Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 02:08:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Về Tchepone: Hành Quân Lam Sơn 719  (Đọc 63757 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #30 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 03:44:45 pm »



Trích dẫn
Kết thúc hội nghị, tôi cùng Cục trường xăng dầu Tổng cục Hậu cần Phan Tử Quang và anh Mai Trọng Phước, người được giao trực tiếp chỉ đạo thi công, xuống kiểm tra việc lắp đặt tuyến đường ống xăng dầu. Lúc này, tuyến đường ống K200 từ Ra Mai đã được kéo dài vào khu vực K5, điểm mút chót ở giữa một cánh rừng già, khá bằng phẳng, phía nam Bản Cọ (bắc đường 9 - khu vực Sê Pôn)....Ngày 22 tháng 12 năm 1969, đúng vào dịp kỷ niệm tròn một phần tư thế kỷ ngày thành lập Quân đội, lễ khánh thành tuyến đường ống xăng dầu K200 - Bản Cọ được tổ chức tại K5.
      Trong thời khắc rất đỗi thiêng liêng này, trước đông đảo cán bộ, chiến sĩ, tôi xúc động nói:
      - Hôm nay chúng ta đang chứng kiến một sự kiện có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Đoàn 559 đưa vào vận hành đoạn đầu tuyến đường ống dẫn xăng dầu chiến lược nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Với sự kiện này, bộ đội Trường Sơn có thêm một phương thức vận tải xăng dầu mới, hiện đại, một binh chủng mới. Từ nay, chúng ta cơ bản khắc phục được tổn thất lớn về xăng dầu do phải sử dụng ô tô chuyển bằng phuy, hoặc xi-téc. Đây là một bước ngoặt quyết định, bảo đảm vận tải hàng hoá và cơ động binh chủng kỹ thuật quy mô lớn.
      Thay mặt Bộ Tư lệnh 559, tôi bày tỏ lòng cảm ơn đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - "Tổng công trình sư" tuyến đường ống xăng dầu Trường Sơn; cảm ơn những người lính đường ống, công binh, thanh niên xung phong, các binh trạm… đã đổi không ít sức lực máu xương để có được tuyến đường ống mang theo "dòng nước ấm thần kỳ" đáp ứng yêu cầu đánh to, thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường.
      Sau buổi lễ trang nghiêm, xúc động, mọi người tận mắt chứng kiến một công trình đặc biệt, bốn vòi cùng lúc tiếp xăng cho một tiểu đoàn xe chỉ mất một giờ rưỡi; nếu cấp phát qua phuy hoặc xi- téc như trước đây phải mất hơn ba giờ.
      Tôi như thấy qua dòng xăng tuôn chảy, bóng dáng hàng trăm chiến sĩ đang vượt núi, băng sông gùỉ cõng những ba lô xăng, can xăng năm nào!
      Chỉ những người trong cuộc, hoặc chứng kiến những tháng ngày đắng cay, cơ cực, khi mà một giọt xăng vào tới chiến trường được đổi bằng cả bát mồ hôi, thậm chí bằng máu, mới ý thức được tầm thế lớn lao của sự kiện đưa đường ống xăng dầu Trường Sơn vào vận hành.
      Dòng xăng dầu theo tuyến ống vào tới Sê Pôn cung cấp trực tiếp cho Binh trạm 32 và một số binh trạm khác là một sự kiện lớn,...

nguồn: Đường Xuyên Trường Sơn - Đồng Sỹ Nguyên.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #31 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 03:45:28 pm »

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #32 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 03:45:50 pm »

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #33 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 03:46:13 pm »

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #34 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 04:01:57 pm »

Trích dẫn
...Trong thời gian khó khăn 1969-1970, dù đã bới đi 50 ngàn cán bộ và quân bộ binh ở B-3, và trên vùng hoạt động của Binh Đoàn Trường Sơn (BĐTS), nhưng con đường vận tải chiến lược HCM vẫn phải được họat động; chi viện phải tiếp tục. Giữ được khí thế phản công trong chiến thuật "chia đều binh ra" nầy, gây một ảnh hưởng mạnh đối vơi đối phương. [trong một bưổi thuyết trình ở bộ lư lệnh MACV, ngưòi tướng chi huy trưởng phòng 2 lưu ý cử tọa như sau về lực lượng của QĐND/QGP "Phải nhớ, chúng ta đang đối diện với bảy chiến trường: Thượng Lào; Đường vận tải chiến lược HCM; chiến trường Cam Bốt; B-2; Quân Khu 5 [B-1]; B-5; và Trị-Thiên-Huế." [Nguồn: the Abrams Tapes; về thời gian và quân số giảm đi ở B-3/ Trường Sơn, đến từ sách của các tướng Đặng Vũ Hiệp/ Đồng Sĩ Nguyên/ Nguyễn Đức Huy].

Tôi hơi ưu tư về việc dẫn nguồn của tiên sinh nkp về sách/ hồi ký của tướng Nguyễn Đức Huy.
Theo tôi được biết khoảng thời gian 1970, Ông Nguyễn Đức Huy giữ chức vụ Trung đoàn phó Trung đoàn bộ binh 9 sư đoàn 304. Trong lúc hành quân vào chiến trường chuẩn bị cho chiến đường 9 Nam Lào thì ông bị lên cơn sốt rét ác tính, đi tiểu ra máu; ngay lập tức ông phải vào Viện 41 Quảng Bình, rồi Viện quân y 108, Hà Nội và nằm lại đó 3 tháng,  Grin.

Thông tin từ thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, tôi sẽ xem lại sớm,  Grin.

p/s: nếu qua ngàytiên sinh nkp sửa bài và cập nhật thông tin mới cho bài viết là một điều hết sức đáng quý, trân trọng vì đã cân nhắc từng câu chữ để quá trình trao đổi diễn ra thuận lợi hơn - tuy nhiên, xin vui lòng cho tôi biết để đọc lại và cùng xem xét. Xin cảm ơn.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Bảy, 2014, 04:13:58 pm gửi bởi quangcan » Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #35 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 04:55:00 pm »

CHƯƠNG 5: Từ Cam Bốt Đến Hạ Lào.
....LS719 Nhìn Từ Hà Nội      
Hà Nội đã biết gì về kế hoạch LS719? Sau cuộc hành quân hơn 40 năm, chúng ta vẫn không có tài liệu nào chứng minh Hà Nội biết, hay có tin tức trước về LS719. Vài quyển sách gần đây viết về các điệp viên QĐND/QGP đã biết trước cuộc hành quân qua Hạ Lào. Tuy nhiên với tất cả những gì đã được viết và nói, chúng ta có thể khẳn định Hà Nội không biết chắc chắn  về kế hoạch HQLS719 — căn cứ vào những tài liệu đến từ QĐND/QGP. [7]
Một điều chúng ta có thể xác định chắc chắn là QĐND/QGP đã tiên đoán đúng kế hoạch quân sự của VNCH và Hoa Kỳ. Căn cứ vào một chuỗi sự kiện về quân sự và chính trị xảy ra từ đầu năm 1970 cho đến cuối năm đó, QĐND/QGP tiên liệu được kế hoạch lớn, nếu không nói là táo bạo của Mỹ và VNCH. Trong một lần nói chuyện với ký giả tây phương ở Hà Nội cuối năm 1970, cựu Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói Tổng Thống Nixon có khuynh hướng làm những việc táo bạo … nên chánh phủ QĐND/QGP phải dự liệu những viễn tượng bất ngờ và táo bạo nhất của Mỹ. Khi nói “táo bạo,” Ngoại Trưởng Thạch muốn nói đến chuyện LLĐB Mỹ đột kích vào Binh Trạm 37 ở Bản Bạc; và vụ đột kích cứu tù binh Mỹ ở Sơn Tây. Hà Nội suy luận, nếu Mỹ dám nhảy ra Sơn Tây, thì Mỹ có thể tấn công ở bất cứ chiến trường nào. [8] Với suy luận như vậy, QĐND/QGP tiên đoán Tchepone ở Hạ Lào; hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tỉnh; và Cam Bốt có thể sẽ là mục tiêu mới của Hoa Kỳ và VNCH. Suy luận của các chiến lược gia QĐND/QGP không sai. Theo Thượng Tướng Nguyễn Hữu An, tư lệnh Sư Đoàn 308, từ tháng 7-1970 ông đã được lệnh đi quan sát địa hình vùng Lao Bảo, Bản Đông và Tchepone. Tướng An cho biết Quân Ủy Trung Ương tiên liệu Bản Đông và Tchepone có thể là mục tiêu tấn công của VNCH trong tương lai gần. [9] Cũng vào thời gian trên, một mặt trận được thành lập, có tên là Mặt Trận 702, với binh đoàn B70 là bộ tư lệnh điều khiển ba Sư Đoàn 304, 308, 320. Sau Mặt Trận 702, BĐTS thiếp lập thêm một binh trạm mới có tên là Binh Trạm 27, đóng ở phía tây nam Quảng Bình, nằm giữa các Binh Trạm quan trọng như 9 và 14. Binh Trạm 27 có vai trò phối hợp các binh trạm của BĐTS và Tổng Cục Hậu Cần.
Các chiến lược gia Hà Nội không có được tin trước về LS719, nhưng họ ước lượng suy tính của Hoa Kỳ đúng. Vì nếu Hà Nội đã có tin về LS719 trước ngày 30 tháng 1, thì họ đã không động binh quá chậm như đã xảy ra: Ngày 30 tháng 1-1971 các trung đoàn tiếp viện của QĐND/QGP mới lần lược di chuyển vào chiến trường. Sư Đoàn 324 đến ngày 15 tháng 2 mới có mặt ở tây nam Lao Bảo để tác chiến. Theo tác giả Nguyễn Hữu An, trong cuộc chuyện lần cuối với tướng Võ Nguyễn Giáp, ông Giáp chỉ suy luận Mỹ có thể tấn công Hạ Lào hay Quảng Bình. Rồi sau đó, ông và tướng Vương Thừa Vũ, cùng một số sĩ quan đi dọc bờ biển từ Nghệ An xuống Quảng Bình quan sát địa hình.  Vì từ những chưa xác định rõ mục tiêu của Quân Ủy Trung Ương, Sư Đoàn 308 đến ngày 2 tháng 2 mới lên đường hành quân.  [10] Đến tuần lễ đầu tháng 12 cơ cấu hậu cần phục vụ cho BTL B70 mới được hoàn chỉnh và thông báo. Một chi tiết khác cho thấy Quân Ủy Trung Ương không chắc chắn mục tiêu nào sẽ bị tấn công, khi đầu tháng 12 BTL B70 chỉ thị hậu cần của họ phải chuẩn bị ứng chiến cho mặt trận phía nam Quân Khu 4 (Hà Tỉnh xuống Quảng Bình), song song với chuẩn bị cho mặt trận Đường 9.... [11] ...

Để làm rõ trích dẫn trên của tiên sinh thì cần nhiều thông tin và tài liệu để đối chiếu.
Điều đáng tiếc nhất là chúng ta không thể có những dòng hồi ức hoặc tư liệu từ Tướng Lê Trọng Tấn - Phó tham mưu trưởng kiêm Tư lệnh B70 nhưng có một người đã rất liên quan: Tướng Hoàng Đan - người được tham gia từ giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thực hành tác chiến. Không biết là tiên sinh đã tham vấn tài liệu này chưa nên cứ đưa ra đây như để một căn cứ luận giải:

Trích dẫn
....Lần đầu tiên tôi được chỉ huy chiến đấu dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Lê Trọng Tấn, đặc biệt trong chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, Sư đoàn 304 (trừ Trung đoàn 24) là lực lượng dự bị của chiến dịch. Do lực lượng dự bị có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, đồng chí Lê Trọng Tấn gọi tôi lên ngay cơ quan chiến dịch để nắm vững tình hình diễn biến, bảo đảm việc đưa lực lượng dự bị vào chiến đấu được thuận lợi, đồng thời cũng để góp ý kiến kế hoạch tác chiến trong các giai đoạn khác nhau. Vì vậy chiến dịch này thực tế tôi được làm việc với đồng chí cả giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thực hành tác chiến.

Giữa năm 1970, Bộ Tổng tư lệnh đã dự kiến trong mùa khô 1970-1971, với sự yểm trợ của quân Mỹ, quân đội Sài Gòn sẽ tiến hành tiến công vào vùng tự do của ta. Chúng có thể tiến công sang Cam-pu-chia, ra biên giới ba nước Đông Dương (thuộc Tây Nguyên), ra Đường 9 - Nam Lào. Chúng cũng có thể đánh ra miền nam Khu 4. Các lực lượng chủ lực của Bộ, chủ yếu là Binh đoàn B70 (gồm các sư đoàn 304, 308, 320 và một số binh chủng kỹ thuật) có nhiệm vụ sẵn sàng đánh địch ra Đường 9 - Nam Lào hoặc rạ nam Quân khu 4.

Việc dự kiến các hướng tiến công của địch không khó. Vấn đề quan trọng là trong các hướng trên, dự kiến chính xác hướng nào có nhiều khả năng nhất. Lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất của ta không nhiều, nếu dàn đều ra chuẩn bị đánh địch trên tất cả các hướng sẽ gặp khó khăn. Đồng chí Lê Trọng Tấn lúc này là Phó tổng tham mưu trưởng kiêm Tư lệnh Binh đoàn B70. Làm việc với các sư đoàn, đồng chí nói hướng có nhiều khả năng nhất là hướng Đường 9 - Nam Lào. Vì vậy trong lúc chuẩn bị đánh địch các hướng khác, phải tập trung cao nhất cho hướng Đường 9 - Nam Lào. Do đó kinh nghiệm, muốn giành chủ động sớm trong các chiến dịch phản công cần tăng cường lực lượng tại chỗ mạnh. Lực lượng tại chỗ là lực lượng trực tiếp đánh địch đầu tiên, được triển khai sẵn nên có điều kiện đánh địch có hiệu quả cao. Vì vậy đồng chí đã mạnh dạn điều hẳn một trung đoàn của Sư đoàn 304 (Trung đoàn 24) vào xây dựng một chốt chiến dịch trên đường số 9 khu vực cầu Cha Ki (giữa Lao Bảo và Bản Đông), đồng thời đề nghị đồng chí Tổng tư lệnh cho sáp nhập Binh đoàn 968 vào Đoàn 559 (Binh đoàn vận tải chiến lược) để tăng thêm sức chiến đấu tại chỗ, bảo vệ vững chắc đường vận chuyển và kho tàng. Đoàn 559 theo ý kiến của đồng chí Lê Trọng Tấn đã triển khai một số đơn vị phòng không và một số chốt của bộ binh từ Bản Đông đến Sê Pôn. Lúc này đồng chí Lê Trọng Tấn chưa trực tiếp chỉ huy các đơn vị của B4, B51 và Đoàn 559, nhưng với cương vị Tổng tham mưu phó và với uy tín trong việc chỉ huy các chiến dịch nên ý kiến của đồng chí đều được tôn trọng và được các đơn vị thực hiện.

Mặc dù địch tiến hành nghi binh bằng việc cho lữ đoàn lính thủy đánh bộ 147 vượt sông đoạn giữa Cửa Việt vào Đông Hà và cho lữ đoàn lính thủy đánh bộ 258 từ La Vang lên xe ra cửa Thuận An để lên tàu thủy đi lên hướng bắc nhằm làm ta lầm tưởng địch sẽ đánh ra Quảng Bình, nhưng với việc quân Mỹ triển khai một lực lượng chiến đấu tại khu vực Khe Sanh và điều động nhiều đơn vị bộ binh, cơ giới, pháo binh, của quân ngụy ra Ái Tử, Đông Hà, Bộ Tổng tư lệnh khẳng định địch đang triển khai lực lượng để tiến công theo đường số 9 sang Nam Lào.

Ngày 31 tháng 1 năm 1971, phát hiện địch đang điều động lực lượng lên đường 9, Bộ Tổng tư lệnh lệnh cho các lực lượng tại chỗ sẵn sàng đánh địch, các lực lượng cơ động hành quân tiếp cận đường số 9, đoạn từ Lao Bảo đến Bản Đông, đồng thời thành lập Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Nam Lào để chỉ huy tất cả lực lượng tham gia chiến dịch, bao gồm lực lượng B70, lực lượng Đoàn 559, lực lượng B4 và B5. Đồng chí Lê Trọng Tấn và đồng chí Lê Quang Đạo được chỉ định làm Tư lệnh và Chính ủy mặt trận. Ngày 6 tháng 2 cơ quan mặt trận đã triển khai xong ở tây nam Quảng Bình, tại một trung tâm thông tin của Bộ tư lệnh Thông tin. Thực tế ta chưa chuẩn bị trước sở chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Lê Trọng Tấn trên cương vị Tổng tham mưu phó biết tại tây nam Quảng Bình có trung tâm thông tin mạnh, có liên lạc bằng điện thoại với B70, Đoàn 559, B4, B5 nên quyết định triển khai sở chỉ huy ở đây, mặc dù hoàn toàn chưa có công sự. Công binh nhanh chóng xây dựng các lán làm việc và lán ở. Các lán đều có chiều sâu 1m so với mặt đất, nhưng không có nắp. Bên cạnh các lán bắt đầu xây dựng các hầm ẩn nấp bằng gỗ kiểu chữ A. Đứng về mặt công trình sở chỉ huy mặt trận chỉ tương đương sở chỉ huy dã chiến cấp trung đoàn, chưa vững chắc bằng sở chỉ huy cấp sư đoàn. Nhưng mọi người thấy tư lệnh bắt tay ngay vào làm việc không tính đến việc nếu địch đánh phá vào sở chỉ huy thì độ an toàn đến đâu, nên cũng tập trung vào công việc. Việc xây dựng từng bước để sở chỉ huy được vững chắc thêm là việc của công binh.

Ngày 8 tháng 2, địch mở đầu cuộc tiến công vượt biên giới Việt - Lào bằng ba cánh quân.
- Chiến đoàn đặc nhiệm gồm lữ đoàn dù 1 và 2 thiết đoàn 11, 17 tiến công đường bộ theo trục đường số 9.
- Sư đoàn dù (thiếu lữ dù 1) và liên đoàn biệt động quân rải quân phía bắc đường số 9.
- Sư đoàn bộ binh 1 rải quân phía nam đường số 9.

Sau bốn ngày tức ngày 12 tháng 2, binh đoàn đặc nhiệm chiếm được Bản Đông. Hai cánh quân phía bắc và phía nam của chúng cũng rải quân và xây dựng được các căn cứ trên điểm cao.

Trong quá trình địch đánh chiếm Bản Đông, lực lượng tại chỗ đã tiêu hao nhiều sinh lực của chúng, đặc biệt bắn rơi nhiều máy bay, nhất là máy bay lên thẳng lúc chúng đổ quân. Các đơn vị chủ lực cơ động cũng đã tiếp cận được địch, đang chuẩn bị để mở đầu một số trận tiến công lớn đánh vào hai cánh quân của địch ở cả nam và bắc đường số 9....
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #36 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 04:55:55 pm »

Trích dẫn
...Ngày 10 tháng 2 Bộ tư lệnh Mặt trận họp để bàn chủ trương tác chiến, căn cứ vào thực tế tình hình đã diễn ra trên chiến trường. Ở đây cần nói rõ thêm hai vấn đề:

1. Tại sao Bộ quyết định tổ chức Bộ tư lệnh Mặt trận, chứ không phải Bộ tư lệnh chiến dịch. Bộ tư lệnh chiến dịch có quyền chỉ huy tất cả lực lượng vũ trang thuộc quyền, nhưng với cơ quan chính quyền địa phương thì chỉ có quan hệ hiệp đồng. Bộ tư lệnh Mặt trận thì được huy động toàn bộ nhân lực, vật lực trên địa bàn chiến dịch để đánh địch.

2. Tại sao ngày 10 tháng 2, sau hai ngày địch vượt biên giới mới bàn kế hoạch tác chiến cụ thể. Trước lúc địch tập trung lực lượng và sau khi xác định rõ hướng tiến công của địch, ta đã có kế hoạch tác chiến. Nhưng trong phân công kế hoạch đó xem như chỉ là kế hoạch bước đầu để đánh địch tại chỗ và cơ động lực lượng. Sau khi nắm cụ thể tình hình địch, ta đã diễn ra trên chiến trường, cần bổ sung để hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến.

Trong cuộc họp ngày 10, tôi cũng được tham dự. Đồng chí Tư lệnh mặt trận nêu lên các ý kiến cơ bản sau đây:

- Mục đích cuộc hành quân của địch là chặn đường chi viện vào Nam của ta và càn quét, đốt phá các kho tàng. Vì vậy mục tiêu chính của chúng là đánh chiếm khu vực Sê Pôn, bởi vì khu vực Sê Pôn là trung tâm các con đường đi vào Nam và tất nhiên tại khu vực này có nhiều kho trạm.

- Hiện nay địch mới đến Bản Đông, nhưng ngoài các lực lượng đã triển khai chúng còn lực lượng dự bị lớn là sư đoàn lính thủy đánh bộ và hai thiết đoàn. Như vậy chúng sẽ quyết tâm và có khả năng đánh đến Sê Pôn.

- Một trong những nhiệm vụ được Tổng tư lệnh giao là: “giữ vững tuyến vận chuyển chiến lược, đảm bảo vận chuyển bình thường, bảo vệ tốt kho tàng của ta”. Đây là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Vì vậy bất cứ giá nào ta cũng không cho địch chiếm Sê Pôn.

- Hiện nay ngoài lực lượng tại chỗ, phía bắc đã có Sư đoàn 308 và Sư đoàn 304 (có 2 trung đoàn), đủ sức tiêu diệt một bộ phận sư dù và liên đoàn biệt động quân; không cho chúng điều động được sư dù để đánh lên Sê Pôn. Lúc đầu Sư đoàn 304 tổ chức sở chỉ huy tiền phương do đồng chí Duy Sơn, Phó tư lệnh sư đoàn phụ trách để chỉ huy Trung đoàn 24. Khi địch vượt biên giới. Trung đoàn 64 của Sư đoàn 320 trên đường hành quân vào Tây Nguyên được lệnh dừng lại và lâm thời phối thuộc cho Sư đoàn 304 để đánh cánh quân phía bắc của địch. Vì vậy phía trước Sư đoàn 304 cũng có 2 trung đoàn, không kể lực lượng chính của sư đoàn ở phía sau làm dự bị. Phía nam có Sư đoàn 2 đủ sức diệt và kiềm chế sư đoàn 1 địch.

- Tại Sê Pôn ta chỉ có lực lượng tại chỗ của Đoàn 559 (Trung đoàn 48 Sư đoàn 320 cũng trên đường hành quân vào Tây Nguyên đã được sử dụng để đánh quân ngụy Lào gồm 2 GM từ Đồng Hến đánh ra để phối hợp với quân đội Sài Gòn). Như vậy ta không đủ lực lượng để không cho địch đánh chiếm Sê Pôn. Để giữ vững khu vực Sê pôn cần có một sư đoàn cùng 1-2 trung đoàn bộ binh. Nếu điều Sư đoàn 304, lực lượng dự bị chiến dịch lên Sê Pôn, ta không biết lấy đơn vị nào về làm dự bị. Từ tình hình trên, nên đề nghị Bộ tư lệnh điều Sư đoàn 324 từ Quân khu Trị - Thiên ra đánh địch ở phía nam thay Sư đoàn 2 để điều Sư đoàn 2 lên phụ trách khu vực Sê Pôn. Đề nghị đã được Bộ Tổng tư lệnh đồng ý. Sư đoàn 324 được điều ra đường số 9 và từ ngày 27 tháng 2 đã bắt đầu tiến công vào sư đoàn lính thủy đánh bộ (sư đoàn lính thủy đánh bộ là lực lượng dự bị của địch được điều lên thay sư đoàn 1 để sư đoàn 1 tiến đánh Sê Pôn).

Với kế hoạch toàn diện như trên, qua hai đợt tác chiến ta không chỉ đánh thiệt hại nặng quân địch ở cả hai cánh nam, bắc mà đặc biệt là đã đánh không cho địch vào Sê Pôn, giữ vững đường vận chuyển và các kho tàng của ta. Bắt đầu ngày 20 tháng 3 địch buộc phải từng bước co cụm vào Bản Đông để lui quân. Ta tập trung lực lượng lớn để đánh trận quyết chiến chiến dịch ở Bản Đông. Đáng tiếc do không nắm chắc địch nên ta chỉ thu được nhiều xe pháo của địch, bộ binh và lính tăng, lính pháo đã bí mật luồn rừng chạy về Lao Bảo, Khe Sanh.

Ngày 23 tháng 3 địch rút hết về phía sau. Bộ tư lệnh Mặt trận họp bàn việc kết thúc chiến dịch. Có hai ý kiến khác nhau: ý kiến thứ nhất, nên phát huy thắng lợi cơ động lực lượng đánh địch ở Khe Sanh - Lao Bảo. Ý kiến thứ hai kết thúc chiến dịch ở đây, thu quân, tổng kết rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho đòn tiến công chiến lược mùa khô 1971-1972. Đồng chí Tư lệnh chiến dịch chấp nhận ý kiến thứ hai, kết thúc chiến dịch, chỉ cử 1 trung đoàn của Sư đoàn 304 cùng lực lượng địa phương uy hiếp địch buộc chúng lui quân về khu xuất phát Động Toàn, Đầu Mầu. Ta khôi phục được hình thái trên Mặt trận Đường 9 như cuối năm 1970.

Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, ngoài việc chỉ đạo cho các đơn vị thuộc quyền chiến đấu, đồng chí Lê Trọng Tấn đã có những quyết định đặc biệt quan trọng tạo nên chiến thắng lớn:

- Xác định hướng cần chuẩn bị chính là hướng Đường 9 - Nam Lào. Khả năng nhiều nhất, địch sẽ tiến công trên hướng này.

- Tăng cường mạnh lực lượng tại chỗ để đánh địch ngay từ đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các binh đoàn chủ lực cơ động và chủ động tiến công địch ngay khi chúng vừa đến nơi.

- Vừa đánh mạnh ở đoạn Lao Bảo - Bản Đông, vừa chuẩn bị đủ lực lượng để giữ vững khu vực trọng điểm Sê Pôn, bảo đảm hoàn thành xuất sắc cả hai nhiệm vụ, tiêu diệt địch và bảo đảm giữ vững đường vận chuyển và kho tàng.

- Kết thúc chiến dịch đúng thời cơ. Có thể nói hai chiến dịch phản công lớn nhất trong kháng chiến chống Mỹ, là chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn Xi ty ở miền Đông Nam Bộ và chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn - 719 ở Đường 9 - Nam Lào, quyền chỉ huy đều nằm trong tay vị tướng tài ba Lê Trọng Tấn và đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc cả hai chiến dịch....

p/s: tôi đi vắng vài ngày nên không thể cùng tranh luận và tham vấn các thông tin ngay/ sớm được; mong thông cảm và cùng tiếp tục thảo luận....
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #37 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2014, 03:21:37 pm »

....3. Một điểm nhấn đáng chú ý là tại sao QUTW lại rút F2 thiếu, E141 và sự xuất hiện của F324/ sư đoàn bộ binh 324/ đoàn Ngự Bình (tháng 10/1970) ra đường 9 nam/ bắc Quảng Trị??? từ rất sớm, ngay từ khoảng giữa năm 1970??? tại sao lại là họ mà không phải là các đơn vị khác? tại sao rút nhiều như vậy và sẽ dẫn đến hậu quả/ nguy cơ mất địa bàn nghiêm trọng - thành quả của cả quá trình 1965 - 1969??? Một hành động phiêu lưu mạo hiểm hay nước cờ đã tính kỹ, chấp nhận được/ mất???...

Tiếp tục bài viết theo mạch dẫn trên,
với vài đáp án nhỏ:

Các đơn vị trên đều có kinh nghiệm đánh đồng bằng, nhất là cách thức và hoạt động tác chiến khi đối mặt với chiến thuật trực thăng vận và các thủ đoạn tập kích đường không của Mỹ và VNCH - con bài chiến lược tối ưu sẽ triển khai trong chiến dịch Lam Sơn 719. Hơn thế nữa, đó còn là sự trưởng thành trong quá trình đối mặt để tiêu diệt các cụm cứ điểm, căn cứ lớn khi Mỹ và VNCH "nhảy cóc" thiết lập các FSB:
- có thể kể đến F2 với chiến dịch Khâm Đức 1969 khi đối mặt với lữ đoàn 196 đã sử dụng chiến thuật bóc vỏ: dùng đặc công luồn sâu đánh hiểm tạo thời cơ cho bộ binh vây - lấn - dũi đập nát các cứ điểm ngoại vi bảo vệ bên ngoài. Từ đó, vừa dùng hỏa lực pháo binh và cao xạ khóa chặt cửa ngõ ra vào thung lũng Khâm Đức vừa dội thẳng xuống khu lòng chảo. Chiến thuật này được áp dụng vào trận đánh cao điểm 550, 723/ Phu Rệp/ Ph. Rep trên đường 9.

Hoặc hình thức chiến thuật "cơ động tiến công kết hợp chốt" nhằm xây dựng một dãy phòng tuyến tại khu vực giáp ranh Sơn Cẩm Hà/ Phước Sơn - Phước Cẩm - Phước Hà với Núi Lớn - Dương Vông - Núi Ngang - Dốc Xoài - Đèo Cây Trâm. Chiến thuật này được áp dụng nhuần nhuyễn và nâng lên một điểm cao mới khi vừa tiến hành vây ép điểm cao 660 đồng thời với tiến công dứt điểm lực lượng còn lại tại cao điểm 723/ Phu Rệp. F2 thiếu và sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn đã  quyết đoán chuyển một phần lực lượng đang tham gia vây lấn 723 sang bôn tập đón lõng tại 660 và tổ chức truy kích kịp thời trung đoàn 2 VNCH.

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Bảy, 2014, 03:29:34 pm gửi bởi quangcan » Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #38 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2014, 03:28:16 pm »

- Có thể nói về F324/ đoàn Ngự Bình khi đối mặt với thủ đoạn chiến thuật "chốt điểm cao", '"nhảy cóc", "ngăn chặn từ xa" của sư đoàn 101 dù Mỹ và sư đoàn 1 bộ binh VNCH tại khu tứ giác A Túc - Củng Cáp - nam sông Tà Rụt - tây sông A Sáp trên phòng tuyến Sông Bồ phía tây  đường 12 Thừa Thiên Huế. Đỉnh cao của đợt hoạt động là công tác dự kiến trận địa, tổ chức hiệp đồng, xây dựng thế trận đón lõng tiêu diệt sớm - kịp thời và hạn chế tối đa khả năng tác chiến cơ động của trực thăng Mỹ + VNCH (tại E1 F324: 16/3, đại đội 16 súng 12,7mm bắn rơi 5 trực thăng; 18/3, đại đội 2 dùng trung liên bắn rơi 4 chiếc; 25/3 toàn trung đoàn bắn rơi, bắn cháy 14 trực thăng, nâng số máy bay bị bắn rơi trong nửa tháng lên gần 40 chiếc) hay hình thành khu quyết chiến điểm tại cao điểm 935 và kế hoạch đón lõng tại các cao điểm ngoại vi: 902, 805, Cốc Muôn/ Coc Muan, Kovaladut/ Cô va la dút, Cóc Pơ Lai/ Coc Per Lai, Cô Pung/ Ko Pung.



Hình thức chiến thuật này được áp dụng triệt để và nâng lên thành "vây - lấn - tấn - trấn - triệt - diệt" tại dãy cao điểm 619 với trung đoàn 3 VNCH phía nam đường 9.
Logged

nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #39 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2014, 07:41:58 am »

Tiên Sinh Quancan,
Vài tuần nay không vào được VMH. Nghe vài người bạn nói đường dây mạng bị đứt. … Hôm nay vào được … và xin trả lời vài điểm mà hai tiên sinh Quangcan và Fanlong74 đưa ra:
“Tôi hơi ưu tư về việc dẫn nguồn của tiên sinh nkp về sách/ hồi ký của tướng Nguyễn Đức Huy.
Theo tôi được biết khoảng thời gian 1970, Ông Nguyễn Đức Huy giữ chức vụ Trung đoàn phó Trung đoàn bộ binh 9 sư đoàn 304. Trong lúc hành quân vào chiến trường chuẩn bị cho chiến đường 9 Nam Lào thì ông bị lên cơn sốt rét ác tính, đi tiểu ra máu; ngay lập tức ông phải vào Viện 41 Quảng Bình, rồi Viện quân y 108, Hà Nội và nằm lại đó 3 tháng,”

Khi chú về thiếu tướng Nguyễn Đức Huy ở câu trả lời #34, tôi chỉ muốn chú là một trong những đơn vị của tướng Huy đã đón đoàn quân di chuyển về bắc trong những năm 69-70. Nhưng khi đọc những gì tiên sinh viết, tìm lại sách của NĐ Huy, thì không thấy gì hết. Đúng Trung Đoàn 9/F304 của tướng Huy không có dính dáng gì đến chiến Dịch Đường 9-Nam Lào. Hôm trả lời cho tiên sinh, tôi vừa đọc qua sách của Phan Hàm; Quý Hải và Nguyễn Đức Huy. Coi lại cả ba cuốn, cũng không thấy chổ nào liên quan đến phần mình trích dẫn. Bây giờ không biết tại sao mình ghi chú đến sách của tướng Nguyễn Đức Huy. Hoàn toàn nhận lỗi sơ suất về chú thích đó. Tôi cũng hiểu: không trích
dẫn thì thôi, nhưng khi trích thì sử liệu phải chính xác.

Tiên Sinh Fanlong74 nói về tình báo của QĐND đã có tin trước về HQ LS719; tiên sinh Quangcan thì nói về lối đánh hiệu nghiệm của QĐND đối đầu với chiến thuật “căn cứ hoả lực.” Cà hai tiên sinh đều có lý với chứng minh và trích dẫn. Tôi không phủ nhận được sự thất bại của chiến thuật căn cứ hoả lực khi áp dụng trong địa hình của chiến trường Hạ Lào. Lại càng khó cãi với ý kiến là QĐND đã ít nhiều đánh hơi được kế hoạch và chủ đích của VNCH trong kế hoạch chiến lược thường niên 1971-NB. Tôi cảm ơn đóng góp thảo luận của quý tiên sinh.

Nếu không có vấn đề gì, và để được thêm phần hào hứng cho diễn đàn VMH,tôi xin được đăng lên Chương 6 trong vài ngày sắp đến.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM