Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 02:57:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Về Tchepone: Hành Quân Lam Sơn 719  (Đọc 63774 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #20 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2014, 10:53:37 pm »

Thông tin của bác nkp khá mới mẻ và hấp dẫn, Nhưng vài thông tin có lẽ npk nhớ nhầm nên đã đưa ra không hợp lý như:

- Pháo phòng không 130mm
- Kontum bị vây hãm và thất thủ
...

Những thông tin này có lẽ bác npk nên đính chính và hiệu chỉnh lại cho đúng thực tế!
Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #21 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 12:05:23 am »

Có câu này có lẽ không liên quan trực tiếp lắm tới LS719, nhưng tiện có bác nkp ở đây thì em xin phép hỏi luôn. Chúng ta biết là chiến dịch này là lần đầu tiên QDNDVN huy động xe tăng với quy mô lớn (gần 100 xe, mặc dù trực tiếp sử dụng thì không được mấy). Vậy trước đó từ 1959-1970 phía VNCH nhận định như thế nào về khả năng đối phương sẽ sử dụng xe tăng trên chiến trường và dự kiến phương án đối phó của họ ra sao? (tương tự với những khí tài khác như pháo tầm xa, không quân, tên lửa có điều khiển...)

Tiên Sinh Chiangsang,
Tình báo của VNCH và HK (Hoa Kỳ) có nhiều báo cáo về vũ khí của QĐND. Nhưng biết họ sẽ xử dụng ỏ đâu, và thời điểm nào, thì rất khó đoán. Về xe tăng, sau khi QGP/QĐND triệt tiêu căn cứ lực lượng đặc biệt Mỹ ở Lang Vei đầu năm 1968, với sự hỗ trợ của 1 chi đoàn PT-79. Trọng phân lọai vũ khí của Mỹ, PT-76 chưa chánh thức được định nghĩa là một "xe tăng bọc thép." Đó chỉ là một bán-xe-tăng, thiêt vận xa, với khả năng lội nước tưong tự như M-113). Cho đến thời gian đó (1968), HK biết QĐND có ít nhất là hai trung đoàn tăng 34 và PT-56. Nhưng cho đến trận LS719 (Hành Quân Lam Sơn 719) thì phía VNCH/HK mới thật sự chứng kiến xe tăng của QĐND tấn công, đánh đồi và dùng xe tăng để phục kích xe tăng của VNCH (Xử dụng tăng để phục kích tăng, chỉ có thể áp dụng địa hình rừng ở Hạ Lạo. Một chiến thuật cho đến thời gian đó HK và VNCH mới kinh nghiệm.). Tài liệu cho thấy HK không ước lượng được sự có mặt của tăng ở LS719:  (a) báo cáo của các đơn vị trực thăng cần hỏa tiển chống tăng nhưng không có (Mãi đến năm 1972 HK mới đáp ứng nhu cầu này, vì họ không nghĩ/ chưa biết QĐND có nhiều tăng --- thêm lọai tăng mới như T-54 --- như vậy; (b) Sau khi căn cứ 31 của Nhẩy Dù bị thất thủ, Quân ĐOàn II mới xin yểm trợ mìn chống tăng (nghĩa là đến ngày 25 tháng 2 các căn cứ phòng thủ mới nhận được mìn; đồi 31 không có gài mìn chống tăng khi bị thất thủ.) [Nguồn của hai chi tiết  này đến từ điện văn của MACV; nhật ký hành quân của QĐ XXIV; và của đại úy pháo binh Nhẩy Dù Trương Duy Hy.). Hai chứng cớ trên cho thấy HK không ước lượng sự cómặt của tăng trong những tuần đầu của LS719.
   HK biết QĐND có đại bác 130mm; biết họ có đại bác phòng không 100mm có radar điều khiển. Nhưng họ chưa thấy cho đến Chiến Dịch Bắc Trị Thiên 1972. Một vài hồi ký, tài liệu cho thấy "ở nhà" không tin đối phương có đại bác 130mm, với tầm sát hại hơn 29 km. Vào tháng 10-1972, khi một AC-130 loại săn vận tải chuyển hàng trên đường HCM bị phòng không 130mm bắn rơi phía nam Bản Achoc (nam Đèo Phu La Nhích), thì MACV mới báo động. Họ ngưng các phi vụ AC-130 và B-52 ngang không phận đó, cho đến khi các ổ 130mm được giải quyết (130mm có tầm sát hại từ 26.000 đến 28.000 bộ; B-52 bay khoảng 30-32 ngàn bộ; cao độ bay của AC-130 thì quá dể cho 85mm và 100mm. (nguồn về phòng không 130mm đến từ MACV; Không Quân HK; chi tiết về hoả lực mới của QĐND trong năm 1972 thì chúng ta đã biết đến nhiều). HK phải biết QĐND có nhiều đơn vị cơ giới ở nam DMZ, vì họ đã thấy được ống dầu bắt qua sông Lam/ Hà Tỉnh. Số lượng săng dầu là dấu hiệu của các đơn vị tăng. Có được tin tình báo về vũ khí của đối phương là một chuyện; chuẩn bị để đối phó với lọai vũ khí đó chưa, lại là chuyện khác. Sử liệu cho thấy HK chưa có/ chưa xử dụng những biện pháp chống lại xe tăng cho đến khi Kontum bị bao vây và thất thủ --- hay là trong thời gian An Lộc bị vây hãm. Khi phát hiện được tên lửa địa không cá nhân SA-7 xuất hiện ở mặt trận, trực thăng của lục quan HK mới nhận được flare (trái sáng bắn ra để đánh lừa hướng tầm nhiệt của SA-7).
   HK biết QĐND có tăng nhưng không biết vị trí và sẽ xử dụng ở đâu; biết họ có 130mm và 152mm, nhưng đối phương sẽ xài trong truong hợp nào. ... Về sau, các chiến thuật gia Mỹ mới biết 130mm bắn từ xa, thì có thể đánh bại chiến thuật "Căn Cứ Hỏa Lực/ Firebase" mà người Mỹ đã thành công ở những địa bàn ngoài Hạ Lào. Kinh nghiệm cho thấy nhiều căn cứ hỏa lực của VNCH phải di tản vì không chịu nổi pháo binh tầm xa (ngay cả căn cứ ỡ trong địa pah20n VNCH, như căn cứ hỏ alực Ripcord ở Thừa Thiên, cũn gphải di tản vì chịu không nổi pháo). Chiến thuật mới của QĐND trong trận LS719 là: bao vây căn cứ hỏa lực; không cho yểm trợ bằng đường bộ; và dùng pháo tầm xa bắn liên tục vào căn cứ. Trong hai trận đánh lớn của năm 1971 và 1972, HK không dự kiến được những áp dụng của vũ khí mới mà họ đã biết đối phương có.
   Hy vọng tôi trả lời được phần nào câu hỏi của t/s. Sách về vũ khí của QĐND được Phòng 2 BTTM VNCH và MACV ấn hành vài ba năm 1 lần. Dĩ nhiên những cẩm nang vũ khí này đến từ cẩm nang vũ khí của khối NATO thâu thập về quân đội khối Đông Âu/ Varsovie.
Cảm ơn t/s Bapchuoi đã chỉ ra lỗi "đại bác phòng không 130mm."  Đúng ra là đbpk 100mm; và đại bác 130mm/ M46.
Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #22 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 05:29:06 am »

Có câu này có lẽ không liên quan trực tiếp lắm tới LS719, nhưng tiện có bác nkp ở đây thì em xin phép hỏi luôn. Chúng ta biết là chiến dịch này là lần đầu tiên QDNDVN huy động xe tăng với quy mô lớn (gần 100 xe, mặc dù trực tiếp sử dụng thì không được mấy). Vậy trước đó từ 1959-1970 phía VNCH nhận định như thế nào về khả năng đối phương sẽ sử dụng xe tăng trên chiến trường và dự kiến phương án đối phó của họ ra sao? (tương tự với những khí tài khác như pháo tầm xa, không quân, tên lửa có điều khiển...)

Tiên Sinh Chiangsang,
Tình báo của VNCH và HK (Hoa Kỳ) có nhiều báo cáo về vũ khí của QĐND. Nhưng biết họ sẽ xử dụng ỏ đâu, và thời điểm nào, thì rất khó đoán. Về xe tăng, sau khi QGP/QĐND triệt tiêu căn cứ lực lượng đặc biệt Mỹ ở Lang Vei đầu năm 1968, với sự hỗ trợ của 1 chi đoàn PT-79. Trọng phân lọai vũ khí của Mỹ, PT-76 chưa chánh thức được định nghĩa là một "xe tăng bọc thép." Đó chỉ là một bán-xe-tăng, thiêt vận xa, với khả năng lội nước tưong tự như M-113). Cho đến thời gian đó (1968), HK biết QĐND có ít nhất là hai trung đoàn tăng 34 và PT-56. Nhưng cho đến trận LS719 (Hành Quân Lam Sơn 719) thì phía VNCH/HK mới thật sự chứng kiến xe tăng của QĐND tấn công, đánh đồi và dùng xe tăng để phục kích xe tăng của VNCH (Xử dụng tăng để phục kích tăng, chỉ có thể áp dụng địa hình rừng ở Hạ Lạo. Một chiến thuật cho đến thời gian đó HK và VNCH mới kinh nghiệm.). Tài liệu cho thấy HK không ước lượng được sự có mặt của tăng ở LS719:  (a) báo cáo của các đơn vị trực thăng cần hỏa tiển chống tăng nhưng không có (Mãi đến năm 1972 HK mới đáp ứng nhu cầu này, vì họ không nghĩ/ chưa biết QĐND có nhiều tăng --- thêm lọai tăng mới như T-54 --- như vậy; (b) Sau khi căn cứ 31 của Nhẩy Dù bị thất thủ, Quân ĐOàn II mới xin yểm trợ mìn chống tăng (nghĩa là đến ngày 25 tháng 2 các căn cứ phòng thủ mới nhận được mìn; đồi 31 không có gài mìn chống tăng khi bị thất thủ.) [Nguồn của hai chi tiết  này đến từ điện văn của MACV; nhật ký hành quân của QĐ XXIV; và của đại úy pháo binh Nhẩy Dù Trương Duy Hy.). Hai chứng cớ trên cho thấy HK không ước lượng sự cómặt của tăng trong những tuần đầu của LS719.
   HK biết QĐND có đại bác 130mm; biết họ có đại bác phòng không 100mm có radar điều khiển. Nhưng họ chưa thấy cho đến Chiến Dịch Bắc Trị Thiên 1972. Một vài hồi ký, tài liệu cho thấy "ở nhà" không tin đối phương có đại bác 130mm, với tầm sát hại hơn 29 km. Vào tháng 10-1972, khi một AC-130 loại săn vận tải chuyển hàng trên đường HCM bị phòng không 130mm bắn rơi phía nam Bản Achoc (nam Đèo Phu La Nhích), thì MACV mới báo động. Họ ngưng các phi vụ AC-130 và B-52 ngang không phận đó, cho đến khi các ổ 130mm được giải quyết (130mm có tầm sát hại từ 26.000 đến 28.000 bộ; B-52 bay khoảng 30-32 ngàn bộ; cao độ bay của AC-130 thì quá dể cho 85mm và 100mm. (nguồn về phòng không 130mm đến từ MACV; Không Quân HK; chi tiết về hoả lực mới của QĐND trong năm 1972 thì chúng ta đã biết đến nhiều). HK phải biết QĐND có nhiều đơn vị cơ giới ở nam DMZ, vì họ đã thấy được ống dầu bắt qua sông Lam/ Hà Tỉnh. Số lượng săng dầu là dấu hiệu của các đơn vị tăng. Có được tin tình báo về vũ khí của đối phương là một chuyện; chuẩn bị để đối phó với lọai vũ khí đó chưa, lại là chuyện khác. Sử liệu cho thấy HK chưa có/ chưa xử dụng những biện pháp chống lại xe tăng cho đến khi Kontum bị bao vây và thất thủ --- hay là trong thời gian An Lộc bị vây hãm. Khi phát hiện được tên lửa địa không cá nhân SA-7 xuất hiện ở mặt trận, trực thăng của lục quan HK mới nhận được flare (trái sáng bắn ra để đánh lừa hướng tầm nhiệt của SA-7).
   HK biết QĐND có tăng nhưng không biết vị trí và sẽ xử dụng ở đâu; biết họ có 130mm và 152mm, nhưng đối phương sẽ xài trong truong hợp nào. ... Về sau, các chiến thuật gia Mỹ mới biết 130mm bắn từ xa, thì có thể đánh bại chiến thuật "Căn Cứ Hỏa Lực/ Firebase" mà người Mỹ đã thành công ở những địa bàn ngoài Hạ Lào. Kinh nghiệm cho thấy nhiều căn cứ hỏa lực của VNCH phải di tản vì không chịu nổi pháo binh tầm xa (ngay cả căn cứ ỡ trong địa pah20n VNCH, như căn cứ hỏ alực Ripcord ở Thừa Thiên, cũn gphải di tản vì chịu không nổi pháo). Chiến thuật mới của QĐND trong trận LS719 là: bao vây căn cứ hỏa lực; không cho yểm trợ bằng đường bộ; và dùng pháo tầm xa bắn liên tục vào căn cứ. Trong hai trận đánh lớn của năm 1971 và 1972, HK không dự kiến được những áp dụng của vũ khí mới mà họ đã biết đối phương có.
   Hy vọng tôi trả lời được phần nào câu hỏi của t/s. Sách về vũ khí của QĐND được Phòng 2 BTTM VNCH và MACV ấn hành vài ba năm 1 lần. Dĩ nhiên những cẩm nang vũ khí này đến từ cẩm nang vũ khí của khối NATO thâu thập về quân đội khối Đông Âu/ Varsovie.
Góp ý chung với t/s Quangcan và t/s Fanlong74:  Hai bác ghi chú sử liệu hoàn toàn hợp lý theo lý luận, QDND đã biết được ý định của VNCH-HK trong năm 1971; và QĐND biết được ý định đó một phần qua tin tình báo. Từ những yếu tố đó bộ TTM QĐND ước lượng đúng về hành quân LS719 ở Nam Lào. Nhưng theo tôi, bộ TTM QĐND ước lượng đúng không phải vì tin tình báo, mà vì QĐND muốn chuẩn bị cho mọi tình huống cho ba chiến trường ở ba xứ khác nhau. Và họ ước lượng đúng khi đối chiếu những giới hạn của đôi bên.
   Thay vì tin hoàn toan vào tình báo --- cho biết mặt trận sẽ là nam Lào -- bộ TTM QĐND chọn chiến thuật bảo vệ/ trinh sát chung trên toàn tuyến, trên mọi mặt trận. Sách từ các sĩ quan cấp tướng của QĐND viết về những chuyến trinh sát ở nam Lào từ tháng 7-1971; hay đi trinh sát chung với hai tướng Giáp và Vương Thừa Vũ, định vị các toạ độ pháo binh dọc miên duyên hải Hà Tỉnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh, để phòng hờ địch đổ bộ đường biển. Tuy thay đổi quân (thay đổi vùng trách nhiệm cuả các đơn vị) nhưng nếu cần, bộ tư lệnh có thể viện binh cấp tốc đến chiến trường trong trường hợp cần thiết (điều này xảy ra ở chiến trường Nam Lào, và cho thấy khả năng hành quân cấp tốc của sư đoàn 308 từ Hà Tỉnh vào nam Lào). Với lối bốn trận như vậy, bộ TMM QĐND mới có thể bảo đảm được cho Binh Đoàn Trường Sơn tiếp tục chi viện cho chiến trường B-2 (để bảo vệ chiến trường K); B-3 (cho Tây Nguyên), và ba chiến trường còn lại ở B-1, B4, B-5, và Trị-Thiên-Huế.
   Trong thời gian khó khăn 1969-1970, dù đã bới đi 50 ngàn cán bộ và quân bộ binh ở B-3, và trên vùng hoạt động của Binh Đoàn Trường Sơn (BĐTS), nhưng con đường vận tải chiến lược HCM vẫn phải được họat động; chi viện phải tiếp tục. Giữ được khí thế phản công trong chiến thuật "chia đều binh ra" nầy, gây một ảnh hưởng mạnh đối vơi đối phương. [trong một bưổi thuyết trình ở bộ lư lệnh MACV, ngưòi tướng chi huy trưởng phòng 2 lưu ý cử tọa như sau về lực lượng của QĐND/QGP "Phải nhớ, chúng ta đang đối diện với bảy chiến trường: Thượng Lào; Đường vận tải chiến lược HCM; chiến trường Cam Bốt; B-2; Quân Khu 5 [B-1]; B-5; và Trị-Thiên-Huế." [Nguồn: the Abrams Tapes; về thời gian và quân số giảm đi ở B-3/ Trường Sơn, đến từ sách của các tướng Đặng Vũ Hiệp/ Đồng Sĩ Nguyên/ Nguyễn Đức Huy].
   Dự đoán và ước lượng của bộ TTM QĐND hoàn toàn đúng, dựa theo khả năng hiện có và khả năng của địch đang có: Nếu QĐND đang gặp khó khăn về yểm trợ vật chất, thì phía VNCH-HK đang gặp nhiều khó khăn về tâm lý chiến và chính trị đối nội. Từ sau vụ vệ binh tiểu bang Ohio bắn chết bốn sinh viên biểu tình chống chiến tranh VN ở đại học công lập Kent Sate, các đoàn biểu tình càng ngày càng đông hơn; áp lực quốc hội đòi cắt giảm ngân sách quốc phòng/ ngân sách cho chiến tranh VN gia tăng ở quốc hội. Nhưng VNCH-HK không phải không có "vấn nạn." Sự thất bại ở trong cuộc hành quân Ivory Coast giải cứu tù binh ở Sơn Tây tháng 10-1970; vấn đề xử dụng vũ khí hóa học trong cuộc hành quân Tail Wind, đánh vào bộ chi huy binh trạm 35 ở Bản Bạc. ... tất cả đều bị chỉ trích, bị điều tra. Nhưng cũng qua hai lần đột kích vào Sơn Tây và Bản Bạc trong năm 1970, QĐND biết phòng thủ nhiều nơi là tốt nhất, vì địch có thể đột kích bất cứ nơi nào với khả năng không vận của họ. Quyết định của bộ TTM QĐND được cơ quan truyền tin điện tử NSA và quân báo Lục Quân HK đọc được. Mỹ đọc được nhiều thông tin giữa các binh trạm của BĐTS: các binh trạm lớn như 10, 12, 16, 18, và các trạm giao liên từ Vinh trở vào Quảng Bình. Họ đọc được liên lạc giữa các binh trạm quan trọng như 30-33 (tổng kho từ bắc xuống Đường 9); và 40-42 (tổng kho cho các binh trạm phụ trách B-2 và B-3). [về khả năng của Mỹ đọc những truyền tin của QĐND/QGP, đọc Spartan in Darkness: American SIGINL and the Indochina War, 1945-1975 của Robert J. Hanyok, do Ban Mật Mã của NSA ần hành 2002. Đọc phần “Cửa Sổ [thành phố] Vinh. Nội dung liên lạc của một số binh trạm đưọc đăng trong the Abrams Tapes.]
   Sau cuộc Hành Quân Toàn Thắng 42/ Rock Crusher của VNCH-Mỹ, từ tháng 7-1970 đến cuối tháng 12-1970, bộ TTM VNCH đang còn đang cho quân dưỡng sức; trong khi Mỹ đang “thu dọn chiến trường,” trong ý nghĩa họ chuẩn bị chấm dứt nhiệm vụ tác chiến và chuẩn bị rút quân. Khi bộ TTM QĐND ước lượng VNCH-Mỹ trong các cuộc hành quân cấp liên quân AB (AB là ký hiệu cho các cuộc hành quân hàng năm, có tính cách chiến lược) có thể tấn công từ Tây Ninh về Phum Rovieng; Lộc Ninh về Stung Treng; hay Kontum về Attopeu, thì ước lượng đó hơi bị quan; hơi lo hơi xa: VNCH không có khả năng đánh xa như vậy vào Cam Bôt hay Lào (bản đồ dự kiến hành quân của t/s Quangcan cho thấy phạm vi tấn công quá xa và quá rộng). Bộ TTM ước lượng cuộc tấn công của VNCH sẽ có bộ binh Mỹ yểm trợ. Nhưng vào tháng 10-1970, quốc hội Mỹ đã có bộ luật cấm quân tác chiến Mỹ hiện diện ở Lào và Cam Bốt. Kế hoạch chiến lược AB cho năm 1971 của VNCH-Mỹ là gia tăng “bình định hóa; hoàn giao trách nhiệm tác chiến lại cho VNCH.” Chúng ta nên chú ý về thời gian tính: Từ sau cuộc hành quân Toàn Thắng 42 đánh qua Cam Bốt, cho đến LS719 đánh qua Lào, chỉ có hơn 6 tháng. Một thời gian ngắn để dự trù và sọan thảo.    
T/s Quangcan hỏi: “Rất mong tiên sinh nkp cho biết/ cho ý kiến về việc tập hợp binh lực của QGP VN để đối phó với chiến dịch Lam Sơn 719 của VNCH + Mỹ.” Trả lời: Những chi tiết của t/s Fanlong74 và của t/s đã tóm tắt gọn những thay đổi vùng trách nhiệm của các đơn vị. Sử liệu đến từ Fanlong74 cho thấy Sư Đoàn 2BB ra đến vùng trách nhiệm mới là vừa đúng sự ước lượng ở trên. Hoa Kỳ ước lượng QGP chuẩn bị tác chiến ở chiền trường Đường 9-Nam Lào là bốn trung đoàn và hai binh trạm; tương đương 14 ngàn quân cùng một số đơn vị Pathet Lào. Nhưng một tài liệu khác làm cho ta chú ý: Trong Lịch Sử Quân Đội Nhân Dân, Tập 2, khi nói về kế hoạch và trận liệt của QĐND chuẩn bị cho LS719, sách viết lúc LS719 khai diễn (8 tháng 2-1971), QGP đang có 60 ngàn quân chuẩn bị “chào” lực lượng VNCH. Tôi đễ những chi tiết này cho quý tiên sinh nhận định.
Một số chi tiết và nguồn/ sử liệu ở bài viết này sẽ được cung cấp trong những chương Đường về Tchepone: Hành Quân Lam Sơn 719” mà tôi sẽ lần lược đăng tải trên diễn đàn.

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Bảy, 2014, 09:09:45 am gửi bởi nkp » Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #23 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 06:31:28 am »

Xin đăng trên diễn đàn Chương 5, "Từ Cam Bốt Đến Hạ Lào."
Chương 1 được t/s Altus bỉnh bút cho đúng với qui luật của VMH. Tôi không quen thuộc tất cả qui tắc toà soạn của VMH,
mong diễn dàn chỉ ra những sơ xuất. Bài viết có nhiều lỗi chánh tả rất ngớ ngẩn. Đó cũng là những khuyếm khuyết của người viết.
Số cước chú nằm trong ngoặc vuông ([..].
Chương 5 nói đến những hoàn cảnh đưa đến HQ LS719.

CHƯƠNG 5: Từ Cam Bốt Đến Hạ Lào.

Những Hoàn Cảnh Đưa Đến Lam Sơn 719
Như có một sự hiểu ngầm với nhau từ trước. Ngay sau ngày Hoa Kỳ bầu cử tổng thống mới, chiến lược và chiến thuật của quân lực Mỹ ở Việt Nam thay đổi ngay. Ngày 20 tháng 1-1969 Richard M. Nixon lên thay Lyndon B. Johnson cho nhiệm kỳ tổng thống 1969-1972. Johnson đã làm tổng thống và quản trị cuộc chiến ở Việt nam hơn năm năm; địa bàn họat động của Binh Đoàn Trường Sơn cũng bị oanh tạc trong suốt thời gian đó. Sau năm năm tổng thống Johnson từ chức; và sau năm năm dội bom, lưu lượng trên đường xâm nhập của BĐTS qua Hạ Lào cũng không thay đổi nhiều, nếu không nói là vẫn đủ sức để phục vụ cuộc chiến. Cuộc chiến ở Việt Nam vào cuối năm 1968, theo một bình luận gia, đang dậm chân tại chổ. Quân sử của Ban Tham Mưu Liên Quân (BTMLQ/ Joint Chiefs of Staff) có nói đến sự bế tắc, nếu không nói là không đạt được mục tiêu, của cuộc chiến vào đầu năm 1969: “Đầu năm 1969 Hoa Kỳ đã tham gia cuộc chiến được ba năm rưởi. Tổng cộng có 30.614 người Mỹ chết, tốn 52,2 tỉ mỹ kim, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn cách xa mục tiêu … như lúc mới tham gia cuộc chiến.” Ban Tham Mưu Liên Quân kết luận như vậy. Sử gia của BTMLQ không quên nói thêm, BTMLQ đã nhiều lần xin Tống Thống Johnson cho họ “nới rộng” chiến lược của cuộc chiến, nhưng đề nghị của BTMLQ không được chấp nhận.[1]  
Chỉ hai ngày sau khi Richard M. Nixon nhiệm chức tổng thống, một tiểu đoàn TQLC Mỹ được phép đánh qua biên giới Lào chừng một cây số. Khoảng ba tuần sau, Hoa Thịnh Đốn cho phép BTLl Không Quân Chiến Lược và BTL MACV soạn một kế hoạch để bí mật oanh tạc các mật khu và căn cứ tiếp liệu của B-2 ở bên trong, và dọc lãnh thổ Cam Bốt. Hành quân Dewey Canyon đánh qua biên giới Lào ngày 22 tháng 2-1969, và chiến dịch dội bom Menu vào Cam Bốt ngày 18 tháng 3-1969, cho thấy vị tổng thống mới sẳn sàng chấp nhận mọi chỉ trích của công luận và quốc hội Mỹ, khi dùng sức mạnh quân sự để đánh phủ đầu đối phương. Tân tổng thống Nixon không quan tâm về công pháp hay hiệp ước quốc tế, hay luật pháp Hoa Kỳ, khi cho lệnh dội bom và tác chiến bên trong lãnh thổ hai quốc gia trung lập — trung lập cho đến khi chánh phủ Nixon không muốn những quốc gia này còn trung lập.[2]
Hành Quân Dewey Canyon đánh từ hướng bắc thung lũng Sông Da Krong về huớng nam đến đầu thung lũng A Shau. Dọc theo biên giới Lào-Việt, từ A Shau đi lên Đường 9 là căn cứ hậu cần 611 của BĐTS, do Binh Trạm 42 phụ trách. Khi tấn công qua biên giới, TQLC Mỹ tìm được một kho tàng quân trang quân dụng chứa ở những tổng kho của Binh Trạm 42. Trong khi sự thành công của chiến dịch Menu dội bom ở Cam Bốt nhiều hay ít thì khó thẩm định (Mục tiêu nơi B-52 oanh tạc, đôi khi cũng có những toán LLDB nhảy xuống để thẩm định thiệt hại, nhưng nếu bom đánh trúng ngay mục tiêu, thì cũng không còn gì để thẩm định.). Kết quả của hành quân Dewey Canyon  làm cho nhiều tư lệnh Hoa Kỳ phấn khởi: Họ tịch thu 100 tấn gạo và phá hủy hơn 500 tấn vũ khí, quân nhu và quân dụng. Các tư lệnh quân sự suy luận, nếu được phép đánh qua biên giới, đánh vào những căn cứ của BĐTS, thì chắc chắn họ sẽ phá hủy nhiều đồ hậu cần hơn. Với đường lối ngoại giao và thái độ của tân tổng thống Richard Nixon, BTL MACV bắt đầu “năn nỉ” Hoa Thịnh Đốn cho phép họ hành quân qua biên giới Cam Bốt và Lào, hay ít ra cho đánh bom bằng B-52 sâu vào nội địa Lào, như những mục tiêu ở Tchepone, Saravane.
Nhiều tuần trước khi Richard Nixon lên nhiệm chức, tài liệu cho thấy BTL MACV đã thảo luận nhiều về đề  tài “đánh qua Lào và Cam Bốt; xin thẩm quyền xử dụng B-52 sâu vào nội địa Lào.” Trước đây (trước khi Nixon nhiệm chức), mọi đề nghị đánh qua nước ngoài đều bị Tòa Bạch Ốc Cam Bốt phủ quyết. Bộ trưởng ngoại giao Dean Rusk và vị đại sứ ở Lào là William Sullivan lúc bấy giờ rất e dè về mọi hành động có thể vi phạm quốc gia trung lập. Dưới nhiệm kỳ của tổng thống Nixon, thái độ của bộ ngoại giao thay đổi. Những buổi họp tình báo cuối tuần ở BTL MACV trước ngày đăng quang của Tổng Thống Nixon, có mặt của đại Sứ Ellsworth Bunker, qua những lần phát biểu ở MACV Đại Sứ Bunker nói từ năm 1967 ông đã đồng ý với đề nghị của tướng William Westmoreland l à  nên đánh qua biên giới … nhưng ông đã bị thẩm quyền ở  bộ ngoại giao “đá đít” ông về đề nghị như vậy. Nhưng từ đầu năm 1969, Đại Sứ Bunker nghỉ thẩm quyền Hoa Thịnh Đốn sẽ nới lỏng về những vi phạm quân sự qua biên giới. [3]  Cũng trong những tháng đầu tiên của năm 1969, khi Đô Đốc John S. McCain đến thăm BTL MACV, Đại Tướng Abrams thúc ông đô đốc xin BTMLQ cho ông rộng tay với các cuộc hành quân vượt biên và thêm phi vụ B-52 đánh vào những căn cứ hậu cần. Cũng trong nhiều lần nói chuyện với Đô Đốc McCain; với tham mưu trưởng BTMLQ Earl Wheeler; với bộ trưởng quốc phòng Melvin Lair, tướng Abrams nhắc tới lui nhiều lần tên của năm căn hậu cần 604, 611, 609, 352, và 701: MACV muốn được phép tấn công vào những căn cứ đó. Căn cứ 604 là bản doanh của Binh Trạm 33 ở Tchepone; 611 là Binh Trạm 42 ở A Shau như đã đề cặp; 609 là Binh Trạm 35 v à 37 ở Bản Bạc phụ trách tiếp liệu cho B-3; các căn cứ 350-354 và 701 là những căn cứ hậu cần bên trong nội địa Cam Bốt, phụ trách tiếp liệu cho bộ tư lệnh lớn nhất miền nam, BTL B-2 (B-2 có quân ở 32 tỉnh trong 44 tỉnh của VNCH). Với sự có mặt thường xuyên của Đại Sứ Bunker ở MACV, bộ ngoại giao biết chuyện hành quân qua Lào và chiến dịch dội bom bí mật ở Cam Bốt trước khi xảy ra, và đã đồng thuận với quyết định của Ngũ Giác Đài và Tòa Bạch Ốc.[4]  Cuộc dội bom bí mật ở Cam Bốt được chấp thuận vài tuần sau cuộc hành quân Dewey Canyon. Ngày 19 tháng 2-1969, Cố Vấn Anh Ninh Quốc Gia Henry Kissinger đề nghị Tổng Thống Nixon cho phép MACV và BTL Không Quân Chiến Lược được phép (nhưng bí mật) dội bom những hậu cần của B-2 bên trong nội địa Cam Bốt.[5]  Sau khi chiến dịch dội bom bí mật được thực hiện, BTL TBD và BTL MACV tiếp tục “nới rộng chiến lược” bằng những cuộc hành quân khiêu khích, táo bạo bên kia biên giới, hay dọc theo biên giới. Những cuộc hành quân của Hoa Kỳ và VNCH đánh sâu vào địa bàn và căn cứ hậu cần của CSVN trong hai năm 1969-1970, cho thấy Hoa Kỳ muốn tận dụng khả năng đang có trong tay để đánh gục, hay ít ra gây khó khăn cho CSVN. Phải đánh vài trận lớn trước khi không còn quân — hay tiền — để đánh. Thẩm quyền Mỹ đã thông báo giới chức ở Việt Nam là ngân sách chiến tranh ở Đông Nam Á sẽ bị cắt giảm; quân tác chiến sẽ được rút ra khỏi chiến trường theo thời khóa biểu, bất kể tình hình chiến sự đang xảy ra.[6]  Sau Hành Quân Dewey Canyon, trong sáu tháng còn lại của năm 1969, Hoa Kỳ và VNCH trở lại lục soát những căn cứ của BĐTS dọc theo biên giới Lào và Cam Bốt. Tiếp sau đó là những cuộc giao tranh đẩm máu ở Ben-Het; ở A Shau, tiêu biểu là trận Động Ấp Bia — còn gọi là “Hamburger Hill/ Đồi Thịt Bầm/ Đồi 937” trong một ý nghĩa khác. Đây là một trận “nhỏ” trong ý nghĩa thiệt hại. Hoa Kỳ bị chết khoảng 46 quân nhân trong trận đánh chín ngày, nhưng đây là năm 1969, một năm đầy phản chiến ở nội địa Mỹ, BTL MACV được lệnh phải giới hạn tối đa thiệt hại về nhân mạng để bớt gây phẩn nộ trong quần chúng. Chỉ vài năm trước đó, quân đội Mỹ có hơn 200 tử thương một tuần trong ba năm liên tục.[7]  Ở đây, trong tương quan giữa chương trình “Việt Nam Hóa,” và hai cuộc hành quân qua Cam Bốt và Hạ Lào, số thương vong của quân đội Mỹ hàng tuần được nhìn như một kết quả trực tiếp của chương trình “Việt Nam Hóa.” Với tất cả sự phi lý của một chiến lược, BTL MACV suy luận nếu lính Mỹ chết càng ít, thì quân lực VNCH gánh vác cuộc chiến càng nhiều. Trong chiều hướng suy luận đó, BTL MACV sẽ mở thêm nhiều cuộc hành quân lớn trong những năm sau cùng của cuộc chiến. Chỉ là, trong những cuộc hành quân lớn lần tới, đa số “màu da tử sĩ” sẽ là lính VNCH.[8]    

Cứớc Chú:
 [1] The Joint Chiefs of Staff and the War in Vietnam, 1969-1970, tr. 1. Đây là tài liệu giải mật đầu tiên của Ban Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ (US Joint Chiefs of Staff) về chiến tranh Việt Nam. Tài liệu ghi lại hoạt động của BTMLQ trong tương quan với Việt Nam từ năm 1945 đến 1975.
 [2] Trước khi đánh qua Lào (trong cuộc hành quân Dewey Canyon 1969) và sau đó dội bom bí mật ở Cam Bốt 1969, giới chức Mỹ đã gặp và bàn luận với các yếu nhân của Lào và Cam Bốt về kế hoạch của họ. Từ mùa Xuân năm 1969 quân đội QĐND/QGP tấn công nhiều nơi ở Thượng Lào và những điểm chiến lược như Bình Nguyên Bolovens và Attepeu, đã làm cho thủ tướng Souvanna Phouma lo sợ và cho phép Hoa Kỳ “đánh qua đất Lào được, nhưng đừng lâu quá …” (FRUS, Vietnam 1969-1976, vol. VII, July 1970-January 1972, Document 93)  Còn trường hợp ở Cam Bốt thì như chúng ta đã biết: Vị sĩ quan thân Mỹ Lon Nol đảo chánh quốc vương Sihanouk, và sau đó khóa cửa cảng Sihanouk — một đường tiếp tế quan trọng cho B-2 và B-3. Kho chứa hàng của Binh Trạm 42 nằm chừng 500 mét bên kia biên giới, dọc theo tỉnh lộ 922, chạy song song với Sông Da Krong. Từ tỉnh lộ 922 đoàn xe xâm nhập dùng đường 548 để vào tỉnh Kontum và từ đó tiếp tế cho mặt trận Tri-Thiên-Huế. Kho hàng của Binh Trạm 42 trong căn cứ hậu cần 611 lớn không tưởng tượng: 12 cây đại bác 122 ly (lần đầu tiên thấy ở chiến trường) với 7.000 đạn; 88.000 đạn súng cối, 60, 82, và 120 ly. Trong những cuộc hành quân tiếp theo sau đó vài tuần, số vũ khí tịch thu được còn nhiều hơn gấp ba,bốn lần ở những kho chứa hàng khác trong thung lũng A Shau. Về số vũ khí tịch thu được ở Căn Cứ Hậu Cần 611, đọc The Abrams Tapes, tr. 129, 123; Về tiểu đoàn TQLC đánh qua sông Da Krong, The U.S. Marine in Vietnam: Hight Mobility and Standdown, 1969. tr. 3-20.    
[3]  Lewis Sorley, The Abrams Tapes, tr. 163. Nguyên tác câu nói “bị đá đít” của Đại Sứ Bunker, “I got my ass kicked for the suggestion [to go into Laos] …”
[4]  Đại Sứ Wiliam H. Sullivan bị thay thế ở Lào. Tân Đại Sứ G. McMurtrie Godley thân thiện với kế hoạch quân sự của MACV hơn Sullivan.  
[5] Trong thông văn gởi cho Nixon và đề nghị tổng thống chấp thuận, Kissinger cho biết BTL MACV và Đại Sứ Bunker đề nghị dội bom Cam Bốt từ ngày 12 tháng 2-1969. Tổng Thống Nixon chấp thuận đề nghị của Kissinger khi đang rời phi trường, trên đường công du Âu Châu. Foreign Relations of the United States (FRUS), 1969-1976, volume 1, Vietnam, January 1969-July 1970, Document 22.  
[6]  Trong kế hoạch rút quân của Mỹ, những đơn vị nào đã có lịch trình giải tán để rời chiến trường Việt Nam, thì đơn vị đó rút đi đúng ngày, bất kể chuyện gì đang xảy ra. Trường hợp điển hình là hai Toán Cố Vấn 158 và 162 (Team 158 là Toán MAC-SOG, cố vấn cho Phòng 7, Nha Kỹ Thuật và Sở Liên Liên Lạc VNCH; Team 162 cố vấn cho Sư Đoàn Nhảy Dù VNCH.). Toán 158 giải nhiệm và rời chiến trường ngày 31 tháng 3-1972; Toán 158, ngày 15 tháng 7-1972. Tháng 3 và tháng 7 là bắt đầu, và là cao điểm của trận “Mùa Hè Đỏ Lửa” 1972. Năm 1969-1970 ngân sách quốc phòng nghiêm nhặt đến độ phi vụ B-52 phải được chấp thuận trước hàng tháng; mỗi tháng phải xin thẩm quyền cho phi vụ mới. Lewis Sorley, sđd, tr. 436.    
[7]  Năm 1967 Mỹ có 9.317 chết; năm 1968, 14.589; và năm 1969, 9.414. 33.320 tử thương trong ba năm. Mùa Xuân 1968, Mỹ có 543 tử thương một tuần. Peter Braestrup, ed., Vietnam as History, Eppendices. Số tử thương hàng tháng của Hoa Kỳ, Herbert Y. Schandler, Lyndon Johnson and Vietnam: The Unmaking of a President, tr. 354.  
[8]  Việt Nam Hóa cuộc chiến ở Việt Nam chỉ là một kế hoạch “đổi màu da tử sĩ,” lời phát biểu của Thượng Nghị Sĩ Eugene McCarthy, ứng cử viên tổng thống đối lập năm 1968. Trích theo Seymour Hersh, The Price of Power: Kissinger in the Nixon White House, tr. 310.  




Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #24 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 06:47:08 am »

Xin đăng trên diễn đàn Chương 5, "Từ Cam Bốt Đến Hạ Lào."
Chương 1 được t/s Altus bỉnh bút cho đúng với qui luật của VMH. Tôi không quen thuộc tất cả qui tắc toà soạn của VMH,
mong diễn dàn chỉ ra những sơ xuất. Bài viết có nhiều lỗi chánh tả rất ngớ ngẩn. Đó cũng là những khuyếm khuyết của người viết.
Số cước chú nằm trong ngoặc vuông ([..].
Chương 5 nói đến những hoàn cảnh đưa đến HQ LS719.

CHƯƠNG 5: Từ Cam Bốt Đến Hạ Lào.

Tình Hình Quân Sự 1969-1970
Nếu VNCH và Hoa Kỳ muốn thắng cuộc chiến ở Việt Nam, thì hai năm 1969-1970 là cơ hội cuối cùng để thực hiện ý định. Hoa Kỳ và VNCH thấy được cơ hội đó, nhưng không thực hiện được ý định. Đến mùa thu năm 1969 tình hình quân sự ở miền nam nghiêng lợi thế về cho VNCH và Hoa Kỳ.
   Sau cuộc tổng tấn công-tổng khởi nghĩa năm Mậu Thân 1968, QĐND/QGP bị thiệt hại nặng về nhân sự, và gặp khó khăn về mọi mặt. QĐND/QGP phải chống đở nhiều chiến dịch đánh phá từ VNCH và Hoa Kỳ. Chiến Dịch Phụng Hoàng; CORDS; Xây Dựng Nông Thôn; Commando Hunt; và Market Time. Một mặt, đường tiếp liệu từ Lào vào các mặt trận ở miền nam trở nên khó khăn và tốn kém với chiến dịch dội bom Commando Hunt; những cuộc càn quét của chiến dịch Market Time (Market Time là hành quân đường biển/ sông, để ngăn chận QĐND/QGP xâm nhập, chuyên chở qua đường thủy), làm cho vấn đề xâm nhập qua đường biển vào cảng Sihanoukville (Kompong Som) gần như bế tắt. Lưu lượng xâm nhập trong hai năm 1969-1970 chỉ còn đủ để dưỡng quân; không còn tác chiến được. Năm 1969-1970 cũng là thời gian Quân Ủy Trung Ương ở Hà Nội và Trung Ương Cục Miền Nam (TƯCMN) chỉnh đốn và phối trí lại chiến lược và chiến thuật ở miền nam để đối phó với tình hình mới. Chiến lược mới của Trung Ương Cục Miền Nam bây giờ là kế nghi binh, tạo ra một ấn tượng như mặt trận quân sự đang chờ sự hướng dẩn của mặt trận chính trị QĐND/QGP đang hội họp Ba Lê. Về chiến thuật, TƯCMN chỉ thị tách ra từng lực lượng nhỏ, dể di chuyển, dể lẩn tránh, nhưng đồng thời cũng dể tấn công nếu cần. Trong thời gian nghi binh và đánh nhỏ, quân đội QĐND/QGP dưỡng quân. Những đợt di chuyển quân từ Hạ Lào ngược về hậu phương Thanh Hóa là một thí dụ cho thấy quân đội QĐND/QGP đang thay đổi chiến thuật trong một chiến lược mới.
Tháng 7-1969 Hoa Kỳ tịch thu được một tài liệu mật có tên là Nghị Quyết 9, do Trung Ương Cục Miền Nam lưu hành. Căn cứ vào nội dung, đây là một huấn nghị cho tất cả bộ chỉ huy/ bộ tư lệnh dưới quyền của Trung Ương Cục Miền Nam. Tin tình báo từ VNCH và Mỹ cho biết Quyết Nghị 9 là một trong những quyết nghị quan trọng nhất của cuộc chiến cho đến thời điểm đó. Trong Nghị Quyết 9 là những huấn thị về chiến thuật và chiến lược mới, để đương đầu với VNCH và Hoa Kỳ. Theo Đại Tá Hoàng Ngọc Lung, Nghị Quyết 9 của TƯCMN đưa ra từng chi tiết rất rõ ràng để đối phó chiến thuật và chiến lược trong thời tới. [1]  Huấn thị khẳn định (a) quân đội QĐND/QGP khổng thể thắng ở chiến trường Việt Nam nếu còn sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ. (b) lại càng không thể giả định có thể thắng VNCH và đồng minh bằng một trận đánh lớn — Trận Mậu Thân 1968 là một thí dụ cho sự sai lầm đó. (c) Giới hạn cấp số những trận đánh chỉ  t ừ  cấp tiểu đoàn trở xuống; quân chia ra từng toán nhỏ, chủ yếu gây thương tích cho quân nhân Mỹ bằng lối đánh đặc công; và đánh phá kế hoạch Việt Nam Hóa đang khai triển và thực thi. (d) Trở lại chiến thuật trường kỳ kháng chiến trong khi chờ quân đội Hoa Kỳ rút đi.
Nhìn trên quan điểm chiến lược, Nghị Quyết 9 là một thay đổi rất hợp lý cho QĐND/QGP trong thời điểm khó khăn ở chiến trường miền nam trong hai năm 1968-1969. Trung Ương Cục Miền Nam chịu không nổi với những thiệt hại quá nặng: Chỉ trong 11 tháng của năm 1969, QĐND/QGP đã có 153.800 tử thương; 42.000 ngàn hồi chánh; và 30.000 quân cán quá yếu, phải đưa về hậu phương miền bắc bồi dưỡng. [2]

Từ Cam Bốt Đến Hạ Lào
Năm 1970 Mỹ — mà đại diện là Tổng Thống Nixon [3] — bạo dạn hơn với những kế hoạch quân sự. Đầu năm 1970 kế hoạch tấn công vào căn cứ tiếp liệu và bản doanh của TƯCMN bên trong đất Cam Bốt được nói đến trong những dự thảo hành quân của MACV và VNCH, cho chương trình năm 1970. Đầu tháng 3-1970, khi thấy tình hình chính trị của Cam Bốt đã chín mùi cho một cuộc đảo chánh (đảo chánh quốc vương Sihanouk), Đại Tướng Abrams hỏi Đại Tướng Cao Văn Viên về những kế hoạch hành quân tương lai, đánh vào mật khu hậu cần của TƯCMN ở đất chùa tháp. Tướng Viên trả lời là một vài đơn vị VNCH đã đột kích nhiều mục tiêu bên trong Cam Bốt. Mục tiêu gần nhất là vài cây số; xa nhất là 10 cây số.
Kế hoạch đánh qua Cam Bốt trở thành chuyện đương nhiên khi Đô  Đốc John McCain của BTL TBD đề nghị với tham mưu trưởng Ban Tham Mưu Liên Quân Earle Wheeler phải đánh qua Cam Bốt. Nhận xét từ những thẩm quyền ngoại giao và quân sự khác càng làm cho Đại Tướng Abrams háo hức hơn: Đại Sứ Bunker tuyên bố, nếu mật khu và căn cứ hậu cần của QĐND/QGP vẫn còn ở Cam Bốt, thì người Mỹ phải còn ở Việt Nam vô hạn định. Đại Tướng Bruce Palmer, tư lệnh phó của Abrams (và là bạn cùng khóa võ bị West Point với Abrams và Westmoreland) nói, những căn cứ hậu cần nằm sát biên giới của QĐND/QGP, tương tự như một nòng súng kề vào đầu nền an ninh của VNCH. [4] Cuối tháng 3-1970, chuyện đánh qua Cam Bốt được coi như chuyện đã rồi. Đầu Tháng 5-1970, Hành Quân Rockcrusher (Mỹ) và Toàn Thắng 46 (VNCH) khai diễn. Hành quân đánh qua Cam Bốt xảy ra đúng ý còn hơn là BTL MACV và BTTM VNCH đã dự kiến. Cuộc tấn công dể dàng đến độ MACV và BTTM VNCH tự hỏi, tại sao hành quân qua Cam Bốt không xảy ra sớm hơn. Cuộc hành quân đến ngày thứ năm thì coi như bế mạc: quân QĐND/QGP bỏ căn cứ, băng qua sông Cửu Long, rút về hướng tây. Trong tháng đầu hành quân, số lượng quân trang quân dụng tịch thu được nhiều đến độ những ước tính của CIA trước đó trở thành vô dụng. Hàng tiếp liệu của Trung Cộng đến cảng Sihanoukville đủ để nuôi cả B-2 và B-3. Chưa bao giờ quân đội VNCH chiến thắng dể dàng như vậy. Ở ba mặt trận tại căn cứ Ba Thu, Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu, với địa hình bằng phẳng, quan sát được hết tầm mắt, quân VNCH và Hoa Kỳ dàn quân hàng ngang và tấn công thẳng vào căn cứ. Với hỏa lực hùng hậu yểm trợ thẳng vào mục tiêu, Quân VNCH và Mỹ không gặp kháng cự nào đáng kể trong cuộc Hành Quân Toàn Thắng 42-46/ Rockcrusher. [5] Truyền tin bắt được từ BTL TƯCMN ra lệnh cho các đơn vị ở chiến trường B-2/ Cam Bốt “tránh kháng cự, rút quân khỏi mặt trận để bảo toàn lực lượng.” [6] Một cuộc hành quân quá dể; một chiến thắng không tốn kém nhiều so với kết quả. Tuy nhiên, chính sự chiến thắng quá dể đó đã để lại một ấn tượng sai lầm trong đầu những sĩ quan sọan thảo Hành Quân Lam Sơn 719 về sau.
   Sau cuộc hành qua Cam Bốt, vào trung tuần tháng 9-1970, MAC-SOG cho một đại đội xung kích đột nhập vào căn cứ tiếp liệu 609 thuộc Binh Trạm 35 ở Bản Bạc, cách biên giới Việt Nam 90km. Đây là một loại binh trạm tổng kho, hàng tiếp liệu chứa ở đây còn còn nhiều hơn ở Binh Trạm 42. Hạ tuần tháng 11 năm 1970, BTMLQ trực tiếp ra lệnh cho MAC-SOG  đột nhập một trại tù binh Mỹ ở Sơn Tây, cách Hà Nội không hơn 40 km.
Đến cuối năm 1970 Tổng Thống Richard Nixon đang say men chiến thắng: Dội bom và tấn công Cam Bốt; đột kích vào đất Lào và Sơn Tây … với tất cả những khiêu khích quân sự đó, Nixon chỉ bị công luận ở trong và ngoài nước phản đối một cách lấy lệ — trừ một số thượng nghị sĩ đối lập đang dự thảo một bộ luật giới hạn lại quyền tuyên chiến của tổng thống. Một phiền toái chánh trị chưa gây trở ngại cho Tổng Thống Nixon lúc đó. Được dịp làm tới: Nixon giao cho hai người phụ tá thân cận điều động và liên lạc với BTMLQ về một kế hoạch hành quân mới.  

Hoa Kỳ và Kế Hoạch Hành Quân Lam Sơn 719
Giữa tháng 12-1970 Đô Đốc John McCain gởi Đại Tướng Creighton Abrams một điện văn, đề nghị MACV soạn một số kế hoạch hành quân cho năm tới. Điện văn ngày 15 tháng 12-1970 là một trong bốn điện văn BTL TBD  (McCain) gởi BTL MACV (Abrams) từ ngày 6 tháng 12. Điện tín ngày 15 tháng 12 thông báo MACV nên tiếp tục sọan thảo hành quân qua Cam Bốt, Lào, và bắc Việt Nam như đã thảo luận từ trước. Bộ tư lệnh TBD sẽ gởi kế họach của MACV thẳng về BTMLQ. Ở đọan văn sau cùng của điện tín, McCain nói mùa khô của năm 1970-71 sẽ là thời gian cuối cùng quân lực Hoa Kỳ còn đủ quân để yểm trợ cho VNCH hành quân lớn ở nhiều mặt trận cùng lúc. Đô Đốc McCain nhấn mạnh đây là cơ hội cuối cho VNCH hành quân qua Lào và Cam Bốt một lần nữa. Điện văn đề nghị VNCH phải hành quân trở lại chiến trường Cam Bốt. Về phương diện hành quân, điện văn ngày 15 tháng 12-1970 là một quân lệnh. Và nếu như vậy, kế hoạch Hành Quân Lam Sơn 719 (LS719) được sọan thảo và thực hiện quá vội — vì như đã xảy ra, ngày 8 tháng 2-1971 là ngày băng qua biên giới Lào. Như vậy chỉ có 53 ngày từ thông báo sọan thảo đến ngày hành quân. [7]
   Ở trên cấp của Đô Đốc McCain, ngày 5 tháng 11 trước đó, Tham Mưu Trưởng BTMLQ yêu cầu Đô Đốc McCain trình lên BTMLQ kế hoạch hành quân trong sáu tháng tới. Ba ngày sau McCain trả lời ông dự định hai kế hoạch hành quân cho năm 1971, (a) Mỹ sẽ yểm trợ cho quân đội bốn quốc gia, Thai, VNCH, Cam Bốt và Lào gia tăng hành quân lục soát, đánh phá căn cứ  cộng sản trong biên giới riêng biệt của họ; và nếu (b) Hoàng Gia Lào tuyên bố hủy bỏ Hiệp Định Trung Lập 1962 của Lào, thì bốn quốc gia có tên trên cùng đánh vào vùng Hạ Lào để cắt đHCM. [8] Theo quân sử BTMLQ, đến đầu tháng 12-1970 Tòa Bạch Ốc chỉ chú tâm đến ba kế hoạch đang được nghiên cứu: (a) Hành quân lớn, gồm hai hay là ba sư đoàn VNCH đánh vào Hạ Lào; (b) Quân lực VNCH, với yểm trợ không lực của Mỹ, đánh trở lại Cam Bốt; và (c) LLĐB VNCH thực hiện những hành quân đột kích bí mật trên đất bắc. [9]  Điều đáng lưu ý ở đây là BTL TBD và BTMLQ chỉ cho phép MACV bắt đầu sọan thảo LS719 từ đầu tháng 12-1970. Không những như vậy, MACV cùng lúc phải soạn luôn một kế hoạch hành quân trở lại Cam Bốt lần thứ nhì. Vì BTMLQ hoặc Tòa Bạch Ốc muốn có chọn lựa một trong hai hành quân, hay là cả hai. Nghĩa là quân lực VNCH sẽ đánh hai mặt trận một lúc nếu Tòa Bạch Ốc quyết định như vậy. Kế hoạch đánh hai mặt trận ngoại biên cùng một lúc phải là ý định của Tòa Bạch ốc, chứ không thể đến từ McCain hay Abrams. Ở đây họ chỉ theo lệnh đến từ Đô Đốc Thomas Moore, tham mưu trưởng BTMLQ; và Moore thì bị áp lực từ Henry Kissinger và Chuẩn Tướng Alexander Haig từ Tòa Bạch Ốc. Mặc dù hai vị tư lệnh McCain và Abrams rất phấn khởi về khả năng của quân lực VNCH sau trận Cam Bốt 1970. Nhưng phải đánh hai mặt trận ở cách xa biên giới cùng lúc thì đó là một ước muốn quá lạc quan từ thẩm quyền Hoa Thịnh Đốn. Chúng ta có thể suy luận Đô Đốc McCain và Đại Tướng Abrams không “xúi” VNCH đánh vào Tchepone một mình; còn kế hoạch đánh hai mặt trận cùng lúc thì lại càng không thể đến từ McCain và Abrams. Khi kế hoạch “Việt Nam Hóa” vừa mới khai diễn được một năm, khi thấy quân lực VNCH được bàn giao quá nhiều nhiệm vụ, Đốc Đốc MCCain khuyến cáo Abrams đừng nên cho VNCH “ăn” nhiều quá có thể bị khó tiêu. Và Đại Tướng Abrams thì biết rõ Tchepone là một tổ ông vò vẽ khi đụng vào. [10] McCain và Abrams đều muốn đánh vào căn cứ hậu cần 604 ở Tchepone. Nhưng họ muốn thấy quân tác chiến Hoa Kỳ đi cùng — hay ít ra là có cố vấn Mỹ hỗ trợ như trong cuộc hành quân Rockcrusher/ Toàn Thắng 46. Đến đầu tháng 12-1970 khi kế hoạch hành quân trở ngược lại Cam Bốt và qua Hạ Lào được sọan thảo, vai trò của quân tác chiến Hoa Kỳ không có trong kế hoạch. Như vậy thẩm quyền nào đã đốc thúc kế hoạch hành quân Cam Bốt lần thứ nhì và LS719? [11]
Henry A. Kissinger và Chuẩn Tướng Alexander M. Haig (Haig là phụ tá chánh Kissinger) cho  đều nói họ không phải là cha đẻ của kế hoạch Hành Quân LS719. Henry A. Kissinger nói ông hoàn toàn không có liên hệ gì đến kế hoạch LS719. Trong hồi ký White House Years, Kissinger ví kế hoạch Hành Quân LS719 như một đứa trẻ mồ côi không cha. “Thành công thì có nhiều người cha; nhưng thất bại là một đứa con không người nhận,” Kissinger giải thích. [12] Có thể Kissinger không phải là cha đẻ của LS719, nhưng sử liệu cho thấy ông có tham dự và đốc thúc BTL MACV, TBD và BTMLQ soạn thảo kế hoạch LS719.
   
Cứớc Chú
[ 1] Hoàng Ngọc Lung, The General Offensives of 1968-69 (Center of Military History, Indochina Monograph, 1981), tr. 154. Đại Tá Lung là chỉ huy trưởng Phòng 2 BTTM, 1971-1975. Nghị Quyết 9 dài 41 trang, và MACV nhờ Phòng 2 BTTM dịch ra tiếng Anh tường tận cho họ. Trong hai tháng 9 và 10-1969, Đại Tướng Cao Văn Viên và Đại Tá Phạm Ngọc Thiệp đích thân đến họp ở BTL MACV, trao đổi về nội của Nghi Quyết 9. Đại Tá Thiệp chỉ huy Phòng 2 BTTM năm 1968-1971. Đọc Lewis Sorley, The Abrams Tapes, tr. 316-318.
[2 ] Tổn thất cho nguyên năm 1969 của quân đội QĐND/QGP ở chiến trường miền nam là 172.000 chết, và 47.023 hồi chánh (trong đó 28.054 là lính tại ngủ). Lewis Sorley, sđd, tr. 387. Về thiệt hại ở một số mặt trận, đọc Thượng Tướng Đặng Vũ Hiệp, Ký Ức Tây Nguyên, tr. 131-141, 367; Đại Tướng Mai Chí Thọ, Theo Bước Chân Lịch Sử, tr. 168-174; Thượng Tướng Nguyễn Nam Khánh, Miền Trung Những Tháng Ngày Không Quên, tr. 417-417; Thượng Tướng Trần Văn Trà, Kết Thúc Cuộc Chiến 30 Năm, Tập 5, tr. 190.
[3 ] Từ tháng 3-1970, Phòng báo chí MACV cho biết quân lệnh liên hệ đến chiến trường Lào và Cam Bốt sẽ do Tòa Bạch Ốc gởi đến MACV và không qua Bộ Quốc Phòng hay Ngũ Giác Đài nữa (Ngũ Giác Đài ở đây là Tham Mưu Trưởng Ban Tham Mưu Liên Quân). Tòa Bạch Ốc cũng chịu trách nhiệm thông báo cho Bộ Ngoại Giao về vấn đề quân sự ở Cam Bốt và Lào. Nói một cách khác, Tòa Bạch Ốc sẽ ra lệnh trực tiếp cho MACV vế quân sự và chính trị. Lewis Sorley, sđd, trang 383.  
[4]  Lewis Sorley, A Better War, tr. 200.
[5]  Trong một trận tống công, thiết kỵ dàn mặt trận ngang sáu cây số; cách 25 mét là một thiết giáp/ xe tăng, và đánh trực diện. Đọc Đại Tướng Donn A. Starry, Mounted Combat in Vietnam, tr. 172.  
[6]  Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, The Cambodian Incursion, tr. 95. Về số lượng vũ khí tịch thu, và thiệt hại đôi bên ở Cam Bốt, đọc tr. 193-194. Đây là quyển quân sử chi tiết và rõ ràng nhất về cuộc Hành Quân Toàn Thắng 42-46/ Rockcrusher 1970.
[7]  Điện tín 150512Z Dec 70, McCain CINCPAC gởi Abrams COMUSAMACV. Điện tín đầu tiên về đề tài này gởi ngày 6 tháng 11. Abrams Special Collection, Army War College, Carlisle, Pennsylvania.
[8]  The Joint Chiefs of Staff and the War in Vietnam, 1970-1971, tr. 2. Điện tín 15006 của BTMLQ gởi CINCPAC 071926Z, Nov 1970; CINCPAC trả lời BTMLQ, 100556Z, Nov 1970.
[9]  Từ tháng 3-1970 các toán LLĐB Mỹ-Việt đã đột kích vào miền bắc (tối đa 30 cây số từ biên giới/ vĩ tuyến 17) 14 lần, trong đó chỉ có chín lần thành công. Thông văn của Kissinger gởi Nixon, FRUS 1969-1976, Vol VII, Vietnam July 1970 – January 1972, Document 80.  
[ ] Đụng vào “tổ ong vò vẽ,” đọc phụ chú số 25, Chương 2 trong sách; “ăn nhiều quá khó tiêu …” điện tín của Abrams gởi Đại Tướng Earle Wheeler, MAC 15405, 291300Z Nov 1969, trích theo Sorley, tr. 230.
[11]  Có một bí mật nào đó trong giai đọan đầu sọan thảo LS719 mà chúng ta chưa biết rõ: Kế hoạch đánh qua Hạ Lào đã được BTMLQ, MACV và BTL TBD nói đến nhiều lần từ tháng 11-1970. Nhưng đến ngày 22 tháng 12-1970 Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird mới được thông báo trong một buổi họp với Tổng Thống Nixon. Bộ Trưởng Ngoại Giao William Rogers cũng không được loan báo cho đến sau ngày 24. Như vậy Bộ Trưởng Quốc Phòng Laird đã bị lọai ra khỏi hệ thống quân giai với BTL MACV, BTL TBD và BTMLQ. Đọc The Joint Chiefs of Staff and the War in Vietnam, tr. 447, chú thích 7.
[12 ] Henry A. Kissinger, White House Years, tr. 1004-1005.



Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #25 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 07:08:56 am »

CHƯƠNG 5: Từ Cam Bốt Đến Hạ Lào.

[Tiếp theo #24]

Tài liệu đến từ BTMLQ; CIA; Tòa Bạch Ốc; và MACV cho thấy ông Cố Vấn Anh Ninh Quốc Gia cho Tổng Thống Nixon có “bàn tay” trong kế hoạch LS719. Như là cố vấn an ninh quốc gia cho tổng thống, Kissinger suy luận năm 1972 là năm bầu cử tổng thống. Chiến trường ở Việt Nam phải yên tỉnh để được phiếu cử tri. Đánh vào Tchepone đầu năm 1971 sẽ gây nhiều phiền toái và làm QĐND/QGP “bận tâm” đến sau cuộc bầu cử tháng 11-1972. Đó là một kế hoạch xa (lúc đó mới cuối năm 1970), nhưng trong vai trò cố vấn, Kissinger có nhiệm vụ nghĩ xa. Những kế hoạch Kissinger đề nghị với Tổng Thống Nixon từ đầu năm 1969 đến lúc đó, đều thực hiện được như ý và thành công (bí mật dội bom Cam Bốt; thương lượng bang giao với Trung Cộng; hội hợp bí mật với Hà Nội …). Đề nghị của Kissinger rất được Nixon cân nhắc. Kế hoạch LS719 cũng nằm trong quyền hạn của Kissinger, trong ý nghĩa đó một chiến thuật quân sự để hỗ trợ chính trị.
   Theo nhật ký của tham mưu trưởng Tòa Bạch Ốc H.R. Haldeman, Kissinger là người đề nghị và điều khiển những buổi họp liên quan đến kế hoạch LS719. Haldeman ghi trong nhật ký, ngày 23 tháng 12 Kissinger muốn nói chuyện với tham mưu trưởng BTMLQ Đô Đốc Thomas Moorer và Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird trước mặt Tổng Thống Nixon về Hành Quân LS719. Lý do phải có mặt tổng thống, vì Kissinger muốn thấy Nixon ra lệnh hành quân trực tiếp cho hai thẩm quyền Ngũ Giác Đài và Bộ Quốc Phòng. “Kissinger nhờ tổng thống ra lệnh trước mặt cho Bộ Trưởng Laird và giới quân sự [Đô Đốc Moorer] thi hành kế hoạch. … Vì họ sẽ không thi hành nếu tổng thống không ra lệnh thẳng,” Haldeman viết thêm. [1] Một chi tiết khác cho thấy Kissinger trực tiếp tham dự tiến trình soạn thảo kế hoạch LS719. Ngày 11 tháng 12 Kissinger sai phụ tá Haig qua Cam Bốt và Việt Nam để bàn luận trực tiếp với BTL MACV và Đại Tuớng Abrams. Từ Sài Gòn, tướng Haig gởi về Kissinger một điện tín, tóm tắt sơ thảo những kế hoạch hành quân của MACV cho năm 1971. Trong điện tín Haig cho biết MACV và BTTM VNCH đồng ý về ba kế hoạch lớn cho năm 1971: (a) Tiến quân theo Đường 7, đánh vào căn cứ hậu cần của hai Sư Đoàn 7 và 9 QĐND/QGP ở đồn điền Chup, Kratie và Kampong Cham; (b) Dùng hai sư đoàn tiến theo Đường 9 đánh vào Tchepone; và  (c) đột kích vào đất bắc. Chuẩn Tướng Haig còn nói rõ, Đại Tướng Cao Văn Viên và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã thông qua kế hoạch (a) và (b) với MACV. Hai ngày sau, Kissinger tóm lược lại điện tín của Haig và gởi Tổng Thống Nixon với đề nghị đồng thuận. [2] Ngày 23 tháng 12, trong buổi họp tại Tòa Bạch Ốc dưới sự có mặt của Bộ Trưởng Laird và tham mưu trưởng BTMLQ Mooere, lần đầu tiên Nixon nói chi tiết về báo cáo và đề nghị của Haig (mà thật sự là đến từ Kissinger). Cũng trong buổi họp đó, Nixon ra lệnh tiếp tục hai kế họach hành quân như đã đề nghị.
   Trong vấn đề ai là “cha đẻ” của kế hoạch Hành Quân LS719, vai trò của Chuẩn Tướng Alexander Haig không thể không nói đến. Haig cũng có thể là người đề nghị đánh qua Tchepone với một tiếng nói nhiệt tình. Tác giả quân sử Lewis Sorley trong một tác phẩm về chiến tranh Việt nam, nghĩ tướng Haig và một số cộng sự viên trẻ ở Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (HĐANQG) đẻ ra kế hoạch hành quân qua Hạ Lào. [3] Sự sốt sắng đi qua lại Sài Gòn trong thời gian hành quân LS719 có thể là một dấu hiệu về sự liên hệ nguyên thủy của Chuẩn Tướng Haig trong kế họach LS719. [4]

LS719 Nhìn Từ Tòa Bạch Ốc
Sau khi nhận được điện văn của Đô Đốc McCain cho phép tiến hành sọan thảo kế họach LS719, ngày 18 tháng 12-1970 (một ngày sau ngày Chuẩn Tướng Haig rời Sài Gòn) Đại Tướng Abrams gởi về BTL TBD kế hoạch hành quân qua Lào và Cam Bốt của MACV. BTL TBD chấp thuận kế hoạch và gởi về cho Đô Đốc Thomas Moorer của BTMLQ. Ngày 23 cùng tháng, Tổng Thống Nixon ra lệnh Moorer và Bộ Trưởng Laird thi hành kế hoạch trên nguyên tắc. “Trên nguyên tắc” ở đây có nghĩa Tòa Bạch Ốc có quyền hoản lại, hay không xử dụng kế hoạch, hay thay đổi kế hoạch khác hơn. Vì một lý do nào đó Tòa Bạch Ốc vẫn còn ấn tượng với sự thành công ở Cam Bốt năm ngoái; vẫn nghĩ rằng hàng tiếp liệu ở những hậu cứ vẫn chưa được khai thác hết. Đến ngày đó, 23 tháng 12, HĐANQG và Ủy Ban Hành Động Đặc Biệt (WSAG/Washington Special Actions Group) vẫn chưa quyết định được (a) Tchepone hay đồn điền Chup quan trọng; (b) sẽ yểm trợ nỗ lực nào chánh? Và (c) VNCH đủ khả năng để đánh hai mặt trận cùng lúc không? Buổi họp ở Tòa Bạch Ốc ngày 23 đề nghị ngày hành quân qua đồn điền Chup là 15 tháng 1-1971, và hành quân qua Tchepone sau Tết 1971, ngày 7 hay 8 tháng 2-1971. [5]  
Vài giả thuyết giải thích tại sao Tòa Bạch Ốc vẫn muốn đánh qua mục tiêu Cam Bốt lần thứ hai: Cuộc hành quân Toàn Thắng 42-46/Rockcrusher năm 1970 tịch thu được tất cả giấy tờ nhập cảng cũng như hóa đơn giao hàng giữa quân đội Hoàng Gia Lào và đại diện CSVN ở các căn cứ tiếp liệu. Với con số rõ ràng trên tay, Phòng 2 MACV báo về BTMLQ và Tòa Bạch Ốc. Khi đối chiếu số hàng hóa thực sự xâm nhập và số ước tính xâm nhập do CIA dự tính, số ước tính của CIA quá thấp. Nói một cách khác, tin tình báo của CIA sai hoàn toàn. Sau khi hai con số khác biệt được thông báo, Tổng Thống Nixon tỏ ý thất vọng về khả năng của CIA trong những tiên liệu. … Vài tháng sau đó CIA ra nhiều thông văn giải thích và lại  thẩm định ước lượng của họ về đường xâm nhập Sihanoukville (Đường C-4) cho B-2 và B-3 … nhưng thẩm quyền ở các cơ quan liên hệ trực tiếp đến chiến tranh Việt Nam không còn coi trọng ước lượng của CIA nữa. [6] Tòa Bạch Ốc suy luận bây giờ (năm 1971) có dịp trở lại Cam Bốt, thì đây là cơ hội sau cùng để dọn sạch những căn cứ hậu cần ở Cam Bốt.
Lý do thứ hai, Tòa Bạch Ốc đồng ý với HĐANQG và Ủy Ban Hành Động Đặc Biệt về lý do phải đánh trở lại Cam Bốt: Hoa Kỳ muốn quân lực VNCH hành quân qua Chup để giải tỏa áp lực của hai Sư Đoàn 7 và 9 CSVN đang đè xuống thủ đô Nam Vang: Chỉ vài tháng sau khi VNCH và Mỹ rút ra khỏi Cam Bốt sau Hành Quân Toàn Thắng 42-46/ Rockcrusher, các đơn vị chủ lực của CSVN trở lại và tái chiếm những căn cứ đã mất. Hoa Kỳ, sau khi đã thúc đẩy Lon Nol đảo chánh, bây giờ không thể bỏ rơi Cam Bốt. Nhưng Hoa Kỳ cũng không thể làm gì được, vì cuối năm 1970, Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn một bộ luật không cho phép bộ quốc phòng xài tiền cho chiến trường Cam Bốt và Lào; hay có quân tác chiến ở đó. Hoa Kỳ muốn thấy VNCH hành quân qua Cam Bốt để phụ giúp chánh phủ mới của Lon Nol giải tỏa áp lực của CSVN đè vào Nam Vang.Từ tháng 10-1970, bộ ngoại giao và bộ quốc phòng Mỹ đã bàn về chuyện mướn lính Thái Lan cho chiến trường Cam Bốt. Nhưng chánh phủ Thái chưa quyết định, và bây giờ lính VNCH phải điền vào chổ trống. [7] Quyết định hành quân trở lại Cam Bốt với cấp số sư đoàn sẽ có những ảnh hưởng rất bất lợi — nếu không nói là nguy hiểm — cho Hành Quân LS719 ở Hạ Lào. Nhưng đến lúc đúc kết kế hoạch hành quân, ban soạn thảo hành quân Việt-Mỹ chưa thấy được liên quan giữa hai mặt trận.
Ngày 9 tháng 1 Đô Đốc Moore và Bộ Trưởng Quốc Phòng Laird đến Sài Gòn để nói chuyện với MACV, Tổng Thống Thiệu, và một số tướng lãnh VNCH. Cũng trong chuyến đi đó, Đô Đốc Moore bay ra Huế gặp Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm và Trung Tướng James Sutherland để thăm dò ý kiến và coi kế hoạch hành quân đã được chuẩn bị tới đâu. Ngày 17, hai sĩ quan phụ trách hành quân của MACV bay về Hoa Thịnh Đốn để trình bày trực tiếp và cụ thể cho BTMLQ về kế hoạch của Abrams. Ngày hôm sau, 18 tháng 1, kế hoạch đánh qua Cam Bốt và Hạ Lào được thuyết trình ở Tòa Bạch Ốc dưới sự tham dự của Tổng Thống Nixon, Bộ Trưởng Quốc Phòng Laird, Ngoại Trưởng Rogers, Đô Đốc Moorer, Giám Đốc CIA Helms, và Kissinger. Bộ Trưởng Quốc Phòng Laird là thuyết trình viên. Và những gì được đề cập là những gì đã được MACV soọn thảo: Đánh qua đồn điền Chup; đánh qua Tchepone; và một cuộc hành quân ở thung lũng A Shau như là một kế hoạch nghi binh. Tổng Thống Nixon hỏi nhiều câu hỏi; bản chất của những câu hỏi là MACV có đủ yểm trợ cho VNCH không, và sự khó khăn của cuộc hành quân lần này qua Cam Bốt. Nixon nhấn mạnh một điểm quan trọng, đến tháng 11 năm 1972, Mỹ sẽ chỉ còn 100.00 ngàn quân … và đây là cơ hội cuối cùng cho VNCH để phản công. [8] Giám Đốc CIA Richard Helms tiên đoán đối phương sẽ “tử thủ” ở lãnh địa của họ ; Ngoại Trưởng William Rogers thì lo sợ Thủ Tướng Souvanna Phouma của Lào sẽ “cự lực phản đối,” và sẽ yêu cầu quân VNCH rút khỏi Lào càng sớm càng tốt. Ngoại Trưởng Rogers nói thêm, Souvanna hỏi tại sao không tấn công vào vùng Ba Biên Giới, hay Saravane, mà lại là Tchepone? Sau một tiếng rưởi bàn thảo, tất cả đồng ý sẽ đi đến quyết định trong buổi họp kế tiếp.
Ngày 19, Ủy Ban Hành Động Đặc Biệt trở lại Tòa Bạch Ốc với đề tài của ngày 18. [9] Lần này thì các ủy viên nói lên sự lo lắng của họ về kế hoạch của MACV — đúng hơn là kế hoạch của BTMLQ. Nhiều câu hỏi có tính cách do dự và hoài nghi được nêu lên. Phó Ngoại Trưởng U. Alexis Johnson lên tiếng, theo như ông biết vài năm trước đây ông có đề nghị hành quân qua Lào. Nhưng kế hoạch đó đòi hỏi đến sáu sư đoàn tham dự … lần này tại sao chỉ có hai sư đoàn? [10] Tiếp theo Johnson là phó bộ trưởng quốc phòng David Packard, với tiên đoán QĐND sẽ tiếp viện quân từ vĩ tuyến 17 xuống, và sẽ chống trả mãnh liệt; và đặt câu hỏi về tình trạng của Đường 9, còn lưu thông được hay không (Đô Đốc Moorer trả lời là được). Buổi họp đưa ra vài chi tiết được tất cả đồng ý: Hành quân qua Chup và Tchepone sẽ khai diễn gần nhau — Ngày 15 tháng 1 cho Cam Bốt; ngày 7, hay 8 tháng 2 cho Hạ Lào. Tuy đồng ý nguyên tắc và lý do của kế hoạch hành quân, nhưng nhiều bất đồng ngấm ngầm giữa các thẩm quyền vẫn chưa được thống nhất, trong khi ngày khai diễn hành quân đã cận kề. Từ ngày 19 đến đến ngày 28 tháng 1 có thêm năm lần họp ở Tòa Bạch Ốc. Trong hai lần họp sau cùng ngày 26 và 28, các thẩm quyền tranh luận thêm một “vấn nạn” mới: Theo tinh thần của bộ luật Cooper-Church, Hoa Kỳ không thể cung cấp trực thăng chuyên chở cho VNCH vào đất Lào hay Cam Bốt … như vậy MACV phải thay đổi kế hoạch hành quân một cách nào đó mà Hoa Kỳ không phải yểm trợ trực thăng. Một đôi khi những trao đổi giữa Tổng Thống Nixon và tham mưu trưởng BTMLQ Moorer nghe như giống như một hài kịch không hay. Nixon hỏi Moorer có cách nào VNCH đánh vào Tchepone mà không cần trực thăng yểm trợ từ Hoa Kỳ; trực thăng đổ quân ở Lào có nguy hiểm không (Đô Đốc Moorer trả lời là không nguy hiểm lắm!). …Rồi ông tổng thống yêu cầu Đô Đốc Moorer hỏi lại tướng Abrams lại cho chắc chắn là yểm trợ không vận của Hoa Kỳ là thiết yếu cho LS719. [11] Từ Sài Gòn Abrams trả lời một cách nóng nảy và bực tức: Không có trực thăng thì không có LS719; và nếu không đánh vào Tchepone thì không còn mục tiêu nào xứng đáng để hành quân. Abrams nói thêm ông sẽ hủy bỏ cuộc hành quân vào ngày 28 nếu Hoa Thịnh Đốn chưa có quyết định. [12]
Sau cùng, ngày 28 tháng 1 Tổng Thống Nixon quyết định cho phép kế hoạch Cam Bốt được thực hiện đúng lịch trình; kế hoạch LS719 được thực hiện Giai Đọan 1 và sau đó sẽ có quyết định mới cho giai đọan kế tiếp. Nhưng hành quân qua Cam Bốt phải nằm trong kế hoạch.


Cước Chú:
[1]  H. R. Haldeman, The Haldeman Diaries, tr. 224.
[2]  FRUS, Vietnam, January 1970 – July 1972, Document 89; 90. Haig đến Nam Vang và Sài Gòn từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 12-1970. Chiều ngày 17 ở Sài Gòn, Haig và Đại Sứ Bunker nói chuyện riêng với Tổng Thống Thiệu hơn một tiếng đồng hồ về hai kế hoạch hành quân qua Lào và Cam Bốt.  
[3]  Lewis Sorley, A Better War: The Unexamined Vitories and Final Tragedy of America’s Last Years in Vietnam, tr. 230.
[4]  Alexander M. Haig mang chức đại tá khi mới về làm phụ tá quân sự cho Kissinger trong HĐANQG vào tháng 6-1969. Đến đầu năm 1973 Haig đã được thăng chứ đại tướng. Chức vụ sau cùng trong quân đội của Haig là đại tướng tổng tư lệnh tư lệnh quân đội đồng minh NATO.  
[5]  FRUS, sđd, Document 96.  
[6]  Sự thất bại về ước lượng của CIA đối với hàng xâm nhập qua đuờng Sihanoukville được giải thích trong một tài liệu của CIA, Thomas Ahern, Jr., Good Question, Wrong Answer: CIA’s Estimates Arms Traffic Throught Sihanoukville, Cambodia, During the Vietnam War. Trong hai năm rưởi (12-1966 đến 6-1969) CIA ước tính Đường Sihanoukville vận chuyển tổng cộng từ 6.500 tấn đến 11.500 tấn. Con số thật sự là 22.000 tấn. Theo tác giả Trường Sơn trong Cuộc Hành Trình Năm Ngàn Ngày Đêm, mỗi năm đường xâm nhập C-4 (Sihanoukville) cung cấp 10.000 tấn gạo và 5.000 tấn quân nhu quân dụng khác. Đọc Trường Sơn, sđd, tr. 145. Trong thông văn gởi Nixon ngày 21 tháng 1-1971, Kissinger đề nghị Giám Đốc CIA Helms nên “thay đổi” (giải nhiệm) một số nhân sự liên quan đến sự thất bại tình báo ở Sihanoukville. FRUS, sđd, Docemnet 107.
[7]  FRUS, sđd, Document 103. Bộ luật Cooper-Church, phê chuẩn tháng 6-1970, cấm quân đội xài tiền cho Cam Bốt; và cấm quân tác chiến Mỹ có mặt ở Cam Bốt và Lào (Public Law 91-626. Section 7).  
[8]  Trên thực tế, vào tháng 5-1972, Hoa Kỳ chỉ còn 69.00 ngàn quân ở Việt Nam; và 24.000 vào cuối năm. Khi CSVN tấn công vào tháng 4, MACV chỉ có hơn 400 trăm lính được liệt vào lọai tác chiến, trong tổng số quân hơn 100.000. Nguyên năm 1972, Mỹ chỉ có 300 tử thương. Đọc Peter Braestrup, chủ biên, Vietnam as History, phần phụ lục.
[9]  Ủy Ban Hành Động Đặc Biệt (Washington Special Actions Group) là một ủy ban gồm những thẩm quyền hàng thứ nhì của các bộ và cơ quan, như là phó bộ trưởng, phó giám đốc CIA, hay là người được ủy quyền để quyết định thay cho thẩm quyền của cơ quan. Đây là một lối tổ chức để tránh đụng chạm giữa các bộ trưởng: Trước mặt tổng thống họ không muốn đôi co hay có ý kiến ngược lại nhau. … Nhưng sau đó họ ủy quyền cho phụ tá quyết định thay họ. Buổi họp ngày 18 có bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng và giám đốc CIA; ngày 19 thì chỉ có những ông phó, nhưng đó là những người quyết định. Buổi họp ngày 19-1-1971 nằm trong FRUS, sđd, Document 105.    
[10]  Phó Ngoại Trưởng U. Alexis Johnson nói chính ông đã đề nghị đánh qua Lào từ năm 1965. Nhưng đề nghị bị phủ quyết vì theo ước tính lúc đó, cuộc hành quân cần ít nhất là sáu sư đoàn. Johnson đến Sài Gòn với Đại Sứ Henry Cabot Lodge vào năm 1963.  
[11]  FRUS, sđd, Document 109. Điện văn từ BTMLQ gởi CINCPAC và MACV ngày 26 tháng 1, bắt đầu, “mặc dù chúng ta đã “cày” tới lui vấn đề này nhiều lần, nhưng tôi bị hỏi lại là quân đội VNCH có thể thực hiện cuộc hành quân mà không cần trực thăng không vận của Hoa Kỳ.”  
[12]  The Joint Chiefs of Staff and the War in Vietnam, tr. 5, cước chú 11.



 
Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #26 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 07:22:07 am »

CHƯƠNG 5: Từ Cam Bốt Đến Hạ Lào.
[Tiếp theo #25]

LS719 Nhìn Từ MACV
Ở Sài Gòn, LS719 được chánh thức nhắc đến trong buổi họp cập nhật tình báo hàng tuần ngày 28 tháng 11-1970. Đại Tướng Frederick Weyand, thay tướng Abrams chủ toạ buổi họp, nói tướng Abrams đang thảo luận chi tiết với Đại Tướng Cao Văn Viên. Hai ngày sau, 1 tháng 12-1970, cũng trong buổi họp tương tự dưới sự có mặt của Abrams, Thiếu Tướng William Potts, chỉ huy trưởng Phòng 2 MACV mở đầu: “Đễ chuẩn bị cho buổi họp của đại tướng và Đại Tướng Viên trưa nay, chúng ta sẽ bắt đầu về lưu lượng xe vận tải xâm nhập …” [1] Như vậy, có thể nói BTTM VNCH đã được MACV dọ hỏi ý kiến về kế hoạch LS719 sớm nhất là từ ngày 28 tháng 11. Theo Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, đầu tháng 1-1971 tướng Abrams gọi tướng Viên, đề nghị cách chánh thức về kế hoạch LS719. Vài ngày sau tướng Abrams gặp tướng Viên với bản đồ và trình bài kế họach của MACV. [2]
Kế hoạch của MACV cho mùa khô 1971. (1) hành quân qua Cam Bốt: Một lực lượng từ 20.000 đến 22.000 quân sẽ tấn công Cam Bốt bằng ba hướng. Một hướng đi theo Đường 7 đánh qua Chup và về Kampong Cham; hướng thứ hai đánh về Snoul và Kratie; và cánh quân thứ ba theo quốc lộ 1 đánh về hướng tây bắc. Sau khi thanh toán được mục tiêu, hai cánh quân hướng Kampong Cham và Kratie sẽ đi vòng lại để bắt tay với cánh quân trên quốc lộ 1. Cùng lúc, dọc theo biên giới, quân cơ hữu của Quân Đoàn IV sẽ đánh vào sào huyệt của B-2 ở Núi Thất Sơn, Núi Ba Thê. Hai lực lượng tổng trừ bị TQLC và Nhảy Dù sẽ có mặt trong những cánh quân đánh qua Cam Bốt. Nhưng đó chỉ là kế nghi binh, vì hai lực lượng tổng trừ bị sẽ được di chuyển ra Quân Đoàn I, khi Giai Đoạn II của hành quân LS719 bắt đầu. Cuộc Hành quân qua Cam Bốt được đặt tên là Toàn Thắng 1/71. (2)  Hành Quân qua Hạ Lào: hành quân có bốn giai đọan. Giai Đoạn I: Một lực lượng cơ giới của Hoa Kỳ sẽ dọn Đường 9 từ Đông Hà đến phi trường Khe Sanh. Phi trường Khe Sanh sẽ được tái thiết và đây sẽ là địa điểm tiếp liệu và bộ tư lệnh tiền phương của cuộc hành quân. Giai Đoạn II: Trong khi quân bộ binh và thiết kỵ tấn công theo Đường 9 về hướng Tchepone (căn cứ tiếp liệu 604), một lực lượng Nhảy Dù sẽ đổ bộ chiếm Tchepone và giữ phi trường Tchepone. Giai Đọan III: Một khi Tchepone và Đường 9 được bảo đảm an toàn, các toán quân sẽ bung ra lục soát, phá hủy những kho hàng của Binh Trạm 33 trong vùng. Giai Đọan IV: Giai đoạn này tùy thuộc vào điều kiện phát triển của Giai Đoạn III. Nếu điều kiện xảy ra như tiên liệu, quân từ Tchepone sẽ đánh vòng lại hướng tây nam, nhắm vào căn cứ tiếp liệu 611 (thung lũng A Shau) đề bắt tay với một lực lượng từ biên giới đánh ra. [3] Hành quân Toàn Thắng 1/71 (TT1/71) sẽ bắt đầu 15 tháng 1; Giai Đoạn I của LS719 bắt đầu 30 tháng 1; Giai Đoạn II, ngày 7 hay 8 tháng 2. Hoa Kỳ sẽ yểm trợ không vận, không quân chiến thuật, chiến lược, và pháo binh. Đó là kế hoạch từ MACV đề nghị cho VNCH và BTMLQ Hoa Kỳ, và Tòa Bạch Ốc — cho đến ngày 19 tháng 1-1971. Ở đây chúng ta thấy sự vô lý và mâu thuẩn của một kế hoạch về phương diện tâm lý và đột xuất (bất ngờ). Về tâm lý, một kế hoạch hành quân cấp quân đoàn, khởi động ở hai mặt trận cùng lúc … nhưng phải chần chờ, thay đổi, thêm vào, bớt ra chỉ vì khó khăn về chính trị và tài chánh. Nhưng cũng vì lợi thế chính trị và tài chánh nên mới có kế hoạch này. Như đề cập ở đọan trên, chánh phủ Nixon thấy trong tài khóa sắp đến ngân sách không còn cho phép đánh mạnh và giữ lại nhiều quân ở chiến trường Việt Nam. Năm 1971 là năm cuối cùng MACV còn quân và còn tiền đủ để hành quân lớn. Ngoài khó khăn tài chánh đó, quốc hội đã và sẽ tiếp tục ra nhiều bộ luật để khóa tay phía hành pháp về những hoạt động quân sự ở Đông Dương (bộ luật Church-Cooper là một thí dụ). Nói một cách khác, phải hành quân lớn vì sẽ hết tiền và hết phép để đánh. Về tính chất bất ngờ của cuộc hành quân: động binh hai quân đoàn cho hai, ba mặt trận cùng lúc thì khó giữ kín bí mật; ở đây bí mật còn khó giữ kín hơn khi cấp trên không cho câu trả lời xác định để chuẩn bị động binh kịp thời. Từ ngày 13 tháng 1, BTTM và MACV đã cho sọan thảo kế hoạch hành quân cho c ác qu ân binh chủng, và báo động các đơn vị có trách nhiệm chuẩn bị. Chỉ còn 11 ngày nữa là ngày hành quân (ngày 30 tháng 1, theo kế họach), nhưng đến ngày 19 cấp trên vẩn chưa giải quyết được khó khăn của họ. [4]

LS719 Nhìn Từ BTTM VNCH
Bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam Cộng Hòa nhận kế hoạch của Hoa Kỳ không phải không có ý kiến trái lại. Tổng Thống Thiệu và Đại Tướng Viên có nói cho Đại Tướng Abrams ý kiến của họ.
Ngày 17 tháng 12, khi được tướng Haig trình bày kế hoạch hành quân Cam Bốt và Lào, Tổng Thống Thiệu nói lên ý kiến của ông. Những gì ông Thiệu trình bày không sai sự thật về phương diện quân sự và chính trị. Tổng Thống Thiệu nói ông hoàn toàn đồng ý với kế hoạch đánh qua Lào, nhưng hành quân qua Cam Bốt thì khó khăn. Ông Thiệu nói Cam Bốt chưa có một quân đội, chưa có một kế hoạch, và chưa có  dịp “đụng” mạnh với QĐND. Và VNCH không thể giúp họ mỗi lần họ cần tiếp cứu. Trong những cuộc hành quân ở Cam Bốt gần đây (hành quân sau tháng 5-1970 và trước TT1/71) VNCH không nhận được yểm trợ nào từ MACV. Ông Thiệu nói năm nay là năm bầu cử tổng thống VNCH, và QĐND/QGP sẽ dùng mọi nỗ lực đánh mạnh để gây tiếng xấu cho chánh phủ sắp tới (mà ông Thiệu là một ứng cử viên). Làm sao VNCH có thể đem một số quân lớn hành quân qua Cam Bốt trong khi quân đội Mỹ rút đi một cách nhanh chóng. Hiện thời Mỹ chỉ còn một lữ đoàn và một tiểu đoàn Không Kỵ cho nguyên Quân Đoàn III, và chỉ với nhiệm vụ bảo vệ doanh trại. Ông Thiệu đề nghị, nếu Hoa Kỳ muốn VNCH hành quân qua Hạ Lào và Cam Bốt, một số điều kiện phải được thoả mãn: Giới hạn số quân rút đi trong thời gian tháng 5 đến tháng 7-1971; sau đó ngừng rút quân cho đến sau bầu cử (bầu cử tổng thống VNCH, 3-10-1971); Cùng lúc với chương trình rút quân, hoa Kỳ phải đưa ra một kế hoạch kinh tế dài hạn để người dân miền nam không có cảm tưởng Hoa Kỳ đang bỏ rơi họ. [5]
Ý kiến của tướng Viên về LS719. Đánh qua Tchepone là kế hoạch tướng Viên đề nghị từ lâu. Nhưng ông không muốn thấy đó như một hành quân dài hạn. Tướng Viên đề nghị một cuộc đột kích bằng Nhảy Dù thẳng vào Tchepone; rồi từ Tchepone đáng ngược ra Đường 9 để bắt tay với quân bộ binh đánh từ biên giới qua. Nhưng kế hoạch của tướng Viên không được chấp thuận vì không có yểm trợ từ MACV. Tướng Abrams nghe và nể trọng ý kiến tướng Viên. Nhưng với giới hạn thẩm quyền của ông, ông không thể làm gì hơn. Rất nhiều lần tướng Abrams thổ lộ với các tướng lãnh là ông có lỗi, và thấy ân hận vì đã thất hứa với tướng Viên. [6]   
Sau chuyến viếng thăm của tướng Haig, BTTM và MACV lập tức phân công và giao trách nhiệm cho các sĩ quan Phòng 3. Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ và Thiếu Tướng Donald H. Cowles đại diện liên lạc cho mỗi bên. Giữa tháng 1 tướng Thọ và tướng Cowles bay ra Quân Đoàn I để thuyết trình cho tư lệnh Quân Đoàn XXIV và Quân Đoàn I, Trung Tướng James Sutherland và Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm. Vài hôm sau, một vài bộ chỉ huy và bộ tư lệnh Việt-Mỹ được thông báo chuẩn bị kế hoạch LS719. Phải nhấn mạnh một chi tiết quan trọng: vì tính cách tối mật của cuộc hành quân, chỉ một vài bộ chỉ huy và bộ tư lệnh thiết yếu mới nhận được thông báo lệnh chuẩn bị hành quân. Các đơn vị còn lại thì phải chờ đến ngày 30 tháng 1 mới được thông báo qua lệnh hành quân của Quân Đoàn I. 

LS719 Nhìn Từ Hà Nội       
Hà Nội đã biết gì về kế hoạch LS719? Sau cuộc hành quân hơn 40 năm, chúng ta vẫn không có tài liệu nào chứng minh Hà Nội biết, hay có tin tức trước về LS719. Vài quyển sách gần đây viết về các điệp viên QĐND/QGP đã biết trước cuộc hành quân qua Hạ Lào. Tuy nhiên với tất cả những gì đã được viết và nói, chúng ta có thể khẳn định Hà Nội không biết chắc chắn  về kế hoạch HQLS719 — căn cứ vào những tài liệu đến từ QĐND/QGP. [7]
Một điều chúng ta có thể xác định chắc chắn là QĐND/QGP đã tiên đoán đúng kế hoạch quân sự của VNCH và Hoa Kỳ. Căn cứ vào một chuỗi sự kiện về quân sự và chính trị xảy ra từ đầu năm 1970 cho đến cuối năm đó, QĐND/QGP tiên liệu được kế hoạch lớn, nếu không nói là táo bạo của Mỹ và VNCH. Trong một lần nói chuyện với ký giả tây phương ở Hà Nội cuối năm 1970, cựu Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói Tổng Thống Nixon có khuynh hướng làm những việc táo bạo … nên chánh phủ QĐND/QGP phải dự liệu những viễn tượng bất ngờ và táo bạo nhất của Mỹ. Khi nói “táo bạo,” Ngoại Trưởng Thạch muốn nói đến chuyện LLĐB Mỹ đột kích vào Binh Trạm 37 ở Bản Bạc; và vụ đột kích cứu tù binh Mỹ ở Sơn Tây. Hà Nội suy luận, nếu Mỹ dám nhảy ra Sơn Tây, thì Mỹ có thể tấn công ở bất cứ chiến trường nào. [8] Với suy luận như vậy, QĐND/QGP tiên đoán Tchepone ở Hạ Lào; hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tỉnh; và Cam Bốt có thể sẽ là mục tiêu mới của Hoa Kỳ và VNCH. Suy luận của các chiến lược gia QĐND/QGP không sai. Theo Thượng Tướng Nguyễn Hữu An, tư lệnh Sư Đoàn 308, từ tháng 7-1970 ông đã được lệnh đi quan sát địa hình vùng Lao Bảo, Bản Đông và Tchepone. Tướng An cho biết Quân Ủy Trung Ương tiên liệu Bản Đông và Tchepone có thể là mục tiêu tấn công của VNCH trong tương lai gần. [9] Cũng vào thời gian trên, một mặt trận được thành lập, có tên là Mặt Trận 702, với binh đoàn B70 là bộ tư lệnh điều khiển ba Sư Đoàn 304, 308, 320. Sau Mặt Trận 702, BĐTS thiếp lập thêm một binh trạm mới có tên là Binh Trạm 27, đóng ở phía tây nam Quảng Bình, nằm giữa các Binh Trạm quan trọng như 9 và 14. Binh Trạm 27 có vai trò phối hợp các binh trạm của BĐTS và Tổng Cục Hậu Cần.
Các chiến lược gia Hà Nội không có được tin trước về LS719, nhưng họ ước lượng suy tính của Hoa Kỳ đúng. Vì nếu Hà Nội đã có tin về LS719 trước ngày 30 tháng 1, thì họ đã không động binh quá chậm như đã xảy ra: Ngày 30 tháng 1-1971 các trung đoàn tiếp viện của QĐND/QGP mới lần lược di chuyển vào chiến trường. Sư Đoàn 324 đến ngày 15 tháng 2 mới có mặt ở tây nam Lao Bảo để tác chiến. Theo tác giả Nguyễn Hữu An, trong cuộc chuyện lần cuối với tướng Võ Nguyễn Giáp, ông Giáp chỉ suy luận Mỹ có thể tấn công Hạ Lào hay Quảng Bình. Rồi sau đó, ông và tướng Vương Thừa Vũ, cùng một số sĩ quan đi dọc bờ biển từ Nghệ An xuống Quảng Bình quan sát địa hình.  Vì từ những chưa xác định rõ mục tiêu của Quân Ủy Trung Ương, Sư Đoàn 308 đến ngày 2 tháng 2 mới lên đường hành quân.  [10] Đến tuần lễ đầu tháng 12 cơ cấu hậu cần phục vụ cho BTL B70 mới được hoàn chỉnh và thông báo. Một chi tiết khác cho thấy Quân Ủy Trung Ương không chắc chắn mục tiêu nào sẽ bị tấn công, khi đầu tháng 12 BTL B70 chỉ thị hậu cần của họ phải chuẩn bị ứng chiến cho mặt trận phía nam Quân Khu 4 (Hà Tỉnh xuống Quảng Bình), song song với chuẩn bị cho mặt trận Đường 9. [11]

Cước Chú:
[1]  Lewis Sorley, The Abrams Tapes, tr. 507; A Better War, tr. . Nội dung buổi họp ngày 28 tháng 11 chưa được giải mật, tác giả trích theo Lewis Sorley. Nội dung buổi họp 1 tháng 12 nằm trong The Abrams Tapes.
[2]  Nguyễn Duy Hinh, Operation Lam Son 719, tr. 33.
[3]  FRUS, sđd, Document 105; Nguyễn Duy Hinh, sđd, trang 33.
[4]  Ngày 28 Bộ Ngọai Giao yêu cầu Đại Sứ Bunker nói với Tổng Thống Thiệu là họ có thể hồi lại Giai Đoạn II của Kế Hoạch A Shau (A Shau là ngụy danh của Tchepone trong thông văn và truyền tin). Nhưng, họ yêu cầu VNCH sẳn sàng di chuyển quân (Nhảy Dù và TQLC) bắt đấu từ đêm 30-31. FRUS, sđd, Document 113, chú thích 2.
[5]  FRUS, sđd, Document 91.
[6]  Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 33. Thiếu Tướng Hinh viết, tướng Viên chấp kế hoạch của MACV vì cần yểm trợ của Hoa Kỳ, và không đề cập cho tướng Abrams nghe về ý kiến riêng của ông. Trước đó tướng Viên đã ra lệnh cho Phòng 3 BTTM tìm những bãi đổ bộ dù ở Tchepone. “Tôi vẫn thường nói, ngày vui nhất của tôi là ngày Đại Tướng Cao Văn Viên gọi tôi và xài xể tôi. Ngày đó là ngày tôi vui nhất. Nhưng tướng Viên sẽ không làm chuyện đó; ông ta quá lịch sự. Nhưng tôi muốn ông ta làm như vậy.” Sorley, The Abrams Tapes, tr. 302-316.   
[7]  Tác giả Larry Berman trong Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An, tr. 184-185, viết ông Ẩn biết được kế hoạch LS719 từ sĩ quan cao cấp Nhảy Dù và LLĐB. Và đó là tất cả những gì ông Ẩn nói. Ông không nói đã biết được gì một cách cụ thể và chi tiết hơn.
[8]  “Đoán đúng tính cách liều lĩnh và hiếu chiến của Nixon,” đọc trong Merle L. Pribbenow, Victory in Vietnam: The Official History of the People’s Army of Vietnam, 1954-1975, tr. 272. Đây là bản dịch Anh ngữ Lịch Sử Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, Tập II: Thời Kỳ Trưởng Thành của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước (1954-1975), Seymour Hersch, The Price of Power, tr. 306.
[9]  Thượng Tướng Nguyễn Hữu An, Chiến Trường Mới, tr. 104-106.
[10]  Nguyễn Hữu An, sđd, tr. 106-109.
[11]  Tổng Cục Hậu Cần, Công Tác Hậu Cần Chiến Dịch Đường 9 Nam Lào, tr. 75, 79, 137, 138, 139, 216. Lý do phải chuẩn bị cho Hà Tỉnh-Quảng Bình vì BTL MACV có dàn cảnh nghi binh như sắp đổ bộ lên hướng đó. Báo cáo của Cục hậu Cần B70 viết: “B70 đang chuẩn bị kế hoạch tiến công vào một chiến trường khác (nếu địch không ra) thì địch tập kết quân ở Đông Hà, chuẩn bị đánh ra Đường 9.” Ở đoạn kế tiếp, báo cáo viết đến đêm 2 tháng 2, thì Đảng Ủy của B70 mới xác định được kế hoạch tác chiến cụ thể. Sđd, tr. 139.
Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #27 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 07:36:50 am »


CHƯƠNG 5: Từ Cam Bốt Đến Hạ Lào.
[Tiếp theo #26]

Ngày 30 tháng 1, cơ quan tình báo điện tử của MACV và  NSA bắt được truyền tin từ các Binh Trạm 9, 27, 33, 34, cho biết họ nhận được lệnh ứng chiến trong trường hợp bị tấn công từ Hướng A Shau hay Đường 9. Truyền tin đồng thời cho biết vị trí của các đơn vị chủ lực quân đội QĐND/QGP: Sư Đoàn 304, 308, 312 và 325 vẫn còn tại chổ; đã có mặt tại Lào là là bộ chỉ huy  của hai Trung Đoàn 165 và 209; Sư Đoàn 316; Sư Đoàn 320 vẫn còn ở bắc Quảng Bình; bộ chỉ huy của Trung Đoàn 64 đang nam-đông-nam Bản Karai, trên đường vào nam. [1]     
Hà Nội đã theo dõi những biến chuyển ngoại giao trong năm 1970, và không khó khăn khi tiên đoán kế hoạch đánh qua Cam Bốt và Hạ Lào của VNCH và Hoa Kỳ. Tháng 10-1970 Thủ Tướng Souvanna Phouma đến Tòa Bạch Ốc diện kiến Nixon; tháng 12, tướng Haig đi Nam Vang, rồi Sài Gòn. Lần trước, tháng 3-1970, Haig rời Nam Vang thì vài tháng sau quân lực Việt-Mỹ tấn công qua Cam Bốt. Thủ Tướng Phouma qua thăm viếng Hoa Thịnh Đốn vào tháng 10 là một dấu hiệu rõ ràng nhất. Chup, Kratie, Bản Đông và Tchepone sẽ là những mục tiêu sắp tới. Ngày 2 tháng 2 MACV cho biết bắt được những điện tín khác nhau từ Quảng Bình cho biết, “Quân đội đồng minh, gồm một sư đoàn Nhảy Dù; lữ đoàn TQLC và đơn vị Thiết Kỵ.” Trong khi một điện tín khác kêu gọi đơn vị chuẩn bị tác chiến chống quân đồng minh khi họ “đổ bộ lên bờ biển.” MACV suy luận địch chưa xác định được VNCH và Hoa Kỳ sẽ thật sự hành quân ở đâu. [2] Có thể QĐND/QGP không chắc chắn mục tiêu nào sẽ bị tấn công, nhưng họ đã chuẩn bị cho tất cả các điểm nghi ngờ. Cơ quan nghe lén và truyền tin điện tử NSA cho biết QĐND/QGP đã chuẩn bị cho vùng Tchepone, Bản Đông, A Shau từ đầu tháng 10. Tháng 11 và 12, tiếp liệu chuyên chở vào các binh trạm gia tăng nhiều hơn. MACV đồng ý với NSA về sự gia tăng hậu cần của các binh trạm: máy báo động lưu lượng xe trên đHCM chuyên chở tăng lên 2860 lần vào tháng 12, so với trung bình 865 lần trong những trong tháng trước. [3]
Ngày 15 tháng 1-1971 Hành Quân Toàn Thắng 1/71 khai diễn, với một lực lượng 12.000 quân đánh qua Cam Bốt theo hướng quốc lộ 1. Ngày 30, cánh quân thiết kỵ và bộ binh của Quân Đoàn III đánh theo Đường 7 về hướng đồn điền Chup và Kompong Som. Một vài đơn vị Nhảy Dù và TQLC có mặt ở vùng hành quân TT1/71, nhưng đó chỉ là kế nghi binh. Ở Quân Đoàn IV, các đơn vị cơ hữu của quân đoàn đánh vào Núi Thất Sơn, Núi Ba Thê, U Minh, và dọc theo hành lang Tây Ninh-biên giới Cam Bốt. [4]   
   Ở Quân Đoàn I, Giai Đoạn I của LS719 có hiệu lực từ rạng sáng 30 tháng 1. Cùng ngày, Giám Đốc CIA Richard Helms gởi cho Henry Kissinger một ước lượng trận liệt của QĐND/QGP trong vùng hành quân. [5] Ngày hôm sau 31, BTL Quân Đoàn I và Quân Đoàn XXIV ra quân lệnh cho LS719. [6] Hai ngày sau, 3 tháng 2, Sư Đoàn Nhảy Dù ra quân lệnh hành quân. Ngày 4 tháng 2, Tổng Thống Nixon cho phép tiếp tục Giai Đọan II LS719. Hành Quân Lam Sơn 719 (HQ/LS719) đang thành hình.

Giai Đoạn I/ Dewey Canyon II
Giai đọan chuẩn bị cho LS719 được gọi Giai Đoạn I, và được đặt tên Hành Quân Dewey Canyon II. Giai Đoạn I bắt đầu rạng sáng ngày 30 tháng 1, khi Lữ Đoàn 5 Cơ Giới Hoa Kỳ dọn và sửa Đường 9 từ Đông Hà về Lao Bảo. Lực lượng này có trách nhiệm bảo đảm an ninh lưu thông trên Đường 9, và bảo đảm an ninh cho phi trường Khe Sanh sau khi được trùng tu. Khe Sanh sẽ là bản doanh của nhiều bộ chi huy tiền phương của nhiều đơn vị, và là trung tâm nhận, giao đồ tiếp liệu cho mặt trận. Tên Dewey Canyon II được Đô Đốc Moorer của BTMLQ chọn từ giữa tháng 1 trong một buổi thuyết trình ở Tòa Bạch Ốc. Lý do chọn tên Dewey Canyon là để đánh lừa đối phương! Ông giải thích, một năm trước, cuộc hành quân đánh qua căn cứ hậu cần 911 ở A Shau có tên là Dewey Canyon. Bây giờ lấy tên Dewey Canyon II, đối phương có thể suy đoán đây là cuộc hành quân đánh trở lại vùng thung lũng A Shau. [7] Tương tự, những mục tiêu chánh của cuộc hành quân đều được ngụy danh để đánh lạc hướng địch: A Shau là Tchepone; A Luoi là Bản Đông; Cửa Việt và Cửa Tùng là ngụy danh cho hai căn cứ hậu cần 604 và 609, ở phía tây nam Co Roc, một đỉnh núi đá vôi cao ở sát biên giới, nhìn xuống Đường 9. Ngụy danh “Cửa Việt, Cửa Tùng” nằm trong kế nghi binh, như muốn đổ bộ ra Quảng Bình, Vĩnh Linh.
Giai Đoạn I hoàn toàn do Quân Đoàn XXIV Lục Quân Hoa Kỳ phụ trách. Quân Đoàn XXIV đến Việt Nam từ tháng 9, 1968, có bản doanh ở Phú Bài. Sau khi BTL Quân Đoàn III TQLC rời Việt Nam, Quân Đoàn XXIV thay TQLC trở thành BTL Cố Vấn cho Quân Đoàn I, và phụ trách chiến trường ở năm tỉnh của Vùng I. Quân đoàn có dưới tay Sư Đoàn 23 Bộ Binh; Sư Đoàn Nhảy Dù 101; Lữ Đoàn Khinh Binh 196; Lữ Đoàn 5 Cơ Giới; 10 tiểu đoàn pháo binh; và khoảng 600 trực thăng (450 của Liên Đoàn Không Vận 101/Sư Đoàn 101 Nhảy Dù; số còn lại là cơ hữu của quân đoàn). Tư Lệnh Quân Đoàn Trung Tướng James W. Sutherland, một sĩ quan binh chủng Thiếp Giáp, đã từng phục vụ dưới quyền Đại Tướng Abrams vào cuối thập niên 50 ở Tây Đức.
   Giai Đoạn I/ Dewey Canyon II kết thúc ngày 6 tháng 2. Quốc lộ 9 từ Đông Hà về Lao Bảo được an ninh tương đối. Phi trường Khe Sanh đang được tái thiết (bỏ hoang từ năm 1968), nhưng chỉ nhận được phi cơ có trọng tải nhẹ, chưa nhận được phi cơ vận tải nặng như C-130 trở lên. (đến ngày 15 tháng 2 C-130 mới đáp phi vụ đầu tiên). Từ ngày 4 đến ngày 6 các lực lượng cơ hữu hay thống thuộc Quân Đoàn I trong HQ/LS719 lần lược đổ quân xuống Khe Sanh. Ở Tòa Nhà Trắng trong tuần lễ 30 tháng 1 đến 6 tháng 2, Đô Đốc Moorer, Kissinger và các ủy viên của HĐANQG liên tục họp và cập nhật tình trạng của Hành Quân Dewey Canyon II: Giai Đọan I kết thúc với bốn quân nhân Mỹ tử thương, ba trực thăng bị bắn rơi, với phi hành đoàn của một trong ba bị mất tích.
Ngày 6 tháng 2, MACV báo cáo nhiều tin tức không có lợi cho tình hình tổng quát ở mặt trận LS719: Mưa lâm râm liên tục ở phía đông Trường Sơn; vận tải của BĐTS gia tăng hoạt động tiếp liệu; 518 xe vận tải của BĐTS vượt khỏi những trọng điểm oanh tạc của không lực Hoa Kỳ. Tám mươi ba, trong số 518 chuyến xe hàng này xâm nhập vào lãnh thổ VNCH. Tin tức bi quan nhất, là không lực Mỹ không chận được đường tiếp liệu của QĐND/QGP qua Hạ Lào. “Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể làm. … Chúng tôi gắn máy báo động; dội bom, gài bom CBUs … tất cả những gì làm được ... Nhưng địch vẫn đi được qua lối đó,” một sĩ quan đại diện Không Lực 7 nói với Đại Tướng Abrams. [8] BĐTS đang có 9.000 xe đang hoạt động, người sĩ quan Không Quân cho biết thêm.       

Cước Chú:
[1]  Lewis Sorley, The Abrams Tapes, tr. 527.
[2]  Sorley, như trên, tr. 530.
[3]  NSA nghe truyền tin của các binh trạm từ tháng 10-1970, cho đến đầu tháng 2-1971. National Security Agency in Vietnam, tr. 576.
[4]  Cuộc hành quân từ Quân Đoàn 4 của tướng Ngô Quang Trưởng đánh theo quốc lộ 1 lên hướng bắc có tên là Cửu Long 44-02, khai diễn ngày 16 tháng 1-1971. Toàn Thắng 1/71 và Cửu Long 44-02 khai diễn gần như cùng lúc với Lam Sơn 719. Đọc, Đại Tướng Donn A. Starry, Mounted Combat in Vietnam, tr. 197. 
[5]  Lý do nhiều nguồn tin nói Kissinger là người chủ trương LS719, vì ông ta yêu cầu CIA cập nhật tin tức  từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2.
[6]  Lệnh hành quân của QĐ XXIV lưu hành ngày 23 tháng 1. Điều này hợp lý với chi tiết của Đại Úy Trương Duy Hy viết trong Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30: Ngày 25 tháng 1, ông được gọi về bộ chỉ huy tiểu đoàn pháo binh để được thông báo về HQ/LS719. Đọc Trương Duy Hy, sđd, tr. 5. Sách của tướng Nguyễn Duy Hinh viết, ngày 21 tháng 1, tướng Lãm và tướng Sutherland bay về Sài Gòn thuyết trình kế hoạch hành quân LS719 ở BTL MACV, rồi sau đó thuyết trình riêng cho Tổng Thống Thiệu chiều đó. Đọc Nguyễn Duy Hinh, Operation Lam Sơn 719, tr. 35. 
[7]  FRUS, sđd, Document 104, tr. 283. Trước Giai Đoạn I của LS719, thông văn của các thẩm quyền Mỹ dùng “Operation A Shau” để chỉ Tchepone/ LS719. Đến ngày 4 tháng 2, “Operation Lam Son 719” mới chánh thức xuất hiện trên thông văn Mỹ.
[8]  Lewis Sorly, The Abrams Tapes, tr. 531. Mỗi xe hàng có trọng tải trung bình là bốn tấn.


Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #28 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 03:17:48 pm »

Đáng lẽ ra tôi phải tách ra làm 2 mảng song song, vừa tiếp tục mạch bài viết vừa bàn luận những trao đổi của tiên sinh nkp, nhưng quả thật sẽ rối/ lẫn vì nội dung khá bao hàm và hơi tham lam khi cái gì cũng muốn viết, muốn trao đổi ở các góc độ khác nhau dù ý nhỏ hay vấn đề không nặng trọng tâm. Mong tiên sinh nkp thông cảm,  Grin.
-----------------------------------

1. @fanlong74: tôi cũng có đọc các tài liệu và sách báo mô tả:
Trích dẫn
... về ông Phạm Xuân Ẩn có nhắc tới việc điều quân chờ sẵn ở khu vực Nam Lào trên cơ sở tinh tình báo về LS 719....



...Giữa tháng 1 tướng Thọ và tướng Cowles bay ra Quân Đoàn I để thuyết trình cho tư lệnh Quân Đoàn XXIV và Quân Đoàn I, Trung Tướng James Sutherland và Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm. Vài hôm sau, một vài bộ chỉ huy và bộ tư lệnh Việt-Mỹ được thông báo chuẩn bị kế hoạch LS719. Phải nhấn mạnh một chi tiết quan trọng: vì tính cách tối mật của cuộc hành quân, chỉ một vài bộ chỉ huy và bộ tư lệnh thiết yếu mới nhận được thông báo lệnh chuẩn bị hành quân. Các đơn vị còn lại thì phải chờ đến ngày 30 tháng 1 mới được thông báo qua lệnh hành quân của Quân Đoàn I....
 

Điều hết sức đáng quý là ông Phạm Xuân Ẩn đã nêu bật được ý đồ của Mỹ + VNCH từ trong phôi thai khi muốn tiến hành Lam Sơn 719. Từ cơ sở thông tin tình báo chiến lược này, BTTM đã có những hoạch định và các phương án khác nhau cho các thế trận khác nhau. Tuy vậy, không thấy nói đến cụ thể của thời điểm/ khoảng thời gian báo tin - điều mà tôi rất ... rất muốn quan tâm và tìm hiểu,  Wink.

Còn những kế hoạch tác chiến cụ thể và hoạch địch chiến thuật của chiến dịch này thì lại đang được cho là công của Ông Tống Văn Trinh - điệp viên tại Viêng Chăn tại thời điểm: "Trong dịp chuẩn bị đón Tết Tân-Hợi (1971)" tức khoảng giữa tháng 01/1971 -

nguồn: Báo QĐND

Muốn biết độ chính xác của thông tin này đến đâu,  Wink, xin mời tham khảo thông tin dưới đây:
- khoảng giữa năm 1970, F304 đã điều E24 vào nằm vùng tại địa bàn bắc đường 9, từ Lao Bảo - Khe Sanh sang đến điểm chốt cầu Kaki theo lệnh của BTL B70. Đúng ngày 15/01/1971, vào buổi sáng, trước 30 phút khi F304 khai mạc đại hội mừng công cấp sư đoàn thì có lệnh của Quân ủy Trung ương: điều động E66 F304 ngay lập tức vào chiến trường. Đại hội cấp F đã diễn ra chỉ trong 15 phút và ngày 23/01/1971, E66 đã có mặt tại vị trí quy định.

Vậy, thông tin này của tiên sinh nkp đã làm tôi khá ưu tư:
Trích dẫn
...Vắn tắt ở đây, nguồn từ MACV cho biết họ "đọc" đươc truyền tin của các binh trạm, cho biết QĐND chưa biết chac chan họ sẽ bi tấn công ở Quảng Bình, Vĩnh Linh, hay ở Hạ Lào cho đến ngày 2 tháng 2....

2.
....Góp ý chung với t/s Quangcan và t/s Fanlong74:  Hai bác ghi chú sử liệu hoàn toàn hợp lý theo lý luận, QDND đã biết được ý định của VNCH-HK trong năm 1971; và QĐND biết được ý định đó một phần qua tin tình báo. Từ những yếu tố đó bộ TTM QĐND ước lượng đúng về hành quân LS719 ở Nam Lào. Nhưng theo tôi, bộ TTM QĐND ước lượng đúng không phải vì tin tình báo, mà vì QĐND muốn chuẩn bị cho mọi tình huống cho ba chiến trường ở ba xứ khác nhau. Và họ ước lượng đúng khi đối chiếu những giới hạn của đôi bên....

Tôi tán đồng việc cho rằng QĐVN đã đánh giá đúng và tiên lượng được về cuộc hành quân Lam Sơn 719 và vì thế kế hoạch A1 của chiến dịch đường 9 Nam Lào đã diễn ra theo lô gíc có sẵn. Ở đây, chỉ chia sẻ thêm một điểm nhỏ:
- từ thời điểm tháng 7/1970 đến tháng 10/1970, QUTW đã điều F2 thiếu và E141 ra đường 9 bắc quảng trị (khu vực mường phìn) để đứng chân và củng cố nhằm chuẩn bị cho chiến trường Tây Nguyên. Tuy vậy, tháng 9/1970, khi E28 thuộc BTL B3 Tây Nguyên sang Atopeu, Lào thì ngay lập tức E31 F2 được điều vào thay thế nhằm kịp tham gia chiến dịch Đắc Siêng/ Dak Seang 1970.

Như vậy, trong khoảng thời gian này, phải chăng QUTW đã đủ thông tin để nhận định với khoanh tròn giới hạn nhỏ dần mục tiêu rằng: "Mỹ + VNCH sẽ chủ động đánh lớn trong mùa khô 1971 hoặc tại Tây Nguyên hoặc tại đường 9 - hay cả hai".

Có một sự so sánh không hề nhẹ tại 2 khu vực không gian:
- không gian 1: dọc theo đường 9 từ đông sang tây, từ Lao bảo, Việt Nam sang Bản đông, Sê Pôn/ Tchepone, Mường Phìn/ Muang Phine, Muang Phan Lane/ Mường Phan Lan, Seno/ Sê Nô với trục dọc là đường 16 (đường 92 trên bản đồ) với 5-6 nhánh tỏa rộng cắt ngang đường 9 thọc xuống Nam - Hạ Lào.

- không gian 2: địa bàn ngã ba biên giới, từ đất VN sang Atopeu; trục xương sống yết hầu của B3 Tây Nguyên; từ đây hoàn toàn kiểm soát được tuyến hậu cần từ B3 vào B2 hay từ B3 xuống B1. Một khu vực Mỹ + VNCH rất quen thuộc và dày công nghiên cứu, rõ ràng và cụ thể với từng mốc tọa độ khác nhau (link dẫn chứng: đây.)



Chọn chiến trường nào là tùy thuộc quyền chủ động của Mỹ + VNCH, đánh lớn ở đâu trong mùa khô 1971 là tùy thuộc ở họ. Chỉ với những mốc thời gian cụ thể khác nhau, qua quá trình phân tích và tổng hợp thông tin tình báo, chiến lược, chiến thuật thì phía QĐ VN mới có thể dần xác định, giới hạn và cụ thể hóa mục tiêu đối phương lựa chọn.  Wink
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Bảy, 2014, 04:10:19 pm gửi bởi quangcan » Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #29 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2014, 03:39:28 pm »

Trích dẫn
...Cũng trong nhiều lần nói chuyện với Đô Đốc McCain; với tham mưu trưởng BTMLQ Earl Wheeler; với bộ trưởng quốc phòng Melvin Lair, tướng Abrams nhắc tới lui nhiều lần tên của năm căn hậu cần 604, 611, 609, 352, và 701: MACV muốn được phép tấn công vào những căn cứ đó. Căn cứ 604 là bản doanh của Binh Trạm 33 ở Tchepone; 611 là Binh Trạm 42 ở A Shau như đã đề cặp; 609 là Binh Trạm 35 v à 37 ở Bản Bạc phụ trách tiếp liệu cho B-3; các căn cứ 350-354 và 701 là những căn cứ hậu cần bên trong nội địa Cam Bốt, phụ trách tiếp liệu cho bộ tư lệnh lớn nhất miền nam, BTL B-2 (B-2 có quân ở 32 tỉnh trong 44 tỉnh của VNCH). ...



Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM