Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 11 Tháng Năm, 2024, 09:59:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang Ký ức của chúng tôi và đồng đội. Phần 18.  (Đọc 174496 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #490 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2014, 10:37:04 pm »

Cảm ơn các bác và anh em
Một số ý kiến đã nêu ra nhiều đặt tên làm sao đọc vào họ thấy ngay sự nóng bỏng, nhưng phải mang tính văn học một chút, buổi trưa nay có bác ...cũng đặt: Hà Giang một thời máu lửa. mời các bác và anh em tiếp tục
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #491 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2014, 10:54:33 pm »

   Tôi muốn đặt tên cho cuốn sách là :Hà giang-Ký ức màu hoa đỏ
Logged
trinhvanhuong1964
Thành viên
*
Bài viết: 225


« Trả lời #492 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2014, 11:57:46 pm »

 em chào các bác  em  đang tập viết vào trang này mà thế coái nào nó lại biến mất đi đằng nào các bác bảo giùm em với  .   lâu rồi  các cháu nó đi vắng cho nên em mò mãi vẫn không được   ừa qua em lại phải đi già xoát người có công với cách mạng   .em bận quá chỉ xem các bài viết của các bác hôm  nay em lại tâp viết xem có được không   kính thưa các bác  vừa qua em sơ kết sáu tháng đầu năm của c cb  cơ sở  em  chích một số ký ức của các bác  đọc cho  gần  60 ccb  trong thôn  có cán bộ ở cấp trên  dự   vì  em bức súc  quá câu chuyện  thế nay  vừa tháng năm trung quốc   đặt giàn khoan 981xâm  phạm  lãnh  hải của ta .ccb toàn huyện đi tập huấn 3  ngày có 300 ccb của các cơ sở  nói đến lịch sử của quân đội ta đánh  pháp, đánh mỹ, đánh bôn bốt ,nói đến đán tàu chỉ nhác  mấy câu   năm 1979 trung quốc  xâm chiếm 6tỉnh biên giới không nói đến tội ác giã man của nó còn chiến trận ở hà giang 1984  đến1989  không  hề nhác đến em  bức súc  quá  chờ hết giờ cho họ về  vãn em  hỏi ông cán bộ đọc đọc lịch sử  bác đọc  lịch sử của Việt nam còn thiếu  mặt  trận 1984và198 9   ông ây  cười khểnh   theo  ciêu  cười đểu  em  .em lại nói tiếp bác cần tư liệu  không  em  cung  cấp cho bác  100%chíng sác  rồi ông nói năng gì  bỏ đi   xao một nhà đọc lịch sử cấp huyện mà lại  không  năm  được  lịch sử của vn  hay ông được ccb.vn .không cho nói đến tội ác của trung quốc   theo em nghĩ lịch  sử  vẫn là lịch sử  3năm rõ mười cả thế giới biết  việc gì  mà phải sợ nó  đúng gia nhà nước phải cho vào lịch sử ở các trường học  không có các thế hệ sau không biết  
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #493 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2014, 12:19:14 am »



                          Chào bác Trinhvanhuong.

    Bác Huong ơi,đi vắng mãi khỏi HG,bây giờ trở về quên béng mất tuyến đường hào dẫn đến chỗ  đơn vị cũ phải không.Em cũng từng ở Nà cáy,và cũng hay được đi chơi trên 673 như bác , vậy mong bác khẩn trương xem lại tọa độ nơi định đến,nếu đó đúng  là cái nơi mà các bác 47,Laoshan,Như,Vị̃xuyen,Dapxichlo...đang uống rượu làm thơ đọc nhật ký ...thì bảo em,em sẽ đón bác về chỗ đó nhé.Em đã từng không dưới một lần tự nhiên bị lạc đường như thế này rồi đấy bác ạ.Mong tin bác,và mong nghe những câu chuyện Vị xuyên mà bác đang kể dở dang từ mãi hôm nảo hôm nào.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------     
     
      Đây là bác Trinhvanhuong1964,lúc bác ấy đang loay hoay lạc đường ở lưng chừng 673 ,lính VT 60 em xin đưa về trình diện cùng các bác :
 

     “ Em chào các bác ccb  mặt trận hà giang .đã lâu rôì em không tham gia viết bài vì chình độ đánh máy của em kém lắm mò mãi mới đến được  chang này  hai bài ở phần17 em nhờ các cháu đăng sau học mãi cũng chẳng đăngđựơc đăng vài bài mà no  mất  tiêu  không lên chang này  .kính thư  các bác em chỉ mới biết chang hà giang hồi đầu năm 2014 sau một cuộc vận động của hội  ccb  vì trường sa thân yêu  em  chực tiếp đến từng ccb để  xin tiền mỗi ccb xin 50 ngàn đông để ủng hộ trường sa thân yêu  .có một cháu hỏi em  chú ngày xưa đi bộ đội ở đâu em chả lời  ở biên giới phía băc  em và cháu ngồi tâm sự  cháu này theo đọc chang hà giang từ phần 1đến phần 16lúc  từ đó em mới biết  .những câu chuyện của người lính mặt trận hà giang  hayquá rất đúng sự thật em đọc một số bài của các anh rất nhiều lần bỗng dưng  rơi nước  mắt vì  em cùng chong cuôc chiến   .thưa các bác  quay chở lại các bài trước bác khanh khuyên có thác mác tại sao em không tham gia và cũng chẳng chanh luận và bác  kk và bác ngọc quền c6 có gửi tin cho em mà em không gửi tin được cho các bác các bác thông cảm nhé vì em chưa biết nhắn tin .sau đây em lại kể tiếp về  tổ đài quan sát pháo binh của c4.d11e150sư 356  cứ ngày .ngày chạy đi chạy lại từ 673 đến trận địa cùng cái máy hĩu tuyến 0743của liên xô sản xuất  thời gian em ở chên đường nhiều hơn là ở chong hầm vì đảm bảo đường dây liên lạc thông suốt  rồi một hôm em vừa đi ra khỏi hầm để nối dây thì bị pháo tàu bắn quá nhiều ngay cạn mình inh cả tai em cảm thấy rung trời lở đất  tưởng như mình đã chết chong loạt đạn pháo lúc đó mà chêt thì ít ai phát hiện mình  may quá chỉ điếc tai một chút và đất đá phủ lên người một lớp may quá gáo vẫn còn   (còn tiếp) “

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

                           Mời các bác ra đón đồng đội.
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #494 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2014, 04:31:27 am »

Theo tôi có thể đặt tên: Hà giang một thời máu và hoa, hay cuộc chiến nơi thượng nguồn sông lô, hoặc: Cuộc chiến bị lãng quên
Theo linhquany mà mỗi CCB phải viết một bài thì có mà chú mất nghề Grin
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #495 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2014, 06:50:23 am »

Chào bác  NhưC7D2E876F356,bác Vixuyen-hg cùng toàn thể các bác ccb thân mến.
Xem những trang nhật ký của bác Như xong lại thấy thèm cho ngày ấy tại 1100 nếu cũng có thời gian dành cho những dòng nhật ký,dòng thơ.
Tiếc rằng ở nơi đó nó ác liệt quá,chẳng còn tâm chí đâu mà mơ ước,lãng mạn.
Súng là bút,..
đường đạn là chữ,..
hành trang là trận địa,..
đường trở lại phía sau mịt mù ..
khi mà ngày đó lính mình cứ nói là về tới cây số 4 Hà Giang rồi là sống.Lính 1100 chỉ mơ được xuống phố lính 900 để có một đêm ngủ tròn giấc,vậy mà ước mơ nhỏ bé ấy cũng khó đến được với lính ta ở 1100.Người thì mãi mãi nằm lại,người thì thương tật..
Các bác phải viết nhiều hơn nữa về những người lính Hà Giang những năm đó,vì các bác cũng đã từng xông pha phía trước và cả ở lại phía sau.Các bác đã chứng kiến,đã nếm thử và đã có thời gian để nhâm nhi nó,giờ là lúc cần các bác đánh thức lại những ký ức bị ngủ quên.
Tôi kể về trường hợp ở đơn vị tôi thì như thế này,đó là trường hợp của trung sĩ Võ Nguyễn Hồng Nha tiểu đội trưởng tiểu đội bb 1,trung đội bb 1,đại đội bb 1,tiểu đoàn bb 1,trung đoàn bb 2 "tức e981 phối thuộc f356" sư đoàn bb 3 Sao Vàng.
Tôi không nhớ đơn vị mình vào chiếm lĩnh trận địa ở 1100 chính xác là khi nào? Bởi thời gian nằm lại nơi đó quá lâu,lâu quá nó quên luôn cả thời gian.Nay đọc trên này tôi dựa theo thời gian vào chiếm lĩnh trận địa của chúng tôi e981 cùng với e982 vì cùng  xuất quân đi trong một đêm từ sân vận động Việt Lâm ngày ấy.
Trở lại trường hợp của Nha,có lẽ vào tầm tháng 8 năm 1985.Lúc đó trời ẩm ướt,luôn luôn có mây mù phủ trắng mỏm 1100,đất đen sẫm hơi nước.Đang quan sát nắm địch từ tổ phục Gò Chè,tôi nghe tiếng nổ bục.. khô khốc khói trắng vàng và trắng đen bốc lên bên sườn phải về phía sau Gò Chè,chưa hiểu chuyện gì lại thêm tiếng bục thứ hai xa hơn về phía sau sát hào tiền tiêu 1100.
Bảo anh em cảnh giới phía trước và tăng cường chiến đấu,tôi một mình lao từ Gò Chè về tiền tiêu.Vừa lao vào hào có nắp tôi nhận ra Nha nằm bất động dưới lòng hào,chỉ có một,hai người lính mới bổ xung chưa đầy tháng đang lúi húi tìm gì đó.
-Bị mấy người.?
-Hai người.
-Người kia đâu?
-Vừa đưa đi.
Chẳng hiểu là cậu kia cùng đợt mới bổ xung là đồng hương hay đồng ngũ nên anh em nó lo trước hay do thằng Nha nằm như chết rồi nên anh em nó lo sau?
Thằng Nha nằm môt đống dưới đường hào,lưng tựa nghiêng sang phải mặt nhem nhuốc đầy thuốc của trái nổ đen nhẻm cả mặt và cổ.Chiếc áo lính bạc nhuộm đất thành màu tro sậm với thế nửa nằm nửa ngồi,chân phải co ống quần rách nát ống chân dớm máu,chân trái duỗi còn mỗi nửa bắp chân bị cái ống quần sẫm đen rách nát phủ lên,từ đó thò ra một đoạn gân trắng ngà dài gần một gang tay.Cũng lạ nó chẳng chảy ra tí máu nào,hay máu của nó đã đổ ra hết ở trước những đụm đất giữa tiền tiêu cả rồi,không một tiếng rên Nha nằm bất động nhắm nghiền mắt.
Chẳng hiểu nó đang nghĩ gì?Thế là hết,liệu có kịp về phía sau để cứu chữa hay không?Đường còn dài và biết bao nhiêu hiểm nguy rình dập,bất ngờ đổ xuống.Liệu có còn đủ sức chịu đựng để vượt xuống khỏi 1100 rồi lại leo qua dẫy 2000 sừng sững chắn sau lưng.Mình chút hơi thở cuối cùng ở đâu? Có bao giờ nó nghĩ như thế không?mà nó lại nằm im như thế?
Không có máu chảy ra,mình vẫn lấy cuộn băng băng chùm lên phần còn lại của nó và ga rô dưới đầu gối sát phần thịt nát vàng đỏ lầy nhầy cố giữ cho chân nó đỡ bị cắt ngăn đi khi về viện.Cái gân thò ra gần một gang không tài nào bó được,mình bảo đem đến một con dao làm bằng mảnh đạn pháo rất sắc,do anh em phía sau làm gửi lên tặng.Cầm con dao,tay trái mình nắm chặt cái gân thò ra,nghiến răng cắt bỏ.Lưỡi dao sắc cắm phập vào được một ít rồi cứ nằm im nhùng nhằng theo lực đẩy,lúc này thằng Nha mới cựa quậy cái đầu khuôn mặt hơi nhăn từ từ nói;
-Đừng cắt...,tao đau lắm.
Rồi nó lại nằm im.Thấy nó kêu đau và cũng không có kết quả khi dùng dao cắt bỏ cái gân,mình thôi không cắt nữa mà gấp cái đoạn gân thừa ấy lên buộc cùng ga ro.Đúng lúc ấy Tình đen y tá chạy lên,cùng 2 người ở 1050 chạy lên đưa thương binh xuống 1050.Hai thằng xuốc thằng Nha dậy cõng đi,thằng Tình đen cố đâm một nhát kim tiêm vào thắt lưng của thằng Nha,tất cả đều rất vội vã....

Một năm sau,giữa trưa đầu hè 1986 tại doanh trại bên dòng sông Thài Lài thuộc bản Pha Cải xã Vĩnh Lại huyện Văn Quan,Lạng Sơn.Mình vừa đi công tác về đang nghỉ trưa,thấy tiếng ồn ào từ phía trên nhà đại đội đi xuống sân chung của đơn vị.Trung đội mình nằm ở giữa đối diện với đại đội,nên vừa nhìn ra đã thấy hai thằng què cầm gậy khua loạn xạ,bên cạnh có mấy chú liên lạc,quân khí,quản lý,phục vụ đỡ đi xuống vào phòng riêng của mình trong nhà trung đội.
Chưa ngồi yên vị,chưa kịp hỏi han sức khỏe của nhau.
-Tao về đòi nợ?
-Đòi nợ?ai nợ mày?nợ cái gì?lính tránh có đé...o gì mà nợ.?
-Tao đi nằm các viện từ viện 93,Đoan Hùng,Vĩnh Yên,Hà Nội cho đến viện 10 Bắc Giang toàn ăn nhờ,ăn nợ...đi đánh nhau thì..Khi bi thương đi viện ..thì.Chẳng ai chứng thương cho tao thì lấy..cạc tao trả nợ à.
-Mày lên trung đoàn chưa?
-Rồi sáng nay.Trung Đoàn bảo xuống tiểu đoàn,tiểu đoàn bảo về đại đội,đại đội tao vào thấy toàn thằng lạ hoắc tao xuống mày.
-Chắc là chúng mày chửi loạn lên,nên trung đoàn bảo chúng mày về đơn vị cũ để thăm đơn vị thôi chứ có lẽ trên họ làm rồi đấy cứ ở đây chơi đi.
Đấy là câu chuyện có thật,ở một đơn vị chiến đấu có hệ thống,có tổ chức chặt chẽ mà còn có những sơ xót như vậy nên những trường hợp anh em hi sinh khi tấn công trên diện rộng hay chiến đấu độc lập,theo tôi nhà nước nên truy tặng huân chương và công nhận thành tích của họ cho xứng đáng.
Thấy anh em bộ đội ngày nay chỉ tai nạn mà hi sinh mà nhà nước,quân đội làm dùm beng.Nghĩ đến anh em cùng thời còn phơi xác nơi xa trường nghĩ mà thương,thương vô cùng cảnh lính thời nửa hòa bình chúng mình.


Chào bác khanhhuyen vậy là bác đã trở về 1100 rồi đấy đợi em lên thăm bác nhé




 



Và đây là hình ảnh 1100. Thời đó chỉ thế thôi bác ngắm tạm nhé ( em vẽ độc cái chỏm còn bên dưới là bồng bềnh mây trôi...)

Bấy giờ chúng em gọi đây là" địa ngục ở trên thiên đường"


 


Lên chỗ bác phải qua đây bác nhỉ





Bác khanhhuyen ạ thời kì đầu cũng mải mê với những cuộc hành quân chiến đấu lăn lê bò toài vật lộn với pháo giặc cũng chẳng còn hồn vỉa nào mà nhật với trả ký . Khi lên phòng ngự ở 685 (hang Công binh cách E2 khoảng 30m) rỗi raĩ lôi sổ ra viết nhật kí nhưng thời đó viết theo kiểu sợ hãi bi quan lắm cứ như kiểu tranh thủ ghi lại những khoảng khắc cuối cùng của đời mình vậy. Sau này dút xuống đọc lại cứ thấy buồn cười hóa ra mình sợ chết quá sao. Mình lại là liên lạc nên cứ bị các bác ấy chêu hoài là thằng ủy mị, yếu đuối. Xấu hổ quá nên bỏ cuốn ấy đi rồi, bây giờ thấy tiếc quá . Còn cuốn này viết trong những trận tiếp theo ( chủ yếu đi đào hào và vận tải). Ban đêm đi ban ngày nằm hầm thấy chẳng có việc gì thì viết lại, cũng là trò tiêu khiển lúc bấy giờ thôi bác ạ
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2014, 08:56:34 am gửi bởi NhưC7D2E876F356 » Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #496 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2014, 07:02:35 am »

  Chào bác trinhvanhuong1964,như vậy bác cũng là người lính bước ra từ cuộc chiến tranh ác liệt ở Vị xuyên.Dù còn khó khăn khi truy cập diễn dàn:Dựng nước-Giữ nước,nhưng cũng như chúng tôi lúc ban đầu vạn sự khởi đầu nan.Bác hãy cố gắng,tôi tin bác sẽ làm được...

  Là những người lính hôm qua,những người CCB ngày nay.Ký ức luân thôi thúc chúng ta,mỗi khi ta nhớ về cuộc chiến.Với bác trinhvanhuong chắc cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ của một đơn vị pháo của mặt trận.Anh em CCB trên diễn đàn luân mong chờ những câu chuyện bác sẽ kể,xin hân hạnh được đón tiếp bác.Chúc bác và gia đình hạnh phúc
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #497 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2014, 07:42:27 am »

Theo tôi có thể đặt tên: Hà giang một thời máu và hoa, hay cuộc chiến nơi thượng nguồn sông lô, hoặc: Cuộc chiến bị lãng quên
Theo linhquany mà mỗi CCB phải viết một bài thì có mà chú mất nghề Grin

    Có gì đâu mà em sợ mất! Em còn đầy chủ đề. Ví dụ em có những bút ký với tựa đề : " Đi tìm thủ trưởng " ,  cực hay luôn !  Grin

    Các bác tiếp tục đóng góp ý kiến cùng bác Tác để bác ấy hoàn thiện dự án viết về Hà Giang đi ạ. Đây là cơ hội sau bao nhiêu năm. Em xin chúc mừng các CCB trước !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #498 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2014, 09:04:02 am »

  Hai bác khanhhuyen và bác Như đang có nhiều tâm sự về bình độ 1100,ở đó với tôi cũng là nơi có nhiều kỷ niệm.Sau ngày 28/4/84 bản đồ phòng ngự của sư 313 đã có nhiều thay đổi.Quân TQ chiếm đóng 1509 nên đẩy lui chiến tuyến chúng ta về 1100.Lúc này,để củng cố tuyến phòng thủ ,trên quyết định lập hàng rào vật cản dày đặc ngăn chặn quân TQ xâm nhập.Và đơn vị chúng tôi đảm trách nhiệm vụ vô cùng nặng nề và cực kỳ nguy hiểm này,bởi phía trên cách đó vài chục mét là quân chiếm đóng TQ.Chúng luân luân dùng súng máy,cối 60ly và cả DKZ bắn sàn sạt về phía chúng ta.Dứt loạt,là đạn pháo hạng nặng bắn từ bên kia biên giới cấp tập rơi xuống...

  Bình độ 1100 là eo thắt nhỏ nhất của cả dải bình độ lên 1509,bên trái có cao điểm độc lập mà lính ta gọi là đồi (gò) chè,cách bình độ một khe rãnh nhỏ.Nơi đây,địch luân dồn các loại hỏa lực tập trung bắn phá,kết hợp bộ binh hòng đẩy lui quân ta về phía sau.Chỉ ít tháng sau,nơi đây mặt đất trơ trọi màu đất xam xám bởi thuốc súng.Đất bị cày xới tơi vụn,đến nỗi mỗi khi có cơn gió thổi qua thăn sống trâu bụi bốc mịt mù như cơn bão cát.Người ta tả rằng:đất tơi xốp đi qua thụt đền lưng ống chân.Chính vì vậy,các loại mìn cài đặt đều phần bị phá hủy,phần bị cào lên lộn xuống.Thậm chí có quả mìn K58 văng cả xuống lòng hào...

  Bình độ 1100:Với hàng chục lần thay quân,đủ các đơn vị như:E122,E14(F313) E818 (F314) E2 (Sư đoàn 3) E876 (F356)  E48 (F390)...vv.Đã để lại bao người lính nằm lại vĩnh viễn nơi đây,người trở về với bao ký ức bi hùng của một thời chiến tranh ác liệt !
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #499 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2014, 09:17:34 am »

                 Chào các bạn

Tôi nhìn ở góc độ khách quan thì cái tên này tôi tham gia là:
  Hà giang cuộc chiến không thể bị lãng quên

Cái tên này sẽ thỏa sức cho các bạn trong cuộc viết về ký ức máu lửa, tình đồng đội và tình quân dân
Những người không tham gia mặt trận này cũng dễ chia sẻ
Nó sẽ sông mãi với thời gian vì nếu vô tình hoặc cố ý không nhớ đến, không nói đến thì nó vẫn không bao giờ bị lãng quên.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM