Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:24:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 9  (Đọc 72181 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #130 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2014, 08:53:38 pm »

Với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng Lao động Việt Nam đã gắn kết và tạo nên sự hỗ trợ lẫn nhau giữa nhiệm vụ đối nội và đối ngoại. Bằng chiến lược giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, kịp thời và hiệu quả cả vật chất và tinh thần của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, cùng toàn thể nhân loại tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới và của chính nhân dân Mỹ; đồng thời, tạo dựng nên liên minh đoàn kết chiến đấu chặt chẽ với nhân dân Lào và Campuchia anh em trong sự nghiệp kháng chiến chống kẻ thù chung. Quân thù ngày càng bị phân hóa và cô lập trên phạm vi toàn thế giới và ngay trong nội bộ của chúng. Ngược lại, với sức mạnh dân tộc được sức mạnh thời đại phối hợp đã từng bước làm thay đổi cán cân so sánh lực lượng theo hướng ngày càng có lợi cho ta.

Tuy niên, trên thực tế, trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn phải “lấy yếu đánh mạnh”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy nhỏ thắng lớn” làm phương châm chiến lược và đánh Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Hơn nữa, Mỹ là một siêu cường số một thế giới, thắng được không phải dễ dàng. Vì vậy, để đánh Mỹ và thắng Mỹ phải có phương pháp cách mạng và nghệ thuật quân sự. Kế thừa và phát triển sáng tạo kinh nghiệm của tổ tiên, hiểu đối phương và hiểu ta, phương pháp đó được xác định là: “Sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng, lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân; tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao; kết hợp kinh nghiệm của quần chúng với chiến tranh cách mạng, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; đánh địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận; kết hợp ba thứ quân; kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ; thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ mở những cuộc tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch để giành thắng lợi cuối cùng”(1).

Cùng với chủ trương, đường lối, phương pháp cách mạng và nghệ thuật quân sự, sự trưởng thành vững chắc, vượt bậc và toàn diện về trình độ tổ chức chỉ đạo, chỉ huy của đội ngũ cán bộ và cơ quan các cấp từ trên xuống dưới cũng là một nguyên nhân quan trọng góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đội ngũ cán bộ và cơ quan chỉ đạo, chỉ huy các cấp là người tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, đường lối và các chỉ thị của Đảng, mệnh lệnh của cấp trên. Sau khi hoàn thành mỗi nhiệm vụ, trọng trách được giao, những kết quả và biện pháp thực hiện đó được nhanh chóng nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm để vận dụng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ tiếp theo và nhiều khi trở thành những biện pháp mới, hoặc chỉ thị mới của cấp trên. Song, cũng có khi, do trình độ hạn chế, thậm chí do khuyết điểm của mình gây ra nên để tìm ra biện pháp đối phó hiệu quả với những âm mưu, thủ đoạn mới của đối phương, chúng ta đã phải mò mẫm, tìm tòi rất công phu, có khi phải trả giá bằng xương máu mới thực hiện được. Cũng từ đây, nhiều vấn đề về bố trí, tổ chức chiến trường, xây dựng và sử dụng lực lượng, vũ khí, trang bị, vận dụng các biện pháp chiến thuật được phát hiện, bổ sung hoặc khắc phục kịp thời. Nhiều chiến thắng của quân và dân ta trên chiến trường được đem lại bằng chính sự “nắn chỉnh” kịp thời các khiếm khuyết của trận đánh trước đó. Đối phương đã bị nhiều cú bất ngờ, mà sự chủ quan đánh giá thấp trình độ và khả năng tổ chức chỉ đạo, chỉ huy của ta cũng là một trong những nguyên nhân.

Thực tế lịch sử đã minh chứng rằng sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, sau chiến thắng của Liên Xô và của các lực lượng cách mạng đối với chủ nghĩa phát xít, thì thắng lợi của nhân dân ta nói riêng và của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là sự kiện lịch sử vĩ đại nhất, có tầm vóc quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc. Trong bài Ca ngợi Việt Nam anh hùng đăng trên báo Granma, đồng chí Huniô Gácxia Ôlivêra viết rằng: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là thắng lợi của một sức mạnh mới, sức mạnh của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mà không thế lực xâm lược nào có thể đè bẹp. Nó đánh dấu một bước ngoặt đi xuống của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ, đánh dấu một bước phát triển mới của ba dòng thác cách mạng của thời đại, làm thay đổi so sánh lực lượng trên thế giới có lợi cho cách mạng, mở ra một giai đoạn mới trong cục diện quốc tế - giai đoạn mà nhân dân thế giới gọi là “thời kỳ sau Việt Nam”.

“Thời kỳ sau Việt Nam” là thời kỳ cách mạng thế giới bước vào một thời kỳ phát triển mới. Ba dòng thác cách mạng của thời đại lớn mạnh vượt bậc, kết thành một sức mạnh tổng hợp hết sức to lớn. Phong trào giải phóng dân tộc và giành độc lập dân tộc được thắng lợi của nhân dân ta cổ vũ tiến vào giai đoạn phát triển mới, vừa quét nốt những vị trí cuối cùng của chủ nghĩa thực dân cũ vừa giáng những đòn nặng nề vào chủ nghĩa thực dân mới. Trong vòng năm, sáu năm kể từ khi Việt Nam thắng Mỹ, đã có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ giành được độc lập và trở thành những thành viên bình đẳng trong cộng đồng quốc tế. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động có bước phát triển với quy mô rộng lớn và khí thế sôi nổi hơn.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng nhận định; Thắng lợi oanh liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nó kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc bắt đầu từ Cách mạng Tháng Tám, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, làm cho Tổ quốc ta vĩnh viễn độc lập, thống nhất và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, cuộc kháng chiến chống Mỹ đã để lại nhiều bài học lịch sử lớn thuộc các lĩnh vực chỉ đạo chiến lược và nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân hết sức độc đáo của Việt Nam. Những bài học lịch sử này là sự phản ánh trung thực các tư tưởng và quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng dân tộc dân chủ, về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đã được vận dụng sáng tạo và có kết quả trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Đây cũng chính là những nội dung mang tính chất chiến lược sâu sắc để chúng ta tiếp tục nghiên cứu và vận dụng sáng tạo vào hoạch định đường lối xây dựng nền quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc, vào xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, thế trận phòng thủ đất nước, vào củng cố và phát triển tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam, Lào và Campuchia cũng như các nước trong cộng đồng ASEAN và quốc tế trong công cuộc hội nhập quốc tế hiện nay.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr.487-488.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #131 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2014, 08:54:28 pm »

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.   C. Mác - Ph. Ăngghen: Về chiến tranh với quân đội, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1983.

2.   V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tập 35.

3.   V.I. Lênin: Chiến tranh du kích, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

4.   V.I.Lênin và J.Stalin: Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1966.

5.   Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977.

6.   Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977.

7.   Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập; Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, 2002, 2003, 2004, tập 15, 16, 17, 20, 21, 22, 23, 24, 26, 28, 29, 30, 31, 34, 35, 36.

8.   Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 2, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.

9.   Hồ Chí Minh: Chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980.

10.   Hồ Chí Minh: Vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất, Nxb. Sự thật, hà Nội, 1972.

11.   Hồ Chí Minh: Về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1970.

12.   Hồ Chí Minh: Về nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1967.

13. G.A. Amtơ: Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985.

14. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

16.   Báo Nhân dân, số ra ngày 7-3-1974.

17.   Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 2-11-1966.

18.   Binh thư yếu lược, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.

19.    Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp: Ba nước năm kháng chiến của quân dân Đồng Tháp (1945 - 1975), 1990.

20.   Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định: Bình Định - Lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945 - 1975), 1992.

21.   Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bến Tre: Bến Tre 30 năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, 1945 - 1975, 1990.

22.   Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam: Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Nam, tập II, Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003.

23.   Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai: Đồng Nai - 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975), 1986.

24. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang: Kiên Giang - 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975), 1987.

25.   Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên: Phú Yên - 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975), 1990.

26.   Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang: Cuộc kháng chiến 30 năm của quân sân Tiền Giang (1945 - 1975), 1988.

27.   Bộ Giáo dục và Đào tạo: Lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003.

28.   Bộ Ngoại giao - Viện Quan hệ quốc tế: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990.

29.   Bộ Ngoại giao Việt Nam: Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

30.   Bộ Nội vụ - Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước - Trung tâm lưu trữ Quốc gia II: Về Đại thắng mùa Xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.

31.   Bộ Quốc phòng: Đường Hồ Chí Minh trên biển - Con đường của ý chí và sức sáng tạo Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nôi, 2011.

32. Bộ Quốc phòng - Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương - Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh: Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006.

33.   Bộ Quốc phòng - Viện Khoa học và Công nghệ quân sự: Lịch sử Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (1960 - 2010), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010.

34.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập I, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990.

35.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập II, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991.

36.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Bộ Quốc phòng 1945 - 2000 (Biên niên sự kiện), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003.

37.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Trận quyết chiến lịch sử Xuân 1975, Hà Nội, 1990.

38.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Đại thắng mùa Xuân 1975 - Nguyên nhân và bài học, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995.

39.   Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12 - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Đường Hồ Chí Minh khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010.

40.   Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12 - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Đường Hồ Chí Minh một sáng tạo chiến lược của Đảng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

41.   Bộ Quốc phòng - Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh: Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thời đại Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011.

42.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử Lịch sử mặt trận Đường 9 - bắc Quảng Trị (1966 - 1973)[/i], Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001.

43.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 11, Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

44.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 12, Những nhân tố hợp thành sức mạnh Việt Nam thắng Mỹ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

45.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975 - Những sự kiện quân sự, Hà Nội, 1988.

46.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.

47.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995.

48.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997.

49.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào: Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào biểu tượng tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Việt - Lào, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010.

50.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (1945 - 1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995.

51.   Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Mấy vấn đề chỉ đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

52.   Bộ Quốc phòng - Tỉnh ủy Quảng Trị: Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971 - Tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011.

53.   Bộ Quốc phòng - Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nôi, 2008.

54.   Bộ Quốc phòng - Tổng cục Hậu cần: Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập II (1954 - 1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

55.   Bộ Quốc phòng - Trung tâm từ điển bách khoa quân sự: Tử điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.

56.   Bộ Tư lệnh Quân khu 5 - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Vành đai diệt Mỹ trên chiến trường Khu V một sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân,

57.   Bộ Tư lệnh Quân khu 5: Khu V - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 2, Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ 1954 - 1968, 1989.

58.   Bộ Tư lệnh Quân khu 5: Khu V - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 3, Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ 1969 - 1975, 1990.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #132 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2014, 08:55:27 pm »

59. Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Quân khu 9 - 30 năm kháng chiến 1945 - 1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

60. Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Lịch sử hậu cần Quân khu 7 (1945 - 2000), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000.

61.   Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) trí tuệ sáng tạo của quân và dân đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010.

62. Bộ Tư lệnh Hải quân: Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955 - 2005), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.

63.   Chiến trường Trị - Thiên - Huế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Thuận Hóa, 1985.

64.   Quang Doãn: Hồi ức chiến tranh Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, số 17892, ngày 6-2-2011.

65.   Lê Duẩn: Cách mạng miền Nam và chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước, Hà Nội, 1970.

66.   Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vi chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976.

67.   Lê Duẩn: Ta nhất định thắng, địch nhất định thua, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1965.

68.   Lê Duẩn: Thư vào Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985.

69.   Lê Duẩn: Về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

70.   Văn Tiến Dũng: Về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (in lần thứ hai, có bổ sung), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.

71.   Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Những vấn đề khoa học và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.

72.   Đảng ủy - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Trà Vinh: Lực lượng vũ trang nhân dân Trà Vinh 30 năm kháng chiến (1945 - 1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1968.

73.   Anatôli Đôbrưnhin: Đặc biệt tin cậy - Vị đại sứ ở Oasinhtơn qua sáu đời tổng thống Mỹ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

74.   Phạm Văn Đồng: Thắng lợi vĩ đại, tương lai huy hoàng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979.

75.   Ilya V. Gaiduk: Liên bang Xôviết và chiến tranh Việt Nam, Ivan R. Dee Publisher Chicago, 1996, Tổng cục V - Bội Nội vụ sao lục, tháng 1-1998.

76.   Borriies Gallasch: Thành phố Hồ Chí Minh giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, Nxb. Thời đại, 2010.

77.   Võ Nguyên Giáp: Bài giảng về đường lối quân sự của Đảng (lưu hành nội bộ).

78.   Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới, Tạp chí Cộng sản, tháng 5-1979.

79.   Võ Nguyên Giáp: Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973.

80.   Võ Nguyên Giáp: Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

81.   Trần Văn Giàu: Miền Nam giữ vững thành đồng, tập 1, Từ hòa bình lập lại đến Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (1954 - 1960), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1964.

82.   Trần Văn Giàu: Miền Nam giữ vững thành đồng, tập 2, Từ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đến ngày sụp đổ ngụy quyền Ngô Đình Diệm (1961 – 1963), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1966.

83.   Trần Văn Giàu: Miền Nam giữ vững thành đồng
, tập 3, Từ sau ngày ngụy quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ đến thời gian chiến tranh đặc biệt của Mỹ - ngụy đến mức cao (1963 - 1965), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1968.

84.   Trần Văn Giàu: Miền Nam giữ vững thành đồng, tập 4, Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968 đến những bước đầu tiên của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh đầu năm 1970, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978.

85.   Marchel Guiglares: Việt Nam ngày đầu leo thang, NQF 1961.

86.   David Halberstam: Những người ưu tú nhất và những người thông minh nhất, tập II, Thư viện Trung ương Quân đội dịch, 1975.

87.   Dương Hảo: Một chương bi thảm, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980.

88.   Hồi ký Richard Nixon, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004.

89.   Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, tập II (1954 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

90.   Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Những vấn đề chính yếu trong lịch sử Nam Bộ kháng chiến (1954 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

91.   Hội nghị cấp cao Lào - Campuchia - Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1983.

92.   Nguyễn Tiến Hưng và Jerold L.Scheeter: Từ tòa Bạch ốc đến dinh Độc Lập, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1990.

93.   Hồ Khang: Tết Mậu Thân 1968 tại miền Nam Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998.

94.   Nguyễn Cao Kỳ (hồi ký): Chúng ta đã thua trận ở Việt Nam như thế nào, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990.

95.   Henry Kissinger: The White House years (Những năm tháng ở Nhà Trắng), Thư viện Trung ương Quân đội dịch, 1982.

96.   Gabriel Kolko: Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003.

97.   Lưu Trọng Lân: “Điện Biên Phủ trên không” - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nôi, 2007.

98.    Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961 - 1976), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nôi, 2004.

99.   Lịch sử Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.

100.   Lịch sử Quân chủng Phòng không, tập II, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1983.

101.   Lịch sử Quân chủng Phòng không, tập III, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.

102.   Phan Ngọc Liên (Chủ biên): Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2005.

103.   Lực lượng vũ trang Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980.

104.   Maicơn Máclia: Việt Nam - Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1990.

105.   Thomas J. McCormick: Nước Mỹ nửa thế kỷ - Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau chiến tranh lạnh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

106.   Miền Đông Nam bộ kháng chiến, tập 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993.

107.   Minh Hải - 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975), Nxb. Mũi Cà Mau, 1986.

108.   Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, tập II (1965 - 1970), Nxb. Sư thật, Hà Nội, 1986.

109.   Robert S. Mc Namara: Cuộc tranh cãi không chấm dứt, xuất bản 1999. New York.

110.   Robert S. Mc Namara: Nhìn lại quá khứ tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, người dịch: Hồ Chính Hạnh, Huy Bình, Thu Thủy, Minh Nga, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

111.   Nam Trung Bộ kháng chiến 1945 - 1975, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

112. Năm năm chiến đấu anh dũng thắng lợi vẻ vang của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1966.

113.   Ngoại giao Việt Nam (1945 - 2000), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

114.   Những sự kiện Lịch sử Đảng, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1982.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #133 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2014, 08:55:57 pm »

115.   Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận dân tộc giải phóng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1968.

116.   Nguyễn Hùng Phi: Lịch sử Lào hiện đại, tập II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

117.   Đặng Phong: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Khoa học thị trường - giá cả, Hà Nội, 1991.

118.   Đặng Phong: 5 đường mòn Hồ Chí Minh, Nxb. Tri thức, 2008.

119.   Đặng Phong: Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955 - 1975, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.

120.   Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam năm 1968, tài liệu lưu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, đơn vị bảo quản 105.

121   Phong trào Đồng khởi 50 năm nhìn lại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.

122.   Pitơ A. Pulơ: Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơen đến Níchxơn, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986.

123.   Nguyễn Đức Phương: Trong vai ông chủ lớn, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1 và 3-1986.

124.   Quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tài liệu lưu tại Viện Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

125.   Quảng Nam - Đà Nẵng - 30 năm chiến đấu và chiến thắng, tập 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1988.

126.   Quảng Ngãi - Lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945 - 1975), Nxb. Tổng hợp Nghĩa Bình, 1983.

126.   Quân chủng Hải quân: Lịch sử đường Hồ Chí Minh trne biển (1961 - 2011), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011.

128.   Quân khu 9 - 30 năm kháng chiến 1945 - 1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996.

129.   Quy luật của địch ở chiến trường Lào trong chiến lược chung Đông Dương là một chiến trường, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, ký hiệu kho TK-4402.

130.   Nell Sheehan: Sự lừa dối hào nhoáng John Paul Vann và nước Mỹ ở Việt Nam, Người dịch: Lê Minh Đức, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1990.

131.   R. W. Stiven (chủ biên): Hy vọng hão huyền, thực tế phũ phàng, vì những hậu quả kinh tế của chiến tranh Việt Nam, New York, 1976.

132.   Lê Quốc Sản: Cuộc đọ sức thần kỳ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991.

133.   H. Y Schandler: Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ L.Johnson và Việt Nam, Nguyễn Mạnh Hà dịch, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.

134.   Sông Bé - Lịch sử chiến trannh nhân dân 30 năm (1945 - 1975), Nxb. Tổng hợp Sông Bé, 1990.

135.   J. Stalin: Sức mạnh của quân đội ta, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975.

136.   J. Stalin: Taàn tập, tập 4, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1965.

137.   J. Stalin: Taàn tập, tập 11, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975.

138.   J. Stalin: Về cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1965.

139.   Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981.

140.   Sức mạnh Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976.

141.   Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ về chiến tranh xâm lược Việt Nam, tập 1, Việt Nam Thông tấn xã dịch và phát hành, tháng 8-1971.

142.   Tài liệu tra cứu những sự kiện Lào, tập III, Thư viện Trung ương Quân đội, Hà Nội, 1980.

143.   Tài liệu tra cứu những sự kiện Lào, tập IV, Thư viện Trung ương Quân đội, Hà Nội, 1980.

144.   Tạp chí Lục quân (Mỹ), số tháng 7-1973.

145.   Hoàng Văn Thái: Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1983.

146.   Thành ủy - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Chiến thắng B.52, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997.

147.   Thành ủy - Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1988.

148.   Thắng lợi to lớn của tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, Nxb. Ngoại văn, Bắc Kinh, 1970.

149.   Phạm Đức Thành: Lịch sử Campuchia, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1995.

150.   Thế giới ca ngợi thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977.

151.   Nguyễn Huy Thục: Cuộc tổng tiến công chiến lược Xuân 1975 và sự cáo chung của chế độ Sài Gòn, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005.

152.   Nguyễn Công Thúc: Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

153.   Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang: Quá trình hình thành và phát triển vùng giải phóng 20 tháng 7 tỉnh Mỹ Tho (20-7-1963 – 30-4-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008.

154.   Tóm tắt tổng kết chiến tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ, tập IV, bản đánh máy, lưu L 1266/83.

155.   Tổng cục Hậu cần: Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2 (1954 - 1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995.

156.   Tổng kết sự thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng ta về mặt quân đội đối với Campuchia, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, ký hiệu kho TK-5441.

157.   Tư liệu về quan hệ ba nước Đông Dương, tờ 5N, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, VL-369.

158.   Tư liệu về quan hệ ba nước Đông Dương, tờ 8N-9N, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, VL-369.

159.   Tư liệu về quan hệ ba nước Đông Dương, tờ 19N - 35, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, VL-369.

160.   Tư liệu về quan hệ ba nước Đông Dương, tờ 42, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, VL-369.

161.   Trần Trọng Trung: Nhà Trắng với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

162.   Trận Ấp Bắc - nhìn từ hai phía, Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.

163.   Trường Chinh: Mấy vấn đề quân sự trong cách mạng Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội 1983.

164.   Trường Chinh: Tiến lên dưới lá cờ của Đảng, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1963.

165.   Nguyễn Xuân Tú: Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứ nước (1954 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

166.   Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Đông Nám Á: Những vấn đề lịch sử - văn hóa Đông Nam Á - Về lịch sử - văn hóa ba nước Đông Dương, Viện Đông Nam Á xuất bản, 1983.

167.   Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Lược sử Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

168.   Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào - Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.

169.   Viện Mác - Lênin - Viện Lịch sử quân sự: Nghiên cứu văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986.

170.   Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3: Chiến thắng Plây Me ba mươi năm sau nhìn lại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995.

171.   Việt Nam - Con số và sự kiện (1945 - 1989), Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990.

172. Đ. A. Vôncôgônốp (chủ biên): Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM