Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:21:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang Ký ức của chúng tôi và đồng đội. Phần 18.  (Đọc 174232 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #70 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2014, 09:58:44 pm »

Chào bác 60, suy ngẩm theo bai viết của bác em thây cũng không sai, kể cã có em và rất nhiều người trong đó. Nên bác bức xúc hay viết ra thẵng thắn, thôi thì công trạng không ai biết nhưng mình biết là được rồi lich sử chiến tranh của đất nước này bác cũng hiểu rỏ, thắng lợi thì khoe khoang thất bại thì dập tắt. A/E mình nằm trong giai đoạn nhạy cảm, đơn vị thì lại im re nên f356 làm được điều mà nhiều đơn vị bạn không làm được vậy nên theo em cảm ơn đồng đội 356 đã làm được nhiều việc có ý nghỉa không những cho 356 mà cho toàn thể các đơn vị tham gia chiến đáu trên mặt trận vị xuyên.
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #71 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2014, 10:22:50 pm »

 Mỗi CCB chúng ta từng được Tổ quốc gọi tên mình,giờ kẻ thù lăm le bờ cõi.Mời các bác cùng nghe bài hát sau đây :

  <a href="http://www.youtube.com/watch?v=TvsK01DT0f8" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=TvsK01DT0f8</a>
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #72 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2014, 07:56:28 am »

Nhân ngày thương binh liệt sĩ 27/7. em xin gửi tới những lời tri ân, hỏi thăm các gia đình liệt sĩ, các thương binh với những tình cảm chân thành của mình.

Xin pots một câu chuyện cũ lên cùng các bác !( Biết không đúng chỗ, mong các chỉ huy và chính uỷ thông cảm )


   Đại đội có một cây đàn ghi ta cũ kỹ không biết từ thời nào, nghe nói là của một người chiến sĩ từ hồi chiến tranh BGPB để lại. Nó sứt sẹo, nước sơn véc ni bị tróc loang lổ khắp nơi , thoạt nhìn để góc nhà phủ đầy bụi bặm chả ai muốn chơi cả, tôi cầm bấm thử vài nốt, không ngờ âm thanh thấy còn được, thậm chí rất hay, hơi là lạ, thế là xin phép chỉ huy lôi luôn về trung đội.

   Từ khi có cây đàn, những buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ sôi nổi hẳn lên. Lính thì không thiếu những người tài hoa, ngoài biết đánh đàn ghi ta còn làm thêm những nhạc cụ tự tạo đủ thứ từ bát sắt, cà mèng.... , có cậu còn chặt cây vầu khoét lỗ tạo ra thứ tiếng đùng đục, phối âm với đàn ghi ta.

   Một anh chàng thấy vậy cũng về nhà vác luôn một cây đàn mới tinh xuống. Không hiểu sao mỗi lần cùng chơi cây đàn cũ có vẻ vẫn thấy hay hơn, tiếng luyến láy của nó nghe trầm trầm mơ hồ cái gì đó. Như thế đâm ra hợp cạ, một chiếc làm bass một chiếc chơi săng rất ăn ý.

   Một hôm vô tình đang chơi tôi thấy mặt đằng sau chiếc đàn cũ có miếng táp rất khéo, phải nhìn kỹ mới thấy, hóa ra âm thanh nó hơi khác ở chỗ này đây, tò mò khi nhìn quanh miếng táp, thấy có những vết màu , có lẽ là màu đỏ hay nâu, qua thời gian nó biến thành sậm đen. Lạ lùng khi lật mặt trước cũng lấy lờ mờ có vết thủng cũng được vá lại rất khéo. Hình như cây đàn này đã có lần bị vỡ, thậm chí bị hư hại nặng ..

   Nhân một buổi sinh hoạt văn nghệ, khi chính trị viên tham gia cùng anh em chiến sĩ. Tôi mới cầm đàn lên rụt rè hỏi anh về nguồn gốc cây đàn. Người cán bộ chính trị cầm cây đàn ôm vào lòng rồi chậm rãi kể cho mọi người nghe, hóa ra nó có một quá khứ thật bi hùng theo người chủ cũ của nó :

   Ngày ấy, cách đây lâu lắm rồi, đơn vị có một chiến sĩ trẻ mới về , ngoài quân trang lỉnh kỉnh trên lưng anh còn một cây đàn ghi ta. Đây là một anh chàng có ngón đàn điêu luyện, những bản tình ca, nhất là của Nga mỗi khi vang lên từ cây đàn dưới tay anh làm cả đơn vị dường như ngây ngất , không những thế mà những em gái ngoài doanh trại cũng mê mẩn tiếng đàn của người lính này.

   Chiến tranh nổ ra , đơn vị lao vào các trận đánh liên miên, hành quân đi khắp các ngả biên giới phía bắc, cho dù thế nào thì cây đàn ghi ta vẫn không rời trên vai anh lính đó. Mỗi khi mệt nhọc hay căng thẳng, tiếng đàn của anh lại vang lên mượt mà, vui nhộn giúp đồng đội lên tinh thần rất nhiều để rồi lao vào những trận chiến tiếp.

   Khi đơn vị đóng chốt tại một nơi giáp với địch, chiếc đàn như bị lãng quên. Nó vẫn theo chủ nhân nhưng không ai chơi đàn khi nằm trong chốt tiền tiêu giáp với địch cả. Nó được gửi dưới sở chỉ huy, mỗi lần về dưới anh lính vội đến tìm, ve vuốt, lau chùi và gẩy lên những điệu nhạc, sau đó lại được gửi lại. Trước khi lên chốt anh ôm cây đàn ôm ấp, thủ thỉ, quyến luyến như chia tay người bạn thân thiết của mình.

   Rồi cây đàn lại theo người lính lên điểm tựa khi tiếng súng đã vãn, những tưởng chiến tranh sẽ chấm dứt. Khi những người lính đã có thể nghĩ tới công việc mình sắp làm khi chia tay với súng đạn về với đời thường, anh lính có cây đàn cũng chia sẻ với đồng đội ra quân anh sẽ về đi học một trường âm nhạc nào đó . Nếu được vào trường của quân đội thì đó là mơ ước lớn nhất của anh, sẽ tiếp tục mang tiếng đàn của mình phục vụ những người lính.

   Ước mơ của người lính tài hoa đó không bao giờ thực hiện được, đau đớn nhất là anh đã ngã xuống khi chỉ còn vài ngày nữa chiến tranh kết thúc. Cây đàn vẫn đang đeo trên người, nó bị một viên đạn bắn vỡ tan, xuyên qua găm vào lưng người lính, máu của người lính chảy ra thấm vào sau cây đàn đỏ sẫm. Trước khi trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay người đồng đội thân nhất, anh thều thào những câu nhắn gửi về gia đình và thêm “mày..giữ...hộ...tao..cây...đàn...nhé! " rồi ra đi.

   Cây đàn thay chủ, được sửa chữa lành lặn lại nhưng người chủ mới chưa bao giờ đặt tay lên bất kỳ một phím nào của nó. Vì anh sợ ký ức và hình ảnh của người bạn hy sinh sẽ ùa về anh không cầm lòng được. Nó theo chân anh đi cùng khắp nơi, học hành, công tác và cho đến ngày hôm nay.

   - Các đồng chí ạ ! Người chính trị viên mắt ngân ngấn nhìn cả đơn vị đang lặng phắt như tờ, hình như có vài đôi mắt cũng long lanh ngấn nước. Tôi chính là người đồng đội được gửi gắm cây đàn này và mang nó theo suốt bao năm qua. Nay giao lại cho các đồng chi mượn, hy vọng qua câu chuyện của tôi các đồng chí biết thêm về một thời những người lính ngày trước chúng tôi trải qua....

   Và còn nhiều lắm, những người lính trẻ còn nghe rất lâu về chuyện đồng đội trong ký ức của chỉ huy mình.

   Cây đàn như được nâng niu, chiều chuộng hơn, hàng tuần nó vẫn vang lên những giai điệu hành khúc hay tình ca Nga trên bàn tay những người lính trẻ thế hệ sau. Mỗi lần vang lên mọi người lại có chút gì như tưởng tượng ra hình bóng người chiến sĩ năm nào đang ôm cây đàn trên một nơi miền cao biên giới xa xôi...

   Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ.

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2014, 08:19:35 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
NguyenHuuHung
Thành viên
*
Bài viết: 109


« Trả lời #73 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2014, 08:08:00 am »

bài của bác @Thai60 viết rất hay mong bác viết tiếp phần còn lại để cho cựu chiến binh F313 quê tôi được đọc và suy ngẫm
(trọc)
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2014, 08:49:32 am »

                     Vài cảm nhận .

            Hình ảnh về cây đàn ghi ta của đại đội nó đã cũ kỹ tróc sơn loang lổ được người lính trẻ có tâm hồn mơ mộng ,yêu văn nghệ nâng niu giữ gìn đi theo từng chặng đường hành quân của đơn vị . Đàn vẫn ngân lên những giai điệu thiết tha về tình yêu quê hương ,tình yêu đôi lứa ,lòng yêu tổ quốc nhân dân của người lính .Tiếng đàn cất lên là nguồn động viên tinh thần lớn lao cho anh em đồng đội hoàn thành nhiệm vụ .
           Trong chiến đấu người lính tài hoa ấy đã hy sinh .Máu anh đã nhuộm đỏ đã thấm ướt vào trong thớ gỗ của cây đàn ,anh đã nằm xuống nhưng cây ghi ta đó vẫn còn ,nó được trân trọng và vẫn cùng bước đường hành quân của đơn vị
           Trong các buổi văn nghệ hàng tuần tiếng đàn vẫn vang lên như tiếng nói như tâm hồn người lính ấy để vui cùng động viên anh em hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
           Bài viết của Linhquan y hay giầu tính nhân văn gợi lại cho người đọc thấy được tinh thần lạc quan cũng như những kỷ niệm thiêng liêng gắn bó với cây đàn và người chiến sĩ .
           Viết đến đây tôi chợt như thấy hiện lên hình ảnh của người lính vận tải Thais60 cùng anh anh em đội với một cây đàn ghi ta cất lên tiếng hát thiết tha về tình yêu đất nước . Bập bùng trong tiếng đàn hòa trong trong tiếng gõ soong chậu bát đĩa đã âm vang trong hang là Nàng Lò ,hang Dơi vọng vào vách đá át đi tiếng ầm ầm của pháo địch .
         Rất mong Linhquan y có nhiều bài viết hay ,giầu cảm xúc ,thể hiện tinh thần lạc quan của bộ đội gửi đến bạn đọc .
          
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #75 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2014, 09:07:10 am »

Nhân ngày thương binh liệt sĩ 27/7, tôi xin gửi tới những lời tri ân, hỏi thăm các gia đình liệt sĩ, các thương bệnh binh, những người có công với cách mạng những tình cảm chân thành nhất của mình. Hg đang trở lại những gì vốn có của nó, chúc các bác hành quân không mệt mỏi như những ngày chúng ta hành quân lên chốt.
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #76 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2014, 06:44:44 pm »

  Nhân ngày 27/7 Tri ân liệt sỹ tại nghĩa trang quốc gia Vị xuyên.Nguần:http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hang-nghin-nguoi-doi-mua-thap-nen-tri-an-liet-si-tran-chien-vi-xuyen-3023142.html

Hàng nghìn người đội mưa thắp nến tri ân liệt sĩ trận chiến Vị Xuyên

Nước mắt hòa cùng nước mưa, hàng nghìn người run run thắp từng ngọn nến, cắm từng nén hương trước mộ các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược.

    Hàng nghìn chiến sĩ thương vong ngày cao điểm trận chiến Vị Xuyên  /  30 năm trận đánh Vị Xuyên qua hồi ức cựu binh  /  Nỗi đau Vị Xuyên trong ký ức người lính trở



Đã thành lệ, cứ dịp 27/7 hàng năm, Trung ương Đoàn và tỉnh Hà Giang lại tổ chức chuỗi hoạt động nhằm tưởng nhớ, tri ân hàng nghìn người lính đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. 20h ngày 26/7, lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ được tổ chức tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên.


Ở nghĩa trang quốc gia vùng Tây Bắc này có hơn 1.700 ngôi mộ liệt sĩ - những người đã mãi nằm lại nơi rừng xanh biên giới khi bảo vệ tấc đất biên cương trước sự bành trướng, xâm lược của quân Trung Quốc 35 năm trước.


Vị Xuyên - túi mưa của Hà Giang đổ mưa như trút từ buổi chiều. Nhưng cơn mưa tầm tã không ngăn được bước chân của lãnh đạo nhà nước và hàng nghìn người dân đến viếng các anh.


Những ngọn nến được thắp sáng, lung linh, sưởi ấm các anh, những người con ưu tú của đất nước đã khép lại cuộc đời ở giai đoạn đẹp nhất.


Những cựu binh cầm đèn pin mò mẫm đọc tên từng đồng đội. Họ thì thầm gọi những người nằm dưới mộ và nức nở khi nhắc đến hàng loạt chiến sĩ khác đến nay vẫn còn nằm trong khe đá, thung sâu.


Những người lính một thời cầm súng đánh giặc Trung Quốc đứng lặng trước bia mộ những linh hồn không tuổi, nhớ lại câu chuyện về người đã khuất hơn 30 năm trước. Họ đã từng thề: "Sống bám đá, chết hoá đá, hoá thành bất tử",


Hàng trăm bia mộ chỉ có dòng chữ "Liệt sĩ không tên".


Cùng thời điểm với đêm tri ân ở Vị Xuyên, tại gần 3.000 nghĩa trang liệt sỹ còn lại trên cả nước cũng đồng loạt diễn ra Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ. Đây là năm thứ bảy hoạt động tưởng niệm này được triển khai đồng bộ trong toàn Đoàn.


Trước đó, Trung ương đoàn và tỉnh Hà Giang đã thực hiện chiến dịch "Tuổi trẻ đền ơn đáp nghĩa" với một loạt các hoạt động như tặng quà bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương bệnh binh, trao học bổng Nguyễn Thái Bình, khám chữa bệnh miễn phí cho thương bệnh binh... Ảnh: Hoàng Phương.

                                                                                    Quý Đoàn - Hoàng Thùy

 
Logged
nguyenminhson356
Thành viên
*
Bài viết: 228



« Trả lời #77 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2014, 10:29:15 pm »


   Đại đội có một cây đàn ghi ta cũ kỹ không biết từ thời nào, nghe nói là của một người chiến sĩ từ hồi chiến tranh BGPB để lại. Nó sứt sẹo, nước sơn véc ni bị tróc loang lổ khắp nơi , thoạt nhìn để góc nhà phủ đầy bụi bặm chả ai muốn chơi cả, tôi cầm bấm thử vài nốt, không ngờ âm thanh thấy còn được, thậm chí rất hay, hơi là lạ, thế là xin phép chỉ huy lôi luôn về trung đội.

   Từ khi có cây đàn, những buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ sôi nổi hẳn lên. Lính thì không thiếu những người tài hoa, ngoài biết đánh đàn ghi ta còn làm thêm những nhạc cụ tự tạo đủ thứ từ bát sắt, cà mèng.... , có cậu còn chặt cây vầu khoét lỗ tạo ra thứ tiếng đùng đục, phối âm với đàn ghi ta.
--------------------------------------------------------------------------------------------
 Chào Linh Quany! Anh cũng có một câu truyện về cây đàn ghi ta nhưng nó là cuộc sống đời thường, sau gần 30 năm rời binh nghiệp, em nghe anh kể đây: Có một lần đi công chuyện qua chỗ ông em hiện là TGĐ của 1 doanh nghiệp có tên tuổi, anh ghé vào thăm vừa hỏi thăm sức khỏe gia đình & công việc làm ăn của TGĐ. Khi đó ông em đang bận tiếp khách, chỉ có lái xe pha trà mời anh ngồi uống nước sau mấy câu chuyện xã giao, anh nhìn phía góc phòng có 1 cây đàn ghi ta đã cũ, anh vừa cầm lên thử so dây (vì là máu văn nghệ sỹ mà) thì bị ông lái xe trừng mắt quát : ‘’ông bỏ xuống ngay, để vào vị trí cũ…’’Mình là người lính quen chấp hành kỷ luật với lại quân lệnh như sơn nên chấp hành ngay.Sau đó ông em mới về biết chuyện cười bảo: ‘’Tại nó không biết anh thôi, anh thông cảm…’’ Về nhà 1 tháng sau anh nhận được món quà của TGĐ gửi tặng là 1 cây đàn chi ta, xong anh cũng không quên hỏi lại lịch sử cây đàn. Thì ông em cho biết:” có gì đâu anh,đó là qui định của TGĐ mọi thứ trong phòng của xếp bất di, bất dịch không ai được động đến…” Thì ra cuộc sống bon chen đời thường là vậy…
  Cũng như một các bác CCB 356 mà thôi… Khi đã được nổi danh thì đâu có nhớ đến anh em đã mở từng mở mấy topic, nhớ từng kỷ niệm nhỏ nhoi,chia nhau từng miếng cơm manh áo, trong lúc hy sinh gian khổ trên tuyến hào BG…
  Như bác Kim giờ đây đi đến đâu cũng có các nhà báo tháp tùng đâu có cần mấy ông văn què, nghiệp dư, tư liệu cung cấp miễn phí của tụi mình…
   Thôi cũng chẳng nhắc lại chuyện gì đã qua mình sống sao cho thật bằng chữ tâm cuộc đời:

Chữ tâm đứng giữa cuộc đời
Thấy bao nhiêu cảnh rối bời xoay quanh
      Rộng như đất với trời xanh
Hẹp như nét bút viết thành chữ tâm
      Xa như vũ trụ xa xăm
Gần như quả rọi đang cầm trên tay
   Chỉ cần chệch một năm giây
Tháp cao cũng đổ nhà xây cũng bằng
    Trải bao muối mặn cay gừng
Chữ tâm thắp lửa cháy bừng trong tim…


Logged

Một ba lô, cây súng trên vai.
Người chiến sĩ quen với gian lao...
hungf10
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #78 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2014, 11:21:32 pm »

Đồng đôi bgtn xin góp 1 bài để tri ân những người lính đã hy sinh trong cuộc chiến bg

 NHỚ VỀ ĐỒNG ĐỘI - NHỚ VỀ MỘT THỜI TA XUNG TRẬN.

Kính tặng:
Hương hồn tướng KIM TUẤN -   tư lệnh QĐ3.
Hương hồn các liệt sĩ QĐ3 nói riêng.
Hương hồn các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến biên cương và chiến trường K nói chung


Tôi về thăm lại miền đất ấy.
Chiến trường xưa – vùng biên giới Tây nam
Bao đồng đôi tôi đã ngã xuống .nơi đây.
Giữ cho đất nước này từng thước đât của Tổ Tiên
Nghe đài báo gió mùa đông bắc
Miền Bắc đã chuyển mùa giá lạnh
Mà trời đất phương Nam,vẫn chan hòa sắc nắng.
Tôi tìm thăm nơi đồng. đội yên nghỉ.
Nghĩa trang liệt sĩ Gò Dầu nhuộm rực ánh nắng vàng.

Đơn côi giữa muôn ngàn ngôi mộ
Lẻ loi,.sừng sững tượng đài uy nghiêm
Lư đồng lạnh lẽo khói hương .
Nơi đây yên nghỉ của bao anh hùng
Mà sao thưa vắng bóng người viếng thăm.
Lẫn trong gió tiếng chổi ai đang quét.
Người quản trang lặng lẽ với công việc thường ngày.
Nhổ trên mộ cho sạch những cỏ dại thời gian
Thu gom  xác lá vàng ,tàn úa rụng.
Để chốn linh thiêng này sạch rác bụi trần ai
Ôm hoa, tôi tiến tới tượng đài
Gió nhè nhẹ thổi như đón chào người viếng mộ
Rung rinh những cánh hoa đáp lễ thấm đậm tình người

Trước mặt tôi,mộ đồng đội bạt  ngàn - ,uy nghi - hàng hàng - lớp lớp
Trên mộ chí rực sáng một ngôi sao.
Thắp một nén hương – Gọi thức đồng đội dậy.
Rót một ly rượu đầy – Âm,dương ta hội ngộ
Dẫu không muốn mà cõi lòng bỗng dưng nức nở..
Đồng đội tôi sao hy sinh nhiều quá.?
Bao chàng trai từ mọi miền đất nước.
Vì mảnh đất thiêng được bao đời dìn giữ
Đã ngã xuống oai hùng nơi chiến trường lửa đạn.
Cho đất nước này mãi được vĩnh cửu trường tồn
Mà giờ đây âm thầm nằm lại chốn này
Chua xót thay! Đau đớn thay!
Vì “16 chữ vàng,láng giềng 4 tốt”.
Niềm tự hào dân tộc dường như đã bị nhấn chìm trong quên lãng.
Sách lịch sử dành cho thế hệ sau
Viết về cuộc chiến này chỉ vài dòng ngắn ngủi.
Không một lời ca,chẳng một hình ảnh nào được lưu truyền
Để dành tặng những con người đang yên nghỉ nơi đây??.
Và còn biết bao nhiêu người con nữa.
Đã bỏ mình cho cuộc chiến biên cương???

Bên đồng đội, hào khí xưa thức dậy.
Qua làn khói hương,bay, tôi như bỗng thấy.
Đồng đội tôi:,mũ, áo,quần tề chỉnh.
Ba lô sau lưng,,súng trên vai - hàng ngũ trang nghiêm.
Cả đoàn quân đứng lặng dưới sao vàng Tổ quốc
Lắng nghe  Tư Lệnh Quân Đoàn đọc nhật lệnh hành quân.
Gió từ núi rừng biên cương ào ào thổi tới.
Nghe trong gió có tiếng trống trận,tiếng quân reo.
Vang vọng về lệnh truyền của  Hoàng Đế Quang Trung:
“Đánh cho để đen răng.
Đánh cho để dài  tóc
Đánh cho nó chích luân bất phản.
Đánh cho nó phiến giáp bất  hoàn.
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” ***

Đáp lại lời nước non - .Ngàn vạn cánh tay vung
Rung động cả đất trời chỉ một câu: X..i..n..th..ê..ề..!

Hai mươi năm Tổ quốc chia lìa.
Hai mươi năm máu chảy, đầu rơi.
Hai mươi năm bom đạn thù tàn phá.
Ta chiến đấu cho bắc nam liền một dải.
Cho đất  nước  mình " Độc lập,thống nhất non sông"
Khát vọng hòa bình -  Ta đâu muốn chiến tranh
Nếu là bạn – Ta  tặng nhau những đóa hồng.
Trong vòng tay thân ái bao la.
Tay nắm tay thắm tình bè bạn

Nhưng…!
Nỗi mừng vui xum họp chẳng được dài lâu.
Tiếng súng đan đã rền vang ở hai đầu đất nước.
Lửa cháy,nhà tan đất đá xới nhào.
Lúa  lên xanh trên những thửa ruộng còn đầy mảnh đạn.
Chiến tranh về xé nát cả màu xanh.
Xóm làng mới yên vui bỗng chốc hóa nghĩa địa buồn.
Bao oan hồn vẩn vơ tìm thân xác.
Bao oan hồn kêu khóc gọi rửa thù

Máu dân lành,trẻ thơ ta tiếp tục đổ
Thấm vào từng tấc đất ở biên cương
Bởi mộng bá quyền đã dứt tình “đồng chí”
Tình “láng giềng anh em” xưa phút chốc biến hận thù
Chúng nó  muốn bắt dân tộc này làm chư hầu nô lệ.
Nh­ư thủa xưa "ngàn năm Bắc thuộc"
Nh­ưng lửa bạo tàn đâu thiêu nổi ý chí tự cường
Tổ Quốc lại một lần nữa lâm nguy..
Đất nước gọi: :Tất cả ra tiền tuyến
Thay hoa hồng ,bút nghiên,cuốc cày,liềm búa.
Ta cầm súng lên đường  giữ lấy đất của Tổ Tiên
Chúng ta đã:

Đánh cho nó thây phơi đầy rừng núi.
Đánh cho nó tan mộng xâm lăng.
Đánh cho nó xe pháo tan tành
Đánh cho nó trốn chạy rừng sâu.
Đánh cho chúng nó biết:
Biển,đất,trời Việt nam – là của người Việt nam!

Máu ta đổ đâu thể sống kiếp tôi hèn
Ta đã đánh như tổ tiên ta thủa trước.
Cho đất nước mình sạch bóng giặc ngoại xâm
Để sử sách muồn đời mãi mãi còn ghi.

Rằng:"Nước  Nam ta anh hùng là có chủ"
Hỡi anh linh của những chàng dũng sĩ
Đất mẹ Việt Nam xin ôm trọn trong lòng.

Hôm nay dưới tượng đài “Tổ Quốc Ghi Công.”
Người lính già run run tay thắp nén nhang ,lòng  thầm nhắn gửi: .
 “Đồng đôi. ơi!  Xin hãy ngủ yên.
Chúng tôi -  những người còn sống.
 Luôn nhớ về Đồng Đội”.
Nhớ về một thời ta cùng nhau xung trận.
          
                                                              Tân biên ngày 26/12/2012
*** tạm dịch:
Đánh cho nó biết người răng đen.
Đánh để biết người dài tóc.
Đánh cho nó bỏ xe mà chạy.
Đáng cho nó giáp không kịp mặc
Đánh để sử sách biết Nước Nam là có chủ
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2014, 11:43:45 pm gửi bởi hungf10 » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #79 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2014, 06:45:31 am »

Hôm nay có bài báo đăng tải trên mạng về mặt trận VX một đoạn thế này:...“Đại đội tôi đánh cửa mở ở vách đá 468 (nay thuộc thôn Nậm Ngặt, xã Thanh Thủy, Vị Xuyên), 104 người lính tiến vào cao điểm khi trở lại về chỉ còn 39 người là lành lặn”, đúng là lều báo.  Sự sai sót này các cựu ta từng tham chiến trên đó khó có thể chấp nhận được, thì ra ta đánh vào SCH và đài PB ta Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM