng không đậu quả nữa , chỉ còn cái cuống tiếp tục dài thòng thêm vài ba mét như 1 khúc cây mà bầu hoa cũng vẫn chưa tàn...
Trái chín già ăn ... cũng được , nhưng có nhiều hạt đen sì , nhai phải thì chát xít răng ...
  Cái hoa khi vừa trổ thoát ra khỏi thân và đang cong xuống ... to như 1 trái bom con , chặt về thái nhỏ ra xào thịt hộp , nấu canh cá , nấu luơn , ốc ... rất ngon - nhưng phải luộc sơ cho bớt chát .
  Chắc là chuối hột rừng ! )
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2014, 10:57:54 pm gửi bởi svailo » Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #55 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2014, 10:42:56 am »

   Xin cảm ơn thông tin rõ nét và hiểu biết sâu rộng về nơi này Phum Lum tuk ở đông bắc núi Hồng địa bàn của e88 f302 các bác. Tôi xin đc ghi nhận bác Svailo như là 1 nhà địa phương học của những miền đất, địa bàn mà f302 đã đi qua

  Qua bài của bác tôi nhớ lại cái phum này ( vùng này bấy giờ năm 2011 tôi mới đến lần đầu tiên, nên để nhớ về địa danh chuẩn là hơi khó ) nó hẻo lánh, cổ kính từ cây cổ thụ, dân cư dân trí, nhà sàn đường đi lối lại rất xưa toàn đường đất và đường " bò " là cái đường đất mà vận chuyển bằng xe bò bánh cao lồng ngồng kéo vào mùa mưa lầy lội

 Bác nói về lịch sử, truyền thống căn cứ cách mạng của chế độ Ponpot ở cái phum này tôi mới lại nhớ khi đến đây hỏi đường ra suối thì thấy dân họ thì thào với nhau tôi nghe có từ nói về chúng tôi con top " Duôn " Tôi vốn kém về tiếng nên khg để ý sau về anh em có nói lại tôi mới nhớ đây là một từ khg tốt để nói về chúng ta.

 Nhưng phải nói nơi này nó còn cái đẹp của sự hoang sơ, hoài cổ về người và cảnh vật, nếu có thể sẽ làm đc phim trường ở đây cũng như Ang ko Siemriep đã đc lấy làm bối cảnh quay phim của Hoollywood.
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #56 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2014, 03:57:16 pm »

Chào bác sovailo ! không biết có phải VÌ nguòn gốc thủ phủ của kampuchia ở xiemriep hay không , tiếng xiemriep phát âm chuẩn nhất .
Suối ôkhay , phum ôkhay là phát âm của người bản địa .
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2014, 06:41:21 pm gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #57 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2014, 08:56:22 pm »

   Chắc bạn Pha đọc trên bản đồ ngày nay,chứ lính 88 chúng tôi hồi đó chỉ gọi là phum Lum tuk,phum này năm 1979 có vài cái nhà giữa những vườn chuối,rừng bao bọc xung quoanh (hình như chỉ có 4-5 "túp lều"),năm 2011 anh em mình sang nó đã đổi khác Huh Huh Huh
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #58 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2014, 10:54:34 pm »

   Chắc bạn Pha đọc trên bản đồ ngày nay,chứ lính 88 chúng tôi hồi đó chỉ gọi là phum Lum tuk,phum này năm 1979 có vài cái nhà giữa những vườn chuối,rừng bao bọc xung quoanh (hình như chỉ có 4-5 "túp lều"),năm 2011 anh em mình sang nó đã đổi khác Huh Huh Huh

 Chào bạn Tuấnb trinh sát e88 f302
Rất vui lại gặp bạn xin trả lại bạn mấy tấm hình chụp cùng nhau trong lần đi về thăm chiến trường xưa tháng 5/2011 của anhem ccb f302 Hanoi và tp HCM

 Cầu con rồng cách Siemriep khoảng 60km


 Hồ ba rai


 Chong kan hình như mấy ông **88 đang điều tra hay thăm hỏi người quen thì phải


 Hai ông ngoài trái là vận tải sư còn hai ông kia là lính **88 cũ gặp nhau Đây là ở Alongven địa bàn của e201 ngày xưa thời bọn tôi xe vân tải không lên đc vì đg khó và pot phục ác liệt quá. mọi sự vận chuyển đều bằng máy bay


 Trung tâm Alongven
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #59 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2014, 11:17:24 pm »

  Chắc bạn Pha đọc trên bản đồ ngày nay,chứ lính 88 chúng tôi hồi đó chỉ gọi là phum Lum tuk,phum này năm 1979 có vài cái nhà giữa những vườn chuối,rừng bao bọc xung quoanh (hình như chỉ có 4-5 "túp lều"),năm 2011 anh em mình sang nó đã đổi khác Huh Huh Huh

 ******88
  Tuânb nói đúng , lính ta toàn gọi tắt cho khỏi xoắn lưỡi đau mồm :
     Rho Lumtuk  thành " Lum túc "
     Svayleu - Svailơ   thành ... "  Xoài lơ "
     Traboeng Svay - Tà beng S vai   thành ... " Beng Xoài "
     Sre_noy -  Srê nôi  thành  " Xê nôi "
     Sre pour  -  Srê pô  thành " Xê bô "
     Pra_da  -  Pra đạ  thành  " Bà đạ "
     Đoong reck -  thành Đăng rếch
     Batdomboong - Bặt đom boong  thành  Bát tam băng
    Pro_hock - Pro hôốk   thành  " Bò hóc " ...

 Gọi mãi thành quen lưu truyền qua các thế hệ , gọi đúng tên GỐC là nhiều ông chẳng hiểu mô tê gì !
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2014, 11:30:51 pm gửi bởi svailo » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM