Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:00:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Về Tchepone: Hành Quân Lam Sơn 719  (Đọc 63792 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #40 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2014, 07:19:59 am »

Đường về Tchepone: Hành Quân Lam Sơn 719

Chương 6: Hành Quân Lam Sơn 719

Lam Sơn 719/ Giai Đoạn II
Tòa Bạch Ốc tốn nhiều thời giờ chuẩn bị ngoại giao và chánh trị cho Giai Đọan II — giai đọan quân lực VNCH thật sự băng qua biên giới — hơn là lo lắng về chi tiết quân sự của cuộc hành quân. Từ ngày 4 đến 6 tháng 2-1971 (chiều ngày 5-7 ở Việt Nam) Ban Hành Động Đặc Biệt (BHĐĐB) họp nhiều lần để phân công trách nhiệm cho các bộ lo về ngoại giao và chính trị. Một phi lý siêu thực xảy ra khi quân đội VNCH tấn công qua Lào, các quốc gia khác trên thế giới phải được thông báo. Phi lý hơn khi BHĐĐB quyết định Mỹ sẽ thông báo sớm hay chậm cho nước nào, và những giới hạn của HQLS719 ra sao …  cho cả thế giới biết. Chỉ tiếc là trong những buổi họp không có chi tiết nào nói đến chuyện BĐTS hay Hà Nội có thông báo với các đại sứ trên thế giới mỗi chuyến xe xâm nhập vào nam hay không!
   Bộ Ngoại Giao ra lệnh Đại Sứ Bunker lưu ý Tổng Thống Thiệu, đây là cuộc hành quân của VNCH, và Tổng Thống Nixon không có quyết định gì về thời điểm của cuộc hành quân. Bộ Ngoại Giao sẽ thông báo hai tiếng trước giờ hành quân cho các quốc gia như Đức, Trung Cộng, Ấn Độ. … Trong khi Gia Nã Đại và Nhật thì bốn tiếng sau cuộc hành quân. Tại sao? Không hiểu được. Chưa hết, hai tiếng sau khi hành quân khai diễn, quan sát viên VNCH ở Liên Hiệp Quốc phải thông báo và giải thích hành của họ cho Chủ Tịch Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc biết.   Rồi BHĐĐB bàn cãi về chi tiết ai sẽ nói gì … Việt-Mỹ sẽ phát biểu chung hay riêng. … Và Ngoại Trưởng William Rogers sẽ trả lời như thế nào về hành quân đánh qua một quốc gia trung lập. [1]

Trong khi Mỹ đang bàn cãi về lịch sự và lễ nghi ngoại giao, Vận tải cơ C-130 chở Sư Đoàn Nhảy Dù và Lữ Đoàn 258 và 147 TQLC từ phi trường Biên Hòa và Tân Sơn Nhất ra Quảng Trị và Đông Hà, và từ đó đến Khe Sanh bằng phương tiện khác. Từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 2, ngoài lính Dù và TQLC, hai trung đoàn của Sư Đoàn 1 Bộ Binh (SĐ1BB), một tiểu đoàn công binh, bốn tiểu đoàn pháo binh, và những đơn vị cơ hữu phụ thuộc đã tập hợp ở Khe Sanh, chuẩn bị xuất quân. Ngày xuất quân đã được dự định là ngày 5, nhưng hoãn lại đến ngày 6, rồi ngày 7. … Tất cả sự đình trệ đó đến từ Hoa Thịnh Đốn (chần chờ coi phải tuyên bố như thế nào với dư luận trong và ngoài nước); vì thời tiết; và vì MACV chưa nhận lệnh yểm trợ như thế nào từ Nhà Trắng. Hai ngày 5 và 6 mưa; ngày 7 tướng Lãm yêu cầu Không Kỵ Mỹ bay thám thính  lộ trình để chuẩn bị xuất quân. Nhưng tướng Sutherland trả lời là ông không có thẩm quyền vượt qua biên giới trước lính VNCH; hay ông có thể cung cấp hỏa lực yểm trợ trước giờ hành quân. Một tuần trước đó, QĐI xin trực thăng  vận chuyển đổ bộ lên chỏm Núi Co Roc, để trinh sát và dọn đường trước cho Giai Đọan II, nhưng QĐXXIV từ chối vì không có thẩm quyền — và ở btl MACV Đại Tướng Abrams cũng không có thẩm quyền trước Giai Đọan II (8 tháng 2). Sau cùng, 7 giờ sáng ngày 8, một toán tiền sát Nhảy Dù bay trước qua biên giới, rồi những trực thăng trinh sát của Không Kỵ Mỹ bay theo sau. Đây là một sự vô lý cùng cực, vì rạng sáng ngày 8 Không Quân Hoa Kỳ đã thực hiện 11 phi vụ B-52, đánh dọn bãi những mục tiêu quân VNCH sẽ đổ bộ thiết lập căn cứ. Trước đó hai ngày, chiều ngày 6, trong khi TĐ8ND và Thiết Đoàn 1 (TĐ1) đang tập trung ở Lao Bảo để chuẩn bị tiến qua biên giới, một phản lực A-6 của Hải Quân Mỹ, không biết nhận lệnh yểm trợ từ đâu, đánh lầm một quả bom CBU vào bộ chỉ huy tiểu đoàn Dù đang đóng chung với Thiết Kỵ, làm chín chết và 51 bị thương.  [2]Câu hỏi ở đây là, nếu Hải Quân Mỹ đã được quyền yểm trợ, thì tại sau QĐXXXIV lại không có quyền yểm trợ, dù chỉ là trực thăng vận chuyển.
Kế hoạch hành quân từ phía Hoa Kỳ có một cái gì vướng mắc ngay từ những ngày đầu. Đây là một sự ngụy tín rõ ràng từ phía người Mỹ trong kế hoạch HQLS719. Còn nếu đó không phải là một thái độ ngụy tín, thì họ đang lúng túng với sự chuẩn bị “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.” Đến ngày 4 tháng 2 trong buổi họp ở Bạch Ốc, các hội viên trong BHĐĐB vẫn còn đề nghị không nên nhắc đến địa danh Tchepone, thay vào đó bằng tên căn cứ hậu cần 604; không nên dùng dùng tên hành quân Dewey Canyon II, nên xài Lam Sơn 719. … Trong khi đó, trên thông văn của MACV và QĐXXIV, tên LS719 đã được loan báo từ ngày 30 tháng 1. Tương tự, cho đến những ngày cận kề khai diễn LS719, Nixon và ban tham mưu vẫn hỏi tới lui, (a) có cách nào thực hiện LS719 mà không cần trực thăng Mỹ, và (b) Bộ Luật Cooper-Church cấm sự hiện diện của lính Mỹ ở Lào … vậy khi trực thăng Mỹ chở lính VNCH qua đó, nhưng phi hành đoàn không bước xuống đất …  thì có phạm luật hay không! Nhưng nếu cho phép phi công vận chuyển lính VNCH qua biên giới (như đã xảy ra), thì tại sao lại cấm các cố vấn Hoa Kỳ bay qua biên giới để quan sát tình hình và yểm trợ cho đơn vị họ cố vấn? Một cuộc hành quân lớn như LS719 thì không thể dấu được. Nếu không có danh chánh, thì Hoa Kỳ không thể ngôn thuận cho một cuộc hành quân lớn nhất cuộc chiến. Với những ngập ngừng, chập chờn, bảo mật, che dấu đối nội và đối ngoại từ phía Hoa Kỳ, phía VNCH sau cùng mới chánh thức soạn ra lệnh hành quân — bảy ngày sau Hoa Kỳ. Ngày 23 tháng tháng 1 QĐXXIV ban hành lệnh hành quân; ngày 30 tháng 1, QĐI ban lệnh hành quân.
Ngày 5 tháng 2 ở Khe Sanh (bản doanh bộ chỉ huy tiền phương hành quân) Trung tướng Dư Quốc Đống thông báo cho các sĩ quan chỉ huy khái niệm và kế hoạch hành quân.   

Khái Niệm Hành Quân LS719
Đến giai đoạn này, chúng ta có thể nói về quan niệm hành quân một cách chi tiết hơn với lệnh hành quân trong tay.
   LS719 được dự trù có bốn giai đọan. Giai Đọan 1: Một lực lượng hơn 12.000 quân Mỹ sẽ bảo vệ nam bắc hành lang Đường 9 từ Đông Hà đến Lao Bảo; lực lượng này sẽ phụ trách bảo vệ các căn cứ hỏa lực pháo binh, để từ đó pháo binh bắn qua biên giới yểm trợ các đơn vị VNCH. Gia Đọan I bắt đầu rạng sáng 30-1 và hoàn tất ngày 6-2. Thiệt hại: Mỹ có bốn chết, năm bị thương; có ba trực thăng bị bắn rơi; một phi hành đoàn bị mất tích. Giai đoạn cũng là lúc quân VNCH tụ lại gần biên giới để chuẩn bị vượt biên khi được lệnh tiến khai diễn giai đoạn kế.
   Giai Đoạn II: Khai diễn lúc 8 giờ sáng ngày 8 tháng 2 (Ngày N, trong ngôn từ hành quân). Hai tiểu đoàn Thiết Kỵ (thiết đoàn) và một lữ đoàn Nhảy Dù sẽ chiếm Bản Đông, một vị trí nằm trên Đường 9, cách Lao Bảo chừng 18 km và cách mục tiêu chánh Tchepone khoảng 24 km. Sau khi chiếm Bản Đông, thiết lập căn cứ và hệ thống phòng, lực lượng Dù và Thiết Kỵ tiếp tục đánh về Tchepone để bắt tay với một lực lượng Dù sẽ được trực thăng vận đánh chiếm Tchepone (Căn Cứ 604) cùng lúc. Tại Tchepone lực lượng đánh chiếm sẽ lập một căn cứ lớn, và tái thiết phi trường Tchepone để nhận yểm trợ và bổ sung.
   Giai Đoạn III: Với một căn cứ và phi trường có “vòng cung phòng thủ 360 độ” — nói theo lời thuyết trình của Đô Đốc Moorer ở Nhà Trắng — quân tiến chiếm sẽ bung ra lục soát và phá hủy căn cứ hậu cần của BĐTS.  [3[Quân Dù phụ trách hướng bắc; SĐ1BB phụ trách hướng nam.           
   Giai Đọan IV: Giai Đoạn IV là giai đọan rút quân. Tùy theo Giai Đoạn III phát triển ra sao, sai khi phá hủy những gì có thể tìm thấy, quân VNCH sẽ rút về biên giới. Quân Dù sẽ rút quân về lại biên giới theo đường đi vào (Đường 9), trong khi SĐ1BB  rút quân theo hướng đông nam. Trên đường về SĐ1BB sẽ “ghé qua” căn cứ tiếp liệu 611 để lục soát và phá hủy. Trong chi tiết hành quân không ghi, nhưng theo Kế Hoạch 1971AB của năm 1971, thì một lực lượng VNCH-Mỹ sẽ hành quân về hướng đó để bắt tay toán quân trên đường về.  [4]Giai Đoạn IV có thể kéo dài ít nhất đến đầu mùa mưa ở tây Trường Sơn.
Vùng hành quân được giới hạn 15 km bắc và 15 km nam Đường 9; và Tchepone là giới hạn của hướng tây. Diện tích vùng hành quân khoảng 1.800 km vuông.
   Để bảo vệ trục tiến quân, hai tiểu đoàn BĐQ sẽ bảo vệ mặt đông bắc; ba tiểu đoàn dù, cũng ở hướng tây bắc, bắc và đông bắc, nhưng gần Bản Đông hơn. Trong khi đó, ở nam trục tiến quân, bên kia Sông Xe Pone, năm căn cứ hoả lực do SĐ1BB trấn giữ, sẽ trách nhiệm bảo vệ mặt tây nam. Đó là khái niệm hành quân tổng quát từ MACV và VNCH. Nhưng khi so sánh khái niệm tổng quát và chi tiết lệnh hành quân của Sư Đoàn Nhảy Dù (SĐND), chúng ta thấy Giai Đọan II và III của hành quân có nhiều lạc quan và tham vọng hơn — ít ra là từ quan điểm của SĐND.
Lệnh Hành Quân LS719/Đại Bàng 2-1971 của SĐND chỉ thị sau khi chiếm Bản Đông quân dù sẽ lập một căn cứ hỏa lực  giữa đọan đường từ Bản Đông về  Tchepone (12 km). Trên bản đồ Nhảy Dù, đó là Căn Cứ Hoả Lực 11 (CC11). Từ CC11, họ sẽ đổ bộ về hướng bắc để thiết lập thêm hai CC13 và CC14. Ý định của hành quân là CC14 sẽ nằm trên đầu Đường 913 dẫn về Tchepone. Từ CC11 về CC14 khoảng 15 km; từ CC14 về Tchepone cũng bằng khoảng cách đó. Ở Giai Đoạn III LS719, lệnh hành quân của SĐND chỉ thị: Sau khi vòng cung phòng thủ Tchepone được Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù (LĐ2ND) đổ bộ chiếm và thành lập, Nhảy Dù sẽ lập thêm hai căn cứ 21 và 22 trên Đường 9 và 91 để chận phía nam và tây bắc hai con đường đi về Tchepone. Theo lệnh hành quân trên, đến Giai Đoạn III LS719, SĐND sẽ có và phải bảo vệ 10 căn cứ: Bản Đông, Tchepone, CC30, 31, 32, 11, 13, 14, 21 và 22. Ban hành quân SĐND lạc quan ở điểm, họ chỉ có chín tiểu đoàn cho 10 căn cứ.  [5]Trong lệnh hành quân, Giai Đọan IV LS719 sẽ được thông báo sau (tùy thuộc vào kết quả giai đọan trước).
Trận liệt VNCH lúc bắt đầu cuộc hành quân: Hai tiểu đoàn 39 và 21 của Liên Đoàn 1 BĐQ; hai thiết đoàn 11 và 17 của Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ (LĐ1TK); năm tiểu đoàn Dù 1, 8, 9, 2 và 3 của Lữ Đoàn 1 và 3 của SĐND; sáu tiểu đoàn của Trung Đoàn 1 và 2 của SĐ1BB; 10 pháo đội tại mặt trận (hai tiểu đoàn cộng); một tiểu đoàn công binh; và một số đại đội cơ hữu của các bộ chỉ huy/ bộ tư lệnh. Quân VNCH có 17 ngàn quân tại vùng tác chiến từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc Giai Đoạn III LS719.

Ước Lượng Tình Báo
Ước lượng tình báo của MACV về trận liệt của đối phương hoàn toàn sai khi MACV và QĐXXIV sọan thảo HQLS719. Về đường tiếp liệu: Đường 9 không còn khả năng xử dụng xe chở nặng, và an ninh thì không thể bảo đảm được: Chiều ngày 7, đặc công của B-5 bắn cháy sáu xe tanker 49.000 gallons (196.000 lít) xăng khi đoàn xe trên đường  từ Đông Hà về Khe Sanh. Đoạn đường từ Lao Bảo về Bản Đông hư và nguy hiểm nhiều hơn trên thực tế: Những hố bom sâu bốn đến sáu thước cắt con đường ra từng đọan.  [6]Ước lượng sai lầm này sẽ làm vấn đề tiếp xăng và nước bằng đường bộ khó khăn, nếu không nói là không được. Như vậy phải xài trực thăng vận chuyển hai nhu yếu phẩm trên. Vấn đề khó khăn về tiếp liệu được tiên liệu từ năm 1967, như qua kế hoạch hành quân El Paso. Trong HQLS719 tiếp liệu chở đến Đà Nẵng. Từ Đà Nẵng, xe, tàu, và phi cơ chở đọan cuối đến phi trường Đông Hà và Khe Sanh. Từ Khe Sanh đến Bản Đông, ước lượng nói xe vận tải đi đường bộ được. Thực tế là đi được, nhưng tiếp liệu sẽ không đến đúng lúc như yêu cầu. Phi trường Khe Sanh đến ngày N +15 mới nhận được vận tải cơ C-130. QĐXXIV không biết đường bị hỏng cho đến khi Giai Đoạn II LS719.
MACV ước lượng QĐND ở vùng hành quân có chừng 220 đến 250 súng phòng không. MACV lấy ước lượng này từ không quân. Trên thực tế, vùng tác chiến có từ 625 đến 660 súng phòng không từ 12.7 ly đến 85 ly. MACV ước lượng ngày N (30 tháng 1) địch có bảy trung đoàn chủ lực và bốn binh trạm sẳn sàng tác chiến; và địch cần 14 ngày (ngày N +14/ 14 tháng 2) để tiếp viện quân từ bắc vĩ tuyến xuống chiến trường. Ước lượng không sai nhiều, nhưng quân tiếp viện đến từ hướng nam nhiều hơn hướng bắc. Những sư đoàn có quân hiện diện trong vùng hành quân là các Sư Đoàn 2, 304, 320, 324B. Hai trung đoàn của Sư Đoàn 308 đến ngày N +10 mới đến phía tây căn cứ Phú Lộc của LĐ1BĐQ. Trung Đoàn 36/308 còn lại, đến ngày 6 tháng 2 mới rời Hà Tỉnh vào chiến trường. [7]
Bảy trung đoàn tác chiến, cộng bốn binh trạm. Một lực lượng tương đương 11 trung đoàn QĐND đang chờ đoàn quân VNCH tấn công. Tuy nhiên ước lượng trận liệt này hơi “khiêm nhường.” Bốn Binh Trạm MACV liệt kê là 9, 27, 33, và 34. Nhưng đó chỉ là những binh trạm MACV nhe lén được thông tin. Những Binh Trạm  khác nằm ngay trong vùng hành quân như 12, 18, 42, không thấy kể vào trận liệt. Theo quân sử  QĐND, trong cao điểm của LS719 QĐND có mặt ở chiến trường là: năm Sư Đoàn Bộ Binh 308, 304, 320, 324B, và 2; hai Trung Đoàn độc lập 27 và 278; tám trung đoàn pháo binh; ba trung đoàn xe tăng; sáu trung đoàn phòng không, tám tiểu đoàn đặc công; và một số đơn vị hậu cần, vận tải. Tài liệu của BTMLQ viết, một vài nơi ở mặt trận QĐND có quân số đông gấp ba lần VNCH.[8]

Cước Chú:
[1]  FRUS, sđd, Documents 121-122. Ngày 6 tháng 2, Nixon muốn Tổng Thống Pháp, Pompidou, được thông báo nếu Pompidou hứa giữ bí mật. (FRUS: Foreign Relations of the United States.     
[2]  Số thiệt hại của vụ đánh bom lầm chiều ngày 6 tháng 2 ở Lao Bảo khác nhau tùy theo báo cáo. Đô Đốc Moorer nói với Tòa Bạch Ốc chỉ có sáu tử thương trong vụ chiếc A-6 dội bom lầm; báo cáo từ sĩ quan cố vấn Thiết Đoàn 11 cho con số chín tử thương, 51 bị thương, trong số đó bên Thiết Kỵ có năm chết, 14 bị thương. Nguyễn Duy Hinh trong Opearation Lam Son 719 ghi nhận sáu chết và 51 bị thương. Đọc FRUS, sđd, Document 123; Thiếu Tá William Aiken, Cố Vấn Trưởng Thiết Đoàn 11 VNCH, After Action Report, April 20-1971, “11th Armored Cavalry Squadron In Laos;” Nguồn tin phản lực cơ A-6 của Hải Quân, đọc The U.S. Marines in Vietnam: The War That Would Not End, 1970-1971; Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 61; David Fulghum & Terence Mailand, South Vietnam on Trial, tr. 73.
[3]  Đôc Đốc Moorer thuyết trình ngày 26 tháng 1-1971. FRUS, tr 306.
[4]  Như đã viết ở trên, để đánh lừa địch, nhiều mục tiêu được đổi tên để ngụy hóa trên văn thư và tryền tin. A Shau là Tchepone (604) ; A Luoi là Bản Đông; A Ro là Căn Cứ 611; Cửa Tùng, Cửa Việt, Bạch Mai, Gia Lâm là những căn cứ nằm dọc trên Đường 914 chạy về Kontum, Dakto. Đọc Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 13-17, 94-95. Tất cả ngụy danh của LS719 liên hệ đến những địa danh mà TQLC Mỹ đã đánh qua vùng A Shau, Da Krong vào năm 1969 trong cuộc hành quân Dewey Canyon. Kế Hoạch có tên AB sau đuôi là kế hoạch hành quân hỗn hợp VNCH-Đồng Minh hàng năm do BTTM và MACV soạn.     
[5]  Đường 9 qua khỏi Tchepone thì quẹo trái về hướng nam; ngã ba đường nối tiếp về hướng tây bắc là Đường 91. Nhìn vào bản đồ hành quân, CC30 giữa đường từ biên giới đến Bản Đông; CC31 chận Đường 92 ở hướng bắc Bản Đông; CC32 nằm giữa đường Bản Đông về Tchepone ở hướng bắc; CC11 nằm trên Đường 9, giữa Bản Đông về Tchepone; CC14 chận Đường 913 bắc Tchepone; CC21 và CC22 chận Đường 9 từ nam lên và Đường 21 từ tây bắc xuống. Sông Xe Pone khi chảy qua phố Tchepone, quẹo trái và chảy xuôi nam như Đường 9. Như ghi trên bản đồ hành, trách nhiệm của SĐND nằm phía bắc bờ sông; SĐ1BB phía nam. Phi trường Tchepone phải được tái thiết và bảo vệ nằm trong vùng trách nhiệm của SĐ1BB, nhưng do SĐND bảo vệ.     
[6]  Đô Đốc Moorer và Đại Tướng Abrams báo cáo đọan đường Lao Bảo về Bản Đông “xấu hơn dự trù.”; ngày 13 tháng 2 tướng Sutherland báo cáo về MACV “đường bị hỏng đôi khi sâu 20 bộ (6.6 mét). FRUS, sđd, Docements 127 và 129; Sorley, The Abrams Tapes, tr. 532.
[7]  Nguyễn Hữu An, Chiến Trường Mới, tr. 108-109.
[8]  Merle L. Pribbenow trong Victory in Vietnam: Official History of The People’s Army of Vietnam, 1945-1975, tr. 274; The Joint Chiefs of Staff and the War in Vietnam, 1945-1975, tr. 43.   

 
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #41 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2014, 04:25:12 pm »


Ước Lượng Tình Báo

MACV ước lượng QĐND ở vùng hành quân có chừng 220 đến 250 súng phòng không. MACV lấy ước lượng này từ không quân. Trên thực tế, vùng tác chiến có từ 625 đến 660 súng phòng không từ 12.7 ly đến 85 ly. MACV ước lượng ngày N (30 tháng 1) địch có bảy trung đoàn chủ lực và bốn binh trạm sẳn sàng tác chiến; và địch cần 14 ngày (ngày N +14/ 14 tháng 2) để tiếp viện quân từ bắc vĩ tuyến xuống chiến trường. Ước lượng không sai nhiều, nhưng quân tiếp viện đến từ hướng nam nhiều hơn hướng bắc. Những sư đoàn có quân hiện diện trong vùng hành quân là các Sư Đoàn 2, 304, 320, 324B. Hai trung đoàn của Sư Đoàn 308 đến ngày N +10 mới đến phía tây căn cứ Phú Lộc của LĐ1BĐQ. Trung Đoàn 36/308 còn lại, đến ngày 6 tháng 2 mới rời Hà Tỉnh vào chiến trường. [7]
Bảy trung đoàn tác chiến, cộng bốn binh trạm. Một lực lượng tương đương 11 trung đoàn QĐND đang chờ đoàn quân VNCH tấn công. Tuy nhiên ước lượng trận liệt này hơi “khiêm nhường.” Bốn Binh Trạm MACV liệt kê là 9, 27, 33, và 34. Nhưng đó chỉ là những binh trạm MACV nhe lén được thông tin. Những Binh Trạm  khác nằm ngay trong vùng hành quân như 12, 18, 42, không thấy kể vào trận liệt. Theo quân sử  QĐND, trong cao điểm của LS719 QĐND có mặt ở chiến trường là: năm Sư Đoàn Bộ Binh 308, 304, 320, 324B, và 2; hai Trung Đoàn độc lập 27 và 278; tám trung đoàn pháo binh; ba trung đoàn xe tăng; sáu trung đoàn phòng không, tám tiểu đoàn đặc công; và một số đơn vị hậu cần, vận tải. Tài liệu của BTMLQ viết, một vài nơi ở mặt trận QĐND có quân số đông gấp ba lần VNCH.[8]...

...[8]  Merle L. Pribbenow trong Victory in Vietnam: Official History of The People’s Army of Vietnam, 1945-1975, tr. 274; The Joint Chiefs of Staff and the War in Vietnam, 1945-1975, tr. 43....

Tiên sinh nkp có thể nêu rõ tác giả đã chỉ cụ thể ở những đâu không nhỉ.
Ngoài ra, đề nghị đính chính là F2 (thiếu), F320A (thiếu), F304 chỉ có E24 trực tiếp tham gia chiến dịch đường 9 Nam Lào; còn lại là dự bị cả. F324 hành quân ra nam đường 9 quân số cũng không nhiều đâu bác, bị rơi rụng nhiều trong quá trình 1970 phía tây Sông Bồ rồi ạ,  Wink.
Logged

nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #42 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2014, 09:04:05 pm »

Theo quân sử  QĐND, trong cao điểm của LS719 QĐND có mặt ở chiến trường là: năm Sư Đoàn Bộ Binh 308, 304, 320, 324B, và 2; hai Trung Đoàn độc lập 27 và 278; tám trung đoàn pháo binh; ba trung đoàn xe tăng; sáu trung đoàn phòng không, tám tiểu đoàn đặc công; và một số đơn vị hậu cần, vận tải. Tài liệu của BTMLQ viết, một vài nơi ở mặt trận QĐND có quân số đông gấp ba lần VNCH.[8]...
[8]  Merle L. Pribbenow trong Victory in Vietnam: Official History of The People’s Army of Vietnam, 1945-1975, tr. 274; The Joint Chiefs of Staff and the War in Vietnam, 1945-1975, tr. 43....
Tiên sinh nkp có thể nêu rõ tác giả đã chỉ cụ thể ở những đâu không nhỉ.
Ngoài ra, đề nghị đính chính là F2 (thiếu), F320A (thiếu), F304 chỉ có E24 trực tiếp tham gia chiến dịch đường 9 Nam Lào; còn lại là dự bị cả. F324 hành quân ra nam đường 9 quân số cũng không nhiều đâu bác, bị rơi rụng nhiều trong quá trình 1970 phía tây Sông Bồ rồi ạ,  Wink.
1. Tôi chỉ có thể trích những gì có thể tìm được trong sử liệu. Tài liệu của Ban Tham Mưu Liên Quân đến từ sách: The Joint Chiefs of Staff and the War in Vietnam, 1945-1975.  Theo tôi, đây là một trong "tứ thư" quan trọng của người Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam (ba bộ sách còn lại là
The Pentagon Papers (Tài Liệu Ngũ Giác Đài/trọn bộ 7.000 trang); Foreign Relations of the United States: Vietnam (Liên hệ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Việt Nam/ 12 cuốn); và, CIA: Estimative Products on Vietnam, 1948-1971 (CIA: Ước Lượng Tình Báo về Việt Nam/ 1.000 trang). Sách của Ban Tham Mưu Liên Quân trích theo tác giả Pribbenow, và tác giả Pribbenow dịch từ Lịch Sử Quân Đội, Tập II: Thời Kỳ Trưởng Thành của QĐND trong Thời Kỳ Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước (1954-1975).
2. Đề nghị của Quangcan rất hữu lý ("Ngoài ra, đề nghị đính chính là F2 (thiếu), F320A (thiếu), F304 chỉ có E24 trực tiếp tham gia chiến dịch đường 9 Nam Lào; còn lại là dự bị cả ..."). Nhưng tôi không thể làm gì hơn, vì nguồn đến từ sách đã trích. Như bạn đã thấy, trận liệt như đã ghi có thể là trận liệt sau cùng của chiến dịch, chứ không thể vào những ngày đầu. 
3. Theo tôi, một trường hợp điển hình về quân phòng thủ (QĐND) đông gấp 3 lần quân tấn công (VNCH) là ở căn cứ Biệt Động Quân bắc (Ranger North) của tiểu đoàn 39 BĐQ: Tiểu đoàn này đóng ngay vùng tác chiến của hai trung đoàn 102 và 88/ F308 (đọc Nguyễn Hữu An, Chiến Trường Mới, tr. 109). Theo báo cáo của BTTM VNCH, tiểu đoàn 39 BĐQ có không hơn 700 tay súng.
Vài ghi chú để giải thích, hy vọng làm sáng tỏ được phần nào.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #43 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2014, 01:20:50 pm »

Giúp tiên sinh nkp đưa 03 ảnh lên diễn đàn. Bác nào rảnh, hiểu kỹ thuật thì hướng dẫn giùm tiên sinh nkp cách để ảnh dưới bài viết nhằm minh họa cho dễ. Em bận quá,  Grin. Xin cảm ơn.

Bản tổng kết HQLS719 từ 8 tháng 2 đến 27 tháng 3-1971. Theo bản tổng kết số quân tham chiến lúc bắt đầu hành quân là 30.764 quân. Nhưng toán cộng ở đây chỉ cho 27.836 quân. Số quân thật sự tác chiến ở mặt trận không hơn 18.000 quân. Nguyễn Duy Hinh trong Operation Lam Sơn 719 viết, trong 42 tiểu đoàn tham chiến, chỉ có 34 tiểu đoàn thật sự tác chiến.

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2014, 01:28:33 pm gửi bởi quangcan » Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #44 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2014, 01:29:26 pm »

(tiếp theo)

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2014, 02:29:05 pm gửi bởi quangcan » Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #45 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2014, 01:30:05 pm »

(tiếp theo)

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #46 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2014, 03:24:03 pm »

Có một sử liệu khá khách quan vì nó thuộc phần nghiệp vụ chuyên môn, ít dính đến mảng chính trị và tuyên huấn nên tôi nghĩ có thể minh chứng. Theo tài liệu quân y QĐND Việt Nam:

Trích dẫn
.....Toàn bộ lực lượng mặt trận 702 tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào là 3 sư đoàn, 6 trung đoàn, 2 tiểu đoàn bộ binh; 7 tiểu đoàn đặc công; 4 trung đoàn, 2 tiểu oàn, 1 đại đội pháo binh; 1 tiểu đoàn và 5 đại đội xe tăng; 2 trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo cao xạ; 1 đại đội và 2 trung đội hóa học; 1 tiểu đoàn và 2 đại đội trinh sát; 2 tiểu đoàn thông tin; 2 trung đoàn và 2 tiểu đoàn công binh với tổng quân số 58.971 người và 3.494 dân công. Phân chia cho các hướng như sau: hướng B70 có quân số 29.045; hướng B5: 15.373; hướng sư đoàn 324: 7.867; hướng F2/ sư đoàn 2: 10.000.....

.....Toàn chiến dịch có 6.174 thương binh chiếm 10% quân  số tham chiến; tử vong 2.165 chiếm 25,8% tổng  số thương vong. Cụ thể: B5 có 300 thương binh = 4,5% quân số, 127 tử vong; B70 có 3.431 thương binh = 13,2% quân số, 1.345 tử vong; hướng 559 có 1.412 thương binh = 10,4% quân số, 354 tử vong; hướng các sư đoàn có 1.031 thương binh = 8% quân số, 324 tử vong.....

Có chi tiết hơn nữa về các trung - sư đoàn và tỷ lệ loại bị thương, .....

Vẫn theo tài liệu này thì phía VNCH được tổng hợp như sau:
Logged

nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #47 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2014, 10:26:12 pm »

Giúp tiên sinh nkp đưa 03 ảnh lên diễn đàn. Bác nào rảnh, hiểu kỹ thuật thì hướng dẫn giùm tiên sinh nkp cách để ảnh dưới bài viết nhằm minh họa cho dễ. Em bận quá,  Grin. Xin cảm ơn.

Cảm ơn mister Quangcan đã đăng hình tài liệu dùm. Tôi vẫn chưa học  được
cách đưa hình lên VMH.

Xin ghi thêm vài lời, giải thích về hai tài liệu còn lại:
1. Tóm gọn ý điện tín của Đại Tướng Abrams trả lời Trung Tướng Sutherland, tư lệnh Quân Đoàn XXIV:  (1) Thẩm quyền không lực hiện tại của QĐ XXXIV không cho phép quân đoàn yểm trợ trực thăng chở quân VNCH chiếm Co Roc trước để chuẩn bị cho cuộc hành quân. (2) Đang có một trung đội lực lượng đặc biệt hiện diện ở Co Roc. Nếu hoạt động của địch vẫn không thay đổi, thì trung đội này có đủ khả năng kiểm soát được địa hình ở đó. (Prairie Fire là mật danh của các toán lực lượng đặc biệt của MACV -- MACV-SOG). Ngày ghi trên điện tín trả lời phải là 1 tháng 2, thay vì 1 tháng 1 như đánh máy lầm. Vì thư trả lời "Trả lời cho điện văn ngày 31 tháng 1."
2. Bản đồ hành quân của sư đoàn Nhẩy Dù cho thấy sự lạc quan của các sĩ quan sọan thảo hành quân: Sư Đoàn ND sẽ bảo vệ 10 căn cứ hoả lực, hay cao điểm dùng cho trực thăng vận, sau khi chiếm được Tchepone. Nhưng thực tế chiến trường cho thấy tiểu đoàn 6 Nhảy Dù không chiếm được cao điểm để thành lập căn cứ 32 (theo bản đồ hành quân). Tiểu Đoàn 6 đổ bộ ngay vào vùng tác xạ của binh đoàn B70; và phải di tản vì thiệt hại quá nặng. Sự lạc quan của ban sọan thảo hành quân là: ngay thời gian đó, quân Dù phải tiếp tục thiết lập thêm ba (3) căn cứ 11, 13, 14. Nhưng tìm đâu ra quân để chiếm và giữ ba căn cứ theo quân lệnh? Lữ Đoàn 3 với ba tiểu đoàn 2, 3 (và 6) đang giữ căn cứ 30 và 31; LĐ 1 với ba tiểu đoàn 1, 8, 9 đang trấn thủ căn cứ chánh ở Bản Đông. Lữ đoàn này có nhiệm vụ tung quân ra, thiết lập CC 11, 13 và 14. Nhưng vì một lý do gì đó, lực lượng đặc nhiệm hổn hợp Dù-Thiết Kỵ nầy không bao giờ đi xa hơn 5km tây Bản Đông.               
Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #48 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2014, 03:59:12 am »

Có một sử liệu khá khách quan vì nó thuộc phần nghiệp vụ chuyên môn, ít dính đến mảng chính trị và tuyên huấn nên tôi nghĩ có thể minh chứng. Theo tài liệu quân y QĐND Việt Nam:

Trích dẫn
.....Toàn bộ lực lượng mặt trận 702 tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào là 3 sư đoàn, 6 trung đoàn, 2 tiểu đoàn bộ binh; 7 tiểu đoàn đặc công; 4 trung đoàn, 2 tiểu oàn, 1 đại đội pháo binh; 1 tiểu đoàn và 5 đại đội xe tăng; 2 trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo cao xạ; 1 đại đội và 2 trung đội hóa học; 1 tiểu đoàn và 2 đại đội trinh sát; 2 tiểu đoàn thông tin; 2 trung đoàn và 2 tiểu đoàn công binh với tổng quân số 58.971 người và 3.494 dân công. Phân chia cho các hướng như sau: hướng B70 có quân số 29.045; hướng B5: 15.373; hướng sư đoàn 324: 7.867; hướng F2/ sư đoàn 2: 10.000.....

.....Toàn chiến dịch có 6.174 thương binh chiếm 10% quân  số tham chiến; tử vong 2.165 chiếm 25,8% tổng  số thương vong. Cụ thể: B5 có 300 thương binh = 4,5% quân số, 127 tử vong; B70 có 3.431 thương binh = 13,2% quân số, 1.345 tử vong; hướng 559 có 1.412 thương binh = 10,4% quân số, 354 tử vong; hướng các sư đoàn có 1.031 thương binh = 8% quân số, 324 tử vong.....

Thấy Quangcan đăng tải về trận liệt của Mặt Trận 702, vì không rành về cơ cấu trận liệt QĐND tôi có câu hỏi sau đây:
Trong những tài liệu về Hậu Cần (trong đó có Quân Y), bốn lực lực tham gia chiến dịch Đường 9-Nam Lào được liệt kê riêng rẽ (như số liệu nhận từ hậu cần; số thương vong; số đạn tiêu thụ ...). Tổng Cục Hậu Cần liệt kê  riêng rẽ theo từng lực lượng: Binh Đoàn 70; B-5; B-4; và Binh Đoàn Trường Sơn 559.  Trên thực tế MT 702 của Đại Tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy chiến lược/ chiến thuật tất cả các đơn vị tham dự chiến dịch Đường 9-Nam Lào. Nhưng không hiểu tại sao BTL Tổng Cục Hậu Cần chỉ kể đến các đơn vị của B70 (có thể tôi chưa được dịp đọc được tài liệu mới nói về tổ chức hậu cần trong chiến dịch Đưòng 9-Nam Lào). Vùng trách nhiệm của B-5, theo tin tình báo VNCH và MACV có được, là 15km bắc , và 15 km nam Sông Bến Hải. Như vậy, B-5 và B-4 nằm trong hệ thống quân giai ra sao đối với Binh Đoàn Trường Sơn, với B70/ Mặt Trận 702?


Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #49 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2014, 03:13:02 pm »

Trích dẫn
...Ngay sau khi địch mở cuộc hành quân “Lam Sơn 719", Bộ Chính trị đã họp quyết định mở chiến dịch tiêu diệt lớn quân địch ở khu vực Đường 9 - Nam Lào và chỉ thị cho Quân ủy Trung ương: Nhất thiết phải đánh thắng trận này dù có phải động viên sức người, sức của và hy sinh như thế nào vì đây là một trong những trận có ý nghĩa quyết định về chiến lược".
Ngày 6 tháng 2 Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 (mật danh là Mặt trận 702) được thành lập. Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Phó tổng tham mưu trưởng và Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị được cử làm tư lệnh và chính ủy Mặt trận. Đại tá Cao Văn Khánh làm tư lệnh phó, đại tá Phạm Hồng Sơn làm phó tư lệnh tham mưu trưởng, đại tá Hoàng Phương làm phó chính ủy. Nhiều cán bộ phụ trách các tổng cục, các quân chủng, binh chủng được tăng cường cho cơ quan Mặt trận. Đây là cơ quan chỉ huy mạnh có đủ quyền hạn và khả năng chỉ huy tất cả các lực lượng tham gia chiến dịch và tổ chức hiệp đồng với các chiến trường có liên quan: Quân khu 4, các bộ tư lệnh B4, Đường 9 - Bắc Quảng Trị, Đoàn 559 và lực lượng vũ trang của bạn ở Nam Lào. Thượng tướng Văn Tiến Dũng, ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy trung ương, Tổng tham mưu trưởng được cử làm đại diện của Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh liên tục chỉ đạo Mặt trận này....
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM