Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:51:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 9  (Đọc 72170 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2014, 08:45:57 pm »

Nhằm phát huy hơn nữa khí thế thi đua sục sôi của tuổi trẻ, tháng 2-1965, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt nam đã phát động thế hệ trẻ miền Bắc hưởng ứng phong tào Ba sẵn sàng của thanh niên Hà Nội, đồng thời bổ sung nội dung thi đua để thể hiện đầy đủ hơn nhiệm vụ của đoàn viên, thanh niên trước yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới: 1 - Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng nhập ngũ (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ); 2- Sẵn sàng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào; 3- Sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần đến(1).

Trên miền Bắc, các buổi mít tinh, các buổi tổng duyệt lực lượng “Ba sẵn sàng”, “trao gậy Trường Sơn” được tổ chức long trọng tại nhiều địa điểm lịch sử gắn với những chiến công chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Cách thức tổ chức đó đã có tác dụng giáo dục sâu sắc và là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với thanh niên. Nhiều thanh niên đã viết đơn tình nguyện bằng máu, khai tăng tuổi, mặc thêm quần áo cho đủ cân; nhiều cán bộ chuyên môn kỹ thuật giỏi, thầy thuốc đã tình nguyện vào phục vụ chiến trường; nhiều thầy giáo, sinh viên các trường đại học tạm gác bút nghiên, rời giảng đường và miền Nam tham gia đánh Mỹ. Đó là một thế hệ lên đường với ngọn lửa cháy bỏng trong tim, “ra đi theo ánh lửa từ trái tim mình” như ca từ một bài hát thời đánh Mỹ. Đó là những tấm gương tiêu biểu như nhà văn - nhà báo Dương Thị Xuân Quý, sinh viên Nguyễn Văn Thạc, bác sĩ Đặng Thùy Trâm và trăm nghìn tấm gương tiêu biểu khác nữa.

Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, từ hậu phương lớn miền Bắc, lớp lớp thanh niên trong đội hình của những đoàn quân nối tiếp nhau “vượt Trường Sơn” ra chiến trường. Đây Trường Sơn hùng vĩ, nơi con đường vận chuyển chiến lược nối liền Bắc - Nam đi qua cũng chính là nơi thử lửa đầu tiên đối với mỗi con người mang trên mình sứ mệnh lịch sử “chống Mỹ, cứu nước”. Những đoàn quân đi vào chiến trường ngày ấy phải xuyên qua rừng già, vượt bao thác ghềnh, bao núi cao, suối sâu, vực thẳm, qua những cung đường, trọng điểm đánh phá ngăn chặn quyết liệt của địch. Nhưng thiên nhiên khắc nghiệt và bom đạn địch đã không thể ngăn được bước chân của những đoàn quân ra trận. Trong suốt chiều dài của cuộc chiến tranh, từ hậu phương miền Bắc, hơn 1.300.000 cán bộ, chiến sĩ cùng với hàng chục triệu tấn vũ khí, trang bị, kỹ thuật đã vượt Trường Sơn, vượt biển Đông vào tới các chiến trường. Để làm nên thắng lợi của công tác chi viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc, cho tiền tuyến lớn miền Nam, các lực lượng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo đảm giao thông trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã vượt qua mưa bom, bão đạn, không quản ngại gian khổ, hy sinh, nêu cao quyết tâm giữ vững mạch máu giao thông thông suốt.

Trên trận tuyến nóng bỏng này, ở mỗi cung đường, mỗi trọng điểm các đơn vị quân đội và ngành giao thông luôn có sự sát cánh của lực lượng Thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước(2). Đây là lực lượng lao động quân sự đặc biệt, có nhiệm vụ xây dựng các công trình cấp thiết quốc phòng và kinh tế; xây dựng và sửa chữa các cầu, phà, đường bị địch phá hoại, bằng cách khôi phục giao thông nhanh nhất ở những trọng điểm, những đoạn khó khăn. Từ đội thanh niên xung phong đầu tiên của Thanh Hóa, gồm 1.200 đội viên nam, làm nhiệm vụ thồ hàng trên tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, thuộc khu vực miền tây Quảng Bình, đến cuối năm 1965, lực lượng Thanh niên xung phong phát triển lên tới 5 vạn người, biên chế thành 41 đội, trong đó 24 đội làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông. Các đội thanh niên xung phong này được tăng cường cho cách ngành đường sắt, đường bộ, Đoàn 559 và các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 4. Bằng tinh thần “Ba sẵn sàng”, với sức trẻ, trí thông minh và óc sáng tạo, lực lượng Thanh niên xung phong ngày đêm trụ bám các trọng điểm đánh phá, các vị trí trọng yếu, sát cánh cùng bộ đội chiến đấu, kịp thời sửa chữa cầu đường, phá bom nổ chậm, làm thêm các cung đường mới, làm hầm hào, công sự, cứu người, cứu tài sản, bảo vệ trật tự trị an… Trong ba năm đầu hoạt động (1965 - 1968), lực lượng Thanh niên xung phong đã mở mới 15 tuyến đường, 200 đoạn đường tránh, xây dựng hơn 500 công trình, phụ trách đảm bảo giao thông trên những quãng đường có tổng chiều dài hơn 1.300km. Đây là những thành tích gắn liền với các địa danh Hàm Rồng, Phà Ghép, Hoàng Mai, Truông Bồn, Linh Cảm, Cao Lộc… nằm trên các con đường 1, đường 15, đường 12, đường 20 - Quyết thắng, đường 128… thuộc địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Mỗi địa danh, mỗi con đường đều thấm đẫm mồ hôi, xương máu, gắn liền với những chiến công của các tập thể, cá nhân tiêu biểu của lực lượng Thanh niên xung phong. Đó là Tiểu đội thanh niên xung phong làm nhiệm vụ tại Truông Bồn - điểm nối của đường 15A với đường 15B, với 15 đội viên, đã trụ bám thực hiện nhiệm vụ khi cảnh giới máy bay, đếm bom, phá bom, sửa chữa đường, lúc làm “cọc tiêu sống” dẫn lối cho xe đi qua trong suốt 300 ngày đêm của năm 1968 và đã hy sinh đến người cuối cùng. Đó là Tiểu đội gồm 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc - điểm đầu của đường 15A, dưới sự chỉ huy của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần, đã kiên cường trụ bám địa bàn, với tinh thần quyết tâm rất cao: “Bom đạn chúng có thể làm nát ngã ba, nhưng không thể làm một xe mất lối” và đã anh dũng hy sinh trong trận bom của Mỹ vào ngày 24-7-1968. Đội viên La Thị Tám, dưới mưa bom bão đạn vẫn bình tĩnh đếm và đánh dấu từng vị trí bom rơi, 23 lần bị bom vùi vẫn không rời trọng điểm. Trên con đường 20 - Quyết thắng, đội viên Nguyễn Thị Liễu có sáng kiến dùng mìn phá bom, bảo đảm an toàn cho người và hạn chế sức công phá của bom. Đội 51 thanh niên xung phong Hà Nội làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông đường sắt khu vực Yên Viên, Gia Lâm ứng trực ngay tại tọa độ ném bom của máy bay địch, kịp thời khôi phục nhà ga, đường ray…


(1) Xem Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2001, tr.349.
(2) Thành lập theo Chỉ thị số 71/TTg, ngày 21-6-1965 của Thủ tướng Chính phủ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2014, 08:47:02 pm »

Khi cuộc chiến tranh bước vào giai đoạn cuối, hơn vạn thanh niên của 8 tỉnh (Vĩnh Phú, Hải Phòng, Hải Hưng, Thái Bình, Nam Hà, Hà Bắc, Hà Nội, Thanh Hóa) đã được huy động cho lực lượng Thanh niên xung phong chỉ trong thời gian tháng cuối năm 1972. Số đội viên Thanh niên xung phong này ngay lập tức được bổ sung cho lực lượng đảm bảo giao thông. Lực lượng Thanh niên xung phong hùng hậu đã cùng với các lực lượng khác lập nên nhiều thành tích trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông thời kỳ này: chỉ trong 24 giờ sau khi Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc vào đầu năm 1973, tuyến đường bộ và toàn bộ cầu phà trên tuyến đường 1A đã được khai thông từ Hà Nội vào đến Vĩnh Linh; ba ngày sau, trên tuyến đường sắt Hà Nội - Vinh, ôtô ray đã kéo 10 tấn hàng đến ga Vinh an toàn. Bước vào giai đoạn cả nước dồn sức cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, lực lượng Thanh niên xung phong đã phối hợp với bộ đội công binh, công nhân ngành giao thông vận tải khôi phục gần 370km đường; sửa 59 lượt cầu phao (5.100m), 61 lượt cầu liên hợp (1.896m), 4 lượt cầu cáp (400m).

Có thể nói, ở mọi miền quê trên khắp các nẻo đường của Tổ quốc, ở đâu đối phương đánh phá khốc liệt, ở đâu công việc khó khăn, nặng nhọc, ở đó có lực lượng Thanh niên xung phong. Những khẩu hiệu hành động “Sống bám cầu đường, chết kiên cường dũng cảm”, “Máu có thể đổ, nhưng đường không thể tắc”, “Đường chưa thông, Thanh niên xung phong chưa thể nghỉ”, “Địch phá, ta sửa, ta đi”, “Địch phá, ta cứ đi” luôn thôi thúc, giục giã bước chân của nhiều thế hệ thanh niên miền Bắc và chính trong khói lửa đạn bom, lớp thanh niên ấy đã được tôi rèn và trưởng thành vượt bậc.

Cho đến ngày nước nhà thống nhất, lực lượng Thanh niên xung phong tham gia phục vụ kháng chiến lên tới 15 vạn người, trong đó 10 vạn người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông. Thanh niên xung phong đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc và thực sự là độ quân chủ lực trên mặt trận đảm bảo giao thông, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chi viện chiến trường của hậu phương lớn miền Bắc.

Lớp thanh niên Việt Nam những năm chống Mỹ, cứu nước đã sát cánh cùng với quân và dân cả nước, phát huy ý chí - quyết tâm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đạp bằng mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Cùng với phong trào Ba sẵn sàng của tuổi trẻ miền Bắc, tuổi trẻ miền Nam thành đồng tích cực tham gia phong trào Năm xung phong (1- Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch; 2- Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh; 3- Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến; 4- Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính; 5- Xung phong sản xuất nông nghiệp trong Nông hội) do Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng phát động vào tháng 3-1965. Trong điều kiện trực tiếp đương đầu với quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa, thì việc thực hiện tốt phong trào Năm xung phong chính là hành động thiết thực nhất nhằm tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên miền Nam tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Để đẩy mạnh phong trào Năm xung phong, tháng 6-1966, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam ra nghị quyết, trong đó nêu rõ: Phải xung phong tiêu hao, tiêu diệt nhiều hơn nữa sinh lực đối phương bao gồm quân quân Mỹ, quân đội Sài Gòn, chư hầu và mọi phương tiện chiến tranh của chúng. Đó là nhiệm vụ vinh quang trước nhất của thanh niên trong các lực lượng vũ trang, đồng thời đó cũng chính là nhiệm vụ của người thanh niên bất cứ ở đâu. Khi trên đất nước thân yêu còn một căn cứ của đối phương, còn một bóng giặc xâm lăng thì thanh niên ta còn phải phát huy sáng kiến tiêu hao, tiêu diệt chúng, từ những hình thức đơn sơ thông thường nhất cho đến những hình thức cao là trực tiếp cầm vũ khí. Bằng lòng yêu nước nhiệt thành, một bộ phận thanh niên miền nam đã tự nguyện tham gia du kích, gia nhập quân chủ lực. Chỉ tính riêng trong hai năm (1967 - 1968), tại Mỹ Tho đã có hơn 13 nghìn thanh niên lên đường tòng quân, có xã 80% thanh niên trở thành lực lượng chiến đấu chống Mỹ. Tuổi trẻ Khu 5 đã thực hiện hai khóa (1965, 1966) tòng quân tập trung mang tên Nguyễn Văn Trỗi, với 28.000 đoàn viên thanh niên tham gia quân ngũ, góp phần lập nên hai sư đoàn quân chủ lực: Sư đoàn 3 (9-1965) và Sư đoàn 2 (11-1965)...
   
Bước vào thời kỳ chiến tranh cục bộ, quân và dân miền Nam lại đẩy mạnh các phong trào thi đua Tìm Mỹ mà đánh, gặp Mỹ là diệt; thi đua phấn đấu trở thành Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ diệt xe cơ giới, Dũng sĩ diệt máy bay,Đơn vị anh dũng diệt Mỹ trong các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Quân khu 5 còn phát động phong trào thi đua Xé xác Rồng Xanh, phanh thây giặc Mỹ để trả thù cho đồng bào xã Bình Hòa và thôn Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê) bị quân Nam Triều Tiên và quân Mỹ tàn sát tập thể. Mặt trận Tây Nguyên bị phát động phong trào thi đua Trường Sơn chuyển mình, Pôcô dậy sóng, quét sạch quân thù, giải phóng Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược Xuân - Hè 1975. Những phong trào thi đua cứu nước đã tỏ rõ sức mạnh và ý chí Việt Nam quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Sức mạnh và ý chí của quân và dân ta ở miền Nam được phát huy cao độ đánh thắng hai cuộc phản công chiến lược mùa khô của quân Mỹ, tiến lên làm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) chưa từng có trong lịch sử các cuộc chiến tranh trước đó, khiến cho Mỹ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa choáng váng, run sợ, thế giới kinh ngạc. Sức mạnh và ý chí Việt Nam đã bắt Mỹ xuống thang chiến tranh, rút dần quân Mỹ về nước. Chính sức mạnh và ý chí Việt Nam, bốn năm sau ta đã đánh cho Mỹ cút và hai năm bốn tháng sau ta đã đánh cho ngụy nhào, giải phóng hoàn toàn miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước, Nam - Bắc sum họp một nhà.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2014, 08:49:50 pm »

Không đâu như ở nước ta, người phụ nữ trong chiến tranh có vị trí rất quan trọng. Người phụ nữ Việt nam, trong điều kiện chiến tranh ác liệt chẳng những là trụ cột trong gia đình và xã hội, mà còn là chỗ dựa tinh thần và tình cảm, là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với chồng, con em mình yên tâm tham gia quân đội, Thanh niên xung phong. Tinh thần và tình cảm, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình và Tổ quốc đã tạo ra những người phụ nữ Việt Nam vừa đảm đang sản xuất và công tác, thay thế cho chồng, con, anh em đi chiến đấu; vừa đảm đang việc gia đình cho chồng, con, anh em yên tâm chiến đấu; khuyến khích chồng, con, anh em tòng quân và phục vụ lâu dài trong quân đội; lại vừa đảm đang phục vụ chiến đấu, tham gia dân quân tự vệ, tập luyện quân sự để sẵn sàng chiến đấu, phục vụ bộ đội, công an, dân quân tự vệ khi chiến đấu. Những nhiệm vụ nặng nề ấy chính là nội dung của phong trào Ba đảm đang do Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động vào ngày 19-3-1965. Ba đảm đang (ban đầu gọi là Ba đảm nhiệm) là một phong trào cách mạng quần chúng sâu rộng, lôi cuốn hàng triệu phụ nữ ở hậu phương miền Bắc tham gia. Chỉ hai tháng sau khi phát động thi đua (5-1965), hơn 1,7 triệu phụ nữ ghi tên phấn đấu đạt danh hiệu phụ nữ Ba đảm đang.

Ý thức sâu sắc nghĩa vụ thay chồng, con và cùng chồng, con chống Mỹ, cứu nước, người phụ nữ những năm chiến tranh vừa gánh vác công việc gia đình, thay thế chồng, con sản xuất, vừa phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu. Ban ngày các mẹ, các chị tay cày, tay súng, tối về lo việc nhà, dạy dỗ con thơ... Nêu những tấm gương sáng trong phong trào Ba đảm đang có các trung đội nữ dân quân bắn rơi máy bay Mỹ ở huyện Hậu Lộc, huyện Tĩnh Gia, huyện Hoằng Hóa, huyện Hà Trung (Thanh Hóa), huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) hay Đại đội pháo binh bờ biển Ngư Thủy (Quảng Bình) nhiều lần lập công đánh đuổi tàu chiến địch... Đó là chị La Thị Tám - người con gái sông La (Hà Tĩnh) - hơn 80 ngày đêm trụ bám trọng điểm giao thông huyết mạch, bình tĩnh quan sát, dũng cảm cắm tiêu hàng trăm quả bom nổ châm; chị Nguyễn Thị Thứ, nữ dân quân ở Hậu Lộc, Thanh Hóa cùng chị em bắn rơi ba máy bay Mỹ; chị Nguyễn Thị Hoa - công nhân Nhà máy Cơ khí Hà Nội, với khẩu súng trường trong tay, đã bắn rơi máy bay ném bom hiện đại của Mỹ... Có biết bao tấm gương bà má, người chị, người em miền Nam bất chấp hiểm nguy rình rập, đã giúp đỡ, che chở, đùm bọc, nuôi giấu những người con của cách mạng trong những thời điểm gian nguy.

Thật khó để có thể nói hết về những tấm gương “trung hậu, đảm đang”, về sự hy sinh to lớn của những người phụ nữ trên cả hai miền Nam - Bắc cho thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Công lao đóng góp của phụ nữ cho sự nghiệp kháng chiến đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên dương, khen ngợi tại lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (19-10-1966); phong trào Năm tốt của phụ nữ miền Nam, phong trào Ba đảm đang của phụ nữ miền Bắc là phong trào yêu nước nồng nàn và rộng khắp, lôi cuốn đông đảo phụ nữ hai miền thi đua sản xuất, phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, góp phần to lớn vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân… như thế là từ xưa đến nay, từ Nam đến Bắc, từ trẻ đến già, phụ nữ Việt Nam ta thật anh hùng…

Ba sẵn sàng, Năm xung phong, Ba đảm đang và nhiều phong trào thi đua yêu nước khác nữa đã đi vào lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như một biểu tượng chói sáng cho sức sống, sức vươn dậy của một dân tộc sẵn lòng yêu nước, có ý thức giác ngộ cách mạng cao độ, có ý chí, niềm tin và quyết tâm phấn đấu hy sinh tất thảy cho độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết thi đua đã tạo ra và nhân lên sức mạnh vô địch của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện và đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tới thắng lợi hoàn toàn.

Có thể nói, thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có sự đóng góp to lớn của các phong trào thi đua yêu nước diễn ra liên tục trong cả nước. Phong trào thi đua yêu nước thực sự trở thành hành động cách mạng tự giác của mọi tầng lớp nhân dân. Hàng triệu gương người tốt, việc tốt, anh hùng, chiến sĩ thi đua, dũng sĩ diệt Mỹ, chiến sĩ quyết thắng… ở mọi lứa tuổi, mọi ngành, mọi lĩnh vực hoạt động đã xuất hiện và trưởng thành từ phong trào quần chúng sâu rộng đó. Các phong trào thi đua yêu nước trên thực tế đã phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, trở thành động lực trong cuộc kháng chiến. Việc khơi dậy, phát huy sức mạnh nội lực của dân tộc chính là khơi dậy, phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của ý thức dân tộc, của ý chí đấu tranh anh dũng, của truyền thống đoàn kết, phát huy sức mạnh chính trị, kinh tế, văn hóa - tư tưởng. Đây là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng, mà trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hơn mười ngàn ngày, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng, luôn chăm lo, giáo dục bồi đắp. Sức mạnh dân tộc trở thành nguồn lực chủ yếu mang tính quyết định đối với thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 09:52:04 pm »

II - KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn chăm lo tăng cường đoàn kết quốc tế, phát huy tối đa sức mạnh thời đại, coi đó là một bộ phận hợp thành của đường lối kháng chiến và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, góp phần phát triển thế và lực của ta để đánh thắng kẻ thù xâm lược.

Sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đã tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn, đủ sức đương đầu và đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

1. Kiên trì đoàn kết quốc tế, giữ vững tinh thần độc lập tự chủ

Độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế là hai mặt của việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin và thực hành chủ nghĩa quốc tế vô sản. Hai mặt đó kết hợp chặt chẽ thì việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đem lại thành quả to lớn và tốt đẹp.

Đảng Lao động Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng nhãn quan chính trị sâu rộng, luôn nhận thức đầy đủ và sâu sắc mối quan hệ khăng khít của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới; nhận thức rõ sự tác động to lớn của phong trào cách mạng quốc tế đối với cách mạng Việt Nam nói chung và sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam nói riêng. Vì thế, Đảng luôn chủ trương trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải thực hiện cho được sự đoàn kết liên minh với các lực lượng cách mạng của thời đại, phải chăm lo vun đắp và phát triển sự đoàn kết giữa Việt Nam và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, trước hết với Liên Xô, Trung Quốc, lấy đó làm cơ sở, làm hạt nhân để mở rộng đoàn kết với tất cả những người cộng sản, những lực lượng cách mạng hòa bình, dân chủ và tiến bộ khác trên thế giới.

Đồng thời, Đảng Lao động Việt Nam cũng nhận rõ rằng “cách mạng không thể nhập cảng”, sự nghiệp cách mạng của nước nào phải do chính nhân dân nước ấy tiến hành, và Đảng Cộng sản mỗi nước trước hết phải chịu trách nhiệm đối với vận mệnh của dân tộc mình. Đảng phải tự mình suy nghĩ tìm tòi để định ra đường lối, chính sách sát, đúng nhằm giải quyết những vấn đề do cách mạng mỗi nước đặt ra cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện, khả năng của từng nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh xem “tự lực cánh sinh là cái gốc, điểm mấu chốt về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính, ngoại giao của ta”(1). Nhưng độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, không phải là biệt lập với thế giới bên ngoài, mà ngược lại, trên cơ sở phát huy độc lập, tự chủ, chúng ta luôn chủ trương mở rộng đoàn kết với các dân tộc, mở rộng hợp tác quốc tế, xứ lý đúng đắn các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa các dân tộc và thời đại, giữa Việt Nam và thế giới. Các yếu tố quốc tế được chuyển hóa thông qua vai trò quyết định của nhân tố bên trong, đó là phát huy sức mạnh dân tộc và tự lực, tự cường, Thực lực được bồi đắp thì việc tranh thủ quốc tế càng thuận lợi.

Chính sự kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ cùng cách ứng xử các mối quan hệ quốc tế đúng đắn, tinh tế, nhạy cảm, phong phú, kết hợp nguyên tắc cứng rắn và sách lược mềm dẻo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước Việt Nam là nguyên nhân chủ yếu thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại. Bởi vậy, trong quá trình tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chúng ta đã đoàn kết, tranh thủ được Liên Xô, Trung Quốc ngay trong thời điểm giữa hai nước đang có những mâu thuẫn với nhau trầm trọng và Mỹ cũng ra sức lôi kéo hai nước này, đó thực sự là một thắng lợi ngoại giao có ý nghĩa chiến lược.

Trong một thế trận quanh co, phức tạp, Việt Nam đứng vững trên lập trường độc lập, tự chủ, đoàn kết quốc tế, chọn cách ứng xử khôn khéo, tế nhị để tranh thủ được cả hai nước. Chúng ta chân thành đoàn kết quốc tế với cả hai, tôn trọng lợi ích của hai nước, cố gắng giữ thế và quan hệ cân bằng. Không ngả về bên này chống bên kia, không để mất lòng bên này hoặc bên kia.

Sau năm 1954, Mỹ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, dùng bạo lực phản cách mạng đàn áp, khủng bố dã man nhân dân yêu nước miền Nam, quyết biến miền Nam thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Trong lúc đó cả Liên Xô và Trung Quốc đều ngại chiến tranh, với nhận thức và ý định khác nhau, nhưng đều muốn giữ nguyên trạng hai miền Nam, Bắc, không muốn Việt Nam đẩy mạnh đấu tranh cách mạng ở miền Nam. Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô đề ra đường lối cùng tồn tại hòa bình và quá độ hòa bình. Trung Quốc khuyên ta “trường kỳ mai phục” ở miền Nam. Trong bối cảnh quốc tế lúc đó, Đảng Lao động Việt Nam đã đưa ra được hình thức mở đầu kháng chiến chống Mỹ là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng Nghị quyết Trung ương 15 (1959). Đó là “lấy sức mạnh quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”(2). Nghị quyết 15 đã mở đầu cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước một cách hết sức thông minh, khéo léo làm yên lòng bạn bè quốc tế và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Đồng thời phương thức tiến hành cuộc kháng chiến cũng đã thể hiện tính độc lập, tự chủ trong việc quyết định vận mệnh của dân tộc ta.


(1) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Hội nghị ngoại giao ngày 14-1-1964, tài liệu lưu trữ tại Bộ Ngoại giao.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.20, tr.82.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 09:53:17 pm »

Với tinh thần độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12-1963) đã ra nghị quyết thống nhất chủ trương chiến lược. Kiên quyết bảo vệ sự đoàn kết nhất trí trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và hướng mọi hoạt động quốc tế của Đảng vào việc tranh thủ sự đồng tình của thế giới nhằm mục đích giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Việt Nam không tham gia Hội nghị 75 Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế do Liên Xô triệu tập mà không có Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ủng hộ “đại cách mạng văn hóa”, Việt Nam coi đó là công việc nội bộ của Trung Quốc. Việt Nam không nhận các đơn vị bộ đội công binh Trung Quốc tham gia làm đường vào miền Nam và cũng không nhận quân tình nguyện và bộ đội phòng không Liên Xô sang giúp Việt Nam đánh Mỹ. Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không muốn để “chiến tranh lan rộng khỏi Việt Nam” và tôn trọng lợi ích chính đáng của Liên Xô, Trung Quốc là hòa bình xây dựng đất nước, không để các nước này trực tiếp đưa lực lượng sang tham gia giúp nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chúng ta luôn biểu thị tôn trọng vai trò và tiếng nói của Liên Xô, Trung Quốc. Việt Nam thường có các cuộc trao đổi, thông báo với lãnh đạo hai nước về những vấn đề lớn của chiến tranh: Tháng 2-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc làm việc trực tiếp với đồng chí Kôxưghin - Thủ tướng Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết. Tháng 5-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân sang Trường Sa(1) làm việc với đồng chí Mao Trạch Đông - chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Với Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết, trong 7 năm tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965 - 1972), Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành 51 cuộc gặp cấp cao. Với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, số lần gặp cũng xấp xỉ như vậy. Nội dung cốt yếu trong các lần gặp gỡ là các nhà lãnh đạo Việt Nam đều thông báo cho các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng như Trung Quốc về kết quả chủ trương chiến lược phối hợp ba mặt trận đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, giành thắng lợi từng bước, cố gắng kiềm chế và thắng Mỹ trong phạm vi Việt Nam và Đông Dương, không để chiến tranh lan rộng đe dọa hòa bình thế giới. Khi Việt Nam trao cho đoàn đàm phán Chính phủ Hoa Kỳ bản “Dự thảo Hiệp định Pari” để sớm kết thúc chiến tranh, thì cũng đồng thời trao cho ban lãnh đạo hai nước Liên Xô và Trung Quốc để tranh thủ ý kiến. Bản dự thảo hiệp định đã được cả Liên Xô, Trung Quốc tỏ rõ sự đồng tình và hứa quyết tâm ủng hộ sự nỗ lực của Việt Nam.

Khi Níchxơn lên cầm quyền, về đối ngoại, lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung, Níchxơn đẩy mạnh “ngoại giao ba bên”, hay còn gọi là “tam giác chiến lược Mỹ - Xô - Trung” mà bước đột phá là cải thiện quan hệ với Trung Quốc làm đối trọng với Liên Xô. Nichxơn toan tính rằng qua việc cải thiện quan hệ với hai nước lớn xã hội chủ nghĩa - đồng minh chiến lược của Việt Nam sẽ tạo sức ép “đủ nặng” đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tác động tiêu cực của cuộc thương thảo giữa ba nước lớn đối với kết cục cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam lên tới đỉnh điểm đánh dấu bằng các sự kiện Tổng thống Mỹ Níchxơn lần lượt đi thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và ký kết bản Thông cáo Thượng Hải (2-1972), tiếp đến là thăm Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết và ký kết bản Thông cáo Mátxcơva (5-1972).

Tuy nhiên, về cơ bản, trong suốt quá trình kháng chiến, bằng đường lối độc lập tự chủ của mình, Việt Nam đã đoàn kết được với cả Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa anh em, và sử dụng có hiệu quả sự ủng hộ, giúp đỡ về tinh thần và vật chất to lớn đó để kiềm chế, đánh và từng bước đánh thắng quân xâm lược Mỹ và tay sai của chúng là chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cũng cần phải khẳng định rằng, sự giúp đỡ quốc tế quý báu ấy là một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thật vậy, về chính trị, tinh thần, nhân dân ta luôn được các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đồng tình, ủng hộ lập trường chính nghĩa, cổ vũ mọi thắng lợi của ta và lên án mạnh mẽ đế quốc Mỹ xâm lược. Cùng với các cuộc míttinh, biểu tình ủng hộ nhân dân ta, phong trào ghi tên tình nguyện sang Việt Nam sát cánh chiến đấu cùng quân, dân ta chống đế quốc Mỹ ngày càng mở rộng ở nhiều nước. Các đoàn thể thanh niên đã tổ chức nhiều đợt hoạt động quyên tiền để ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ. Nhiều cơ quan, đoàn thể đã tổ chức lấy chữ ký và kiến nghị phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Nhiều quân nhân và thanh niên nam, nữ thuộc nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khắp các châu lục đã tình nguyện hiến máu gửi tặng nhân dân ta. Các nước tham gia khối Hiệp ước Vácxava, gồm Liên Xô, Bungari, Hunggari, Cộng hòa Dân chủ Đức, Ba Lan, Rumani và Tiệp Khắc đã nhóm họp tại Bucarét (4-6 - 7-1966), ra bản tuyên bố quan trọng: căm phẫn lên án tội ác của bè lũ Giônxơn, nhất trí tăng cường ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam về mọi mặt, sẵn sàng gửi người tình nguyện sang giúp nhân dan Việt Nam đánh Mỹ.


(1) Một địa phương thuộc tỉnh Hồ Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 10:05:15 pm »

Từ cách xa nửa vòng trái đất, Cuba là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất ở Tây bán cầu đã tiếp nhận đoàn đại biểu thường trực của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và là nước đầu tiên đã nâng đoàn lên thành cơ quan đại diện ngoại giao chính thức. Đầu năm 1966, Chủ tịch Phiđen Cáxtrô tuyên bố: “Vì Việt Nam, chúng tô sẵn sàng hiến dâng cả dòng máu của mình”(1). Năm 1973, Phiđen đã sang thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một nguyên thủ quốc gia đến miền Nam Việt Nam khi mà cuộc chiến tranh còn đang tiếp diễn. Sự kiện đầy tình nghĩa thủy chung son sắt này có sức động viên, cổ vũ tinh thần vô cùng to lớn đối với quân và dân ta ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giành độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.

Đi đôi với việc ủng hộ về chính trị, tinh thần, nhân dân ta còn nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa về vật chất và cố vấn, chuyên gia kỹ thuật Liên Xô, nước có nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh đã viện trợ cho Việt Nam ngoài một số vũ khí thông thường còn phần lớn là những vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại như máy bay, xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo... Trung Quốc viện trợ cho ta chủ yếu là vũ khí bộ binh, quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, một phần nhiên liệu, phương tiện vận tải và một số xe quân sự, pháo và đạn pháo.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tổng khối lượng viện trợ quốc tế cho quân và dân ta ước tính khoảng 2.362.682 tấn, trị giá khoảng 7 tỷ rúp thì phần lớn là từ Liên Xô và Trung Quốc. Và một điều quan trọng là Trung Quốc đã đồng ý cho ta quá cảnh một khối lượng lớn hàng quân sự của Liên Xô viện trợ qua biên giới Xô - Trung và vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Trung Quốc vào Việt Nam. Trung Quốc còn giúp ta nâng cấp sửa chữa, mở rộng thêm và bảo vệ các tuyến đường giao thông trên bộ thuộc các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc. Trong thời kỳ chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa lần thứ hai của đế quốc Mỹ, Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng các khu chứa xăng dầu ở Đồng Đăng (Lạng Sơn), Quảng Ninh và chi viện cho Việt Nam hàng trăm kilômét thiết bị đường ống dẫn xăng dầu dã chiến, cùng một số máy móc chuyên dùng khác. Nhờ đó, Việt Nam đã xây dựng, lắp đắt tuyến ống T72A từ Đồng Đăng về Nhân Vực (Hà Nội) và tuyến ống T.72B từ Móng Cái (Quảng Ninh) về bắc Hải Dương, góp phần đánh bại chiến lược bao vây, phong tỏa của đế quốc Mỹ. Đặc biệt, năm 1972, đế quốc Mỹ tiến hành thả thủy lôi phong tỏa các cảng sông, biển, ngăn không cho tàu thuyền các nước chuyên chở hàng hóa giúp Việt Nam, các thủy thủ Trung Quốc đã dùng tàu vận tải Hồng Kỳ neo đậu ở phao số O, lợi dụng nước thủy triều lên, xuống để thả hàng hóa, giải quyết nhu cầu cấp thiết của Việt Nam. Cũng cần phải nói thêm rằng, trong quá trình bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam mở tuyến vận tải quân sự chiến lược 759 - đường Hồ Chí Minh trên biển để chuyển vũ khí và hàng hóa quân sự cho chiến trường miền Nam, chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ về một phần bến bãi và phương tiện vận tải của nhân dân Trung Quốc. Cuba đã nhiệt tình giúp đỡ ta về thiết bị xây dựng đường sá. Được sự thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, năm 1967, một số phi công của Quân giải phóng nhân dân Triều Tiên đã được cử sang Việt Nam để giúp đỡ việc huấn luyện, học tập kinh nghiệm và trực tiếp tham gia cùng với các phi công Quân đội nhân dân Việt Nam tác chiến bảo vệ hậu phương miền Bắc. Chúng ta còn nhận được những mặt hàng viện trợ quý báu về hậu cần, kỹ thuật của các nước Hunggari, Ba Lan, Rumani, Bungari, Tiệp Khác, Cộng hòa Dân chủ Đức.

Tất cả sự giúp đỡ quốc tế to lớn và quý báu đó đã được nhân dân và quân đội ta khai thác và sử dụng hiệu quả trong quá trình kháng chiến, song chúng ta cũng luôn tự chủ điều tiết và có kế hoạch tích trữ “để dành” cho những thời điểm quyết định. Và điều quan trọng là những vũ khí, phương tiện quân sự đó đã được khối óc và bàn tay của cán bộ, chiến sĩ ta cải tiến kỹ thuật, vận dụng sáng tạo trong quá trình chiến đấu mang lại hiệu suất chiến đấu rất cao, từng gây nên những bất ngờ lớn cho đối phương. Đây là sự phản ánh trung thực khả năng tư duy năng động, nhạy bén lường định một cách chính xác được những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế, nhất là khi Trung Quốc, Liên Xô chấp nhận tạm hòa hoãn với chính quyền Mỹ, giảm sự giúp đỡ cho Việt Nam xuống mức thấp nhất(2), hòng ngăn chặn sức tiến công quân dân ta ở chiến trường chính miền Nam và trong các cuộc chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ ở miền Bắc nước ta.


(1) Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 2-11-1966.
(2) Viện trợ quốc tế cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong kháng chiến chống Mỹ:
(Đơn vị tính: tấn)
Tổng khối lượng: 2.362.682 tấn
Thành tiền: hơn 7 tỷ rúp
Nguồn dẫn: Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 - Thắng lợi và bài học, Sđd, t.601.
Những năm cuối của cuộc kháng chiến, nguồn viện trợ của hai nước Liên Xô, Trung Quốc dành cho Việt Nam gần như không đán kể. Nếu như năm 1972, viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam trị giá 332 triệu rúp thì năm 1973 chỉ còn 248 triệu rúp, sang năm 1974 tụt giảm còn 98 triệu rúp và năm 1975 chỉ còn 76 triệu rúp. Tương tự, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam cũng không ngừng giảm, năm 1972 là 1.200 triệu tệ, năm 1973 trị giá 1.410 triệu tệ nhưng năm 1974 chỉ còn 450 triệu tệ và năm 1975 là 190 triệu tệ. Xem Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 10:08:32 pm »

Nhờ có những vũ khí, đạn dược, xe cơ giới, trang bị kỹ thuật tích trữ chiến lược từ nguồn viện trợ quốc tế trước đó đã giúp ta chủ động bảo đảm vật chất kỹ thuật cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Chỉ nói riêng về mặt hậu cần, kỹ thuật, ta đã vận chuyển hàng vạn tấn từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam với khoảng một vạn xe tải các loại được huy động. Đồng thời đảm bảo cơ động lực lượng cho ba quân đoàn và các binh chủng kỹ thuật mang theo đủ cơ số đạn dược và lương thực hành quân gấp vào chiến trường, đến được điểm tập kết đúng thời gian để thực hành cuộc tổng tiến công chiến lược quyết định cuối cùng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc(1).

Như vậy, theo đường lỗi đối ngoại của Đảng Lao động Việt Nam, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từng bước xây dựng và phát triển ngày càng vền vững, tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác tương trợ, giúp đỡ, tin cậy lẫn nhau theo tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu và có hiệu lực về mọi mặt, nhất là về quân sự và kinh tế đã trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12-1976), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã “bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, đã vì tình nghĩa quốc tế vô sản, dành cho nhân dân ta sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện, to lớn và quý báu”(2).

Bên cạnh sự ủng hộ, giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của Đảng, Chính phủ và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đứng đầu là Liên Xô và Trung quốc, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta còn được phong trào giải phóng dân tộc trên khắp hành tinh ủng hộ, phối hợp đấu tranh, giúp đỡ. Đây là một lực lượng rất đông đảo và rất quan trọng của sức mạnh thời đại đã tiếp thêm sức mạnh cho cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam hoàn thành sứ mạng lịch sử khai thông con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên hành tinh.

Đảng và Nhà nước chủ trương mở rộng quan hệ với các nước vừa giành được độc lập dân tộc, thiết lập quan hệ ngoại giao, nâng cao vị thế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước đó đối với công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta.

Tháng 4-1955, Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu, tham dự Hội nghị các nước Á - Phi lần thứ nhất họp ở Băngđung (Inđônêxia). Việt Nam tuyên bố rõ lập trường ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Á - Phi chống chủ nghĩa thực dân, bảo đảm độc lập dân tộc, ủng hộ 10 nguyên tắc Băngđung, 5 nguyên tắc chung sống hòa bình. Trong Thông cáo chung hội nghị yêu cầu Hội đồng bảo an Liên hợp quốc kết nạp một số nước, trong đó có Việt Nam làm thành viên Liên hợp quốc. Mười nguyên tắc Băngđung là cương lĩnh sơ khởi của phong trào Không liên kết sau này. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Việt Nam thường vận dụng 10 nguyên tắc Băngđung và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình để xử lý thành công nhiều vấn đề đối ngoại phức tạp giữa Việt Nam và các đối tượng khác nhau.

Tháng 2-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm hữu nghị các nước Ấn Độ và Mianma; tháng 2-1959, thăm Inđônêxia; đồng thời Việt Nam cũng đón tiếp trọng thể các nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ các nước Á - Phi đến thăm Việt Nam. Bằng uy tin to lớn của mình đối với phong trào giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

Phong trào độc lập dân tộc tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở châu Á và châu Phi. Đến năm 1960 đã có 40 nước giành được độc lập. Năm 1961, phong trào Không liên kết ra đời, góp phần đoàn kết rộng rãi nhân dân ba châu lục cũng nhằm mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Năm 1963, tổ chức Thống nhất châu Phi ra đời.

Tại các hội nghị đoàn kết Á - Phi, tiến đến là đoàn kết Á - Phi - Mỹ Latinh, các nước đều đồng tâm nhất trí ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, lên án mạnh mẽ hành động cướp nước và bán nước của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tiêng nói của Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đều được hầu hết các nước đồng tình, ủng hộ.


(1) Từ tháng 3-1968 đến đầu năm 1975, bộ đội xăng dầu Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu dài gần 5.00 km từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Bù Gia Mập (Thủ Dầu Một) trong đó, có hơn 500 km đường ống do Trung Quốc chi viện, gần 4.500km còn lại là đường ống dã chiến của Liên Xô. Riêng tuyến đường ống xăng dầu thuộc tuyến chi viện chiến lược 559 dài 1.400km, gồm 50 kho lớn, nhỏ có sức chứa 270.000m3, 114 trạm bơm đẩy. Xem Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, 1996, tr.64.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.37, tr.475-476.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 10:11:12 pm »

Ngày 30-11-1966, tại buổi tiếp các đại biểu dự Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Với sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh…, đồng bào miền Nam chúng tôi sẽ chiến đấu mạnh mẽ hơn nữa chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, miền Nam Việt Nam nhất định sẽ được giải phóng”(1).

Hội nghị Ủy ban công đoàn quốc tế đoàn kết với Việt Nam họp tại Hà Nội (6-1965) gồm 31 nước Á, Phi, Mỹ Latinh, châu Âu và châu Đại Dương đã quyết định lấy ngày thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (20-12-1960) làm Ngày quốc tế đoàn kết với lao động và nhân dân miền Nam Việt Nam.

Hội nghị đoàn kết nhân dân Á, Phi, Mỹ Latinh họp từ ngày 3 đến ngày 5-1-1966 tại Cuba, bàn về mục tiêu đấu tranh vì hòa bình, trung lập của phong trào Không liên kết và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Hội nghị đã ủng hộ mãnh mẽ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Hội nghi nhất trí nhận định rằng: “Bản thân cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam là một sự ủng hộ trực tiếp và góp phần mạnh mẽ vào phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước ở khắp ba châu, đồng thời là một tấm gương chói lọi cổ vũ mạnh mẽ toàn thể loài người tiến bộ”(2). Hội nghị “coi việc đoàn kết với Việt Nam, bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược cách mạng của các dân tộc Á, Phi, Mỹ Latinh”(2). Kết quả của hội nghị đánh dấu sự hình thành trên thực tế của Mặt trận nhân dân ba châu chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân do Mỹ cầm đầu, một biểu hiện sinh động của tình đoàn kết nhân dân ba châu đối với nhân dân Việt nam, một sự cổ vũ quý báu đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

Cùng với phong trào giải phóng dân tộc, Đảng Lao động Việt Nam và Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa còn tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của phong trào hòa bình, dân chủ thế giới, của các tổ chức chính trị - xã hội, của nhiều nhân sĩ, trí thức, nghị sĩ, nhà văn, nhà báo... đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, lên án mạnh mẽ tội ác chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra, đòi hòa bình cho Việt Nam.

Công tác đối ngoại và đấu tranh ngoại giao của ta không những có nhiệm vụ vạch rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ mà còn thuyết phục dư luận thế giới, làm cho nhân dân các nước thấy rõ cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam là cuộc đấu tranh tiểu biểu cho chính nghĩa thắng phi nghĩa, văn minh chống bạo tàn. Đế quốc Mỹ không chỉ là kẻ thù của nhân dân Việt Nam mà còn chính là kẻ thù chung của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Ủng hộ Việt Nam là ủng hộ những người chiến đấu bảo vệ những giá trị nhân văn của loài người, bảo vệ những tư tưởng tiến bộ của thời đại.

Cùng với việc tuyên truyền vạch mặt kẻ thù, nêu cao thiện chí hòa bình và hữu nghị, bằng những thắng lợi to lớn trên chiến trường, nhân dân ta còn khẳng định có thể đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới.

Để đoàn kết và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, hơn 200 tổ chức, ủy ban, phong trào đoàn kết được lập ra ở hầu hết các nước trên thế giới với nhiều hoạt động tích cực. Các hình thức ủng hộ rất đa dạng, phong phú. Hàng triệu người thuộc nhiều nước ghi tên tình nguyện sang giúp nhân dân Việt Nam đánh Mỹ; 16 nước có phong trào hiến máu; trên 50 nước có phong trào quyền góp tiền của, vật chất ủng hộ Việt Nam.

Tại hầu hết các nước, các tầng lớp nhân dân yêu chuộng hòa bình tiến hành mít tinh ủng hộ Việt Nam và biểu tình, bãi công phản đối đế quốc Mỹ xâm lược. Nổi bật là cuộc tổng bãi công của 5,5 triệu công nhân thuộc 91 tổ chức công đoàn Nhật Bản trong năm 1965, Hội Liên hiệp Phụ nữ Pháp tổ chức “Đêm thức vì hòa bình ở Việt Nam”. Cuộc đấu tranh của công đoàn thủy thủ Ổxtrâylia. Chiều ngày 4-7-1966, tại thành phố Hămbuốc (Cộng hòa Liên bang Đức), khoảng 2.000 sinh viên và nhân dân thuộc các giới đã họp mít tinh và kéo đến biểu tình trước lãnh sự quán Mỹ giương khẩu hiệu: “bọn Mỹ cút đi”, “Rút bàn tay can thiệp khỏi Việt Nam”. Giữa lòng Thủ đô Xtốckhôm của Thụy Điển đã từng xuất hiện các “chiến khu giải phóng” của thanh niên. Nổi bật là cuộc diễu hành chống Mỹ mà nhân dân Thủy Điển tổ chức ở Xtốckhôm giữa năm 1967, do Thủ tướng Ôlốp Pammơ cùng với Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dẫn đầu Hội nghị quốc tế tháng 7-1967 tại Thủ đô Xtốckhôm, quy tụ hàng trăm nhà khoa học, học giả có tên tuổi đại diện cho hơn 300 tổ chức đoàn kết với Việt Nam tham dự thực sự là hình ảnh tiêu biểu cho việc liên kết rộng rãi các xu hướng chính trị - xã hội khắp các châu lục đoàn kết lại ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Một hoạt động khác có ý nghĩa nhân văn và chính trị to lớn là việc lập Tòa án quốc tế Béctơrăng Rútxen để phản xét tội ác trong chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam theo thủ tục, trình tự pháp lý của một tòa án quốc tế. Tòa án do nhà triết học Anh - Huân tước Béctơrăng Rútxen vận động thành lập. Tòa án họp hai phiên: phiên đầu ở Xtốckhôm (5-1967), phiên cuối ở Rétkenđen (Đan Mạch, tháng 11, 12-1967), và tòa ra kết luận: đế quốc Mỹ đã phạm tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng, diệt sinh, diệt môi trường sống ở Việt Nam. Những kết luận của tòa án là lời phán xét của lương tri nhân loại đối với tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ. Nó tạo thêm sức mạnh và chỗ dựa chính trị, tinh thần cho phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược, đồng thời cũng là một trong những nguồn cổ vũ to lớn đối với nhân dân Việt Nam.


(1) Bộ Ngoại giao - Viện Quan hệ quốc tế: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.196.
(2), (3) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 - Những sự kiện quân sự, Hà Nội, 1988, tr.153.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 10:14:39 pm »

Về chính sách đối với nước Mỹ, Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân biệt rõ những thế lực đế quốc xâm lược là kẻ thù, còn nhân dân Mỹ là bè bạn của nhân dân ta. Họ luôn phản đối cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu và tích cực ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Khi đế quốc Mỹ đưa quân xâm lược miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳn định rõ thái độ trước sau không đổi của Đảng, Chính phủ và toàn thể dân tộc Việt Nam là: “Chúng ta kịch liệt chống bọn đế quốc Mỹ dã man đang dùng bom đạn và thuốc độc giết hại đồng bào ta ở miền Nam. Đồng thời chúng ta cũng kính trọng những người Mỹ tiến bộ, họ chống lại đế quốc Mỹ, thủ phạm trong cuộc chiến tranh xâm lược đó”(1).

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn phân biệt rõ rệt bạn và thù, không coi nhân dân các nước đã đưa quân xâm lược Việt Nam là kẻ thù, tranh thủ sự ủng hộ của họ đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta. Xuất phát từ tinh thần yêu chuộng hòa bình, mong muốn chấm dứt chiến tranh, Người chia sẻ nỗi đau thương, mất mát với nhân dân Mỹ, nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa do chính quyền Mỹ gây ra. Trong thư ngày 23-12-1966, gửi nhân dân Mỹ, Người viết: “Nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ đáng lẽ cùng sống trong hòa bình và hữu nghị. Song Chính phủ Mỹ đã ngang nhiên phái hơn 40 vạn quân với hàng nghìn máy bay, hàng trăm tàu chiến đến xâm lược Việt Nam… Ngày càng nhiều người Mỹ dũng cảm đứng lên đấu tranh mạnh mẽ đòi Chính phủ Mỹ phải tôn trọng hiến pháp và danh dự nước Mỹ, phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và rút quân đội Mỹ về nước”(2). Như vậy, Người rất chú trọng đến việc tác động vào hậu phương của Mỹ. Với mũi tiến công đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tích cực góp phần thúc đẩy phong trào quần chúng Mỹ chống chiến tranh ở Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi “Mặt trận số 1 chống đế quốc Mỹ là Việt Nam. Mặt trận số 2 ở ngay tại nước Mỹ”. Mặt trận số hai này gồm cuộc đấu tranh của người da đen Mỹ chống “phân biệt chủng tộc”, chống chiến tranh xâm lược Việt Nam kết hợp với phong trào nhân dân Mỹ da trắng chống chiến tranh(3). Vào thời điểm chính quyền Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam và leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Về tinh thần, Mặt trận thống nhất phản đế đã hình thành giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ... Nhân dân Mỹ đánh từ trong ra, nhân dân ta đánh từ ngoài vào. Hai bên giáp công mạnh mẽ, thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân Việt - Mỹ nhất định sẽ thắng”(4).

Chính vì công lý và chính nghĩa, phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh cũng phát triển nhanh và mạnh, sớm nổ ra quy mô toàn quốc và thống nhất hành động. Ngày mùa thu 1965, lúc Mỹ vừa đưa một số đơn vị quân chiến đấu đầu tiên vào miền Nam, các tổ chức chống chiến tranh đã thành lập Ủy ban phối hợp toàn quốc đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Ủy ban này liên tiếp phát động hai đợt đấu tranh lớn, đợt thứ nhất từ ngày 15 đến ngày 17-10-1965, đợt thứ hai từ ngày 15 đến ngày 25-3-1966. Hai đợt mở đầu này lôi cuốn trên nửa triệu người Mỹ ở hơn 100 thành phố tham gia. Trong phong trào này, vai trò trung tâm và nổi bật là các giáo sư, các nhà khoa học, các nhà tu hành và sinh viên. Cuối năm 1965, những cuộc tự thiêu của một vài người Mỹ chống chiến tranh như của chiến sĩ hòa bình Nôman Môrixơn trước cửa sổ Lầu Năm Góc, của Rôgơ Lapotơ, Gian Caoxki đã gây chấn động sâu sắc trong xã hội Mỹ và có tiếng vang trên thế giới. Đế quốc Mỹ càng thất bại và sa lầy ở Việt Nam, phong trào phản chiến, đốt thẻ quân dịch của thanh niên, sinh viên, vứt bỏ huân chương của cựu binh càng phát triển mạnh.

Đợt đấu tranh mùa xuân năm 1967 lôi cuốn hàng triệu người. Đợt đấu tranh mùa thu huy động tới 3,7 triệu người tại hàng trăm thành phố tham gia. Trong các năm 1967 - 1968 diễn ra các đợt hoạt động mang tên “Mùa hè nóng bóng” với các cuộc biểu tình, diễu hành cùng một lúc tại 120 thành phố, với sự tham gia của 2.000 trường học, hàng trăm tờ báo phản chiến và hơn 200 tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ làm rung động Nhà Trắng và Lầu Năm góc. Oantơ Lípman - nhà bình luận chính trị nổi tiếng nước Mỹ hồi đó nhận xét: Lương tâm của người Mỹ nổi dậy... cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến tranh không được lòng dân nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Phong trào đấu tranh của nhân dân Hoa Kỳ những năm về sau còn phát triển khi đế quốc Mỹ tiếp tục gây thêm nhiều tội ác ở Việt Nam. Đánh giá về ảnh hưởng của người dân Hoa Kỳ, H. A. Kítxinhgiơ - nguyên Cố vấn an nhinh quốc gia, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhớ lại: “Các thế hệ tương lai có thể khó hình dung được cơn biến động trong nước (Hoa Kỳ) mà chiến tranh Việt Nam gây ra... Chính cơ cấu của Chính phủ đã bị tan rã. Ngành hành pháp bị choáng váng. Cuối cùng con em của họ và con em bạn bè của họ đã tham gia các cuộc biểu tình... Sự kiệt sức là dấu ấn của tất cả chúng tôi Tôi phải đi từ nhà tôi, vây quanh là đám người phản đối, đến tầng dưới của Nhà Trắng để ngủ đôi chút”(5).

Trong lịch sử, hiếm có cuộc chiến đâu của dân tộc nào thực hiện được sự tập hợp rộng rãi và ủng hộ mạnh mẽ của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới như cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Loài người tiến bộ đứng hẳn về phía Việt Nam, dành cho nhân dân ta những tình cảm sâu sắc, sự ủng hộ vật chất và tinh thần thật là to lớn. Sự hình thành”ba tầng mặt trận” (Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, mặt trận ba nước Đông Dương, mặt trận nhân dân thế giới) cùng bao vây tiến công đế quốc Mỹ là một trong những nét nổi bật của chiến lược cách mạng Việt Nam, một sáng tạo trong sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã thay mặt nhân dân Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc “đối với Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, đối với các Đảng cộng sản và công nhân, đã vì tình nghĩa quốc tế vô sản cao cả, dành cho nhân dân ta sự ủng hộ và sự giúp đỡ hết sức to lớn và quý báu. Chúng ta chân thành cảm ơn giai cấp công nhân các nước trên thế giới, các nước dân tộc chủ nghĩa, các tổ chức dân chủ quốc tế và loài người tiến bộ đã cổ vũ và ủng hộ mạnh mẽ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Chúng ta gửi đến nhân dân tiến bộ Mỹ đã vì hòa bình và công lý mà đồng tình, ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta, lời chào hữu nghị”(6).


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.46.
(2) Bộ Ngoại giao - Viện quan hệ quốc tế: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, Sđd, tr.46.
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.123-125.
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.522-524.
(5) Henry Kisinger: The White House years (Những năm tháng ở Nhà Trắng), Tlđd, tr.190.
(6) Sức mạnh Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nôi, 1976, tr.394.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 10:17:04 pm »

2. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, kết hợp chặt chẽ cuộc chiến đấu trên chiến trường và cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán

Một trong những quy luật của đấu tranh vũ trang của chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện là đấu tranh vũ trang kết hợp chặt chẽ với các hình thức khác như đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao... Sự kết hợp đã tạo nên sức mạnh ưu thế của đấu tranh vũ trang trên chiến trường, trước hết là trên những hướng chiến lược chủ yếu.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đấu tranh chính trị đã được nâng lên thành một nghệ thuật trong việc chống chính sách xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ. Khi khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, chiến tranh và khởi nghĩa gắn quyên với nhau thì đấu tranh chính trị mà hình thức cao là sự nổi dậy của quần chúng luôn luôn kết hợp chặt chẽ và nhịp nhàng với đấu tranh quân sự, tạo thế và trợ giúp đắc lực cho đấu tranh quân sự. Thắng lợi của đấu tranh quân sự, chính trị trên chiến trường và ở trong nước đã tạo thế cho dấu tranh ngoại giao. Thắng lợi quân sự trên chiến trường là cơ sở để giành thắng lợi ngoại giao trên bàn đàm phán. Thắng lợi của đấu tranh ngoại giao lại tạo điều kiện cho đấu tranh quân sự và chính trị giành thắng lợi lớn hơn. Trong mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao thì đấu tranh quân sự là đạc trưng cơ bản, vì không có nó không còn là chiến tranh. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói cơ sở của ngoại giao là thực lực: “thực lực như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng chiêng, chiêng có to, tiếng mới lớn”(1). Do đó, sức mạnh của ngoại giao cũng tùy thuộc vào sức mạnh của dân tộc (nội lực). Đảng Lao động Việt Nam coi việc xây dựng thực lực chính trị, quân sự, kinh tế bên trong là nhân tố quyết định, tạo thế mạnh cho sức mạnh đối ngoại.

Với những thắng lợi trên chiến trường, tháng 11-1966, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Tung ương Đảng Lao động Việt Nam đã họp, ra Nghị quyết về Đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam. Nghị quyết chỉ rõ: Để phục vụ cho đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, cần tích cực chủ động và tích cực tạo điều kiện bận dụng sách lược vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh, nhằm tranh thủ dư luận thế giới, cô lập đế quốc Mỹ, gây thêm khó khăn cho địch, làm cho chúng bị động, lúng túng và nội bộ mâu thuẫn hơn nữa... Tiếp đó, tháng 1-1967, tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, với chuyên đề về Chỉ đạo đấu tranh ngoại giao được thông qua đã mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta; vừa tiếp tục chiến đấu, vừa chuẩn bị điều kiện đi vào đàm phán hòa bình.

Một thành công lớn của đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là vận dụng phương thức “vừa đánh, vừa đàm” để phối hợp với chiến trường, giành thắng lợi từng bước, buộc chính quyền Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari, kết thúc chiến tranh.

Cuộc đàm phán Pari là đỉnh cao của phối hợp ngoại giao với quân sự chính trị, cũng là đỉnh cao của mặt trận đấu tranh ngoại giao. Từng thời kỳ, căn cứ vào yêu cầu của chiến trường và dư luận quốc tế, ta phát huy thiện chí hòa bình, đưa ra những đề nghị, giải pháp. những đòn tán công trên bàn đàm phán. Đây là cuộc đấu trí, đấu lý quyết liệt kéo dài suốt năm năm.

Khi chuẩn bị mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), tháng 12-1976, ta tuyên bố “sẽ nói chuyện với Mỹ”, tháng 5-1968, sắp mở đợt tiến công đợt 2, qua kênh ngoại giao, ta thỏa thuận với phía Mỹ bắt đầu họp Hội nghị Pari. Cuối năm 1968, kết thúc đàm phán hai bên Việt - Mỹ, mở hội nghị bốn bên là đúng lúc. Sắp mở đợt tiến công lớn mùa hè 1969 (tháng 5), ta đưa ra đề nghị hòa bình 10 điểm. Suốt ba năm (1969 - 1971), ta có khó khăn trên chiến trường, ngoại giao hỗ trợ bằng những đề nghị cứng rắn như đòi thay Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, đòi chính quyền Mỹ định thời hạn rút hết quân hoặc dùng các biện pháp khéo kéo như nói rộng quy chế với phi công Mỹ bị bắt trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam.

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân ta làm cho đế quốc Mỹ và chính quyền, quân đội Việt Nam Cộng hòa hoàn toàn bất ngờ, bị sụp đổ từng mảng, suy yếu nghiêm trọng. Để đỡ đòn, đế quốc Mỹ buộc phải dùng không quân, hải quân đánh phá trở lại miền Bắc, kết hợp với các hoạt động xảo quyệt - thực hiện “hành động quân sự quyết định” của Tổng thống Níchxơn, tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B.52 vào Hà Nội và Hải Phòng... hòng hạn chế thắng lợi của ta, buộc ta phải chấp nhận điều kiện của Mỹ trong đàm phán, đi đến kết thúc chiến tranh có lợi cho Mỹ.

Như vậy, trải qua 4 năm, 9 tháng với 202 phiên họp công khai và 24 cuộc họp riêng, nội dung của dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã hoàn tất thì đế quốc Mỹ lại lật lọng. Tuy nhiên, bằng tài năng và lòng dũng cảm, quân và dân ta đã kiên cường đánh trả, bắn rơi nhiều máy bay hiện đại, bắt sống nhiều giặc lái. Chung cuộc, Mỹ chẳng những không đạt được mục tiêu của cuộc tập kích chiến lược mà trái lại còn phải chuốc lấy thất bại nặng nề - một thất bại lịch sử của lực lượng không quân chiến lược Hoa Kỳ.

Thắng lợi to lớn của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam cùng với việc đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B.52 của đế quốc Mỹ ở miền Bắc đã làm cho cục diện chiến tranh Việt Nam chuyển biến nhanh chóng. Chính quyền Mỹ phải ký Hiệp định Pari, chấp nhận chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Thắng lợi quan trọng nhất là quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ buộc phải rút hết khỏi miền Nam Việt Nam, còn quân chủ lực của ta (đối phương thường gọi là quân đội Bắc Việt) vẫn ở nguyên tại chỗ, làm cho lực lượng so sánh trên chiến trường thay đổi hẳn theo chiều hướng hoàn toàn có lợi cho ta, mở ra điều kiện thuận lợi để ta tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Giôn Nêgrôpôn - chuyên viên của Kítxinhgiơ về chiến tranh của Việt Nam đã phải cay đắng thốt lên: “Chúng ta ném bom Bắc Việt Nam để rồi chúng ta lại chấp nhận nhượng bộ”(2).

Ông Kítxinhgiơ trong cuốn sách Thuật ngoại giao (Diplomacy) xuất bản năm 1994 đã thừa nhận: “Hòa bình lập lại ở châu Âu từ lâu, nhưng hai thế hệ quân nhân Mỹ còn đóng lại đó. Còn để bảo đảm các điều khoản của Hiệp định đình chiến Triều Tiên, hàng trăm ngàn quân Mỹ còn đồn trú tại đó trong hơn 40 năm qua (tính đến 1995). Chỉ riêng ở Việt Nam, Mỹ đã ký một hiệp định mà không để lại lực lượng bảo đảm thi hành hiệp định. Do đó cuộc tháo chạy tháng 4-1975 là không thể tránh khỏi”(3).


(1) Bộ Ngoại giao - Viện quan hệ quốc tế: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, Sđd, tr.294.
(2) Nguyễn Tiến Hưng và Jerold L.Scheeter: Từ tòa Bạch Ốc đến dinh Độc Lập, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1990, tr.214.
(3) Bộ Quốc phòng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương - Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh: Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr.819-820.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM