Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:53:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 9  (Đọc 72186 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #110 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2014, 10:15:07 pm »

Đối với Campuchia, một quốc gia nằm phía tây nam bán đảo Đông Dương, có đường biên giới chung với Thái Lan, Lào, Nam Việt Nam và Vịnh Thái Lan, đế quốc Mỹ coi Campuchia là địa bàn phối hợp quan trọng với chiến trường Việt Nam và chiến trường Lào, đồng thời nằm trong ý đồ xây dựng tuyến phòng thủ chiến lược Thái Lan - Campuchia - Nam Việt Nam.

Ngay tại Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương (1954), do tương quan lực lượng giữa các bên ở Campuchia, nhưng quan trọng hơn chính là sự tính toán của một số cường quốc nhằm hạn chế thắng lợi của cách mạng Đông Dương, nên Hiệp định Giơnevơ không có điều khoản về vùng tập kết cho lực lượng kháng chiến Campuchia, buộc họ phải giải tán, sống hòa nhập với cộng đồng xã hội, mặt khác, công nhận Chính phủ Vương quốc Campuchia, do Quốc vương Xihanúc(1) đứng đầu là chính phủ hợp pháp.

Dựa vào Hiệp định Giơnevơ và uy tín của mình, Xihanúc thực thi đường lối hòa bình, trung lập, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa, hữu nghị với tất cả các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự - chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía miến là không có điều kiện ràng buộc. Nhờ đường lối đó, Campuchia đã trả qua một thời kỳ tương đối ổn định, có điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, uy tín trên trường quốc tế được nâng cao(2).

Tuy nhiên, đường lối hòa bình, trung lập của chính quyền Xihanúc đã đi ngược lại lợi ích và ý đồ xâm lược Đông Dương của đế quốc Mỹ, do vậy, Mỹ đã tiến hành chính sách hai mặt với Campuchia. Một mặt, chúng ve vãn, lôi kéo Chính phủ Vương quốc bằng con bài viện trợ - Hiệp ước quân sự Mỹ - Campuchia được ký kết (16-5-1955). Theo đó, từ năm 1956 đến năm 1962, Mỹ đã viện trợ cho Chính phủ Xihanúc 336 triệu đôla(3) cả về quân sự và dân sự. Mục đích của Mỹ là dùng con bài viện trợ để gạt bỏ ảnh hưởng của Pháp, lôi kéo Xihanúc “đi” với Diệm. Đồng thời, theo lệnh của Mỹ, năm 1956, Ngô Đình Diệm cử Cố vấn Ngô Đình Nhu sang thăm Campuchia và vài tháng sau Xihanúc đáp từ sang thăm Nam Việt Nam. Hai bên đã đặt quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Dù vậy, trong một kế hoạch chiến lược lâu dài của mình, đế quốc Mỹ đã khẩn trương tập hợp, nuôi dưỡng các thế lực phản động, thù địch ở cả trong, ngoài nước nhằm thông qua lực lượng này tăng cường sức ép chính trị, quân sự lật đổ chính quyền Xihanúc, xóa bỏ nền hòa bình, trung lập ở Campuchia; tiêu biểu nhất là các kế hoạch đảo chính (không thành công) cuối năm 1958, đầu năm 1959 và cuộc ám sát Xihanúc cuối năm 1959.

Phối hợp với các hoạt động phá hoại từ bên trong, đế quốc Mỹ chỉ đạo chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa, Thái Lan gây ra hàng ngàn vụ khiêu khích vũ trang dọc biên giới Nam Việt Nam - Campuchia, Thái Lan - Campuchia, trắng trợn đưa quân tiến sâu vào lãnh thổ Campuchia phá hoại kinh tế, giết hại dân thường, tuyên bố đóng cửa biên giới, phong tỏa kinh tế… hòng gây sức ép. Trên diễn đàn quốc tế, đế quốc Mỹ liên tục mở các chiến dịch tuyên truyền, phê pháp chính quyền Campuchia vi phạm quyền dân chủ, đả kích đường lối hòa bình, trung lập và vu cáo Chính phủ Vương quốc Campuchia là “đồng minh của cộng sản”… Tất cả những hành động trên thực chất đều nhằm từng bước áp đặt ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ đối với Campuchia dưới hình thức diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Minh chứng là, ngày 18-3-1970, đế quốc Mỹ đã hậu thuẫn thế lực phản động do Lon Non cầm đầu, tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Quốc trưởng Xihanúc, xóa bỏ đường lối hòa bình, trung lập, đưa Campuchia vào quỹ đạo chiến tranh Đông Dương. Đây là một dấu mốc quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân các nước Đông Đương, đúng như nhận định của cố đại tướng Văn Tiến Dũng: “Với cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta và phong trào cách mạng ba nước Đông Dương, cuộc biến động lớn ở Campuchia đầu năm 1970 là một tình huống chiến lược rất quan trọng, đánh đấu một bước phát triển mới trong sự nghiệp cách mạng và chiến tranh cách mạng chống Mỹ của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia”(4). Chính phủ Lon Non thực chất là chính quyền tay sai của Mỹ, đại diện quyền lợi cho lực lượng phong kiến, quan liêu quân phiệt và tư sản mại bản nhằm chống lại, đàn áp, bóc lột nhân dân Campuchia. Sau khi Lon Non lên nắm quyền, trong vòng hai tuần, viện trợ của Mỹ cho Lon Non lên đến 500 triệu đôla(5). Từ năm 1970 đến năm 1975, cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề cho nhân dân và đất nước Chùa Tháp(6), mà nhiều nhà sử học phương Tây đã gọi đây là cuộc diệt chủng lần thứ nhất.

Như vậy, ngay từ năm 1954, đế quốc Mỹ cùng một lúc trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược trên cả hai nước Việt Nam và Lào; đồng thời, biến Campuchia là địa bàn nuôi dưỡng bọn phản động để tiến hành phá hoại đường lối hòa bình, trung lập, chia rẽ khối đoàn kết nhân dân Đông Dương và cuối cùng là trực tiếp mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù chung của nhân dân Đông Dương.


(1) Nôrôđôm Xihanúc sinh ngày 31-10-1922, là cháu nội của vua Nôrôđôm và là cháu ngoại của vua Sisowath. Năm 1941, ông lên ngôi hoàng đế Campuchia trong khuôn khổ chế độ bảo hộ của thực dân Pháp.
(2) Tháng 12-1955, Campuchia được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc.
(3) Xem Phạm Đức Thành: Lịch sử Campuchia, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1995, tr.250.
(4) Đại tướng Văn Tiến Dũng: Về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (in lần thứ hai, có bổ sung), Sđd, tr.277.
(5) Maicơn Máclia: Việt Nam - Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.189.
(6) Cuộc chiến tranh đã giết hại khoảng 600.000 người (chiếm 1/10 dân số), nhiều công trình giao thông, trường học, văn hóa… bị phá hủy. Tại vùng do chính quyền Lon Non kiểm soát, chúng tiến hành nhiều cuộc hành quân đàn áp, khủng bố dã man tàn bạo hơn 400.000 Việt kiều sinh sống ở Campuchia.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #111 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2014, 08:57:36 pm »

Việt Nam, Lào và Campuchia, mỗi nước có một vị trí, vai trò khác nhau trong kế hoạch chiến lược của đế quốc Mỹ. Việt Nam là quốc gia nằm ở phía đông, có diện tích và dân số lớn nhất Đông Dương, lại là trung tâm phong trào cách mạng kháng chiến, là trở lực chính cho âm mưu xâm lược Đông Dương. Lào và Campuchia cùng tựa lưng vào Việt Nam, là phên dậu bảo vệ hành lang phía tây Đông Dương. Do đó, đế quốc Mỹ luôn coi Việt Nam là chiến trường chính, nơi tập trung mọi nỗ lực chiến tranh cao nhất, song đối với chiến trường Lào và Campuchia chúng cũng chưa bao giờ xem nhẹ. Và, mặc dù biện pháp cụ thể thực hiện ở mỗi nước có khác nhau, nhưng đế quốc Mỹ luôn xem Việt Nam, Lào, Campuchia là một thể thống nhất - chiến trường Đông Dương. Đây phải chăng chính là căn nguyên để cắt nghĩa vì sao giới sử học phương Tây gọi cuộc chiến tranh xâm lược này của đế quốc Mỹ là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trước đó là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất).

Để hậu thuẫn cho cuộc chiến tranh này, tháng 9-1954, đế quốc Mỹ đã lôi kéo một số đồng minh của mình lập ra khối SEATO(1) và ngang nhiên đặt miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia dưới sự bảo trợ của khối này. Đây là hành động trắng trợn vi phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương đã được công nhận trong Hiệp định Giơnevơ. Từ năm 1954 đến năm 1970, Mỹ tập trung nỗ lực vào đàn áp cách mạng Việt Nam, Lào và tìm cách lôi kéo, phá hoại nền hòa bình, trung lập của Campuchia. Năm 1970, Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh trên bộ ra toàn Đông Dương, biến Đông Dương thành một chiến trường thống nhất trong một kế hoạch chiến lược chung: “Đông Dương hóa chiến tranh”, trong đó “Việt Nam hóa là nguyên tắc cơ bản trong chính sách của Tổng thống Níchxơn ở Đông Dương”(2). Trong hai năm 1970 - 1971, Không quân Mỹ đã thực hiện trên 10.000 phi vụ mỗi tháng ở Campuchia và 25.000 phi vụ mỗi tháng ở Lào, ném gần 5 triệu tấn bom xuống Đông Dương, hơn gấp 2 lần tổng số bom Mỹ sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chỉ tính 5 tháng đầu năm 1970, Mỹ ném 600.000 tấn ở Việt Nam, riêng các cuộc ném bom bằng máy bay chiến lược B.52 đã tốn kém 1 triệu đôla một ngày(3). Chỉ tính riêng năm 1970 đã có khoảng 400.000 người Đông Dương bị thương vong, phần lớn số này là dân thường vô tội.

Xác định Đông Dương là một chiến trường, nên trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược, đế quốc Mỹ đã tiến hành “một chiến lược khu vực”, với những chủ trương và biện pháp chiến lược nhất quán và có mối liên quan chặt chẽ với nhau;

Thứ nhất, tìm cách gạt Pháp và các lực lượng thân Pháp, loại bỏ tư tưởng thân Pháp, thiết lập chính quyền và quân đội tay sai hòng độc chiếm Đông Dương. Trải qua gần một thế kỷ xâm lược và thống trị, thực dân Pháp đã có những tác động, ảnh hưởng (cá tích cực và tiêu cực) trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội ở Đông Dương, trong đó bộ máy chính quyền quan liêu bản xứ và các thế lực phản động thân Pháp chịu ảnh hưởng lớn nhất. Đế quốc Mỹ cho rằng, muốn độc chiếm Đông Dương thì trước hết phải gạt hết các thế lực thân Pháp, loi kéo và xây dựng lại lực lượng làm tay sai phục vụ cho “chế độ mới”. Hoạt động gạt Pháp được đế quốc Mỹ thực hiện triệt để trên cả ba nước Đông Dương. Thực tế cho thấy những hoạt động, chiến dịch lớn đầu tiên của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và ở Lào là nhằm “thu phục” và tiêu diệt các lực lượng thân Pháp. Tại miền Nam Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Mỹ, Ngô Đình Diệm liên tiếp mở những chiến dịch quân sự lớn nhằm tiêu diệt các giáo pháp chống đối và có tư tưởng thân Pháp như Cao Đài, Hào Hảo, Bình Xuyên… Ở Lào, cuối năm 1954, Mỹ đưa Cà Tày Đônxaxôlít, tay sai mới của Mỹ lên làm thủ tướng. “Việc thành lập Chính phủ Cà Tày là biểu hiện trắng trợn của Mỹ trong việc gạt Pháp ra khỏi Đông Dương, mở đầu việc phá hoại Hiệp định Giơnevơ 1954 một cách có hệ thống”(4). Tại Campuchia, do lực lượng phản động còn hạn chế, Mỹ chưa thiết lập được chính quyền tay sai nên giai đoạn đầu, Mỹ tìm cách gây dựng lực lượng tay sai phản động, dùng con bài viện trợ để gây dựng ảnh hưởng của mình, hạn chế tiến tới gạt ảnh hưởng của Pháp(5) và tiến hành các hoạt động đảo chính, lật đổ chính quyền thân Pháp, lập chính quyền thân Mỹ. Dù vậy, cũng phải đến năm 1970, đế quốc Mỹ mới thiết lập được chính quyền tay sai ở Phnôm Pênh, hoàn thành hệ thống chính quyền tay sai bản xứ trên toàn Đông Dương.


(1) “Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á - Khối SEATO” (viết tắt mục từ tiếng Anh: South East Asia Treaty Organiztion) bao gồm các nước: Mỹ, Anh, Pháp, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Thái Lan, Philíppin, Pakixtan (năm 1973 rút khỏi SEATO). Do thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, tháng 9-1975 SEATO tuyên bố giải thể, tháng 6-1977 chấm dứt sự tồn tại.
(2) Nguyễn Cao Kỳ (hồi ký): Chúng ta đã thua trận ở Việt Nam như thế nào?, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990, tr.241.
(3) Xem Giôdép A. Amtơ: Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, tr.260.
(4) Nguyễn Hùng Phi - TS. Buasi Chalơnsúc: Lịch sử Lào hiện đại, Sđd, t.II, tr.43.
(5) Từ năm 1956 đến năm 1962, Mỹ viện trợ cho Campuchia tới 366 triệu đôla, trong khi đó, Pháp muốn duy trì ảnh hưởng ở Campuchia nhưng chỉ viện trợ nhỏ là 25 triệu đôla (1956 - 1962), tức là chỉ bằng 1/14 viện trợ của Mỹ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #112 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2014, 08:58:45 pm »

Thứ hai, để chống phá lực lượng cách mạng mỗi nước cũng như lực lượng cách mạng chung trên bán đảo Đông Dương, các đại sứ quán Mỹ đặt tại Nam Việt Nam, Lào, Campuchia chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của các thế lực phản động và chính quyền tay sai ở Đông Dương theo một chương trình hành động thống nhất. Dưới sự chỉ đạo của Mỹ, các liên minh giữa các lực lượng, chính quyền tay sai trên bán đảo Đông Dương được thành lập như liên minh Sài Gòn - Viêng Chăng, Sài Gòn - Phnôm Pênh, Viêng Chăn - Phnôm Pênh. Trong quá trình đó, hoạt động chống phá cách mạng của chính quyền tay sai các nước này đều được chính quyền tay sai các nước kia ủng hộ, phối hợp, giúp đỡ (thậm chí cả việc cho phép lực lượng liên minh tiến sâu vào lãnh thổ của mình). Ngay từ cuối năm 1954, đại diện chính quyền tay sai của Mỹ ở Lào, Nam Việt Nam cùng với chính quyền Thái Lan đã nhóm họp để bàn biện pháp chống phá cách mạng ba nước Đông Dương. Tại đây, chúng đã đi đến thống nhất cùng nhau xây dựng các tuyến đường chiến lược xuyên quốc gia nhằm dễ dàng hỗ trợ quân sự cho nhau, gồm các tuyến đường từ Uđon (Thái Lan) đến Noọng Khai (Lào) và từ Atôpư (Lào) đến Quy Nhơn (Nam Việt Nam). Chính phủ Thái Lan đã ký với Chính phủ Cà Tày Hiệp định phòng thủ chung kiểm soát chặt chẽ biên giới Lào - Thái Lan, đồng ý cho quân đội Thái Lan tiến sâu vào lãnh thổ Lào, dọn đường cho quân Thái Lan sẵn sàng can thiệp vào Lào khi có lệnh của Mỹ. Đầu năm 1956, theo sự chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, gồm Cố vấn Ngô Đình Nhu, Bộ trưởng Phủ Tổng thống Nguyễn Hữu Châu, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Văn Đỗ… sang viếng thăm Phnôm Pênh, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của Quốc trưởng Xihanúc. Ngay sau đó, chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền Phnôm Pênh đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Ngô Trọng Hiếu được Ngô Đình Diệm cử sang làm đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Phnôm Pênh. Dưới sự điều hành của cơ quan tình báo Mỹ tại Sài Gòn, Ngô Trọng Hiếu đã tổ chức một mạng lưới ngầm liên kết với những phần tử phản động ở Campuchia như Đáp Chuôn, Sơn Ngọc Thành, Sam Sari tiến hành hoạt động chống phá nền hòa bình, trung lập của Chính phủ Phnôm Pênh, chuẩn bị kế hoạch đào chỉnh lật đổ chính quyền Xihanúc. Tháng 10-1958, Cố vấn Ngô Đình Nhu dẫn đầu phái đoàn quan chức cấp cao Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sang thăm Lào. Tháng 5-1959, Khămphăn Pămha - Bộ trưởng Ngoại giao Viêng Chăn dẫn đầu phái đoàn quan chức Chính phủ phái hữu Lào sang thăm Việt Nam Cộng hòa. Tại những cuộc thăm viếng này, hai bên đã ký kết nhiều hiệp định ủng hộ, giúp đỡ và phối hợp cùng chống phá cách mạng các nước Đông Dương, Đáng chú ý nhất là Nghị định thư về “quyền truy nã lực lượng chống đối chính phủ” được ký kết tại Viêng Chăn (11-6-1959) giữa Khămphăn Pămnha và Vũ Văn Mẫu (Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Cộng hòa). “Thực chất đây là âm mưu của Mỹ để chuẩn bị phối hợp giữa quân đội tay sai các nước nhằm đàn áp cách mạng Lào và Việt Nam”(1). Tháng 9-1960, Mỹ chỉ đạo Chính phủ Thái Lan và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa viện trợ cấp tốc cho thế lực tay sai tại Lào nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh nhằm chống lại cách mạng Lào; đồng thời, dàn xếp Phumi Nôxavẳn (đứng đầu lực lượng phái hữu trong Chính phủ liên hiệp ba phái ở Lào) ký với Nguyễn Khánh (Tổng Thư ký - Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa) một hiệp ước cho phép quân đội Việt Nam Cộng hòa được quyền “truy kích cộng sản” sang đất Lào. Khi cuộc đảo chính lật đổ chính quyền trung lập của Xihanúc diễn ra, Mỹ đứng ra dàn xếp mâu thuẫn vốn có giữa Lon Non với các thế lực phản động khác ở trong và ngoài nước Campuchia, và móc nối liên kết với chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Viêng Chăn và Băng Cốc, trên cơ sở đó củng cố bộ máy thống trị tập trung quyền lực vào tay Lon Non, tập hợp thêm lực lượng chính trị hậu thuẫn trực tiếp cho chính quyền Lon Non, thực hiện cái gọi là “chế độ Cộng hòa Campuchia”, lừa bịp dư luận trong và ngoài nước. Về đối ngoại, chính quyền Lon Non câu kết chặt chẽ với Mỹ và các chính quyền tay sai, phụ thuộc Mỹ ở Đông Dương. Vì thế, các nước này đã lần lượt ra tuyên bố công nhận chính quyền mới của Lon Non, đặt quan hệ ngoại giao với Campuchia, đặt phái bộ thường trực giữa hai bên, tổ chức các đoàn quan chức cao cấp chính phủ qua lại thăm viếng lẫn nhau giữa đại diện các chính phủ Mỹ, Thái Lan, Việt Nam Cộng hòa và Campuchia, cùng ký kết các hiệp định phối hợp để chống phá cách mạng của các nước Đông Dương. Riêng với chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tháng 5-1970, ngay sau khi thực hiện thành công cuộc đảo chính lật đổ Chính quyền Xihanúc, Chính phủ Lon Non đã tổ chức phái đoàn cấp cao do Bộ trưởng Ngoại giao cầm đầu sang thăm viếng chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hai bên nhất trí nối lại quan hệ cấp đại sứ (bị gián đoàn từ năm 1963).

Như vậy, đến năm 1970, đế quốc Mỹ đã thực hiện được mưu đồ mở rộng cuộc chiến tranh trên bộ ra toàn cõi Đông Dương, đẩy mạnh liên kết, phối hợp giữa các chính quyền tay sai, thân Mỹ: Sài Gòn - Phnôm Pênh - Viêng Chăn - Băng Cốc thành một “liên minh ma quỷ”, một công cụ đắc lực cho việc thực hiện chính sách “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”, “dùng người châu Á đánh người châu Á” của đế quốc Mỹ, gây nên tình hình mất ổn định rất nghiêm trọng trong khu vực, đe dọa hòa bình Đông Nam Á và thế giới.


(1) Nguyễn Hùng Phi - TS. Buasi Chalơnsúc: Lịch sử Lào hiện đại, Sđd, t.II, tr.69.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #113 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2014, 09:00:02 pm »

Thứ ba, đế quốc Mỹ triệt để lợi dụng vấn đề khác biệt dân tộc, vấn đề tôn giáo, các mối quan hệ lịch sử cũ để lại phục vụ cho mưu đồ chia rẽ, cô lập từng nước, gây sự xung đột giữa các nước khác nhau. Đây là mưu kế vô cùng hiểm độc, đã có từ thời Pháp(1), nhưng được Mỹ nhân rộng với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhằm chia rẽ sự đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. Mặt khác, đế quốc Mỹ triệt để khai thác những hạn chế của Hiệp định Giơnevơ để vu cáo Đảng Lao động Việt Nam chỉ tính đến lợi ích của mình mà bỏ rơi đồng chí, đồng đội khiến cho lực lượng kháng chiến Campuchia không có vùng tập kết, buộc phải giải tán; còn lực lượng kháng chiến Lào chỉ giành được quyền kiểm soát hai tỉnh…, kích động một số phần tử phản động ẩn náu trong đảng tuyên truyền gây tâm lý hoang mang, hận thù đối với cách mạng trong một bộ phận quần chúng nhân dân; đồng thời, lợi dụng những vấn đề do lịch sử để lại để gây hận thù giữa các dân tộc Đông Dương. Luận điệu của chúng đưa ra là: Việt Nam có dân số đông, nằm bên cạnh Lào và Campuchia, trước đây từng xâm lược, nay muốn biến Lào, Campuchia thành nước cộng sản phụ thuộc…, hoặc: Việt Nam muốn xâm lược hai nước còn lại để thành lập Liên bang Đông Dương. Trái lại, để ngụy biện cho âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, chúng cho rằng: Lào và Campuchia là hai quốc gia có chủ quyền, có đại sứ ở các nước, được quốc tế công nhận, Mỹ đến giúp các nước xây dựng đất nước và đánh đuổi Việt Nam xâm lược, bảo vệ độc lập cho Lào, Campuchia… Bằng những luận điệu phản động này cùng với sự viện trợ kinh tế - quân sự, đế quốc Mỹ đã lôi kéo được tầng lớp tư sản, phong kiến, một số tù trưởng, tộc trưởng của hai nước cùng một số cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, một bộ phận nhân dân nhẹ dạ, cả tin của các nước bạn. Năm 1970, sau khi lật đổ Chính phủ Xihanúc, thiết lập chính thể cộng hòa, dưới sự thao túng của Mỹ, Lon Non đã đưa ra cái gọi là “chủ nghĩa Khmer mới” (Le Néo - Khmerisme) - đề cao chủ nghĩa dân tộc Khmer (coi người Khmer là dân tộc thượng đẳng) và cần phải khôi phục lại “vương quốc” hùng mạnh Ăngco, vận động nhân dân chống lại cộng sản, chia rẽ dân tộc Khmer với dân tộc Việt Nam, xuyên tạc và khoét sâu cái mà chúng gọi là “hận thù truyền kiếp với người Việt Nam”, tiến hành đàn áp, khủng bố giết hại hàng ngàn Việt kiều vô tội, thực hiện đóng cửa biên giới Việt Nam - Campuchia, đóng cửa các sân bay, hải cảng. Thực chất đó là hành động nhằm kích động tâm lý dân tộc cực đoan, gây thù hằn dân tộc, chia rẽ sự đoàn kết nhân dân Đông Dương. Tệ hại hơn, Mỹ và các thế lực phản động còn đặt điều vu cáo: Việt Nam dân số đông, lại đói nên đưa người tràn sang Lào, Campuchia lấy thóc gạo, hoặc, nếu không có người Việt Nam, nhân dân Lào và Campuchia sẽ không bị đói. Chúng sử dụng máy bay ném bom giết hại nhiều người dân vô tội, song lại bao biện rằng: Mỹ chỉ đánh người Việt Nam! Người Việt Nam sang Lào, Campuchia mang lại tai họa cho nhân dân bản xứ… Do bị lôi kéo, trên thực tế, một bộ phận quan trọng người Mông và Khmer đã nổi dậy chống phá cách mạng trong nước và chống phá Việt Nam, gây những tổn hại to lớn cho liên minh đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước. đặc biệt khi chính quyền trung lập của Xihanúc bị lật đổ, một số phần tử phản động chui vào hàng ngũ Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, tìm cách khước từ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Việt Nam: không nhận sự giúp đỡ của Việt Nam về cán bộ các ngành, về lương thực, vô hiệu hóa các tổ chức chính trị, quần chúng mà ta giúp xây dựng. Đối với các tổ chức vũ trang ta giúp xây dựng, trang bị vũ khí và huấn luyện, sau khi nhận bàn giao họ đã tiến hành thao túng, rồi giải tán; hoặc chỉ lựa chọn một số người rồi tổ chức lại, nhưng vũ khí trang bị rất hạn chế. Họ tìm mọi cách né tránh các cuộc gặp gỡ trực tiếp với ta, thậm chí có nơi còn bí mật ra lệnh cấm nhân dân bán gạo cho ta, không cho cán bộ, chiến sĩ ta ở trong nhà dân… “Tóm lại, bạn không muốn cho ta biết các việc bạn làm và cũng không muốn ta tham gia làm với bạn. Phản ánh với bạn, bạn chỉ nói là bạn không có chủ trương, mà đó chỉ là tự phát của địa phương, của cơ sở”(2). Đến khi Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, các phần tử phản động tuyên truyền xuyên tạc, rằng: Cộng sản Bắc Việt chủ trương ngưng chiến tranh với Mỹ để Mỹ có điều kiện tập trung đánh phá cách mạng Campuchia và cách mạng Lào…


(1)  Đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp hoàn thành công cuộc xâm lược và bình định Đông Dương, chúng chia Đông Dương thành năm xứ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên, Ai Lao) để dễ bề cai trị. Phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa trên phạm vi toàn Đông Dương, thực dân Pháp đưa một số viên chức người Việt Nam đã qua đào tạo, có chuyên môn, trình độ cùng công nhân lao động sang Lào và Campuchia làm việc, thậm chí chúng còn cưỡng ép, đưa cả binh lính người Việt sang Lào và Campuchia, tiến hành các cuộc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân và làm bia đỡ đạn trong các cuộc sung đột với các nước khu vực. Nhiều người Việt Nam sinh sống và làm ăn trên đất Lào, Campuchia đã coi đó là quê hương thứ hai gắn bó máu thịt của mình, có sự đóng góp quan trọng trong tiến trình lịch sử chung của nước bạn. Tuy niên, sau khi thất bại trong công cuộc cai trị, nhất là trong cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai đối với Đông Dương, thực dân Pháp lại tuyên truyền xuyên tạc với khẩu hiệu “Việt Nam người đông lấn át Lào, lấn át Campcuhia” khiến cho một bộ phận nhân dân Lào, Campuchia có sự nghi kị đối với Việt Nam. Chúng tìm cách đề cao vị trí của vua Lào, của quốc vương Campuchia, phát động chiến dịch “tẩy chay người Việt, trục xuất người Việt”, coi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là xâm lược, sử dụng quân viễn chinh Pháp câu kết với quân phản động Lào, Campuchia đánh Việt Nam với khẩu hiệu “Pháp giúp Lào và Campuchia đánh cộng sản Việt Nam để bảo vệ độc lập của Lào, Campuchia”.
(2) Tổng kết sự thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng ta về mặt quân sự đối với Campuchia, tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, số TK-5441, tr.153.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #114 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2014, 09:01:23 pm »

Thứ tư, trong quá trình tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Lào và Campuchia, đế quốc Mỹ sử dụng chiêu bài dùng lãnh thổ nước này làm bàn đạp để uy hiếp, tiến công nước kia, ngăn cản sự chi viện, hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau của nhân dân Đông Dương, quyết ngăn chặn tuyến vận tải quân sự chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh - xương sống của chiến trường Đông Dương; cắt đứt nguồn chi viện chiến lược của hậu phương lớn miền Bắc Việt Nam cho chiến trường ba nước, biểu tượng sáng ngời của liên minh đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của các dân tộc Đông Dương. Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn câu kết chặt chẽ với chính quyền phản động Lào và Campuchia tập trung lực lượng, liên tục tiến hành các hoạt động phá hoại đường Trường Sơn. Ngay từ tháng 11-1961, Mỹ lệnh cho quân đội Sài Gòn tập trung hàng ngàn quân, có không quân yểm trợ mở các cuộc hành quân càn quét đánh ra khu vực đường 9 (Khu vực Ngược Nước), đồng thời phối hợp quân đội phái hữu ở Lào đóng thêm đồn bốt tại các vị trí hiểm yếu: Tà Rụt, Tà Lương, Cô Ca Va, A So, A Lưới… Cuối năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền phái hữu Lào tung gián điệp, biệt kích nống ra khu vực đường 9, từ Huội San trở xuống dọc biên giới Việt - Lào, hỗ trợ, chỉ đạo bọn tay sai hoạt động ngầm phá hoại phong trào cách mạng vùng Xiêng Hom, Sê Pôn, Mường Noòng… Dọc theo biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, đối phương tổ chức xây dựng các cứ điểm mạnh (như Khâm Đức, Ke Sanh, Hướng Hóa ở Việt Nam, Huội San ở Lào…) làm bàn đạp cho các cuộc hành quân thâm nhập bên kia biên giới đánh phá vùng giải phóng, phá hoại hành lang tuyến vận chuyển chiến lược 559 của ta. Mỹ đã ném trên 4 triệu tấn bom đạn xuống đường Trương Sơn. Không quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành rải chất độc hóa học xuống 7 làng Khmer ở Đuông Pích, tỉnh Ratanakiri (7-1964), ném bom xã Anlong Cres, tỉnh Côngpông Chàm và bắn phá đồn Dak Đam, tỉnh Mondokiri (10-1964); trắng trợn công bố lệnh cho phép quân Mỹ được vào đất Campuchia truy kích Việt cộng khi cần; dùng không quân, pháo binh, biệt kích bắn phá trên phạm vi 20km qua biên giới vào Campuchia (12-1965)… Tính đến đầu năm 1964, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành đến 255 vụ vi phạm lãnh thổ Campuchia trên đất liền, 24 vụ vi phạm hải phận, 412 vụ vi phạm không phận, gây thương vong cho hàng trăm người dân Campuchia. Ngay sau khi bước vào Nhà Trắng, Níchxơn đã ra lệnh mở cuộc ném bom vùng Đông Bắc Campuchia, khu vực mà chúng nghi nờ là nơi đứng chân của chủ lực Quân giải phóng miền Nam. Từ ngày 18-3-1969, các cuộc ném bom của không quân Mỹ nhằm vào khu căn cứ 352 (khu vực Móc Câu, Mỏ Vẹt thuộc biên giới Việt Nam - Campuchia) bắt đầu diễn ra. Theo Níchxơn, đây chính là “điểm ngoặt đầu tiên trong cách tiến hành chiến tranh Việt Nam của chính quyền tôi”.

Đến năm 1970, khi các chính quyền tay sai bản xứ được thiết lập trên toàn Đông Dương, việc sử dụng lãnh thổ nước này làm bàn đạp tiến công nước kia được đế quốc Mỹ đẩy lên nấc thao cao nhất, bởi theo Níchxơn: “không thể có vấn đề nơi ẩn giấu lực lượng trên đất Campuchia để kẻ thù có thể tiếp tục đe dọa sự an toàn của những người Mỹ còn ở Nam Việt Nam và chuẩn bị tràn ngập lãnh thổ Nam Việt Nam khi chúng tôi rút hết quân”(1). Níchxơn coi bất kỳ một cuộc tiến công nào từ lãnh thổ nước này sang nước kia ở Đông Dương đều nhằm tiêu diệt một “kẻ thù chung” là “cộng sản”. Từ ngày 27-3 đến 6-4-1970, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa tổ chức nhiều toán biệt kích liên tiếp xâm nhập sâu vào lãnh thổ Campuchia từ 10 đến 15km. Từ ngày 13-4 đến ngày 23-4-1970, Quân đoàn 3 Quân đội Việt Nam Cộng hòa tiến hành cuộc hành quân mang tên Toàn thắng 41 nhằm giải tỏa vùng Xoài Riêng - Gò Dầu Hạ; Quân đoàn 4 tiến hành cuộc hành quân Cửu Long, đánh vào vùng biên giới Hồng Ngự. Tháng 4-1970, 10 vạn quân Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa mở cuộc hành quân đánh sang Campuchia(2). Tiếp đó, từ ngày 7-9 đến ngày 30-12-1970, quân Việt Nam Cộng hòa có sự phối hợp của 45 tiểu đoàn quân Lon Non, có không quân Mỹ yểm trợ, mở cuộc hành quân Chenla 1, nhằm giải tỏa lộ 6, lộ 7 (thị xã Côngpông Chàm) phát triển lên hướng đông bắc, đánh sâu vào vùng giải phóng, buộc các đơn vị vũ trang ta phải lui về đối phó. Ngày 30-1-1971, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa tập trung 55.000 quân (gồm 40.000 quân Việt Nam Cộng hòa và 15.000 quân Mỹ), mở cuộc hành quân Lam Sơn 719, nhằm phá cơ sở hậu cần, cắt đứt hành lang tuyến chi viện chiến lược của cách mạng Đông Dương. Ngày 20-8-1971, Mỹ chỉ huy 70 tiểu đoàn bộ binh và một số đơn vị pháo binh, xe bọc thép, tàu chiến, được sự yểm trợ của không quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa mở cuộc hành quân Chenla đánh lên hướng Côngpông Thom, nhằm nối lại đường 6, cắt đứt hành lang tiếp tế của ta, chiếm lại khu vực đông dân, nhiều lúa để triệt nguồn lương thực của ta, đồng thời tạo bàn đạp chuẩn bị cho bước tiến công chiếm đường 7, rồi đánh sâu vào căn cứ hậu phương của ta. Tất cả những cuộc hành quân lớn này đều nhằm mục đích chung: tiêu diệt cơ quan đầu não cách mạng miền Nam, tiêu diệt, đẩy lùi chủ lực ta ra xa hơn nữa, phá việc chuẩn bị đánh lớn của ta, phá hủy kho tàng, cơ sở hậu cần, phá tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, chia cắt chiến trường Đông Dương, cô lập từng nước tiến lên tiêu diệt lực lượng cách mạng cả ba nước, kiểm nghiệm và rèn luyện khả năng đánh quy mô lớn của quân đội Việt Nam Cộng hòa.


(1) Hồi ký Richard Nixon, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.539.
(2) Kítxinhgiơ tuyên bố: “Về chiến lược mà nói, Campuchia không thể được xem như một nước tách khỏi Việt Nam… Kẻ địch ở cả hai nước chỉ là một. Bất kỳ lực lượng nào chúng ta đã đánh ở Campuchia, chúng ta sẽ phải đánh ở Việt Nam và ngược lại”.Theo Níchxơn thì “một cuộc tiến công quân sự đã được tiến hành, không phải vì mục đích mở rộng chiến tranh vào Campuchia, mà vì mục đích chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam”. Dẫn theo A. Amtơ: Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, tr.288, 291.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #115 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2014, 09:02:49 pm »

Thứ năm, đế quốc Mỹ dùng chính sách ngoại giao nước lớn, tìm cách bắt tay các cường quốc nhằm hạn chế thắng lợi cách mạng Đông Dương. Xét một cách khách quan, cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Đông Dương không chỉ giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Đông Dương với đế quốc Mỹ, mà hơn thế là còn nhằm giải quyết cả mâu thuẫn giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Quy mô của cuộc chiến tranh Đông Dương không chỉ tùy thuộc vào âm mưu và hành động của Mỹ, mà còn chịu sự tác động bởi sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, chịu sự tác động của các cường quốc, trong đó có Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Do vậy, nhiệm vụ cách mạng Đông Dương vừa là trực tiếp chống Mỹ xâm lược, đồng thời cũng phải đấu tranh với những thủ đoạn ngoại giao nước lớn của đế quốc Mỹ. Cụ thể là: ngày 7-9-1959, Mỹ gây sức ép Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết (do Mỹ soạn thảo) về việc thành lập một tiểu ban điều tra “tình hình Lào”, gồm đại biểu bốn nước (Áchentina, Italia, Nhật Bản, Tuynidi), bất chấp sự phản đối của Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhiều nước khác. Sau khi chỉ đạo lật đổ Quốc vương Xihanúc, đế quốc Mỹ vội vàng ra tuyên bố công nhận chính phủ mới ở Phnôm Pênh, nhanh chóng tìm cách khôi phục lại hoạt động của Ủy ban quốc tế ở Campuchia, dùng bàn tay của Liên hợp quốc để can thiệp vào Campuchia nhằm hợp pháp hóa chính quyền Lon Non, thúc đẩy một số nước đồng minh phụ thuộc ở Đông Nam Á xúc tiến mở hội nghị Giacácta (Inđônêxia) để bàn định kế sách hành động và chuẩn bị dư luận can thiệp vào Campuchia. Trên thực tế “các sự kiện ở Đông Dương đã thu hút sự chú ý của các đoàn ngoại giao ở Oasinhtơn. Các đại sứ đã trao đổi với nhau một cách sôi nổi xung quanh vấn đề đó”(1). Năm 1970, Níchxơn đã tỏ ý muốn bắt tay với các nước lớn như Liên Xô và Trung Quốc, nhằm kiềm chế thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương, cô lập cách mạng mỗi nước và cách mạng chung ba nước trên trường quốc tế, hòng giải quyết cuộc chiến này.

Như vậy, những biện pháp chiến lược của đế quốc Mỹ thực thi trên toàn Đông Dương cũng như những biện pháp cụ thể Mỹ thi hành hòng đạt mục đích cuối cùng là thống trị, nô dịch các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, coi Việt Nam, Lào, Campuchia là một “thực thể thống nhất” và một chiến trường chung. Với tiềm lực kinh tế, quân sự khổng lồ, đế quốc Mỹ rút ra những bài học từ sự thất bại của người Pháp, nỗ lực không ngừng nghỉ cho cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương với những thủ đoạn, biện pháp rất thâm độc. Vì vậy, cách mạng ba nước đứng trước muôn vàn khó khăn, nhân dân Đông Dương chịu những hy sinh, tổn thất nặng nề. Tuy có những đặc điểm khác nhau, nhưng trước sự xâm lược của đế quốc Mỹ, nhân dân ba nước đều có nguyện vọng, yêu cầu chung là cùng nhau bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ và các thế lực phản động tay sai. Muốn đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân ba nước Đông Dương nhất định phải đoàn kết liên minh cùng chiến đấu. Đó là một quy luật khách quan, tất yếu của lịch sử bởi chỉ có vậy, mới phát huy được sức mạnh trong nước, kết hợp được sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh bại quân thù, giành lại độc lập, tự do, hòa bình cho mỗi dân tộc. Tính chất chính nghĩa, sự tương đồng về lịch sử, văn hóa, sự gắn bó chặt chẽ về địa - chính trị còn làm cho sức mạnh đoàn kết nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia được phát huy và nhân lên gấp bội. Quy luật đấu tranh cách mạng của nhân dân ba nước Đông Dương cũng khẳng định một điều là: ở đâu và khi nào có sự đoàn kết chiến đấu thù cách mạng giành được thắng lợi, ngược lại, ở đâu và khi nào mất đoàn kết, bị chia rẽ thì cách mạng sẽ bị thất bại và phải gánh chịu những tổn thất hết sức nặng nề. Trách nhiệm của mỗi nước, mỗi dân tộc đối với liên minh đoàn kết chiến đấu là phải tự nguyện, bình đẳng, nêu cao tinh thần thủy chung, chịu đựng gian khổ, hy sinh chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của nước mình, dân tộc mình, đồng thời góp hết sức mình cho sự nghiệp cách mạng chung các nước anh em; sẵn sàng đảm nhận, chia sẽ khó khăn về phía mình, tạo những điều kiện thuận lợi để giúp cách mạng nước bạn phát triển, coi thắng lợi giành được ở mỗi nước cũng đồng thời là thắng lợi chung của cách mạng ba nước. Rõ ràng, trước cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ, “hơn lúc nào hết, nhân dân Đông Dương cần đề cao cảnh giác, siết chặt hàng ngũ, tăng cường đoàn kết, ủng hộ lẫn nhau, quyết đem hết tinh thần và nghị lực, tài năng sáng tạo và ý chí kiên cường của mình đánh bại kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai. Chỉ có như vậy, nhân dân Đông Dương chúng ta mới giành được độc lập và hòa bình thật sự, vĩnh viễn thoát khỏi ách thống trị của nước ngoài, mới phát huy được quyền làm chủ và xây dựng đất nước theo đường lối riêng của mình”(2).

Trong khối đoàn kết liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương, Việt Nam là nước có diện tích lớn nhất, dân số đông nhất, lại có vị trí thuận lợi thông thương với quốc tế, tiếp nhận sự giúp đỡ quốc tế lớn hơn, có lực lượng cách mạng mạnh, lực lượng vũ trang mạnh hơn hai nước bạn, do đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhận thức rõ trách nhiệm “là trụ cột của cách mạng bán đảo Đông Dương và giữ vai trò nòng cốt của tình đoàn kết chiến đấu bền vững không thể có gì phá vỡ nổi giữa Lào, Việt Nam, Campuchia”(3).


(1) Anatôli Đôbrưnhin: Đặc biệt tin cậy - Vị đại sứ ở Oasinhtơn qua sáu đời tổng thống Mỹ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.225.
(2) Phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ tại Hội nghị cấp cao Đông Dương (24-4-1970). Dẫn theo Thắng lợi to lớn của tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, Nxb. Ngoại văn, Bắc Kinh, 1970, tr.45.
(3) Diễn văn khai mạc của đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại Hội nghị cấp cao Lào - Campuchia - Việt Nam, ngay 23-3-1983. Dẫn theo Hội nghị cấp cao Lào - Campuchia - Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983, tr.18.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #116 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2014, 09:03:55 pm »

II - LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VỚI QUÂN VÀ DÂN LÀO, CAMPUCHIA
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Trước những âm mưu và thủ đoạn, biện pháp chiến lược mới của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, cùng với tiến trình kháng chiến cứu nước, tình đoàn kết, chiến đấu của quân và dân ba nước Đông Dương ngày thêm gắn bó, thủy chung. Đây là một tất yếu lịch sử khách quan. Tuy rằng được kế thừa truyền thống đoàn kết, liên minh chiến đấu chống thực dân Pháp thành công của ba dân tộc và có chung một số điều kiện khách quan, nhưng, do sự chi phối, tác động của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới, những vấn đề lịch sử để lại, khiến cho tình hình chính trị vùng bán đảo Đông Dương trở nên phức tạp khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tại Việt Nam, miền Bắc được giải phóng, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội và thực sự trở thành hậu phương, căn cứ địa vững chắc cho miền Nam và ba nước Đông Dương anh em đánh Mỹ. Đây không chỉ là nơi huy động nguồn nhân lực và của cải cho kháng chiến, mà còn là nơi tiếp nhận nguồn viện trợ vật chất của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên thế giới để vận chuyển vào chiến trường phục vụ kháng chiến. Sự hậu thuẫn về mọi mặt của miền Bắc (Việt Nam) chính là tiền đề, là gốc rễ cho mọi thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Miền Nam tiếp tục kháng chiến, nhằm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ở Lào, theo Hiệp nghị Giơnevơ, lực lượng kháng chiến Pathét Lào có vùng tập kết là hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalỳ; Đảng nhân dân cách mạng Lào, lực lượng vũ trang và các tổ chức cách mạng được quốc tế thừa nhận là một thực thể chính trị độc lập, hợp pháp, chuẩn bị tiến tới tổng tuyển cử, thành lập chính phủ liên hiệp. Còn với Campuchia mặc dù được công nhận độc lập, nhưng đảng, các tổ chức kháng chiến và lực lượng vũ trang cách mạng không có vùng tập kết, không được thừa nhận là một thực thể chính trị tồn tại độc lập, hợp pháp. Đây thực sự là nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình hình chính trị ở Campuchia trở nên cực kỳ phức tạp và tiềm ẩn nhiều khó khăn lớn trong quá trình vận động cách mạng. Thực tiễn lịch sử này cho thấy rằng, tình hình các nước trên bán đảo Đông Dương khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn biến phức tạp hơn gấp bội phần so với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đó. Tuy nhiên, trước hiểm họa xâm lược của đế quốc Mỹ, nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia đều có chung nguyện vọng thiết tha là đoàn kết, liên minh với nhau cùng đánh đuổi kẻ thù chung, giành hòa bình, độc lập, chủ quyền cho dân tộc mình, đất nước mình.

Nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm với sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia, Đảng Lao động Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm xác định: để chiến thắng đế quốc Mỹ mạnh hơn ta gấp bội, chúng ta phải luôn luôn giương cao ngọn cờ quốc tế vô sản; kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủng, đúng đắn và sáng tạo; chủ động đề ra và nhất quán thực hiện những quyết sách về đoàn kết, liên minh với hai nước láng giềng là Lào và Campuchia nhằm tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ giúp đỡ của bạn bè quốc tế; bồi dưỡng mạnh mẽ thực lực kháng chiến của ta; đồng thời, ra sức giúp đỡ các nước bạn xây dựng, củng cố và tăng cường thực lực cách mạng; thực hiện đoàn kết thành một khối thống nhất vững chắc chống quân xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai. Những quyết sách này bắt nguồn từ tinh thần vì nghĩa lớn, vì sự sống còn của quốc gia dân tộc mình và các dân tộc anh em, luôn luôn tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, tự nguyện, cùng có lợi; từ sự phân tích lường định tình hình để tùy theo đối tượng, lực lượng, thời gian, không gian mà Đảng Lao động Việt Nam quyết định lựa chọn nhiệm vụ, hình thức, nội dung đoàn kết, liên minh cho phù hợp.

Nhất quán thực hiện chủ trương này, Đảng Lao động Việt Nam kiên quyết giương cao ngọn cờ yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy cao độ truyền thống đoàn kết, liên minh chiến đấu vốn có trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ba dân tộc Việt, Miên, Lào vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của mỗi dân tộc; đồng thời, giữ vững được tinh thần độc lập, tự chủ của mình, cùng đoàn kết chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ, giành độc lập, chủ quyền quốc gia.

Để tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã chủ động trao đổi, bàn bạc với Lào và Campuchia trên tinh thần mỗi nước tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình, nhưng cần thấy rõ việc ủng hộ, đoàn kết, liên minh, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chống kẻ thù chung cũng cực kỳ quan trọng và là nhu cầu bức thiết của ba dân tộc anh em vì đây là một nhân tố căn cốt, bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng mỗi nước giành được thắng lợi.

Sớm ý thức sâu sắc được điều này, nên trong suốt quá trình kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mặc dù quan hệ giữa Việt Nam với hai nước láng giềng Lào và Campuchia gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, đặc biệt là đối với Campuchia, vì Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia có quan điểm đường lối chiến lược khác Đảng Lao động Việt Nam nhưng Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì thuyết phục, chân thành góp ý với Trung ương Đảng bạn; thực hiện chính sách ngoại giao thân thiện với Đảng, Chính phủ Vương quốc và nhân dân Campuchia trên tinh thần lấy lợi ích chính đáng của dân tộc Campuchia làm hạt nhân đoàn kết, tập hợp lực lượng, xây dựng đồng minh chiến lược. Nhờ vậy, Việt Nam đã giữ vững được quan hệ bang giao láng giềng, hữu nghị với cả Chính phủ Vương quốc Campuchia lẫn Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia và nhân dân Campuchia. Có thể nói, những năm tháng cùng đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược, Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam đã nêu cao tinh thần chủ động, nỗ lực cao độ, tận dụng mọi thời cơ, lực lượng và khả năng có thể để thực hiện đoàn kết, liên minh cùng với quân và dân hai nước Lào, Campuchia đánh bại từng bước, tiến lên đánh bại hoàn toàn mọi âm mưu, thủ đoạn thôn tính và chia rẽ của đế quốc Mỹ và bà lũ tay sai, giành hòa bình, độc lập, tự do cho mỗi dân tộc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #117 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2014, 09:06:21 pm »

Đối với Campuchia, Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng Chính phủ Vương quốc do Xihanúc đứng đầu là một chính phủ có đường lối đối ngoại trung lập, không liên kết, có lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Đường lối này xuất phát từ sự ý thức về bối cảnh tình hình cực kỳ phức tạp ở Campuchia, trên thế giới và trong khu vực của Xihanúc(1). Chính Mỹ đã tìm mọi cách thúc ép Xihanúc kết đồng minh với chế độ Sài Gòn, thiết lập liên minh chống cộng sản với Ngô Đình Diệm. Nhiều chính phủ thân Mỹ ở khu vực Đông Nam Á cũng phụ họa theo Mỹ thực thi nhiều chính sách chống cộng, chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong thời gian Xhianúc nắm vương quyền (1954 - 1970), Mỹ và một số nước trong khu vực đã nhiều lần tổ chức ám sát Xihanúc, nhưng không thành công. Trong khi Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn thể hiện sự tôn trọng độc lập, chủ quyền, trung lập của Campuchia. Nhận thức được một cách rõ nét mưu đồ thâm hiểm của Mỹ và các đồng minh của Mỹ; hiểu rõ được tình cảm, sự chân thanh và trách nhiệm láng giềng hữu nghị của Việt Nam, Xihanúc đã từng bước thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta; đồng thời, kiên quyết cắt đứt quan hệ ngoại giao với chính quyền Sài Gòn năm 1964, với chính quyền Mỹ năm 1965.

Như vậy, từ những phân tích, đánh giá lường định bối cảnh tình hình Campuchia, trong khu vực và quốc tế liên quan, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Quân ủy Trung ương đã sớm đề ra những chính sách đối ngoại chủ động và sáng tạo, xứ lý thỏa đáng trong quan hệ với Chính phủ Vương quốc Campuchia từ tháng 3-1970 về trước và Chính phủ đoàn kết dân tộc từ tháng 4-1970 về sau. Mặc dù Trung ương Đảng ta hiểu rất rõ những hạn chế của Chính phủ Vương quốc Campuchia là muốn triệt để khai thác sự thống nhất về một số quan điểm đường lối cách mạng giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia để gây khó khăn cho Đảng bạn, nhưng Đảng Lao động Việt Nam đã tìm ra cách ứng xử phù hợp để những bất đồng lớn không xảy ra giữa hai đảng, tranh thủ tối đa sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía Chính phủ Vương quốc Campuchia và nhân dân Campuchia đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

Ngay sau năm 1954, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định rõ: “mối quan hệ giữa ba nước Việt Nam, Lào, Cao Miên đã thay đổi. Trước đây lúc chiến tranh ta và địch đều không phân biệt ranh giới giữa ba nước trong hành động quân sự. Ngày nay trong hoàn cảnh hòa bình, mối quan hệ giữa ta và hai nước Lào, Cao Miên cần đặt trên cơ sở mới”(2). Để mối quan hệ đó ngày thêm bền chặt và không ngừng phát triển, theo Trung ương Đảng, trong quá trình liên minh, đoàn kết phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản nhất, đó là: “tôn trọng lãnh thổ và chủ quyền của nhau, không xâm lấn nhau, không can thiệp nội chính của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, sống chung trong hòa bình”(3).

Năm 1960, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra tuyên bố: “Chúng ta hoan nghênh đường lối hòa bình trung lập hiện nay của Campuchia và sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị với Vương quốc Campuchia”(4). Cuối năm 1962, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố ủng hộ đề nghị ngày 20-8-1962 của Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc về triệu tập một hội nghị quốc tế công nhận và bảo đảm nền trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. Việt Nam là nước lên tiếng sớm nhất về vấn đề này, đồng thời cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Năm 1967, Chính phủ Vương quốc Campuchia ra tuyên bố về nguyên tắc xác định đường biên giới quốc gia. Tuyên bố này đã được Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ủng hộ. Ngày 5-6-1970, thay mặt toàn thể nhân dân Việt Nam, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố kiên quyết ủng hộ bản Tuyên cáo năm điểm của Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc, nhiệt liệt hoan nghênh việc thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia và Cương lĩnh chính trị của Mặt trận.

Những chủ trương, đường lối, giải pháp đối ngoại mềm dẻo, khôn khéo đó của Đảng và Chính phủ Việt nam đã gây được niềm tin tốt đẹp đối với nhân dân và chính phủ Campuchia. Do vậy, nhân dân Việt Nam đã được Chính phủ Vương quốc và nhân dân Campuchia tạo nhiều điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiều mặt trong quá trình khác chiến chống Mỹ, cứu nước.


(1) Xihanúc cho rằng: “Campuchia như con kiến giữa một bầy voi khổng lồ, kiến muốn tồn tại phải có cách của mình”, hoặc ông cho rằng Thái Lan là kẻ thù, Việt Nam là đối thủ của Campuchia. Nước Pháp của Đờ Gôn tuy thừa nhận và ủng hộ ông nhưng họ ở quá xa. Người Nga không thích ông. Người Mỹ lại muốn ép Campuchia vào quỹ đạo của mình. Ngay trong nội bộ nhóm chính trị theo ông cũng có những ý kiến trái ngược ủng hộ theo Mỹ và phản đối Mỹ. Do đó, chọn con đường hòa bình, trung lập là thích hợp với Campuchia. Xem thêm Phạm Đức Thành: Lịch sử Campuchia, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1995, tr.228.
(2), (3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.15, tr.286, 305.
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.21, tr.626.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #118 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2014, 09:08:49 pm »

Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Lào và Campuchia, đế quốc Mỹ đã huy động đến mức cao nhất khả năng quân sự, nhất là vũ khí và phương tiện chiến tranh, tìm trăm phương ngàn kế để quyết ngăn chặn, cắt đứt đường chi viện nhân tài, vật lực từ hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam và chiến trường các nước Lào, Campuchia. Bởi chúng xác định, chỉ có chặn, cắt được nguồn chi viện từ miền Bắc (Việt Nam) thì mới có thể đè bẹp tận gốc được cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân toàn Đông Dương nói chung. Trong điều kiện giao thông cực kỳ khó khăn và phức tạp, lại bị đối phương thường xuyên ngăn chặn, đánh phá khốc liệt, để mang sức mạnh của hậu phương lớn miền Bắc tới các chiến trường, với chiều dài vạn dặm, chúng ta đã được Chính phủ Vương quốc và nhân dân Campuchia đồng ý cho phép “mượn đất”, “nhờ đường” để các loại phương tiện xe máy, tàu, thuyền, vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc men được ra vào cảng Xihanúcvin - một hải cảng quan trọng bậc nhất của Campuchia(1). Tuyến đường vận tải này đã phát huy vai trò và tác dụng vô cùng quan trọng đối với các chiến trường Đông, Tây, Trung Nam Bộ của Việt Nam khi mà tuyến vận tải Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trên bộ chưa vươn tới được.

Suốt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trường kỳ, Việt Nam chủ yếu khai thác và sử dụng ba tuyến đường giao thông chính để vận chuyển người, phương tiện chiến tranh, lương thực, thực phẩm, thuốc men, y cụ từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam và hai nước bạn. Tuyến đường bộ Trường Sơn chủ yếu là đưa người và phương tiện chiến tranh vào miền Nam và Lào; tuyến đường trên biển chủ yếu chuyên chở các loại vũ khí, đạn dược nhưng thời gian hoạt động hạn chế bởi sự chống phá, ngăn chặn của kè thù;riêng tuyến vận chuyển biển đặc biệt vào cảng Xihanúcvin được duy trì tương đối lâu và an toàn(2). Nguồn vật chất chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc vào và thu mua tại nội địa Campuchia là nguồn bảo đảm vô cùng quan trọng và kịp thời cho hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang miền Nam(3). Bên cạnh việc đồng ý cho phép các loại phương tiện vận chuyển vũ khí, vật tư hậu cần, đưa đón người ra vào cảng Xihanúcvin, Chính phủ Vương quốc Campuchia cũng cho phép các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam được đứng chân trên các vùng biên giới Campuchia giáp ranh với Việt Nam. Các vùng này - theo cách gọi của Mỹ là “đất thánh cộng sản” có chiều dài suốt dọc biên giới hai nước và chiều sâu vào nội địa Campuchia khoảng trên 30 km. Chính các vùng đất này đã từng là nơi đứng chân của các cơ quan đầu não kháng chiến, cơ sở hậu cần, các căn cứ chiến lược, nơi góp phần duy trì, bào tồn thực lực cách mạng cho cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam; địa bàn của nhiều nhánh đường vận tải quân sự chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đi qua. Nhân dân Campuchia trên dọc tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đã từng nhường cơm, sẻ áo, hết lòng ủng hộ và tích cực giúp đỡ các lực lượng cách mạng miền Nam trong những thời điểm nguy cấp của kháng chiến. Sau ngày Lon Non làm đảm chính lật đổ Chính phủ Xihanúc, thiết lập chính phủ thân Mỹ, tình hình chính trị Campuchia diễn biến phức tạp hơn. Chính phủ Lon Non đã thực thi nhiều chính sách phản động như: khủng bố người Việt sinh sống ở Campuchia, chống Việt Nam, phối hợp cùng với Mỹ và chính quyền Sài Gòn mở hàng loạt chiến dịch càn quét, đánh phá các căn cứ, cơ sở hậu cần, tiêu diệt các lực lượng kháng chiến của hai nước Việt Nam - Campuchia. Những hoạt động này đã gây khó khăn nghiêm trọng đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam và nước bạn.


(1) Trong hồi ký của mình, Tổng thống Mỹ Níchxơn đánh giá: “Trước khi cuộc hành quân sang Campuchia thắng lợi năm 1970, người ta biết rõ 95% súng đạn của những người cộng sản dùng ở Nam Việt Nam là đi qua cảng Xihanúcvin”. Xem Hồi kỳ Richars Nixon, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.600. Tuy đánh giá đó vẫn chưa chính xác, nhưng rõ ràng phía Mỹ đánh giá rất cao tầm quan trọng của cảng Xihanúcvin đối với cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam.
(2) Riêng Trung Quốc dùng tàu vận chuyển giúp Việt Nam qua cảng Xihanúcvin tổng cộng 27.103 tấn, trong đó 21.247 tấn vũ khí, đạn, 605 tấn khí tài, 4.213 tấn thực phẩm, 388 tấn quân trang, 626 tấn thuốc, dụng cụ quân y. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc Phòng, Phòng Quân ủy Trung ương, hồ sơ 623, tờ 14.
(3) Tổng trọng lượng hàng hóa do Đoàn hậu cần 17 khai thác và vận chuyển được tại nội địa Campuchia từ năm 1966 đến năm 1969 là 88.282 tấn, trong đó gồm có: 57.376 tấn lương thực, 7.908 tấn thực phẩm, muối ăn, 612 tấn quân trang, bách hóa, 744 tấn quân y, 17.882 tấn vũ khí, đạn, 166 tấn vật liệu quân giới, 2.490 tấn xăng dầu, 339 tấn phương tiện vận tải, 665 tấn hàng chính trị, tác chiến, công binh, 203 xe ôtô.
Tổng trọng lượng hàng hóa do Đoàn hậu cần 500 khai thác và vận chuyển được tại nội địa Campuchia từ năm 1970 đến năm 1975 như sau: tiếp nhận 52.565 tấn hàng hóa, trong đó gồm có 46.403 tấn lương thực, 4.510 tấn thức phẩm, 60,2 tấn quân trang, 1.590,6 tấn xăng dầu, 3,6 triệu riel thuốc quân y; tự sản xuất được 762, 6 tấn vận chuyển, trong đó gồm 243 tấn lương thực, 381,3 tấn thực phẩm, 75,4 tấn quân trang, 62,9 tấn vũ khí.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #119 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2014, 09:12:19 pm »

Trong quan hệ với Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, mặc dù sau ngày Hiệp định Giơnevơ ký kết, quan hệ giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia có những vướng mắc nhất định do Đảng bạn hiểu lầm đảng ta, thậm chí có những quan điểm, đường lối, giải pháp đấu tranh cách mạng khác với Đảng ta, nhưng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam vẫn chủ trương hết lòng giúp đỡ Đảng bạn, cử cán bộ sang giúp Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia chuyển đối phương thức hoạt động cho phù hợp với tình hình mới; phát triển thực lực cách mạng; tổ chức tiếp nhận hàng nghìn đảng viên đến miền Bắc Việt Nam công tác và học tập; xúc tiến thành lập cơ quan đại diện của Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia bên cạnh Trung ương Cục miền Nam để cùng phối hợp hành động(1). Tuy vậy, do thực lực Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia còn nhiều hạn chế; đặc biệt là do những nhận thức khác nhau về chủ trương chiến lược chung(2) giữa Trung ương hai đảng, do vậy hiệu quả phối hợp không cao. Năm 1966, Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia chủ động rút cơ quan đại diện của mình bên cạnh Trung ương Cục miền Nam về nước. Năm 1967, Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Campuchia phát động một đợt đấu tranh vũ trang quy mô lớn, nhằm lật đổ Chính phủ Vương quốc do Quốc trưởng Xihanúc đứng đầu, nhưng bị thất bại và bị tổn thất nặng nề. Từ đó, quan hệ giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, cũng như một số hoạt động khác trên thực tế ngày càng gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Trước tình hình đó, Đảng Lao động Việt Nam đã giương cao ngọn cờ yêu nước, tinh thần quốc tế chân chính, lấy lợi ích chính đáng của nhân dân hai nước làm nền tảng để đoàn kết, tập hợp lực lượng và giải quyết thỏa đáng mọi mâu thuẫn, bất đồng với Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia; kiên trì nêu rõ cho Trung ương Đảng bạn hiểu những chủ trương, đường lối, quan điểm chiến lược đúng đắn của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của hai dân tộc là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Trước sau như một, chủ trương nhất quán của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong quan hệ với Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia là: “Chúng ta cần tìm mọi cách tăng cường quan hệ, từng bước tạo ra sự nhất trí về đường lối, chủ trương, đồng thời ra sức giúp bạn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trên bước đường tiến lên của cách mạng, không tránh khỏi có những sự khác nhau giữa ta và bạn. Nhưng với đường lối đúng đắn, với tinh thần quốc tế chân chính, với thái độ chân thành, tôn trọng bạn, chúng ta tin chắc sẽ xây dựng được tình đoàn kết nhất trí ngày càng sâu sắc giữa hai đảng, sẽ tăng cường tình hữu nghị chiến đấu ngày càng bền vững giữa nhân dân hai nước”(3). Từ năm 1970 trở đi, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia, Đảng Lao động Việt Nam chủ động mời Đảng bạn sang Việt Nam hội đàm để thống nhất nhận thức và cùng phối hợp hành động(4). Sau cuộc hội đàm này, hai bên nhất trí thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ lên tầm cao mới như: tổ chức cơ quan đại diện của Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Campuchia bên cạnh Trung ương Cục miền Nam và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại Hà Nội; Việt Nam tăng cường giúp đỡ cách mạng Campuchia phát triển nhanh lực lượng vũ trang và xây dựng các căn cứ địa kháng chiến; phối hợp chặt chẽ vớ các lực lượng yêu nước Campuchia cùng mở các chiến dịch phản công, tiến công tiêu diệt đối phương(5), giải phóng nhiều vùng đất đai và dân cư rộng lớn, nối thông các vùng giải phóng với nhau, tạo một cục diện mới, hoàn toàn thuận lợi đối với sự nghiệp đấu tranh cách mạng hai nước Việt Nam - Campuchia, buộc Mỹ và bè lũ tay sai phải đối phó hết sức lúng túng trên khắp các chiến trường.

Thực hiện chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ chỉ huy Miền quyết định khẩn trương điều động một bộ phận lực lượng sang giúp cách mạng Campuchia xây dựng hệ thống căn cứ địa: C.10 (thuộc Krachiê và Mônđônkiri), C.20 (thuộc Côngpông Chàm), C.30 (Xvây Riêng, Prây Veng), C.40 (thuộc Xiêm Riệp và Báttambăng). Bộ đội Việt Nam được giao nhiệm vụ tập trung giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố và mở rộng các vùn giải phóng, biến các vùng này thành căn cứ và địa bàn đứng chân vững chắc của lực lượng vũ trang cách mạng. Khi quân đội giải phóng dân tộc Campuchia ra đời (4-5-1970), Việt Nam tiếp tục tăng cường cố vấn quân sự sang giúp quân đội bạn xây dựng và huấn luyện lực lượng. Từ các đơn vị nhỏ, lẻ, đến cuối năm 1970, chúng ta đã giúp bạn xây dựng được 27 trung đội, 53 đại đội và 9 tiểu đoàn với tổng quân số 10.000 người.

Trên cơ sở thực lực cách mạng do Việt Nam giúp xây dựng, lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã phối hợp nhịp nhàng với các lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đóng vai trò nòng cốt, chủ động đập tan các cuộc hành quân lớn của liên quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trên lãnh thổ Campuchia, lần lượt giải phóng hoàn toàn năm tỉnh vùng phía đông giáp với Việt nam, tạo thế trận liên hoàn giữa chiến trường hai nước. Tính đến cuối năm 1972, đã có 13/17 tỉnh của Campuchia được giải phóng.

Như vậy, trong quan hệ với Đảng, Chính phủ Vương quốc Campuchia, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã chủ động đề ra đường lối, chủ trương và những giải pháp, bước đi đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình phức tạp ở Campuchia. Các đường lối, chủ trương và biện pháp đúng đắn đó đã góp phần tạo ra sự đồng thuận tương đối giữa hai bên, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, đoàn kết, liên minh giúp đỡ lẫn nhau phát triển, giúp cho lực lượng cách mạng Campuchia từ chỗ không có chỗ đứng, tiến lên có thế đứng chân vững chắc, có căn cứ địa và lực lượng vũ trang đủ sức đưa cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn. Ngược lại, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng nhận được sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Campcuhia trong cả những thời điểm đối phương tìm mọi cách phong tỏa, cô lập, chia cắt chiến tranh cách mạng miền Nam dưới thời Xihanúc nắm vương quyền cũng như giai đoạn sau này.


(1) Trong điều kiện thực lực Ítxarắc phải giải tán tại chỗ, không có vùng tập kết như lực lượng yêu nước Lào, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã chủ trương cố gắng bảo vệ lực lượng yêu nước Campuchia. Hơn 1.000 cán bộ, trong đó có gần 200 đảng viên Campuchia được tập kết về miền Bắc. Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia và hầu hết các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng bạn đã đến miền Bắc an toàn. Đồng thời, Việt Nam còn giúp bạn lựa chọn ra số cán bộ, bố trí ở lại Campuchia hoạt động. Tháng 10-1954, Xứ ủy Nam Bộ được thành lập, đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Ủy viên Xứ ủy được Trung ương giao nhiệm vụ chuyên trách giúp Campuchia. Được sự giúp đỡ của Việt Nam, những đảng viên ở Campuchia đã tổ chức ra nhóm Prachiachuôn nhằm tiếp tục duy trì hoạt động của các cơ sở trong nước. Tổ chức Prachiachuôn đã phát động một số cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ. Năm 1957, đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Ủy viên Xứ ủy, Trưởng ban cán sự toàn Miền bị địch bắt, liên lạc giữa hai Đảng Việt Nam, Campuchia bị gián đoạn. Năm 1960, được sự giúp đỡ của Việt Nam, lực lượng cách mạng Campuchia tổ chức Đại hội Đảng thành công…
(2) Sau năm 1963, Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia do Pôn Pốt nằm quyền chủ trương đánh đổ Chính phủ Vương quốc do Xihanúc đứng đầu, dùng “vũ trang làm cách mạng vô sản”. Chủ trương này không phù hợp với lợi ích của nhân dân Campuchia cũng không phù hợp với chiến lược chung ba nước Đông Dương. Trước tình thế này, Trung ương Đảng Việt Nam thể hiện rõ quan điểm của mình là không đồng tình với chủ trương của Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, khuyên Trung ương Đảng Campuchia nên ủng hộ đường lối trung lập của Xihanúc. Pôn Pốt kéo lực lượng cách mạng về vùng Đông Bắc xây dựng căn cứ chống chính quyền Xihanúc, phát động quần chúng nổi dậy ở Báttambăng (1967). Cuộc đấu tranh bị thất bại hoàn toàn và gây tổn thất lớn cho Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia.
(3) Lê Duẩn: Thư vào Nam, Sđd, tr.234 - 235.
(4) Ngày 19-6-1970, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra nghị quyết nêu rõ quan điểm của ba Đảng Việt Nam - Lào - Campuchia: “Đảng ta và hai đảng anh em Khmer và Lào hoàn toàn nhất trí về chủ trương tăng cường đoàn kết, thống nhất ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung, nhất trí về mục tiêu cách mạng trước mắt của miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào là độc lập, hòa bình, trung lập”. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.31, tr.227.
(5) Ngày 4-4-1970, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Miền thảo luận kế hoạch và phối hợp hành động với bạn giành quyền làm chủ 7 tỉnh Đông Bắc và 3 tỉnh Tây Nam Campuchia. Chỉ thị nhất mạnh Việt Nam phải: “giúp cách mạng Campuchia có hiệu lực, vừa mạnh, vừa vững chắc, chủ động về lâu dài”. Dẫn theo Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961 - 1976) , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.404.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM