Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:08:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Về Tchepone: Hành Quân Lam Sơn 719  (Đọc 63643 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2014, 04:53:35 pm »

Tôi thấy rằng:
- E64 F320A/ trung đoàn 64 sư đoàn 320A đang vào chiến trường B3 thì được lệnh dừng lại tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào;
- trước đó, E48 F320A/ trung đoàn 48 sư đoàn 320 cũng đến đường 9 thì dừng và ngược lên Phalan.
- trước đó nữa thì E31 F2/ trung đoàn 31 sư  đoàn 2 đã vào tham gia chiến dịch Đắc Siêng
- theo sử liệu từ BTL thông tin liên lạc:
Trích dẫn
...Binh đoàn B70 cũng nhanh chóng triển khai hai đường 1 trục đến sư đoàn bộ binh 308 ở hướng phía đông và sư đoàn bộ binh 304 ở hướng phía tây đường số 16 (Chú thích: Trước khi mở chiến dịch, ta đã nghi binh bằng thông tin vô tuyến điện: sư đoàn 304 tổ chức cụm vô tuyến điện liên lạc bằng các bức điện giả, làm theo luật cũ với Binh đoàn 70, với Bộ Tổng Tham mưu. Địch tổ chức theo dõi ta và báo tin: sư đoàn 304 đã vào Tây Nguyên.). Đoàn 559 và sư đoàn bộ binh 2 dựa vào hệ thống hữu tuyến điện tại chỗ để liên lạc với Bộ Tư lệnh chiến dịch và hiệp đồng với Binh đoàn B70, đồng thời triển khai các đường dây xuống cấp dưới....

Vậy phải chăng QĐVN đã có một phương án tại B3 Tây Nguyên ngay trong đầu năm 1971?
Tiên sinh có thể cho biết, liệu Mỹ + VNCH có phương án B cho việc đánh lớn cả ở ngã ba biên giới tại Tây Nguyên và lam sơn 719? Việc thắt đầu, chặt đuôi là hết sức khả thi và táo bạo phải không ạ!
Logged

nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #51 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2014, 12:46:03 pm »

Vậy phải chăng QĐVN đã có một phương án tại B3 Tây Nguyên ngay trong đầu năm 1971?
Tiên sinh có thể cho biết, liệu Mỹ + VNCH có phương án B cho việc đánh lớn cả ở ngã ba biên giới tại Tây Nguyên và lam sơn 719? Việc thắt đầu, chặt đuôi là hết sức khả thi và táo bạo phải không ạ!

“Hết sức khả thi và táo bạo” là một câu nói quá lịch sự về  kế hoạch của VNCH-Hoa Kỳ! Câu nói đúng hơn phải là, “Quá táo bạo và sẽ không thể nào thực hiện được.”
Từ giữa năm 1970 người Mỹ muốn đánh một trận cuối cùng trước khi ngân sách quốc phòng cho chiến trường Viet Nam bị cắt giảm. Nhà Trắng đồng thời cũng dự liệu quốc hội Mỹ sẽ dùng mọi biện pháp để giảm thiểu tối đa hoạt động và sự hiện diện của quân tác chiến Hoa Kỳ hai quốc gia Lào và Cam Bốt. Từ giữa năm 1970 đến đầu năm 1971, các trại Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ nằm dọc theo biên giới được Giao lại cho VNCH, và hoán chuyển thành các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng. Đúng như Nhà Trắng tiên đoán, tháng 12-1970 quốc hội phê chuẩn bộ luật Cooper-Church, cấm sự hiện diện của quân tác chiến Mỹ trên hai quốc gia lân cận. Trong chiều hướng bị cắt giảm và giới hạn đó, BTL Thái Bình Dương (Pacific Command) và BTL MACV quyết định đánh một ván bài lớn cuối cùng. Nhưng ván bài quá lớn cho số “tiền” (quân số) MACV đang có. Sự cán đáng nhiều trách nhiệm cho quân lực VNCH trong thời gian đầu của chương trình Việt Nam Hóa, một rường hợp Đô Đốc McCain gọi là “ăn nhiều quá không tiêu.”

1. Trong nguyên thủy của kế hoạch hành quân thường niên 1971-AB, Hoa Kỳ đề nghị hành quân cùng lúc ở 3 mặt trận: Quân Đoàn I đánh qua Lào; Quân Đoàn II đánh lên thung lũng Dakrong (hướng bắc thung lũng A-Shau); Quân Đoàn III và IV đánh qua vùng Ba Biên Giới và Cam Bốt. Hoa Kỳ đề nghị và muốn như vậy, nhưng họ không có quân số và phương tiện đủ để yểm trợ. Tương tự, quân số của VNCH ở Vùng II không đủ để bình định 12 tỉnh của Vùng II, thì lấy đâu mà hành quân qua biên giới để thử lửa với Mặt Trận B-3?
2. Đến cuối tháng 12 năm 1970, kế hoạch thường niên AB được cụ thể hoá như sau: QĐ III và IV sẽ đánh qua Cam Bốt (HQ Toàn Thắng 1/71); QĐ I sẽ tấn công chiếm Tchepone (HQ Lam Sơn 719). Vai trò của QĐ II sẽ tùy thuộc vào kết quả Giai Đoạn III – giai đọan khi quân VNCH đã chiếm được Tchepone … và trên đường lui quân về biên giới (giả định là VNCH đã phá hủy kho tàng quân nhu … lục soát đầy đủ, và thoả mãn  với thời gian chiếm đóng). Đến đây kế hoạch 1971-AB bắt đầu táo bạo hơn: trên đường rút quân, lực lượng hỗn hợp Dù-Thiết Kỵ sẽ trở lại theo Đường 9; Sư Đoàn 1 Bộ Binh sẽ từ Tchepone đi đường 914
về hướng đông nam,  hành quân ngược lại vùng Dakrong-A shau; đi qua căn cứ tiếp liệu 611 (Hành quân trong nghĩa vừa lui quân, vừa phá hủy những kho hậu cần lộ liểu.). Khi đạt được đến giai đọan đó, QĐ II sẽ đánh qua biên giới để bắt tay với đoàn quân trở về (có nghĩa một trong hai Sư Đoàn 22, 23, sẽ đánh qua B-3 hơn 45 km để bắt tay với SĐ 1 BB hành quân hơn 80km từ Tchepone trở về.
Kế hoạch sẽ không thực hiện được vì Hoa Kỳ không đủ không vận để yểm trợ cho hai sư đoàn (22, hoặc 23, và 1 BB). Một chứng cớ: Ngày 24 tháng 2 (một ngày trước khi căn cứ 31 của TĐ3/LĐ3 Nhẩy Dù thất thủ), QĐ XXIV hỏi “mượn” QĐ I Dã Chiến Lục Quân Hoa Kỳ (đây là BTL Hoa Kỳ cố vấn cho QĐ II VNCH/ US Army I Field Forces) một số trực thăng võ trang Cobra, vì QĐ XXIV đã rớt khá nhiều lọai trực thăng đó. QĐ Dã Chiến I trả lời là họ đã hết phương tiện, vì họ đang hổ trợ cho QĐ Dã Chiến II (cố vấn cho QĐ III VNCH) đang đánh qua Cam Bốt. Chúng ta phải nhớ, VNCH đang có 22 ngàn quân ở Cam Bốt cùng lúc với 17 ngàn quân ở Nam Lào -- ăn quá nhiều khó tiêu!
3. Trách nhiệm giao cho Sư Đoàn 1 BB VNCH quá nặng: Làm sao SSD 1 BB có thể đánh từ Lao Bảo qua Tchepone; rồi từ Tchepone hành quân theo đường 914 trở về biên giới? Một sự đòi hỏi siêu nhân. Nhìn vào bản đồ, với địa hình dọc hai bên Đường 914 chạy hưóng đông nam về biên giới, một sư đoàn thiếu như SĐ 1 BB thì không thể nào “bao sân” cho một đoạn đường 80 km ở Hạ Lào, ở Muong Nong.
4. Sự bất khả thi ở đây đây là Hoa Kỳ không đủ trực thăng vận để hứa hẹn một chiến dịch phản công lớn như kế hoạch 1971-AB đòi hỏi. Hoa Kỳ chỉ cho mỗi tiểu đoàn trực thăng (48 đến 52 chiếc đủ lọai) phục vụ cho 1 sư đoàn tác chiến. Với địa hình và hoả lực của QĐND ở Hạ Lào, với tình trạng tác chiến đối điện, 48 hay 52 trực thăng thì không đủ cho 1 sư đoàn. Chứng cớ: Ngày hành quân thứ ba (11 tháng 2), căn cứ hoả lực 30 cuả tiểu đoàn 2 Nhẩy Dù tuyên bố tình trạng nguy hiểm về tiếp liệu (không đủ); ngày hôm sau, chi huy truởng của một đại đội trực thăng chở nặng (CH-47) thông báo cho trung tâm hành quân là ông ta không thể tiếp tục tiếp tế nếu trực thăng chuyên chở của ông ta không được trựcthăng võ trang Cobra hộ tống. Và ông ta ra lệnh cho đại đội CH-47 bay về Phú Bài!
4. Nếu diễn đàn VMH cần sử liệu thì tôi sẽ cung cấp về những chi tiết trên.       
                           

Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #52 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2014, 01:41:16 pm »

Vâng, rất mong tiên sinh cung cấp và dẫn chứng các tài liệu có liên quan để tôi được hiểu thêm rõ hơn. Cảm ơn nhiều,  Grin.

Tôi vẫn luôn cho rằng, mùa khô 1971 là một cơ hội tuyệt vời, thời điểm thích hợp nhất đối với phía Mỹ + VNCH trong việc đối phó với QĐNDVN. Có thể thấy rằng, suốt từ 1965 đến 1970 thì Lam Sơn 719 là chiến dịch quy mô siêu lớn  diễn ra trong hoàn cảnh đầy khó khăn và thiếu hụt về mọi mặt của phía Bắc Việt. Nhất lại là sau chiến dịch càn quét/ tàn phá khá thành công tại Cambodia, Mỹ + VNCH có sức mạnh tinh thần rất lớn trong hoạt động tác chiến. Vấn đề chỉ là làm sao để mùa khô 1971 họ thu được kết quả tối ưu nhất nhằm từng bước đánh quỵ QĐNDVN? Sai lầm của Lam Sơn 719 đã rõ, có lẽ không phải bàn nhiều. Thế nhưng nếu một kế hoạch tác chiến tương tự, diễn ra ở ngã ba biên giới liệu có khả thi hơn không? liệu ưu thế và hoạt động tác chiến có hơn hẳn? Mỹ +VNCH đã phân tích và đánh giá sự tương tác, lợi và hại của 2 khu vực tác chiến này ra sao để đi đến sự lựa chọn cuối cùng?

Có một điểm khá hay là từ kết quả thắng lợi của Chiến dịch đường 9 Nam Lào, QĐNDVN đã có thêm thời gian, sự chuẩn bị khá hoàn hảo cho mùa khô 1972 với những kế hoạch tác chiến cũng .... rất táo bạo khi niềm tin và sức mạnh tinh thần cũng có được như VNCH có trước Lam Sơn 719.
Logged

nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #53 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2014, 10:21:45 pm »

Vâng, rất mong tiên sinh cung cấp và dẫn chứng các tài liệu có liên quan để tôi được hiểu thêm rõ hơn. Cảm ơn nhiều,  Grin.

Tài liệu hỗ trợ cho đọan văn # 1 và 2 (kế hoạch thường niên AB và những lượng định về ba mặt trận ở Lao, Cam Bot và A Shau-Dakrong-Sekong) đến từ Foreign relations of the United Satem Vol. 7, tàl liệu số 105;  Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, Operation Lam Son 719, trang 33; và, The Joint Chiefs of Staff and the War in Vietnam, Chương 1.
Tài liệu cho đọan văn #3 (thiếu trực thăng và phải mượn trực thăng từ II Field Forces) điện văn trao đổi giữa QĐ XXIV và MACV; Lewis Sorley, The Abrams Tapes, trang 544; Robert D. Sander, Invasion of Laos, 1971 Lam Son 719, trang 119-121. Tác phẩm Invasion of Laos, 1971 là sách mới nhất về HQ LS719 (tháng 2-2014). Tác giả Sander là cựu phi công trực thăng bay yểm trợ trong HQ LS719. 
Một chi tiết khác, khá trong trọng về sự thay đổi nửa chừng trong HQ Lam Sơn 719: Ngày 20 tháng 2, Tổng Thống Thiệu thay đổi kế họach cho SĐ1 BB  như sau: Thay vì rút quân về theo đường 914, SĐ1 BB sẽ về theo đường 922 về biên giới. Nhìn vào bản đồ Đường 914 về biên giới đã xa; Đường 922 càng xa hơn. Ở đây chúng ta không biết ông Thiệu có coi bản đồ lộn hay không, nhưng với tình hình chiến sự vào ngày 22 (căn cứ BĐQ bắc vừa thất thủ; căn cứ BĐQ Nam đang trong tình trạng nguy ngập) mà thẩm quyền muốn SĐ1 BB rút quân về theo đường 922 là một sự điên rồ khó tưởng tưởng. The JCS and the War in Vietnam, trang 8-9.
Tình Thân.     
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #54 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2014, 10:27:53 pm »

Chương Bảy

Nửa Đường Đi Xuống

Bản Đông
 
Ngày đầu của cuộc hành quân, “ngày N” trong ngôn từ  quân sự, tất cả  các  đơn vị  xuất quân  thực hiện được mục tiêu như  lệnh hành quân  chỉ  thị.  Hai Tiểu  Đoàn 1 và  8 Nhảy Dù  và  hai Thiết Đoàn 11 và  17  đi  theo đường bộ  về  Bản  Đông.  Lực Lượng Đặc Nhiệm Nhảy  Dù-Thiết Kỵ  đi  chậm  vì  gặp  trở  ngại:  đường xấu, phải chờ  công binh  lấp những hố  bom sâu cho cơ  giới qua.  Từ Lao Bảo về  Bản  Đông  khoảng 18 km. Trên  đọan  đường này  lực lượng hành quân thiết lập hai bãi đáp trực thăng và cũng là tuyến bảo vệ  đường:  Bãi  Đáp Bravo và  Alpha  (Alpha thành lập  hai tuần  sau Bravo).  Bravo và  Alpha được  giao cho  hai chi đội  thiết kỵ  của ThĐ4KB trấn giữ.  Nhưng vào cao  điểm của cuộc hành quân, Bravo và Alpha được hai tiểu đoàn Nhảy Dù trấn giữ. Ở  hướng đông bắc Bản Đông, các vĩ tuyến 17 chừng 10  km và  khoảng năm km bên kia biên giới,  BĐQ thiết lập  hai căn cứ phòng  thủ  theo chiều  dọc  bắc  nam,  CCBĐQB  (căn cứ BĐQ bắc) và  CCBĐQN  (căn cứ  BĐQ  nam),  do  Tiểu  Đoàn 39 và  21 BĐQ trấn giữ  (đến  ngày N +3, TĐ39BĐQ mới chiếm  đóng CCBĐQB).  Ở  phía sau, nằm xéo về  hướng  đông  nam của BĐQ là  CC30ND  của TĐ2ND. Hơn năm cây số  về  hướng tây của CC30ND, và khoảng tám cây số cực bắc Bản Đông, là CC31ND. Nơi  đây  đặt  bộ  chỉ  huy  của  LĐ3ND và  do  TĐ3ND  phòng thủ. Tất cả  các căn cứ  ở  hướng bắc  Đường 9  được  đổ  bộ  và  thiết lập trước 5 giờ  chiều ngày  N  của  cuộc hành quân  (trừ  TĐ39BĐQ). Như  vậy, năm tiểu đoàn tác chiến và  ba  đại đội pháo binh (pháo đội)  sẽ  lập thành  một lá  chắn  phòng thủ  hướng bắc của  trục tiến quân.
Ở  phía nam  Đường 9. Ba tiểu  đoàn của Trung  Đoàn 3 Bộ Binh, SĐ1BB  (TrĐ3/SĐ1BB) chiếm những  cao  điểm trải dài từ đỉnh Co Roc  đến  nửa  đường  đến Bản  Đông.  Theo  dự  trù, trong vài ngày sắp tới,  thêm  hai  trung  đoàn của SĐ1BB  sẽ  đổ  bộ  lên những cao  điểm để  bảo vệ  phía  nam  Đường 9  từ  Bản  Đông  đến nửa đường về Tchepone — một hành lang dài hơn 20 cây số. Hai Trung  Đoàn  1 và  3  của SĐ1BB có  đến  tám  tiểu  đoàn  tác chiến. Kế  hoạch hành quân ước lượng  SĐ1BB có  đủ  quân để  chu toàn trách nhiệm.[1]

Ngày 8 tháng 2, khi lực lượng đặc nhiệm Dù-Thiết Kỵ dùng chân nghỉ  qua  đêm ở  cây số  thứ  10 trên đường tiến quân, 6.200 quân VNCH  đã  có  mặt  ở  Hạ  Lào. Ba chết, 14 mất tích; 38 bị thương; ba trực thăng bị bắn rơi, trong đó có một đang đổ bộ lính Dù xuống CC31ND. Đó là thiệt hại của ngày đầu trên đường đến Bản Đông.
Ngày N +1 (9 tháng 2). Trời mây thấp, có  mưa rào từng cơn. Đường ướt, lầy lội, khó  đi hơn. LĐ3ND tiếp tục nới rộng vòng đai phòng thủ  của họ  ở  hướng tây bắc. Ngày N +5 (13 tháng 2), hai đại đội của TĐ6ND đổ bộ xuống phía tây CC31ND để  thiết lập CC32ND như  tiêu lệnh hành quân. Nhưng cuộc  đổ quân không yên thấm như  những ngày trước, khi kháng cự  của địch hầu như  không có. Lần này đại  đội của TĐ6ND đổ  bộ  ngay vào vị  trí  của  địch. Hỏa lực phòng thủ  và  kháng cự  của  địch mạnh  đến  độ  đại  đội  được lệnh rời vị  trí, di tản về  hướng CC31ND. Một số  quân  được trực thăng bốc trở  lại Khe Sanh, một số  rút vào đóng chung với TĐ3ND ở  CC31ND. Cuộc đổ  bộ “lầm” mục tiêu gây thiệt hại cho TĐ6ND 28 chết; 50 bị  thương; và  23 mất tích. Sức kháng cự  của Quân giải phóng  được BTL MACV ghi nhận và đề cập vài ngày sau ở Sài Gòn.[2]

Ngày hành quân N+1, trên Đường 9, Quân Dù  và Thiết Kỵ di chuyển chỉ  được năm cây số  ngày hôm đó. Một số  phi vụ  đổ quân bằng trực thăng bị  hủy bỏ; không lực yểm trợ  bị  giới  hạn tối  đa cho ngày 9. Thời tiết tiêu biểu ở  Hạ  Lào: buổi sáng chừng 10 giờ  đến 12 giờ  sương mù  mới tan; sương mù  lại che phủ  sau mặt trời lặn. Lính  ở  các căn cứ  bung ra lục soát và  xây dựng thêm hầm hố  phòng thủ. Số  hàng tiếp liệu khám phá  chung quanh vùng hành quân làm bộ  chỉ  huy phấn khởi:  ở  ngoài Bản Đông mà  nhiều như  vậy, thì  ở  Bản Đông, ở  Tchepone, hàng hóa tiếp liệu dự  trữ  sẽ  còn nhiều hơn. Báo cáo từ  TĐ2 và  3 Dù; TĐ21BĐQ, và  các tiểu  đoàn bộ  binh  ở  hướng nam … họ  khám phá nhiều hầm chứa vũ khí và hàng quân nhu quân dụng. Phản  ứng của  địch rất chậm và  yếu trong hai ngày  đầu: Từ Đông Hà  về Lao Bảo, các lực lượng của B-5 chỉ bắn phá lẻ tẻ và phục kích các  đoàn xe chở  tiếp liệu, mặc dù  B-5 có  hai trung đoàn tác chiến, hai trung  đoàn pháo binh, và  một tiểu  đoàn  đặc công  đang  ứng chiến tại mặt trận. [3]

Ở  hai hướng bắc nam của Đường 9, phản  ứng của  địch là  pháo kích hay chống trả  cầm chân rồi di tản khi vị trí bị khám phá. Tình hình chung có vẻ yên lặng. Nhưng truyền tin điện tử nghe được cho thấy địch đang tiếp viện thêm quân; củng cố  lực lượng; và  xác  định tọa độ  của các căn cứ  để  chuẩn bị  phản công. Trong vài ngày đầu, chiến thuật của địch dường như là “tránh voi chẳng xấu mặt nào.”

Ngày hành quân N+2 (10 tháng 2). TĐ4/TrĐ3/SĐ1BB  đổ bộ  xuống căn cứ  Delta ở  hướng nam với thiệt hại hai trực thăng bị  bắn rơi.  Ở  Bản  Đông, những cuộc  đổ  quân bằng trực thăng của TĐ9ND gặp trở ngại với năm ổ phòng không 12 ly 7. Nhưng đến chiều thì  tiểu  đoàn chiếm được Bản  Đông để  bắt tay với cánh quân  đi vào bằng  đường bộ.  Địch biết Bản  Đông sẽ  bị  tấn công bằng trực thăng vận, nên họ  di tản trước. Phi cơ  quan sát thấy 11 xe kéo đại bác phòng không 37 ly đi về hướng Tchepone trước  đó.[4] Lực lượng  đặc nhiệm Dù-Thiết Kỵ  đến giao  điểm Đường 9 và  92 gần như  cùng lúc với cuộc trực thăng  vận của TĐ9ND vào Bản  Đông, cách  đó  không hơn 1 cây số. Chiếm xong Bản Đông, lực lượng đặc nhiệm bung ra lục soát. Trinh sát về  hướng tây Bản  Đông cho biết  đường lộ  về  Tchepone còn tốt; cơ giới có thể di chuyển nhanh được.[5] Nhưng vào ngày 10 tháng 2  bộ  tư lệnh QĐI bị  một thiệt hại rất nặng về  tâm lý: Hai trực thăng trên  đường thị  sát mặt trận  ở CCHotel và  CC21BĐQ, bị  phòng không 37 ly bắn rơi. Trên một trực thăng có  một  đại tá  trưởng phòng hành quân quân  đoàn; và một trung tá  trưởng phòng tiếp liệu của quân  đoàn. Vị  đại tá trưởng phòng hành quân có  mang theo bản  đồ  LS719 với tất cả mật hiệu và  ghi chú, do chính  ông góp phần sọan thảo. QĐI lập tức cho thám sát tìm vị trí của trực thăng bị nạn nhưng không kết quả. Vì  một lý  do không giải thích được, hai trực thăng bị  lạc và bay ngay vào vùng phòng không của  địch. Trinh sát của Không Kỵ  Mỹ  đã  lưu  ý  tất cả  phi công trực thăng về  cường độ  phòng không của  địch  ở  trong vùng.  Đến ngày 10 tháng 2, quân báo chưa xác  định được lực lượng  địch  ở  chung quanh CC21BĐQ, nhưng lúc  đó  bộ  chỉ  huy SĐ308 đang đóng ở  hướng bắc, cách đó “vài ba cây số,” với hai trung đoàn cơ hữu của sư đoàn.[6] Tin không chánh thức cho biết cái chết của đại tá Trưởng Phòng 3 làm xao  động tâm lý  của Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh QĐI.[7] Nếu  địch tìm thấy  được bản  đồ  hành quân, thì  tất cả những kế hoạch LS719 sẽ bị lộ từng chi tiết.

Ngày N+3, SĐ1BB  đổ  bộ  và  thiết lập thêm một căn cứ  ở hướng nam; BĐQ  đưa TĐ39BĐQ vào CBĐQB; và  lực lượng đặc nhiệm Dù-Thiết Kỵ  đi  được thêm năm cây số  ra khỏi  Bản Đông. Chỉ  được như  vậy cho ngày N+3: Tất cả  các toán quân khác gần như  án binh bất  động vì  không nhận  được chỉ  thị  nào — hay là họ nhận được chi thị án binh bất động — từ bộ chỉ huy tiền phương ở Khe Sanh. Như trình bày ở chương trước. Theo kế họach,  sau Bản  Đông, LĐ1ND sẽ  lập thêm ba căn cứ  11, 13 và 14, theo một trục tây bắc, nối  Đường 9 và  914. Nhưng khi lực lượng  đặc nhiệm đến  địa  điểm để  lập CC11 thì  họ  đứng lại. Hai ngày 11 và  12 thời tiết xấu, nhưng  đó  có  phải là  lý  do cho sự dậm chân tại chổ của cuộc hành quân?

Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #55 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2014, 10:52:51 pm »

Hai ngày trước khi Hành Quân Dewey Canyon II khai diễn, tướng Viên, Abrams và  Tổng Thống Thiệu có  nói  chuyện với nhau.  Tướng Abrams nói nếu  đánh nhanh, lực lượng  đặc nhiệm có thể đến Tchepone trong 48 tiếng [8].  Tổng thống Thiệu và tướng Viên không phản  đối. Trên thực tế,  đến chiều ngày N của cuộc hành quân, lực lượng đặc nhiệm Dù-Thiết Kỵ  đã  đi 10 cây số — một phần tư  đọan đường đến mục tiêu Tchepone. Nhưng  nếu quân Dù  phải lập ra thêm ba căn cứ  và  phải có  trách nhiệm phòng thủ  như  lệnh hành quân chỉ  thị, thì  quân tác chiến nào sẽ “tùng thiết” với thiết kỵ trên đường vào Tchepone?



Bãi đáp Bravo trên Đường 9; tay phải là hướng tây đi về Bản Đông.

Lệnh hành quân cho thấy lữ  đoàn Nhảy Dù  nào sẽ  có  trách nhiệm phòng thủ  các căn cứ  được thiết lập: LĐ3ND coi CC30, 31, 32; LĐ1ND, CC11, 13, 14; và  LĐ2, sau khi đổ  bộ  bằng trực thăng chiếm Tchepone, sẽ giữ CC21 và CC22. Quân tấn công có đủ  quân  để  bảo vệ  nhiều cứ  điểm như  được sọan thảo hay không? LĐ1TK chỉ  có  hai thiết  đoàn dưới tay, ThĐKB11 và  17. Mỗi thiết  đoàn có  một chi  đội xe tăng và  hai chi  đội thiết giáp xung kích. Với số  quân này, nếu không có  quân nhảy dù  đi kèm, họ không thể vừa giữ Bản Đông, vừa tiến đánh Tchepone. Có thể toán quân Dù-Thiết Kỵ  ngừng lại  để  chờ  quân tiếp viện thêm, sau khi ra khỏi Bản Đông năm cây số trên hướng về Tchepone.



Trên Đường 9 về Bản Đông. Sông Xe Pone ở phía nam trục tiến quân.

Ngày N +4 của hành quân, một vài thay  đổi quan trọng trong kế  hoạch xảy ra: Ngày 10 tháng 2, Tổng Thống Thiệu bay ra Đông Hà  thị  sát. Tại BTL tiền phương QĐI  ông Thiệu ra chỉ thị: QĐ1 tạm thời  giới hạn lại mục tiêu; chủ  đích của cuộc hành quân trong vài ngày tới là căn cứ hậu cần 611 (A Ro, trong ngụy danh hành quân)  ở  phía nam  Đường 9  —  vùng trách nhiệm của SĐ1BB. Nếu sử  liệu được kiểm chứng  đúng, thì  có  thể  vì  quân lệnh này, lực lượng đặc nhiệm Dù-Thiết Kỵ  dừng lại để  phòng thủ  những căn cứ  đang có, và  để  bảo vệ  hướng bắc cho SĐ1BB họat động  ở  phía nam.[9] Khi MACV biết được quyết  định của Tổng thống Thiệu, tướng Abrams gặp tướng Viên ngày hôm sau, 13 tháng 2, để  hỏi rõ  ý  định của BTTM VNCH. Tướng Viên xác định những thay đổi như  Tổng thống Thiệu  đã  nói  ở  Đông Hà. Ba ngày sau, ngày 16 tháng 2, hai  ông  đại tướng tướng bay ra Đông Hà  gặp tướng Lãm và  tướng Sutherland. Sau khi bàn thảo, tất  cả  đồng ý  (dù  tướng Abrams lưỡng lự, nói nếu chần chờ  địch sẽ viện quân kịp thời) kế hoạch và nhiệm vụ sẽ thay đổi. SĐ1BB sẽ là lực lượng chủ lực thay cho SĐND; mục tiêu Tchepone phải chờ  thêm vài ngày nữa: Sau khi lục soát căn cứ  611 xong, quân cơ  hữu của  QĐI sẽ  quay lại tiếp tục tấn công về  mục tiêu Tchepone. Sự  thay đổi kế  hoạch hành quân của VNCH  đưa đến tranh luận giữa MACV và  BTTM; và  giữa QĐI và  QĐXXIV. Nhưng nhìn sâu bên trong, chúng ta có  thể  hiểu lý  do của sự  thay  đổi từ phía VNCH: Sự phản công mãnh liệt của địch. Không phải ở mặt trận Hạ  Lào mà  thôi, mà  cả  mặt trận Cam Bốt. Vì  một lý  do nào đó, từ  đầu năm 1971, tất cả  chú  ý  đều hướng về  Lào, trong khi ở Cam Bốt, quân số tham dự hai cuộc hành quân ở Cam Bốt tương đương, hay có thể hơn, quân số ở Hạ Lào. Điều đáng chú ý nhất, QLVNCH đang gánh vác một công tác hơn sức họ  chịu  đựng.[10] VNCH phải thay  đổi kế  hoạch vì  đến lúc  đó  Hoa Kỳ  đã  không thực hiện  đủ  những yểm trợ  mà  họ  đã  hứa trước  ba  cuộc hành quân cấp quân  đoàn (QĐI, QĐIII, và  QĐIV). Chính Hoa Kỳ cũng  đang gặp nhiều khó  khăn hơn sức họ  hứa hẹn  được. Cuối năm 1970, BTL MACV vừa bị bộ quốc phòng thúc giục rút quân, vừa phải  đương  đầu với bảy chiến trường, như  thuyết trình viên MACV  đã  một lần diễn giải: “Chiến trường Thượng Lào; oanh tạc ngăn chận Đường HCM; chiến trường Cam Bốt; chiến trường vùng hoạt  động của B-2; vùng hoạt  động của Quân Khu 5; B-5; và Trị-Thiên-  Huế.” Và  khi nghe lời “than” của tư  lệnh Không Lực 7 Hoa Kỳ, chúng ta thấy quân lực Hoa Kỳ  cũng có  sự  giới hạn của họ: “Chỉ  tiêu là  14.000 phi  vụ  một tháng, nhưng cộng thêm vào đó tôi bay 12.000 phi vụ yểm trợ; 21.000 phi vụ vận tải; 850 đến 900 phi vụ  thám thính. … Mình chỉ  có  thể  thực hiện số  phi vụ đến một giới hạn nào thôi" [11]

Một mặt, BTL Thái Bình Dương và  BTL MACV lưu  ý, trong giai  đọan  đầu của chương trình “Việt-Nam-Hóa”  đừng  để quân lực VNCH “ăn nhiều quá  khó  tiêu.” (ngụ  ý  nói giao quá nhiều trách nhiệm, VNCH sẽ  không quán xuyến nổi) Nhưng vì những áp lực và  thúc giục chính trị  nào đó, MACV và  BTL Thái Bình Dương  đề  nghị  hành quân cấp quân  đoàn  —  không phải một, mà  ba quân  đoàn trong ba cuộc hành quân  cùng một lúc.

Cuộc Hành Quân Cửu Long 44-02 của Quân Đoàn IV tương đối “yên tĩnh.” Nhưng Toàn Thắng 1/71 thì  hoàn toàn khác: Quân VNCH phải chạm trán với  địch trên đất  địch, và  xa hậu cần tiếp liệu. Hơn nữa, khi Hành Quân Toàn Thắng 1/71 vừa khai diễn, thì  BTTM và  MACV rút  đi những  đơn vị  chủ  lực như  kế  hoạch nghi binh (một số  đơn vị chủ  lực như  Nhảy Dù  và TQLC có  mặt trong Toàn Thắng 1/71 chỉ  vài ngày  đề  đánh lừa  đối phương … nhưng được di chuyển ra Vùng I ngay sau đó, đó để chuẩn bị cho LS719). Với 21 ngàn quân ở Cam Bốt và 17 ngàn ở Lào, MACV không còn  đủ  phương tiện  để  yểm trợ. Bây giờ, trong giai  đoạn khốc liệt nhất của chiến trường mãnh liệt, khuyết  điểm của MACV lộ  ra trong những thông văn và  thuyết trình báo cáo. …

Nhưng  đó  là  chuyện sẽ  nói  đến. Bây giờ  trở  lại với vùng hành quân.

Ngày 14 tháng 2 tướng Sutherland báo cáo cho MACV biết về  những “va chạm”  đang xảy ra giữa QĐXXIV và  QĐI; và những lý  do đã  làm Tổng Thống Thiệu chỉ  thị  thay đổi kế  hoạch và  nhiệm vụ  vào ngày 12. Tướng Hoàng Xuân Lãm than phiền QĐXXIV không đủ trực thăng để yểm trợ theo nhu cầu của QĐI; và, theo đà trực thăng bị hỏa lực phòng không bắn rớt như đã xảy ra trong tuần lễ  đầu, QĐXXIV sẽ  không còn  đủ  trực thăng  để yểm  trợ  trong những ngày sắp  đến. Tướng Sutherland viết tiếp trong  điện tín, qua cuộc nói chuyện,  ông nghĩ  tướng Lãm sẽ không giữ  Tchepone hơn một tháng như  trong kế  hoạch. Tướng Lãm nói lý  do thay đổi kế  hoạch là  vì  áp lực của địch quá  mạnh ở vùng trách nhiệm của LĐ1BĐQ và LĐ3ND. Thêm vào đó Lực Lượng Đặc Nhiệm (LLĐN) không thể  di chuyển nhanh trên Đường 9 vì  địa hình quá  xấu, khác với ước lượng tình báo. Tướng Lãm muốn QĐXXIV dùng hỏa lực để  “giới hạn” các Trung  Đoàn 88, 24B, và  64 của Quân giải phóng trước khi SĐND tiến về hướng tây (Tchepone). Tướng Sutherland thú  nhận ông ra lệnh cho trinh sát Không Kỵ  tìm vị  trí  của SĐ308 nhưng chưa phát hiện được trung đoàn này đang đóng ở đâu.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #56 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 01:39:31 am »

Ở cuối bức điện tín dài bốn trang, Sutherland tiên đoán quân số  cần cho chiến trường  có  thể  gia tăng nhiều hơn ước lượng, dựa vào dấu hiệu tăng quân và sự kháng cự mãnh liệt của địch. [12] Điện tín của tướng Sutherland cho thấy ba chi tiết quan trọng: (a) Địa hình Đường 9 hoàn toàn khác không ảnh cung cấp; đường xấu hơn ước lượng; (b) hỏa lực  không quân Mỹ  không áp đảo hay giới hạn được mạng lưới phòng không của đối phương; và  (c)  địch tiếp viện quân nhanh hơn dự  đoán. Ba chi tiết trên có thể làm ông Thiệu thay đổi ý kiến. VNCH thay đổi kế  hoạch vừa  đúng lúc  địch chuẩn bị  phản công. Với quân số hơn sáu trung đoàn tác chiến, Quân giải phóng bắt
đầu phản công: Chiều ngày 20, căn cứ  đầu tiên của VNCH bị thất thủ.

Trận Liệt Quân Giải Phóng Cho Đến Ngày CCBĐQN/B Bị Thất Thủ

Sau gần một tuần trấn thủ; sau khi hứng chịu hơn 2.000 đạn súng cối 82 ly, căn cứ  BĐQ bắc của TĐ39BĐQ thất thủ  lúc 5 giờ  10 chiều ngày 20 tháng 2 (N +12), với 178 chết và  148 bị  thương.[13] Trong số 200 tay súng phá vòng vây di tản về CCBĐQN, chỉ còn 107 quân tác chiến được; số còn lại bị  thương. Trung  Đoàn 102/SĐ308 QGP mất 639 quân để  chiếm ngọn đồi.[14] Lý  do SĐ308 phản ứng quyết liệt và sẵn sàng chịu thiệt hại để triệt tiêu CCBĐQB, vì cao điểm của căn cứ  nằm sát BTL SĐ308 CSVN. Càng nguy hiểm hơn, vị trí  của TĐ39 nhìn xuống kho trữ  hàng quan trọng Mường Trương (hướng tây bắc CC39BĐQ; nơi một kho  hàng bị  bom  đánh, vũ khí và hàng dự  trữ  cháy, nổ  hai ngày mới dứt).[15] Để  triệt tiêu CC39BĐQ, ngoài TrĐ102 đã  nói, SĐ308 còn chi viện thêm một tiểu  đoàn tác chiến và  năm pháo đội. Sau khi CC39BĐQ mất, CC21BĐQ,  ở phía sau chừng hai cây số, bị tấn công ngay ngày hôm sau. Lần này TrĐ88/SĐ308 là lực lượng chính tấn công TĐ21BĐQ đang trấn thủ CCBĐQN. Quân báo MACV đã ước lượng sai về thời gian cần thiết để địch tiếp viện thêm quân: MACV  ước lượng QGP cần  ít nhất 10  đến 14 ngày để  di chuyển quân  đến chiến trường  (ngày hành quân N+18). Nhưng đến ngày N+12, số QGP có  mặt trong vùng hành quân đã tăng gấp đôi. Tù binh mới khai báo họ đến từ những đơn vị khác với những đơn vị đã được ghi trong trận liệt trong những ngày đầu hành quân. Ngày 18 quân báo Mỹ xác định sự hiện diện của SĐ308 QGP, với ba trung đoàn cơ hữu, 36, 88, và 102. Trung Đoàn 64/ SĐ304 có mặt ở vùng Bản Đông từ ngày N-4 (4 tháng 2); Xe tăng lội nước PT-76 đang có mặt ở phía nam CC31 của Nhảy Dù từ ngày 13 (và địch đã dùng xe tăng tấn công các tiền đồn bên ngoài vòng đai căn cứ từ ngày 16). Và cũng cho đến thời gian này quân báo mới biết chính xác vị trí của Binh Trạm 41 với TrĐ141/SĐ2BB QGP đang ở phía nam vùng hoạt động của SĐ1BB VNCH. Căn cứ hậu cần 611 trên đường 914 — mục tiêu tạm thời của SĐ1BB — bây giờ có ba Trung Đoàn 812 và 29 của SĐ324 và TrĐ141/SĐ2BB bảo vệ.[16] Ngày 20 tháng 2 tại BTL MACV, Thiếu Tướng William Potts thông báo, “Trừ SĐ325 và TrĐ9/SĐ304 còn ở lại miền bắc, tất cả các đơn vị QGP đang trên đường đến chiến trường [Hạ Lào].” Báo cáo của tướng Potts (Phòng 2 MACV) cho thấy MACV đã ước đoán sai trận liệt QGP từ lúc đầu. QGP đang có sáu trung đoàn từ các Sư Đoàn 308, 2, 304, 320, và 324B hoạt động ở vùng hành quân.[17] Ước lượng vào ngày 8 khi bắt đầu cuộc hành quân: Địch có ba trung đoàn và bốn binh trạm; ngày 20: địch có sáu trung đoàn và sáu binh trạm — con số này tăng lên tám trung đoàn vào đầu tháng 3. Đó là ước lượng của quân báo Mỹ, nhưng theo quân sử QĐNDVN , đầu tháng 2, vào ngày hành quân, họ đã có 60.000 lính (gấp ba lần ước lượng) tại vùng hành quân.[18] Về tổn thất, đến ngày 20 tháng 2, QGP có số thương vong tương đương bốn tiểu đoàn sau những lần tấn công vào bốn căn cứ ở mặt bắc Đường 9. Trong thời gian đó, VNCH di chuyển về Khe Sanh thêm ba tiểu đoàn bộ binh; ba tiểu đoàn BĐQ; và hai tiểu đoàn Thiết Kỵ. LĐ147 và 258 TQLC, đang hành quân nghi binh ở Vùng I, cũng được thông báo chuẩn bị tham gia hành quân LS719.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #57 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 01:48:38 am »

Vào ngày N +12 (20 tháng 2), chiến trường ở  Hạ  Lào được  năm cánh quân  Quân giải phóng phụ  trách: Ở  hướng bắc Đường 9, từ  Lao  Bảo về  Tchepone, do Binh Đoàn 70 (B70) với ba Sư  Đoàn 308,  304 và  320; cùng với các Binh Trạm 8, 9, 12, 16, và  27 chịu  trách nhiệm; B-5 với bốn trung  đoàn tăng cường (+),  đánh phá  đọan đường từ Đông Hà về Lao Bảo làm đình trệ đường tiếp vận bộ; ở Phía nam Đường 9,  Sư  Đoàn 2 và  324B và  các Binh Trạm 33,  34, 41 và 42 cô lập các đơn vị VNCH đóng ở những cao điểm từ Co Roc về  phía tây Bản  Đông. Ngày 21 tháng 2, sau một tuần  pháo kích nát căn cứ, TrĐ88/SĐ304 dùng bộ  binh tấn công  CC21BĐQ. Sau khi mất CCBĐQ39, vị  trí  của  CC21BĐQ rất  “bơ  vơ,” vì  họ  chỉ  cách CC39BĐQ khoảng hai cây số, và  trước  mặt họ  là  SĐ308. Hỏa lực pháo binh yểm trợ  từ  CCLĐ1BĐQ ở Ta Puc/ Phú  Lộc không  đủ  để  làm giảm  áp lực  địch  đang tiến  vào vòng đai của CC21BĐQ  —  chính căn cứ  Ta Puc cũng  đang  bị  pháo cầm chân để  giới hạn sự  yểm trợ  lại.  Đây là  một chiến  thuật quân  Quân giải phóng sử  dụng liên tục  —  và  thành công  —  vào tất  cả  căn cứ  ở  phía bắc Đường 9. Hỏa lực pháo binh của  đối  phương đã  làm tê  liệt căn cứ  mục tiêu, và  gây khó  khăn cho căn  cứ yểm trợ. 

Để  đi kèm với trận liệt, xin nói qua một  ít về  hỏa lực pháo  binh của lực lượng quân  Quân giải phóng ở mặt trận Hạ Lào. Cộng với tám  trung  đoàn pháo binh riêng biệt, pháo binh ở  đây kể  luôn những  đại  đội/ trung đội súng nặng như  súng cối 60, 82, và  120 ly.  Trong một ý nghĩa thực dụng, những đại đội súng nặng là những  đơn vị  “pháo binh cơ  hữu” của cấp tiểu  đoàn/ trung  đoàn. Một  trung  đoàn quân chủ  lực  Quân giải phóng có  cấp số  từ  60 đến 65 súng cối  60 và  82 ly; và  bốn đến sáu cối 120 ly. Mỗi súng cối có  cấp số đạn 30 đến 40 viên;  đôi khi 60 đến 100 viên, tùy theo mặt trận  đang tham chiến. Lấy BTL B70 với ba Sư Đoàn 308, 304, và 320  làm thí  dụ: Theo tài liệu hậu cần, B70 (ba sư  đoàn cộng lại) có tất cả  104 súng cối 60 ly; 64 cối 82 ly; 30 cối 120 ly; và  30  đại  bác 122 ly. Trong chiến dịch Nam Lào, ba sư  đoàn của B70 tiêu  thụ  gần 10.000 quả  đạn lọai 60 và  82 ly  —  chưa kể  đến  đại bác  tầm xa như  122, 130 và  152 ly. Trong khi  đó,  ở  mặt trận hướng  hướng nam Đường 9, SĐ2BB  Quân giải phóng tiêu thụ 2.762 đạn 60 ly, và 5.598  đạn 82 ly; SĐ324B xài hơn 5.000 quả  82  ly và  gần 1.900  đạn 60 ly. [19]

Điểm muốn nhấn mạnh  ở  đây, lọai vũ  khí  như  súng cối  đã làm tê  liệt hệ  thống tiếp tế  đường không vận cho các căn cứ.  Súng cối là một vũ khí đơn giản, dể xử dụng, và rất hiệu quả nếu xử  dụng thuần thục. Cối 82 ly có  tầm bắn hơn bốn cây số; 60 ly  thì  ba cây số. Chừng mười khẩu cối trãi rộng ra trên một chu vi  có  đường bán kính vài ba cây số, pháo vào một căn cứ  nằm trên  đỉnh đồi … thì  căn cứ  khó  có  thể  phòng thủ  lâu được được. Đối  phương không thấy vị  trí  của súng cối  để  phản pháo, nhưng xạ thủ  súng cối quan sát vị  trí  của đối phương rõ. [20] Kinh nghiệm ở trận Khe Sanh cho thấy phi trường lớn rộng như Khe Sanh vẫn bị tê  liệt cũng vì  pháo —  pháo tầm xa 130 ly cũng như  tầm gần 82  ly. Đường phi  đạo, bãi  đáp trực thăng, chỉ  giới  hạn vào một  khoảng trống nào  đó. Một khi xạ  thủ  súng cối  đã  xác  định được  bãi  đáp, thì  những quả  bắn kế  tiếp sẽ  dể  như  lấy đồ  trong túi.  Khó tìm ra vị trí của cối để phản pháo, dù cho có trực thăng trinh  sát liên tục. Một lối bài binh của của súng cối  điển hình  ở  Hạ Lào: pháo thủ  và  pháo công kéo vài ba khẩu cối và  đạn đến  những vị  trí  đã  định. Sau  đó, lúc tác chiến, pháo thủ  liên tục di  chuyển đến từng khẩu để  tác xạ. Như  vậy pháo thủ  tránh được  thương vong hơn là  ở  tại một chổ  khi súng bị  khám phá. Sự  khó khăn của trinh sát không kỵ  là  phải bay chậm và  sát  để  truy lùng  lọai vũ  khí  quá  nhỏ  (súng cối dài không hơn 1,2 mét). Và  nếu  bay quá  thấp, quá  chậm, thì  sẽ  gặp nguy hiểm với phòng không  loại nhỏ, nhưng dầy đặc bầu trời, như đại liên 12 ly 7.     
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #58 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2014, 01:56:49 am »

Bài học  kinh nghiệm sau cuộc hành quân LS719  ở  Hạ  Lào  cho thấy, hỏa lực đến từ  hàng rào súng cối chung quanh các căn  cứ hỏa lực đã giới hạn chiến thuật xử dụng căn cứ hỏa lực để bảo  vệ  và  yểm trợ  vùng hành quân. Căn cứ  hỏa lực chỉ  thành công ở một vài  địa hình trống trải, kèm theo những yểm trợ  mạnh đủ  để đè  bẹp những “quấy nhiễu” chung quanh. Nhưng tất những căn  cứ  hỏa lực  ở  Hạ  Lào không có  được những tiện nghi về  hỏa lực  hay tiếp liệu liên tục như  trong lý  tưởng. Để  so sánh một căn cứ hỏa lực của Mỹ ở thung lũng A Shau (bên này biên giới Việt) và một căn cứ  hỏa lực của Nhảy Dù  VNCH  ở  Hạ  Lào. Căn cứ Ripcord  ở  A Shau  được một tiểu  đoàn Nhảy Dù  Hoa Kỳ  trấn  đóng. Tiểu  đoàn này có  ba tiểu  đoàn tác chiến khác thường trực  bổ sung quân số khi cần. Căn cứ Ripcord được hai tiểu đoàn trực  thăng phục vụ  và  năm tiểu  đoàn pháo binh yểm trợ. Nhưng sau  hơn bốn tháng cố  thủ, SĐ101 Nhảy Dù  Mỹ  ra lệnh di tản Ripcord vì  chịu không nổi  áp lực của  địch, và  thương vong. [21] Trong thời gian bốn tháng, Mỹ đã  yểm trợ tất cả những gì có thể yểm  trợ  được về  pháo binh và  không lực, nhưng vẫn không giữ được.  Đó  là  tháng 7-1970, khi SĐ101ND Hoa Kỳ  có  tất hỏa lực  trong tay để yểm trợ cho căn cứ Ripcord. Trong khi đó ở Hạ Lào,  Mỹ  chỉ  có  ba tiểu  đoàn trực thăng (hai không vận, một xung  kích) để  yểm trợ  và  vận chuyển tiếp tế  cho 10 căn cứ  hỏa lực  VNCH. Dù  Hoa Kỳ  cố  gắng đến  đâu, chắc chắn những căn cứ của VNCH sẽ  không được yểm trợ  như  quân trú  phòng mong  muốn. Chiến thuật căn cứ  hỏa lực thất bại  ở  Hạ  Lào vì  địa hình  rừng rậm, vì  khó  khăn về  tiếp tế  và  hỏa lực yểm trợ. Căn cứ  hỏa  lực nếu không có  hỏa lực mạnh, thì  sẽ  là  cứ  điểm bất  động; trở thành một tấm bia cho pháo binh  đối phương: nằm cao, nhô  lên  lộ  liễu giữa rừng, pháo thủ  đối phương khó  bắn trật. [22] Trường  hợp này đúng cho tất cả căn cứ hỏa lực VNCH ở Lào. Từ ngày 17 đến ngày 22 (N +9 đến N +14) thời tiết xấu bao  trùm vùng hành quân: mưa và  sương mù  giới hạn tất cả  các phi  vụ  yểm và  trợ  tiếp tế. Sáng Chủ  Nhật ngày 21 tháng 2, SĐ308  dùng tất cả  TrĐ88 và  lực lượng cơ  hữu tấn công CCBĐQN. Lý do SĐ308 phải tấn công và  triệt tiêu CCBĐQN nhanh chóng, vì họ  không thể  bao vây lâu để  chịu đựng những cơn mưa bom của  B-52 như  họ  đã  bị  ở  CCBĐQB. Ngay sau  đêm CCBĐQB thất  thủ, tướng Lãm yêu cầu QĐXXIV dội bom hủy bỏ  căn cứ  của  TĐ39BĐQ. B-52 dội bom liên tiếp hai ngày. Có  thể  những phi  tuần B-52 đã  thúc đẩy SĐ308 tấn công CCBĐQN: Đánh sát vào  căn cứ; đánh kiểu “nắm thắt lưng địch,” thì có cơ hội sống nhiều  hơn. Cùng lúc tấn công vào CCBĐQN, pháo binh của B70  pháo kích vào CC30 và  CC31 của Nhảy Dù.  Ở  phía nam hai căn cứ  30 và  31, TRĐ64/SĐ320 phục kích và  đánh chận, không cho  TĐ8ND và  ThĐ17KB từ  CCLĐ1ND  ở  Bản  Đông tiến về  gần  CC31ND để  yểm trợ. Tối thứ tư, 24 tháng 2, biết không thể  giữ được CCBĐQN, tướng Lãm cho lệnh TĐ21BĐQ di tản. Đến lúc  này không còn quyết  định nào khác hơn di tản: TĐ21BĐQ  không còn đạn, nước, hay lương thực để chiến đấu. Một số BĐQ  rút ra khỏi căn cứ  bằng  đường bộ; một số  lớn được trực thăng vận về  CC30ND, và  từ  đó  trở  về  đơn vị  mẹ  ở  CCLĐ1BĐQ tại  Phú Lộc, Ta Puc. [24] Đến lúc hai căn cứ  BĐQ bị  thất thủ; và  lúc  áp lực  đang  đè nặng vào hai căn cứ  Nhảy Dù  còn lại  ở  bắc Bản  Đông, BTL  QĐXXIV Hoa Kỳ mới lên tiếng thông báo cho BTL MACV biết  họ  đang gặp khó  khăn để  tiếp tế  và  cung cấp trực thăng vận  chuyển: Quân Đoàn XXIV không còn trực thăng để đáp ứng yêu  cầu từ  các căn cứ  hỏa lực. Thật là  một thiếu thốn chết người  trong lúc khó  khăn và  cần thiết nhất. Ngày 23 tháng 2, Trung  Tướng Sutherland báo cho  Đại Tướng Abrams của MACV,  “Trong vài ngày qua, QĐXXIV cần phải giới hạn lại những yểm  trợ  không vận, vì  không còn đủ  lọai trực thăng võ  trang UH-1C  và  AH-1G.” câu văn “trong ngày vài ngày qua,” có  nghĩa là QĐXXIV đã  gặp khó  khăn để  yểm trợ  trước ngày CCBĐQB và CCBĐQN thất thủ. Cũng trong nghĩa  đó, hai căn cứ  của Nhảy  Dù  CC31ND và  CC30ND cũng bị  nằm trong tình trạng thiếu  thốn. CC31ND nằm trong tình trạng nguy hiểm nhất: căn cứ nằm  sát vùng hoạt động của BTL B70. Hai căn cứ  BĐQ Bắc và  Nam mất ngày 21 và  24 là  một  chấn động ở chiến trường Hạ Lào. Nhưng chấn động đó bị loãng  đi kế  bên một biến cố  quan trọng hơn, có  nhiều  ảnh hưởng  ở “cấp trên” hơn: Trung Tướng Đỗ  Cao Trí, tư  lệnh Hành Quân Toàn Thắng 1/71 kiêm tư  lệnh QĐIII, bị  tử  nạn trực thăng tại  chiến trường ngày 23 tháng 2. Tin không chánh thức cho biết  tướng Trí  —  ngay ngày trực thăng bị  nổ  trên không  —  đang  chuẩn bị  lên đường ra QĐ1 thay thế  Trung Tướng Lãm chỉ  huy  cuộc Hành Quân LS719. Mất hai căn cứ; tướng Trí chết; và khó  khăn về yểm trợ cho  mặt trận. Chiến trường Vùng III mất  đi một sĩ  quan chỉ  huy;  trong khi quân nhân ở  Vùng I thì  mất lòng tin vào người sĩ  quan  chỉ huy của họ. Đó  là  tình hình của mặt trận Hạ  Lào ngày 25 tháng 2-1971.  Câu nói “Phúc bất trùng lai, họa vô  đơn chí” diễn tả  đúng nhất  trong trường hợp này: Nhiều chuyện không may đến cùng một  lúc, như đang xảy ra trên toàn cõi chiến trường ở Hạ Lào lúc đó.   
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #59 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2014, 11:28:55 am »

Em xin phép tham gia một số ý kiến nhỏ, kiểu "tiểu tiết nhặt sạn":

1.
Trích dẫn
...Trung Đoàn 64/ SĐ304 có mặt ở vùng Bản Đông từ ngày N-4 (4 tháng 2)....Ngày 21 tháng 2, sau một tuần pháo kích nát căn cứ, TrĐ88/SĐ304 dùng bộ binh tấn công CC21BĐQ.... Ở  phía nam hai căn cứ  30 và  31, TRĐ64/SĐ320 phục kích và  đánh chận, không cho  TĐ8ND và  ThĐ17KB từ  CCLĐ1ND  ở  Bản  Đông tiến về  gần  CC31ND để  yểm trợ....

E88 lúc này nằm trong đội hình F308 là đương nhiên rồi, và F308 chịu sự chỉ huy của BTL chiến dịch Grin.
F320 thì có E64 đang hành quân vào chiến trường, nó gần như là trung đoàn độc lập do BTL chiến dịch chỉ đạo trực tiếp; còn E48 thì được bổ sung cho sư đoàn 2 để đủ 3 trung đoàn trực thuộc.

2.
Trích dẫn
...Để  đi kèm với trận liệt, xin nói qua một  ít về  hỏa lực pháo  binh của lực lượng quân  Quân giải phóng ở mặt trận Hạ Lào. Cộng với tám  trung  đoàn pháo binh riêng biệt, pháo binh ở  đây kể  luôn những  đại  đội/ trung đội súng nặng như  súng cối 60, 82, và  120 ly.  Trong một ý nghĩa thực dụng, những đại đội súng nặng là những  đơn vị  “pháo binh cơ  hữu” của cấp tiểu  đoàn/ trung  đoàn. Một  trung  đoàn quân chủ  lực  Quân giải phóng có  cấp số  từ  60 đến 65 súng cối  60 và  82 ly; và  bốn đến sáu cối 120 ly. Mỗi súng cối có  cấp số đạn 30 đến 40 viên;  đôi khi 60 đến 100 viên, tùy theo mặt trận  đang tham chiến. Lấy BTL B70 với ba Sư Đoàn 308, 304, và 320  làm thí  dụ: Theo tài liệu hậu cần, B70 (ba sư  đoàn cộng lại) có tất cả  104 súng cối 60 ly; 64 cối 82 ly; 30 cối 120 ly; và  30  đại  bác 122 ly. Trong chiến dịch Nam Lào, ba sư  đoàn của B70 tiêu  thụ  gần 10.000 quả  đạn lọai 60 và  82 ly  —  chưa kể  đến  đại bác  tầm xa như  122, 130 và  152 ly. Trong khi  đó,  ở  mặt trận hướng  hướng nam Đường 9, SĐ2BB  Quân giải phóng tiêu thụ 2.762 đạn 60 ly, và 5.598  đạn 82 ly; SĐ324B xài hơn 5.000 quả  82  ly và  gần 1.900  đạn 60 ly [19] ....

Rất mong đợi tác giả hoặc bác altus cung cấp sớm phần chú thích, quả thật có vài điểm hơi bất ngờ và rất mong cùng xác nhận Smiley.

Xin lấy một ví dụ:
Dẫn chứng từ tài liệu tổng kết của Binh chủng pháo binh Việt Nam về trận trung đoàn 141 sư đoàn 2 được hỗ trợ pháo binh của mặt trận quyết tâm tiêu diệt cao điểm 723/ Phu Rệp/ Ph. Rep tại nam đường 9. Vị trí chiến thuật tiên quyết mở màn cho các loạt trận khác của F2 tại cánh nam đường 9 trong chiến dịch đường 9 Nam Lào:

- Phía VNCH:
Trích dẫn
...Trong hai ngày 1 và 2 tháng 3 năm 1971, địch huy động 105 lần chiếc máy bay phản lực, 15 lần chiếc máy bay B52 và nhiều lần chiếc máy bay trực thăng vũ trang liên tục bắn phá vào điểm cao 723 và các khu vực lân cận. Liên tiếp các ngày 3 và 4, địch dùng hơn 500 lần chiếc máy bay lên thẳng đổ một trung đoàn bộ binh, một tiểu đoàn pháo binh, một đại đội công binh cùng bốn khẩu pháo 155mm, bốn khẩu pháo 105mm, ba khẩu cối 81mm xuống điểm cao 723...
Chưa tính các lực lượng trực thăng và pháo binh hỗ trợ khi chiến sự nổ ra nhằm bảo vệ cao điểm.

- Phía QĐ NDVN:
Trích dẫn
...Quyết tâm của sư đoàn là sử dụng Trung đoàn bộ binh 141 được phối thuộc một đại đội pháo 85mm (3 khẩu) tiến hành vây ép và tiêu diệt địch. Ngoài ra để bảo đảm cho trung đoàn hoàn thành nhiệm vụ, sư đoàn điều Tiểu đoàn 3 Trung đoàn bộ binh 48 lên chốt ở Tây Tà Păng, Tiểu đoàn đặc công 10 đánh sở chỉ huy và trận địa pháo địch. Trung đoàn pháo 368 tổ chức cụm pháo binh sư đoàn trực tiếp chi viện cho Trung đoàn bộ binh 141. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến là bao vây, áp sát, đánh sát, diệt gọn; đối với pháo binh là bám sát địch, nắm chắc mục tiêu, đánh phủ đầu kịp thời, đánh liên tục không cho địch khôi phục công sự và chướng ngại vật, bảo đảm cho bộ binh vây ép và tiêu diệt toàn bộ quân địch. Lực lượng pháo binh sử dụng: tám khẩu Đ74, ba khẩu 81mm, hai khẩu cối 160mm, bốn khẩu ĐKB, bốn khẩu cối 120mm, chín khẩu cối 82mm, chín khẩu ĐKZ75mm, tổng số 39 khẩu (13 khẩu pháo xe kéo, 26 khẩu pháo mang vác).

Phân chia lực lượng: Cụm pháo sư đoàn chi viện chung có hai đại đội Đ74 (8 khẩu) và một đại đội ĐKB (4 khẩu). Trên hướng chủ yếu của Trung đoàn bộ binh 141 có một đại đội 85mm (3 khẩu), một đại đội cối 120mm (2 khẩu), hai đại đội cối 82mm (5 khẩu), năm trung đội ĐKZ (5 khẩu); trong quá trình chiến đấu tăng cường hai khẩu cối 120mm, bốn khẩu cối 82mm và bốn khẩu ĐKZ75mm đưa tổng số pháo trên hướng chủ yếu lên 25 khẩu. Đội hình bố trí: đài quan sát trung đoàn pháo binh ở điểm cao 595, tiểu đoàn pháo binh ở điểm cao 550, Đại đội pháo binh 11 và Đại đội pháo binh 13 bên phải điểm cao 550 - một ki-lô-mét. Trận địa các đại đội Đ74 cách điểm cao 723 từ 17 đến 22 ki-lô-mét, pháo 85mm cách 10 đến 12 ki-lô-mét, cối 160mm cách 6,5 mét, trận địa ĐKB, cối 120mm, cối 82mm, ĐKZ bố trí tập trung trên hai mũi của hướng tiến công chủ yếu, khoảng cách đến mục tiêu từ 300 đến 2.500 mét, sở chỉ huy ở điểm cao 595 và điểm cao 521 cạnh sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 2....

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM