Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:26:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Về Tchepone: Hành Quân Lam Sơn 719  (Đọc 63655 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #60 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2014, 06:46:54 am »

Em xin phép tham gia một số ý kiến nhỏ, kiểu "tiểu tiết nhặt sạn":

1.
Trích dẫn
...Trung Đoàn 64/ SĐ304 có mặt ở vùng Bản Đông từ ngày N-4 (4 tháng 2)....Ngày 21 tháng 2, sau một tuần pháo kích nát căn cứ, TrĐ88/SĐ304 dùng bộ binh tấn công CC21BĐQ.... Ở  phía nam hai căn cứ  30 và  31, TRĐ64/SĐ320 phục kích và  đánh chận, không cho  TĐ8ND và  ThĐ17KB từ  CCLĐ1ND  ở  Bản  Đông tiến về  gần  CC31ND để  yểm trợ....

E88 lúc này nằm trong đội hình F308 là đương nhiên rồi, và F308 chịu sự chỉ huy của BTL chiến dịch Grin.
F320 thì có E64 đang hành quân vào chiến trường, nó gần như là trung đoàn độc lập do BTL chiến dịch chỉ đạo trực tiếp; còn E48 thì được bổ sung cho sư đoàn 2 để đủ 3 trung đoàn trực thuộc.

2.
Trích dẫn
...Để  đi kèm với trận liệt, xin nói qua một  ít về  hỏa lực pháo  binh của lực lượng quân  Quân giải phóng ở mặt trận Hạ Lào. Cộng với tám  trung  đoàn pháo binh riêng biệt, pháo binh ở  đây kể  luôn những  đại  đội/ trung đội súng nặng như  súng cối 60, 82, và  120 ly.  Trong một ý nghĩa thực dụng, những đại đội súng nặng là những  đơn vị  “pháo binh cơ  hữu” của cấp tiểu  đoàn/ trung  đoàn. Một  trung  đoàn quân chủ  lực  Quân giải phóng có  cấp số  từ  60 đến 65 súng cối  60 và  82 ly; và  bốn đến sáu cối 120 ly. Mỗi súng cối có  cấp số đạn 30 đến 40 viên;  đôi khi 60 đến 100 viên, tùy theo mặt trận  đang tham chiến. Lấy BTL B70 với ba Sư Đoàn 308, 304, và 320  làm thí  dụ: Theo tài liệu hậu cần, B70 (ba sư  đoàn cộng lại) có tất cả  104 súng cối 60 ly; 64 cối 82 ly; 30 cối 120 ly; và  30  đại  bác 122 ly. Trong chiến dịch Nam Lào, ba sư  đoàn của B70 tiêu  thụ  gần 10.000 quả  đạn lọai 60 và  82 ly  —  chưa kể  đến  đại bác  tầm xa như  122, 130 và  152 ly. Trong khi  đó,  ở  mặt trận hướng  hướng nam Đường 9, SĐ2BB  Quân giải phóng tiêu thụ 2.762 đạn 60 ly, và 5.598  đạn 82 ly; SĐ324B xài hơn 5.000 quả  82  ly và  gần 1.900  đạn 60 ly [19] ....

Rất mong đợi tác giả hoặc bác altus cung cấp sớm phần chú thích, quả thật có vài điểm hơi bất ngờ và rất mong cùng xác nhận Smiley.

Cảm ơn Quangcan đã để ý "tiểu tiết nhặt sạn" sau khi đọc bài viết. Và tiên sinh nhặt ra được một cục sạn!

1. Đính chánh: "Một  trung  đoàn quân chủ  lực  Quân giải phóng có  cấp số  từ  60 đến 65 súng cối  60 và  82 ly; và  bốn đến sáu cối 120 ly."
Câu văn này phải được sửa lại là "Một sư đoàn (ba trung đoàn) chủ lực Quân giải phóng có  cấp số  từ  60 đến 65 súng cối  60 và  82 ly; và  bốn đến sáu cối 120 ly."
Chi tiết này tôi trích từ, Công Tác hậu Cần Chiến Dịch Đường 9-Nam Lào (Quân Đội Nhân Dân Việt Nam: Hà Nội, Tổng Cục Hậu Cần, 1987. Chỉ Đạo: Thiếu tướng Hoàng Điền, đại tá Ngô Vi Thiện; Ban Biên Tập: đại tá Nguyễn Viết Phương, trung tá Từ Quy.).
Trong tài liệu này tôi đếm số súng cối cơ hữu (biên chế) của từng trung đoàn, rồi trung bình hóa tổng số súng cho một sư đoàn. Ở trang 223 trong tài liệu, cho thấy B70 có tất cả:104 súng cối 60 ly; 64 cối 82 Ly; và 30 cối 120 ly. Chi tiết hơn về cầp số sư đòan, trang 383 cho biết su uđoàn 324 có, 40 cối 60 ly; 34 cối 82 ly; và 4 cối 120ly. Trang 396 cho biết sư đoàn 2 có 36 cây 60 ly và 24 cây 82 ly. Riêng B-5 có 88 cây 60 ly; 48 cây 82 ly; và 11 cây 120 ly (trang 458). 
2. Cũng theo sách trên (trang 75) thì "Trung Đoàn 64 từ Trạm 10 (Ca Đát) vào cao điểm 456 ngày 6 tháng 2." Và hai ngày sau, 8 tháng 2, Trung Đoàn 88 từ bắc Gianh mới vào đến Xê Muộn.
3. Trong sách của tôi, nguyên tác trích dẫn đến từ: Công Tác Hậu cần Chiến Dịch Đường 9 Nam Lào, tr. 116-119, 379, 458. Tiếp liệu hậu cần của CSVN được chia ra từng khu vực/ : B70; B-5; Binh Đoàn 559; SĐ324B, và SĐ2BB. Trung bình mổi sư đoàn có chừng 65 cối 60 và 82 ly. TrĐ102/308 CSVN cho biết họ bắn 2.083 đạn 82 ly vào CCBĐQB; và để kềm chế CCBĐQ37/LĐ1BĐQ ở Ta Puc, họ tiêu thụ hơn 2.900 đạn cối 82 và 120 ly vào mục tiêu này. Đọc Công Tác Hậu Cần Chiến Dịch Đường 9 Nam Lào, tr. 343.
4. Thật tình tôi rất vui khi trả lời những thắc mắc của Quangcan. Đây là cách căn bản nhất để đi nguồn tìm sử liệu. Lẽ ra tôi phải thấy sự "khó tin" của câu căn khi viết "một trung đoàn có từ 60 đến 65 súng cối ..." Rất cảm ơn bạn nhắc về chi tiết này.
 
Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #61 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2014, 11:15:12 am »

Em xin phép tham gia một số ý kiến nhỏ, kiểu "tiểu tiết nhặt sạn":
1.
Trích dẫn
...Trung Đoàn 64/ SĐ304 có mặt ở vùng Bản Đông từ ngày N-4 (4 tháng 2)....Ngày 21 tháng 2, sau một tuần pháo kích nát căn cứ, TrĐ88/SĐ304 dùng bộ binh tấn công CC21BĐQ.... Ở  phía nam hai căn cứ  30 và  31, TRĐ64/SĐ320 phục kích và  đánh chận, không cho  TĐ8ND và  ThĐ17KB từ  CCLĐ1ND  ở  Bản  Đông tiến về  gần  CC31ND để  yểm trợ....

Lại bắt thêm được một lỗi typo nữa:
Trung Đoàn 88 của Sư Đoàn 308, không như đã viết là của SĐ304.
Câu văn viết TrĐ88 đánh căn cứ Biệt Động Quân Nam của tiểu đoàn 21 BĐQ, thì đơn vị đánh phải thuộc về SĐ 308 của tướng Nguyễn Hữu An; SĐ304 không thể có mặt trong vùng trách nhiệm như đang nói. Chiến trường Đường 9-Nam Lào có nhiều binh đoàn, sư đoàn, trung đoàn tham dự, và đôi khi lỗi ấn công sẽ xảy ra -- như trong trường hợp này. Xin người đọc tha thứ.     
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #62 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2014, 04:50:32 am »

Trực Thăng, Trực Thăng, và Cần Nhiều Trực Thăng Nữa!

Điện tín của tướng Sutherland gây chấn  động  ở  BTL MACV trong buổi họp Cập Nhật Tình Báo Hàng Tuần ngày 24 tháng 2. Bắt  đầu buổi họp, thuyết trình viên cho biết tình hình hành quân cho đến ngày hôm đó: Phía VNCH có  276 chết; 842 bị  thương; 101 mất tích. Phía Hoa Kỳ, 54 chết; 325 bị thương; 26 trực thăng bị  bắn rơi; và  15 mất tích. Quân giải phóng có  2.191 chết. Sau thuyết trình viên, tướng Abrams đặt câu hỏi đầu tiên: “Ai có ý kiến gì về bức điện tín [của Sutherland] này không?”

Xin nói thêm chi tiết trong nội dung bức  điện tín ngày 23 tháng 2 của tướng Sutherland, báo cáo về  tình trạng thiếu trực thăng của QĐXXIV. Đây là  một báo cáo trễ, nhưng  ông ta phải báo cáo để có  thể  tránh tội về  sau. Trong  điện tín gởi MACV ngày 14 tháng 2 trước  đó, khi kể  lại lời phàn nàn của QĐ I về yểm trợ  không vận, tướng Sutherland  đã  úp mở  thú  nhận với tướng Abrams là  ông đã  không  thật sự  giải thích cho tướng Lãm biết rõ số  trực thăng QĐ XXIV có  bao nhiêu, và  sự  yểm trợ  cho 32 tiểu  đoàn VNCH  ở  vùng hành quân ra sao.  Sutherland viết, ngày 12 (ngày Tổng Thống Thiệu ra thị  sát hành quân  ở  Đông Hà) khi tướng Lãm tỏ  ý  lo lắng về  số  trực thăng bị  bắn rơi; vàthời gian chờ  từ  lúc yêu cầu  đến lúc  được thỏa mãn. … Tướng Sutherland nói với số  trực thăng UH-1H (lọai chuyên chở)  đang có, chắc chắn QĐ XXIV sẽ cung ứng đủ nhu cầu cho các  đơn vịVNCH. Nhưng Sutherland không nói rõ  thêm là  số  trực thăng chuyên chở  đó  cũng phụ  trách luôn cho  tất cả các đơn vị Mỹ đang yểm  trợ  song song trong cuộc hành quân.  Sutherland thú nhận với tướng Abrams về chuyện đã  “không giải thích rõ  ràng hơn” cho tướng Lãm biết. Sau khi đọc điện tín, tuớng Abrams đề nghị  tướng Sutherland nên “giới thiệu” cái thực tế  về  khả  năng tiếp vận/ không vận của QĐXXIV cho tướng Lãm và các tư lệnh Hành Quân LS719 biết.[27]

Ngày 12  ở  Đông Hà, khi nghe tướng Lãm lo sợ  không  đủ trực thăng, tướng Sutherland trấn an tướng Lãm bằng một thí dụ: Ông nói ngày 8 (ngày hành quân N), trực thăng đã đổ bộ sáu tiểu đoàn VNCH cùng một lúc, an toàn và  đúng giờ, và chỉ cần 95 trực thăng UH-1H. Và  theo  ông thấy, trong lệnh hành quân sẽ không có  giai  đoạn nào phải cần đến sáu tiểu  đoàn  đổ  bộ  cùng lúc như  ngày hôm đó. Với số  lượng 130 trực thăng UH-1H, yểm trợ  và  tiếp liệu không phải là  một vấn đề lo lắng.  Đúng, tướng Sutherland nói  đúng về  khả  năng không vận/ yểm trợ  của Hoa Kỳ  cho đến ngày hành quân N +4. Và  tướng Lãm  đồng  ý. Nhưng đến ngày 23, tướng Sutherland thú  nhận qua báo cáo với MACV  ông không còn khả  năng yểm trợ, và  xin MACV tiếp viện thêm trực thăng. Ở đây cần một giải thích cho sự mâu thuẫn thay đổi đó.

Phần lớn số trực thăng yểm trợ  cho HQ LS719  đến từ Liên  Đoàn Không Vận 101,  đơn vị cơ hữu của SĐ101ND (101stAviation Group/ 101stAirborne Division/Airmobile).  Trong HQ LS719, Liên  Đoàn 101 thống thuộc QĐ XXIV. Báo cáo của LĐKV101 (Liên  Đoàn Không Vận 101), cho biết họ  có  tổng cộng 239 trực thăng đổ  quân lọai UH-1H.  Điện tín của Sutherland ngày 23 nói  ông cần trực thăng võ trang Cobra và UH-1C. Lý  do: mỗi phi vụ  trực thăng chuyên chở  cần hai trực thăng võ  trang yểm trợ. Liên  Đoàn 101 Không Vận, tuy thống thuộc QĐXXIV, nhưng họ  làm việc theo qui củ  của họ  (trực thăng chyên chở  phải có  trực thăng võ  trang bảo vệ  đi kèm), và QĐ XXIV không thay  đổi  được qui tắc hành quân của LK101KV. Với 239 trực thăng này, QĐ XXIV dành ra 130 chiếc phục vụ  cho 32 tiểu đoàn VNCH ở  Hạ  Lào, số còn lại phải cung ứng cho tất cả  lực lượng Việt-Mỹ  đang hoạt động ở toàn lãnh thổ  Vùng I. Nhìn vào trận liệt của Mỹ  đang yểm trợ  cho LS719, họ có tất cả 19 tiểu đoàn.[28] Như vậy, 109 trực thăng còn lại là để cung ứng nhu cầu chiến trường cho 19 tiểu đoàn tác chiến Mỹ — và những nhu cầu trực thăng khác cho toàn Vùng I.[29]

Khi nói QĐ XXIV phải giới hạn lại phi vụ  không vận vì thiếu trực thăng võ trang hộ  tống, Tướng Sutherland giải thích. Theo chương trình (theo cấp số  mà  lẽ ra ông phải có)  ông  được cung cấp 86 trực thăng AH-1G và  44 UH-1C. Nhưng trong số này, đến ngày 23, chỉ  có  25  AH-1G và  tám UH-1C bay được. Trong khi  đó, 16 AH-1G và  ba UH-1H bị  bắn rớt cho đến ngày 23 vẫn chưa được thay thế  bù  lại. Những phi vụ  tiếp tế, tải thương,  đổ  quân, phải  đình trệ  vì  không  đủ  trực thăng hộ  tống.  Sutherland giải thích thêm, vì  trực thăng bay nhiều phi vụ  hơn giới hạn nên hư  nhiều, và  không có  phụ  tùng để  thay/ sửa chữa. Trực thăng vận tải nặng như  CH-47, CH-54, CH-53 phải bay nhiều phi vụ  hơn lượng  định trong soạn thảo: Trong sọan thảo hành quân nguyên thủy, trực thăng hạng nặng chỉ dùng cho đoạn đường bay từ Khe Sanh đến mặt trận Hạ Lào. Nhưng trên thực tế 30% các phi vụ  này là  tải đồ  từ  những căn cứ  yểm trợ  xa như Đông hà, Quảng Trị  đến Khe Sanh, vì  bộ  tư  lệnh tiếp vận không vận chuyển đủ qua đường bộ  — nói một cách khác vận chuyển bằng đường bộ  bị  giới hạn tối  đa vì  nguy hiểm phục kích. Cuối cùng của  điện tín, tướng  Sutherland xin MACV cung cấp thêm ba  đại đội trực thăng AH-1G (Cobra), và  một  đại đội CH-47 (một  đại đội trực thăng có  16 chiếc theo cấp số  của Liên Đoàn 101 Không Vận). Sutherland nhấn mạnh  ông cần trực thăng võ trang lập tức và trực thăng vận tải nặng CH-47 trước khi đánh về hướng tây (về Tchepone).

Điện tín này dẫn  điện tín kia, ba ngày sau, tham mưu trưởng của Lục Quân Hoa Kỳ, Việt Nam (US Army, Vietnam) báo cáo với tham mưu trưởng MACV, và  chỉ  huy trưởng Phòng 3 MACV về vấn đề trực thăng. Tổng số trực thăng đang phục vụ HQLS719 là 672 trực thăng đủ lọai, nhưng chỉ  có 497 chiếc bay được.[30] Nói tóm lại: Vì  lý  do này hay lý  do nọ  (không có  phụ tùng thay thế; bay quá  nhiều phi vụ; phải “gồng” thêm nhiệm vụ mà đơn vị vận tải đường bộ không làm đủ; hay không đủ chuyên viên bảo trì), QĐ XXIV không  đủ  trực thăng để  cung  ứng cho HQ LS719 với số  trực thăng  đang có. Lời yêu cầu gấp rút tiếp viện thêm hai đại đội trực thăng của Sutherland  đã  làm cho MACV “nổi trận lôi  đình.” Trong buổi họp ngày thứ  Tư, 24 tháng 2, Thiếu Tướng Donald Cowles, Phòng 3 MACV, trình bày tình hình trực thăng  ông  đã  đích thân ra quan sát, và đã  nói chuyện với tướng Sutherland. Tướng Cowles nói cung cấp thêm cho QĐ XXIV một  đại đội trực thăng C-47 thì  không có  vấn đề. Nhưng thêm một  đại đội trực thăng võ  trang AH-1G như  tướng Sutherland yêu cầu thì không thể được. Cowles thông báo, tất cả Vùng I chỉ còn lại 16 AH-1G. Sáu trong 16 chiếc đó thuộc về lực lượng tình báo quân sự MAC-SOG, và họ không thể cho “mượn” được.

Nghe xong tường trình, tướng Abrams lên tiếng, với vài tiếng chữi thề  đệm trong câu.  Ông đổ  lỗi cho Trung Tướng William J. McCaffrey, tư  lệnh phó  Lục Quân Hoa Kỳ, Việt Nam.[31]BTL QĐXXIV] đang có  vấn đề  với tổ  chức và  cơ  cấu. Anh ta không biết chuyện gì  đang xảy ra. Một tiểu đoàn [VNCH] nằm hai ngày ở Đường 914 rồi sau đó anh ta mới biết [vị  trí  ở  đâu]  —  mà  chúng ta [MACV]  đã  biết trước. Như vậy, nói cho tôi nghe, liên lạc giữa bộ tư lệnh của anh ta và của tướng Lãm có hữu hiệu hay không. USARV phải có đại diện tại  đó. Từ  đây [BTL USARV  ở  Long Bình] đến mặt trận quá xa.”

Sau vài phút yên lặng, tướng Abrams kết thúc buổi họp, ra lệnh MACV gởi người ra bộ  tư  lệnh tiền phương ở  Khe Sanh để quan sát lối  điều khiển và  quản  trị  cuộc hành quân, rồi trực tiếp báo cáo về cho ông.[32]

Qua những trao đổi trong buổi họp MACV, và  nội dung điện tín của Sutherland, chúng ta thấy (a) QĐXXIV thật sự không đủ  khả  năng để  tiếp tế  cho chiến trường LS719. Chúng ta cũng thấy ba quân đoàn VNCH ở ba Vùng II, III, và IV đều đang hành quân. Những BTL cố  vấn Mỹ  đi kèm đang yểm trợ  và không còn khả  năng tiếp tế  cho  đơn vị  bạn  ở  các Vùng/ Quân Đoàn khác (Sau  điện tín yêu cầu tiếp viện trực thăng võ  trang AH-1G, QĐXXIV “mượn” được 16 chiếc từ  MAC-SOG  và Field Force I  ở  Vùng II).[33] Và, (b) bộ  tư  lệnh yểm trợ  quá  xa chiến trường để  có  thể liên lạc trực tiếp và  cấp thời giữa yểm trợ và  nhu cầu chiến trường. Nói ngắn gọn hơn, MACV soạn thảo một cuộc hành quân quá  lớn để  bộ  tư  lệnh tiếp liệu có  thể  chu toàn.

Theo kế  họach hành quân, mỗi sư  đoàn VNCH được một tiểu  đoàn trực thăng phụ  trách nhu cầu vận tải (tiếp tế, trinh sát, tải thương).[34] Trong  điều kiện thông thường, một tiểu  đoàn trực thăng (khoảng 48 đến 54 trực thăng đủ lọai) phục vụ dể dàng cho một sư  đoàn của Mỹ  (Một thí  dụ: Tiểu  Đoàn 14 Trực Thăng Xung Kích, là  tiểu  đoàn không vận cơ  hữu của SĐ23 Hoa Kỳ, phụ  trách cho SĐ1BB VNCH; TĐ158 Trực thăng Xung Kích, của SĐ101 Nhảy Dù, phụ  trách phục vụ  cho SĐ  Nhảy DùVNCH ...). Nhưng trận Hạ  Lào đã  thay đổi tất  cả ước lượng cho hành quân trong một hoàn cảnh “thông thường.” Ước lượng hành quân nói có thể chở tiếp liệu bằng đường bộ từ Đông Hà về Khe Sanh; và  từ  Khe Sanh đến Bản Đông. Nhưng thực tế  cho thấy  Đường 9 không an toàn; và  phải lấy trực thăng để  vận chuyển thay cho các tiểu đoàn vận tải đường bộ. Phi Trường Khe Sanh, theo dự  định, sẽ  nhận được phi cơ  vận tải nặng C-130. Nhưng đến ngày Hành Quân N +8 (16 tháng 2) Khe Sanh mới nhận được tiếp liệu chở  từ  C-130. Như  vậy chín ngày đầu hành quân, trực thăng lại phải bị  trực dụng. Đổ  lỗi hoàn toàn cho QĐ XXIV thì không đúng, vì họ đang nhận lãnh luôn trách nhiệm của những tiểu đoàn vận tải  đường bộ. Nhìn vào lệnh hành quân của SĐ Nhảy Dù  cho thấy sự  lạc quan của QĐI và  QĐXXIV (với những hứa hẹn không vận cho SĐ Nhảy Dù). Ở phần Không Vận, lệnh hành quân viết: “Quân  Đoàn I cung cấp L. 19 và  khu trục theo nhu cầu; Hoa Kỳ  cung cấp mỗi ngày một phi cơ  OV-10 bao vùng và 24 phi tuần khu trục; Hoa Kỳ cung cấp mỗi ngày 2 trực thăng chỉ huy và 8 trực thăng đa dụng; trực thăng chỉ huy, tiếp tế, tải thương, chuyển quân, và võ trang theo nhu cầu.” Sự lạc quan ở đây là họ (ban soạn thảo hành quân ở MACV, QĐI và QĐXXIV) nghĩ  hai trực thăng chỉ  huy, tám trực thăng  đa dụng, và 24 phi tuần khu trục oanh tạc sẽ thỏa mãn nhu cầu của chín tiểu đoàn tác chiến và ba tiểu đoàn pháo binh của Sư Đoàn Nhảy Dù. Lạc quan sai lạc  đó  cũng xảy ra cho SĐ1BB và  SĐTQLC. QĐXXIV thiếu trực thăng và  không giải quyết được. Nhưng sự đã rồi!

Ngày 24 và  25 tháng 2, Căn Cứ  31 của Nhảy Dù  đang hấp hối.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #63 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2014, 05:10:32 am »

Căn Cứ Hỏa Lực 30 và 31 Thất Thủ

Cùng ngày khi CCBĐQN của TĐ21BĐQ thất thủ, Quân giải phóng khởi  động áp lực trên toàn vùng hành quân. Ở nam Đường 9, mặt trận  của SĐ1BB, các  đơn vị  Quân giải phóng bám chặt vào CC Hotel2, tấn  công TĐ2/TrĐ3/SĐ1BB. SĐ1BB gởi thêm một tiểu  đoàn vào  chiến trận, hy vọng cứu TĐ2 và  giải tỏa  áp lực; nhưng  địch vẫn bám sát. Ý định của SĐ1BB là muốn rút pháo đội đại bác 105 ly  ra khỏi CC Hotel2 để  chuẩn bị  di chuyển về  hướng Tchepone.  Dưới hỏa lực pháo của địch,  đến tối ngày 23 một phần pháo đội mới di tản được khỏi CC Hotel2. Nhưng sau nhiều ngày tác chiến  liên tục, TĐ2/TrĐ3 gần như  tan nát. Ngày 24 tướng Lãm được  lệnh thay đổi kế hoạch hành quân: Thay vì LĐ2/SĐND là đơn vị được trực thăng vận vào chiếm Tchepone, nhiệm vụ  đó  bây giờ được giao cho SĐ1BB. Nhiệm vụ  mới của LĐ2ND là tăng  cường yểm trợ cho tuyến/ bãi đáp Alpha (nửa đường từ Bravo về Bản  Đông) trên Đường 9. LĐ147/SĐTQLC sẽ  thay vào chỗ trống của những tiểu đoàn của SĐ1BB đang đóng trên CCHotel1  và  CCDelta; LĐ258TQLC sẽ  thay bộ  binh  đóng trên cao  điểm Co Roc và những cao điểm lân cận.

Hai ngày trước đó, ngày 22, Tổng Thống Thiệu nói với  tướng Abrams  Giai Đọan III (giai  đoạn đổ  bộ  vào Tchepone) sẽ bắt đầu trong ba ngày nữa. Đồng thời  ông Thiệu thay đổi luôn  Giai Đoạn IV (giai  đọan lui quân): Trên đường về  SĐ1BB sẽ  đi  theo đường 922 để  tiếp tục phá  hủy các kho hàng trong căn cứ hậu cần 611.[36] Đó  là  ý  muốn của Tổng Thống Thiệu  —  một  ý muốn quá  xa thực tế  của chiến trường. Trừ  khi Abrams báo  cáo  lộn, hay Tổng Thống Thiệu nhớ lộn, chứ từ Tchepone hành quân trở  ngược về  biên giới Việt Nam qua  Đường 922 là  chuyện khó tưởng tượng. Đến giờ  phút  đó  mà  Sài Gòn vẫn còn nghĩ  lực  lượng VNCH sau khi tấn công Tchepone, có  thể  đi theo  Đường  922 về  thung Lũng A Shau, để  đánh trở  lại căn cứ  hậu cần 611  (căn cứ  bị  Mỹ  tấn công tháng 2-1969, trong phạm vi thung lũng  A Shau-Sekong). Nguyên thủy kế  hoạch hành quân là  quân rút  lui sẽ  về  theo Đường 914 để  phá  những kho hàng chung quanh  Mường Nông (giao  điểm của  Đường 92C và  914).  Đoạn  Đường  922 về  biên giới xa hơn Đường 914 hơn gấp  đôi. Có  thể  vào  ngày 22 khi các căn cứ  phía bắc chưa mất, BTTM/ Sài Gòn vẫn  còn lạc quan (CC BĐQB mất  đêm 20, nhưng không biết  đến lúc  nào Sài Gòn mới nhận tin chính thức từ  QĐI).  Đến ngày  25 thì tình hình chiến trường cho thấy rút quân trở về biên giới — cùng  lúc phá  hủy và  lục soát trên đường về  —  qua ngã  Đường 922 là chuyện vô cùng nguy hiểm, nếu không nói khó thực hiện.

Sáng ngày 25, TrĐ64/SĐ320 Quân giải phóng với xe tăng yểm trợ,  tấn công mãnh liệt vào CC 31 ND. Sử dụng hơn 20 chiến xa giữa  ban ngày trước hỏa lực không kích của Mỹ  cho thấy quyết tâm  của  địch muốn triệt tiêu căn cứ. Cùng lúc tấn công CC31ND,  địch dùng cối và  đại bác tầm xa bắn rất chính xác vào CC30ND  và  CCBảnĐông, gây trở  ngại cho  hai pháo  đội  đang yểm trợ  về hướng căn cứ  bị  tấn công. Pháo súng cối của địch càng lúc càng  chính xác: Trong hai ngày cách nhau, ngày 23  ở  CC31 và  ngày  25  ở  CC30, súng cối bắn ngay vào bãi  đáp trực thăng  đang lên xuống, gây tử  thương cho phi hành  đoàn và  hành khách. [37] Hai  lần tấn công buổi sáng và trưa ngày 25 từ hướng đông bắc và tây  nam không thành; 4 giờ  chiều  địch chuyển hướng, tấn công  ồ  ạt  từ  hướng  đông nam của căn cứ. Như  đã  nói,  ở  CC 31 ND có bộ chỉ  huy LĐ3ND; bốn đại  đội tác chiến cơ  hữu của TĐ3; một  đại  đội trinh sát; và  một pháo  đội 105 ly. Hai  đại  đội 31 và  32 đóng  tiền đồn  ở  hướng  đông và  đông bắc;  đại  đội trinh sát  đóng trên  một cao  điểm  ở  tây tây bắc; hai  đại  đội 33 và  34 và  pháo  đội  đóng bên trong căn cứ. Ngày 25, trước khi căn cứ  bị tấn công và thất thủ, hai đại đội 31 và 32 được lệnh di chuyển về hướng nam  và đông nam để đón nhận một lực lượng thiết kỵ-nhảy dù (đơn vị của ThĐ17TK và  TĐ8ND) từ  Bản Đông lên tiếp viện. Theo một một sĩ  quan của đại đội 32 thuật lại,  đại đội không đến điểm hẹn  đúng  như  dự  liệu. Nhưng không thành vấn đề  nữa, vì  đơn vị Thiết Kỵ-Nhảy Dù từ hướng nam đi lên cũng gặp trở ngại, vì vừa  đi họ  vừa phải “nhổ” những chốt của  địch cản đường. [38] Trong  hai  đại  đội còn lại phòng thủ  căn cứ,  đại  đội 34  đã  bị  tổn thất  nhiều trước ngày thất thủ. Báo cáo cho biết đại đội 34 chỉ còn 60  tay súng. [39] Như vậy, hai đại-đội-thiếu (-) và một pháo đội 105 ly  là  tất cả  những gì còn lại của CC 31 ND  để  “đi tiền” với ba tiểu-đoàn cộng (+) của TrĐ64/SĐ320 và TrĐ1/SĐ2BB Quân giải phóng.

Trung  Đoàn 64/SĐ320 gồm hai  Tiểu  Đoàn 8 và  9 (tám đại  đội) cộng với một đại đội xe tăng, có  mặt ở vùng hành quân từ 6  tháng 2, và  bắt đầu bao vây CC 31 ND từ  ngày 20. TrĐ64/320  được nhắc đến trong  điện tín của tướng Sutherland ngày 22.  Điện tín cho biết TrĐ64 và TrĐ1/SĐ2BB Quân giải phóng đang họat động  phía tây, sát Bản Đông và  bắc Đường 9. Nhiệm vụ  của hai trung  đoàn này là  gài mìn,  đóng chốt và  làm lô cốt kháng cự  trên  Đường 9 về  hướng Tchepone. Sutherland trấn an MACV với  nhận  định, “Tôi không quân tâm về  những kháng cự  này; B-52  sẽ hủy diệt được.” [40]

Quan tâm hay không, 11 giờ  sáng ngày 25 hai  đại đội của  TrĐ64 tấn công căn cứ ở hướng bắc sau khi nã pháo liên tục từ 7  giờ  sáng; 12 giờ:  địch thay đổi hướng tấn công vào phía  đông  nam; 1giờ: một  đại đội  địch chọc thủng phòng tuyến của căn cứ ở phía bắc; 3 giờ chiều: 20 xe tăng và bộ binh tùng thiết tấn công  vào căn cứ từ hai hướng đông và tây bắc; 5 giờ chiều: ba xe tăng  với hai đại đội bộ binh tùng thiết đã đến trên đầu hầm bộ chỉ huy  LĐ3 và ban chỉ huy TĐ3. Căn cứ 31 của Nhảy Dù kể như bị tràn ngập khi một vài sĩ  quan chỉ  huy lên máy truyền tin chào vĩnh  biệt đồng đội.  Đích thân  Đại Tá  Nguyễn Văn Thọ, lữ  đoàn  trưởng LĐ3ND, gọi về  Trung Tâm Hành Quân SĐND ở Khe  Sanh: “Lương  ơi! Căn cứ  đã  bị  tràn ngập. … Vĩnh biệt bạn!”  (Lương là  Đại Tá  Nguyễn Thu Lương, trưởng phòng hành quân  SĐND trong thời gian  đó.)  Ở  CC 30 ND, cách CC 31 ND chừng  năm cây số,  Đại  Úy Trương Duy Hy, pháo đội trưởng 155 ly,  nhận lời chào cuối cùng của đại úy pháo đội trưởng Nguyễn Văn  Đương  ở  đầu giây, “… Việt Cộng  tràn lên bãi trực thăng  đông quá. … Tôi phải ra trực xạ  đây.” Và  Đại  Úy  Đương chỉ  có  thể trực xạ  đến 4 giờ  16 chiều, vì  đến giờ  đó, tiểu  đoàn phó  TĐ3  Pháo Binh Dù,  Đại  Úy Phương, lên máy truyền tin cảm  ơn lần  cuối: “Thành thật cảm ơn các bạn đã tác xạ hết mình. Nhưng bây  giờ  không còn cách nào cứu vãn. Vĩnh biệt các bạn. Vĩnh biệt  các bạn.” Truyền tin qua lại của hai đại đội 31 và 32 cho thấy họ di chuyển khỏi vị  trí, rút về  hướng nam chờ  bắt tay với TĐ8ND  và  ThĐ17KB từ  Bản  Đông lên.  Đại đội trinh sát của LĐ3ND,  đang đóng ở  hướng tây tây bắc, được lệnh đánh trở  lại căn cứ để cứu những quân nhân còn tử thủ. [41]

Nhiều chuyện không may xảy ra cho sự  thất thủ  của  CC31ND: máy bay tiền sát hướng dẩn hỏa lực đến không kịp giờ vì bị lạc tọa độ; phản lực cơ Mỹ đang đánh bom yểm trợ bỏ vị trí đi cứu bạn (một phản lực cùng phi tuần bị  bắn rơi trong lúc yểm  trợ) trong khi xe tăng của  địch tiến lên đồi; từ  3giờ  30  đến 5 giờ hơn, một cơn mưa giông trút xuống vùng Khe Sanh Lao Bảo,  ngăn cản mọi yểm trợ  không lực, sau khi không lực Mỹ  đã  thực  hiện được 108 phi vụ  yểm trợ  cho CC 31 ND. Trong đêm 25, đại  đội trinh sát  đụng mạnh với  địch khi họ  tiến về  CC 31 ND với hy  vọng cứu bộ chỉ huy lữ đoàn, hay bất cứ ai còn sống sót. Đại đội  bị  thiệt hại nặng nhưng vẫn không vào được bên trong căn cứ.  Rạng sáng ngày 26, B-52 bay 15 phi vụ, trải bom bắc, tây bắc và đông bắc CC 31 ND. [42] Ngày 26, TĐ8ND và  TĐ17TK trên đường  tiến lên CC 31 ND tiếp viện, quần thảo với một  đại đội của  địch  đóng ở  phía tây nam, cách căn cứ chừng 200 đến 400 mét. Quân  tiếp  viện nhìn thấy căn cứ, nhưng không vượt qua  được sức  kháng cự  của  địch. Một  đại đội của TĐ8/TrĐ64 Quân giải phóng  đang  đóng chốt cản hướng  đi. Tại vị  trí  này, từ  ngày 26 đến ngày 3  tháng 3, ở  phía nam và  tây nam CC31ND xảy ra nhiều trận giao  tranh đẫm máu giữa hai lực lượng đối kháng. Đến ngày 3 tháng 3  hai tiểu  đoàn của TrĐ64 gom quân lại và  đẩy lực lượng Dù-Thiết Kỵ ngược về Bản Đông. [43]

Trận  đánh  đêm 2 tháng 3 giữa lực lượng  đặc nhiệm Dù-Thiết Kỵ và TrĐ64/SĐ320, xảy ra cách CC 30 ND chừng năm cây số  về  hướng tây, nhưng  ở  Căn Cứ  30 những người lính của TĐ2ND có  thể  cảm nhận được hỏa lực  địch  —  Tiểu  Đoàn 2  Nhảy Dù bây giờ đứng bơ vơ một mình giữa Binh Đoàn 70.  

Tình hình Căn Cứ 30 Nhảy Dù được tướng Sutherland nhắc  đến trong một  điện tín báo cáo về  MACV ngày 22 tháng 2. Sutherland cho biết pháo nòng dài và pháo cối của địch rất chính xác, làm giới hạn tối  đa những phi tuần tiếp liệu cho căn cứ. Hỏa  lực phòng không đầy trời, nhưng máy bay quan sát không tìm  được mục tiêu đặt súng. Sutherland báo cáo bốn  đại bác 105 ly  trên căn cứ  bị  hư  và  cần thay thế. Trừ  những trở  ngại  đó, căn cứ của Nhảy Dù  “vẫn bình yên.” [44] Báo cáo của Sutherland cũng  đúng: Cho  đến ngày 22 tháng 2, mặt trận của vùng hành quân ở phía tây tương  đối yên tĩnh  —  yên tĩnh cho đến khuya 24 khi  CCBĐQN của TĐ21BĐQ thất thủ;  đêm 25  đến lượt CC 31 ND  của LĐ3ND và  TĐ3ND bị  mất. Và  sau khi củng cố  tập trung lại  quân số  sau trận Căn Cứ  31, lực lượng của B70 mạnh hơn. Tối  đêm 3 tháng 3, lực lượng Dù-Thiết Kỵ được lệnh bỏ tuyến; và bỏ luôn  ý  định trở  lại CC 31 ND. Nhưng trước khi rời vị  trí, Thiết  Đoàn 17 và  TĐ8ND đánh một trận để  đời  ở  Hạ  Lào: Giao chiến  với một tiểu đoàn  địch, lực lượng Dù-Thiết Kỵ  đổi 100 thương  vong để  lấy 383 xác đối phương. [45] Sau trận  đánh lực lượng  đặc  nhiệm lui về Đường 9, về phòng tuyến ở Bản Đông. Cho đến lúc  đó, trừ  sự  hiện diện của TĐ2ND  ở  đông bắc Bản  Đông, vùng  hành quân từ  biên giới đến bắc Bản  Đông nằm trong gọng kềm  của Binh  Đoàn B70. Chỉ  sau một tuần phản công, ba sư  đoàn  Quân giải phóng đàn áp tất cả  các lực lượng VNCH  ở  hướng bắc của trục  tiến quân.

Đến ngày cuối của Tháng 2 (ngày 28) trên CC 30 ND vẫn  còn một số  lính BĐQ kẹt lại (quân của hai TĐ39 và  21). Căn cứ đông và  chật hơn. Theo quan sát của phi công trực thăng yểm  trợ, căn cứ  đông và  chật đến độ  nếu pháo binh  địch bắn vào, thì thế  nào cũng có  lính bị  thương hoặc chết. Lính bị  thương mà  không  được di tản ngay, lại trở  thành một gánh nặng cho quân trú phòng. [46] Vòng đai phòng thủ  của căn cứ  càng ngày càng nhỏ lại.  Ngày 27 địch đã đột nhập đến bãi đáp trực thăng, quân trú phòng  phải nghênh chiến cách phòng tuyến của họ  chưa  đến 50 mét.  Trong ba ngày 26  đến 28, các  đơn vị  của TrĐ64/SĐ320 và TrĐ88/SĐ308 thay phiên nhau tấn công vào CC30ND nhưng  thất bại:  Địch không dám tập trung quân nhiều vì  sợ  trúng bom  B-52 (B-52  đánh hàng ngày chung quanh căn cứ); nếu dùng  ít  quân thì đánh không qua được phòng tuyến của Nhảy Dù. Nhưng  địch không cần tràn ngập phòng tuyến bằng lính bộ  binh và  xe  tăng nữa. Họ  chỉ  cần tiếp tục pháo … pháo cho đến khi quân trú phòng phải di tản khỏi cao  điểm. Ngày 2 tháng 3  địch pháo vào  căn  cứ  hơn 1.000 quả  đạn, trong  đó  có  đạn  đại bác 152 ly.  Đạn  pháo kích bắn trúng vào hầm đạn 105 ly, và  nổ  lan qua hầm đạn  155 ly, thiêu hủy một góc của căn cứ, phá  hủy tất cả đại bác của  hai pháo đội. Tiểu đoàn được lệnh chuẩn bị chờ trực thăng đến di  tản. Nhưng trực thăng nào dám  đáp xuống một giữa một xạ trường như  vậy. Rút lui bằng trực thăng không  được, xế  trưa  ngày 3 tiểu đoàn được lệnh di chuyển bằng đường bộ. Tiểu Đoàn  2 Nhảy Dù  VNCH, sau sau hai mưoi lăm ngày phòng thủ CC 30 ND, rời căn cứ  vào 5 giờ  chiều. Hai giờ  sáng ngày 4 tháng  3, sau khi tất cả  đã  xuống  được chân  đồi, trên  đường di chuyển,  tiểu  đoàn  Đ2ND  đánh một  điện tín, yêu cầu phi cơ  tiền sát đang  bay trên  đầu nếu nhận  được thì  chuyển về  cho BTL hành quân/ tư  lệnh SĐND ở  Khe Sanh. Điện tín vắn tắt, “Bị  vây hãm và  bị tấn công liên tục mười ngày; không nhận  được tiếp tế; có  200  thương vong. … Hai ngày không có  lương thực và  nước uống.  … Cần trực thăng tải thương và tiếp tế gấp khi trời sáng.” [47]

Hơn một tuần trước khi TĐ2ND bỏ  cứ  điểm CC 30 ND,  SĐND đã thực hiện kế hoạch tái phối trí vị trí và trách nhiệm của  sư  đoàn. Thay vì nhảy vào Tchepone như  kế  hoạch hành quân  nguyên thủy, LĐ2ND, với ba tiểu  đoàn 5, 7 và  11, bây giờ  có trách nhiệm củng cố  an ninh trên  Đường 9 từ  Lao Bảo  đến Bản  Đông: BTL LĐ2ND  đóng  ở  Lao Bảo; TĐ11ND phụ  trách bãi  đáp/ tuyến Bravo; TĐ5ND, tuyến Alpha; và  TĐ7ND  đi xa về hướng bắc  để  đón TĐ2ND trên  đường di tản từ  CC30ND về, và làm một hành lang kiểm soát ở hướng bắc, khoảng giữa Alpha và Bản Đông. Cùng lúc, SĐTQLC, từ vai trò trừ bị, cũng được điều  động vào vùng hành quân: Hai Lữ  Đoàn 147 và  258 sẽ  thay thế hai Trung Đoàn 1 và 3, SĐ1BB ở một vài cao điểm, để hai trung  đoàn này rời vị trí, tiến xa về phía tây.  Ngày 3 tháng 3, hành quân ngày N+23, trận liệt của VNCH  và  Quân giải phóng hoàn toàn thay đổi. Theo báo cáo của Phòng 2 BTTM  VNCH, đến thời  điểm  đó  lực lượng Quân giải phóng có  16 trung  đoàn  ở vùng hành quân. Mười một trong số  mười sáu trung đoàn này đã tham chiến; năm trung  đoàn còn lại nằm trong vùng hành quân  và  có  thể  tham chiến bất cứ  lúc nào.  Đó  là  các trung  đoàn bộ binh, đơn vị  yểm trợ  của Quân giải phóng trong vùng hành quân gồm một  trung  đoàn chiến xa; một phòng không; và  hai pháo binh. Cùng  ứng chiến như  một  đơn vị  độc lâp, Binh  Đoàn 559 có  12 tiểu  đoàn phòng không; 12 tiểu  đoàn vận tải; và  17 tiểu  đoàn công  binh trong vùng hành quân, với nhiệm vụ bảo vệ căn cứ của họ.  
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #64 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2014, 05:24:05 am »

Sư Đoàn 1 Bộ Binh và Mặt Trận Phía Nam

Trong khi  ở  hướng bắc  Đường 9, Nhảy Dù  và  BĐQ  đương  đầu  với năm trung  đoàn Quân giải phóng (chưa kể  các  đơn vị  xe tăng, phòng  không, và  pháo binh),  ở  phía nam, hai trung  đoàn của SĐ1BB  quần thảo với sáu trung  đoàn  địch (chưa kể  những  đơn vị  yểm  trợ và hai binh trạm). Sáu trung đoàn Quân giải phóng đến từ các Sư Đoàn  324B, 304, và một trung đoàn của SĐ2BB.

Vào tuần lễ  đầu hành quân, tám tiểu  đoàn của TrĐ1 và TrĐ3/SĐ1BB  đóng trên chín cao  điểm, trong  đó  có  năm căn cứ hỏa lực. Từ  cao  điểm Co Roc gần biên giới cho  đến phía  đông  nam Bản  Đông. Những căn cứ  hỏa lực quan trọng là  CCHotel;  CCHotel2; CCDelta; Don; và  CCDelta1. Tất cả  những căn cứ này nằm trong phạm vi  Đường 914  và  biên giới Việt Nam  — cũng  đồng thời nằm trong vùng hoạt  động của căn cứ  hậu cần  611. Căn cứ  hậu cần 611 do hai Binh Trạm 31 và  41 phụ  trách,  có nhiệm vụ tải hàng từ hai Binh Trạm 33 và 42 ở Tchepone (căn  cứ  hậu cần 604) về  mặt trận B-4 và  quân khu Trị-Thiên-Huế.  Những căn cứ/ cao  điểm này nằm cách Sông Xe Pone/ Đường 9  từ  năm đến 12 cây số. Căn cứ  hỏa lực xa nhất về  hướng nam là CCHotel2. Từ  đây pháo binh có  thể  tác xạ  xuống Mường Nông  —  cũng là  một một mục tiêu quan trọng của LS719. Nếu  ở hướng bắc Đường 9 những căn cứ  của Nhảy Dù  và  BĐQ  đóng  theo đội hình để  kềm chế  trục lộ  92A và  1093;  ở  hướng nam,  SĐ1BB  đóng trên những cao  điểm để  ngăn chận lưu thông về hướng đông nam trên đường 914 và 92C. [49]

Lực lượng Quân giải phóng mà  SĐ1BB VNCH  đang  đối  đầu trong  vùng trách nhiệm của họ là SĐ2 Sao Vàng với hai Trung Đoàn 3  và  41; ba Trung  Đoàn 29, 812, và  803 của SĐ324B. Phản  ứng  của  địch  ở  phía nam (vùng trách nhiệm của SĐ1BB) tương  đối  chậm và  kém mãnh liệt hơn ở  phía bắc (vùng trách nhiệm của  BĐQ và  Nhảy Dù). Nhưng sau khi hai căn cứ  BĐQ và  CC31ND  bị  thất thủ; sau khi  địch viện thêm quân từ  hướng B3 (Tây  Nguyên) lên, các tiểu  đoàn của hai Trung  Đoàn 1 và  3/SĐ1BB  chạm địch thường xuyên và mãnh liệt hơn. Vào ngày 27 tháng 2,  chung quanh CCHotel2, căn cứ  hỏa lực lớn nhất và  xa nhất phía  nam  Đường 9,  địch bao vây TĐ2/TrĐ3  đang bảo vệ  một pháo  đội 105 ly trên căn cứ. Khi đánh hơi biết TrĐ3 sẽ di tản pháo đội  và  quân trú  phòng  đến một cao  điểm khác,  địch dùng tất cả  hỏa  lực tấn công mạnh. Một trực thăng CH-53 bị  bắn tan xác trên  không trung khi  đang móc một khẩu pháo trên  đường di tản.  Đêm 28 căn cứ được lệnh phá hủy đại bác và di chuyển khỏi căn  cứ  bằng  đường bộ  (Pháo  đội  đã  được lệnh di tản từ  ngày 23,  nhưng chỉ  một số  di tản  được vì  phòng không quá  mạnh). Hai  Tiểu  Đoàn 2 và  3/TrĐ3 cũng  được lệnh rút  đi, tìm một chổ  an  toàn để trực thăng có thể di tản họ. Trong hai ngày, 28 tháng 2 và 1 tháng 3, trên  đường di tản Tiểu  Đoàn 2 và  Tiểu  Đoàn 3/TrĐ3  bị  hai Trung  Đoàn 29 và  814/SĐ324B tấn công liên tục. Sau  cùng, hai tiểu  đoàn  được trực thăng bốc về  Khe Sanh và CCDelta1. Báo cáo từ  QĐXXIV cho biết TĐ2/TrĐ3 bị  thiệt hại  nặng và được đưa về Huế để bổ sung và tái trang bị. [50]

Tình hình chiến trường  ở  phía nam  Đường 9  đến ngày  CCHotel2 di tản,  đã  trở  nên  ác liệt.  Địch  điều  động thêm bốn  trung  đoàn vào vùng tác chiến.  Đường bộ  từ  Đông Hà  đi Khe  Sanh bị  phục kích thường xuyên; đường Khe Sanh về  Lao Bảo  cũng không khá  gì  hơn. Vận chuyển  đường bộ  không còn tin  tưởng được. Ngay cả  những căn cứ  tiếp liệu tiền phương do lính  Mỹ trấn giữ cũng bị tấn công: Trong bốn ngày, đặc công của Mặt  Trận B-5 (đơn vị  phụ  trách khoảng  đường từ  Đông Hà  về  Lao  Bảo) tấn công  hai lần  vào căn cứ Vandegrift (khoảng giữa Cam Lộ  và  Khe Sanh), phá  hủy 320.000 lít xăng máy bay và  hơn  16.000 đạn đại bác 20 ly. [51] Trong một  điện tín báo cáo tình hình  chiến trường cho đến ngày 3 tháng 3, tướng Sutherland thú  nhận  (1) trong ba lần tấn công vào các Căn Cứ  31, 30 và  Hotel2, hỏa  lực phòng không, súng cối và  pháo binh của  địch  đã  là  cho vấn  đề  tiếp liệu bằng trực thăng khó  khăn, nếu không nói là  không  được. (2) mặc dù  bị  tổn thất tương  đương một trung  đoàn một  tuần, nhưng  địch vẫn quyết liệt tác chiến, và, (3)  đối phương  đã quen với kỹ thuật và chiến thuật [tác chiến] của quân lực VNCH,  và  từ  đó  phối hợp hỏa lực của họ  để  đối phó. [52] Nói một cách  khác, điện tín của tướng Sutherland cho biết, dù thiệt hại nặng — và  sẵn sàng chịu thiệt hại nặng  —  nhưng  địch  đang nắm thế thượng phong ở chiến trường.

Ngày 28 tháng 2 tướng Lãm bay về  Sài Gòn hội kiến với  Tổng Thống Thiệu và  Đại Tướng Cao Văn Viên. Buổi họp thực  tế  hóa quyết  định đưa thêm chín tiểu đoàn vào thay thế  năm tiểu  đoàn  đã  bi thiệt hại trong hơn ba tuần giao chiến. Những tiểu  đoàn bị  thiệt hại là  TĐ3ND; TĐ39 và  21BĐQ; TĐ2 và 3/TrĐ3/SĐ1BB. Chín tiểu  đoàn  được  đưa vào chiến trường là LĐ147 và  LĐ258TQLC (sáu tiểu  đoàn); Thiết  Đoàn 7; và,  TrĐ2/SĐ1BB (TĐ2 và 3). Buổi họp đồng thời khẳng định một lần  nữa, SĐ1BB sẽ  là  đơn vị  nhảy vào Tchepone thay vì  Nhảy Dù như  trong kế  hoạch nguyên thủy, hay là  TQLC như  đã  được  đề nghị  sơ  qua  ở  BTL tiền phương  ở  Khe Sanh.[53] Ngày 1 tháng 3, Tổng Thống Thiệu cho  Đại Tướng Abrams biết kế  hoạch mới  như đã nói trên.[54] 
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #65 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2014, 05:31:05 am »

[1] Sư  Đoàn 1 Bộ  Binh trong thời  điểm HQLS719 có  năm trung  đoàn: 1,  2, 3, 4, và 54 (thống thuộc SĐ1BB). Trung Đoàn 1 và 3 mỗi trung đoàn  có  bốn tiểu đoàn; Trung Đoàn 2 có  năm; và  Trung Đoàn 54 có  ba. Sau  HQLS719, tháng 10-1971, BTTM thành lập Sư Đoàn 3 Bộ Binh, Trung  Đoàn 2 được tách ra để  làm trung đoàn cột  trụ  cho Sư  Đoàn 3BB (với  Trung  Đoàn 2, 56, và  57). Khi VNCH thất thủ  năm 1975, SĐ1BB có Trung  Đoàn 1, 3, 51, và  54.  Đọc Nguyễn Duy Hinh, sđd tr. 173;  Personnel Occupying Key Positions in the Republic of Vietnam Armed Forces During the Final Enemy Offensive in 1975  (General Research  Corporation: McLean, VA, 1975), tr. 9.

[2] Sorley, The Abrams Tapes, tr. 359; đọc thêm Giang Văn Nhân, “Khóa  22 Đà Lạt Trong Trận Hạ Lào,” đây là một bài viết tổng hợp lời kể của  các sĩ  quan tốt nghiệp Khóa  22 tham dự  LS719, viết qua dạng e-mail;  và  tổng hợp tương tự  của Kiều Công Cự  trong, “Những Emails Rất  Ngắn và Rất Thật về Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719”,  Đặc San Sóng  Thần 2013, tr. 117. Theo bản đồ hành quân của BTL B70, CC31ND và căn cứ  tương lai 32ND,  đang nằm sát vòng  đai của BTL B70. Số  thiệt  hại của hai  đại đội TĐ6ND nằm trong Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 81.  Theo  Đại Tá  Nguyễn Thu Lương, Phòng 3 Sư  Đoàn Nhảy Dù, thì TĐ6ND nhảy xuống để  yểm trợ  thêm cho LĐ3ND, hơn  là  thành lập  CC32.  Đại tá  Lương nói lệnh hành quân của sư  đoàn thay đổi khi  áp  lực của Quân giải phóng đè xuống CCBĐQB và CCBĐQN. Sách của tướng Hinh  cũng viết tương tự như  lời giải thích của Đại Tá Nguyễn Thu Lương. 

[3] B-5 có hai Trung Đoàn Bộ Binh 31 và 27; hai Trung Đoàn Pháo Binh  84 và  38. Tiểu  Đoàn  Đặc Công Nước 126 gây nguy hiểm cho xà  lan  chở  hàng từ  cảng Mỹ  Thủy về  Cửa Việt và  từ  đó  vào  Đông Hà  bằng  đường sông. Cản trở  này  đặt gánh nặng thêm cho phương tiện không  vận đang kiệt quệ. Đọc Project CHECO, đã dẫn, tr. 49, trích ở phụ chú dưới.   

[4] Headquarters Pacific Air Force.  Project CHECO, “Lam Son 719, 30  January – 24 March 1971” tr. 43-44.

[5] Như trên; cùng trang.

[6] Nguyễn Hữu An, Chiến Trường Mới, tr.109. Tướng An nói SĐ308 hạ trại  ở  Sa Rit, “Tiểu đoàn biệt  động quân 21 đóng ở  điểm cao 500 chặn  trước mặt, cách chúng tôi vài cây số.” Tác giả  nói thêm sư  đoàn của  ông đóng trên đầu Sông Sa Mu. Cao điểm 500 mét của TĐBĐQ21 nhìn  xuống Sông Sa Mu. Nếu  đây là  vị  trí  đúng của SĐ308 thì  CCBĐQN  nằm ngay sát vòng  đay  của Tr88/308 Quân giải phóng. Và  như  vậy, ngày hôm sau (N +3) CCBĐQB của TĐ39BĐQ  đóng ngay vùng tác chiến của  TrĐ102/SĐ308. Hai căn cứ  Bắc và Nam cách nhau khoảng hai cây số. 

[7] Vị  sĩ  quan tử  nạn là  Đại Tá  Cao Khắc Nhật, Trưởng Phòng 3, QĐI. Theo sách tướng Nguyễn Duy Hinh, giữa tháng 1 khi Chuẩn Tướng  Trần  Đình Thọ, Trưởng Phòng 3, BTTM, ra Huế  thông báo cho tướng  Lãm nội dung HQ LS719,  Đại Tá Nhật không được phép tham dự vì lý do bảo mật. Sau buổi thuyết trình, Đại Tá Nhật hỏi tướng Thọ, “Tại sao  tôi không  được tham dự? Tôi là  người  đóng góp sọan thảo hành quân  này.”  Đọc Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 34.  Đoàn trực thăng này có  năm  chiếc, do hoa tiêu Không Quân VNCH bay. Tác giả  Trần Đỗ  Cẩm viết  (theo lời thuật của các sĩ  quan  BĐQ) bến đến của  đoàn phi cơ  năm  chiếc là bộ  chỉ  huy LĐ1BĐQ ở Tà Púc. Nhưng nếu trực thăng bị bắn ở giữa Đường 9 và  phía nam CCBĐQN, thì  trực thăng đã  bay lạc hướng.  Sách của tướng Hinh ghi bến đến của trực thăng là  CCBĐQN. Nguyễn  Duy Hinh, sđd, tr. 34; Trần Đỗ  Cẩm, tr. 6. Theo hai tác giả  Richard  Pyle và  Horst Faas trong Lost Over Laos  (De Capo Press, 2002),  đoàn  trực thăng có  năm chiếc, trong  đó  một chiếc chở  tướng Lãm, hai chiếc  chở sĩ quan quân đoàn và phóng viên báo chí ngoại quốc, hai chiếc còn  lại chở tùy viên. Mục đích của chuyến bay là thị sát căn cứ Hotel ở nam  Đường 9, rồi bay về  hướng bắc thị  sát CCBĐQN của TĐ21BĐQ. Trực  thăng đến CCHotel an toàn. Trên đường đến CCBĐQB, trực thăng của  tướng Lãm dẫn đầu, hai trong bốn chiếc còn lại bay lạc. Khi ba chiếc  trong  đoàn  đáp xuống CCBĐQN, chờ  một hồi lâu không thấy hai trực  thăng kia xuất hiện, tướng Lãm nói ông có linh cảm chuyện không may  đã  xảy ra (theo lời tướng Lãm kể  lại trong sách của hai tác giả).  Lost  Over Laos, tr. 143, 158. 

[8] FRUS, sđd, Document 113. Ngày 29 tháng 1-1971, tướng Abrams nói  ước lượng đó là dựa vào cuộc hành quân qua Cam Bốt tháng 5-1970.   

[9] Điện tín 121144Z Feb 1971, QTR 0064, Sutherland gởi Abrams.  Sutherland báo cáo Tổng Thống Thiệu muốn nổ  lực tạm thời của QĐI  là  khu vực có  tọa độ    “XD 5720, XD 6320, XD 5724, và  XD 6324  (mục tiêu A Ro).” Căn Cứ 611 nằm dọc theo đường 914 dẫn về Vùng I và  Vùng II. Theo tài liệu của Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh,  ông  Thiệu ra thị  sát  Đông Hà  vào ngày 19 tháng 2. Nhưng tất cả  tài liệu  người viết tìm được, đều nói ngày 12 tháng 2.  Điện tín của Sutherland  ghi ngày 12 tháng 2 (121144Z Feb 1971: 11:44 giờ  Zulu, 12 tháng 2),  và  bắt đầu, “Trong lúc thăm viếng vùng hành quân Lam Sơn 719  hôm  nay …” 

[10] Đến ngày 12 tháng 2 VNCH có  17.822 quân  ở  Cam Bốt trong hai  cuộc hành quân Cửu Long 44-02, và  Toàn Thắng 1/71, do Quân  Đoàn  III và  Quân  Đoàn IV thực hiện. Quân số  này tăng lên 21.000 ngày 27  tháng 2. Theo báo cáo của MACV, trong tuần lễ  đầu của LS719,  VNCH có  10.621 quân  ở  Lào. Không Quân VNCH  đảm nhiệm  đa số phi vụ  tiếp vận, tải thương và  yểm trợ  cho hai cuộc hành quân Cửu  Long và  Toàn Thắng.  Đọc Sorley,  The Abrams Tapes, tr. 520, 535,  549.
Logged
canaris
Thành viên
*
Bài viết: 78



WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2014, 10:34:59 pm »

Tiếp nữa đi các bác, đang hay mà. Lót dép hóng vậy  Grin

Hóng hớt được là hình như các ad bên này cũng cập nhật tình hình topic này qua một bài mới về diễn biến chiến dịch phản công của QDND Việt Nam hòng đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 của VNCH.

Link đây: Chiến dịch phản công Đường 9 – Nam Lào năm 1971
Logged

Khi con sinh ra mọi người đều cười chỉ mình con khóc.
Con hãy sống sao cho: khi con chết đi, mọi người đều khóc chỉ mình con cười.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #67 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2014, 04:00:19 am »

[11] Sorley, sđd, tr. 506. B-5 là bộ tư lệnh có trách nhiệm 15 cây số bắc, và 15 cây số nam Sông Bến Hải; Đại Tướng Julius D. Clay, tư lệnh Không Lực 7, nói về giới hạn của Không Lực 7 trong buổi họp ở  MACV, ngày 13 tháng 2, Lewis Sorley, cùng sách, tr. 534.   

[12] Điện tín 141220Z, Feb 14 1971, DNG 0443, Sutherland gởi Abrams.

[13] TrĐ102/308 QĐND cho biết họ bắn 2.083 đạn 82 ly vào CCBĐQB; và để kềm chế CCBĐQ37/LĐ1BĐQ ở Ta Puc, họ tiêu thụ hơn 2.900 đạn cối 82 và 120 ly vào mục tiêu này. Đọc Công Tác Hậu Cần Chiến Dịch Đường 9 Nam Lào, tr. 343.

[14] Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 79; “Bản Đồ Tổ Chức Hậu Cần Mặt Trận 702 Chiến Dịch Đường 9 Nam Lào (Tháng 2-3 Năm 1971)” trong Chiến Dịch Phản Công Đường 9 Nam Lào.

[15] Nguyễn Hữu An, sđd, tr. 109-110.

[16] Bản đồ đã dẫn trong Chiến Dịch Phản Công Đường 9 Nam Lào; Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 77-79. 

[17] Sorley, The Abrams Tapes, tr. 538.

[18] Trong Victory in Vietnam: The Official History of People’s Army of Vietnam, 1954-1975, tr. 274, QĐND ghi đã có những đơn vị sau vào ngày 8 tháng 2 tại vùng hành quân: Năm sư đoàn chánh quy; hai trung đoàn độc lập; tám trung đoàn pháo; ba trung đoàn xe tăng, ba trung đoàn công binh; sáu trung đoàn phòng không; tám trung đoàn đặc công; và, những đơn vị cơ hữu phụ thuộc. Đây là bản dịch Việt ngữ Lịch Sử Quân Đội Nhân Dân, Tập II: Thời Kỳ Trưởng Thành của Quân Đội Nhân Dân Trong Thởi Kỳ Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước (1954-1975) (Merle L. Pribbenow, translator, Kansas: University of Kansas Press, 2002). Quân số của QĐND ghi theo sách trên mâu thuẩn với nhiều sách quân sử riêng của các sư đoàn, hay sách của tổng cục hậu cần. Một số trung đoàn vẫn đang trên đường đến chiến trường vào ngày 8 tháng 2, như trường hợp của TrĐ64/SĐ320 và TrĐ36/SĐ308.

[19] Công Tác Hậu cần Chiến Dịch Đường 9 Nam Lào, tr. 116-119, 379, 458. Tiếp liệu hậu cần của QĐND được chia ra từng khu vực/ : B70; B-5; Binh Đoàn 559; SĐ324B, và SĐ2BB. Trung bình mổi trung đoàn có chừng 65 cối 60 và 82 ly.

[20] Đại Úy Trương Duy Hy, chỉ huy pháo đội C/TĐ44 ở CC30ND, kể lại trưởng hợp CC21BĐQ xin ông phản pháo … hai pháo đội liên tục phản pháo nhưng không hiệu quả vì không thấy hướng súng của địch. Đại Úy Trương Duy Hy, Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30 Hạ Lào, tr. 72, 87. 

[21] Keith W. Nolan, Ripcord: Screaming Eagals Under Seige, Vietnam 1970, tr. 476, 480. Căn cứ Ripcord, từ lúc chiếm cho đến khi di tản hơn bốn tháng. Tuy nhiên chỉ có 23 ngày sau cùng (1 đến 23 tháng 7-1970) là bị tấn công mạnh: Mỹ có 74 tử thương và 400 bị thương trong ba tuần (254 tử thương trong bốn tháng). Súng cối của QĐND bắn vào căn cứ đặt xa mục tiêu từ 400 mét đến 3.500 mét. Chỉ trong ba tuần, cố thủ một cứ điểm bất động, với 74 chết và 400 bị thương, thì không thể giữ căn cứ được.       

[22] Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 142, 159-160. Tướng Hinh viết, tất cả 96 khẩu đại bác bị bỏ lại, là ở những căn cứ hỏa lực: Trực thăng không câu đại bác ra được vì pháo và phòng không của địch quá mạnh. 

[23] Điện tín 210525Z, Feb 1971, QTR 0116, Sutherland gởi Abrams; Điện tín 221745Z, Feb 1971, QTR 0125, Sutherland gởi Abrams. Trong điện tín ngày 21 tháng 2, Sutherland nói tướng Lãm xin phi vụ B-52 hai ngày liên tiếp để “hủy diệt hoàn toàn TrĐ102 và những đơn vị của SĐ308 trong vùng.” Điện tín ngày 22, Sutherland nói tướng Lãm ra lệnh cho một lực đặc nhiệm tiến về tiếp cứu CCBĐQN. Từ ngày 17 tháng 2, Sutherland đã xin phép Không Quân cho B-52 dội bom cách lực lượng bạn chừng 1.500 mét, thay vì căn bản an toàn là cách 3.000 mét. Điện tín 170300Z, Feb 1971, QTR 0096, Sutherland gởi Đại Tướng Clay (Tư Lệnh Không Lực 7).   

[24] Đọc thêm nhiều chi tiết về những trận đánh ở CCBĐQB và CCBĐQN của TĐ39 và 21 BĐQ trong Trần Đỗ Cẩm, “Các Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào”, Nguyệt San Đoàn Kết (Austin, Texas, Tháng 9, 2001); hai bài viết của Kiều Công Cự; và Giang Văn Nhân, đã dẫn như trên. Cả ba tác giả đều nhắc đến sự mãnh liệt của súng cối và đại bác không giật. Kiều Công Cự viết, “Trong một ngày mà có bốn sĩ quan bị thương, tất cả do đạn pháo kích,” Đặc San Sóng Thần 2013 (Garden Grove, California), tr. 129.     

[25] Điện tín 231600Z Feb 1971, QTR 0135, Sutherland gởi Abrams. AH-1G là trực thăng loại “Cobra”; UH-1C là lọai võ trang “gunship.”

[26] Chuẩn tướng Trần Quang Khôi, một trong những tư lệnh (đại tá chỉ huy trưởng Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ) trong HQ Toàn Thắng 1/71 ở Cam Bốt, qua phỏng vấn điện thoại với người viết, tướng Khôi nói hai ngày trước khi tử nạn (ngày 21 tháng 2), tướng Trí có nói cho tướng Khôi biết ông được lệnh đi Vùng I để chỉ huy Hành Quân LS719. Tướng Trí nói ông muốn tướng Khôi ra Vùng I với ông.       

[27] Điện tín 121114Z Feb 1971, Sutherland nói về lời phàn nàn của tướng Lãm; điện tín 141200Z, cùng tháng, Sutherland thú nhận ông đã không nói với tướng Lãm về số lượng trực thăng và số lượng cung ứng; điện tín 231600Z, tướng Sutherland nói ông ta cần thêm trực thăng để hoạt động theo nhu cầu; Đoạn Abrams khuyên Sutherland nên nói thẳng ra hoàn cảnh thực tế cho tướng Lãm biết, trích theo Lewis Sorley, Thunderbolt: General Creigton Abrams and the Army of His Times, tr. 308-309.

[28] Sơ lược về lực lượng Hoa Kỳ yểm trợ Hành Quân LS719: Liên Đoàn 108 Pháo Binh (bốn tiểu đoàn); Liên Đoàn 45 Công Binh (hai); LĐ3/SĐ101ND (sáu); LĐ1/SĐ5 Cơ Giới (năm); và hai tiểu đoàn của TrĐ11/SĐ23Americal. Tổng cộng 19 tiểu đoàn. Đọc Shelby L. Stanton, The Rise and Fall of an American Army, 1965-1973, tr. 351.

[29] Nguyên văn điện tín 141220Z Feb 14 của Sutherland, “Điều không giải thích cho họ [tướng Lãm và QĐI]  biết là tất cả trực thăng này cũng dùng cung ứng cho tất cả nhu cầu ở Vùng I … cho SĐ101 Nhảy Dù, cho LS719, cho Dewey Canyon II, cho các đơn vị của SĐ1BB không đang ở Hạ Lào, và cho nhu cầu của chi và tiểu khu của QĐI.”

[30] Điện tín 260900Z Feb 71, Thiếu Tướng Gettys (USARV) gởi Trung Tướng Dolvin (MACV). Giống như tình trạng tiếp liệu của các quân đội trên thế giới: cấp số lý thuyết và số nhận được khác nhau. Khác xa hơn là đồ nhận vào nhưng không xử dụng được vì bị hư/ khiếm khuyết: cấp số trực thăng là 696 chiếc; nhận 672; nhưng chỉ có 497 chiếc “hoạt động” (bay) được. Một thí dụ: lọai võ trang UH-1C, theo cấp số sẽ nhận 44; nhận 42; nhưng chỉ 17 chiếc bay được. Lọai võ trang Cobra: 123; nhận được 113; bay 85. Lọai trực thăng chuyên chở căn bản UH-1H: cấp số 329; nhận 325; bay được 245. Những lọai trực thăng còn lại là OH-6; OH-58; CH-47 — hai lọai trực thăng quan sát, và chở nặng. Số 479 trực thăng của QĐXXIV đang hoạt động, trong đó có 51 chiếc “mượn” từ các đơn vị Lục Quân ở Vùng II và III; và 16 chiếc CH-53 kèm theo trực thăng hộ tống, từ TQLC Hoa Kỳ ở Vùng I.

[31] Lục Quân Hoa Kỳ, Việt Nam (U.S. Army, Vietnam/ USARV) là một bộ tư lệnh cấp quân đoàn, trừ thẩm quyền về hành quân, có thẩm quyền hành chánh quân sự và tiếp liệu cho tất cả quân chủng Lục Quân Hoa Kỳ ở Việt Nam. Tư lệnh MACV (Đại Tướng Abrams) đồng thời là tư lệnh USARV. Dưới Abrams là hai tư lệnh: tư lệnh phó MACV về hành quân (Đại Tướng Weyand); tư lệnh phó MACV về tiếp liệu và hành chánh, đồng thời là tư lệnh phó USARV (Trung Tướng William J. McCaffrey). Dưới quyền của USARV là các bộ tư lệnh, liên đoàn không vận; các lữ đoàn cứu thương, quân cảnh; vận tải, truyền tin, và tiếp liệu. Quân số của USARV hơn phân nữa số quân Mỹ ở Việt Nam. Bộ tư lệnh của USARV ở Long Bình. Đây là một lối hành chánh quân sự rất phứt tạp của của  MACV ở Việt Nam, vì USARV phụ thuộc vào tiếp liệu của Lục Quân Hoa Kỳ, Thái Bình Dương (U.S. Army, Pacific/ USARPAC), một  ở cách xa chiến trường hơn một phần tư trái đất. Một phụ chú bên lề: Trung Tướng William McCaffrey (khoá 1939 võ bị West point) có con trai là Barry R. McCaffrey (West Point 1964), năm 1966-67 là trung úy cố vấn cho một đơn vị Nhảy Dù VNCH. Barry McCaffrey lên đến chức đại tướng về sau, và là một đại tướng trẻ nhất khi về hưu.   

[32] Lewis Sorley, The Abrams Tapes, tr. 543-546. Một buổi họp của các tư lệnh MACV, khi hiện diện đầy đủ, có ba đại tướng; ba hay bốn trung tướng; 11 thiếu tướng; tám chuẩn tướng; và bốn, năm đại tá quan trọng của các lực lượng biệt lập (như chỉ huy trưởng LLĐB, MAC-SOG, quân báo điện tử).     

[33] Tài liệu đầy đủ về trực thăng yểm trợ cho HQLS719 đến từ Vietnam Helicopter Pilots Association (VHPA). Bản liệt kê cho biết từng lọai trực thăng và những đơn vị VNCH họ yểm trợ. Địa chỉ web site của VHPA: w.w.w.angelfire.com/ga2/vnhistory/D94lam/html.

[34] Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 47-48.

[35] Lệnh Hành Quân, Sư Đoàn Nhảy Dù, ở phần phụ lục cuối sách.

[36] The Joint Chiefs of Staff and the War in Vietnam, vol. 1971-1973, tr. 8-9. Ngày 25 tướng Abrams gởi về BTMLQ Hoa Kỳ một điện tín, xác nhận thay đổi trên. 

[37] Trương Duy Hy, Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30, tr. 106, 108, 113. Tướng Sutherland trong điện tín 221745Z Feb 1971, gởi MACV, báo cáo, đại bác và súng cối pháo của địch bắn vào hai căn cứ của Nhảy Dù (30 và 31) rất chính xác. Ngày 22 trực thăng VNCH chở một toán tác chiến điện tử vào CC31ND, và để di tản phi hành đoàn trực thăng VNCH bị bắn rơi hôm trước. … Phi vụ trực thăng ngày 22 bị phòng bắn rơi khi sắp sửa đáp, và vài phút sau, súng cối của địch tiêu hủy luôn chiếc trực thăng bị nạn. Súng cối của địch là trở ngại chính cho tất cả phi vụ trực thăng tiếp tế các căn cứ hỏa lực.   

[38] Theo tác giả Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr.84, hai đại đội 31 và 32 của TĐ3ND được lệnh di chuyển về hướng nam để đón lực lượng tiếp viện từ Bản Đông lên. CC31ND nằm ở bên tay trái của đường 92, cách bắc Bản Đông chừng tám cây số. Đường 92 đi về hướng đông bắc sẽ trở thành Đường 1032 đi thẳng vào Bản A-Choc, Quảng Bình, một trong bốn cửa khẩu quan trọng của hệ thống đHCM. Trong bài viết của Giang Văn Nhân, Trung Úy Phạm Xuân Thiếp, đại đội trưởng ĐĐ32 thuật lại, ngày 25 anh dẩn đại đội về hướng nam để đón quân tiếp viện, nhưng không gặp như dự định. 

[49] Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 84.

[40] Điện tín 221745Z Feb 1971, QTR 0128 Eyes Only, Sutherland to Abrams. Điện tín này đồng thời cho biết Trung Tướng Dư Quốc Đống bỏ ý định lập CC32ND như theo kế hoạch hành quân (Sau lần trực thăng vận xuống ngày 13 tháng 2 của TĐ6ND bị hủy bỏ vì thiệt hại quá nặng, khi bãi đổ quân nằm ngay vùng tác xạ của địch.).
[41] Đại Tá Nguyễn Thu Lương, trong Tình Đồng Đội (Đặc San Cánh Dù Viễn Xứ, Tháng 4-2008). Trong bài viết Đại Tá Lương cho biết sau khi CC31ND thất thủ, Đại Đội 3 Trinh Sát từ đó thống thuộc LĐ1ND, và hai đại đội tác chiến còn lại, 31 và 32, thống thuộc TĐ8ND; Đại Úy Trương Duy Hy, sđd, trang 116-118; bài viết Khóa 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào của Giang Văn Nhân về truyền tin của Đại Đội 32 nghe được từ Trung Tá Lê Văn Phát và Đại Úy Đương. Giờ phút của trận đánh CC31ND, người viết ghi theo Trương Duy Hy; Giang Văn Nhân; bản đồ tác chiến trong “Chiến Dịch Đường 9 Nam Lào,” chi tiết ngày 25 tháng 2-1971; và CHECO Report, Lam Son 719, 30 January-24 March, 1971. 

[42] CHECO Report, tr. 59; Trương Duy Hy, sđd, tr.128.

[43] CC31ND coi như mất hoàn toàn vào 11:30 đêm 25, nhưng đến ngày 28 ba đại đội còn lại của TĐ3ND (đại đội trinh sát; ĐĐ31 và 32) vẫn giao chiến trên đường củng cố vị trí về hướng nam đông nam (đi về hướng Bản Đông). Nằm cản ngay trên Đường 92 chận quân cứu viện, là một đai đội của TĐ8/TrĐ64. Ba ngày sau, sáu đại đội của hai TĐ8 và 9/TRĐ64 QĐND mới tập trung lại để tấn công đơn vị Dù-Thiết Kỵ tiếp viện từ Bản Đông lên. “Đồi Không Tên” là một vị trí nằm ở phía nam sát chân đồi 31, cạnh một con suối có tên Kim Lan (trên bản đồ, đây là Bản Kim Lan). Tại đây đơn vị đặc nhiệm Dù-Thiết Kỵ bị chận lại, hai bên giao chiến với nhau cho đến khuya ngày 3 tháng 3 thì lực lượng VNCH phải rút trở lại Bản Đông. Điện văn ngày 4 tháng 3 của tướng Sutherland cho biết TrĐ64/SĐ320 và TRĐ1/SĐ2BB đã chết gần 800 quân ở những vị trí chung quanh Đồi Không Tên và CC31ND. Điện tín 040740Z March 1971, QTR 0220, Sutherland gởi Abrams; Chi tiết của Trung Úy Trần Cảnh viết trong “Những E-mails Rất Ngắn …” tả vị trí của Đồi Không Tên giống những chi tiết trong sử liệu quân đội QĐND.

[44] Điện tín 221745Z February 1972, QTR 0128, Eyes Only, Sutherland gởi Abrams.

[45] Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 92.

[46] Đóng trong căn cứ, theo Đại Úy Trương Duy Hy, pháo đội của ông có 75 quân nhân; BĐQ di tản về đó khoảng 200 người; cộng thêm pháo đội Nhảy Dù của Đại Úy Trí; và hai đại đội cơ hữu của TĐ2ND.   

[47] Chi tiết này đến từ Project CHECO, đã dẫn, tr. 102, do phi công FAC (Forward Air Controller) thuật lại. Trong một lần nói chuyện qua điện thoại với Thiếu Tá Trần Công Hạnh (đại úy Ban 3 TĐ2ND trong cuộc hành quân), người viết hỏi tại sao phải đánh điện tín qua máy bay FAC? Có phải vì không liên lạc được với trung tâm hành quân SĐND ở Khe Sanh? Thiếu Tá Hạnh cho biết, đã liên lạc lúc được lệnh di tản. Nhưng lúc đó đại bác của địch bắn liên tục, không còn thì giờ báo cáo và nhận lệnh mạch lạc, nên  phải nhắn tin qua phi cơ tiền sát để Khe Sanh biết được tình hình rõ ràng hơn. Chi tiết từ MACV cho biết địch pháo hơn 1.000 quả đạn vào CC30ND vào ngày 2 tháng 3, trong Sorley, The Abrams Tapes, tr. 554.   

[48] Tài liệu theo báo cáo của Đại Tá Phạm Ngọc Thiệp, Phòng 2 BTTM, “Nhận Định Tình Hình Hành Quân Lam Sơn 719 và Ảnh Hưởng Đối Với CSQĐND,” KBC 4002 ngày 29.3.1971. Những trung đoàn có mặt trong vùng hành quân nhưng chưa tham chiến là các Trung Đoàn 48/SĐ302; 9/SĐ304; 31/SĐ2; 803/SĐ324B; và 6/QKTTH (Quân Khu Trị-Thiên-Huế). MACV cũng ghi nhận những trung đoàn này trong báo cáo hàng tuần. Đọc Sorley, sđd, tr. 536.

[49] Như đã sơ lược ở đầu chương, Bản Đông nằm gần ngả tư Đường 9 và 92. Đường 92 ở bắc Đường 9 gọi là 92A. 92A sẽ trở thành Đường 1032. Đường 92 ở phía nam là 92C. Đường 92C sẽ nhập vào Đường 914. Tại ngã ba 914 và 92C là Mường Nông. Trong mật danh Hành Quân LS719, Bản Đông là A Lưới; Mường Nông là A Ro, và Tchepone là A Shau.   

[50] Điện tín 040740Z March 1971, QTR 0220, Eyes Only, Sutherland gởi Abrams; Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 89.   

[51] Trong 45 ngày Hành Quân LS719, đặc công của B-5 phá hủy 880.000 lít xăng máy bay và 700 tấn đạn đủ lọai. Trích theo tài liệu, Da Nang Support Command, National Archive II, Record Group 472 (270-25-05-5, Box 1).

[52] Điện tín Sutherland gởi Abrams ngày 4 tháng 3, coi phụ chú 49.

[53] Đại Tá Hoàng Tích Thông (lữ đoàn trưởng LĐ147TQLC trong  HQ LS719) trong bài viết Thủy Quân Lục Chiến Trong Hành Quân Lam Sơn 719, (TQLC Tập 2, tr.236-237), cho biết trong một buổi họp ở Khe Sanh có sự tham dự của Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ (lúc đó là đại tá), Trưởng Phòng 3 BTTM, ông nghe QĐI đề nghị chọn TQLC thay thế Nhảy Dù đổ bộ vào Tchepone. Người viết qua một lần nói chuyện với Chuẩn Tướng Thọ, ông cho biết BTTM (ở đây là Tổng Thống Thiệu) chỉ có ý định cho TQLC thay Nhảy Dù tại vùng Nhảy Dù đang trách nhiệm, để Nhảy Dù nghỉ dưỡng sức và tái bổ sung, chứ không phải thay Nhảy Dù đổ bộ vào Tchepone. Quyết định đưa SĐ1BB đổ bộ vào Tchepone đã được chánh thức trước đó. Tuy Đại Tá Thông không ghi ngày tháng buổi họp ở Khe Sanh, nhưng theo tài liệu, chúng ta có thể suy luận buổi họp xảy ra sau ngày 25 (sau khi CC31ND mất) và trước ngày 28 tháng 2 (Sau khi TĐ2/TrĐ3 di tản khỏi CCHotel2, như đại Tá Thông viết ở trang 236; và cùng ngày tướng Lãm về Sài Gòn gặp ông Thiệu; sự kiện và thời điểm cũng tương tự như vậy trong bài viết của Thiếu Tá Trần Vệ, tr. 258, TQLC Tập 2.). Tướng Hinh trong Operation Lam Son 719, tr. 89. cũng có nhắc đến chuyện ông Thiệu có ý nghĩ muốn TQLC thay Nhảy Dù, nhưng cũng chỉ thay ở khu vực trách nhiệm hành quân. Tài liệu giãi mật đến từ MACV cho thấy SĐ1BB đã bắt đầu thực thi quyết định của Tổng Thống Thiệu từ ngày 28 tháng 2, sau khi rút khỏi CCHotel2.         

[54] Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 90; The Joint Chiefs of Staff  and the War in Vietnam, tr. 10.
Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #68 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2014, 12:33:29 pm »

Xin Chào Diễn Đàn VMH.
Cảm ơn Mr. Altus đã bỉnh bút và đăng Chương 7, "Nữa Đường Đi Xuống."
Để cho có sự liên tục trong câu chuyện chúng ta đang nói đến -- Hành Quân Lam Sơn 719 -- tôi xin đăng tiếp Chương 8, "Đường về Tchepone."
Cũng như mọi khi, xin người đọc lượng tình cho những lỗi chánh tã rất ngây ngô trong sách.
  
Chương Tám
Đường về Tchepone


Lolo, Liz, Sophia … và Hy Vọng
Những ngày đầu của tháng 3, các đơn vị tăng viện của VNCH lần lược đến Khe Sanh để chuẩn bị nhảy vào vùng hành quân. Ngày 1 và 2 tháng 3, LĐ147/TQLC được trực thăng vận xuống CCDelta; ngày 4 và 5, LĐ258TQLC đáp xuống cao điểm Co Roc; Thiết Đoàn 7 Kỵ Binh trên Đường 9 đến Bản Đông; và bốn tiểu đoàn của TrĐ2/SĐ1BB đến nằm chuẩn bị ở Khe Sanh. TrĐ2/SĐ1BB có năm tiểu đoàn đang hành quân sát vùng phi quân sự. Trung đoàn chỉ để lại một tiểu đoàn, đưa bốn tiểu đoàn kia vào vùng hành quân. Để thay vào chổ trống, SĐ101ND Hoa Kỳ đưa một lữ đoàn về thay TrĐ2. Trong khi đó, xa hơn về hướng tây, lần lược những tiểu đoàn của TrĐ1 và TrĐ3/SĐ1BB đổ bộ lên những cao điểm nối tiếp dẫn về Tchepone, bắt đầu là những cao điểm ở hướng đông nam thành phố. Những điểm đóng quân được chọn đều nằm gần nhau trong tầm đại bác, để có thể yểm trợ cho nhau.
   Tình hình chiến trường sau khi TĐ2ND rút khỏi CC30ND bớt sôi động hơn. Một sự yên lặng bất thường; một sự yên lặng hình như có tính toán. Bất thường hơn, là báo cáo từ các đơn vị gởi về cho biết tinh thần binh sĩ phấn khởi, khi họ lục soát chung quanh vùng trách nhiệm và thấy tận mắt thiệt hại của QĐND. Những phi tuần B-52 gây thiệt hại về nhân mạng cho các đơn vị QĐND không thể tưởng: Xác chết vì bom B-52 và không pháo đếm đến hàng trăm, chứ không còn hàng chục. Chung quanh vùng hoạt động chổ nào cũng có xác chết vì bom. Nhưng thời gian “ngừng để lấy hơi” nầy là thời gian Binh Đoàn 70 củng cố lực lượng. Binh Đoàn B70 biết nước cờ sắp tới của QĐI là gì, và họ yên lặng để chuẩn bị: VNCH kéo về hướng tây; các đơn vị của B70 cũng di chuyển về hướng tây. Trong lúc đó, hai TrĐ 66 và 64 đang đứng hai bên hướng đông và tây của Đường 92A, trên đầu Bản Đông; cùng với hai trung đoàn của SĐ2BB QĐND đang có mặt ở bắc Tchepone. Mặt trận Hạ Lào vào đầu tháng 3 được phân chia rõ: bắc Đường 9 thuộc về Binh Đoàn 70; nam Đường 9 thuộc về VNCH. Nhưng các đơn vị VNCH chỉ giữ được phần “bất động sản” từ Bản Đông trở về biên giới, cách hai mặt bắc nam Đường 9 không quá năm cây số mỗi bên. CCDelta của LĐ147TQLC, cách Đường 9 chừng bảy cây số, là địa điểm xa nhất về hướng nam quân VNCH giữ được vào đầu tháng 3.      

Mười giờ sáng ngày 3 tháng 3, cuộc tiến quân vào Tchepone khai diễn. Mười chín trực thăng chở ban chỉ huy và một phần của TĐ1/TrĐ1/SĐ1BB đổ bộ xuống một cao điểm được đặt tên là Lolo, để thiết lập căn cứ hỏa lực đầu tiên (đầu tiên ở tây nam Bản Đông) trên đường tiến về Tchepone.[1]  Cuộc đổ bộ xuống Lolo cho thấy một mình Lục Quân Hoa Kỳ thì không đủ hỏa lực để dọn bãi đáp trực thăng vận cho an toàn, nhất là nhữ bãi đáp xa như Lolo. Mặc dù từ khuya đêm 2 tháng 3 đã có tám phi vụ B-52 oanh tạc dọn bãi ở phía nam căn cứ. Nhưng hai lần đổ bộ bị chận đứng vì hỏa lực phòng không đầy đặc của địch.[2]  Không quân chiến thuật được gọi trở lại oanh tạc thêm một lần nữa. Sau sáu tiếng dội bom tới lui, cuộc trực thăng vận hoàn tất lần thứ ba vào lúc 6 giờ 30 chiều. Ngày hôm sau, từ 11 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hai TĐ2 và TĐ4/TrĐ3, và một pháo đội 105 đổ bộ tiếp theo và hoàn tất thiết lập cao điểm 723 mét thành căn cứ hỏa lực Lolo. Kinh nghiệm về phòng không của địch chung quanh Tchepone chẳng những làm cho các phi công trực thăng “ớn lạnh,” còn làm cho QĐXXIV nghĩ lại về hỏa lực không pháo của họ so với hỏa lực phòng không của đối phương.  
   Buổi chiều cùng ngày CCLolo được thành lập, 65 trực thăng chở TĐ1/TrĐ1 đến cao điểm Liz, cách CCLolo chừng bảy km hướng tây bắc. Cuộc trực thăng vận xuống bãi đáp Liz cũng không kém phần “hào hứng” như lần đổ bộ xuống CCLolo: Mặc dù bãi đổ bộ đã được 70 phi tuần không quân chuyến thuật và 14 phi vụ B-52 cày nát trước đó, nhưng vẫn có 18 trực thăng bị trúng đạn phòng không; có hai chiếc bị rơi tại chổ.  
   Thiệt hại qua lần đổ bộ xuống CCLolo cho thấy các đơn vị phòng không của địch đang tập trung về chung quanh Tchepone — họ đã rãnh tay ở hướng bắc Đường 9. Lần đổ bộ xuống CCLolo có 42 trực thăng bị trúng đạn. Trong số đó 11 chiếc bị bắn tan xác tại bãi đáp (có tài liệu nói 7 chiếc); và hai mươi chiếc bị trúng đạn hư nặng đến độ không còn sửa chữa để bay lại được.[3]  Trừ khi QĐXXIV và Liên Đoàn Không Vận 101 của Lục Quân Hoa Kỳ tìm ra một giải pháp nào khác hơn để triệt hạ hỏa lực phòng không, kinh nghiệm từ CCLolo tiên đoán những cuộc trực thăng vận đổ quân tương lai ở chung quanh Tchepone sẽ rất gian nan, rất tốn kém. Sau khi bị thiệt hại nặng (về trực thăng) ở CCLolo, đại diện Lục Quân của QĐXXIV và LĐKV101 đến gặp đại diện của Không Lực 7 để “điều nghiên” một kế hoạch dọn bãi đổ quân.
   Ở bãi đáp Lolo, theo lời kể của một phi công trực thăng bị bắn rơi khi đổ bộ. Anh ta nói, sau khi trực thăng võ trang đã oanh kích bãi đáp gần bốn tiếng … khi chúng tôi xà xuống thì “tưởng chừng như có một triệu người nổ súng vào chúng tôi.7]  Thành phố Tchepone, ở tây nam Hope, mục tiêu xa nhất về hướng tây quân lực VNCH đến được, bây giờ đang nằm trong tầm súng cối của SĐ1BB. Theo kế hoạch, hai tiểu đoàn đi đường bộ vào thành phố. TĐ2 lục soát hướng đông; TĐ4 khai thác hướng đông nam. Ngày đầu ở Tchepone, địch phản ứng rất yếu đối với đoàn quân đổ bộ, nhưng gia tăng hoạt động pháo kích vào những căn cứ khác như CCSophia; CCLolo; và bãi đáp Liz. CCLolo bị nặng nhất (bị đạn pháo 130 ly và 152 ly). CCLolo bị pháo liên tục đến độ chỉ sau ba phi vụ tiếp tế, phải hủy bỏ tất cả những phi vụ còn lại. Sau hai ngày lục soát — không gặp một kháng cự nào của địch — chiều ngày 8 hai tiểu đoàn chuẩn bị vượt Sông Xe Pone để đi về hướng nam. Đêm đó đoàn quân qua bên kia sông. Sau khi các đơn vị đã an toàn, tướng Lãm ra lệnh rãi bom CBU-42 nổ chậm ở hai hướng tây Sông Xe Banghiang và bắc Sông Xe Pone (Xe Pone chảy hướng đông tây và gặp sông Xe Banghiang theo hướng bắc nam. Tchepone  nằm ngay góc của ngả ba hai sông, bắc Xe Pone và đông Xe Banghiang). Chín giờ sáng ngày 9, hai tiểu đoàn bắt đầu leo triền núi lên CCSophia. Như vậy, cuộc đột kích vào Tchepone coi như hoàn tất.[8]

Ngày 9 khi hai tiểu đoàn của TrĐ2/SĐ1BB đã di chuyển khỏi Tchepone, tướng Lãm bay về Sài Gòn gặp Tổng Thống Thiệu và Đại Tướng Viên. Buổi nói chuyện ở Sài Gòn đưa đến nhiều tranh luận trong nội bộ Hoa Kỳ, và không ít trong nội bộ VNCH.


Chú Thích
[1] Tên của tất cả các căn cứ hỏa lực từ phía tây Bản Đông về Tchepone đều do Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai đặt (đại tá tư lệnh phó hành quân, SĐ1BB, lúc đó). Tướng Giai đặt tên như vậy cho các phi công Mỹ dể nhớ và không lầm được. Kinh nghiệm về một tiểu đoàn bộ binh bị bỏ quên ở khu vực Đường 914, và tọa độ của CC31ND bị nhầm đưa đến lối đặt tên này. Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 95.

[2] Theo tài liệu Không Quân Hoa Kỳ, rạng sáng ngày 3, tám phi vụ B-52 oanh tạc chung quanh CCLolo. Phi vụ cuối cùng thực hiện lúc 5 giờ 45 sáng, chỉ cách căn cứ 1,5 km về hướng nam. Project CHECO, tr. 97.  

[3] Project CHECO, đã dẫn, tr. 62.

[4] David Fulghum and Terence Maitland, South Vietnam on Trial: Mid-1970 to 1972, tr. 85.

[5] Trong HQLS791 Không lực Mỹ dội bom lầm vào vị trí của VNCH ba lần: lần đầu Hải Quân Mỹ bỏ lầm ngày 7 tháng 2 ở Lao Bảo (sáu chết, 51 bị thương); lần thứ nhì, Không Quân Mỹ đánh lầm ở bãi đáp Sophia; lần thứ ba, Không Quân Mỹ đánh vào một đơn vị của SĐ1BB vào ngày 14 tháng 3 (chết chín, bị thương 13, nhưng tài liệu không nói địa điểm nào). Project CHECO, tr. 120-121. Lần đánh bom lầm vào CCSophia được nhân chứng, Trung Úy Trương Thanh Nhạc, thuật lại như sau: “… khi tiểu đoàn nhảy vào thì thấy tiểu đoàn phó Thiếu Tá Huỳnh Bá An khóa 20 [Võ Bị Đà Lạt]; đại đội trưởng Niệm; với một số lính quấn đầy băng băng, không nói năng gì, ngồi một chổ trên bãi chờ tản thương. Chao ôi! Mới phút đầu mà sao thê lương quá! Rồi trực thăng chở tiểu đoàn trưởng Thiếu Tá Lê Văn Định khóa 19 lại bị bắn rơi … lòng tê tái, núi rừng thêm buốt giá …”. Trong Kiều Công Cự, Đặc San TQLC 2013, tr. 130.

[6] Điện tín 061014Z MAC 02372 Eyes Only, Abrams gởi Sutherland; điện tín 091232Z MAC 02455 Eyes Only, Abrams gởi Sutherland.

[7] Project CHECO, tr. 101. Ngày giờ và chi tiết đổ bộ vào Lolo, Liz, Sophia, và Hope, tác giả trích theo Project CHECO (đến từ nhật ký trung tâm hành quân hành quân MACV).  

 [8] Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 99-100.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2014, 01:13:28 pm gửi bởi nkp » Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #69 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2014, 01:02:13 pm »

Trong buổi nói chuyện ngày 9 tháng 3, tướng Lãm — với sự đồng thuận của tướng Viên — đề nghị với Tổng Thống Thiệu kết thúc HQLS719 và rút quân về biên giới ngay.

Đề nghị chấm dứt cuộc hành quân sớm hơn thời gian dự định rất nhiều (theo dự định, ít nhất là hết tháng 4). Đề nghị của tướng Lãm đi ngược lại những gì ông Thiệu quyết định hơn một tuần trước: TrĐ2 sẽ hành quân trong Tchepone từ bốn đến sáu ngày. Sau đó đi theo Đường 914 về hướng nam, tập trung quân với hai TrĐ1 và TrĐ3, rồi hành quân về biên giới theo Đường 922, ngang qua Muong Nong. Thời hạn cho kế hoạch hành-quân-trong-khi-rút-quân đó khoảng một tháng. Theo tướng Nguyễn Duy Hinh, lúc di chuyển khỏi Tchepone, TrĐ2 chưa lục soát hết những ngọn đồi ở phía đông Tchepone, nơi có nhiều kho tàng dự trữ tiếp liệu; TrĐ2 chưa thám sát phía tây bờ Sông Xe Banghiang, một trung tâm nhận đồ tiếp liệu thả theo đường thủy từ đầu nguồn sông ở phía tây Quảng Bình; và TrĐ2 cũng chưa tảo thanh Tchepone tỉ mỉ như dự định. Nhưng đối diện với tình thế đang xảy ra ở chiến trường, rút quân ngay lúc này là quyết định phải chọn. Vấn đề tiếp tế ngày càng khó khăn hơn với địa hình chiến trường ở mặt tây Bản Đông: Trực thăng chỉ có một đường vào; phòng không đối phương đặt đầy trên những triền núi. Mục tiêu của phòng không không chỉ là phi cơ, mà còn những đoàn xe đi trên Đường 9 — những mục tiêu rất dể triệt hạ. Nhưng lý do mạnh nhất thúc đẩy quyết định rút quân là khả năng tiếp viện quân của địch. Địch có ba trung đoàn ngày TrĐ2 xuống Hope. Nhưng họ có thể tăng lên năm trung đoàn trong một tuần.[9]  Rồi còn pháo nòng dài của đối phương: những căn cứ hỏa lực bất động của VNCH sẽ là mục tiêu lộ liễu cho đại bác tầm xa 130 ly và 152 ly của QĐND. Tóm lại, lý luận của tướng Lãm là, đã vào được Tchepone như tuyên bố; bây giờ là lúc nên rút quân về.[10]

Nếu lệnh rút quân được chấp thuận, tướng Lãm đề nghị kế hoạch rút quân như sau: TrĐ2, sau khi đi bộ đến CCSophia, sẽ được trực thăng vận về một căn cứ hoả lực mới, CCBrick, chừng chín cây số ở nam Bản Đông. CCSophia sẽ đóng cửa. Từ CCBrick, TrĐ2 bỏ ra bảy đến 10 ngày lục soát chung quanh Binh Trạm 33 trên Đường 914. Sau đó, SĐ1BB rút về trước; SĐND tiếp theo; CCLolo đóng cửa trước, rồi CCBrick. Các đơn vị của TrĐ3 ở chung quanh bãi đáp Brown và CCDelta sẽ đi sau khi CCBản Đông di tản. Hai LĐ147 và 258/TQLC sẽ là hai đơn vị chót rời vùng hành quân trở về bên này biên giới. Gia đoạn rút quân sẽ hoàn tất cuối tháng 3; và BTL tiền phương ở Khe Sanh sẽ đóng cửa khoảng 15 tháng 4. Sau khi nghỉ bồi dưỡng từ hai đến ba tuần, SĐND và SĐTQLC sẽ quay trở lại tấn công căn cứ hậu cần 611 từ hướng thung lũng A Shau đi ra.[11]  Tiếp theo đó tướng Lãm phàn nàn với Tổng Thống Thiệu những khó khăn về chỉ huy và điều khiển trong cuộc hành quân. Trong cuộc hành quân, tướng Lãm phàn nàn với Tổng Thống Thiệu, hai vị tư lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù và TQLC không bao giờ thi hành quân lệnh của ông. Và nếu ông không có được thẩm quyền từ tổng thống, thì cho ông xin từ chức. Và tướng Lãm cũng rất buồn khi nghe báo chí nói Tổng Thống Thiệu đã muốn thay thế ông bằng tướng Đỗ Cao Trí. Lời phàn nàn của tướng Lãm là về vấn đề xung đột thâm niên chức vụ với hai tướng Lê Nguyên Khang và Dư Quốc Đống. Nói tóm lại, các đơn vị TQLC và Nhảy Dù làm việc theo tư lệnh của họ, và không thống thuộc vào QĐI như lệnh hành quân chỉ thị; nói tóm lại, tướng Lãm không có được cái uy và thẩm quyền để chỉ huy SĐND và SĐTQLC trong cuộc hành quân. Tướng Lãm nói hai tướng Đống và Khang không bao giờ đi họp ở quân đoàn.

Sau khi nghe tướng Lãm trình bày, Tổng Thống Thiệu không còn chọn lựa nào khác, hơn là phải đi theo đề nghị của vị tư lệnh QĐI: Bom CBU nổ chậm đã rải hai bên kia bờ sông; muốn quay lại Tchepone cũng không được.

Phản ứng trong nội bộ Hoa Kỳ: Sự hiểu lầm hay hiểu trễ của tướng Abrams về hiện tình mặt trận (đang xảy ra), gây nhiều sáo trộn trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (HĐANQG) Mỹ. Từ ngày 1 tháng 3, Kissinger gởi Đại Sứ Bunker một điện văn, nhờ Bunker hỏi tướng Abarms tình hình thật sự của Hạ Lào ra sao (Lý do Kissinger không hỏi thẳng tướng Abrams mà phải nhờ Đại Sứ Bunker, vì theo hệ thống quân giai, đó là câu hỏi phải hỏi Đô Đốc Thomas Moorer, tham mưu trưởng BTMLQ. Nhưng Kissinger nghĩ tướng Abarms cập nhật với tình hình chiến sự hơn Đô Đốc Moorer.).[12]  Vì một lý do nào đó, Hoa Thịnh Đốn nghĩ MACV, QĐXXXIV, QĐI, và BTTM  VNCH không nói thật về tình hình và những quyết định đang xảy ra. Mỗi lần HĐANQG (HĐANQG ở đây là cá nhân của hai ông Nixon và Kissinger) muốn đề nghị một quyết định nào ngược lại MACV hay BTTM VNCH, thì mọi sự đã xảy ra rồi. Khi biết VNCH không đi theo lịch trình hành quân (cho đến cuối tháng 4), Kissinger và Nixon lồng lộn lên với nhiều câu hỏi  cho MACV ở Sài Gòn và BTMLQ Hoa Kỳ ở Hoa Thinh Đốn. Trong khi điện tính giữa Abrams và Sutherland coi chuyện rút quân là chuyện đã rồi, ở Hoa Thịnh Đốn Đô Đốc Moorer báo cáo với Kissinger và Nixon là QĐI vẫn giữ đúng lịch trình hành quân. Đến tuần lễ thứ nhì của tháng 3, ở phía Hoa Kỳ hình như không ai biết chuyện gì đang xảy ra ở chiến trường, hay cuộc hành quân đã đến giai đọan nào. Qua những điện tín trao đổi giữa Abrams và Sutherland vào ngày 9 và 10 tháng 3; qua điện thoại giữa Đô Đốc Moorer và Tổng Thống Nixon ngày 3 tháng 3; và điện tín của Kissinger hỏi Abrams (chuyển qua tay Đại Sứ Bunker) … chúng ta thấy hình như “mạnh ai nấy nói.”

Khó tìm được trong một cuộc hành quân nào mà ông tổng thống hỏi chuyện đại tướng tham mưu trưởng BTM Liên Quân hàng đêm trên điện thoại; hay là ông cố vấn anh ninh quốc gia đi ra ngoài hệ thống quân giai, nan nĩ một tư lệnh mặt trận nói rõ sự thật ở chiến trường. Nhưng thành thật mà nói, hai ông Nixon và Kissinger có lý do để nghi ngờ: báo cáo hành quân của MACV lúc nào cũng đi sau tình hình chiến trường chừng một, hai ngày. Khi Tòa Bạch Ốc muốn quyết định chuyện gì thì quá trễ. Đến ngày 9, 10 tháng 3 mà Tòa Bạch Ốc còn hỏi các đơn vị của TrĐ2/SĐ1BB sẽ còn ở lại ở Tchepone lục soát đến bao lâu; đến ngày 12 Đại Sứ Bunker vẫn thông báo cho Kissinger biết VNCH không rút quân về luôn, mà các đơn vị chỉ về bổ sung rồi thay phiên nhau trở lại chiến trường; và hai SĐ1BB và SĐTQLC sẽ hành quân ở Đường 914 cho đến đầu tháng 4, rồi sẽ hành quân trở lại căn cứ 611.[13]

Nhưng đến ngày 18 tháng 3 thì Kissinger biết được thời khóa biểu thật của QĐ1: Các đơn vị của SĐ1BB đang trên đường rút về biên giới; và kế hoạch rút quân được sự ủng hộ của MACV (ủng hộ trong nghĩa MACV cũng đồng ý đã đến giờ rút quân). Trong một bức thư đầy trách móc viết cho Đại Sứ Bunker, Kissinger nói tất cả báo cáo từ MACV về cho ông (và cho BTM Liên Quân) đều không đúng tình hình thật sự đang xảy ra ở mặt trận. Kissinger nói Tổng Thống Nixon rất lo lắng về những thay đổi không báo trước này.[14]  Sau điện tín đó, thái độ của Kissinger về tướng Abrams hoàn toàn thay đổi: ông báo cáo với Tổng Thống Nixon nhiều chi tiết không tốt và rất cá nhân về tướng Abarms: Kissinger nói tướng Abrams bây giờ uống rượu trong giờ làm việc; và đi Thái Lan thăm vợ hàng tuần … không còn quan tâm đến cuộc hành quân. Báo cáo của Kissinger làm Tổng Thống Nixon không còn tin tưởng nào vào MACV nữa. Tài liệu từ BTMLQ và Tòa Bạch Ốc cho thấy Tổng Thống Nixon muốn cuộc hành quân kéo dài qua hết tháng 4 để thuận lợi cho vấn đề chính trị nội địa.[15]  Nếu chúng ta nghĩ sự xáo trộn giữa những cấp chỉ huy VNCH trong LS719 là một chuyện bẽ mặt, thì ở phía ngưòi Mỹ, chuyện cấp chỉ huy báo cáo sau lưng, nói xấu, và dọa thám nhau, lại là chuyện càng bẽ  mặt hơn nhiều.[16]  Tướng Alexander Haig thuật lại, Tổng Thống Nixon nỗi giận (không còn tin MACV và tướng Abrams) và ra lệnh cho Haig phải qua Sài Gòn thay thế Đại Tướng Abrams. Ông muốn giải nhiệm tướng Abarms ngay lập tức.[17]   Nhưng sau cơn nóng giận, Nixon đồng ý cho tướng Haig đến Việt Nam để  “thị sát” HQ LS719. Sự hiện diện của tướng Haig ở mặt trận chỉ gây thêm sự khó chịu và bất mãn cho các sĩ quan tướng lãnh — Chuẩn Tướng Haig kém thâm niên quân vụ hơn tất cả các tướng lãnh Mỹ ở Việt Nam trogn thời gian đó. Ngày 19 tháng 3, từ Sài Gòn, tướng Haig gởi về Kissinger một báo cáo, ông đồng thuận với các tướng lãnh tại chiến trường là tình hình đòi hỏi rút quân.[18]  Vấn đề còn lại là phải phải rút quân như thế nào để tránh rối lọan khi bị đánh chận đường trở về biên giới. Đến ngày 19 tháng 3 tình hình của các tiểu đoàn thuộc SĐ1BB VNCH đã rất bi quan: Tiểu đoàn còn lại cuối cùng của TrĐ2/SĐ1BB nhảy vào Tchepone đã bị tràn ngập.

   
Chú Thích

[9] Theo MACV, hai trung đoàn mới xuất hiện ở tây bắc Bản Đông (bắc Tchepone) là TrĐ66 và TrĐ9/SĐ304. Ở phía nam, hai Trung Đoàn mới là 812 và 48/SĐ2BB. Lewis Sorley, sđd, 552-553.    

[10] Nguyễn Duy Hinh, sđd, 100-103.

[11] Nguyễn Duy Hinh, sđd, trang 101; điện văn 091232Z MARCH 1971 MAC 02455, Abarms gởi Sutherland; điện văn 100850Z March 1971 QTR 0308, Sutherland gởi Abarms. Điện tín của Abrams thông báo cho Sutherland biềt kế hoạch được hai ông Viên và Thiệu chấp nhận (chắc Abrams được thông báo sau khi tướng Viên, Lãm, và Tổng Thống Thiệu họp xong). Nội dung điện tín của Abrams giống như tác giả Hinh ghi lại, chỉ khác nhau ở phần đầu, khi tướng Abarms viết, “Hai tiểu đoàn của TrĐ2 sẽ lục soát Tchepone thêm một đến ba ngày nữa.” Lúc điện tín gởi đi, thì TrĐ2 đã rời Tchepone rồi. Trong điện tín 091232Z, Abrams muốn tướng Sutherland báo cáo cho ông biết sau khi nói chuyện với tướng Lãm.  

[12] FRUS, Document 142. Điện tín ngày 1 tháng 3, 1971. Cuối bức điện tín “cá nhân và không chánh thức” này, Kissinger xin Đại Sứ Bunker đừng cho tướng Abrams đọc điện tín ông gởi, vì lời yêu cầu của ông không chánh thức (đi sau lưng đô đốc tham mưu trưởng BTMLQ). Đây là một cá tính bẩm sinh “đi sau lưng/đi đêm” của Kissinger trong suốt sự nghiệp ngoại giao. Nếu Kissinger nói ông không liên hệ nhiều trong HQ LS719, thì những điện tín này là những thí dụ phản biện.

[13] FRUS, Document 149. Trong điện tín này Đại Sứ Bunker nói TrĐ51/SĐ1BB và SĐTQLC chưa tham chiến nhưng sẽ tham chiến. Nhận định này chỉ đúng với TrĐ51/SĐ1BB. Hai LĐ147/TQLC và LĐ258/TQLC đã đổ bộ vào mặt trận và tham chiến hơn 10 ngày rồi.

[14] Kissinger biết được kế họach rút quân từ báo cáo cùng ngày của Giám Đốc CIA Richard Helms. FRUS, Document 156.

[15] Kissinger báo cáo về chuyện tướng Abrams uống rượu và rời nhiệm sở đi Thái Lan thăm vợ hàng tuần là chuyện đúng. BTL Thái Bình Dương đồng thời báo về BTMLQ chuyện tướng Weyand lấy phép 10 ngày ở Hawaii; đôi khi cả Weyand và Abrams vắng mặt ở nhiệm sở cùng lúc — ngay trong những giai đọan mãnh liệt của cuộc hành quân.. (Hơn một năm sau, trong cuộc tổng tấn công của QĐND năm 1972 “Mùa Hè Đỏ Lữa,” tướng Abrams cũng không có mặt tại nhiệm sở tuần lễ đó.) Vợ tướng Abrams ở Bangkok. Một đại tướng cùng khóa Võ Bị West Point với Abrams nói sau giờ làm việc Abrams chỉ uống rượu và nghe nhạc. Tướng Abrams chết tại nhiệm năm 1974 vì ung thư gan. Đọc Bruce Palmers, Jr., The 25-Year War: America’s Role in Vietnam, tr. 107; The Joint Chiefs of Staff and the War in Vietnam, tr. 13-18. “Thuận lợi chính trị nội bộ”: Đầu tháng 4, Tổng Thống Nixon sẽ họp báo trên đài truyền hình quốc gia. Nixon muốn đến thời gian đó ông ta còn có thể tuyên bố quân lực VNCH vẫn còn hành quân ở Hạ Lào (đó là lý do tại sao phía Hoa Kỳ muốn VNCH hành quân qua tháng 4).    

[16] Ban Tham Mưu Liên Quân không tin tuởng (nếu không nói là nghi ngờ) cố vấn tổng thống Kissinger đến độ họ gài một hạ sĩ quan hải quân thư  ký  (phục dịch trong văn phòng của Hội Đồng Anh Ninh Quốc Gia) dọa thám và lấy tài liệu/ thông văn của Kissinger về đọc lén. Vụ gián điệp “nội bộ” có tên là “Moorer-Radford Affair,” kéo dài gần hai năm ở Tòa Bạch Ốc.

[17] Alexander M. Haig, Inner Circle, tr. 275; Lewis Sorley, A Better War, tr. 262-263, và phụ chú liên hệ ở tr. 241-242; H.R. Haldeman, The Haldeman Diaries, tr. 250-259. Trong nhật ký của tham mưu trưởng Haldeman, ngày 18 tháng 3 Tòa Bạch Ốc mới biết được lịch trình rút quân của VNCH.

[18] FRUS, Document 158. Trong báo cáo này tướng Haig viết, với hai lực lượng Nhảy Dù và Bộ Binh bị thiệt hại nặng sau nhiều tuần giao chiến, tư lệnh của hai sư đoàn muốn tướng Lãm cho lệnh rút quân càng sớm càng tốt. Báo cáo của tướng Haig cũng nói đến sự hủy diệt của TĐ2/TrĐ2/SĐ1BB trên đường lui quân.   

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2014, 01:21:33 pm gửi bởi nkp » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM