Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:43:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Về Tchepone: Hành Quân Lam Sơn 719  (Đọc 63656 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #70 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2014, 01:38:45 pm »

Những Ngày Rất Dài Cho SĐ1BB

Như đã nói, sau khi rời khỏi Tchepone, hai Tiểu Đoàn 2 và 3 của TrĐ2/SĐ1BB rút quân trên đường về để nhập chung vào trung đoàn mẹ (TrĐ2) đang đóng ở CCSophia, rồi từ đó TrĐ2 nhập chung với hai TrĐ1 và TrĐ4 đang tụ quân lại, rồi cùng hành quân từ Sophia về Liz, rồi về Lolo.[19]  Sau hai ngày đi bộ, hai TĐ2 và 3 về đến bãi đáp Liz ngày 11 tháng 3. Đến Liz, cả hai TĐ2 và 3/TĐ2/TrĐ2 được trực thăng vận đến bãi đáp Brown, một bãi đáp mới thành lập, nằm chừng chín cây số hướng tay nam Bản Đông. Tại đây hai TĐ2 và 3 được chỉ thị lục soát sâu hơn về hướng nam, về hướng Đường 914, cho đến ngày 14. Chỉ hai ngày nữa thôi.[20]  
   
Nhưng đến ngày 14 thì quân của QĐND đã đồng lọat phản công dữ dội trên tất cả vị trí của quân VNCH ở phía nam Đường 9. Ngày 12, khi biết được quân VNCH sẽ bỏ hai cứ điểm Sophia và Liz, hừng sáng hôm sau quân QĐND tràn qua Sophia và Liz, đánh thẳng vào Lolo. Ngày 13 Lolo nằm chặt trong gọng kềm của hơn hai trung đoàn QĐND. Áp lực của đối phương mạnh đến độ Chuẩn Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh SĐ1BB, yêu cầu B-52 dội bom sát vào tuyến phòng chừng 300 mét.[21]  Tình hình ở phía đông nam của căn cứ Lolo cũng không khả quan hơn: hai bãi đáp Sophia East và Brown bị tê liệt vì pháo; TĐ2/TrĐ2 bị đụng nặng. Vào hai ngày 14 và 15, QĐI cho lệnh hai TrĐ1 và 2 di tản khỏi căn cứ Lolo; và những đơn vị khác được lệnh rút khỏi vùng tác chiến, đến một nơi an toàn để có thể di tản bằng trực thăng. Nhưng trong hai tuần lễ sau cùng của tháng 3, mặt trận Hạ Lào không còn nhiều “bãi đáp an toàn” như chỉ thị. Sự khó khăn bây giờ là chờ những tiểu đoàn của TrĐ1 đang bị chận đường ở Tà Lương (một nguy danh trên bản đồ hành quân, nằm trên đầu Đường 914, phía nam Tchepone) rút về. Ngày 16, hai TĐ1 và 3 của TrĐ2 rời Lolo (ba TĐ2, 4, 5 đang hành quân ở vùng Brown, Sophia East); còn lại ở Lolo là bốn tiểu đoàn của TrĐ1. Ngày hôm sau TrĐ1 xin được di tản nếu không sẽ bị tràn ngập: hai Trung Đoàn 1 và 31 của SĐ2BB QĐND đang ở ngoài vòng rào căn cứ. Ngày 17, TĐ1/TrĐ4 được chỉ định ở lại cản đường để ba tiểu đoàn kia của trung đoàn di tản. Ba tiểu đoàn của TrĐ4 di tản được, nhưng đến lượt TĐ1 thì hỏa lực địch không cho phép trực tăng đáp nữa. TĐ1 được lệnh đánh giải dây thoát về hướng đông bắc (về hướng Bản Đông). Tiểu đoàn đánh mở đường máu ra khỏi Lolo. Đến phía nam bờ Sông Xe Pone thì bị địch chận lại. Tiểu đoàn cầm cự cho đến xế chiều hôm sau … trong khi trực thăng đáp xuống trong biển lửa để bốc từng toán lính đi. … Nhưng chỉ có 32 quân của TĐ1 di tản được, tất cả còn lại đều tử thương hay bị bắt sống. Tất cả sĩ quan của ban chỉ huy hầu như chết hết.[22]  
   
Trong khi đó, ở chung quanh căn cứ Sophia East, Brown và Brick (bảy đến chín cây số đông nam Bản Đông; ba cây số tây nam CC Delta1), những tiểu đoàn của TrĐ2 cũng bị áp lực tương tự. Không lực Hoa Kỳ yểm trợ tất cả những gì họ có thể yểm trợ. Nhưng không pháo không còn hữu hiệu khi quân hai bên đã nằm trong tầm lựu đạn và súng trường của nhau. Sau khi nhận được tin TĐ4/TrĐ1 đã “kết thúc công tác” của họ ở Lolo; sau khi hai TrĐ3 và 4 đã di tản, bây giờ đến lượt TrĐ2 phải di tản. TrĐ2 bây giờ còn ba TĐ 2, 3 và 4, đang tập trung ở chung quanh giao điểm Đường 92 và Đường 914. Từ khi bước chân xuống bãi đáp Brick và Brown, TĐ2, 3 và 4 chạm địch liên tục. Với số tay súng còn lại, ba tiểu đoàn sẽ không cầm cự được lâu trước áp lực của đối phương. Ngày 19, sau khi bộ chỉ huy của TrĐ2 được di tản về căn cứ Delta1, ba tiểu đoàn được lệnh bỏ căn cứ Brick và Brown, đi theo đường bộ về Delta1, để từ đó di tản theo kế hoạch chung của SĐ1BB. Nhưng quân QĐND đã đoán được kề hoạch rút quân của VNCH, và họ quyết tâm đánh chận đường rút lui. Ngày 19, không chỉ ở khu vực đường 92 và 914 là có giao chiến nặng, tất cả mặt trận Hạ Lào, tất cả các đơn vị của VNCH đều bị tấn công liên tục: Hơn một trung đoàn quân QĐND đang tập trung hỏa lực vào căn cứ Bản Đông — căn cứ lớn và mạnh nhất của VNCH trên Đường 9. Ở phía đông nam gần biên giới, LĐ147TQLC đang đối diện với chiến xa và pháo tầm xa 130 ly.
   
Tối đêm 19, TĐ 2, 3 và 4 đóng lại qua đêm trên một điểm cao, tử thủ chờ thêm một ngày nữa. Đêm đó những đơn vị QĐND tập trung quân quyết tâm “dứt điểm” ba tiểu đoàn còn lại. Địch tấn công bằng pháo trước, tiếp theo là quân bộ binh có trang bị súng phun lửa. Trận đánh kéo dài đến ngày hôm sau. Sáng ngày 20 trung đoàn xin bộ tư lệnh tiền phương ở Khe Sanh bằng mọi cách phải di tản họ. Nhưng với 1.400 phi vụ trực thăng yểm trợ; 11 phi vụ B-52; và 250 phi vụ không lực chiến thuật, trực thăng chỉ có đủ thì giờ để di tản được TĐ3. Hai TĐ2 và 4 được lệnh tử thủ, chờ đến hôm sau. Nhưng hôm sau là một ngày quá trễ. Tối đêm 20 vòng đai phòng thủ của TĐ2 bị chọc thủng. Vừa tấn công, địch vừa dùng loa phóng thanh kêu gọi đầu hàng. Vị tiểu đoàn trưởng bị thương nặng, nằm trên tay tiểu đoàn phó. Biết không thoát được, tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho toán quân còn lại đánh mở đường máu. Khoảng 60 quân nhân của Tiểu Đoàn 2 thoát được vòng dây. Tiểu đoàn trưởng bị bắt tại mặt trận. Tiểu Đoàn 4 đang giao chiến gần đó cũng bị chung số phận: Tiểu đoàn mất liên lạc rồi bị tan rã với tiểu đoàn trưởng và tất cả sĩ quan của ban chỉ huy đều bị tử thương hay bị bắt.[23]   Tất cả các đơn vị của Sư Đoàn 1 Bộ Binh — hay những gì còn lại của sư đoàn — rời khỏi mặt trận Hạ Lào vào chiều 21 tháng 3.

Trong 41 ngày tác chiến ở Hạ Lào, SĐ1BB bị thiệt hại, sĩ quan: 53 chết, 99 bị thương, 11 mất tích; hạ sĩ quan: 107 chết, 213 bị thương, 22 mất tích; binh sĩ: 639 chết, 939 bị thương, và 160 mất tích. SĐ1BB bị tổn thất 39,3% quân số trong Hành Quân LS719.[24 ]

Mặt Trận Của Thủy Quân Lục Chiến
Thủy Quân Lục Chiến VNCH đến chiến trường Hạ Lào trễ. Và cũng vì đến trễ nên TQLC “hưởng” được tất cả hỏa lực của quân QĐND để dành cho họ. Hai lữ đoàn của SĐTQLC nhảy vào chiến trường LS719 ngày 1 tháng 3; rời mặt trận ngày 25 tháng 3. TQLC là đơn vị cuối cùng rời mặt trận.
   
SĐTQLC đã có mặt ở Khe Sanh từ ngày hành quân N. Tuy nhiên đến ngày 1 tháng 3 sư đoàn mới được lệnh đưa hai lữ đoàn vào tác chiến: LĐ147 đến vùng hành quân ngày 2; LĐ258 đến ngày 5.[25]  LĐ147 đóng ở căn cứ Delta, một ngọn đồi cao 550 mét, nằm 13 cây số hướng tây tây nam từ góc Đường 9 và biên giới. Nhiệm vụ của LĐ147 đến Delta là để thế vào chổ một đơn vị của SĐ1BB đang trên đường nhảy cóc vào Tchepone. LĐ258 đóng ở căn cứ Hotel, một chỏm cao 600 mét trên triền núi Co Roc, khoảng hơn ba cây số bên biên giới Lào. Hai lữ đoàn có đủ cấp số, với ba tiểu đoàn tác chiến và một tiểu đoàn pháo binh cho mỗi lữ đoàn.
   
Vào đầu tháng 3 căn cứ Delta của LĐ174 là tuyến đóng quân xa nhất về hướng nam của quân VNCH ở Hạ Lào. Cao điểm này nằm chơ vơ giữa rừng, xa tầm yểm trợ hữu hiệu của các căn cứ bạn. Hai căn cứ gần nhất là CCHotel của LĐ258 cách đó khoảng 9 km ở hướng bắc đông bắc; căn cứ kia là CCDelta1 xa hơn, chừng 12km hướng tây bắc. Tháng 3, tất cả các đơn vị của VNCH đã co cụm về sát Đường 9. Sư Đoàn Nhảy Dù và Lữ Đoàn 1 Thiết Ky bây giờ nằm trong thế thủ, chỉ bảo vệ an ninh cho hướng bắc Đường 9. Ở hướng nam Đường 9, sau khi các đơn vị của SĐ1BB lần lượt tiến về Tchepone, vị trí đơn độc của CCDelta nằm giữa vùng kềm tỏa của pháo binh và phòng không của SĐ324 QĐND.[26]  Sư Đoàn 324 có hai TrĐ29 và 803 phụ trách chiến trường ở chung quanh CCDelta; TrĐ812 còn lại thì án ngử phía nam Co Roc, dưới chân CCHotel của LĐ258. Xa hơn về hướng nam là vùng hoạt động của một trung đoàn xe tăng; hai Binh Trạm 41 và 34; và lực lượng cơ hữu của B-4 (quân khu Trị-Thiên).
   
Ở Delta, LĐ174 cho hai TĐ2 và 4 tảo thanh ở hai hướng đông bắc và tây nam bên ngoài; TĐ7 phòng thủ vòng đai căn cứ; bộ chỉ huy lữ đoàn và TĐ2 Pháo Binh đóng bên trong Delta. Bốn ngày sau khi xuống Delta hai tiểu đoàn hoạt động ở hướng đông bắc và tây nam đều chạm địch liên tục; TĐ7 cũng phát hiện nhiều toán quân của địch đang tiến về chân đồi của căn cứ. Ngày 11 những trung đoàn bộ binh của SSĐ1 được lệnh di chuyển về hướng đông để chuẩn bị rút quân; ngày 13 hai căn cứ Liz và Sophia bỏ ngỏ. Ngày 13 cũng là ngày các trung đoàn QĐND đồng loạt phản công trên toàn mặt trận Hạ Lào: Căn cứ và các tiểu đoàn của LĐ147 bị tấn công mạnh bằng đại bác 130 ly và súng cối 120 ly. Áp lực pháo binh của QĐND đẩy hai Tiểu Đoàn TQLC 2 và 4 lui dần về gần vòng đai căn cứ. Ngày 18 khi lực lượng Dù-Thiết Kỵ ở Bản Đông chuẩn bị rút quân, ở phía nam hai trung đoàn của SĐ324 QĐND đã nằm trong tư thế bao dây CCDelta và LĐ147. Đại bác phòng không và súng cối của quân QĐND đặt từ những triền núi có dốc cao bắn ngược lên đỉnh và vòng rào căn cứ (trong tư thế địch bắn lên được, nhưng ở trên không bắn ngược xuống hay quan sát được). Tình trạng phòng thủ của căn cứ nguy kịch hơn khi quân của QĐND đã đóng chốt bên trong hàng rao phòng thủ. Hai TĐ2 và 4 được lệnh rút về tảo thanh những chốt của QĐND chung quanh căn cứ. Ngày 19 pháo binh của SĐ324 QĐND bắn “long trời lở đất” vào căn cứ, cũng bằng cối 120 ly và đại bác 130 ly. Từ bảy giờ sáng đến sáu giờ chiều pháo binh địch gây tử thương sáu và làm bị thương 39 quân TQLC. Những ngày kế tiếp vấn đề tiếp tế cho căn cứ trở nên nguy hiểm khi địch đã nằm bên trong vòng rào, xử dụng vũ khí cá nhân bắn thẳng vào những phi vụ trực thăng tiếp tế lên xuống. Ngày 21 cả lữ đoàn và một tiểu đoàn pháo binh chỉ nhận được bảy phi vụ tiếp tế và tải thương: 7.000 ký tiếp liệu cho một lực lượng 2.000 quân đang tác chiến thì không đủ. Trung bình một tiểu đoàn (giả định một tiểu đoàn có 500 quân) cần ít nhất là 4.000 ký tiếp liệu một ngày trong tình trạng tác chiến. Nhưng tiếp liệu bây giờ không còn là vấn đề quan tâm cho LĐ147 nữa: vấn đề quan tâm lúc đó là rút quân xuống chân đồi, giới hạn thiệt hại, và di tản về hướng CCHotel của LĐ258; về biên giới.

Ngày 21 sau một trận pháo, hai trung đoàn QĐND có xe tăng yểm trợ, tấn công CCDelta suốt đêm và qua đến ngày hôm sau. Đại bác không giật 75 ly của địch từ những cao độ chung quanh bắn thẳng vào hầm chỉ huy của lữ đoàn, làm tê liệt hệ thống truyền tin. Đêm 2,1 LĐ174 xin thẩm quyền ở BTL QĐI cho phép di tản khỏi căn cứ. Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm từ chối, nhưng yêu cầu phải di tản những khẩu đại bác trên căn cứ về Khe Sanh trước. Đồng thời tướng Lãm cho phép pháo binh yểm trợ cho LĐ147 2.000 đạn đại bác 200 ly (đại bác nòng 8 inches của Mỹ) và 5.000 đạn 155 ly. Đây là một chỉ thị khó hiểu từ tướng Lãm.[27]  Đến thời gian đó tướng Lãm đã cho lệnh lực lượng đặc nhiệm Dù-Thiết Kỵ rời CCBảnĐông ngày 19; và từ ngày 19 đến ngày 21, tất cả bốn trung đoàn của SĐ1BB cũng được lệnh di tản về Khe Sanh. Tất cả lực lượng bạn ở hướng bắc và tây bắc của LĐ147 đã rút đi, một mình CCDelta không thể chịu nổi áp lực của hai sư đoàn QĐND ở hai mặt nam và bắc: SĐ2 QĐND, sau triệt tiêu Sophia East và Delta1 ngày 20, mục tiêu kế tiếp sẽ là CCDelta. Đối diện với SĐ2 ở hướng bắc hay SĐ324 ở nam, chắc chắn Delta không thể giữ được dưới áp lực của một trong hai sư đoàn của QĐND.[28]  Từ ngày 19 đến ngày 22, LĐ147 TQLCcó 85 chết và 238 bị thương. Đêm 22 BTL TQLC tiền phương ra lệnh LĐ174 rút khỏi Delta. Kế hoạch rút quân là LĐ147 tụ quân lại dưới chân đồi rồi di chuyển về CCHotel. Từ CCHotel, LĐ258 sẽ cho hai tiểu đoàn ra đón đoàn quân di tản vào. Nhưng trước khi lệnh được thực hiện, chiều ngày 22 những toán quân xung kích QĐND đã đánh đến chính giữa căn cứ. Căn cứ Delta tan rã khi truyền tin của LĐ174 không còn liên lạc được.[29]  Trong đêm, những đơn vị tản lạc tụ quân lại dưới chân đồi và đi ngược về CCHotel của LĐ258. Ngày 25 tháng 4 tất cả các đơn vị TQLC về đến Khe Sanh. Bản tổng kết hành quân cho biết trong ba tuần tác chiến, TQLC có 291 chết 71 mất tích, và 735 bị thương. Bảy mươi sáu trong số quân nhân chết và mất tích là sĩ quan. SĐTQLC thiệt hại 14% quân số ở Hạ Lào.[30]  

Chú Thích

[19] Căn cứ hỏa lực Lolo do TrĐ2/SĐ1BB trấn giữ. Nhưng trên đó có bộ chỉ huy của TrĐ1 đóng chung. Từ Lolo, bộ chỉ huy của TrĐ1 điều khiển các tiểu đoàn của họ đang lục soát hướng đầu Đường 914. Theo Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 105-108, sau khi đã “gởi” TĐ2/TrĐ2 về bãi đáp Brown, hai TrĐ1 và 2 sẽ rút khỏi Sophia và Liz, về căn cứ hỏa lực Sophia East, một căn cứ nằm giữa Bản Đông và Brown. Từ Sophia East, băng qua Sông Xe Pone là đến căn cứ Bản Đông trên Đường 9.   

[20] Tiểu đoàn trưởng của TĐ2/TrĐ2 là Thiếu Tá Trần Ngọc Huế (Khóa 18 Võ Bị Đà Lạt). Chi tiết về TĐ2 viết theo sách của Anrew Weist, Vietnam’s Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN. Tác giả Weist viết theo lời kể của Thiếu Tá Huế.  

[21] Project CHECO, tr. 118.

[22] Theo Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 108, vài ngày sau một số lính của TĐ1 thoát về thêm được một số nữa, tổng cộng có 82 quân nhân về được an toàn. Tiểu đoàn trưởng TĐ4/1 là Trung Tá Lê Huấn; tiểu đoàn phó, Thiếu Tá Hồ Trọng Tọa. Địa điểm tan rã của TĐ4/1 là cách đông nam Tchepone 19 km. Project CHECO, tr. 129.      

[23] Trận đánh của TĐ2 tác giả viết theo lời kể lại của Thiếu Tá Trần Ngọc Huế trong Andrew Weist, Vietnam’s Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN. Trận của TĐ4 tác giả viết theo Kiều Công Cự trong Những Emails, đã dẫn trên. Số lượng phi vụ yểm trợ để di tản hai TĐ2 và 4, trích theo Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 116.

[24] Trích văn thư “Tình Trạng Quân Số Các Đơn Vị VNCH Tham dự HQ/LS719,” BTTM QLVNCH, 11 tháng 4-1971. Xem phần phụ lục.

[25] Ngày tham dự hành quân LS719 của TQLC VNCH người viết trích theo bộ quân sử TQLC Hoa Kỳ, The Unites States Marine in Vietnam, 1970-1971, Vietnamization and Redeployment, tr. 376, qua tường trình của Cố Vấn SĐTQLC, Đại tá Francis W. Tief.  

[26] Nhận định của một sĩ quan TQLC về tình hình chung quanh CCDelta: “Hai lữ đoàn TQLC là những đơn vị đoạn hậu nên chịu một áp lực hết sức nặng nề, pháo binh và phòng không của VC kiểm soát toàn vùng.” Kiều Công Cự, sđd, tr. 129. Sách Nguyễn Duy Hinh và của Quân Sử TQLC Hoa Kỳ ghi nhận chung quanh CCDelta có 10 ổ phòng không mà không lực Mỹ không thể triệt hạ được.  

[27] Trích theo Đại Tá Cố Vấn Francis W, Tief, trong The U.S. Marine in Vietnam, 1970-1971: Vietnamization and Redeployment, tr. 377. Đại Tá Tief chú thêm một câu nói của tướng Lãm, “Đến lúc Thủy Quân Lục Chiến phải đánh.” Về chuyện cho phép yểm trợ pháo 200 ly và 155 ly: Khi tướng Lãm cho phép yểm trợ thì quá trễ, vị trí những đơn vị pháo binh 200 ly và 155 ly đã di chuyển ra khỏi tầm tác xạ yểm trợ cho CCDelta. Chú theo Tief, cùng sách, cùng trang.  

[28] SĐ2 QĐND sau khi tấn chiếm tất cả các căn cứ ở tây nam Tchepone, họ không thể tấn công tiếp tục về CCBảnĐông vì giới hạn của Sông Xe Pone. Mục tiêu kế tiếp phải là CCDelta, 12 km đông nam CCDelta1.    

[29] Cảnh tan hàng của bộ chỉ huy/ ban chỉ huy lữ đoàn và tiểu đoàn trước áp lực của địch, được Thiếu Tá Trần Vệ (Ban 3/TĐ4 TQLC) viết lại trong Đêm Hạ Lào! Đêm Sao Dài Quá: 23/3/1971 (Tuyển Tập 2. Hai Mươi Năm Chiến Trận Của Binh Chủng TQLC Việt Nam, 1954-1975, tr. 257-263). LĐ174 khi di tản bỏ lại 63 quân bị thương/ chết/ thất lạc. Vài ngày sau 26 người trong số đó thoát được về với quân bạn.

[30] Trích văn thư “Tình Trạng Quân Số Các Đơn Vị VNCH Tham dự HQ/LS719,” BTTM QLVNCH, 11 tháng 4-1971. Xem phần phụ lục.

Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #71 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2014, 11:45:12 pm »

Từ Bản Đông Về Lao Bảo: Lui Quân
Lực Lượng Đặc Nhiệm Nhảy Dù-Thiết Kỵ (LLĐN) nhận được lệnh rút quân từ QĐI vào chiều ngày 18. Sáng 19 Bộ Chỉ Huy và tất cả lực lượng rời CCBảnĐông.[31]  Từ Bản Đông về biên giới Lao Bảo LLĐN sẽ qua hai tuyến bảo vệ an ninh Đường 9 là tuyến Alpha và tuyến Bravo, rồi đến Lao Bảo. Đọan đường dài chừng 10-12 km, bên phải là Sông Xepone, trái là những ngọn đồi và đỉnh cao, thuận tiện cho phục kích. Nối liền an ninh giữa các tuyến là các tiểu đoàn tác chiến của SĐND và các đại đội xe tăng xung kích từ các thiết đoàn của LĐ1KB.

Mặt trận của chiến trường Hạ Lào vào những ngày cuối cùng của HQ LS719 thu gọn lại. Sông Tchepone cắt mặt trận và chia trận liệt ra làm hai: trên hướng bắc là sáu trung đoàn của ba SĐ308; 320; 304 QĐND. Nhiệm vụ của Binh Đoàn B70 là chận LLĐN Dù-Thiết trên đường rút lui về biên giới. Ở mặt trận phía nam: SĐ2 QĐND sau khi đánh qua căn cứ Delta1 họ đã đẩy SĐ1BB VNCH rời khỏi mặt trận. SĐ2 không thể đánh qua Sông Xepone đi về hướng CCBảnĐông. Mục tiêu tới của sư đoàn có thể là CCDelta của LĐ147 TQLC ở đông nam. Hay cũng có thể sư đoàn sẽ đánh thẳng về CCHotel của LĐ158 TQLC cách đó 10 km — Tùy thuộc SĐ324, cũng ở phía nam, đánh vào CCDelta của LĐ147 TQLC được hay không.[32]

Như biết được ý định lui quân của VNCH, trên đường từ Bản Đông về tuyến Alpha Rạng, sáng ngày rút quân, các đơn vị của SĐ308; 304 và 320 đuổi theo tấn công các TĐ2, 7, 8, 9 Dù liên tục. Sự khó khăn của các đơn vị bảo vệ an ninh là họ không có  hệ thống phòng thủ: các tiểu đoàn ND thay đổi cung phòng thủ cùng lúc di chuyển theo nhịp rút quân của LLĐN. Chiều ngày 19, TĐ1, 7, 8 Nhảy Dù và LLĐN đến tuyến Alpha. Khi đoàn quân của LLĐN đã qua tuyến Alpha trên đường đến tuyến  Bravo, BTL QĐI cho lệnh bỏ tuyến Alpha; và cho phép bộ chỉ huy LĐ1ND, pháo binh lữ đoàn, và TĐ5ND di tản về Khe Sanh bằng trực thăng. Những tiểu đoàn và thiết đoàn còn lại sẽ từ tuyến Bravo đi bộ về Lao Bảo, một khoảng đường chừng 5 cây số. Nhưng sáng ngày 21, quân QĐND đánh thẳng vào TĐ8ND và TĐ11TK đang di chuyển cùng cột quân trong LLĐN, phá hủy bốn tăng M-41; 11 xe M-113; và gây 100 thương vong cho LLĐN. Nguy ngập hơn là sau đuôi của LLĐN là một đoàn xe tăng truy đuổi, càn quét  những đơn vị di chuyển chậm, còn xót lại. Trên đoạn đường 10 cây số về biên giới, SĐ308 QĐND cho bốn trung đoàn phục kích trên ba cao điểm 351, 334, 311 nhìn xuống đường rút quân: Cao điểm 351 nằm giữa Bản Đông và Alpha; cao điểm 334 và 311 nằm giữa Bravo và Lao Bảo. Bốn trung đoàn QĐND đánh xuống đoàn quân di tản theo một đường thẳng —  và chỉ có một đường thẳng để đi.[33]  Tài liệu cho biết ngày 21 không lực Mỹ cung cấp 788 phi vụ trực thăng; 157 phi vụ không quân chiến thuật và 11 phi vụ B-52 để yểm trợ cho cuộc rút quân trên Đường 9.[34]  Đọan đường giữa Bravo và Lao Bảo bây giờ ngổn ngang xác chiến cụ. Nhịp độ tấn công  và truy kích của gia tăng mạnh hơn trên những cây số cuối cùng của đọan đường Bravo-Lao Bảo. Sau khi quyết định không thể rút về biên giới theo Đường 9 — với từng cây số đường là từng ổ phục kích — chỉ huy trưởng LLĐN yêu cầu hai TĐ1 và 8 Nhảy Dù thám sát và bảo đảm an ninh cho một đường đi xuyên rừng, băng qua Sông Xepone để về biên giới. Sau cùng toán quân LLĐN di tản về được bên kia biên giới theo đường xuyên rừng và vượt sông, nhưng phải bỏ lại nhiều quân cụ và chiến cụ bên kia biên giới.

Sau khi Đại Đội Hắc Báo của SĐ1BB kết thúc công tác trinh sát ở hai địa điểm cách 22 và 40 cây số phía nam Lang Vie vào đầu tháng 4, BTL QĐI chuẩn bị “đóng cửa, tắt đèn” căn cứ Khe Sanh để chấm dứt cuộc hành quân. Ngày 6 tháng 4, HQ LS719 chánh thức kết thúc khi trực thăng bốc những đơn vị Việt Mỹ cuối cùng rời căn cứ Khe Sanh.

Chú Thích

[31] Keith William Nolan, Into Laos: The Story of Dewey Canyon II/ Lam Son 719, tr. 296; Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 111.

[32] Trận liệt hai bên VNCH và QĐND vào tuần cuối cùng của HQ LS719, người viết trích theo Merle L. Pribbenow, Victory in Vietnam/ Lịch Sử Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, Tập II, tr. 277; Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 111.

[33] Nguyễn Hữu An, Chiến Trường Mới, tr. 135. Trên thực tế, các đơn vị của SĐ308 chỉ phá đường (dùng thuốc nổ TNT đánh phá đường sâu từ ba đến năm mét, cắt đứt Đường 9 ra nhiều đoạn). Bên phải của LLĐN là sông; sau lưng địch truy kích. Đây cũng là lý do đoàn quân LLĐN bỏ Đường 9, đi tắc qua rừng, vượt sông  để về Việt Nam.   

[34] Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 117. Từ ngày 24 tháng 3 trở đi, BTL MACV được phép đánh 40 phi vụ B-52 một ngày (từ 33 phi vụ một ngày). Mười một phi vụ B-52 nói trên là riêng cho mặt bắc Đường 9, đánh vào các đơn vị của SĐ308 QDNDđang bám sát vào đoàn quân di tản.



« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2014, 11:50:30 pm gửi bởi nkp » Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #72 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2014, 12:58:55 am »


[18] Trong Victory in Vietnam: The Official History of People’s Army of Vietnam, 1954-1975, tr. 274, QĐND ghi đã có những đơn vị sau vào ngày 8 tháng 2 tại vùng hành quân: Năm sư đoàn chánh quy; hai trung đoàn độc lập; tám trung đoàn pháo; ba trung đoàn xe tăng, ba trung đoàn công binh; sáu trung đoàn phòng không; tám trung đoàn đặc công; và, những đơn vị cơ hữu phụ thuộc. Đây là bản dịch Việt ngữ Lịch Sử Quân Đội Nhân Dân, Tập II: Thời Kỳ Trưởng Thành của Quân Đội Nhân Dân Trong Thởi Kỳ Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước (1954-1975) (Merle L. Pribbenow, translator, Kansas: University of Kansas Press, 2002). Quân số của QĐND ghi theo sách trên mâu thuẩn với nhiều sách quân sử riêng của các sư đoàn, hay sách của tổng cục hậu cần. Một số trung đoàn vẫn đang trên đường đến chiến trường vào ngày 8 tháng 2, như trường hợp của TrĐ64/SĐ320 và TrĐ36/SĐ308.


Xin có một nhận xét về chú thích 18:
Trong thời gian này quân báo Mỹ-Việt ghi nhận có sự hiện diện của TrĐ9/ F304 ở chiến trường, nhưng chưa đụng trận! (Đọc cước chú số [48]: "Tài liệu theo báo cáo của Đại Tá Phạm Ngọc Thiệp, Phòng 2 BTTM, “Nhận Định Tình Hình Hành Quân Lam Sơn 719 và Ảnh Hưởng Đối Với CSQĐND,” KBC 4002 ngày 29.3.1971. Những trung đoàn có mặt trong vùng hành quân nhưng chưa tham chiến là các Trung Đoàn 48/SĐ302; 9/SĐ304; 31/SĐ2; 803/SĐ324; và 6/QKTTH (Quân Khu Trị-Thiên-Huế). MACV cũng ghi nhận những trung đoàn này trong báo cáo hàng tuần. Đọc Sorley, sđd, tr. 536.)

Người viết nghĩ có thể TRĐ9/F304 đã ngụy tạo truyền tin (đóng quân nhưng ngụy tạo truyền tin như đang di chuyển, và ngược lại) để đánh lừa đối phương. Sau khi sách xuất bản, và sau khi đọc chi tiết trong Mùa Hè Cháy của đại tá Trần Quý Hải, người viết mới biết thật sự trung đoàn của Trần Qúy Hải không có mặt ở chiến trường --- một chi tiết mà bạn Quangcan đã chỉ ra đâu đó ở diễn đàn này.
Ước lượng tình báo là một chuyện rấy may rũi. Và MACV bị rũi nhiều hơn may trong LS719. 
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #73 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2014, 04:43:59 pm »

Đánh lừa đối phương hay nghi binh thì là cả một nghệ thuật mà các bên đều triển khai quyết liệt nên việc "ước lượng tình báo" đâu thể đúng 100%,  Wink.

Có việc này nhờ bác nkp chút: em đang giúp hai gia đình có liệt sỹ hy sinh trong chiến dịch đường 9 Nam Lào (Lam Sơn 719 này). Nếu bác có thông tin gì về tọa độ trận đánh, ghi nhận về sự đụng độ hay vị trí của họ thì làm ơn giúp họ nhé,  Wink.

1. Liệt sỹ Trương Công Luận, sinh năm 1949, nhập ngũ thang, 4/1968, hy sinh ngày: 15/3/1971 tại Bê-Ut , Nghĩa trang Làng Con, Đơn vị khi hy sinh là: c12, d6, 1450; quê: Thạch Hạ, Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Em đang nghi ngờ vị trí hy sinh là Làng Bu, thuộc Hướng Hóa.


2.  Liệt Sỹ Họ Tên: Nguyễn Văn Nhỡ - Sinh năm: 1949 Quê quán: Thôn Đồi Ngang, xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm, Hà Nam Nhập ngũ: Tháng 8/1967 Đơn vị khi hy sinh: C9 D6 E24 F304 Chức vụ: Thượng sỹ, Trung đội phó Ngày hi sinh: 12/2/1971 Nơi hy sinh: Đồi Không Tên.

Vị trí tọa độ đồi không tên bên Lào đã được bạn em xác định ở : đây.
Logged

nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #74 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2014, 10:27:57 am »

2.  Liệt Sỹ Họ Tên: Nguyễn Văn Nhỡ - Sinh năm: 1949 Quê quán: Thôn Đồi Ngang, xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm, Hà Nam Nhập ngũ: Tháng 8/1967 Đơn vị khi hy sinh: C9 D6 E24 F304 Chức vụ: Thượng sỹ, Trung đội phó Ngày hi sinh: 12/2/1971 Nơi hy sinh: Đồi Không Tên.

Nhận được câu hỏi của Quangcan.
Trong khi đang tìm tài liệu để xác định vai trò của người thượng sĩ phục vụ ở C9/D6/E24/F304; hi sinh ngày 12/2/1971 tại vị trí của Đồi Không Tên, thì một may mắn bất ngờ xảy ra:

Một độc giả trên diễn đàn này gởi tôi một điện thư, cho tôi ý kiến và chi tiết về trường hợp của người tử sĩ. Người độc giả cao kiến đó -- mà tôi nghĩ có rất nhiều trên diễn đàn này -- gởi tôi một sử liệu và có ý kiến, đại khái: "Người tử sĩ này có thể hy sinh trong trận Trung Đoàn 64/F320 đánh bật Tiểu Đoàn 6 Nhẩy
Dù đổ bộ xuống ngày 13 tháng 2. Người tử sĩ của TrĐ24 chết cùng thời gian TrĐ64 phục kích TĐ 6 ND ở bãi đổ bộ; có thể anh ta phục trong đơn vị giao liên, trinh sát, hướng dẫn các đơn vị của TrĐ64 vào chiến trường. Vì TrĐ24 đã đến vùng tác chiến đó trước, rành địa hình; TrĐ64 đến sau, cần giao liên hướng dẫn đường vào chiến trường.

Người đó kèm theo trong điện thư hai trích dẫn, (1) Chiến Dịch Phản Công Đường Số 9- Nam Lào 1971, trang 48; và, Sư Đoàn Đồng Bằng (Binh Đoàn Tây Nguyên), trang 118. Trích đẫn (1) nói về sự kiện TrĐ64/F320 đập tan cuộc đổ bộ của TĐ6ND VNCH xuống một bãi đáp dự định thiết lập Căn Cứ Hỏa Lực 32, ngày 13 tháng 2. Trích dẫn (2) nói về những hoạt động của F320 ở Chiến Dịch đường 9- Nam Lào, trong đó có nhắc đến chi tiết TĐ9/TrĐ64 đánh tan đại đội 33 của TĐ3 ND ngày 10 tháng 2 (với tên người đại đội trưởng chỉ huy là Lê Hoàn Bôn); và trận đánh TĐ6 ND ở bãi đổ bộ trực thăng ngày 13 tháng 2 ở Đồi Không Tên (ĐKT).

Đọc điện thư của người bạn đó tôi thấy có vài điều hữu lý. Điện thư đưa đến những câu hỏi: Lính của TrĐ24/F304 đang làm gì ở mặt trận của TrĐ64/F304? Và ngày tử trận là 12 tháng 2; có liên hệ gì đến trận đánh ngày 13 tháng 2? Khi nói có vài đơn vị của TrĐ24 đóng vai giao liên, hướng dẫn đường  cho
TrĐ64, có lý không? Và qua chi tiết cung cấp trong chú thích (2) về vị trí của ĐKT có phải là vị trí ĐKT nơi ngưòi tử sĩ chết? Hay là chúng ta đang nói đến hai ngọn ĐKT ở hai tọa độ khác nhau? 

1. Trước nhất chúng ta nói về liên hệ của TrĐ24/F304 và TrĐ64/ F320 ở mặt trận hướng tây. Theo tài lịêu Chiến Dịch Hậu cần Đường 9-Nam Lào (CDHCĐ9-NL), có một tiểu đoàn hay vài đại đội của TrĐ24 đóng vai giao liên/ trinh sát cho TrĐ64 ở mặt trân chung quanh Căn Cứ Hỏa Lực 31. Ở những
trang 49, 138, trong tài liệu CDHCD9-NL cho biết: F304 phụ trách chiến truờng phía tây; F308 phụ trách phía đông (ranh giới tây và đông là Đường 92, từ Đường 9 ở Bản Đông đi lên). Vì lệnh tác chiến quá gấp (chỉ có tám ngày để chuẩn bị) , hậu cần của B70 giao nhiệm vụ cho TrĐ24/F304 phụ trách nhận và phát tiếp liệu cho các trung đoàn có mặt ở phía tây (TrĐ88/F308 cũng có nhiệm vụ tương tự ở phía đông). TrĐ24 có mặt ở chiến trường hai ngày trước TrĐ64 (Có tài liệu nói TrĐ64 và TrĐ24 đến mặt trận cùng ngày 8 tháng 2. ... Nhưng tài liệu CDHCĐ9-NL ghi nhận một đơn vị của TrĐ24 đã chiếm đóng đồi 351, một ngọn đồi chiến lược nằm giữa đường từ bãi đáp Alpha về Bản Đông, trên hướng bắc Đường 9 chừng 2 km; đông Bản Đông chừng 5 km). Chúng ta cũng biết tiếp liệu của hậu cần B70 đưa hàng đến Chà Lỳ; trong khi TrĐ 24 đóng ở Kaki và có một đơn vị nhận hàng ở Tô Hoan (tr. 138). Nếu đây là sự thật thì lính của TrĐ24 rất mệt khi từ Kaki, trên đầu Đường 9, đi nhận hàng ở tận Cha Ky. Theo bản đồ hậu cần trong CDHCĐ9-NL, từ Kaki đi lên Cha Ly, phải qua ngang ĐKT, qua Căn Cứ Hoà Lực 31 (cao điểm 456) để đến cụm hậu cần B70 dành cho F304 qua Trđ 24. Cũng theo tài liệu trên, TĐ4/TrĐ24 là đơn vị chuyễn hàng (người tư sĩ ở TĐ 6). Và trong hoàn cảnh đó, TRđ24 không thể tiếp nhận hành được (quá nhiều) và phải bỏ vì phải tác chiến (tr 141).
Ở đây, những chi tiết như chết ngày 12 hay 13; Tiểu Đoàn 4 hay 6, khôn gthàn vấn đề. Vấn đề là chúng ta biết các chiến sĩ ở TrĐ24 có chết ở mặt trận do TrĐ64 trách nhiệm.
Tọa Độ Đồi Không Tên
 

 

     
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2014, 10:58:34 pm gửi bởi nkp » Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #75 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2014, 01:13:11 pm »


Có nhiều tài  liệu, hồi ký, nói về trận đánh ở Đồi Không Tên. Nhưng có thể họ nói đến 2 ngọn đồi khác nhau: Đồi Không Tên, và một con đồi không tên nào đó ở một vị trí chưa được ghi nhận trên bản đồ. Đồi Không Tên được biết đến tên về sự mãnh liệt của nó: kéo dài hơn sáu ngày (26 thang 2 đến sáng 3 tháng 3); hơn 2.000 thương vong cho hai bên. Chi tiết ở trang 118 của quyển Sư Đoàn Đồng Bằng (đánh TĐ3 ND ở "ĐKT" ngày 10 tháng 2); bài viết của tướng Khuất Duy Tiến về TrĐ64 đánh TĐ6 ND khi họ vừa đổ bộ trực thăng xuống ngày 13 tháng 2 ở ĐKT. ... Rõ ràng chúng ta đang nói hai ĐKT khác nhau. Một đằng nói ĐKT ở tây bắc cao điểm 456/ CC31 Nhẩy Dù, toạ độ XD505475; một đằng nói ĐKT ở đông nam CC31 Nhẩy Dù, ở tọa độ XD535435/ XD533432. Nhưng tất cả đề nói đến hai chi tiết giốg nhau về ĐĐ33, TĐ3 Nhẩy Dù, và TĐ6 Nhẩy Dù, bị TĐ9 của TRĐ 64 triệt tiêu, vào ngày 10 và 13 tháng 2.

Theo sử liệu người viết này tim được và tin tưởng, vùng được goi là Đồi Không Tên có tọa độ XD5333435/ XD533435. Và ĐKT mà chún gta noi đến, khng liên hệ đến TĐ 6 hay Đ33 Nhẩy Dù. Đồi Không Tên ở XD 5334 chỉ liên quan đến TĐ8 Nhẩy Dù và Thiết Đoàn 17.

Hai bài viết trên diễn đàn VMH về vị trí Đồi Không Tên, theo người viết này là đúng nhất:

Từ VMH:
Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 6 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN
« Trả lời #334 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 01:26:03 PM »
Trích dẫn từ: quangcan trong 08 Tháng Hai, 2012, 11:13:12 AM
@dulephuoc: hàng của bác đây, quyết chiến điểm Đồi Không Tên bác ạ,  Grin
Trích dẫn Cán bộ tiểu đoàn hội ý chớp nhoáng và hạ quyết tâm đi trinh sát trận địa ngay trong đêm. Bộ đội nằm lại không ngủ, chuẩn bị xuất kích ngay khi cán bộ trở về. Đêm hôm ấy, bầu trời vùng Bản đông đầy máy bay và pháo sáng. Các cụm tăng địch trên dãy đồi không tên từng giờ tiếp tục nhả đạn ra những vạt rừng xung quanh. Tới đêm 3/3, Cái thiết đoàn 17 và tiểu đoàn dù 8 ngụy đã thực sự lâm vào thế trận "không có đường về". Lúc chúng nằm lại dưới đường 9 thì niềm hy vọng trở về Sài gòn khá sáng sủa......Lúc này cả vùng đồi trên cây số 107 của con đường 16 đỏ rực những đám cháy và những tiếng bom nổ lớn. Đại đội 2 đã chiếm được một mỏm đồi nhưng địch đã co lại và điên cuồng chống trả. ...
...Bá bỗng nhớ lại lời hiệp đồng của người bạn thân cùng quê là Nguyễn Văn Toán, C trưởng C1: " Khi nào nghe tiếng súng tao im thì mày vào cho nhanh nhé". Vừa đúng lúc đó, Bá nghe thấy tiếng hô xung phong vang dậy từ phía sau. "Hay lắm, quân thằng Toán đã vào, C1 đã vào". Bá thầm reo lên và quả
là đại đội 1 đã vượt lên trước. Trận tiến công bất ngờ này vào tảng sáng ngày 04/3. Trên đỉnh đồi Cháy, 20 đống lửa nghi ngút. Ba mỏm đồi trên dải đồi KHông Tên đầy tiếng nổ và lửa cháy. Những chiếc máy bay địch bay lượn trên cao rồi lại mất mục tiêu, chỉ bổ nhào giả rồi lại vọt lên cao. C1 đã tiến xáp
lại đánh giáp lá cà với địch. Một chi đội thiết giáp của chúng ở mé đồi phía Tây thừa dịp đó quay đầu chạy về phía Bản Đông. ......Chi đội thiết giáp địch nói trên từ đồi ầm ầm chạy ra tiến đến trước mũi súng của Khải. Nhổm dậy và đưa khẩu B40 lên vai bóp cò, một luồng lửa hình phễu phóng đi và chiến xe tăng đi đầu nổ một tiếng lớn rồi bốc cháy. Phát súng của Khải làm dây chuyền cho những tiếng nổ tiếp sau, 5 xe tăng phía sau vội dừng lại, chưa kịp xoay sở gì thì chúng đã bị bắn cháy hết. ........ Đại đội 10 của tiểu đoàn 3 đã đánh thọc một mũi từ dưới suối Công Son thọc lên ....... Ở trận địa DKZ của đại đội 16 đặt bên này dòng suối cạn .......

@bác sờ-gai: cùng bàn thêm với bác nào:
- địa danh Đồi Cháy: nó còn có thể là tên bộ đội ta đặt đấy bác; trung đoàn 64 đã đánh một trận lớn ở thời điểm trước đó tại Đồi không tên này rồi mà. Grin

- em không nghĩ tiểu đoàn dù 8 ngụy và tiểu đoàn 17 thiết giáp ngụy dám xa rồi đường 16 nhiều đâu; nếu gần nhánh của suối Hoay Katan (suối Công Son?) thì xa quá, đâm vào rừng nhiều quá. 2 tiểu đoàn này của ngụy đã không dám đi cứu lữ dù ở căn cứ 31 thì chắc hẳn cũng chả dại gì mà lại đi quá xa đường
16 - thiếu vắng sự hỗ trợ của pháo, trực thăng yểm trợ thì .... tiêu sớm trước ngày 4/3 rồi.
- bản đồ 1/50 chưa thể hiện hết nên em cũng không dám chắc và cũng không xác định được liệu FSB31 có phải là 457m hay không? 1/25 thì may ra,
Cheesy Cheesy Cheesy.
- từ ngã ba đường 16 với đường nhánh 92 xuống Bản Đông thì dọc bên tay trái (theo phác đồ của Mỹ ở bài trước) có rất nhiều đồi 3 mỏm,  Grin. Có lẽ phải
nhờ mấy bác cựu 64 vậy nhờ,  Grin  

Đọc hai đoạn văn trao đổi trên, chung ta tháy vi trí của ĐKT là 5km bắc Bản Đông; 3km đông nam CC31 Nhẩy Dù. Vị trí của cứ 31: Đường 9 từ Bản Đông đi lên cực bắc; quẹo trái 2km, nhìn lên là CC31. Nơi đó là ĐKT trong bản đồ hàn hquân của Lam Sơn 719.
 
 
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2014, 11:46:15 am gửi bởi nkp » Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #76 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2014, 05:26:42 am »

Đọc hai đoạn văn trao đổi trên, chung ta tháy vi trí của ĐKT là 5km bắc Bản Đông; 3km đông nam CC31 Nhẩy Dù. Vị trí của cứ 31: Đường 9 từ Bản Đông đi lên cực bắc; quẹo trái 2km, nhìn lên là CC31. Nơi đó là ĐKT trong bản đồ hàn hquân của Lam Sơn 719.

Bây giờ chúng ta so sánh vị trí của ĐKT được nói đến trong những sử liệu đang có, Chiến Dịch Phản Công Đường Số 9- Nam Lào 1971 (tr. 48); Binh Đoàn Tây Nguyên (tr. 118); trong CDHCĐ9-NL (tr.141); và theo một hồi ức của Trung Tướng Khuất Duy Tiến (đăng trên báo QĐND).

Trong hai trích dẫn người bạn đọc gởi, CDPCĐ9-NL SĐĐBF320, đều nhắc đến hai đơn vị của VNCH là TĐ6 ND và ĐĐ33 ND (lối dặt tên đại đội của VNCH rất đơn giản và có hệ thống: số đầu lá số của tiểu đoàn mẹ. Trong trường hợp nầy, ĐĐ33 là đại đội 3 của tiểu đoàn 3. Tương tự ĐĐ23, là đại đội 3 của TĐ2). Nhưng trang 118 trong SĐĐBF320 (NXB QĐND, 1984) tả tỉ mỉ hơn: "…Trước khi trận đánh căn cứ 31 nổ ra, trung đoàn 64 đã đánh hai trận mở đầu giành thắng lợi giòn giã. Ngày 10 tháng 2, bằng một đòn tiến công chớp nhoáng, tiểu đoàn 9 đã tiêu diệt đại đội 33 do tên đại đội trưởng Lê Hoàng Bôn chỉ huy.  Đặc biệt, ngày 13 tháng 2, cũng bằng một trận vận động tiến công, tiểu đoàn 9 lại tiêu diệt tiểu đoàn 6 dù trên đồi Không Tên làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ ngay từ giờ phút đầu của chiến dịch ..."

Để biết vị trí của hai cuộc đụng độ ngày 10 tháng 2 (với ĐĐ33) và ngày 13 tháng 2 (với TĐ6 ND), ta phải tìm biết nhiệm vụ của hai đơn vị này trong thời gian nói trên. Tiểu Đoàn 3 Nhẩy Dù đến cao điểm 456 cùng với bộ chỉ huy của Lữ Đoàn 3 ND. LĐ3 ND có ba tiểu đoàn cơ hữu là 2, 3 và 6. TĐ2 đóng  ở Căn Cứ 30 (bên tay phải Đường 92A, cách CC31 chừng 5 km về hưóng đông (trong bản đồ QĐND đó là đoạn cuối Đường 16 đì về Bản Đông Đường 9)). Tiểu Đoàn 6 thì đang chờ lệnh để nhảy vào lập thêm một căn cứ hoả lực nữa (trên bản đồ hành quân đã đặt tên là CC32). Bên trong căn cứ  gồm có TTĐ3 và một pháo đội 105 ly, và một đại đội Trinh Sát Dù. TĐ3 có bốn đại đội 31, 32, 33, và 34. Hai ĐĐ 33 và 34 đóng bên trong căn cứ; ĐĐ31 và 32 đóng bên ngoài ở hai hướng đông bắc và đông của căn cứ. Đại đội trinh sát đóng ở hướng tây bắc của CC31, nhìn xuống khu Cha Ky. Giống như vị trí đồi 500 của TĐ 39 BĐQ VNCH ờ hướng đông (mặt trận của F308), vị trí của CC31 của nhẩy dù nằm sát bộ chỉ huy của F304 và F320, nếu không nói là sát ngay kho hậu cần tiền phương của B70.

Vì đóng quá gần vùng an ninh của B70, TĐ3 ND bị tấn công từ ngày xuống vị trí. Tài liệu của VNCH, MACV và QĐND đều ghi nhận nhiều cuộc chạm trán mạnh ở hai hướng tây bắc và tây của CC31 ngày 9 tháng 2. Đến ngày 10 phản ứng của QĐND mạnh hơn: Trđ24 QĐND chiếm cao điểm 351 (trên đầu Đường 9, nửa đường giữa Alpha và Bản Đông); tiếp liệu cho những căn cứ quá chậm, và nhiều căn cứ chưa hoàn tất hệ thống phòng thủ; và hai trực thăng chở sĩ quan yếu nhân bị bắn rớt. Cũng vào ngày10, một đơn vị của F320 TĐQĐND tấn công vào hướng tây bắc căn cứ. Như nói ở trên, hướng tây tây bắc có một đại đội trinh sát dù hoạt động. Nhưng không biết áp lực địch mạnh như thế nào, mà bộ chỉ huy TĐ3 phải điều động ĐĐ3 đến hướng tây bắc vòng đai căn cứ để phòng thủ (nên nhớ Đ33 là là lực lượng chánh phòng thủ căn cứ, và bảo vệ bộ chi huy của LĐ3 ND. Sĩ quan chỉ lữ đoàn huy không xài đến lực lượng đó cho đến khi phải xử dụng. Điều này cho thấy sự nguy ngập của tình hình chiến sự). Ngày 10, Đại Úy Lê Hoàng Bôn, đại đội trưởng ĐĐ33, tử trận ở ngoài vòng đai phòng thủ hướng tây bắc CC31. Địa điểm này không phải là "ĐKT" như được nói đến trong SĐĐB. Điều này được kiểm chứng với đồng ngũ của Đại Úy Lê Hoàng Bôn trong thời gian đó: nghĩa là anh ta không chết quá xa ở hướng tây bắc vòng đai CC31. Và địa điểm đó không được gọi là "ĐKT."

Hai ngày sau, 11 và 12, TĐ39 BĐQ (ở căn cứ 500/ Ranger North) và TĐ2 ND ở CC30 đều cáo cáo trở ngại về yểm trợ; hai trực thăng chở sĩ quan yếu nhân bị bắn nổ tung trên trời gần sát biên giới; và một đại đội trực thăng chở nặng C-47 của Mỹ phải tạm ngưng công tác vì họ không có trực thăng võ trang yểm trợ. Ngày 13, bộ tư lệnh Nhẩy Dù quyết định tiếp viện thêm cho LĐ3 tiểu đoàn cuối cùng của họ để bảo vệ hướng tây bắc của căn cứ. áng 2, TĐ158 Trực Thăng Đổ Bộ thả 657 quân nhân của TĐ6 ND ở một triền đồi hướng tây bắc CC31 -- nơi áp lực của đối phương đang gia tăng. [1] Nhưng cuộc đổ bộ bị hủy bỏ sau đợt đổ quân đầu tiên: TĐ6 ND đáp quân xuống ngay vùng tác chiến của TĐ9 của TrĐ64 QDND. Trận đánh này rất ngắn, không hơn vài ba tiếng. TĐ6 ND bỏ lại chiến trường 78 thương vong và 23 mất tích; số quan còn lại rút về bên trong CC31. Và họ được di tản khỏi CC31 ngày 19 tháng 2 (CDPCD9-NL ghi nhận chi tiết này, giống như vài tài liệu cập nhật nhất của quân đội Mỹ.). Trận đánh này có thể xảy ra ở một đồi không tên trên hướng tây bắc CC31, nhưng không phải Đồi Không Tên như chúng ta đang nói tới.

Còn Một Đồi Không Tên Khác       

Chú Thích

[1] Con số 657 quân nhân của TĐ6 ND đến từ Robert D. Sander, Invasion of Lào 1971: Lam Son 719. Nhiệm vụ nguyên thủy của TĐ6 ND là thiết lập CC32. Nhưng đến ngày 13, họ phải tiếp ứng cho lữ đoàn trong nhiệm vụ bảo vệ mặt tây bắc CC31. Địa điểm đổ bộ của tiểu đoàn là một triền núi nẳm giữa CC31 (456m) và một điểm cao 600m ở hướng tây. Một chi tiết nữa, là ngày 12 Tổng Thống Thiệu có bay ra Đông Hà nói chuyện với tướngHoàng Xuân Lãm. Không biết cuộc có làm thay đổi nhiệm vụ của TĐ6 ND hay không? (thay gì lập căn cứ 32; bay giờ chỉ phụ lực bảo vệ hướng tây bắc CC31.) 
       
Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #77 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2014, 08:53:50 am »

Còn Một Đồi KHông Tên Khác
[/quote]

Dựa vào tài lieu đã trích trên, chúng ta biết vị trí của ĐKT được nhắc đến xảy ra ở mặt tây bắc CC31/ Điểm Cao 456 từ những chi tiết: vị trí nơi Đại Úy Lê Hoàng Bôn ĐĐ33 tử trận; tướng Khuất Duy Tiến có nói sẻ xử dụng ĐKT để làm bàn đạp đánh cao điểm 456/ CC31; và từ nhật ký hành quân của Quân
Đoàn XXIV và Không Quân Hoa Kỳ. Rạng sáng ngày 25, từ hướng tây bắc QDND tấn căn cứ; khuya ngày 25 CC31 thất thủ. Sau khi biết bộ chi huy của LĐ3 và ban chỉ huy của TĐ3 bị tan rã, bộ chi huy tiền phương Nhảy Dù ra lệnh hai đại đội 31 và 32, và đại đội trinh sát Dù di chuyền về hướng đông nam để được lực lượng từ Bản Đông tấn lên đón về.
Lực lượng từ Bản Đông lên gồm TĐ8 ND và Thiết Đoàn 17, đi theo Đường 92A từ Bản Đông lên. Như một bạn trên diễn đàn đã viết, cách Bản Đông chừng 5 km, quẹo trái hướng tây bắc chừng 2 km, là đến chân đồi CC31/456. Cách chân đồi chừng hơn một km, TĐ8/TrĐ64 QĐND lập một phòng tuyến chận ngang: Quân di tản từ CC31 xuống không được; lực lượng Nhảy Dù-Thiết Kỵ đi vào tiếp cứu không được. Tại đây là Đồi Không Tên; tại đây Đồi Không Tên được biết tên, nhắc tới, vì cường độ mãnh liệt của bảy ngày tác chiến giữa đôi bên. Theo Báo Cáo Hành Quân của QĐXXIV, nhiều đụng độ liên tục từ ngày 26 tháng 2 đến 4 tháng 3 tại các tọa độ XD535435 và XD533432. Ban đầu tại ĐKT chỉ có 1 tiểu đoàn QĐND trấn giữ; hai ngày sau được tăng cường thêm một tiểu đoàn nữa. Phía VNCH, trong bốn ngày tác chiến, TD8 ND viện thêm ba đại đội đến từ TĐ9 và TĐ7 ND; một đơn vị của Thiết Đoàn 11 cũng đi lên tiếp ứng cho Thiết Đoàn 17. Vào ngày 3 và 4, sau hai lần tiếp tế cho Thiết Đoàn 17 và Nhầy Dù bị thất bại vì hỏa lực của địch không cho trực thăng đáp, hai lần B-52 được gọi đến đánh sát vào chiến trường để di tản đơn vị VNCH. Sau 4 tháng 3, tất cả lực lượng VNCH co cụm về Bản Đông. [1]

Có thể các tác giả trên nói đến một ĐKT khác, gần sát hướng tây bắc CC31. Nhưng theo người viết -- và căn cứ vào những bạn đọc trên diễn đàn --  vị trí vừa nói trên, nam đông nam CC31, là ĐKT, nơi người hạ sĩ quan QĐND tử trận.

Chú Thích
[1] Chi tiết về những hai lần oanh bằng B-52; tọa độ ĐKT đông nam CC31; và thương vong hai bên, lấy từ Báo Cáo Hành Quân của Quân Đoàn XXIV.
Những chi tiết trên cũng được ghi nhận trong hai quyển sách mới nhất về Lam Sơn 719: Invasion of Laos 1971: Lam Son 719 (2014), của Robert D. Sander; và, A Raid Too Far: Operation Lam Son 719 and the Vietnamization in Laos (2014), của James F. Willbanks.

Một vài chi tiết về người đại đội trưởng ĐĐ33 ND: Đại Úy Lê Hoàng Bôn tốt nghiệp Khóa 19 Đà Lạt. Ra trường được chọn làm thiếu úy tùy viên cho Trung Tướng Dư Quốc Đống, tư lệnh Sư Đoàn Nhẩy Dù. Sau khi lên cấp đại úy, được cho lên đại đội trưởng đại đội tác chiến khi tử trận.    
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2014, 01:01:16 pm gửi bởi nkp » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #78 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2014, 04:24:20 pm »

Qua các dòng thông tin, tôi thấy khá phân vân; đặc biệt là việc xem xét các điểm tọa độ tác giả đã nêu: XD535435XD533432Wink.

Có lẽ thấy rằng, việc nhận định có đến 2 địa danh Đồi không tên là chưa hợp lýWink.
Có nên phân biệt: khu vực Đồi không tên để chỉ "nôm na" phạm vi hành chính xung quanh bao gồm cả 03 quả đồi bên tay phải đường 16/ đường 92 (khi nhìn thẳng vào bản đồ) và Đồi không tên tức chỉ 03 ngọn đồi.

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #79 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2014, 04:58:30 pm »



Trích dẫn
...1. Liệt sỹ Trương Công Luận, sinh năm 1949, nhập ngũ thang, 4/1968, hy sinh ngày: 15/3/1971 tại Bê-Ut , Nghĩa trang Làng Con, Đơn vị khi hy sinh là: c12, d6, 1450; quê: Thạch Hạ, Thạch Hà, Hà Tĩnh...

Tý nữa bị lừa, sợ quá, cứ đinh ninh Làng Con gần Làng Vây/ Lang Vei trên đất Việt Nam và nam bắc đường 9. Hóa ra lại có một địa danh Làng Con khác bên Lào; nếu không nhìn thấy Tiên Bột/ Tien Bot thì chắc 100% khẳng định mất, híc.

- Làng Con/ L. Con tại đồ bản 1/250.000:


- 1/50.000 ghép (có Tiên Bột):
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM